Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.03 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ĐỀ TÀI
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI ĐOẠN CHẢY QUA
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
GVGD: Ts. NGÔ THỤY DIỄM TRANG NHÓM 3
1. Nguyễn Thị Thanh An
2. Trịnh Thu Hồng
3. Vương Thiên Kim
4. Trần Quỳnh Như
5. Nguyễn Ngọc Tuyền
09/2014
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam do điều kiện mưa nhiều đã tạo ra một số lượng sông suối rất lớn,
khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ. Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông và
theo thống kê có 112 cửa sông ra biển. Chính vì hệ thống sông ngòi khá dày đặc đã tạo
cho nước ta hệ sinh thái thủy vực vô cùng phong phú và đa dạng.
Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam, và đứng thứ ba toàn quốc.
Chiếm gần đại bộ phận miền Đông Nam Bộ, sông Đồng Nai đóng vai trò khá quan trọng
về mặt tài nguyên nước, nguồn điện năng và về mặt giao thông thủy.
Sông Đồng Nai bao gồm nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có giá trị lớn
về kinh tế và khoa học, nhất là về mặt sinh thái, môi trường. Thành phố Biên Hòa là một
thành phố công nghiệp nằm trên bờ sông Đồng Nai. Tuy nhiên, tại đây nước thải phát
sinh từ các hoạt động công, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt hầu hết đều được thải
trực tiếp hay gián tiếp vào sông Đồng Nai. Các hoạt động này đã ảnh hưởng rất lớn đến
các hệ sinh thái tự nhiên, gây nên hiện tượng suy thoái đa dạng sinh học trong toàn lưu
vực.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì thành phố Biên Hòa là một trong


những khu vực có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất đến chất lượng nước sông Đồng
Nai, đặc biệt là đoạn sông Đồng Nai chảy qua thành phố này.
Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Khai thác tài nguyên trên sông Đồng
Nai đoạn chảy qua Thành phố Biên Hòa” nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ và quản lý hệ
sinh thái thủy vực ở đây một cách hợp lý.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiện trạng hệ sinh thái thủy vực trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Thành
phố Biên Hòa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu sơ lược về sông Đồng Nai.
- Tìm hiểu đặc điểm hệ sinh thái trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Thành phố Biên Hòa.
- Hiện trạng và giải pháp khắc phục.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài phân tích hiện trạng tài nguyên trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Thành phố
Biên Hòa.
1.3.2 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 29/8/2014 đến ngày 8/10/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua Thành phố Biên Hòa.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu
thập từ internet, sách, báo, tạp chí và các
phương tiện truyền thông khác.
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được phân tích trên cơ sở chọn lọc,
tổng hợp kết hợp phương pháp so sánh tương đối,
tuyệt đối và đưa ra nhận xét, đánh giá.

Hình 1. Bản đồ sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KHẢO SÁT
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Sông Đồng Nai có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Viên tỉnh Lâm Đồng. Sông uốn
chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài,
tỉnh Đồng Nai.
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa nằm ở tọa độ 10°82′0″B
106°78′0″Đ chảy qua các phường Tam hiệp, Quyết Thắng, Hiệp Hòa, Bửu Long, Hòa
Bình, Quang Vinh, Tân Phong, Long Bình Tân của thành phố Biên Hòa. Khi chảy qua
thành phố Biên Hòa đến một khúc quanh thì tự chia ra làm hai nhánh ôm trọn một dải đất
sa bồi. Dải đất đó chính là Cù lao Phố, nằm ở phía Đông-Nam của thành phố Biên Hòa,
tên hành chính hiện nay là xã Hiệp Hòa với tổng diện tích đất đai là 694,6495 ha.Với vị
trí quan trọng đó sông Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng với người dân thành phố Biên
Hòa.
2.1.2 Đặc điểm địa hình
Đoạn sông Đồng Nai chảy qua Thành phố Biên Hòa thuộc hạ lưu của sông có
chiều dài khoảng 19.6km, với dòng chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Địa hình khá
bằng phẳng, lòng sông khá rộng từ 1km đến 4.5km, độ sâu có nơi lên đến 18m.
2.2 THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA HỆ SINH THÁI
2.2.1 Các yếu tố môi trường
2.2.1.1 Nhiệt độ
Mặc dù nằm gần xích đạo, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ nhiệt vùng nhiệt đới,
song với nền địa hình phức tạp, lưu vực sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai
cũng hình thành sự phân hóa nhiệt độ giữa các vùng một cách sâu sắc. Trong một năm
mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần cách nhau 4 tháng, với độ cao mặt trời ít thay đổi. Nhiệt
độ trung bình năm 25,4ºC - 27,2ºC.
Tháng giêng là tháng có nhiệt độ thấp nhất với nhiệt độ trung bình 25-26
0
C. Tháng

