Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 154 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH



VAN XAY SEN NHOT



Thu hút đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài
vào các tỉnh miền núi phía bắc ở
cộng hoà dân chủ nhân dân lào




LUN N TIN S KINH T







H NI - 2015

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH



VAN XAY SEN NHOT



Thu hút đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài
vào các tỉnh miền núi phía bắc ở
cộng hoà dân chủ nhân dân lào


Chuyờn ngnh : Qun lý kinh t
Mó s : 62 34 01 01


LUN N TIN S KINH T


Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS.TS Bựi Vn Huyn
2. TS. ng Ngc Li



H NI - 2015
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên
cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án


Van Xay Sen Nhot



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
4
1.2. Yêu cầu mới và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
17
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI
20
2.1. Khái quát chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
20
2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
37
2.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
55
Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
70
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào
các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
70

3.2 Thực trạng thu hút FDI ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào
75
3.3. Thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía Bắc Lào từ năm 2005
đến năm 2013
83
3.4. Đánh giá chung
99
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
109
4.1. Phương hướng thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào đến năm 2020
109
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía
Bắc ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến năm 2020
112
4.3. Kiến nghị
134
KẾT LUẬN
136
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
139
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN


BOT : Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
BT : Xây dựng - chuyển giao
BTO : Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
CHDCND : Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
CHXHCN VN : Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
ODA : Viện trợ phát triển chính thức
UNCTAD : Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Đầu tư FDI tại Việt Nam giai đoạn 2006-2013
58
Bảng 3.1: Số lượng dự án FDI đầu tư vào Lào qua các năm từ 2005-2012
76
Bảng 3.2: Cơ cấu vốn FDI phân theo lĩnh vực trên địa bàn các tỉnh miền núi
phía Bắc Lào giai đoạn năm 2006-2012
78
Bảng 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc Lào phân
chia theo quốc gia trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013
80
Bảng 3.4: Cơ cấu các dự án FDI theo hình thức đầu tư ở các tỉnh miền núi
phía Bắc giai đoạn từ năm 2006 - 2012
81
Bảng 3.5: Cơ cấu dự án FDI theo địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc Lào
trong giai đoạn 2006 - 2012
82

Bảng 3.6: Trình độ học vấn của người lao động các tỉnh miền núi phía Bắc Lào
90
Bảng 3.7: Cơ cấu lao động các tỉnh miền núi phía Bắc Lào phân theo trình
độ chuyên môn kỹ thuật
91
Bảng 3.8: Tiền lương trung bình của người lao động phân theo ngành nghề
93
Bảng 3.9: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tỉnh miền núi phía
Bắc Lào được cấp giấy phép qua các năm
97
Bảng 3.10: Các quốc gia đầu tư vốn FDI vào Lào giai đoạn 2007 - 2012
98
Bảng 3.11: Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào
trong từng giai đoạn
101
Biểu đồ 3.1: GDP trung bình đầu người giai đoạn 2004 - 2012
75

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế ở bất cứ một quốc gia nào, dù là nước phát
triển hay đang phát triển, việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong
những vấn đề quan trọng nhất, nguồn vốn cho phát triển kinh tế có thể huy động
được ở trong nước hay nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn vốn trong nước có hạn, nhất
là đối với quốc gia kém phát triển như Lào, do đó cần phải thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI).
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá
nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất

kinh doanh này.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào (CHDCND), đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định trên tất cả các
lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và tương đối ổn định, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân Lào đã từng bước được cải thiện, trong đó đặc biệt là
chính sách mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài
và vốn FDI đầu tư vào Lào nói chung và các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng ngày
càng tăng. Vốn FDI đã trở thành nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao khoa học - công nghệ, năng
suất lao động tăng, mở ra nhiều ngành nghề với nhiều sản phẩm mới, trình độ người
lao động được nâng cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của các tỉnh miền núi phía
Bắc Lào còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh
của khu vực phía Bắc. Số lượng các dự án đầu tư nước ngoài còn ít so với các vùng
lân cận, quy mô các dự án còn nhỏ lẻ, mức thu cho ngân sách từ khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài còn thấp, chỉ tập trung vào một số ngành, lĩnh vực nhất định, hệ
thống cơ chế chính sách, môi trường pháp lý để thu hút vốn FDI chưa hấp dẫn,
thuận lợi, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, chưa có quy hoạch chiến lược tổng thể khu
công nghiệp gắn với nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất, chế biến, số lượng và

2
chất lượng nguồn lao động thấp, chưa đưa ra được dự báo về hội nhập kinh tế quốc
tế, Xuất phát từ thực trạng này, tác giả lựa chọn đề tài: "Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào"
làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành quản lý kinh tế là cần thiết, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút FDI;
qua phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI tại các tỉnh miền núi phía Bắc ở

CHDCND Lào, luận án đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp nhằm hoàn
thiện thu hút FDI tại các tỉnh miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào trong thời gian
tới, dưới góc độ các cơ quan quản lý nhà nước.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng thu hút FDI tại các tỉnh
miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao khả năng thu hút FDI
vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung thu hút FDI vào các tỉnh miền núi
phía Bắc ở CHDCND Lào.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở
CHDCND Lào, bao gồm 07 tỉnh: Oudom xay; Xayabury; Xieng Khoang; Bokeo;
Phong Saly; Luang namtha; Luang prabang.
+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn
các tỉnh miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013
và đề xuất giải pháp đến năm 2020.

