Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

đề cương kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.48 KB, 18 trang )

Các bước giao dịch mua bán thông thường trực tiếp : hỏi hàng, chào hàng, đặt hàng, hoàn giá chào, chấp nhận,
xác nhận
HỎI HÀNG : đây chính là lời đề nghị giao dịch hay nói cách khác là đề nghị thiết lập quan hệ mua bán xuất
phát từ phía người mua. Đây là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình biết giá cả và các điều kiện
giao hàng
- Về mặt pháp lí : pháp luật ko ràng buộc nghĩa vụ người hỏi hàn
- Nội dung : Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng mong muốn, phương thức
thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng.
CHÀO HÀNG : Là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người bán về một loại hàng hóa nào đó cho
một hoặc một số người trong một khoảng thời gian nhất định.
- Phân loại : Căn cứ vào tính chủ động
Chào hàng thụ động: Là chào hàng của người bán nếu trước đó nhận được những yêu cầu (thư hỏi hàng) của
người mua.
Chào hàng chủ động : Người bán chủ động chào hàng khi chưa nhận được thư hỏi hàng của người mua
Căn cứ vào sự ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng
Chào hàng cố định : Là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua, có nêu rõ thời gian mà
người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình.Nếu người mua chấp nhận hoàn toàn
đơn chào hàng thì coi như hợp đồng được ký kết. Chào hàng này chỉ gửi cho 1 người
Chào hàng tự do: Chào hàng không ràng buộc trách nhiệm của người phát ra. Chào hàng này được gửi cho
nhiều người mua tiềm năng chào bán 1 lô hàng, ai trả giá cao nhất thì bán or bán cho ng mua nào ng bán
thấy có lợi
- Điều kiện hiệu lực :
 Thư chào hàng tự do thì thời hạn ko quy định mà chỉ ghi 1 cách ko rõ ràng
 Thư chào hàng cố định thì phải có thời hạn, theo thông lệ là 30 ngày
 Chủ thể đưa ra chào hàng: phải có tư cách pháp lý
 Đối tượng của chào hàng: được phép lưu thông xuất nhập khẩu. Nghị định 12/2006 ND-CP.
 Nội dung chào hàng: có các điều khoản theo luật định
 Hình thức chào hàng: hình thức theo luật định
- Nội dung : tên hàng, mô tả mặt hàng, giá cả, phương thức giao nhận,thanh toán, số lượng
Chào hàng tự do : không có time có hiệu lực chung chung
Chào hàng cố định : quy định thời điểm nhất định






Chào hàng tự do
Chào hàng cố định
Trách nhiệm cung cấp hàng
hóa
Ko ràng buộc
Ràng buộc
Số lượng thư chào hàng gửi tới
khách hàng
Nhiều khách hàng
Chỉ 1 khách hàng
Thời gian hiệu lực
Không có


- Thu hồi chào hàng : thu hồi chào hàng và chấp nhận chào hàng có hiệu lực nếu thông báo thu hồi đến
trước hoặc cùng lúc với chào hàng và chấp nhận chào hàng (tức là khi chúng chưa có hiệu lực). Việc thu
hồi chào hàng xảy ra khi bên phát chào hàng ko muốn kí kết hợp đồng cung cấp hàng hóa nữa.
ĐẶT HÀNG : thể hiện ý định muốn mua hàng của người mua
- Nội dung : nêu cụ thể tên hàng hóa cần mua, số lượng, phẩm chất, thời hạn giao hàng do bên mua đặt
ra. Một khi bên bán chấp nhận hoàn toàn đơn đặt hàng trong thời hạn quy định thì hợp đồng coi như đã
được thành lập
Đơn đặt hàng thg cố định, các quy định cũng giống thư chào hàng cố định
HOÀN GIÁ : hay còn gọi là mặc cả, có thể biến một thư chào hàng cố định thành 1 thư chào hàng tự do
- Về mặt pháp lí : là việc ng dc chào giá khước từ đề nghị của ng chào giá, tự
mình trở thành người chào giá và đưa ra đề nghị mới làm cơ sở kí két hợp
đồng

- Đặc điểm
 Có thể xuất phát từ phía người bán hoặc người mua
 Làm thay đổi một số nội dung của chào hàng trước đó
 Làm vô hiệu chào hàng trước
 Được coi là một chào hàng mới
CHẤP NHẬN : là việc ng dc chào giá đồng ý hoàn toàn với giá đc chào
- Về mặt pháp lí : dẫn tới việc kí kết hợp đồng mua bán
- Phân loại :
 Chấp nhận hoàn toàn vô điều kiện : hợp đồng sẽ được kí kết
 Chấp nhận có điều kiện : về cơ bản hợp đồng vẫn chưa dc kí kết và vẫn còn nhiều khả năng ko
đc kí kết
- Điều kiện hiệu lực :
 Chấp nhận phải do chính người nhận được chào hàng chấp nhận
 Chấp nhận phải hoàn toàn không điều kiện
 Phải gửi đến tận tay người chào hàng
 Chấp nhận phải làm bằng văn bản
 Phải được làm trong thời hạn hiệu lực của chào hàng
XÁC NHẬN : là việc khẳng định lại sự thỏa thuận mua bán để tăng thêm tính chắc chắn của nó và để phân biệt
nhg điều khoản cuối cùng với nhg ĐK đàm phán trc đó. Giấy xác nhận có thể do 1 bên đưa ra , lập thành 2 bản
bên lập xác nhận kí trc rồi sau đó gửi cho bên kia. Bên kia kí xong giữ lại 1 bản và gửi trả lại cho bên lập xác
nhận 1 bản. TH các bên chỉ lập 1 bản thì xác nhận đó phải có 2 chữ kí
ĐẠI LÍ : Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên
đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý
cho khách hàng để hưởng thù lao
Đặc điểm :
 chỉ đại diện cho quyền lợi 1 bên – bên ủy thác
 ko dc nhận thù lao của cả 2 bên
 có HĐ dài hạn vs ng ủy thác
 quan hệ giữa ng ủy thác vs ng đại lí là quan hệ hợp đồng đại lí
MÔI GIỚI : Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là

bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán,
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới
Đặc điểm :
 ko đại diện cho quyền lợi của bên nào mà chỉ đứng giữa, ko chịu trách nhiệm pháp lí
 ng mua, bán tự đàm phán kí két hợp đồng
 có quyền nhận thù lao của cả hai bên
 quan hệ giữa người môi giới vs các bên dựa trên sự ủy thác từng lần
Đều làm việc vì quyền lợi của người khác để kiếm tiền thù lao
So sánh
Môi giới thương mại
Đại lí mua bán hàng hóa
Chủ thể
Bên môi giới và bên được môi giới
Bên giao đại lý và bên đại lý.
Điều
kiện
bên môi giới bắt buộc phải là thương nhân và
phải có đăng kí kinh doanh ngành nghề môi
giới thương mại.
Cả hai bên đều phải là thương nhân.
Trách
nhiệm
Người môi giới ko địa diện cho quyền lợi bên
nào mà chỉ đứng giữa, ko chịu trách nhiệm
pháp lí
Người đại lý chỉ đại diện quyền lợi cho một
bên- bên ủy thác
Thù lao
Người môi giới có quyền nhận thù lao của cả
hai bên

Hưởng % doanh số mua bán.
Người đại lí ko dc nhận thì lao của cả 2 bên
hưởng chênh lệch giữa giá bán và giá mua
Phạm vi
môi giới
Phạm vi môi giới thương mại khá rộng, bao
gồm tất cả các hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật
cho phép
Bên đại lý sẽ theo thỏa thuận, thực hiện bán
hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng hóa
cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ
giao đại lý cho khách hàng.
Quan hệ
vs ng ủy
thác
từng lần và không là quan hệ hợp đồng.

Hợp đồng đại lý, quan hệ dài hạn

ĐẤU GIÁ : Là một phương thức giao dịch đặc biệt được tổ chức công khai ở 1 nơi nhất định, tại đó người bán
lợi dụng sự canh tranh giữa các ng mua để chọn người mua trả giá cao nhất
Đặc điểm :
 thường dùng với nhg hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa
 hàng hóa phải có trên thị trường ng mua có thế nhìn thấy, sờ thấy, tự lựa chọn
 ng mua nhiều, ng bán chỉ có 1 và ng mua phải cạnh tranh theo điều kiện của ng bán
 được tổ chức tại 1 địa điểm nhất định và trong 1 khoảng time nhất định đc thông báo trên ti vi và các pt
thông tin địa chúng khác
ĐẤU THẦU : Là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua ( người gọi thầu) công bố trước điều
kiện mua hàng để người bán ( người dự thầu ) báo giá mình muốn bán sau đó người mua sẽ chọn mua của người
báp giá rẻ nhất và có ĐK tín dụng phù hợp hơn cả vs nhg ĐK đã nêu

Đặc điểm :
 Hàng hóa có giá trị lớn, có tiêu chuẩn, có thể thay thế được
 Thị trường mua bán đặc biệt
 Tổ chức tại một địa điểm trong một thời gian nhất định.
 Người mua là người soạn thảo mẫu đơn chào hàng, mẫu hợp đồng.
So sánh
Đấu giá
Đấu thầu
Bản
chất
kinh tế
Để bên bán xác định người mua hàng ( quan
hệ giữa 1 ng bán và nhiều người mua )
Để bên mua lựa chọn người cung cấp hàng
hóa, dịch vụ (quan hệ giữa một người mua
và nhiều người bán).
Đối
tượng
Những hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa ( đồ cũ,
da lông thú )
Hàng hóa, dịch vụ, xây dựng công trình, đấu
thầu dự án
Mục
đích
Tìm ng mua trả giá cao nhất

chỉ quan tâm
đến giá cả
ko chỉ là tìm người trả giá thấp nhất mà còn
đòi hỏi về chất lượng, trình độ kỹ thuật, khả

năng sáng tạo,
Chủ thể
Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng
ký kinh doanh dịch vụ đấu giá
Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức,
cá nhân
Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu
giá hoặc người được người tổ chức đấu giá uỷ
quyền điều hành bán đấu giá.
bên mời thầu (có thể là thương nhân hoặc
không)
còn bên bán – bên dự thầu là các thương
nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch
vụ cho gói thầu.

Hình
thức
pháp lí
thiết lập dưới dạng là hợp đồng ủy quyền bán
đấu giá
hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.
Phân
loại
Căn cứ vào mục đích sử dụng : đấu giá thương
nghiệp và phi thương nghiệp
Căn cứ vào cách tiến hành đấu giá : đấu giá
lên và xuống
Căn cứ vào đối tƣợng: xây lắp, mua sắm
thiết bị, tư vấn
Căn cứ vào phạm vi:mở rộng, hạn chế, chỉ

định thầu
Căn cứ vào hình thức mở thầu:
một phong bì, hai phong bì
Căn cứ vào cách tổ chức đấu thầu:một
giai đoạn,nhiều giai đoạn

Nguyên
tắc
Công khai, trung thực, bảo đảm quyền và lợi
ích các bên
Khách quan, cạnh tranh công bằng và mang
lại hiệu quả kinh tế


HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG : Là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia
khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (Bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển giao vào quyền sở hữu của một
bên khác gọi là Bên mua (Bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; Bên Mua có nghĩa vụ thanh
toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.
- Đặc điểm
 Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau.
 Hàng hoá- đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới hải quan
 Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ với một hoặc cả hai bên
 Nguồn luật điều chỉnh đa dạng, phức tạp : điều ước quốc tế, công ước viên 1980, các hiệp định,
tập quán TM, luật quốc gia, án lệ, incoterm, New York 1936…
- Điều kiện hiệu lực :
- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý
- Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật
- Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp
đã quy định
- Hình thức của hợp đồng phải là văn bản