tư là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình 30-33
0
C.
2.2.1.2 pH của môi trường
pH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng.
pH thích hợp cho thủy sinh vật là từ 6.5-9
Theo kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường nước trên sông Đồng
Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai năm 2009 thì độ pH dao động từ
7.0 – 7.5, phù hợp với đời sống của đa số các thủy sinh ở đây. Tuy nhiên vào thời gian
gần đây, chỉ số này khá thấp, thường ở mức thấp hơn 7 và không đạt chuẩn.
2.2.1.3 Oxy hòa tan (DO)
DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật thủy
sinh, thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.
Nồng độ oxy dao động mạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, sự phân
hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo v.v
Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật thủy sinh giảm hoạt động hoặc chết. Do
vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của sông.
Ở thủy vực có sự phân tầng rõ rệt:
- Tầng mặt có oxy hòa tan cao
- Tầng giữa oxy trung bình
- Tầng đáy oxy thấp
Bảng 1: Nồng độ oxy hòa tan nguy kịch và oxy hòa tan gây chết ở một số loài (mg/L)

Chủng loài động vật
Nồng độ nguy kịch
Nồng độ gây chết

Cá nước lạnh



5.0-6.0


2.5-3.5


Cá nước ấm


4.0-5.0


1.0-2.0


Tôm


3.0-4.0


0.5-1.0

Do đặc điểm khí hậu tự nhiên ở nước ta, nhiệt độ quanh năm cao nên hầu hết các loài
sống ở sông Đồng Nai chủ yếu là cá nước ấm, hàm lượng DO chủ yếu dao động từ từ 5-
6mg/l nên ở mứa oxy hòa tan như thế, đã đạt mức quy định môi trường sống của sinh vật
thủy sinh.
Bảng 2: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường nước trên sông Đồng
Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai năm 2009

STT Thông số
Tháng
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
5
Tháng
8
Tháng
10
1 Nhiệt độ (0C) 29,0 30,0 30,0 29,6 28,2
2 pH 7,3 7,2 7,4 7,5 7,2
3 Độ đục (NTU) 2 7 10 33 50
4 Độ dẫn (μS/cm) 45,9 48,1 50,2 41,7 36,9
5 DO( mg/l) 5,0 5,5 5,4 5,9 5,4
6 TSS (mg/l) 4 9 19 19 38
7 COD (mg/l) 7 9 8 8 10
8 BOD5 (mg/l) 2 3 5 3 3
9 N-NH4+(mg/l) 0,24 0,13 0,13 0,04 0,07
10 Độ mặn(NaCl
0/00)
<0,008 0,010 0,011 0,010 0,010
(Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai năm 2009)
QCVN 38:2011/BTNMT
Bảng 3: Giá trị giới hạn các thông số trong nước mặt dùng cho mục đích bảo
vệ đời sống sinh vật thủy sinh
T
T