3
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp cơ bản của khoa học nói chung và các
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Quản lý kinh tế.
- Về phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá
khoa học để phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn việc thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào.
- Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng phương pháp logic kết
hợp với phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
và tổng hợp.
Bên cạnh đó, tác giả còn kế thừa có chọn lọc kết quả của một số công trình
nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài. Đồng thời sẽ cập nhật, bổ sung những
nội dung, thông tin mới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi
phía Bắc ở CHDCND Lào.
5. Đóng góp mới của luận án
- Khái quát hoá cơ sở khoa học về thu hút FDI, đi sâu vào phân tích hình
thức, đặc điểm, tác động của FDI, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Phân tích toàn diện thực trạng thu hút FDI tại các tỉnh miền núi phía Bắc ở
CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu
hút FDI vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào đến đến năm 2020.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án được kết cấu gồm 4
chương, 12 tiết.

4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC TỈNH
MIỀN NÚI PHÍA BẮC Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI ở Việt
Nam và một số quốc gia lân cận
Đầu tư nước ngoài là một bộ phận nguồn lực quan trọng cho hoạt động sản

xuất và tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu
và cơ quan hoạch định chính sách quan tâm đến vấn đề này. Một số công trình tiêu
biểu bao gồm:
Ngô Công Thành (2005), Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam [34]. Để đạt được mục đích Luận án phân tích một số
nội dung là: Làm sáng tỏ các khái niệm về FDI và hình thức FDI; các hình thức FDI
và đặc điểm của chúng. Phân tích, làm rõ sự hình thành và phát triển của các hình
thức FDI tại Việt Nam từ 1988 đến nay, xu hướng vận động của các hình thức này;
Tống Quốc Đạt (2005), Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh
tế ở Việt Nam [8]. Trong đó, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về FDI
và cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế; hệ thống những thay đổi
về cơ chế, chính sách của Việt Nam trong từng thời kỳ từ khi ban hành Luật Đầu tư
trực tiếp nước ngoài (1987) đến nay nhằm thu hút FDI theo ngành kinh tế; đánh giá
thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế của Việt Nam
trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số quan điểm, định hướng về
việc thu hút FDI hướng tới việc điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế thông qua việc
khẳng định vai trò của FDI với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân và
những giải pháp chủ yếu định hướng thu hút FDI theo ngành kinh tế để chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam trong giai đoạn tới.
Trần Quang Lâm, An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở

5
Việt Nam [20]. Cuốn sách đã trình bày một cách có hệ thống, khoa học về cơ sở lý
luận và thực tiễn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam, nhìn lại chặng đường gần 20 năm đổi mới
mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài (1988-2005) và phát triển khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam đã có những bước tiến triển mạnh mẽ và trên thực tế, khu vực FDI đã
trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam đặc biệt

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (đồng chủ biên) (2006), Những vấn đề
kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung
Quốc và thực tiễn Việt Nam [3]. Xuất phát từ mục đích phải làm rõ thực chất, đặc
điểm, hậu quả hay rủi ro của của những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư
trực tiếp nước ngoài, công trình nghiên cứu này đã tiến hành hệ thống hoá những
vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ ra những thành công và hạn chế có
thể mà nguồn vốn này chúng ta được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra những rủi
ro đối với doanh nghiệp và hoạt động quản lý của nước tiếp nhận, làm giảm đi phần
nào những tác động tích cực của nguồn vốn này. Đồng thời công trình cũng đã tiến
hành phân tích những vấn đề kinh tế xã hội chủ yếu trên thực tế đã nảy sinh ở Trung
Quốc kể từ khi mở cửa và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ cho công
cuộc cải cách của Trung Quốc và tiến hành tổng kết kinh nghiệm xử lý những vấn
đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc thời
gian qua.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam. Nhờ có động lực thúc đẩy
mạnh mẽ là đầu tư nước ngoài, nhiều ngành công nghiệp quan trọng được hình
thành, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tích cực
hơn. Tuy nhiên, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động quản
lý quá trình này có tính hai mặt, bên cạnh những tác động tích cực, thời gian qua
quá trình này cũng phát sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết nhằm
phát huy hơn nữa hiệu quả của nguồn vốn này.

