MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO - VẬT LÍ LỚP 6
A. HỌC KỲ 1
I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
1. ĐỀ SỐ 1:
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 8 theo PPCT (sau khi học xong bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực).
Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (70% TNKQ; 30% TL)
1.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là
A. Ca đong có ghi sẵn dung tích.
B. Bình chia độ.
C. Bình tràn.
D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích.
Câu 2. Độ chia nhỏ nhất của thước là
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.
D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 3. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là
A. m B. cm C. dm
2
D. mm
Câu 4. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ
A. thể tích của hộp mứt.
B. khối lượng của mứt trong hộp.
C. sức nặng của hộp mứt.
D. số lượng mứt trong hộp.
Câu 5. Đơn vị đo lực là
A. kilôgam. B. mét. C. mili lít. D. niu tơn.
Câu 6. Trọng lượng của một vật là
A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất.
B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.
C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.
D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật.
Câu 7. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau:
A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy.
Câu 8. Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe).
Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng?
A. An đẩy, Bình kéo B. An kéo, Bình đẩy
C. An và bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo.
Câu 9. Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên bi là:
A. Trọng lực của bi, lực do mặt sàn tác dụng lên bi và lực đẩy của tay.
B. Trọng lực của bi và lực do mặt sàn tác dụng lên bi.
C. Trọng lực của bi và lực đẩy của tay.
D. Lực đẩy của tay.
Câu 10. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ
tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là
A. quả nặng bị biến dạng.
B. quả nặng dao dộng.
C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm.
D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm.
Câu 11. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là
A. 400 ml và 20 ml
B. 200 ml và 20 ml
C. 400 ml và 10 ml
D. 400 ml và 0 ml
Câu 12. Độ dài của chiếc bút chì trên hình vẽ là
A. 7,8 cm B. 8 cm
C. 7,7 cm D. 7,9 cm
Câu 13. Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ. Thể
tích của nước trong bình là
A. 22 ml
B. 23 ml
C. 24 ml
D. 25 ml
Câu 14. Người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của một cái khóa, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một
đĩa cân là quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại là cái khóa và một quả cân 15g. Khối lượng của khóa là
A. 100g B. 115g C. 15g D. 85g
B. TỰ LUẬN. Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 15. Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh
dần, chậm dần?
Câu 16. Cho một bình chia độ, một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chia độ) có thể tích nhỏ hơn giới hạn đo của
bình chia độ.
a. Ngoài bình chia độ đã cho ta cần phải cần ít nhất những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích của
hòn đá?
b. Hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu?
1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án C A C B D B D A B C A B C D
B. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 15. 1 điểm (nêu được mỗi trường hợp 01 ví dụ đúng cho 0, 5 điểm)
Chẳng hạn như:
- Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, 0,5 điểm
30 ml
10 ml
20 ml
0 ml
40 ml
200 ml
0 ml
400
ml
thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại.
- Khi ta đang đi xe máy, nếu ta từ từ tăng ga, tức là ta đã tác dụng lực kéo vào
xe máy, thì xe máy sẽ chuyển động nhanh dần.
0,5 điểm
Câu 16: 2 điểm.
a. Dụng cụ: Ngoài bình chia độ đã cho để đo được thể tích của hòn đá cần thêm
bình tràn và nước.
b. Cách xác định thể tích của hòn đá
Học sinh có thể trình bày được một trong các cách khác nhau để đo thể tích
của hòn đá, ví dụ:
+ Cách 1: Đặt bình chia độ dưới bình tràn sao cho nước tràn được từ bình
tràn vào bình chia độ. Thả hòn đá vào bình tràn để nước tràn từ bình tràn sang bình
chia độ. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chia độ bằng thể tích của hòn đá.
+ Cách 2: Đổ nước vào đầy bình tràn, đổ nước từ bình tràn sang bình chia
độ. Thả hòn đá vào bình tràn, đổ nước từ bình chia độ vào đầy bình tràn. Thể tích
nước còn lại trong bình là thể tích của hòn đá.