TÊN HÀNG: có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán trao đổi. Giúp
các bên tránh được nhg hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dễ dàng phân biệt nhg sản phẩm
cùng loại
1. Tên thương mại của hàng hóa/Tên thông thường + Tên khoa học: Groundnut Kernels (Scientific name:
Arachis Hypogea L) – Lạc nhân
2. Tên hàng kèm theo xuất xứ của địa phương sản xuất ra hàng hóa: Gốm sứ bátTràng; Nước mắm Phú
Quốc
3. Tên hàng kèm tên nhà sản xuất:Máy ảnh Sony
4. Tên hàng kèm nhãn hiệu hàng hóa :dầu gội clear
5. Tên hàng kèm quy cách chín : xe ô tô 5 chỗ ngồi
6. Tên hàng kèm công dụng : Sơn để sơn ngoài trời
7. Tên hàng kèm mã hàng trong danh mục của nhà sản xuất : dây cáp điện GSCS TK50
8. Tên hàng kèm với mã HS của hàng hóa đó
9. Kết hợp nhiều cách
SỐ LƢỢNG : Thỏa thuận số lượng hàng hóa được mua bán giữa các bên.Đây là căn cứ để xác định xem người
bán đã giao đủ hàng chưa.
- Đơn vị tính số lượng/ trọng lượng: thùng, cái, con, bao… cm, inch, kg…
- Phương pháp quy định số lượng:
 Quy định cố định (cụ thể) số lượng hàng hóa giao dịch: Các bên khẳng định chính xác số lượng
hàng hóa giao dịch.Dùng trong các hợp đồng mua bán sản phẩm có thể giao nhận chính xác,đếm được nguyên
con, nguyên chiếc,nguyên cái, nguyên thùng…
VD: khi mua dầu thô và một số sản phẩm từ dầu, nếu đơn vị tính là thùng thì ghi : 15.000 Barrels only
 Quy định phỏng chừng về số lượng hàng hóa giao dịch ( ghi có dung sai)
Dùng trong đơn vị đo lường có quy định một số lượng cụ thể nhg quy định kèm theo là có thể giao sai lệch
trong 1 mức độ nhất định nào đó mà vẫn dc coi là hoàn thành hợp đồng, độ sai lệch đó gọi là dung sai. Phương
pháp này linh hoạt hơn pp quy định chính xác và tạo ĐK thuận lợi cho 2 bên trong việc thực hiện hợp đồng.
Dung sai dc quy định trong hợp đồng :
 Do sự hao hụt tự nhiên dọc đường vận chuyển
 Do việc quy định dung sai dc thực hiện cho việc huy động hàng hóa
 Thuận lợi cho việc thuê ptvt

 Do sai số trong đo lường
Ai quy định dung sai :thông thường ng có nghĩa vụ vận tải chọn dung sai. Việc giành quyền chọn dung sai thuộc
về ai tạo ĐK cho ng đó giành quyền chủ động quyết định số lượng hơn kém khi giá hàng thay đối or gom chưa
đủ hàng
About; Approximately; From… to…; Moreless; +/-
VD: trong HDDxk 10000 tấn gạo có dung sai là 5% do ng bán chọn :
About 10,000 MT +- 5% at the seller’s option
10,000 MT approximately 5% at the seller’s option
10,000 MT more or less 5% at the seller’s option
From 9500 MT to 10500 MT at the seller’s option
Các bên cần xác định rõ dung sai, nếu không quy định sẽ được hiểu
theo tập quán hiện hành: Ngũ cốc: +/-5%; Café: +/- 3%; cao su: +/-
2,5%; gỗ: +/-10%
- Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao. Giấy chứng nhận số lượng/ trọng
lượng cũng có thể do người cung cấp hoặc tổ chức kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự
thỏa thuận trong hợp đồng.
CHẤT LƢỢNG: Điều khoản này nhằm làm rõ hơn về đối tượng mua bán của hợp đồng.Đây là căn cứ để xác
định xem người bán có giao đúng hàng cho người mua hay không. Các bên cần đưa ra tiêu chí đánh giá chất
lượng hàng hóa chính xác để đảm bảo người bán cung cấp đúng và người mua nhận được đúng loại mong
muốn.Điều khoản này thường mô tả về tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công năng, công suất, hiệu
suất
- Cách quy định chất lượng:
1. Dựa trên mẫu hàng (as per sample): Đây là phương pháp xác định dựa vào số ít hàng hóa, được
gọi là mẫu hàng.Mẫu do người bán cung cấp. Đối với HĐ gia công có thể do người mua cung cấp.Tính chính
xác ko cao, dùng cho những hàng hóa có quy cách phẩm chất ít biến động, khó tiêu chuẩn hóa, khó mô
tả…Thường áp dụng đối với: hàng nông sản, khoáng sản, đồ chế tác, nguyên liệu, hàng gia công…
VD : Quality : as per sample & tachnical data
2. Dựa vào tiêu chuẩn/phẩm cấp(standard/catergory): Đây là phương pháp quy định chất lượng của
hàng hóa dựa trên những bộ tiêu chuẩn đã được công bố
Tiêu chuẩn (standard) là những quy định về sự đánh giá chất lượng, phương pháp sản xuất,chế biến, đóng

gói…
Phẩm cấp (Catergory) là cách quy định phẩm chất hàng hóa theo những cấp độ chất lượng khác nhau như loại
1, 2, 3… hay loại A, B, C…
Thường áp dụng trong mua bán hàng hóa là các sản phẩm chế biến.
VD : Cà phê nhân Buôn Mê Thuột, vụ mùa 2004, hạng đặc biệt TCVN 4193:2001
3. Dựa vào tài liệu kỹ thuật (As technical documents): Đây là phương pháp quy định dựa vào tài
liệu kỹ thuật đươc dẫn chiếu trong hợp đồng, bao gồm: bản thiết kế, bản lắp ráp,bản vẽ kỹ thuật, …Áp dụng
đối với mặt hàng máy móc, thiết bị, hàng công nghiệp chế tạo…
VD: The quality is pursuant to the technical document herein as attached which has been approved by
the buyer and is an integral part of this contract
(Chất lượng là căn cứ vào các tài liệu kỹ thuật kèm theo tài liệu này như đã được sự chấp thuận của người mua
và là một phần không tách rời của hợp đồng này)
4. Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu (as per contents): Thể hiện tỷ lệ phần trăm các chất chủ yếu
trong hàng hóa. Áp dụng đối với hàng nông sản, khoáng sản, nguyên liệu, chế phẩm, thuốc…
VD : Quy định chất lượng trong HĐ xuất khẩu cà phê
Black and broken beans : 5.0% max
Moisture: 13.0% Max
Ad mixture : 1.0% Max
Mould : 0.2 % Max
small beans below screen size 13 (5.0 mm ) not to exceed 10 %
5. Dựa vào dung trọng của hàng hóa (as per natural weight): Đây là phương pháp quy định dựa vào
trọng lượng tự nhiên – Dung trọng phản ánh tính chất vật lý của hàng hóa như kích thước, hình dạng, trọng
lượng, tỷ trọng tạp
chất…Áp dụng cho hàng ngũ cốc, thủy sản.
Ví dụ: quy định phẩm chất dựa vào dung trọng của hàng hóa
- Lạc nhân: Cỡ hạt: không quá 2.200 hạt/kg
- Tôm: Tối đa 35 con/kg
- Cherry: đường kính 20mm/quả
6. Dựa vào quy cách của hàng hóa (as specifications): Là những quy định về công suất, kích
cỡ,trọng lượng của một sản phẩm chế tạo hoặc chế biến.Áp dụng đối với hàng hóa là máy móc,thiết bị, phương