6
Bên cạnh đó, công trình cũng đã tiến hành đánh giá những tình hình thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
và thông qua việc xem xét tiến trình và động thái thu hút vố đó; thực hiện việc khảo
sát, phân tích và đánh giá những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong thu hút và
quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận giải cụ thể nguyên nhân của những vấn đề

này trong điều kiện đặc thù Việt Nam cả những nguyên nhân khách quan và chủ
quan. Công trình cũng đã cho thấy mặc dù có những tác động tích cực, song nguồn
vốn FDI cũng đã gây ra những vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội. Điều cần thiết
trước mắt là phải nhận thức đầy đủ tác động những vấn đề này để có quan điểm và
giải pháp xử lý thích hợp.
Trương Thái Phiên (2000), Chiến lược đổi mới chính sách huy động các
nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-
2010 [28]. Trong đề tài này tác giả đã đưa ra các giải pháp chủ yếu thu hút vốn FDI
như: Đổi mới cơ cấu FDI nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng
xây dựng quy hoạch đối với FDI, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính
sách quản lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, mở rộng hợp tác đầu tư
nước ngoài theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, đẩy mạnh thủ tục cải cách
hành chính, cải tiến công tác tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp và cơ chế thu hút,
nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, xúc tiến FDI, tăng cường công
tác bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
trong nước phục vụ hiệu quả hoạt động FDI.
Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam
[7]. Đầu tư phát triển là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc
gia cả trong ngắn hạn và dài hạn. Song, trong thực tế, không phải bao giờ một quốc
gia cũng đạt được mức độ đầu tư phát triển mong muốn, bởi vì, đầu tư phát triển là
hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Để
quyết định bỏ vốn vào sản xuất, nhà đầu tư phải bảo đảm về độ an toàn thu hồi vốn,
phải được hấp dẫn bởi triển vọng kiếm được lợi nhuận hợp lý, phải được cung cấp
những điều kiện tối thiểu về nguồn lực và tính tổ chức của thị trường. Những đòi
hỏi đó, đôi khi thị trường tự do không cung cấp đủ, nên Nhà nước phải vào cuộc

7
bằng cách hoạch định và thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư. Ngày nay, ở
mọi quốc gia, chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước là một trong những
chính sách cơ bản, quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước.

Việt Nam về cơ bản, đã chuyển sang nền kinh tế thị trường và đang trong
giai đoạn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập
kinh tế quốc tế một cách sâu rộng và mạnh mẽ nên chính sách khuyến khích đầu tư
của Nhà nước càng có vai trò quan trọng đặc biệt. Trong những năm gần đây, với
việc thực thi các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính về sử dụng
đất đai, về thuế, về đào tạo
Nhà nước đã thu hút được số lượng vốn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh. Kết quả là, trong suốt hai mươi năm đổi mới, tổng đầu tư xã hội đều
tăng, năm sau cao hơn năm trước. Số vốn tăng thêm này đã góp phần làm cho nước
ta giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tích cực, tạo thêm nhiều việc làm mới và cải thiện chất lượng
sống của dân cư.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, Việt Nam vẫn còn bỏ phí nhiều nguồn
lực, chưa thu hút đủ mức cả vốn trong nước lẫn vốn nước ngoài vào phát triển kinh
tế. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Nhà nước chưa làm tốt chính
sách khuyến khích đầu tư.
Đề tài tập trung trình bày ba nội dung cơ bản: làm rõ cơ sở lý luận của chính
sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; phân tích, đánh giá thực trạng chính sách khuyến khích của Nhà
nước ta hiện nay; đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục
hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước ta trong thời gian tới.
Nguyễn Duy Quang (2007), Đầu tư trực tiếp của Liên minh Châu âu vào
Việt Nam [30]. Trong đó, tác giả đã phân tích quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Liên minh Châu Âu (Viết tắt là EU) vào Việt Nam trên góc độ quan hệ đa
phương và quan hệ song phương giữa các thành viên EU với Việt Nam, nhất là các
thành viên chủ chốt, có ảnh hưởng lớn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU tại
Việt Nam.

8
Hoạt động đầu tư vốn FDI của EU và các nước thành viên vào Việt Nam từ

năm 1998 đến năm 2005. Qua đó, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng và kết
quả, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất phương hướng, các giải pháp tăng cường
thu hút FDI vào Việt Nam. Luận án có đề cập đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của
EU vào ASEAN và những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về thu hút FDI từ
EU ở mức độ nhất định để so sánh và vận dụng vào Việt Nam.
Luận án kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên
cứu trước, luận án đã phân tích, đánh giá và hệ thống hoá những lý thuyết về đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Lào.
Nguyễn Xuân Trung (2012) đã đưa ra quan điểm về FDI có chất lượng như
sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có chất lượng sẽ đóng góp tích cực cho sự
phát triển bền vững của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng hiện đại, phù hợp với
trình độ phát triển bền vững của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng hiện đại, phù
hợp với trình độ phát triển của đất nước trong hoàn cảnh điều kiện cụ thể.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng FDI của Việt Nam
trong giai đoạn phát triển mới, giai đoạn 2011-2010, theo tiêu chí phát triển bền
vững, công trình đã đưa ra những quan điểm chiến lược về FDI tại Việt Nam, những
yêu cầu và những giải pháp nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam trong quá trình
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Trần Thị Tuyết Lan (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát
triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [19]. Được xây dựng và phát triển
nhằm hướng tới mục tiêu phát huy tối đa các lợi thế so sánh của vùng kinh tế trọng
điểm, tạo ra các vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan toả và bứt phá;
lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển. Do đó, việc thu hút và quản lý hoạt động
của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nhằm thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ phát triển theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của vùng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Thông báo số 108/TB-VPCP
ngày 30 tháng 7 năm 2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung,
mở rộng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng
Yên, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đến 1-1-2008, Hà Tây được