Thông số
Đơn vị Giá trị giới hạn
1 pH 6,5 - 8,5
2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 4
2.2.2 Quần xã sinh vật
2.2.2.1 Sinh vật sản xuất
Đã phát hiện được 98 loài thực vật phù du thuộc 5 ngành tảo trong đó ngành tảo
lục có số lượng chiếm ưu thế 48 loài (49%), tiếp đến là tảo silic 30 loài (30,6%), tảo mắt
10 loài (10,2%), tảo lam 9 loài (9,2%) và tảo giáp là một loài.
So sánh thành phần loài giữa mùa mưa và mùa khô cho thấy có sự sai khác đáng
kể về thành phần loài thực vật giữa mùa khô và mùa mưa.Vào mùa mưa có 59 loài, mùa
khô có 69 loài. Tảo lục vẫn là loài chiếm ưu thế trong cả mùa khô và mùa mưa, điều này
phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước ngọt.
2.2.2.2 Sinh vật tiêu thụ
- Các loài cá
Cơ cấu thành phần thuộc khu hệ cá sông với các loài cá có nguồn gốc nội địa và
nước biển di cư vào theo mùa, các loài cá thuộc bộ cá chép (Cyprinidae với 14/33 loài
mới) như lòng tong sắt (Esomus metallicus), lòng tong bay (Esomus dảuica), cá đỏ đuôi
(Rasbora borapetenis), cá ngựa chấm (Hampala dispar), cá duồng (Cirrhinusmicrolepsis),
cá da trơn (Siluriformes) và bộ cá vực (Perciformes), bộ Clupeiformes (cá cơm,cá trích),
Belonoformes (cá nhái, cá kình) và bộ Tetrodotiformes (cá nóc).
Nhìn chung các loài cá xuất hiện là các loài cá có đặc trưng hệ cá nội đồng, thích
sống nơi nước sạch, có dòng chảy chậm hay đứng và có nhiều thủy sinh vật.
Bộ: Cá chép Cypriniformes
Bộ: Siluriformes
Bộ: Tetraodontiformes
- Ngoài ra, tại đây còn xuất hiện nhiều động vật đáy
thuộc các nhóm tôm, cua, trai, ốc, ấu trùng, côn trùng…
Tôm càng xanh Cua đinh
2.2.2.3 Sinh vật phân hủy

Vi sinh vật là thành phần chính, giúp phân hủy sinh vật chết và làm nước có nhiều
dưỡng chất.
CHƯƠNG 3. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
3.1. VÙNG LƯU VỰC
3.1.1 Nông nghiệp
Cơ cấu cây trồng được người dân áp dụng phụ thuộc rất lớn vào lượng nước
tưới sẵn có. Nếu nước được cung cấp đầy đủ vào đúng các thời điểm yêu cầu trong năm
thì cơ cấu cây trồng sẽ là và 3 vụ lúa. Trong điều kiện canh tác chủ yếu dựa vào mưa có
tưới bổ sung bằng nước ngầm thì một hoặc hai vụ lúa có thể thay thế bằng đậu, rau,
lạc. Còn trong điều kiện canh tác dựa hoàn toàn vào mưa thì mía và sắn là các cây trồng
chính.
3.1.2 Ngư nghiệp
Lưu vực sông có diện tích mặt nước rất lớn, rất thích hợp việc sử dụng mặt
nước nuôi cá bè.
3.1.3 Công nghiệp
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa cung cấp nước cho hoạt động
của các khu công nghiệp Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco…bên cạnh việc cung
cấp nước cho các hoạt động của các khu công nghiệp trên thì nó còn là đoạn sông chịu
tác động khá nhiều nguồn thải có nồng độ và tải lượng ô nhiễm rất cao từ nguồn thải của
các khu công nghiệp.
Bảng4 Quy mô các khu công nghiệp
Stt Các khu công nghiệp tập
trung
Diện tích quy hoạch
(ha)
Tiến độ đầu tư (ha)
2005 2010 2020
1 Biên Hòa 1 335 335 335 335
2 Biên Hòa 2 365 365 365 365
3 LOTECO 100 100 100 100