+ Cách 3: Bỏ hòn đá vào bình tràn, đổ nước vào đầy bình tràn. Lấy hòn đá
ra. Đổ nước từ bình chia độ đang chứa một thể tích nước đã biết vào bình tràn cho
đến khi bình tràn đầy nước. Thể tích nước giảm đi trong bình chia độ bằng thể tích
hòn đá.
* Ghi chú: Học sinh có thể dùng bát, cốc, đĩa, thay bình tràn mà đưa ra
được phương án đo được thể tích của hòn đá cũng cho điểm tối đa.
0,5 điểm
1,5 điểm
2. ĐỀ SỐ 2:
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 8 theo PPCT (sau khi học xong bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực).
Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)
2.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Giới hạn đo của bình chia độ là
A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.
B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.
C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.
D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
Câu 2. Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực?
A. Lực tác dụng lên vật đang rơi.
B. Lực tác dụng lên máy bay đang bay.
C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo.
D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó.
Câu 3. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?
A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.
B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.
C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
D. Lực mà đầu tầu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động.
Câu 4. Treo một quả nặng vào một lò xo được gắn trên một giá đỡ. Tác dụng của quả nặng lên lò xo đã gây ra đối
với lò xo là
A. quả nặng bị biến dạng.
B. quả nặng dao dộng.
C. lò xo bị biến dạng.
D. lò xo chuyển động.
Câu 5. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần
lượt là
A. 100 cm
3
và 5 cm
3
B. 50 cm
3
và 5 cm
3
C. 100 cm
3
và 10 cm
3
D. 100 cm
3
và 2 cm
3
Câu 6. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm
3
chứa 65cm
3
nước để đo thể tích
của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm
3
. Thể tích của hòn đá là
A. 92cm
3
B. 27cm
3
C. 65cm
3
D. 187cm
3
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 7. Trọng lực là gì? Đơn vị trọng lực?
Câu 8. Trên hình vẽ, lực sĩ cử tạ Hoàng Anh Tuấn của Việt Nam đang thực hiện động tác nâng tạ. Mặc dù sử dụng
lực rất lớn nhưng tạ vẫn không di chuyển. Hỏi có những lực nào tác dụng lên tạ? Nêu nhận xét về các lực này?
Câu 9. Có hai chiếc bình hình trụ làm bằng thuỷ tinh trong suốt: Bình thứ nhất có chia độ, bình thứ hai không chia
độ. Hãy nêu phương án đơn giản để chia vạch cho bình thứ hai để có thể dùng bình này đo được thể tích của chất
lỏng.
Câu 10. Để xác định thể tích của một quả bóng bàn người ta buộc một hòn sỏi cuội vào quả bóng bàn bằng một sợi
chỉ nhỏ rồi bỏ chìm quả bóng và hòn sỏi cuội vào bình tràn. Hứng lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ,
mực nước ngang vạch 275 cm
3
. Sau đó, người ta lại thả hòn sỏi (đã tháo khỏi quả bóng) vào bình chia độ thì mực
nước ở ngang vạch 245,5 cm
2
. Hãy cho biết thể tích của quả bóng bàn?
2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án A D B C A B
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7. 2 điểm
- Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật
- Đơn vị trọng lực là niu tơn, kí hiệu là N
1 điểm
1 điểm
Câu 8: 2 điểm.
- Các lực tác dụng lên tạ gồm: Trọng lực của tạ và lực nâng của tay.
- Tạ chịu tác dụng của hai lực này nhưng tạ không di chuyển chứng tỏ hai lực đó là
hai lực cân bằng.
1 điểm
1 điểm
Câu 9. 1,5 điểm
Để chia độ cho bình thứ hai, ta làm như sau :
- Đổ một lượng chất lỏng nhất định (chẳng hạn 1cm
3
) vào bình thứ nhất.
- Đổ chất lỏng từ bình thứ nhất sang bình thứ hai.
- Đánh dấu mực chất lỏng ngang với thành bình thứ hai.