9
sáp nhập vào Hà Nội, nên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chỉ còn 7 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Đây là vùng giữ vị trí quan trọng chiến lược trong tiến trình
hội nhập sâu, rộng, hiệu quả với khu vực và thế giới. Bởi lẽ, vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ là vùng duy nhất có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hoá và quan hệ quốc tế của cả nước, nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế, nguồn nhân lực,
tập trung nhiều viện nghiên cứu và các trường đại học nhất trong cả nước.
Với những lợi thế đặc biệt, trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ là một trong hai vùng kinh tế của cả nước luôn dẫn đầu về thu hút FDI cả về
số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư. Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI và quá trình hoạt
động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã
và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
bề vững của vùng trên cả 3 khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường. Mặc dù, kết
quả thu hút FDI vào vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ trong những năm qua là rất khả
quan, song cơ cấu đầu tư theo ngành của khu vực FDI trong vùng còn mất cân đối,
tập trung chủ yếu vào những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, những ngành gia
công và lắp ráp mà điển hình là: Giày da, dệt may, linh kiện điện tử chưa chú trọng
thu hút FDI vào phát triển các ngành công nghiệp ít gây hại đến môi trường , nhất là
ngành sử dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. Thực tế đã chứng minh, sau
nhiều năm thu hút FDI, sản xuất công nghiệp của vùng tuy có nhiều thay đổi, nhưng
vùng kinh tế trọng điểm bắc Bộ vẫn chưa thực sự trở thành trung tâm công nghiệp
hiện đại, có sức lôi cuốn và tác động lan toả đến ngành công nghiệp của các vùng
lân cận cùng phát triển. Hầu hết thu hút FDI vào các ngành công nghiệp đều có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng,
nhiệt điện, hoá chất. Số lượng và quy mô dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, cấp nước và xử lý chất thải, y tế và trợ giúp xã hội còn rất nhỏ bé.
Bên cạnh đó, sự hoạt động của khu vực các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang

xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ. Về mặt kinh tế, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp
FDI "lỗ giả,lãi thật", trốn thuế làm thất thu thuế của Nhà nước; hiện tượng nợ xấu

10
và chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng
gia tăng. Khu vực doanh nghiệp FDI chưa thực sự tạo ra tác động lan toả lớn đối
với nền kinh tế của vùng. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các
doanh nghiệp FDI còn rất lỏng lẻo. Về mặt xã hội, khu vực FDI góp phần tạo mở và
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong vùng, song chưa chú trọng
đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thoả đáng. Về mặt môi
trường, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp có vốn
FDI chưa tốt với các biểu hiện như chưa quan tâm đầu tư cho công tác bảo vệ môi
trường, cố tình vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đã ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường sinh thái và sức khoẻ của dân cư trong vùng. Tất cả những tác động tiêu cực
đó đang là rào cản tiềm ẩn nguy cơ, thách thức to lớn đối với sự phát triển bền vững
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ .
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành,
tiêu biểu như: Lâm Nguyễn (2004), "Các giải pháp tăng cường thu hút FDI" [26];
Trần Nguyễn Tuyên (2004), "Hoàn thiện môi trường và chính sách khuyến khích FDI
ở Việt Nam" [43]; Trần Văn Lợi (2006), "Phát triển kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
vấn đề đặt ra và một số giải pháp" [23]; Nguyễn Văn Hiệu (2006), "Thu hút đầu tư
gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam - thực trạng, triển vọng và giải pháp" [9]; Lưu Ngọc
Trịnh và Nguyễn Bình Giang (2006), "Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh biên
giới phía bắc Việt Nam" [40].
1.1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan ở Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khoá VI (1997)
đã đề ra đường lối, mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại, thực hiện phát triển các

quan hệ kinh tế với nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới, nhất là việc thu
hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài kết hợp với nguồn vốn đầu tư trong nước cho
sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện
của đất nước Lào, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài cho
phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để thu hút đầu tư nước ngoài với số lượng lớn
và sử dụng nó có hiệu quả, điều hết sức quan trọng là tạo lập môi trường đầu tư sinh

11
động, khuyến khích các đối tác đầu tư trên thế giới mới đạt mục tiêu đề ra. Từ đó,
các cơ quan đoàn thể, các nhà lãnh đạo đã quan tâm nghiên cứu về đầu tư nước
ngoài, cả phương diện lý luận và thực tiễn ngày càng nhiều hơn, sâu rộng hơn.
Các công trình nghiên cứu dưới góc độ khác nhau về đầu tư nước ngoài tại
CHDCND Lào là rất lớn, song tác giả luận án chỉ phân tích và nêu rõ một số đề tài
đại diện cho quá trình nghiên cứu của mình dưới đây:
Văn kiện Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII đã chỉ rõ:
Trong sự nghiệp đổi mới, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược quan
trọng là xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của CHDCND
Lào, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá với những cơ hội
thách thức gay gắt hiện nay. Đi đôi với phát triển mọi mặt, trong đó Đảng và Nhà
nước Lào luôn đề cao, coi trọng phát triển kinh tế đối ngoại. Vì muốn phát triển đất
nước nhanh chóng thoát khỏi tình trạng yếu kém, lạc hậu, phải thực hiện tốt chính
sách mở cửa, hợp tác quốc tế, tạo môi trường thuận lợi đưa kinh tế Lào gắn chặt với
sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực. Qua đó có thể thu hút được ngoại
lực là nguồn vốn dồi dào từ bên ngoài để kết hợp với nội lực, khả năng thế mạnh
của đất nước tạo điều kiện để kinh tế phát triển. Muốn thực hiện được điều đó, trước
hết phải giữ vững ổn định chính trị, phát triển mạnh về lực lượng sản xuất, làm cho
tốc độ phát triển của nền kinh tế có nhịp độ nhanh hơn, tăng cường đào tạo đội ngũ
cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề đầy đủ, có chất lượng cao trên mọi lĩnh vực
kinh tế -xã hội, làm cho cơ cấu kinh tế Lào chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tuy
nhiên, cũng phải cân nhắc kỹ trong hợp tác quốc tế, vừa phát triển quan hệ quốc tế,