4 AMATA 400 129 400 400
Tổng cộng 1.200 929 1.200 1.200
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, 2012
3.1.4 Du lịch
Cảnh quan và văn hóa giúp phát triển các sản phẩm du lịch sông nước. Vị trí thuận
lợi, nằm ngay trung tâm thành phố Biên Hòa, có thể liên kết, nối tour với các tỉnh, thành
khác (TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu…) để tạo sản phẩm du lịch phong phú,
đa dạng nhằm hấp dẫn và thu hút du khách.
Các điểm du lịch: Cù Lao Phố, Cù lao Ba Xê, Chùa Đại Giác, Đền thờ Nguyễn
Hữu Cảnh, Di tích lịch sử Chùa Ông.
Hiện tại, khai thác tuyến du lịch đường sông Đồng Nai mới chỉ dừng lại ở vài
tuyến điểm ngắn ở TP.Biên Hòa bằng thuyền nhỏ, chưa thu hút khách.
 Công trình cấp nước
Hiện nay đã có một số công trình cấp nước dân sinh lớn đã được xây dựng
phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của người dân:
• Nhà máy nước Biên Hòa cấp nước cho TP.Biên Hòa công suất 36.000 m
3
/ngày đêm.
• Nhà máy cấp nước Thiên Tân cấp nước cho TP.Biên Hòa giai đoạn 1 công suất 100.000
m
3
/ngày đêm.
• Trạm bơm Hóa An thuộc Nhà máy nước Thủ Đức công suất 750.000m
3
/ngày đêm.
• Nhà máy nước Long Bình Tân cung cấp nước cho KCN Biên Hòa 2, Biên Hòa 1.
3.2 VÙNG LÒNG SÔNG
3.2.1 Khai thác thủy sản
Theo thống kê thì tại khu vực có 21 loài động vật đáy thuộc các nhóm tôm, cua, trai,
ốc, ấu trùng, côn trùng và nhiều loài cá với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú. Với hệ

động vật phong phú như vậy nên các hoạt động khai thác thủy sản diễn ra mạnh mẽ. Tuy
nhiên, do hoạt động đánh bắt diễn biến không theo một kế hoạch nhất định nên trữ lượng
thủy sản ngày một giảm dần.
3.2.2 Nuôi trồng thủy sản
Hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra tập trung ở các phường Tân Mai, An Bình,
Thống Nhất với các loại cá chủ yếu như cá diêu hồng, cá chép…Với số lượng bè nuôi
tăng liên tục theo từng năm. Tuy nhiên, hiện nay do tình trạng khai thác quá mức và chất
lượng môi trường nước ngày càng giảm nên sản lượng ngày càng cạn kiệt.
3.2.3 Khai thác cát
Khu vực có lưu lượng nước và độ dốc khá lớn nên lượng phù sa bồi lắng trên đoạn
sông rất nhiều, do đó hoạt động khai thác cát diễn ra thường xuyên. Theo khảo sát của
ngành chức năng thì diện tích khai thác cát trên địa bàn tỉnh là hơn 100 ha với trữ lượng
khoảng 2,45 triệu m
3
. Tuy nhiên, do vấn đề ô nhiễm nên hoạt động khai thác cát đã được
nghiêm cấm từ năm 2005. Mặc dù vậy hiện nay vẫn còn tình trạng khai thác cát lậu trái
phép gây sạt lở, ô nhiễm lòng sông do đốt nhiên liệu.
CHƯƠNG 4. HIỆN TRẠNG
4.1 KHAI THÁC CÁT TRÁI PHÉP
Hoạt động khai thác cát ít nhiều đã gây ô nhiễm nguồn nước trong lưu vực sông.
Các tàu thuyền ngày đêm hút cát rồi xả bùn, bợn trả xuống lòng sông cùng dầu nhớt
động cơ thải làm ô nhiễm nguồn nước. Hơn thế nữa hoạt động khai thác còn làm tăng
khả năng khuếch tán của chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn nước và làm dậy
phèn trên sông dẫn đến làm chua nguồn nước gây nguy hiểm cho sinh vật thủy sinh
sống trên sông.
4.2 Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Trình bày tại hội thảo “Giải pháp cứu chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn -
Đồng Nai” do báo SGGP phối hợp với Sở KH-CN TPHCM tổ chức, GS-TS Nguyễn Văn
Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh), cho biết, chất lượng nước sông Sài Gòn – Đồng Nai hiện nay bị suy giảm bởi