Cứ làm như vậy cho đến khi bình thứ hai được GHĐ phù hợp.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Hình 2
Hình 1
50 cm
3
0 cm
3
100
cm
3
Câu 10. 1,5 điểm
V
sỏi
+ V
bóng
= 275 cm
3
V
sỏi
= 275 - 245,5 = 29,5 cm
3
V
bóng
= 275 - 29,5 = 245,5 cm
3
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (Thời gian làm bài 45 phút)
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 16 theo PPCT (sau khi học xong bài 16: Mặt phẳng
nghiêng).
Nội dung kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 8: 40%; từ tiết 9 đến tiết 17: 60%
1. ĐỀ SỐ 1.
Phương án kiểm tra: Kết hợp TNKQ và TL (70% TNKQ, 30% TL)
1.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là
A. ca đong và bình chia độ.
B. bình tràn và bình chứa.
C. bình tràn và ca đong.
D. bình chứa và bình chia độ.
Câu 2. Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?
A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml
B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.
C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99.
D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg
Câu 3. Lực có đơn vị đo là
A. kilôgam B. mét vuông C. niutơn D. lực kế
Câu 4. Lực đàn hồi xuất hiện khi
A. lò xo nằm yên trên bàn
B. lò xo bị kéo giãn
C. lò xo được treo thẳng đứng
D. dùng dao chặt một cây gỗ
Câu 5. Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản?
A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện.
C. Kéo cắt giấy. D. con dao thái.
Câu 6. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây?
A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.
B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.
C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.
D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.
Câu 7. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng
A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. chông làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 8. Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận không đúng là
A. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn
B. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng
C. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Câu 9. Đơn vị của khối lượng riêng là
A. kg/m
2
. B. kg/m. C. kg/m
3
. D. kg.m
3
.
Câu 10. Để xác định khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh, ta cần dùng
A. một cái cân, một lượng nước thích hợp, một bình tràn.
B. một cái lực kế, một lượng nước thích hợp, một bình chứa.
C. một cái bình chia độ, một lượng nước thích hợp, một bình tràn.
D. một cái cân và một cái bình chia độ, một lượng nước thích hợp.
Câu 11. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng
A. thể tích bình tràn.
B. thể tích bình chứa.
C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
D. thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Câu 12. Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của sỏi, người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của
sỏi, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 200g còn ở đĩa cân còn lại là sỏi và một quả cân 15g.
Khối lượng của sỏi là
A. 200g B. 215g C. 15g D. 185g
Câu 13. Một vật có khối lượng 450g thì trọng lượng của nó là
A. 0,45N B. 4,5N C. 45N D. 4500N
Câu 14. Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m
3
thì trọng lượng riêng của nước là
A. 1000 N/m
3
B. 10000N/m
3
C. 100N/m
3
10N/m
3
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 15. Tại sao người ta thường đặt một tấm ván giữa mặt đường và vỉa hè để đưa xe máy từ lên hay xuống vỉa hè?
Câu 16. Cho bảng khối lượng riêng của một số chất.
Chất Khối lượng riêng (kg/m
3
) Chất Khối lượng riêng (kg/m
3
)
Nhôm 2700 Thủy ngân 13600
Sắt 7800 Nước 1000
Chì 11300 Xăng 700
Một khối hình hộp (đặc) có kích thước là 20 cm x 10 cm x 5 cm, có khối lượng 2,7 kg. Hãy cho biết khối
hộp đó được làm bằng chất gì?
1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A D C B D B D A C D C D B B
B. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 15. 1 điểm
Người ta thường đặt một tấm ván giữa mặt đường và vỉa hè để đưa xe máy
từ lên hay xuống vỉa hè vì, tấm ván đóng vai trò của mặt phẳng nghiêng nên có
tác dụng thay đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào xe máy.
1 điểm
Câu 16. 2 điểm
Thể tích của khối hộp là: V = 0,2.0,1.0,05 = 0,001m
3
.
Khối lượng riêng của chất làm khối hộp là
3
2700kg/m
0,001
2,7
V
m
D ===
.
So sánh D = 2700kg/m
3
với bảng khối lượng riêng, ta thấy khối hình hộp đó
được làm bằng nhôm.
