Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Chương 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.82 KB, 6 trang )

NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.1

CHƯƠNG XI:
CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG
BẰNG CONTAINER.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CONTAINER:
Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO), container là một công cụ vận tải
(Article of Transport) có các đặc điểm sau đây:
* Hình dáng cố định và bền chắc để dùng được nhiều lần;
* Được thiết kế đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào, dỡ hàng ra, cho việc
vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác nhau;
* Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việ
c bốc, dỡ và chuyển tải;
* Có dung tích bên trong không ít hơn một m
3

Container ra đời là kết quả của quá trình đơn vị hóa hàng hoá (Unitization), tức là
quá trình biến những kiện, bó, thùng, đơn vị hàng hoá thành những đơn vị lớn hơn để
tiện cho việc xếp, dỡ, vận chuyển… Kết quả là những công cụ vận tải như pallet, trailer
và đặc biệt là container ra đời. Container ra đời tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc cơ
giới hoá quá trình xếp dỡ hàng hoá, do đ
ó giảm thời gian tàu phải chờ đợi xếp dỡ tại các
cảng, tăng vòng quay của tàu, tăng lực vận tải của phương tiện vận tải.
II. PHÂN LOẠI CONTAINER
1. Theo vật liệu đóng container:
Container bằng thép, bằng nhôm, bằng thép-nhôm, bằng sắt bằng nhựa tổng
hợp…
2. Theo cấu trúc của container


:
-Container mặt phẳng (flatbed container): dùng để chở ôtô, hàng quá dài, quá
nặng…
-Container có lổ thông hơi (vented container);
-Container có hệ thống thông gió (ventilated container);
-Container cách nhiệt (thermal insulated container);
-Container có máy lạnh (refrigerated container);
-Container bồn (tank container): dùng để vận chuyển chất lỏng…
3. Theo công dụng của container:

-Container hàng bách hoá,
-Container hàng rời khô,
-Container hàng lỏng,
-Container hàng đặc biệt
4. Theo kích thước bên ngoài:

NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.2

Trong vận tải quốc tế chủ yếu sử dụng các loại container bằng thép hoặc nhôm
có kích thước như sau:
Chiều dài
(feet)
Chiều cao
(feet)
Chiều rộng
(feet)
Dung tích

Bên trong
(m3)
20
8 8 30,8
20
8,6 8 33,1
40
8,6 8 67,5
40
9,6 8 76,2
45
9,6 8 85,5
Trong các loại trên, loại có chiều dài 20 feet, chiều rộng và chiều cao 8
feet(20x8x8) được coi là đơn vị chuẩn, gọi là đơn vị tương đương với container 20
feet”, còn gọi làTEU (twenty-foot equivalent Unit) để đo lường trong vận tải container.
Ngoài ra còn có một số container khác chuyên dùng cho một số hàng hóa xuất
khẩu đặc biệt.

III. CÔNG CỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER:

1. Công cụ vận chuyển container bằng đường biển
:
Công cụ vận chuyển container bằng đường biển chủ yếu là các loại tàu
container. Có các loại tàu container sau đây:
a) Tàu bán container (Semi – container ship): là những tàu được thiết kế để vừa
vận chuyển container và các hàng hoá khác như hàng bách hoá, ôtô …
b) Tàu chuyên dụng chở container (Full container ship): là loại tàu được thiết
kế chỉ để chuyên chở container.
-Tàu LO-LO (Lift on – Lift off): Là một loại tàu mà container được xếp lên
theo phương thức thẳng đứng qua thành tàu bằng cần cẩu. Loại tàu Lo-Lo hiện đại nhấ

t,
có trọng tải rất lớn là tàu container kiểu tổ ong (Cellular – Container vessel). Trên tàu
này có thể xếp 9-10 chồng container, trọng tải có thể lên đến 5.500 TEU.
-Tàu RO-RO (Roll on – Roll off) Là một loại tàu há mồm mà container được
xếp lên theo phương thức nằnm ngang (có cầu dẫn ở hai đầu hoặc giữa tàu). Khi tàu cập
bến, cầu dẫn sẽ hạ xuống và Container được đưa lên, xuống tàu theo phương thức nằm
ngang bằng các tractor hay xe nâng.
2. Công cụ vận chuyển container bằng đườ
ng ôtô:
Để vận chuyển container bằng đường bộ người ta dùng các loại ôtô chuyên
dụng (có rơ moóc và các chốt, hãm), trailer hoặc dùng tractor kết hợp với sắc-si
(shassis).
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.3

