Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề 10 - Kiểm tra NV 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.74 KB, 4 trang )

Đề 10:
Câu1:- Cho đoạn văn:
“ Tôi nghĩ bụng : Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực , đâu là hư. Cũng giống như
những con đường trên mặt đất ; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành
đường thôi.”
(Cố hương -Lỗ Tấn)
Đoạn văn trên chủ yếu dùng phương thức biểu đạt nào và thông qua đó, tác giả muốn nói lên
điều gì ?
Câu 2:
- Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng, để phân tích nét nghệ thuật độc đáo
trong những câu (đoạn) sau:
a- Gươm mài đá , đá núi cũng mòn
Voi uống nước , nước sông phải cạn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
b- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác).
Câu 3:
Qua việc tìm hiểu cốt truyện và các đoạn trích trong sách giáo khoa NV9, tập I, em hãy phân
tích nhân vật Thúy Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
Gợi ý bài làm
Câu 1: - Đoạn văn này chủ yếu dùng phương thức lập luận.
-Con đường không tự nhiên mà có, không do thần linh hay Chúa trời ban tặng mà do chính
con người, nhiều người đi mãi, đi nhiều, góp phần tạo dựng nên.
+ “Hy vọng” là cái chưa có, càng không phải là cái đã có. Nhưng nó là cái có khả năng
thành hiện thực . Đi mãi thì thành đường . Mong ước mãi thì thành hy vọng . Vấn đề là phải có
được hi vọng mới cho một hế hệ mới, và làm cho người ta tin vào hy vọng nhiều hơn.
+ Hình ảnh “con đường” trong đoạn văn trên thuần nghĩa biểu trưng, biểu tượng, khái
quát triết lí về cuộc sống con người, hiện tại đến tương lai. Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc
của con người, con đường của tự thân hành động, dựng xây và hy vọng của con người.
+Thông qua sự so sáng “hi vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn , chúng ta có thể hiểu


được hàm ý của tác giả là:Tuy hi vọng chưa có thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng kiên
trì thực hiện thì vẫn có thể thành công.
Câu 2:
a- Gươm mài đá , đá núi cũng mòn
Voi uống nước , nước sông phải cạn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
- Biện pháp tu từ được sử dụng là nói quá: vũ khí (gươm) nhiều đến độ mài mòn cả đá núi, phương
tiện (voi) nhiều uống cạn cả nước sông . Nói quá vũ khí và phương tiện để diễn tả sự lớn mạnh của
nghĩa quân Lam Sơn.
b- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác).
-Hai câu thơ đã sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng :
+ Nhân hóa “ mặt trời” trên lăng đi, thấy.
+Ẩn dụ : “Mặt rời trong lăng rất đỏ”
- Mặt trời trên lăng là vật thể tự nhiên đã được nhân hóa như người chứng kiến vĩnh viễn hiện
tượng kì diệu này, mặt trời kì diệu khác. Mặt trời trong lăng rất đỏ là để chỉ Bác Hồ đang nằm
trong lăng. So sánh Bác Hồ nằm trong lăng với mặt trời rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng
ngày của mặt trời tự nhiên là một sáng tạo mới mẻ và độc đáo của Viễn Phương. Cùng với từ láy
ngày ngày góp phần vĩnh viễn hóa, bất tử hóa hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người, giữa thiên
nhiên vũ trj, mặt khác ca ngợi sự vĩ đại , công lao trời biển của Người đối với nhân dân và các thế
hệ con người Việt Nam.
Câu 3:
Gợi ý:
*Phải xác định giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là gì?
+ Tiếng nói thương cảm sâu sắc trước số phận bi kịch
+Là tiếng nói khẳng định , ca ngợi con người
+Đề cao những khát vọng chân chính của con người.
*Những nội dung trên toát từ hình tượng Thúy Kiều như thế nào?
+ (Thương cảm)Số phận bi kịch của Thúy Kiều : 2 bi kịch lớn - Mối tình lý tương nhưng tan

vỡ - Kiều có ý thức về nhân phẩm nhưng bị chà đạp về nhân phẩm.
+Kiều là hiện thân vẻ đẹp nhan sắc, tài hoa , tâm hồn (tiếng nói khẳng định , ca ngợi con
người)
+Kiều là hiện thân cua khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về
quyền sống.
Dàn ý Nội dung cụ thể
I-MB:
-Giới thiệu truyện Kiều
-Nêu giá trị nội dung nhân đạo
thể hiện qua nhân vật Thúy
Kiều
II- TB:
(Lần lược phân tích các nội
dung:)
1-Truyện Kiều là tiếng nói
cảm thương sâu sắc trước số
phận bi kịch:
Nhân vật Thúy Kiều là hiện
thân những bi kịch của người
phụ nữ trong xã hội phong
kiến:
+Có mối tình lý tưởng nhưng
bị tan vỡ.
+Kiều có ý thức về nhân phẩm
(nàng luôn tìm cách vươn lên
và thoát ra khỏi chốn bùn nhơ)
nhưng bị chà đạp về nhân
phẩm (nang bị dìm xuống sâu
hơn)
I-