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
2. ĐỀ SỐ 2.
Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)
Nội dung kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 8: 40%; từ tiết 9 đến tiết 17: 60%
2.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1. Dụng cụ dùng để đo độ dài là
A. Cân B. Thước mét
C. Xi lanh D. Bình tràn
Câu 2. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
B. Trọng lực của một quả nặng.
C. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt.
D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.
Câu 3. Đặt một quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Quyển sách chịu tác dụng của hai lực cân bằng là
A. lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ dưới lên trên và lực của mặt bàn tác
dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.
B. trọng lực của quyển sách và lực ma sát giữa quyển sách với mặt bàn.
C. lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực của mặt bàn tác
dụng lên quyển sách hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.
D. lực đỡ của mặt bàn và lực ma sát giữ quyển sách đứng yên trên mặt bàn.
Câu 4. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao, so với cách kéo trực tiếp vật lên thì khi sử
dụng mặt phẳng nghiêng ta có thể
A. kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
B. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B. làm giảm trọng lượng của vật.
D. kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.
Câu 5. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là
A. 1000g B.100g C. 10g D. 1g
Câu 6. Một vật đặc ở mặt đất có khối lượng là 8000g và thể tích là 2dm
3
. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là
A. 40N/m
3
. B. 400N/m
3
. C. 4000N/m
3
. D. 40000N/m
3
.
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 7. Mô tả hiện tượng xảy ra khi treo một vật vào đầu dưới của một lò xo được gắn cố định vào giá thí nghiệm?
Câu 8. Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công
thức.
Câu 9. Cho bảng khối lượng riêng của một số chất như sau
Chất Khối lượng riêng (kg/m
3
) Chất Khối lượng riêng (kg/m
3
)
Nhôm 2700 Thủy ngân 13600
Sắt 7800 Nước 1000
Chì 11300 Xăng 700
Hãy tính:
a. Khối lượng và trọng lượng của một khối nhôm có thể tích 60dm
3
?
b. Khối lượng của 0,5 lít xăng?
Câu 10. Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì? lấy ví dụ minh họa?
2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A C A C D
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7. 2 điểm
Vật treo vào lò xo chịu lực hút của Trái Đất theo phương thẳng đứng, chiều từ
trên xuống nên dịch chuyển về phía mặt đất và kéo lò xo giãn ra. Lò xo bị biến dạng
sinh ra lực đàn hồi có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, đặt vào vật kéo vật
lên. Khi độ lớn của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật thì vật không thay đổi vận
tốc (đứng yên).
2 điểm
Câu 8. 2 điểm
- Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất
ấy.
- Công thức tính khối lượng riêng:
V
m
D =
, trong đó, D là khối lượng riêng của
chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m
3
; m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; V
là thể tích của vật, đơn vị đo là m
3
.
1 điểm
1 điểm
Câu 9. 1,5 điểm
Dựa vào bảng khối lượng riêng ta thấy: khối lượng riêng của nhôm D
1
=
2700kg/m
3
và khối lượng riêng của xăng là D
2
= 700kg/m
3
.
a. Khối lượng của khối nhôm là m
1
= D
1
.V
1
= 2700.0,06 = 162 kg
Trọng lượng của khối nhôm là P = 10m
1
= 162.10 = 1620 N
b. Khối lượng của 0,5 lít xăng là: m
2
= V
2
.D
2
= 700.0,0005 = 0,35 kg
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
Câu 10. 1,5 điểm
- Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao hay xuống thấp thì mặt phẳng
nghiêng có tác dụng thay đổi hướng và độ lớn của lực tác dụng.
- Nêu được ví dụ minh họa về 2 tác dụng dụng này của mặt phẳng nghiêng,
chẳng hạn như: Trong thực tế, thùng dầu nặng từ khoảng 100 kg đến 200 kg. Với
khối lượng như vậy, thì một mình người công nhân không thể nhấc chúng lên được
sàn xe ôtô. Nhưng sử dụng mặt phẳng nghiêng, người công nhân dễ dàng lăn chúng
lên sàn xe.
