Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.72 KB, 20 trang )

- 0 -

ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA NGỮ VĂN VÀ VĂN HÓA HỌC



CHUYÊN ĐỀ : THỰC TẬP VIẾT TIỂU LUẬN


ĐỀ TÀI
BÚT PHÁP TRÀO PHÚNG CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG













CBHD : NGUYỄN THANH HOÀI
SVTH : PHẠM THỊ UYÊN
MSSV : 0811827
LỚP : NV K32





Đà Lạt, tháng 1 năm 2011
- 1 -
Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong văn đàn văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX nổi lên rất nhiều nhà
văn với nhiều tác phẩm in đậm dấu ấn cho tới tận bây giờ. Xuất hiện hàng loạt các nhà
văn tên tuổi trong thời kì này như : Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan…
được mệnh danh là “những người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng”. Nổi bật nên trong
đó là một tài năng lớn, đặc biệt là về tiểu thuyết và truyện ngắn, đó chính là tác giả Vũ
Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng là một trong những khuôn mặt độc đáo nhất của văn học tiền chiến.
Văn chương Vũ Trọng Phụng đối lập với văn chương Tự Lực văn đoàn và cũng khác
hẳn lối hiện thực phê phán của những người cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng... Không dùng ngòi bút để chống lại một thành phần, một giai
cấp, cũng không trực tiếp chỉ trích sự mục nát, thối rữa của xã hội Việt Nam dưới ách
thống trị của thực dân nửa phong kiến, nhìn trên bề mặt, mà ông mô tả sự tha hoá của
con người, trên toàn diện xã hội, dưới chiều sâu, qua nhiều từng lớp, nhiều hạng
người, mỗi người có một cách tha hoá khác nhau trước thế lực của tiền bạc và tham ô.
Để thể hiện được những nội dung này trong những tác phẩm của mình, Vũ Trọng
Phụng đã dùng bút pháp trào phúng để diễn tả. Bút pháp trào phúng được xem là hồn
trong các tác phẩm của ông.
Vì vậy nghiên cứu bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng, là một trong những vấn
đề quan trọng, để hiểu được cách thức truyền tải nội dung trong các tác phẩm của ông,
đồng thời cũng hiểu hơn về xã hội thời bấy giờ. Tìm hiểu về bút pháp trào phúng, góp
phần tìm hiểu về con người và các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Hơn nữa, đề tài được nghiên cứu trên đây còn trau dồi cho tôi thêm kiến thức và kỹ
năng làm bài tiểu luận. Góp phần làm cho tôi ngày càng thêm hoàn thiện kỹ năng viết
tiểu luận mà quá trình gọc tập đòi hỏi tôi phải có.

2. Mục đích
Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không phê phán xã hội thối nát lúc bấy giờ một
cách trực tiếp mãnh liệt như những tác phẩm của các tác giả khác, nhưng khi đọc
những tác phẩm của ông độc giả được thưởng thức liên tiếp những tình huống gây
cười, mà thông qua những chuỗi cười, ông lên án gay gắt cái xã hội đồi bại đê tiện thời
ông sống. Tiếng cười ấy đồng thời cũng là tiếng chửi thẳng vào bọn người học đòi làm
quý tộc, làm tư sản nhưng ngu độn, chỉ biết sống vì đồng tiền mà quên đi nhân phẩm.
Nghiên cứu bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng để tìm hiểu, phân tích, làm rõ về
thuật ngữ trào phúng và thông qua một số tác phẩm của ông xác định những yếu tố
làm nên trào phúng, đồng thời còn hiểu thêm về cuộc đời của Vũ Trọng Phụng và xã
hội mà ông đang sống.
Tìm hiểu đề tài này ngoài việc cung cấp thêm kiến thúc cho bản thân còn giúp tôi
thành thạo hơn nữa về kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, các tác phẩm, và nhất là
trong kĩ năng viết tiểu luận.