tiện vận tải, hàng tiêu
VD: Thép chế tạo: Thép góc V100, dài 14m, dày 5mm
7. Dựa vào mô tả (as per description of the goods) : Mô tả những đặc điểm về đặc tính lý hóa như
màu sắc, kiểu dáng, kích thước, tính năng… Áp dụng cho những hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa, các mặt hàng
tươi sống
VD : Thăng long ruột đỏ
8. Dựa vào nhãn hiệu (as trademark): Nhãn hiệu là tên, biểu tượng, hình vẽ,thuật ngữ hay sự phối
hợp giữa chúng có tác dụng để nhận biết hàng hóa cùng loại và phân biệt chúng với hàng hóa khác. Áp dụng:
Khi mua bán những mặt hàng chế biến, chế tạo từ những hãng nổi tiếng thì có thể dùng nhãn hiệu và có thể kèm
thêm năm sản xuất, model, xuất xứ.
VD : Café hòa tan Trung Nguyên G7 (Instant coffee Trung Nguyen G7)
9. Dựa vào tiêu chuẩn đại khái quen dùng (as per vague criteria): Các quy định gồm có: FAQ và
GMQ dành cho các mẫu hàng dùng để đối chiếu với hàng được giao
FAQ: Fair average quality (phẩm chất bình quân khá)
GMQ: Good merchantable quality (Phẩm chất tiêu thụ tốt)
Áp dụng cho hàng nông sản, nguyên liệu.Do phương pháp này thiếu tính chính xác và,dễ gây tranh cãi nên ít
được dùng hiện nay.
10. Dựa việc xem hàng trước và đồng ý (as inspected and approved): Đây là phương pháp quy đinh
phẩm chất khi người mua xem và đồng ý. Áp dụng vs các laoij hàng hóa sau khi dc trưng bày tại hội chợ, triển
lãm, hóa chất, hợp chất khác.
Ví dụ : chất lượng hàng là hương liệu tổng hợp dùng để sx kem đánh răng có tên hàng là SPEARMINT TP
4472
Commodity : SPEARMINT TP 4472
Quality : as per previous shipment, the same as approved specification
11. Dựa vào hiện trạng của hàng hóa (as it sale/as it is) : Việc xác định phẩm chất theo cách này có
ý nghĩa “hàng có thế nào, giao thế đó”. Người mua nhận hàng theo thực tế hàng hóa mà không được khiếu nại
gì về sản phẩm.Áp dụng cho mua bán hàng đồ cũ, phế liệu,…
12. Dựa vào số lượng thành phẩm thu được: Theo cách này, người ta lấy số lượng thành phẩm thu
được từ việc sử dụng nguyên liệu để kết luận về chất lượng của sản phẩm.Áp dụng đối với hàng nguyên liệu
VD: Lượng dầu tối thiểu thu được từ 1kg đậu tương nguyên liệu.

GIÁ CẢ:
- Đồng tiền tính giá : có thể là tiền của nc ng bán, ng mua và cũng có thể là tiền của nc thứ 3 : USD, EUR,
JPY…
Lựa chọn đồng tiền tính giá dựa vào tương quan lực lượng giữa ng bán và ng mua vì nếu ng bán mạnh
thường chọn đồng tiền ổn định và có xu hướng tăng nhg nếu ng mua mạnh thì chọn đồng tiền có xu
hướng giảm để ng mua có lợi
- Phương pháp tính giá

giá cố định
Giá quy định sau
Giá xét lại
-là giá dc ghi bằng 1 số cụ thể
trong HĐ và ko thay đổi suốt
time thực hiện HĐ
-thường dùng vs nhg hàng hóa
trị giá kinh tế ko cao, thời gian
thực hiện ngắn và giá cả ít biến
động
-ưu điểm : mỗi bên có thể đánh
giá sơ bộ hiệu quả của vụ mua
bán này
-nhược điểm: mức giá cố định
ko đáp ứng nhu cầu các bên do
giá luôn biến động nên có thế
gây thiệt hại cho 1 trong 2 bên
khi thực hiện hợp đồng
VD : USD 220/MT FOB
HaiPhong Port, incoterm 2010
-là việc ng ta ko quy
định 1 con số trong hợp

đồng mà chỉ quy định
thời điểm và cách thức
xác định giá cả
-thường dùng vs hàng
hóa là NVL, nông sản
mà giá cả thường xuyên
biến động
-ưu điểm : hàng giao
phù hợp vs giá cả thị
trường ở thời điểm tính
giá
VD : the price will be
determined at the time
of delivery
-Giá đã được xác định trong lúc ký
kết hợp đồng nhưng có thể được
xem xét lại nếu lúc giao hàng giá
thị trường có sự biến động nhất
định
-thường dùng vs hàng nông sản vì
giá cả thường xuyên biến động
- ưu điểm : phòng chống rủi ro về
giá cả cho các bên tham gia hợp
đồng khi time thực hiện dài, giá trị
lô hàng lớn
VD : USD 220/MT FOB HaiPhong
Port, incoterm 2010
It will vary by mutual agreement, if
when shipment the price be change
about 10%


ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG : nó sẽ quy định cụ thể nghĩa vụ của ng bán, ràng buộc cac bên hoàn thành trách
nhiệm của mình đối với đối phương
- Thời hạn giao hàng :
 Giao hàng vào 1 ngày chính xác . VD : On Jan.18
th
, 2014
 Giao hàng trong 1 khoảng time nào đó
From ( June 16
th
,2014) to ( July 16
th
, 2014)
In May 2014
 Giao hàng theo 1 mốc quy định nào đó
Not later than July 31
st
2014
To be effected latest to July 31
st
2014
 Được quy định theo 1 ĐK nào đó
While 30 days after L/C issued date
Whithin 30 days after effective date os this agreement
Giao hàng ngay lập tức ( Prompt/ immediately)
Giao hàng càng sớm càng tốt ( as soon as posible)
- Thông báo giao hàng :
 Trước khi giao hàng :
Nếu ng mua thuê tàu thì phải thông báo cho ng bán biết về ngày giờ tàu đến để ng bán chuẩn bị hàng
hóa

Nếu ng mua chọn dung sai thì phải thông báo cho ng bán biết về số lượng hàng hóa dc giao
Nếu ng bán chọn dung sai mà ng mua lại thuê tàu thì ng bán phải thông báo cho ng mua biết để ng mua
thuê tàu có trọng tải phù hợp
 Sau khi giao hàng
Ng bán phải thông báo cho ng mua về tình hình hàng hóa dc giao để ng mua mua bảo hiểm
 Nhg quy định khác về việc giao hàng :
Có cho phép chuyển tải không : là việc dỡ hàng xuống và bốc hàng lên từ con tàu này sang con tàu
khác phải cùng 1 hành trình
Có cho phép giao hàng từng phần không
Giao hàng nhiều lần
ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN: nghĩa vụ của ng mua là phải nhận hàng và thanh toán cho ng bán, vì vậy điều
khoản thanh toán giữ vị trí rất quan trọng trong HĐNT, vì nó liên quan đến quyền lợi cả 2 bên
- Đồng tiền thanh toán : có thể giống or ko giống đồng tiền tính giá .Nếu ko giống phải tính đến tỉ giá
- Lựa chọn phương thức thanh toán :
 Phương thức trả tiền mặt : trả tiền ngay khi kí HĐ, trả tiền trc khi ng bán giao hàng, khi ng bán
giao hàng, ng bán xuất trình chứng từ
 Phương thức chuyển tiền : là phương thức trong đó 1 khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình chuyển một số tiền nhất định cho ng hưởng lợi ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng
chuyển tiền phải thông báo đại lí của mình ở nc ng hưởng lợi để thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền
 Chuyển bằng thư MT : ngân hàng chuyển tiền tạo ra lệnh gửi bằng thư cho ngân hàng đại lí ở
nước ngoài trả tiền cho ng hưởng lợi. phương pháp này rẻ nhg chậm
 Chuyển bằng điện tín T/T: ngân hàng chuyển tiền ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước
ngoài trả tiền cho ng hưởng lợi. Phương pháp này nhanh nhg đắt
 Chuyển tiền bằng phiếu : ng mua mua 1 phiếu và ngân hàng chuyển phiếu cho ng bán. Cách này
dùng khi 2 bên đối tác rất tin nhau or số tiền thanh toán ko lớn lắm
 Ghi sổ : hai bên sẽ tiến hành mở 1 tài khoản để theo dõi việc giao hàng và nhận hàng. Đến cuối
kì sẽ tiến hành kết toán, số chênh lệch giữa 2 bên dc thanh toán bằng tiền, hàng or dc chuyển
sang kì tiếp theo. Dùng khi 2 bên đã buôn bán vs nhau lâu dài, dùng trong giao dịch bù trừ
 Nhờ thu : là phương thức thanh toán mà sau khi giao hàng ng bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ
tiền: nhờ thu qua hối phiếu, thu kèm chứng từ

 Tín dụng chứng từ : là việc ngân hàng của bên mua thay mặt cho ng mau đứng ra cam kết rằng
ngân hàng sẽ trả tiền cho ng bán nếu ng bán xuất trình cho ngân hàng nhg chứng từ chứng minh
rằng ng bán đã hoàn thàn nhg nghĩa vụ đc quy định trong 1 văn bản gọi là thư tín dụng
L/c : gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phía NK
T/T : gửi cho ng mua
D/A, D/P : gửi cho ngân hàng phía XK
ĐIỀU KIỆN BAO BÌ :
- Vai trò của bao bì :
 Chứa đựng hàng hóa theo tiêu chuẩn đơn vị
 Gia tăng giá trị sản phẩm do tính thẩm mĩ của bao bì
 Bảo vệ cho hàng hóa tránh khỏi nhg tác động của môi trg bên ngoài, quá trình vận chuyển hàng
hóa an toàn
 Gợi ý và kích thích nhu cầu của ng tieu dùng
 Hướng dẫn sử dụng và quảng cáo cho hàng hóa
 Phân biệt hàng hóa
- Căn cứ quy địh bao bì :
 Quy định chung chung : Tính chất hàng hóa, Phương tiện vận chuyển,Tiêu chuẩn xuất khẩu
 Quy định cụ thể : yêu cầu kĩ thuật của bao bì, nghĩa vụ cung cấp bao bì, loại bao bì, chất liệu sản
xuất, tiêu chuẩn bao bì, chi tiết hướng dẫn sd bao bì…
- Quy định chất lượng bao bì :bao bì cần phù hơp với phương thức vận tải
 Bao bì phù hợp đường biển: là những bao bì hình hộp, chắc chắn, có kích thước là những số
nguyên của đơn vị đo lường nhằm mục đích dễ xếp, giảm va chạm và để người vận chuyển dễ
tính xem dung tích hầm tầu xếp hết chưa.
 Bao bì đường sắt: Phải chắc chắn phù hợp với kích thước qui định của cơ quan đường sắt. Điều
này nhằm đẳm bảo việc sang toa và dịch chuyển.
 Bao bì đường không: Phải là hình hộp, chắc chắn, không gây cháy vì an toàn vận chuyển đường
không rất cao.
*Ưu : Đơn giản, chỉ cần ghi phương tiện vận chuyển.
*Nhược: Không cụ thể, gây nhầm lẫn, hiểu nhầm giữa hai bên. Vì có thể quy đình kích thước của các cơ
quan vận tải nước bán khác nước mua.

