Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Chương 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.11 KB, 10 trang )

NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.1

CHƯƠNG XIII
THỦ TỤC HỒ SƠ HẢI QUAN

Căn cứ pháp lý :
- Luật Thương Mại : luật số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005
- Luật Hải Quan: luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005
- Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu: luật số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
1. Khái niệm:
Thủ tục Hải quan là các công việc mà người khai Hải quan và công chức Hải quan
phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.
2. Đối tượng làm thủ tục Hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát Hải quan:

a. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (XK,NK,QC); hành lý ngoại hối, tiền
Việt Nam của người xuất nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải (PTVT) xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, các
tài sản khác, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động Hải
quan.
Hàng hóa xuất khẩu, nh
ập khẩu, quá cảnh bao gồm tất cả các động sản có mã số,
tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ
trong địa bàn hoạt động Hải quan.
b. Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển,
đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Kiểm tra Hải quan:


Là việc kiểm tra hồ sơ Hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng
hóa, phương tiện vận tải do cơ quan Hải quan thực hiện.
4. Giám sát Hải quan:

Là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan Hải Quan áp dụng để đảm bảo nguyên trạng
của hàng hóa, phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý của Hải Quan.
5. Nguyên tắc tiến hành thủ tục Hải quan:

a, Hàng hóa XK, NK, QC, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
phải được làm thủ tục Hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát Hải quan, vận chuyển đúng
tuyến đường, qua cửa khẩu theo đúng quy định của pháp luật.
b, Hàng hóa, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục Hải
quan.
c, Thủ tục Hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và
theo đúng quy định của pháp luật.
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.2

d. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động XK,
NK, XC, NC, QC.
6. Những qui định về thủ tục Hải quan:

a. Đối với người khai Hải quan:

- Khai và nộp tờ khai Hải quan , xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan;
- Đưa hàng hóa và phương tiện vận tải đến địa điểm được qui định cho kiểm tra
thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;
- Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.

b. Đối với công chức Hải quan:

- Tiếp nhận và đăng ký tờ khai Hải quan;
- Kiểm tra hồ sơ Hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
- Thu thuế và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật.
- Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải.

II. THỜI HẠN LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN.

1/ Thời hạn người khai hải quan khai và nộp tờ khai hải quan:

Hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu, tờ khai hải quan có giá trị làm thủ
tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký.
Hàng hóa xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 8 giờ trước khi phương tiện vận
tải xuất cảnh, tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tụ
c hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày đăng ký.
2/ Thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan:

Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người
khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng qui định của pháp luật.
Thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận
tải.
- Chậm nhất là 8 giờ làm việc đối với lô hàng XNK áp dụng hình thức kiểm tra thực
tế một phần hàng hóa theo xác suất.
- Chậm nhấ
t là 2 ngày làm việc đối với lô hàng XNK áp dụng hình thức kiểm tra
thực tế toàn bộ hàng hóa. Trong trường hợp lô hàng XNK có số lượng lớn, việc kiểm tra
phức tạp thì có thể gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 8 giờ làm việc.

III
.
QUI TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI
.

NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.3

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình
thức, mức độ kiểm tra:
1/ Nhập m số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép
mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống (có bị cưỡng chế không) và kiểm tra ân hạn
thuế, bảo lãnh thuế.
2/ Sau khi nhập các thông tin vào máy tính, thông tin được tự động xử lý (theo
ch
ương trình hệ thống quản lý rủi ro) và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra.
Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể, có ba mức độ khác
nhau (mức 1, 2, 3 tương ứng xanh, vàng, đỏ).
- Mức 1: miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh)
- Mức 2: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng vàng)
- M
ức 3: kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ)
- Mức 3a: kiểm tra tồn bộ lô hàng.
- Mức 3b: kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc
kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức
độ vi phạm.
- Mức 3c: kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc

kiểm tra, nếu phát hiện có vi ph
ạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức
độ vi phạm.
3/ Những trường hợp công chức đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra:
Đối với những Chi cục hải quan, nơi máy tính chưa đáp ứng được việc phân luồng
tự động thì cơng chức tiếp nhận hồ sơ căn cứ các tiêu chí về phân loại doanh nghiệp,
chính sách mặt hàng, thông tin khác… đề xuất hình th
ức, mức độ kiểm tra.
Đối với những trường hợp máy tính đã xác định được hình thức, mức độ kiểm tra
trên Lệnh nhưng công chức hải quan nhận thấy việc xác định của máy tính là chưa chính
xác do có những thông tin tại thời điểm làm thủ tục, hệ thống máy tính chưa được tích
hợp đầy đủ, xử lý kịp thời thì đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra.
4/ Kết thúc công việc tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ đăng ký tờ khai, công chức in,
ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan.
5/ Chuyển toàn bộ hồ sơ kèm Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho lãnh đạo chi cục
6/ Sau khi lãnh đạo chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan, hồ sơ
được luân chuyển như sau:

Đối với hồ sơ luồng xanh:
a/ Lãnh đạo chi cục Chuyển trả cho công chức để ký xác nhận, đóng dấu số hiệu
công chức trên tờ khai hải quan
b/ Sau khi ký, đóng dấu công chức, công chức chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ
phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan.
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.4

♦ Đối với hồ sơ luồng vàng, luồng đỏ:
Lãnh đạo chi cục chuyển bộ hồ sơ cho công chức để kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá,

thuế.
Bước 2
: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế.
1/ Kiểm tra chi tiết hồ sơ.
2/ Kiểm tra gía tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chính sách thuế và tham vấn giá
(nếu có).
3/ Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì nhập thơng tin chấp nhận vào máy
tính và in “chứng từ ghi số thuế phải thu”.
4/ Kết thúc công việc kiểm tra thì ghi kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ vào Lệnh hình
thức, mức độ
kiểm tra và ghi kết quả kiểm tra việc khai thuế vào tờ khai hải quan, ký tên
và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và vào tờ
khai hải quan.
♦ Đối với hồ sơ luồng vàng có kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo
của người khai hải quan thì :
a/ Ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức trên tờ khai hải quan
b/ Chuyển bộ
hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải
quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan.
♦ Đối với hồ sơ luồng đỏ có kết quả kiểm tra chi tiết phù hợp với khai báo của
người khai hải quan và / hoặc có vấn đề cần lưu ý thì ghi vào Lệnh hình thức, mức độ
kiểm tra hải quan và chuyển cho công chức (bước 3) thực hiện.

Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ (vàng và đỏ) phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp,
cần điều chỉnh, có nghi vấn, có vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho
lnh đạo chi cục xem xét quyết định
5/ Thực hiện các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm thuế (nếu có).
Bước 3
: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
1/ Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của

người khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa, đề xuất trình lãnh đạo chi cục
xem xét, quyết định (nếu có).
2/ Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa
3/ Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào tờ khai hải quan, yêu cầu phải mô tả cụ thể cách
thức ki
ểm tra, mặt hàng thuộc diện kiểm tra, đủ các thông tin cần thiết để xác định mã số
phân loại hàng hóa, gía tính thuế và vấn đề liên quan. Ký tên, đóng dấu số hiệu công
chức trên tờ khai hải quan.
4/ Nhập kết quả kiểm tra thực tế vào hệ thống máy tính.
5/ Xử lý kết quả kiểm tra
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.5

Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ
khai cho người khai hải quan
1/ Kiểm tra biên lai thu thuế, bảo lãnh của ngân hàng / tổ chức tín dụng về số thuế
phải nộp đối với hàng phải nộp thuế ngay.
2/ Thu lệ phí hải quan.
3/ Đóng dấu “ đã làm thủ tục hải quan”
4/ Vô sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan cho người khai hải quan.
5/ Bàn giao hồ sơ cho bộ phậ
n phúc tập theo mẫu phiếu tiếp nhận
Bước 5
: Phúc tập hồ sơ
Nhận hồ sơ hải quan từ bộ phận thu lệ phí hải quan
Phúc tập hồ sơ theo quy trình phúc tập hồ sơ do tổng cục hải quan ban hành.

IV. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

1. Hồ sơ Hải quan hàng xuất khẩu:
a. Bộ chứng từ phải nộp gồm :
- Tờ khai HQ hàng hóa xuất khẩu ( HQ/2002-XK): 02 bản chính
- Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp
đồng:01 bản sao
- Hóa đơn thương mại (nếu hàng thuộc đối tượng chịu thuế): 01 bản chính
b. Bộ hồ sơ xuất trình:
-Giấy chứng nhận đăng kí mã số HQ: 01 bản sao hoặc chính)
c. Các chứng từ ph
ải nộp thêm
- Bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng hoá đóng gói không đồng nhất):02 bản
chính
- Văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền(đối với mặt
hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính
(nếu xuất khẩu 1 lần).
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu nhận ủy thác xuất khẩ
u):01 bản sao
Ghi chú: Các chứng từ trong hồ sơ HQ nếu quy định là bản sao thì giám đốc hoặc
phó giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền của giám đốc doanh nghiệp
xác nhận sao y bản chính, kí tên đóng dấu lên các chứng từ và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính hợp lệ của chứng từ đó.
2. Hồ sơ Hải Quan hàng nhập khẩu:

a. Chứng từ phải nộp:
- Tờ khai HQ(HQ/2002-NK): 02 bản chính
- Hợp đồng mua bán Ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng:
01 bản sao

×