- 2 -
3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Nhắc tới Vũ Trọng Phụng là kéo theo hàng loạt vấn đề đáng chú ý đó là cả một cuộc
đời đầy những bất hạnh, của một số kiếp tài hoa bạc mệnh, một xã hội thực dân nửa
phong kiến đầy những bất công, thối nát, những sự đổi mới mà thực chất chỉ là những
thói rởm đời, đáng phê phán, lên án. Mà nhà thư kí của thời đại – Vũ Trọng Phụng đã
không ngần ngại đưa vào các tác phẩm của mình. Đồng thời với các tác phẩm của
mình Vũ Trọng Phụng đã tạo ra một phong cách trong văn chương mới, lạ, độc đáo, so
với các tác giả khác đặc biệt là ở cách truyền tải nội dung của tác phẩm.
Mỗi tác giả thường có rất nhiều cách thức thể hiện nội dung các tác phẩm của mình,
Vũ Trọng Phụng cũng vậy ngoài trào phúng là phương thức chính để ông truyền tải
nội dung của mình thì còn hàng loạt các phương thức khác có thể là ở những tác phẩm
khác nhau, hoặc trong cùng một tác phẩm như: trần thuật, phóng đại, miêu tả…
Tuy nhiên khi nghiên cứu về bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Do giới hạn

của đề tài nên khi làm tôi chỉ tìm hiểu sơ lược cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, và vấn
đề chính của bài nghiên cứu này là tìm hiểu về bút pháp trào phúng của Vũ Trọng
Phụng qua các tác phẩm của ông. Đặc biệt khi đi nghiên cứu đề tài này tôi chú ý tới
việc xây dựng nhân vật, giọng điệu, cách sử dụng ngôn ngữ trong và một số tình
huống khác tạo nên tiếng cười trào phúng ở các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Ngoài
ra khi tìm hiểu về bút pháp trào phúng tôi còn tham khảo một số bài nghiên cứu đánh
giá về tác giả và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Cần phải nói rõ thêm rằng, nghiên cứu đề tài này, người viết không thể tìm hiểu hết tất
cả các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng để chỉ ra nét độc đáo nghệ thuật của nhà văn họ
Vũ là bút pháp trào phúng. Khi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài tôi tập trung vào những tác
phẩm thể hiện đặc sắc, tập trung và cao độ nhất bút pháp trào phúng của Vũ Trọng
Phụng. Và các tác phẩm có được những yêu cầu như trên thường thuộc vào thể loại
tiểu thuyết.
4. Lịch sử vấn đề
Bút pháp trào phúng là một trong những vấn đề lý thú, quan trọng và được xem là hồn
trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Không khi nào nhắc tới Vũ Trọng Phụng mà
người ta không nhắc tới bút pháp trào phúng.
Vì vậy bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng là một đề tài được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm, khi thì với quy mô nhỏ tức là chỉ nghiên cứu trong một tác phẩm, khi
thì với quy mô lớn tức là bao quát toàn toàn bộ các tác phẩm như : công trình nghiên
cứu của Hoàng Ngọc Hiến có tên “Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ” đã
cung cấp cho độc giả nhận thấy tác phẩm “Số đỏ” là kho tàng phong phú các thủ thuật
trào phúng hài hước ; các thủ thuật trào phúng qua hình thức ngữ pháp, qua bút pháp
miêu tả nhân vật độc đáo… “Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết “Số đỏ” và
“Trúng số độc đắc” của Vũ Trọng Phụng” - Lê Thị Tân khẳng định : bút pháp trào
phúng là hồn trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, có thể nói nhờ trào phúng mà
các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng sống mãi với thời gian. Tác phẩm “Vũ Trọng
Phụng trong rừng cười nhiệt đới” của Văn Tâm là bài nghiên cứu độc đáo và sâu sắc
nhưng “không nhằm phân tích tỉ mỉ bút pháp trào phúng trong văn Vũ Trọng Phụng.
Nhưng góp phần tìm hiểu mối quan hệ hữu cơ giữa yếu tố nghệ thuật đặc sắc bậc nhất