nhiều nguồn nước thải từ sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp, rò rỉ dầu từ hoạt động giao
thông đường thủy, bãi chôn lấp rác và hoạt động nông nghiệp.
Nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất (chiếm 62,2% tổng lưu
lượng nước thải ra sông Sài Gòn – Đồng Nai). Tuy nhiên, mới chỉ khoảng 20% tổng
lượng nước thải ra ở đây được qua công đoạn xử lý.
Trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai hiện có khoảng 73 bãi rác với các quy mô
khác nhau đang hoạt động. Phần lớn các bãi rác này đều chưa được thiết kế hợp vệ sinh,
chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Đây cũng là một trong những loại nguồn
thải gây ô nhiễm nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai bởi mức độ ô nhiễm của các
nguồn thải này rất cao.
Chưa dừng lại ở đó, người dân sống bấp bênh trên sông Cái và sông Đồng Nai còn
trực tiếp sản xuất, xả nước thải sinh hoạt ra sông.
Theo thống kê, hiện có trên 850 bè cá của gần 400 hộ dân tập trung tại khu vực
này đang khiến tình hình ô nhiễm ngày càng trở nên căng thẳng.
Theo ghi nhận, các hộ dân nuôi cá có thói quen sinh hoạt ngay trên bè nên chất
thải cứ xả thẳng ra sông. Nhiều chủ bè mua phế phẩm từ các lò giết mổ gia súc, gia cầm
hoặc xin thức ăn thừa từ nhà hàng, quán ăn tái chế để chăn nuôi cá.
Trong nhiều năm qua, dân làng bè Tân Mai đã phải chịu cảnh khốn đốn bởi cả
trăm tấn cá chết hàng loạt do mật độ lồng nuôi dày đặc, vượt mức quy định, cùng với
nước thải sinh hoạt của người dân sống trên bè và tàu thuyền ra vào nhiều làm môi
trường ô nhiễm nặng, khiến dịch bệnh bùng phát.
4.3 NƯỚC MẶN XÂM NHẬP
Ngành cấp nước TP.Biên Hòa đang rất lo lắng trước tình hình nước mặn xâm nhập
sâu vào sông Đồng Nai, đe dọa nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt, thời gian nhiễm mặn
thường trùng vào các đợt triều cường trong mùa khô.
Tại trạm bơm nước thô của Nhà máy nước BOT Bình An (cung cấp khoảng 100
ngàn m3 nước sạch mỗi ngày), từ ngày 31.1.2011 - 14.2.2011, độ mặn trên mức tiêu
chuẩn cho phép chiếm khoảng 50% thời gian trong ngày, có thời điểm trong ngày độ mặn
đã lên tới 1.000 mg/lít, vượt gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép và vượt quá khả năng xử lý
của Nhà máy nước BOT Bình An. Vì vậy, nhiều thời điểm nhà máy nước này buộc phải

tạm thời ngưng hoạt động do độ mặn trên sông quá cao.
Nguyên nhân khiến cho độ mặn trên sông Đồng Nai tăng cao là do ảnh hưởng của
triều cường đã đẩy nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền. Trong khi đó, lượng
nước tích lũy ở thượng nguồn như hồ thủy điện Trị An (sông Đồng Nai) đều giảm hơn so
với các năm trước. Do vậy, lượng nước từ thượng nguồn xả xuống không đủ lớn để đẩy
lùi lưỡi mặn do triều cường đẩy lên các sông. Nguyên nhân sâu xa hơn, theo các công ty
cấp nước, đó là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, của tình trạng chặt phá rừng đầu
nguồn và nhiều con sông bị chặn dòng chảy
4.4 DỰ ÁN LẤN SÔNG ĐỒNG NAI
Tên đầy đủ của dự án này là “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông
Đồng Nai” (đoạn từ công viên Nguyễn Văn Trị đến cầu Rạch Cát, phường Quyết Thắng,
TP.Biên Hòa). Đây là một trong 4 dự án trọng điểm được UBND tỉnh phê duyệt nhằm cải
tạo cảnh quan môi trường và chỉnh trang đô thị, biến thành phố Biên Hòa trở thành thành
phố ven sông với kinh phí đầu tư là 2.200 tỉ đồng.
Hình 2. Đoạn sông Đồng Nai dự kiến sẽ thực hiện dự án lấn sông.
Tuy nhiên, các nhà khoa học quan ngại, những tác động tiêu cực của dự án này
do“đụng” tới nhiều di tích văn hóa lịch sử đã được xếp hạng và làm thay đổi dòng chảy
dòng sông Đồng Nai, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân Đồng Nai.
Khi “bêtông hóa” hay định bồi đắp thêm trên dòng sông, đều làm thay đổi dòng
chảy và hệ sinh vật ở đó, dẫn đến nước sông Đồng Nai có khả năng bị ô nhiễm, làm mất
đi cơ chế tự làm sạch của dòng nước. Ngoài ra, trong quá trình thi công dự án và sau khi
vận hành, lượng nước thải và rác thải sẽ rất lớn.
Việc lấn sông Đồng Nai để xây dựng bêtông hóa sẽ làm thay đổi dòng chảy gây
xói lở, bồi lắng phù sa. Việc thay đổi bờ bên này sẽ thay đổi bờ bên kia, khu bên kia là
khu dân cư sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức do dòng chảy có tác động từ thượng lưu vào khu
vực bên đó, có thể hình thành đảo mới, một bãi bồi mới hoặc làm biến đổi cả một vùng
đất.
Người dân cũng lo ngại về nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai, do đây là
nguồn nước thô được lấy để xử lý làm nguồn nước sinh hoạt của người dân TPHCM.
Lòng sông bị hẹp làm thay đổi mực nước, nhịp điệu mùa, gây kéo dài thời gian lụt phía