vừa bảo đảm tính độc lập tự chủ, phát triển kinh tế gắn với ổn định chính trị - xã
hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng.
Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào lần thứ VIII đã xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội giai đoạn 2010 - 2010 phải là kế hoạch mang tính phát triển đột phá với sự
chuyển biến tích cực về mọi mặt. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
theo hướng xây dựng một nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, quy mô
lớn, chất lượng nâng cao rõ rệt, dựa trên tiềm năng phong phú của đất nước kết hợp
với hội nhập quốc tế.

12
Khảy Khăm-Văn Na Vông Sỷ (2002), Mở rộng quan hệ kinh tế giữa Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện nay [18].
Phân tích xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế các nước, khẳng định tính tất yếu
và những lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Lào với các nước
láng giềng có chung đường biên giới, đề xuất các giải pháp chủ yếu để mở rộng,
nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng.
Làm rõ sự cần thiết khách quan mở rộng phân công lao động và hợp tác kinh
tế giữa Lào với các nước láng giềng. Xác định vai trò, vị trí, ý nghĩa của mỗi hình
thức hợp tác và xem xét thực trạng hợp tác và kiến nghị các phương hướng, giải pháp
mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Lào và các nước láng giềng.
Khái quát, luận chứng tính tất yếu phát triển quan hệ kinh tế giữa Lào với các
nước láng giềng. Phân tích làm rõ thực trạng, chỉ ra những mặt được, chưa được,
những hạn chế, khó khăn cụ thể của quá trình phát triển quan hệ kinh tế giữa Lào với
các nước láng giềng. Đề xuất những phương hướng phát triển hợp lý, những giải
pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng.
Bua Khăm Thíp Pha Vông (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát
triển kinh tế ở CHDCND Lào [5]. Phân tích sự tác động của các nhân tố, do hình thức
đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hiện
nay. Phân tích và tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư và

phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài của các nước NICs, ASEAN và của
Lào trong thời gian qua. Từ đó, xác định những điều kiện và những giải pháp chủ yếu
để thúc đẩy việc thu hút nguồn FDI trong việc phát triển kinh tế CHDCND Lào.
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tìm ra mối
liên hệ khách quan giữa việc phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Phân tích tác động của FDI trong việc phát triển kinh tế CHDCND Lào, khái quát
những thành tựu cũng như những tồn tại của thu hút đầu tư nước ngoài, xuất phát từ
những phân tích tình hình thực tiễn luận án đề xuất các phương hướng và những biện
pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI tại CHDCND Lào.
Phân tích những đặc điểm vận động của dòng đầu tư trực tiếp ở các nước
Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN). Phân tích sự tác động qua lại của đầu tư trực tiếp

13
nước ngoài với sự phát triển kinh tế của nước CHDCND Lào. Phân tích những bài
học kinh nghiệm trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước
ASEAN và thực trạng đầu tư trực tiếp ở Lào trong đó trình bày quan điểm phương
hướng và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội CHDCND Lào.
Xổm xạ-ạt Un Xi Đa (2005), Hoàn thiện các giải pháp tài chính trong thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào đến năm 2010
[45]. Trong đó đã trình bày một cách có hệ thống các công cụ tài chính và vai trò
của nó trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Lào; đánh giá hệ thống pháp luật,
chính sách, quá trình sử dụng các công cụ này vào việc thu hút đầu tư nước ngoài ở
Lào, những hạn chế của các công cụ tài chính đang sử dụng, nguyên nhân; qua đó
tác giả đã đề xuất các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Lào
đến năm 2010, những điều kiện để thực hiện các giải pháp này. Luận án đã đề cập
đến vấn đề tạo lập môi trường đầu tư tại CHDCND Lào thông qua các chính sách
thuế, chính sách tín dụng, ưu đãi đầu tư, đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực
hiện dự án tại Lào. Tuy nhiên, luận án mới chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện các giải
pháp tài chính nhằm thu hút FDI mà chưa đề cập đến các giải pháp thu hút đầu tư

nước ngoài nói chung.
Lee Bue Lee Bua Pao (2002), Đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào [21]. Đề
tài này đã bàn về một số nội dung chính như sau: Phân tích và đánh giá thực trạng
đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào, tác động của nó tới sự phát triển kinh tế - xã
hội của Lào và triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Lào. Từ đó, đề xuất
một số kiến nghị về chính sách và quan điểm trong thu hút và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Lào.
Làm rõ về vai trò của đầu tư nước ngoài và tìm ra quan hệ khách quan giữa
phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài. Xác định sự tác động của đầu tư nước ngoài
trong phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào, đề xuất một số giải pháp chủ yếu
về hoàn thiện môi trường đầu tư của Lào trước mặt và lâu dài.
Về các công trình công bố trên tạp chí chuyên ngành:
Xỉ la Viêng kẹo "Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và ASEAN những cơ hội,