của nhà văn họ Vũ, với tố chất hài truyền thống của văn học nghệ thuật dân gian” [1 ;
225].
- 3 -
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về Vũ Trọng Phụng và thủ pháp
trào phúng của ông. Những công trình nghiên cứu được nêu trên đây hầu hết đã làm
rõ, chỉ ra được những cái hay, cái hóm hỉnh và hiện thực cuộc sống qua tiếng cười trào
phúng của bút pháp Vũ Trọng Phụng.
5. Ý nghĩa việc nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu bút pháp tráo phúng của Vũ Trọng Phụng có ý nghĩa rất lớn đối với việc
tìm hiểu cách truyền tải nội dung trong các tác phẩm văn học Việt Nam nói chung và
các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói riêng. Đặc biệt là cách thức sử dụng bút pháp
trào phúng để thể hiện nội dung trong các phẩm.
Đồng thời nó góp phần chỉ ra cái hay, cái hấp dẫn của văn chương Vũ Trọng Phụng và
toàn thể dân tộc Việt Nam. Qua việc nghiên cứu đề tài này, làm cho chúng ta thấy
được một tài năng lớn, hiếm có của văn học Việt Nam. Vũ Trọng Phụng nhà văn “tài
mệnh tương đố” đã công hiến cho chúng ta những tác phẩm mang phong cách rất
riêng, rất đặc sắc và rất Vũ Trọng Phụng.
Ngoài ra đối với bản thân việc tìm hiểu và phân tích bút pháp trào phúng của Vũ
Trọng Phụng mang một ý nghĩa rất lớn. Qua việc tìm hiểu nghiên cứu này nâng cao
thêm tri thức cơ bản về văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, hiểu được về bút
pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng, về tình hình đất nước và thực tiễn lịch sử xã hội
Việt Nam thời bấy giờ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu khi tìm hiểu bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng là tôi vận
dụng kiến thức đã được học, đọc một số tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng, qua
đó sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, bình giảng, đánh giá để làm nổi bật
bút pháp trào phúng trong các tác phẩm của ông .
Bên cạnh đó để việc nghiên cứu được thuận lợi và tránh tình trạng đi lạc đề khi nghiên
cứu đề tài này tôi còn tham khảo một số ý kiến khác đặc biệt là của cán bộ hướng dẫn.
Và sử dụng một số tài liệu có liên quan tới Vũ Trọng Phụng và bút pháp trào phúng

của ông.













- 4 -
Nội Dung
1. Cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng
1.1. Cuộc đời
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 (tức ngày 11 tháng 9 năm Nhâm
Tý) trong một gia đình nghèo, ở Hà Nội.
Cha của Vũ Trọng Phụng là ông Vũ Văn Lân ; nguyên sống ở làng Hảo (tức Bình Yên
Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) ; làm thợ điện tại xưởng ôtô Ch. Boillot Hà
Nội. Mẹ là bà Phạm Thị Khách, người làng Vẽ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay
thuộc thành phố Hà Nội ; sống bằng nghề khâu vá thuê.
Người cha của Vũ Trọng Phụng đã sớm từ giã cõi đời, để lại người mẹ già, người vợ
trẻ và đứa con côi đầu lòng non nớt mới chào đời. Vũ Trọng Phụng mồ côi cha khi
mới được bảy tháng tuổi. Người cha mất sớm để lại một gia cảnh rất đơn côi, tài sản
gia đình không có gì đáng giá ngoài đôi bàn tay tần tảo sớm hôm nuôi mẹ nuôi con của
người vợ góa. Mẹ của Vũ Trọng Phụng có một tấm lòng da diết yêu thương của người
mẹ mới có hai mươi tư tuổi ở vậy nuôi con. Bà giành hết tâm huyết của đời mình dành

cho tương lai của con. Điều này đã để lại trong tâm hồn Vũ Trọng Phụng một niềm tin
tưởng bất diệt vào sự cao quý tốt đẹp của con người.
Vũ Trọng Phụng lớn lên trong tình thương ấm áp của người mẹ và được đến trường
như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Năm 1921, lên chín tuổi bắt đầu học Pháp văn ở
trường Hàng Vôi (nay là trường Nguyễn Du), sau được học ở trường Hàng Kèn (nay là
chỗ trường Quang Trung), sau đó là trường Sinh Từ. Từ thuở nhỏ, Tý (tên sữa của Vũ
Trọng Phụng) cũng đã tỏ ra là người có năng khiếu nghệ thuật, đánh đàn nguyệt hay,
vẽ giỏi, thích làm thơ, hay tìm hiểu.
Nhưng trong thế giới vui tươi của nhà trường, hoàn cảnh mồ côi và nghèo khổ đã làm
cho Vũ Trọng Phụng có sự cách biệt với đám bạn con nhà giàu chưa biết đến tình
thương. Sự cách biệt này đã gieo vào đầu óc của Vũ Trọng Phụng mặc cảm tự ti, yếu
đuối và cô độc. Mặc cảm đó ngày một lớn dần trong lòng cậu học trò Tý, rắn lại thành
sự phẫn nộ, thù ghét cái bất công, cách biệt vô lý ở đời.
Năm 1926, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng tiểu học lúc mười lăm tuổi. Trong hoàn cảnh gia
đình rất bần cùng. Vũ Trọng Phụng chọn thi vào trường Sư phạm sơ cấp, hy vọng có
học bổng để đỡ phần nào người mẹ sớm hôm tần tảo lo cuộc mưu sinh cho gia đình.
Nhưng kỳ thi không kết quả. Vậy là mới học xong tiểu học, Vũ Trọng Phụng buộc
phải đi làm kiếm sống đỡ đần người mẹ. Khoảng tháng mười năm 1926, Vũ Trọng
Phụng xin được vào làm thư ký ở nhà hàng Godard. Được vài tháng, vì mê văn
chương hơn là bổn phận công việc người thư ký, Vũ Trọng Phụng bị mất việc. Sau đó
xin được chân đánh máy chữ ở nhà in Viễn Đông (Viễn Đông ấn quán - IDEO). Sau
hai năm Vũ Trọng Phụng lại mất việc.
Năm 1930, lúc mười tám tuổi, khi còn làm việc tại nhà in Viễn Đông, Vũ Trọng Phụng
đã có những bài báo đầu tay in trên tờ Ngọ báo – những bài theo ông chủ bút Tam
Lang Vũ Đình Chí là “có một lối văn đặc biệt”, một lối viết “quá bạo”. Lúc này bài
viết được đăng là quý lắm rồi còn nhuận bút thì chưa có. Nhưng do say mê viết văn
chương báo chí nên Vũ Trọng Phụng vẫn cứ tiếp tục viết. Bị mất việc ở xưởng in, ông
quyết định chuyên tâm vào việc viết văn viết báo.
- 5 -
Chính trong khoảng thời gian đi làm thư ký và cuộc sống diễn ra nơi ông đã sống gần