- Quy đinh cách cấu tạo bao bì.
 Yêu cầu về vật liệu bao bì: bao bì làm bằng đay.
 Yêu cầu hình thức bao bì: bao tải, hòm , thùng
 Yêu cầu kích cỡ bao bì: mỗi bao 50kg
 Yêu cầu số lớp bao bì : 2 lớp hoặc lớp trong bằng nilông lớp ngoài là gỗ.
 Yêu cầu đai nẹp bao bì: Bao phải khâu chỉ đay hình chữ X
*Ưu : Không gây sự nhầm lẫn giữa 2 bên.
*Nhược: Khó cho người ký vì cán bộ ký phải rất am hiểu về kiến thức hàng hóa để biết loại hàng hóa
nào thì cần bao bì như thế nào?
- Phương thức cung cấp bao bì.
Bao bì do người bán cung cấp.
 Người bán cung cấp bao bì kèm hàng hóa và không lấy lại dùng cho bao bì không đắt tiền, tương
đối phổ thông, dùng 1 lần.
 Người bán cung cấp bao bì kèm hàng hóa và lấy lại dùng cho những bao bì chuyên dụng, đắt tiền
và dùng được nhiều lần. VD như thùng đựng dầu
Bao bì do người mua cung cấp khi:
 Thị trường thuộc người bán.
 Khi người mua có yêu cầu đặc biệt về bao bì. Sợ người bán không đáp ứng được.
- Cách tính giá bao bì.
Giá bao bì được tính vào giá hàng hóa: Phổ biến dùng cho những bao bì
dùng một lần và không đắt tiền (packing charges included). Trong trường
hợp này giá hàng hóa đã gồm giá bao bì.
Giá bao bì tính riêng.
 Thường được tính bằng % so với giá hàng hóa. Cách này không chính xác vì vật liệu làm bao bì
khác vật liệu làm hàng hóa (nhưng cách này làm đơn giản).
*Ưu: đơn giản
*Nhươc: không chính xác
 Có thể tính chi phí thực tế làm bao bì nhưng người bán sẽ cố gắng làm những bao bì phức tạp để
tăng giá của bao bì lên và vì vậy người bán sẽ kinh doanh cả bao bì ngoài việc kinh doanh (cách
này chính xác).

Giá của bao bì được tính như giá của hàng hóa : nghĩa là cả bì coi như tịnh, giá của bao bì được tính
như giá của hàng hoá, dùng trong trường hợp trọng lượng bao bì nhỏ hoặc đơn giá của bao bì không
chênh lệch nhiều lắm so với giá hàng hóa
BẤT KHẢ KHÁNG : Bất khả kháng (BKK) là những hiện tượng,sự kiện có tính chất khách quan, không thể
lường trước được nằm ngoài tầm kiểm sóat của con người, không thể khắc phục được, xảy ra sau khi ký kết HĐ
và cản trở việc thực hiện các nghĩa vụ của HĐ
- Vai trò : để ko bị quy trách nhiệm khi có tổn thất hàng hóa ngoài ý muốn, các bên nên đưa điều khoản
này vào HĐ
- Các TH bất khả kháng :
 Phải xảy ra sau khi ký kết hợp đồng
 Các bên không thể lường trước được
 Sự kiện bất ngờ xảy ra, không thể tránh được
 Không thể khắc phục được hay chống lại được
Theo nguyên nhân:
 Bất khả kháng do thiên nhiên gây nên: bão, động đất, núi lửa.
 Bất khả kháng do con người gây nên: đình công, cháy, chiến tranh, đi vòng tránh chiến tranh.
Theo thời hạn
 Ngắn hạn: Bão lụt, đi vòng tránh chiến tranh, các bên kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng 1
khoảng tương ứng (tính từ khi sự việc đó bắt đầu xẩy ra đến khi kết thúc thời gian khắc phục hậu quả).
 Dài hạn: Cấm vận, chiến tranh, núi lửa, quản chế ngoại hối. Trường hợp này hợp đồng có thể huỷ
bỏ.
- Cách qui định về bất khả kháng.
 Liệt kê những trường hợp được công nhận là bất khả kháng.
Ưu: Cụ thể.
Nhược: Rất khó đối với người không am hiểu vì đòi hỏi người ký hợp đồng phải xác định được loại nào
là bất khả kháng, loại nào không phải là BKK
 Nêu nên định nghĩa vê bất khả kháng: Bất khả kháng là những trường hợp không thể lường trước
được, không thể khắc phục được, xẩy ra sau khi ký kết hợp đồng và làm cản trở nghĩa vụ hợp đồng.
Ưu: Đơn giản,
Nhược: Không cụ thể nên dễ gây nhầm lẫn. VD: Tháng 8 chở hàng gặp bão nên gây nhầm lẫn vì mỗi bên có