0,75 điểm
0,75 điểm
B. HỌC KỲ II
I. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
1. ĐỀ SỐ 1:
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong bài 22: Nhiệt kế. nhiệt giai).
Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (70% TNKQ; 30% TL)
1.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Câu 2. Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau
B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 3. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên
A. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.
D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 4. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là
A. 100
o
C B. 42
o
C C. 37
o
C D. 20
o
C
Câu 5. Câu phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
B. Nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
C. Nhiệt kế kim loại thường dùng để đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.
D. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Câu 6. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng là
A. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0
o
C
B. Nhiệt độ nước đang sôi là 100
0
C
C. Nhiệt độ dầu đang sôi là 100
0
C
D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 80
0
C
Câu 7. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật tăng.
B. Thể tích của vật tăng.
C. Khối lượng của vật tăng.
D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng
Câu 8. Một quả cầu bằng sắt được nối bằng một sợi dây kim loại, đầu còn lại của sợi dây gắn với một cán cầm cách
nhiệt; một vòng khuyên bằng sắt được gắn với một cán cầm cách nhiệt. Thả quả cầu qua vòng khuyên, khi quả cầu
chưa được nung nóng, thì quả cầu lọt khít qua vòng khuyên. Câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Khi quả cầu được nung nóng, thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.
B. Khi quả cầu đang nóng được làm lạnh, thì quả cầu thả lọt qua vòng khuyên.
C. Khi nung nóng vòng khuyên thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.
D. Khi làm lạnh vòng khuyên, thì quả cầu không thả lọt qua vành khuyên.
Câu 9. Khi không khí đựng trong một bình kín nóng lên thì
A. khối lượng của không khí trong bình tăng.
B. thể tích của không khí trong bình tăng.
C. khối lượng riêng của không khí trong bình giảm.
D. thể tích của không khí trong bình không thay đổi.
Câu 10. Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.
B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
Câu 11. Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày và mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?
A. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn nên dãn nở nhanh.
B. Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều.
C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.
D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài
của cốc.
Câu 12. Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì
A. khối lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.
B. khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
C. khối lượng của không khí nóng lớn hơn.
D. khối lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.
Câu 13. Cho nhiệt kế như hình 1. Giới hạn đo của nhiệt kế là
A. 50
0
C
B. 120
0
C
C. từ -20
0
C đến 50
0
C
D. từ 0
0
C đến 120
0
C
Câu 14. Cho nhiệt kế do nhiệt độ trong phòng
như hình 2. Nhiệt độ trong phòng lúc đó là
A. 21
0
C
B. 22
0
C
C. 23
0
C
D. 24
0
C
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 15. Mô tả cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng?
Câu 16. Lấy vài cục nước đá từ tủ lạnh bỏ vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta thấy.
Hình 1
Hình 2
- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 3 nhiệt độ của nước đá tăng từ -6
0
C đến -3
0
C.
- Từ phút thứ 3 đến phút thứ 6 nhiệt độ của nước đá tăng từ -3
0
C đến 0
0
C
- Từ phút thứ 6 đến phút thứ 9 nhiệt độ của nước đá ở 0
0
C
- Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước tăng từ 0
0
C đến 6
0
C
- Từ phút thứ 12 đến phút thứ 15 nhiệt độ của nước tăng từ 6
0
C đến 12
0
C
a. Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian?
b. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian?
1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án D C A B B C B C D C D A A D
B. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 15. 1 điểm
Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đã
đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 0
0
C; nhúng
bầu nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản
đó là vị trí 100
0
C. Chia khoảng từ 0
0
C
đến 100
0
C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó
mỗi phần ứng với 1
0
C.
1 điểm
Câu 16: 2 điểm.
a. Bảng theo dõi nhiệt độ của nước đá theo thời gian.
Thời gian (phút) 0 3 6 9 12 15
Nhiệt độ (
0
C) -6 -3 0 0 6 12
b. Đường biểu diễn
1 điểm
1 điểm
2. ĐỀ SỐ 2:
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong bài 22: Nhiệt kế. nhiệt giai).
Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)
2.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Cho bảng 1 biểu thị độ tăng chiều dài của một số thanh kim loại khác
nhau có cùng chiều dài ban đầu 1m khi nhiệt độ tăng lên 50
o
C. Trong các cách
sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là:
A. Nhôm, đồng, sắt
B. Sắt, đồng, nhôm
C. Sắt, nhôm, đồng
6
12
9
-6
-3
3
0
3
6
15
12
9
18
Nhiệt độ (
0
C)
Thời gian (phút)
Nhôm 0,120 cm
Đồng 0,086 cm
Sắt 0,060 cm
Bảng 1
D. Đồng, nhôm, sắt
Câu 2. Khi nói về một số nhiệt độ thường gặp, câu kết luận không đúng là
A. Nhiệt độ nước đá đang tan là 0
o
C
B. Nhiệt độ nước đang sôi là 100
0
C
C. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 60
0
C
D. Nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37
0
C
Câu 3. Khi các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn, do đó trong thực tế khi lắp đặt đường ray xe lửa ở
chỗ nối các thanh ray người ta thường để một khe hở nhỏ để
A. dễ uốn cong đường ray.
B. tiết kiệm thanh ray.
C. dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế.
D. tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng.
Câu 4. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên hiện tượng
A. dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
B. dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
C. dãn nở vì nhiệt của chất khí.
D. dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 5. Biết khi nhiệt độ tăng từ 20
o
C đến 50
o
C thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm
3
. Hỏi 2000cm
3
nước ban đầu ở 20
o
C
khi được đun nóng tới 50
o
C thì sẽ có thể tích bao nhiêu?
A. 20,4 cm
3
B. 2010,2 cm
3
C. 2020,4 cm
3
D. 20400 cm
3
Câu 6. Quan sát nhiệt kế hình 1, hãy chỉ ra kết luận
không đúng trong các kết luận sau:
A. Giới hạn đo của nhiệt kế là 50
0
C
B. Giới hạn đo của nhiệt kế là 120
0
F
C. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 2
0
C
D. Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế là 1
0
F
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau
Câu 7. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế?
Câu 8. Một bình cầu thuỷ tinh chứa không khí được đậy kín bằng nút cao su, xuyên qua nút
là một thanh thuỷ tinh hình chữ L (hình trụ, hở hai đầu). Giữa ống thuỷ tinh nằm ngang có một
giọt nước màu như hình 2. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra khi hơ nóng và làm nguội bình cầu? Từ
đó có nhận xét gì?
Câu 9. Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?
Câu 10. Khi đun nước một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian
và thu được kết quả như sau:
- Sau 2 phút đầu nhiệt độ của nước tăng từ 20
0
C
đến 25
0
C
- Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 31
0
C
- Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 40
0
C
- Đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước là 45
0
C
Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước thời gian?
2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Hình 1
Hình 2
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án B C D A C D
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7. 2 điểm
Ứng dụng của một số nhiệt kế:
- Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm thường dùng để đo nhiệt không khí,
nhiệt độ nước.
- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
- Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 8. 2 điểm
- Khi áp tay vào bình thuỷ tinh (hoặc hơ nóng), ta thấy giọt nước màu chuyển
động ra phía ngoài. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình nở ra khi nóng lên.
- Khi để nguội bình (hoặc làm lạnh), thì giọt nước màu chuyển động vào phía
trong. Điều đó chứng tỏ, không khí trong bình co lại khi lạnh đi.
1 điểm
1 điểm
Câu 9. 1,5 điểm
Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể
giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có
thể làm rách tôn lợp mái.
1,5 điểm
Câu 10. 1,5 điểm
Lập được bảng sau
Thời gian (phút) 0 2 5 10 12
Nhiệt độ (
0
C) 20 25 31 40 45
1,5 điểm
II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 (Thời gian làm bài 45 phút)
Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 19 đến tiết thứ 33 theo PPCT (sau khi học xong bài 29: Sự sôi).