(Phần mở bài viết thành một đoạn văn có 2 ý):
-Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc. Truyện Kiều của ông
là kiệt tác của nền thơ ca cổ, sáng ngời tinh thần nhân đạo.
-Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở tiếng nói cảm thương
sâu sắc trước số phận bi kịch, tiếng nói khẳng định, ngợi ca con
người và những khát vọng chân chính của con người. Tiếng nói
nhân đạo ấy toát lên từ hình tượng Thúy Kiều.
II-
1- Trước hết,Truyện Kiều là tiếng nói cảm thương sâu sắc trước
số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhân
vật Thúy Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ. Đời
Kiều là “tấm gương oan khổ”, chịu đủ những bi kịch. Tuy nhiên,
hai bi kịch lớn nhất của Kiều là bi kịch tình yêu bị tan vỡ và bi
kịch bị chà đạp về nhân phẩm.
+ Mối tình Kim - Kiều là một mối tình của tình yêu lý
tưởng. Đó là mối tình giữa “Người quốc sắc kẻ thiên tài”, nhưng
cuối cùng “Giữa đường đứt gánh tương tư”, “ nước chảy hoa
trôi lỡ làng”. Tình yêu tan vỡ không bao giờ hàn gắn được,
“màn đoàn viên” có hậu về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm
mưa sầu”.
+Kiều đau đớn cùng cực vì thình yêu tan vỡ và nhất là giá
trị , phẩm chất trong sạch của nàng bị xúc phạm. Khi mối tình
đầu đẹp đẽ vừa chớm nở thì cũng chính ngay sau đó Kiều phải trao
duyên lại cho em , đành từ bỏ Kim Trọng để bán mình chuộc cha
cứu gia đình (bị vu oan giá họa để làm tiền của bọn quan lại). Nàng
trở thành món hàng để kẻ buôn người họ Mã “Cò kè bớt một thêm
hai”, thất thân với tên buôn người bịp bợm , tàn ác này, để rồi
phải :
Thanh lâu hai lược, thanh y hai lần.
Và Kiều đã tìm mọi cách để thoát khỏi cuộc sống nhục nhã đau

đớn ấy. Khi biết bị lừa vào lầu xanh ,nàng tự vận nhưng không
thành, theo Sở Khanh để thoát khỏi chốn thanh lâu, lại bị đánh đập
hành hạ và phải vào lầu xanh lần thứ nhất. Biểu hiện nỗi đau xót
của Kiều là:
Thân lươn bao quản lấm đầu
2- Nội dung thứ hai: Khửng
định ca ngợi những vẻ đẹp của
con người:
+Tài sắc của Thúy Kiều
+Tâm hồn :trong trắng ,thủy
chung (mối tình Kim-Kiều),
giàu lòng vị tha, nhân hậu
(Đ/v cha mẹ, với người yêu,
với những người mình mang
ơn)
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.
Có nỗi đau nào lớn hơn khi con người trọng nhân phẩm, luôn ý
thức về nhân phẩm mà cuối cùng tuyên bố từ bỏ nhân phẩm, “xin
chừa”?
Lấy Thúc Sinh ,chấp nhận làm vợ lẻ để khỏi phải làm gái lầu xanh
thì rơi vào tay mẹ con Hoạn Thư. Nàng bị đánh đập , hành hạ và
trở thành Hoa nô,làm kẻ ở , người hầu.Chế độ đa thê, sản phẩm
của giai cấp phong kiến, tất nhiên cũng không thể bảo vệ hạnh
phúc cho những kẻ “sắn bìm chút phận con con” như nàng . Trốn
khỏi nhà Hoạn Thư , thì lại bị bán vào lầu xanh lần hai, lấy Từ Hải
thì bị Hồ Tôn Hiến lừa và trở thành kẻ giết chồng, Mỗi lần tìm
cách vươn lên để thoát ra thì nàng bị dìm xuống sâu hơn.
Thân thế trầm luân của Kiều là kết quả tất yếu của một xã hội do
thế lực hắc ám thống trị. Cuộc đời người con gái có nhan sắc
“nghiêng nước ,nghiêng thành”, có tài hoa “pha nghề thi họa đủ