suốt cuộc đời (phố Hàng Bạc), Vũ Trọng Phụng đã tiếp xúc với nhiều hạng người, va
chạm với cuộc sống mưu sinh – những cách làm tiền, bon chen, tội ác, trụy lạc, cảm
bẫy ; những cảnh bi đát và đê tiện. Cũng năm 1930, chàng thanh niên Vũ Trọng Phụng
đã chạm trán với những hiện tượng xã hội bi thương của lịch sử dân tộc và thế giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 trên quy mô toàn thế giới, làm cho đời sống
của giai cấp cần lao các dân tộc đã khốn đốn lại càng khốn đốn hơn. Rồi cuộc khủng
bố trắng chưa từng có thời kỳ 1930 – 1931. Tiếp đó là bầu không khí ngạt thở của
cuộc thoái trào cách mạng 1931 – 1933. Rồi phong trào Âu hóa rầm rộ, trớ trêu như
một dịch bệnh tràn lan khắp chốn thị thành. Tất cả cộng đồng lại làm cho tình trạng xã
hội vốn đã bi thương lại còn bi hài, đặc biệt đối với tầng lớp trí thức tiểu tư sản thì
cuộc sống lại càng bế tắc. Đời sống xã hội ấy đã cung cấp cho Vũ Trọng Phụng nhiều
mẫu hình nhân vật, gây ra trong ông cái ý thức mạnh bạo, sự cần thiết phải bày tỏ thái
độ trước một thực trạng xã hội vô nghĩa lý. Cũng như ý thức về thân phận và cảnh tình
nghèo khó cơ cực của mình.
Khoảng thời gian từ 1930 – 1939, Vũ Trọng Phụng cộng tác với rất nhiều tờ báo :
Hà thành ngọ báo, Nhật tân, Tiến hóa, Nông công thương, Tân thiếu niên… và viết đủ
các thể loại : truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, tiểu thuyết, trào phúng… Ngoài ra,
ông còn dịch các tác phẩm của văn hào người Pháp Victo Huygô.
Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng là hai bút danh mà nhà văn của chúng ta thường dùng. Vũ
Trọng Phụng đặc biệt thành công và nổi danh ở hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết.
Ông được mệnh danh là : “Ông vua phóng sự đất Bắc”.
Trong khoảng thời gian này, Vũ Trọng Phụng đã nổi danh như cồn nhờ những tác
phẩm của ông được đăng báo như : Cảm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm
cô…
Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường được đăng trên các báo trước khi in thành
sách. Tuy là một trong những hiện tượng văn học gây ra nhiều tranh luận vào bậc nhất
trong văn đàn văn học Việt Nam hiện đại, nhưng hầu hết các tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng đã được tái bản trong thời kỳ đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới từ năm
1986. Vũ Trọng Phụng được quan tâm nhiều trong đời sống nghiên cứu giảng dạy văn
học và trong đông đảo bạn đọc.

Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ My Lương, con một gia đình
buôn bán nghèo ở xã Nhân Mục, thôn Giáp Nhất (nay thuộc phường Nhân Chính,
quận Thanh Xuân, Hà Nội). Cuối năm sinh con gái đầu lòng đặt tên là Vũ My Hằng.
Vũ Trọng Phụng là con người bình dị, phải chăng và giàu lòng tự trọng. Một con
người nề nếp, khuôn phép. Trong cuộc sống riêng, ông chỉ mong kiếm tiền giúp mẹ và
giành giụm tiền để cưới vợ có con nối dõi. Dù ông viết rất nhiều trong khoảng thời
gian chưa đầy mười năm, gần hai mươi tác phẩm và nhiều bài báo nhưng cái nghèo cứ
bám riết gia đình ông. Do phải làm việc quá sức lại trong cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao
ngày một thêm trầm trọng và làm ông kiệt sức. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939,
tại căn nhà số 73 phố Cầu Mới ngã tư Sở, nay thuộc quận Thanh xuân, Hà Nội nơi ông
mới về ở được vài tháng.
Năm ấy Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi.
Ông ra đi để lại bà nội, mẹ, vợ - ba người đàn bà góa và cô con gái vừa đầy năm.

- 6 -
1.2. Sự nghiệp
Vũ Trọng Phụng là một tài năng lớn, sự nghiệp của ông thành công ở nhiều thể loại :
tiểu thuyết, phóng sự, truyện ngắn, kịch nói,… nhưng ông thành công đặc biệt ở hai
loại tiểu thuyết và phóng sự. Các tác phẩm của ông hầu hết được đăng báo rồi mới in
thành sách. Các tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết và phóng sự của ông trở thành một
hiện tượng được dư luận quan tâm.
Các tác phẩm của ông qua các thể loại như sau :
Kịch
Không một tiếng vang (1931)
Tài tử (1934)
Chín đầu một lúc (1934)
Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
Hội nghị đùa nhả (1938)
Phân bua (1939)
Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày

3 tháng 2 năm 1940)
Dịch thuật
Giết mẹ (1936) - nguyên bản Lucrèce Borgia của Victo HuyGô
Phóng sự
Đời cạo giấy (1932)
Cạm bẫy người (1933)
Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
Hải Phòng 1934 (1934)
Dân biểu và dân biểu (1936)
Cơm thầy cơm cô (1936)
Vẽ nhọ bôi hề (1936)
Lục sì (1937)
Một huyện ăn Tết (1938)
Tiểu thuyết
Dứt tình (1934)
Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch.
Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai
Số đỏ (1936) - Hà Nội báo
Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương
Lấy nhau vì tình (1937)
Trúng số độc đắc (1938)
Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí - bộ mới)
Người tù được tha (Di cảo)
Truyện ngắn
- 7 -
Chống nạng lên đường (1930)
Một cái chết (1931)
Bà lão lòa (1931)
Con người điêu trá (1932)
Quyền làm bố (1933)

Cuộc vui ít có (1933)
Hai hộp xì gà (1933)
Cái hàng rào (1934)
Tình là dây oan (1934)
Duyên không đi lại (1934)
Thầy lang bất hủ (1934)
Ông đừng lầm (1934)

Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934)
Sư cụ triết lý (1935)
Rửa hờn (1935)
Bộ răng vàng (1936)
Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936)
Mơ ngày Tết (1936)
Tết ăn mày (1936)
Lỡ lời (1936)
Người có quyền (1937)
Cái ghen đàn ông (1937)
Lòng tự ái (1937)
Đi săn khỉ (1937)

Máu mê (1937)
Tự do (1937)
Lấy vợ xấu (1937)
Một con chó hay chim chuột (1937)
Một đồng bạc (1939)
Đời là một cuộc chiến đấu (1939)
Bắt vích (1939)
Ăn mừng (1939)
Gương tống tiền (không rõ năm viết)

Đoạn tuyệt (không rõ năm viết)
Từ lý thuyết đến thực hành (không rõ năm viết)
Cái ghen đàn ông
2. Bút pháp trào phúng
2.1. Thuật ngữ trào phúng
Trong lịch sử văn học Việt Nam thuật ngữ trào phúng được sử dụng rất nhiều, và đây
cũng là một khái niệm đã có từ lâu.
Xuất hiện hàng loạt từ có ý nghĩa tương đồng với trào phúng như : trào lộng, khôi hài,
châm biếm… nói chung đều là việc sử dụng những cử chỉ hay lời nói trước tiên là để
tạo ra tiếng cười nhưng tiếng cười ở đây là tiếng cười mỉa mai, đả kích, phê phán cái

×