14
lợi ích và thách thức" [44], tác giả đưa ra câu hỏi xung quanh vấn đề gia nhập Hiệp
hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) của CHDCND Lào như: khi gia nhập
ASEAN, CHDCND Lào sẽ có những tác động ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và khó
khăn hạn chế gì? Tác giả đã phân tích tình tất yếu Lào phải trở thành thành viên của
khối ASEAN, làm rõ chính sách đối ngoại mở rộng hợp tác, liên kết quốc tế của
Đảng và Nhà nước Lào là nhằm phát triển mạnh về kinh tế đối ngoại, tạo mọi điều
kiện thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển đất nước, tác giả cũng đã làm rõ
mục tiêu quan trọng của ASEAN là hợp tác kinh tế tương trợ giúp đỡ lẫn nhau tạo
mọi yếu tố cho nhau cùng có lợi, cùng phát triển và cạnh tranh kinh tế với các tổ
chức khác trên thế giới nhằm phát triển khu vực. Thể hiện rõ ở mỗi lần Hội nghị bộ
trưởng các nước ASEAN đều quan tâm đến sự tiến bộ của mỗi thành viên trong
khối. Đồng thời tác giả đi phân tích những thành tựu mà ASEAN đã đạt được trong
những năm 90 của thế kỷ XX. Trên cơ sở đó, trả lời câu hỏi: vì sao các nước
ASEAN đạt được những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế nói chung? xuất phát
từ những nhân tố quan trọng là:

Một là, ASEAN có môi trường chính trị - xã hội tương đối ổn định.
Hai là, các chương trình, dự án kinh tế - xã hội đã và đang được chỉnh sửa,
bổ sung và hoàn thiện, từ đó mang lại hiệu quả nhất định.
Ba là, có đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật, được qua đào tạo hằng năm đã tăng lên.
Bốn là, nắm bắt thời cơ, đặc điểm, tiềm năng thế mạnh của mỗi thành viên
mà đề ra chiến lược chung chi phát triển đúng mục tiêu kho toàn khối. Như vậy tác
giả đã tiếp cận vấn đề môi trường đầu tư nước ngoài từ góc độ các chính sách đến
nhân lực và tiềm năng thế mạnh, hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ. Nhưng chỉ
mới nêu lên chứ không đi vào phân tích làm rõ các vấn đề đó.
Kỷ yếu Hội thảo về chiến lược tài trợ của EU cho Lào giai đoạn 2006-2010
[48]. Trong đó, đánh giá thực trạng về ODA từ EU vào Lào, những yếu tố tác động,
nguyên nhân hạn chế. Xác định quan điểm, phương hướng chiến lược và đề xuất
một số kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn từ EU vào Lào trong thời gian 2006 - 2010. Đồng thời, xác định

15
quan hệ hợp tác về đầu tư nước ngoài của EU vào Lào trên góc độ quan hệ đa
phương và song phương giữa các thành viên chủ chốt, có ảnh hưởng lớn về tài trợ
của EU tại Lào.
Trong hội thảo, việc thu hút nguồn ODA từ EU vào Lào, xác định rõ quan
điểm, phương diện và chính sách nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn ODA của EU vào Lào trong xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá, nội
dung chính của hội thảo như sau:
Một là, việc tăng cường thu hút nguồn ODA của EU vào Lào. Lào thấy có
nhiều lợi ích trong phát triển quan hệ hợp tác đầu tư với EU, đặc biệt là trong xu thế
phát triển của thế giới và trong bối cảnh quốc tế hoá hiện nay.
Hai là, quan hệ hợp tác đầu tư giữa EU và Lào có thể chia thành 3 giai đoạn
khác nhau (giai đoạn từ năm 1995 - 2000; 2001 - 2005; 2006 - 2010), với mức độ
phát triển theo từng thời kỳ khác nhau và cũng chịu tác động chung của dòng vốn

đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư (tài trợ) của EU đã có mặt trong hầu hết các lĩnh
vực của nền kinh tế Lào với hình thức viện trợ không hoàn lại và có đối ứng vốn
nhà nước không quá 5%. Có mặt ở các địa phương trong cả nước, chủ yếu là các
tỉnh, huyện nghèo và vùng sâu vùng xa. Các dự án tài trợ của EU vào Lào trong
những năm qua chủ yếu là các dự án ngỏ và trung bình với tổng vốn thực hiện còn
thấp, so dự án vẫn thực sự tương xứng với tiềm lực kinh tế của EU.
Ba là, nhìn lại quá trình hợp tác đầu tư giữa hai bên, nguồn ODA của EU đã
có những tác động toàn diện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào. EU luôn
khẳng định vai trò là đối tác quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế, thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Lào. Lào cần tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải
cách vượt qua những thách thức ngày càng lớn như: áp lực cạnh tranh từ một số
nước láng giềng và một số quốc gia , trong khi đó năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế còn yếu, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, các quy chế, ưu đãi của EU
còn nhiều khó khăn, vướng mắc đối với Lào.
Bốn là, trong điều kiện điểm xuất phát thấp của nền kinh tế Lào, để tăng
cường thu hút và sử dụng ODA của EU một cách có hiệu quả, đòi hỏi Lào phải có
những quan điểm, chính sách và giải pháp phụ hợp, tích cực chuyển dịch cơ cấu

16
kinh tế, thúc đẩy quá trình cải cách nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, xây
dựng chiến lược thu hút nguồn vốn ODA của EU vào Lào, hội nhập nhanh chóng
vào nền kinh tế khu vực và thế giới để tận dụng thế mạnh của EU về vốn, công
nghệ, đầu tư, và kinh nghiệm quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước.
JICA (2004), Một số chính sách đầu tư của Nhật tại Lào [16]. Trong cuốn
sách nay tổ chức "JICA" đã xác định quan điểm, phương hướng chiến lược trong
quan hệ hợp tác đầu tư giữa Lào và Nhật Bản cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã
hội tại Lào, để đẩy mạnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực của Lào một
cách nhanh chóng thông qua tài trợ nguồn ODA của Nhật trong thời gian tới.
Đánh giá thực trạng đầu tư của Nhật Bản tại Lào trong những năm qua. Phân

tích một số yếu tố tác động, nguyên nhân hạn chế và khả năng phát triển quan hệ
hợp tác đầu tư giữa Lào và Nhật Bản. Xác định quan điểm, phương hướng chiến
lược và đề xuất một số kiến nghị về chính sách nhằm tăng cường thu hút và sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) vì nguồn vốn này của
Nhật Bản tài trợ cho Lào là viện trợ không hoàn lại.
Trong cuốn sách này đề cập đến hợp tác đầu tư nước ngoài của Nhật Bản
trên góc độ quan hệ đa phương hoặc song phương, nhất là nguồn tài trợ của Nhật
Bản trong các dự án tài trợ của Nhật Bản trong các dự án có quy mô lớn. Đồng thời
cũng so sánh hiệu quả của các dự án tài trợ của Nhật cho Lào với một số quốc gia
khác nhằm rút kinh nghiệm về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân để từ đó
đề ra một số giải pháp trong thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này trong
phát triển kinh tế - xã hội của Lào.
Quan hệ hợp tác đầu tư giữa Lào và Nhật Bản có thể chia thành nhiều giai
đoạn, kể cả trước năm 1975, với mức độ phát triển theo từng giai đoạn của tình hình
kinh tế - xã hội của Lào và cũng chịu sự tác động ảnh hưởng chung của dòng đầu tư
nước ngoài trên thế giới. Các nhà đầu tư của Nhật trong hầu hết các ngành, lĩnh vực
trong nền kinh tế Lào. Đồng thời, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn thứ hai sau Ngân hàng
phát triển châu Á, và sự phân bố không đều, chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ
vốn thực hiện thấp.

17
Tuy nhiên, nhìn lại quá trình hợp tác đầu tư giữa Lào và Nhật Bản, nguồn
vốn của Nhật đã có những tác động toàn diện đối với kinh tế - xã hội của Lào. Nhật
Bản luôn luôn khẳng định vai trò là một đối tác quan trọng trong tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Lào. Như vậy, Lào cần phải cải
cách hơn nữa về môi trường đầu tư để góp phần trong xúc tiến hợp tác đầu tư giữa
CHDCND Lào và Nhật Bản trong những năm tới.
Tóm lại, những công trình và đề tài khoa học trên mới chỉ quan tâm đến các
vấn đề dưới khía cạnh và góc độ khác nhau về đầu tư nước ngoài. Do vậy, đề tài mà
tác giả đã chọn không trùng lặp với các công trình và đề tài khoa học đã công bố.

Đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về thu hút đầu tư nước ngoài vào
các tỉnh miền núi phía Bắc tại CHDCND Lào một cách hệ thống dưới dạng 1 luận
án tiễn sĩ,chuyên ngành quản lý kinh tế. Vì vậy, đề tài luận án "Thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các tỉnh miền núi phía bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào" do nghiên cứu sinh lựa chọn là không trùng lặp và cấp thiết đối với nước
CHDCND Lào hiện nay.
1.2. YÊU CẦU MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU
Đến nay, đã có những nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế
về đầu tư nước ngoài vào Lào. Các nghiên cứu đã tập trung vào nhiều khía cạnh,lý
giải nhiều nội dung. Tuy nhiên yêu cầu mới đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu để tìm
kiếm những giải pháp phủ hợp trong bối cảnh mới.
Trong chủ trương đường lối của nước CHDCND Lào luôn luôn đề cao đại
đoàn kết toàn Đảng toàn dân, tiến hành nhiệm vụ an ninh - quốc phòng có chất
lượng cao với phát triển toàn diện nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước nhằm đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền
quốc gia, tạo mọi điều kiện thuận lợi (môi trường chính trị - xã hội, pháp luật hấp
dẫn) chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay trong đó đặc biệt chú trọng đến thu
hút FDI. Do đó, đã có nhiều công trình, nhiều tác giả, cá nhân và các cơ quan quan
tâm tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi nghiên cứu về lĩnh vực thu hút vốn
FDI của nước ngoài và được thể hiện ở các công trình trên.
Chiến lược thu hút và sử dụng FDI phải được coi là bộ phận cấu thành của
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc, là cơ sở để