Để vận chuyển container trong khu vực bãi cảng người ta thường dùng xe nâng
(Foklift), xe nâng bên trong (Straddle Carrier), cần cẩu di động (Transtainer)…
3. Công cụ vận chuyển container bằng đường sắt
:
Trong vận tải đường sắt, người ta dùng các toa chuyên dùng hoặc toa mặt bằng
có chốt hãm hoặc trailer (rơ moóc có bánh xe).

IV.CÔNG CỤ XẾP DỠ CONTAINER LÊN XUỐNG TÀU:

1. Các loại cần cẩu dùng vận chuyển containers:
-Cần cẩu giàn (Granty Crane): còn gọi là cần cẩu khung là loại cần cẩu cố định
được lắp đặt trên bến tàu để cẩu container lên, xuống tàu.
-Cần cẩu di động: là loại cần cẩu di dộng được trên hai bánh hơi hay đường ray,

có sức nâng 80 tấn, tầm với 41m, năng suất xếp dỡ từ 25 – 30 TEU/giờ.
-Cần cẩu cố định …
2. Ga, cảng container:

-Cầu tàu (Whart): là nơi tàu đỗ để xếp dỡ container.
-Thềm, Bến tàu (Apron): là khu vực phía trên cầu tàu, nằm giữa cầu tàu và bãi
chờ, là nơi lắp đặt cần cẩu.
-Bãi chờ (Stacking Yard): còn gọi là “Marshaling Yard”, là nơi để container
chuẩn bị xếp hoặc vừa dỡ từ tàu xuống.
-Bãi container (container yard –CY): là nơi chứa, giao nhận vận chuyển container.
-Trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ (container freight station –CFS): là nơi xếp
dỡ, giao nhận, đóng gói hàng l
ẻ vận chuyển bằng container.
-Trạm giao nhận container rổng (Container Depot): là nơi giao nhận các Container
rỗng và Shassis.
-Cảng thông quan nội địa (Inland Clearance Depot – ICD): là khu vực có thể ở
trong nội địa, được dùng làm nơi chứa, xếp dỡ, giao nhận hàng hoá, container, làm thủ
tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu. ICD có cơ quan hải quan và hoạt động như một
cảng nên người ta gọi ICD là cảng khô (Dry Port).

V. NGHIỆP VỤ CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ BẰNG CONTAINER


1. Phương pháp gửi hàng nguyên container (FCL/FCL - full container load):

Các hãng tàu chợ đưa ra khái niệm về thuật ngữ “FCL” là “Hàng xếp trong
nguyên một container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm xếp hàng
vào và dỡ hàng ra khỏi container”.
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG



TS NGUYEN VAN NAM p.4

Trách trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng chuyên chở được phân định
như sau:
a. Đối với người gửi hàng:
1. Chịu chi phí yêu cầu người chuyên chở cung cấp container rỗng đưa về kho
mình để đóng hàng.
2. Đóng hàng vào container theo đúng yêu cầu kỹ thuật để đãm bảo an toàn cho
hàng hoá vào bản thân container trong quá trình chuyên chở.
3. Mời hải quan đến để làm thủ tục kiễm hoá, niêm phong kẹp chì từng container.
4. Vận chuyể
n container đã đóng hàng từ kho của mình đến CY hoặc Terminal của
cảng theo sự hướng dẫn của người chuyên chở, và tại đó giao container cho người
chuyên chỡ.
5. Nhận chứng từ vận tải sau khi đã giao hàng cho người chuyên chở.
b. Đối với người vận tải:
1. Nhận container có hàng tại CY hoặc Terminal của cảng đã được qui định. Kể từ
đó người chuyên chở có trách nhiệm bả
o quản, vận chuyển container đến nơi qui định và
giao cho người nhận hàng trong điều kiện nguyên niêm phong kẹp chì
2. Xếp/Dỡ container lên xuống phương tiện vận tải kể cả chi phí vận chuyển
container từ CY hay Terminal ra cầu cảng.
3. Phát hàng vận tải đơn sau khi đã nhận hàng từ người gửi hàng.
4. Cung cấp vỏ container trong điều kiện tốt cho người người gửi hàng (nếu có).
c.
Đối với người nhận hàng:
1. Làm thủ tục hải quan để nhận hàng.
2. Nhận container có hàng từ người chuyên chở tại CY hoặc Terminal của cảng
qui định, trong điều kiện nguyên niêm phong, kẹp chì.