một lý do. Bên XK cho rằng đây là trường hợp không thể lường trước được. Còn bên NK cho rằng có thể lường
trước được vì tháng 8 là tháng có bão.
KHIẾU NẠI : là phương pháp giải quyết tranh chấp bằng thương lượng trực tiếp giữa các bên có liên quan vs
nhau nhằm thỏa mãn yêu cầu của bên khiếu nại
- Tầm quan trọng : quyền lợi các bên dc đảm bảo 1 cách an toàn hơn, đồng thời giữa dc mqh tốt đẹp giữa
các bên liên quan
o Khiếu nại kịp thời sẽ bảo vệ quyền lợi cho ng khiếu nại
o Thông qua khiếu nại đánh giá được uy tín của đối phương
o Cơ sở để tòa án or trọng tài chấp nhận đơn kiện để xết xử
- Các th khiếu nại : một bên yêu cầu bên kia phải bồi thường thiệt hại do phía bên kia gây ra bằng việc vi
phạm những nghĩa vụ qui định trong hợp đồng.VD: người mua khiếu nại người bán về việc giao hàng
không đúng hợp đồng, không đúng chất lượng .
 Nếu hàng giao thiếu số lượng: Giao bù hàng thiếu, Trả lại số tiền hàng thiếu.
 Nếu thiếu về chất lượng:
Nếu hàng hóa là máy móc thiết bị: Thay thế hàng hỏng, Sửa chữa hàng bị hỏng
Hàng là nông sản: giảm giá
Nhận hàng lại, trả lại tiền và chịu phạt.
TRỌNG TÀI: Là việc 2 bên tranh chấp, thoả thuận chọn người thứ 3 đứng ra xét xử vụ việc cho 2 người.
- Tầm quan trọng: Trọng tài là tổ chức phi chính phủ (giải quyết tranh chấp hợp đồng ngoại thương) nên
ngay từ khi ký hợp đồng nên đưa ngay điều khoản trọng tài vào trong hợp đồng để giải quyết tranh chấp
có thể xẩy ra trong hợp đồng mua bán đồng thời để các bên thấy rõ trách nhiệm hơn trước pháp luật.So
sánh với tòa án :
 Do tính chất đặc thù của các tổ chức trọng tài, nếu không có sự thoả thuận, đồng ý của 2 bên sẽ
không có trọng tài nào đứng ra giải quyết (khác toà án nếu thấy có vi phạm, toà án sẽ sử dụng
công an, Viện kiểm soát đưa ra tòa).
 Rẻ và thủ tục đơn giản hơn tòa án.
 Xử kín.
 Dân chủ hơn trong xét xử
 Là người am hiểu nghiệp vụ nên xét xử nhanh.
- Nội dung : ng đứng ra phân xử để giải quyết tranh chấp giữa các bên ( tòa án quốc gia, trọng tài kinh tế,

quốc tế…). Luật áp dụng, địa điểm tiến hành, cam kết chấp hành tài quyết, phân định chi phí trọng tài (
ng thua chịu)
SỰ CẦN THIẾT CỦA INCOTERM :
- Là bộ quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại dc AD phổ biến bởi các doanh nhân trên TG
- Là ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hóa trong ngoại thương
- Là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán và kí kết HĐ ngoại thương
- Cơ sở quan trọng tính giá cả hàng hóa
- Căn cứ pháp lí quan trọng để thực hiện việc khiếu nại và giải quyết tranh chấp giữa các bên
CÁCH PHÂN LOẠI :
- Cho mọi phương thức vận tải : EXW, FCA, CPT,CIP,DAT, DAP, DDP
- Cho vận tải biển và thủy nội địa: FAS,FOB,CFR,CIF
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN :
1, Phương thức vận tải sử dụng để trao đổi hàng hóa :
2, Điểm giao hàng cụ thể :
3, Phân chia rủi ro giữa người bán và người mua :
4. Mức độ cạnh tranh mua hoặc bán hàng hóa trên thị trường
5, Khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm :
6. Xu hướng biến động cước phí/ phí bảo hiểm trên thị trường :
7. Tình hình chính trị kinh tế xã hội tại các khu vực trong hành trình của hàng hóa :
8. Các quy định về thủ tục, thông quan xuất nhập khẩu tại thị trường mua hoặc bán
9. Các quy định và hướng dẫn của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu :
1) Điều Kiện EXW_ Ex Works- Giao hàng tại xƣởng : EXW + địa điểm giao hàng chỉ định + incoterm 2010
Người bán giao hàng khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở người bán or tại 1 địa
điểm chỉ định khác mà hàng vẫn chưa được thông quan xuất khẩu và chưa được bốc lên phương tiện
vận tải. Điều kiện này thể hiện nghĩa vụ tối thiểu của người bán


Chi Phí
Rủi Ro
Đóng gói

NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NM
NM
Thủ tục xuất khẩu
NM
NM
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển
Chính

NM

NM
Vận tải chính
NM
NM
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
NM
NM
Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển
Chính

NM

NM
Thủ tục Hải quan tại nước NK
NM
NM
Chi phí vận chuyển nội địa tại nước NK

NM
NM

2) Điều kiện FCA_ Free Carrier – Giao hàng cho ngƣời chuyên chở: FCA + địa điểm giao hàng chỉ định
Nghĩa là bên bán giao hàng hóa cho bên chuyên chở or 1 ng khác do bên mua chỉ định tại cơ sở của bên bán or
1 địa điểm chỉ định khác
Nếu giao hàng tại cơ sở người bán thì người bán phải bốc hàng lên PTVT do người mua thuê, nếu không phải
tại cơ sở người bán thì người bán không có trách nhiệm dỡ hàng từ PTVT của người bán xuống.


Chi Phí
Rủi Ro
Đóng gói
NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NB
NB
Thủ tục xuất khẩu
NB
NB
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính
NM*
NM *
Vận tải chính
NM
NM
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
NM
NM

Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển chính
NM
NM
Thủ tục Hải quan tại nước NK
NM
NM
Chi phí vận chuyển nội địa tại nước NK
NM
NM
* Trừ TH giao hàng tại cơ sở ng bán

3) Điều kiện FAS_ Free Alongside – Giao hàng dọc mạn tàu: FAS + cảng giao hàng chỉ định
Bên bán giao hàng hóa khi hàng được đặt dọc theo mạn tàu chỉ định bởi bên mua ( trên bến cảng hay sà lan ) tại
cảng giao hàng chỉ định
TH hàng đóng container dùng FCA thay FAS


Chi Phí
Rủi Ro
Đóng gói
NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NB
NB
Thủ tục xuất khẩu
NB
NB
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển
Chính


NM

NM
Vận tải chính
NM
NM
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
NM
NM
Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển
Chính

NM

NM
Thủ tục Hải quan tại nước NK
NM
NM
Chi phí vận chuyển nội địa tại nước NK
NM
NM