18
xây dựng các quy hoạch tổng thể và kế hoạch thu hút FDI theo ngành, khu vực và
theo từng khu công nghiệp. Để xây dựng chiến lược có chất lượng, sát với tình hình
thực tế, cần chú trọng công tác dự báo, cập nhật thông tin thị trường trong nước và
quốc tế, tăng tính mở, tính linh hoạt trong các phương án để thích ứng được với sự
thay đổi nhanh chóng của thị trường và xu hướng vận động của các luồng vốn FDI

trên phạm vi toàn cầu.
Dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến và
hiện đại ngày nay. Chúng ta đang chứng kiến việc di chuyển nguồn lực giữa các
quốc gia dân tộc trên thế giới. Sự di chuyển các nguồn lực này ngày càng có ý nghĩa
quan trọng, tác động rất lớn đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Thực tiễn cho thấy, các quốc gia kém phát triển và đang phát triển, nước nào
thu hút được nhiều nguồn vốn quốc tế và sử dụng nó có hiệu quả cao thì có nhiều cơ
hội tăng trưởng kinh tế hơn, qua đó có khả năng rút ngắn nhanh hơn khoảng cách
tụt hậu so với các nước phát triển. Chính vì vậy, các nước đang phát triển phải cạnh
tranh với nhau trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để giành thắng
lợi trong cuộc cạnh tranh này, vấn đề tạo lập môi trường đầu tư nước ngoài giữ một
ví trí, vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các nước kém phát triển, trong đó
có nhà nước CHDCND Lào.
Nhân dân các bộ tộc của đất nước Hoa Chăm Pa tươi đẹp, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất
anh hùng bất khuất đấu tranh gian khổ và anh dũng giành được độc lập cho dân tộc,
giải phóng nhân dân Lào khỏi ách áp bức của ngoại bang, thành lập nhà nước
CHDCND Lào vào ngày 02 tháng 12 năm 1975. Đến nay, đã hơn 30 năm và Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào đang lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào xây dựng cuộc
sống mới trên đất nước Triệu Voi xinh đẹp và giàu có, thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện, đã làm thay đổi quê hương đất nước Lào nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng
trên con đường phát triển mới này, Đảng và nhân dân Lào đang phải đối mặt với
nhiều thách thức to lớn chưa từng có trong lịch sử như: kinh tế thị trường, nhà nước
pháp quyền, hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá và kinh tế đối ngoại là những vấn đề rất
mới mẻ, khó khăn thử thách đầy cam go đối với nước CHDCND Lào hiện nay.

19
Để đẩy mạnh phát triển đất nước, một trong những điều quan trọng đang đặt
ra là CHDCND Lào phải thu hút được vốn FDI đầu tư nước ngoài vào nước

CHDCND Lào được thuận lợi nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài có hiệu quả và
kết hợp hài hoà sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước thúc đẩy phát triển nền
kinh tế - xã hội. Ngược lại, nếu không thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
một cách thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng tới việc phát triển đất nước. Đây sẽ là điều hết
sức khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đáp ứng nhu cầu vốn, kỹ thuật,
kinh nghiệm quản lý cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vì vậy, vấn đề thu hút
vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng với một nước kém phát triển
như CHDCND Lào và là điều thiết yếu rất bức xúc hiện nay.
Thực tiễn cho thấy tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào thời
gian qua còn quá chậm chạp, có nhiều khó khăn. Nền kinh tế quốc dân yếu kém,
thiếu tính chủ động, dẫn đến việc thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước đạt hiệu quả
còn khiêm tốn. Do kinh tế của CHDCND Lào xuất phát từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp, mới bước vào thực hiện phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, nên việc mở rộng các quan hệ
kinh tế đối ngoại càng trở nên quan trọng.
Đồng thời, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào diễn ra hết
sức khó khăn, trong đó lý do quan trọng nhất là vấn đề môi trường đầu tư chưa thực
sự hấp dẫn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhằm thu hút được nguồn
vốn của nước ngoài, kết hợp với các nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế -
xã hội đòi hỏi các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương phải tìm ra
những giải pháp đúng đắn trong việc xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi
trường đầu tư nước ngoài thuận lợi; kịp thời tháo gỡ những khó khăn hạn chế, rào
cản nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút được nhiều nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội của Lào.
Như vậy, bối cảnh mới đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và thực
trạng thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào, chỉ rõ những kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, từ đó tìm kiếm giải pháp phù
hợp nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào các tỉnh miền núi phía Bắc, góp phần thực hiện
những mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.

×