Nội dung kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 8: 30%; từ tiết 27 đến tiết 33: 70%
1. ĐỀ SỐ 1:
Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (70% TNKQ; 30% TL)
1.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm
3
một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50
o
C. Trong các cách
sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách sắp xếp đúng là:
A. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân
B. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu
C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân
D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa
Câu 2. Trong các nhiệt kế dưới dây, Nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ
của nước đang sôi là
A. Nhiệt kế thủy ngân
B. Nhiệt kế y tế
Rượu 58 cm
3
Thuỷ ngân 9 cm
3
Dầu hoả 55 cm
3
Bảng 1
C. Nhiệt kế rượu
D. Nhiệt kế dầu
Câu 3. Khi nói về nhiệt độ, kết luận không đúng là
A. Nhiệt độ nước đá đang tan là là 0
o
C
B. Nhiệt độ nước đang sôi là 100
0
C
C. Nhiệt độ dầu đang sôi là 100
0
C
D. Nhiệt độ rượu đang sôi là 80
0
C
Câu 4. Khi quan sát sự nóng chảy của băng phiến, trong suốt thời gian nóng chảy thì
A. nhiệt độ của băng phiến tăng.
B. nhiệt độ của băng phiến giảm.
C. nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
D. nhiệt độ của băng phiến ban đầu tăng sau đó giảm
Câu 5. Khi nói về sự đông đặc, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.
B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác
C. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.
D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 6. Khi nói về nhiệt độ sôi, câu kết luận đúng là
A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng giảm.
B. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.
D. Khối lượng của chất lỏng tăng, nhiệt độ sôi tăng.
Câu 7. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng
A. đổi hướng của lực kéo.
B. giảm độ lớn của lực kéo.
C. thay đổi trọng lượng của vật.
D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.
Câu 8. Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?
A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Câu 9. Trường hợp nào dưới đây liên quan đên sự đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt.
B. Ngọn nến đang cháy.
C. Cục nước đá để ngoài nắng.
D. Ngọn đèn dầu đang cháy.
Câu 10. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải
A. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác động.
B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.
C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.
Hình 1
F
D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho gió tác động.
Câu 11. Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì
A. khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi.
B. khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm.
C. khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên.
D. khối lượng và thể tích của vật cùng giảm đi.
Câu 12. Để một cốc nước đá ở ngoài không khí sau thời gian ngắn, ta thấy có các giọt nước bám vào thành ngoài
của cốc, điều đó chứng tỏ
A. hơi nước trong không khí xung quanh cốc nước đá gặp lạnh ngưng tụ thành nước và bám vào thành cốc.
B. nước trong cốc lạnh hơn môi trường bên ngoài thành cốc nên nước trong cốc bị co lại và thấm ra ngoài
thành cốc.
C. khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài cốc nước khác nhau thì sự giãn nở vì nhiệt của cốc ở bên trong và
bên ngoài thành cốc khác nhau nên nước thấm ra ngoài thành cốc.
D. cốc bị dạn, nứt rất nhỏ mà ta không nhìn thấy được nên nước trong cốc đã thấm qua chỗ dạn, nứt ra ngoài
thành cốc.
Câu 13. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để
A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.
B. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.
C. giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.
D. đỡ tốn diện tích đất trồng.
Câu 14. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:
A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi dưới đây
Câu 15. Mô tả hiện tượng sôi của nước?
Câu 16. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta
lập được bảng sau:
Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 16
Nhiệt độ (
0
C) -6 -3 0 0 0 3 6 9
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 10.
1.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án B A C C B A D B A D B A C D
B. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 15. 1 điểm
Khi tăng nhiệt độ của nước, sau một thời gian ta thấy có hơi nước bay lên trên
bề mặt của nước và dưới đáy bình xuất hiện những bọt khí nhỏ ngày càng to dần rồi
nổi lên mặt nước và vỡ ra. Khi nhiệt độ của nước đến 100
o
C (hoặc gần đến 100
0
C
1 điểm
Nhiệt độ (
0
C)
15
đối với vùng núi cao) thì mặt nước xáo động mạnh, rất nhiều hơi nước bay lên và
các bọt khí nổi lên, nước sôi sùng sục và nhiệt độ không tăng lên nữa. Nhiệt độ này
gọi là nhiệt độ sôi của nước
Câu 16. 2 điểm
a. Vẽ đường biểu diễn. (hình vẽ)
b. Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nước đá nóng chảy ở nhiệt độ 0
0
C.