trên thượng lưu và khả năng thoát nước ở hạ lưu hạn chế.
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP
- Tăng cường công tác tuần tra, khoanh vùng trọng điểm những điểm khai thác cát lậu và
cần có biện pháp xử phạt, thậm chí là truy tố đối với những đối tượng chống lại.
- Thực hiện song hành hai biện pháp đó là công trình và phi công trình. Phi công trình là
đẩy mạnh hơn nữa về truyền thông môi trường, còn công trình là xây dựng hệ thống xử lý
nước thải, mặc dù tốn kém song rất hiệu quả.
- Thiết lập các trạm kiểm soát tự động chất lượng nước sông tại các trạm thu nước thô
cấp nước sinh hoạt; đồng thời, hoàn chỉnh hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt sông,
tăng tần suất quan trắc để kiểm soát chất lượng nguồn nước.
- Các địa phương cũng cần hoàn thiện mạng lưới thu gom nước thải và rác thải đô thị;
đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải đô thị vì đây là nguồn gây ô nhiễm nhiều
nhất, đặc biệt ưu tiên phía thượng nguồn.
-Nghiên cứu di dời điểm tiếp nhận nguồn nước thô lên các hồ chứa ở đầu nguồn Dầu
Tiếng, Trị An…Phương án này nếu thực hiện cần có sự nghiên cứu bảo vệ các hồ chứa
nước, hạn chế tối đa các hoạt động nuôi trồng thủy sản tại khu vực hồ chứa. Hoặc có thể
nghiên cứu phương án xây dựng hồ sơ lắng, là nơi tiếp nhận lưu giữ nguồn nước thô, để
khi nguồn nước sông bị ô nhiễm hay nhiễm mặn thì sẽ không lấy nước sông mà sử dụng
nước dự trữ trong hồ này; khi nước sông giảm ô nhiễm hay nhiễm mặn thì lấy nước vào
hồ chứa dự trữ trở lại.
Hình 3. Một góc khu xử lý nước thải tại Công ty TNHH MTV Kido trong KCN Tây Bắc
Củ Chi
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
- Tài nguyên sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa có vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế, xã hội
- Tình trạng khai thác tài nguyên ở lưu vực này còn diễn ra khá phức tạp.
- Hệ thống quản lý chưa thực sự hiệu quả.
6.2 KIẾN NGHỊ
- Tổ chức công tác truyền thông về quản lý và sử dụng nguồn nước, nguồn tài nguyên.

- Xây dựng thêm các bồn dự trữ nước phòng tình trạng ngập mặn diễn ra.
- Lắp đặt dày hơn nữa hệ thống quan trắc tự động trên sông Đồng Nai phục vụ cho công
tác kiểm soát chất lượng nguồn nước, kịp thời phát hiện nguồn thải ô nhiễm và có hướng
giải quyết cụ thể.

×