4) Điều kiện FOB_ Free On Board – Giao hàng lên tàu : FOB+ cảng bố chàng chỉ định
Bên bán giao hàng hóa lên tàu chỉ định bởi ng mua tại cảng bốc hàng chỉ định or bên bán mua hàng hóa sẵn
sáng để giao
Hàng đóng container dùng FCA thay FOB


Chi Phí

Rủi Ro
Đóng gói
NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NB
NB
Thủ tục xuất khẩu
NB
NB
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển
Chính

NB

NB
Vận tải chính
NM
NM
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
NM
NM
Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển
Chính

NM

NM
Thủ tục Hải quan tại nước NK
NM

NM

5) Điều kiện CFR_ Cost and Freight – Tiền hàng và cƣớc phí : cảng đến chỉ định
Trong điều kiện này người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng. Bên bán giao hàng lên tàu
or mua hàng sẵn sàng để giao
CFT thay CFR

Chi Phí
Rủi Ro
Đóng gói
NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NB
NB
Thủ tục xuất khẩu
NB
NB
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính
NB
NB Hoặc NM*
Vận tải chính
NB
NM
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
NM
NM

Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển chính
NM*

hoặc NB

NM
Thủ tục Hải quan tại nước NK
NM
NM
Chi phí vận chuyển nội địa tại nước NK
NM
NM

* tùy tùy thuộc vào HĐ vận chuyển kí kết
6) Điều kiện CIF_ Cost Insurance and Freight Tiền hàng,bảo hiểm, cƣớc phí cảng đích chỉ định
Ngoài mua cước vận chuyển chính để chuyên chở hàng đến cảng dỡ thì người bán phải mua bảo hiểm nhằm
đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt hành trình nhưng rủi ro thuộc về người mua sau khi người bán giao
hàng lên phương tiện vận chuyển chính.


Chi Phí
Rủi Ro
Đóng gói
NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NB
NB
Thủ tục xuất khẩu
NB
NB
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính
NB

NB
Vận tải chính
NB
NM
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
NB
NM
Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển chính
NB hoặc NM*
NM
Thủ tục Hải quan tại nước NK
NM
NM
Chi phí vận chuyển nội địa tại nước NK
NM
NM
* tùy tùy thuộc vào HĐ vận chuyển kí kết

7) Điều kiện CPT_ Carriage paid to – Cƣớc phí trả tới : điểm đến quy định
Ng bán giao hàng cho ng chuyên chở or 1 ng khác do bên bán chỉ địh tại địa điểm thỏa thuận và bên bán phải kí
HĐ vận tải và thanh toán phí vận tải cần thiết để đưa hàng tới địa điểm chỉ định


Chi Phí
Rủi Ro
Đóng gói
NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NB

NB
Thủ tục xuất khẩu
NB
NB
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính
NB
NB hoặc NM*
Vận tải chính
NB
NM
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
NM
NM

Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển chính
NB hoặc
NM*

NM
Thủ tục Hải quan tại nước NK
NM
NM
Chi phí vận chuyển nội địa tại nước NK
NB
NM

* tùy tùy thuộc vào HĐ vận chuyển kí kết
8) Điều kiện CIP_ Carriage and Insurance paid to – Cƣớc phí và bảo hiểm trả tới : điểm đến quy định
Bên bán giao hàng cho bên chuyên chở or người khác do bên bán chỉ định, tạo địa điểm thỏa thuận và bên bán
kí hợp đồng vận tải và bảo hiểm, thanh toán phí vận tải và bảo hiểm để đưa hàng hóa tới điểm đích chỉ định



Chi Phí
Rủi Ro
Đóng gói
NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NB
NB
Thủ tục xuất khẩu
NB
NB
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính
NB
NB hoặc NM*
Vận tải chính
NB
NM
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
NB
NM
Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển chính
NB hoặc NM*
NM
Thủ tục Hải quan tại nước NK
NM
NM
Chi phí vận chuyển nội địa tại nước NK
NB

NM
* tùy tùy thuộc vào HĐ vận chuyển kí kết

9) Điều kiện DAT_ Delivered At Terminal – Giao hàng tại bến : tên kho cảng or địa điểm đến chỉ định
Người bán giao hàng hóa khi hàng hóa dc dỡ xuống từ PTVT, hàng hóa dc đặt dưới sự định đoạt của ng mua tại
1 kho chỉ định của 1 cảng or 1 địa điểm đến chỉ định trc.

Chi Phí
Rủi Ro
Đóng gói
NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NB
NB
Thủ tục xuất khẩu
NB
NB
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính
NB
NB
Vận tải chính
NB
NB
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
NB
NB
Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển chính
NB
NB

Thủ tục Hải quan tại nước NK
NM
NM
Chi phí vận chuyển nội địa tại nước NK
NM
NM

10)Điều kiện DAP_ Delivered At Place – Giao hàng tại nơi đến : địa điểm đến chỉ định
Người bán giao hàng khi hàng hóa dc đặt dưới sự định đoạt của ng mua trên PTVT, sẵn sàng bốc dỡ xuống địa
điểm đến chỉ định


Chi Phí
Rủi Ro
Đóng gói
NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NB
NB
Thủ tục xuất khẩu
NB
NB
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính
NB
NB
Vận tải chính
NB
NB
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở

NB
NB
Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển chính
NB
NB
Thủ tục Hải quan tại nước NK
NM
NM
Chi phí vận chuyển nội địa tại nước NK
NB
NB

11)Điều kiện DDP_ Delivered Duty Paid – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu : điểm đến chỉ định

Người bán giao hàng khi hàng được đặt dưới sự định đoạt của ng mua đã thông quan nhập khẩu, trên ptvt chở
đến để sẵn sàng dỡ xuống tại điểm đến quy định


Chi Phí
Rủi Ro
Đóng gói
NB
NB
Chi phí vận tải nội địa tại nước xuất khẩu
NB
NB
Thủ tục xuất khẩu
NB
NB
Bốc hàng lên phương tiện vận chuyển

Chính

NB

NB
Vận tải chính
NB
NB
Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
NB
NB
Dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển
Chính

NB

NB
Thủ tục Hải quan tại nước NK
NB
NB
Chi phí vận chuyển nội địa tại nước NK
NB
NB



×