3. Chuyên chở container từ CY hoặc Terminal của cảng về kho riêng; dỡ hàng ra
khỏi container và nhanh chóng hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở, hoặc cho
người đã thuê vỏ container.

2. Phương pháp gửi hàng lẻ bằng container (LCL/LCLl - less than a container
load):
¾ Thuật ngữ LCL có thể được hiểu dưới khái niệm như sau:
“Những lô hàng lẻ đóng chung trong một container mà người gom hàng dù là
hãng tàu hay người giao nhận phải chịu trách nhiệm xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi
container”.

3. Phương pháp gửi hàng bằng container kết hợp (FCL/LCL - LCL/FCL):

NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.5

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, người chủ hàng (hoặc người giao nhận), có thể thoả
thuận với người chuyên chở áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp như: FCL/LCL hoặc
LCL/FCL. Đó là sự kết hợp giửa hai phương pháp gửi hàng chính kể trên. Do đó, trách
nhiệm của chủ hàng và của người chuyên chở cũng theo đó thay đổi cho phù hợp.
VI. CƯỚC PHÍ TRONG VẬN TẢI CONTAINER:

1. Cước phí: Là khoản tiền mà chủ hàng phải trả cho người chuyên chở để vận
chuyển container từ 1 nơi này đến 1 nơi khác. Cước phí trong vận tải container được
chào, tính toán theo các cách khác nhau:
a. Cước trọn container cho mỗi mặt hàng riêng biệt (Commodity Box Rate –
CBR)
Còn gọi là cước tính theo mặt hàng. Đây là mức cước khoán gộp cho việc chuyên

chở một container chứa một mặt hàng riêng biệt.
b.Cước áp dụng cho tất cả các loại hàng (Freight All Kinds-FAK)
Theo giá cước này tấ
t cả hàng hoá khác nhau đóng trong một container hay một lô
đều được tính theo một mức cước như nhau mà không phân biệt hàng giá trị cao hay giá
trị thấp.
c.Cước tính theo hợp đồng có khối lượng lớn (Time-Volume Contracts Rate-
TVC).
Đây là một loại cước ưu đãi dành cho các chủ hàng có khối lượng lớn container
gửi trong một thời gian nhất định. Khối lượng container gửi càng nhiều giá cước càng
thấp
d.Cước tính theo TEU, tức là giá cước cho một TEU trên một tuyế
n đường vận
chuyển nào đó.Cước tính theo TEU còn phụ thuộc vào việc ai cung cấp container.
e.Cước tính theo container:là tiền cước cho việc vận chuyển một container
20’hoặc 40’ trên một tuyến đường nào đó.
f. Cước chở hàng lẻ (LCL Charges hoặc CFS Charges):
Cũng giống như cước tàu chợ, cước được tính theo trọng lượng hoặc thể tích hoặc
giá trị hàng hóa đó tùy theo sự lựa chọn của người chuyên chở, cộng thêm vớ
i các chí
phí dịch vụ làm hàng lẻ như phí bên bãi, phí xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container
… chính vì vậy cước này bao giờ cũng cao hơn các loại cước khác.

2. Phụ phí trong vận tải container:

Là một khoản tiền mà chủ hàng phải trả thêm cho người vận tải và các cơ quan
hữu quan ngoài tiền cước, bao gồm các khoản sau:
a. Chi phí bến bải (Terminal Handling Charges- THC)
b. Chi phí dịch vụ hàng lẻ (LCL Service Charge

×