1,5 điểm
0,5 điểm
2. ĐỀ SỐ 2
Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)
Nội dung kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 8: 30%; từ tiết 27 đến tiết 33: 70%
2.1. NỘI DUNG ĐỀ
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1. Cho bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm
3
một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50
o
C. Trong các cách
sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít dưới đây, cách sắp xếp đúng là:
A. Thủy ngân, dầu hỏa, rượu
B. Rượu, dầu hỏa, thủy ngân
C. Dầu hỏa, rượu, thủy ngân
D. Thủy ngân, rượu, dầu hỏa
Câu 2. Trong các kết luận sau, kết luận không đúng là
A. Chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì.
B. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
D. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nước bắt đầu sôi?
A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.
B. Các bọt khí nổi lên.
C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra.
D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước.
Câu 4. Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi
A. nước trong cốc càng nhiều.
B. nước trong cốc càng ít.
C. nước trong cốc càng lạnh.
D. nước trong cốc càng nóng.
Câu 5. Trong các trường hợp dưới đây, đòn bẩy không được dùng trong trường hợp nào?
A. Kim đồng hồ. B. Cân đòn.
C. Xẻng xúc đất. D. Kéo cắt kim loại.
Câu 6. Các bình ở hình vẽ đều chứa cùng một lượng nước và được đặt trong
cùng một phòng. Câu kết luận nào dưới đây là đúng?
Rượu 58 cm
3
Thuỷ ngân 9 cm
3
Dầu hoả 55 cm
3
Bảng 1
3
9
6
-6
0
-3
2 4
10
8
6
12
Thời gian (phút)
14 16
12
Hình 1
A. Tốc độ bay hơi của nước trong bình A nhanh nhất.
B. Tốc độ bay hơi của nước trong bình B nhanh nhất. C. Tốc độ bay hơi của nước trong bình C
nhanh nhất.
D. Tốc độ bay hơi của nước trong 3 bình như nhau.
B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau:
Câu 7. Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn?
Câu 8. Mô tả hiện tượng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng khi ta đun nóng băng phiến?
Câu 9. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
Câu 10. Theo dõi nhiệt độ băng phiến lỏng để nguội người ta thấy:
- Trong 5 phút đầu nhiệt độ băng phiến giảm từ 90
0
C xuống 80
0
C.
- Trong 10 phút sau nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
- Trong 5 phút tiếp theo nhiệt độ băng phiến giảm từ 80
0
C xuống 70
0
C.
a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.
b. Đoạn nằm ngang trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào?
c. Các đoạn nằm nghiêng trong đường biểu diễn ứng với những quá trình nào?
2.2. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm. Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án B A D C A B
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7. 2 điểm
Đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn:
- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ
nóng chảy.
- Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 8. 1.5 điểm.
Khi đun nóng băng phiến nhiệt độ của băng phiến tăng dần, đến nhiệt độ 80
o
C
thì băng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian
này, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80
o
C), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ
nóng chảy của băng phiến. Nếu tiếp tục đun nóng băng phiến thì băng phiến chuyển
hoàn toàn sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy
1,5 điểm
Câu 9. 1.5 điểm.
Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống,
hơi nước trong không khí kết hợp lại với nhau và tạo thành những giọt nước đọng
trên lá cây
1,5 điểm
5 10 15 20
Thời gian (phút)
90
80
70
0
Nhiệt độ (
0
C))
A
B C
D
Câu 10. 2 điểm
a. Đường biểu diễn (hình vẽ).
b. Đoạn BC nằm ngang ứng với quả trình đông đặc của băng phiến.
c. Các đoạn AB, CD ứng với quá trình tỏa nhiệt của băng phiến
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
90
80
70
0