mùi ca ngâm”, có tâm hồn tình cảm trong trắng nồng nàn ấy rút
cục cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”. Kiều đã trải qua
hầu hết những kiếp đời đau khổ , tủi nhục của người phụ nữ dưới
chế độ phong kiến: tình duyên tan vỡ, làm gái lầu xanh, làm nô tì,
làm vợ lẻ, đi tu, bị làm nhục khi chồng (Từ Hải) vừa chết Nhà
thơ vĩ đại giàu lòng nhân đạo đã tổng kết cuộc đời ấy bằng những
lời thơ đau xót:
Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu ly
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân
2- Thúy Kiều không chỉ xuất hiện với tư cách là một nạn nhân đau
khổ mà còn là hiện thân của vẻ đẹp, nhan sắc, tài hoa, tâm hồn.
+ Sắc và tài của Kiều đạt tới mức lý tưởng. Thể hiện vẻ đẹp, tài
năng của Kiều , Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn
học cổ có phần lý tưởng hóa để trân trọng một vẻ đẹp “Hoa ghen
thua thắm, liễu hờn kém xanh” . Đẹp đến độ “nghiêng nước
nghiêng thành” . Và tài “Sắc đành đòi một tài đành họa hai” .
Kiều thông minh , đa tài - cầm, kỳ, thi, họa.
+Cái thông minh tài hoa của Kiều cũng chính là sự biểu hiện
phong phú của một trái tim nồng nàn yêu đương, sôi nổi, một
tấm lòng giàu vị tha. Nàng dám yêu thương sôi nổi của một cô gái
sống cách đây mấy trăm năm, khi quan hệ chân chính giữa nam nữ
thanh niên còn bị ngăn cấm bỡi muôn vàn luật lệ khắt khe của chế
độ phong kiến . Chỉ mới gặp gỡ, nàng đã để trái tim rung động
trước hình ảnh một chàng trai xa lạ, với những ước mơ thầm kín
nhưng vô cùng tha thiết:
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không!
Mối tình vượt lễ giáo phong kiến cũng là một mối tình rất trong

sạch, thủy chung. Kiều chính là người phụ nữ ngay thẳng trong
sạch. Yêu đương sôi nổi nhưng nàng cũng biết giữ những bước đi
quá trớn có hại cho tình yêu.
+Tâm hồn đẹp đẽ của người con gái họ Vương còn thể hiện ở
tấm lòng vị tha nhân hậu. Nàng hy sinh tình yêu để cứu gia đình,
cha mẹ. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích của mụ Tú Bà, nàng
như quên mình ,nghĩ về người khác. Kiều nhớ tới cha mẹ với
3-
+Khát vọng tình yêu tự
do,hạnh phúc (yêu Kim
Trọng)
+Khát vọng về quyền sống
(việc Kiều báo ân ,báo oán)
III-KL : Khẳng định lại giá trị
nhân đạo qua nhân vật Kiều
những tình cảm chân thực. Nàng tưởng bóng dáng tội nghiệp “tựa
cửa hôm mai” của người đã sinh dưỡng nàng. Kiều day dứt không
nguôi vì nỗi không chăm sóc được cha mẹ già : “Quạt nồng ấp
lạnh những ai đó giờ”.Thúy Kiều “tưởng” Kim Trọng “rày trông
mai chờ”, day dứt vì như mình đã phụ bạc người yêu “tấm son gọt
rửa bao giờ cho phai” . Kiều còn là người chí nghĩa chí tình “Ơn
ai một chút chẳng quên”. Khi có điều kiện, hậu tạ những người đã
cưu mang mình, nàng thấy những công ơn đó không gì có thể đền
đáp nổi:
Nghìn vàng gọi chút lễ thường,
Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân.
3- Kiều còn là hiện thân của khát vọng tình yêu tự do, khát vọng
hạnh phúc và khát vọng về quyền sống.
+Khát vọng tình yêu tự do đầy màu sắc lãng mạn đựợc thể hiện
qua mối quan hệ Thúy Kiều-Kim Trọng. Nguyễn Du đã dành tất cả

tài năng và tâm huyết để viết lên một bản tình ca say đắm có một
không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Mối tình Kim-Kiều
vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến bằng tình yêu tự do, chủ động của
hai người . Khác với nhiều phụ nữ xưa chịu sự sắp đặt của cha mẹ,
Kiều chủ động đến với tình yêu theo tiếng gọi của trái tim. Kiều
táo bạo, chủ động đồng thời cũng thủy chung như nhất trong tình
yêu.
+Khát vọng về quyền sống về hạnh phúc đã đưa Kiều trở thành
đại diện cho con người bị áp bức vùng lên làm chủ số phận của
mình trong tư thế chiến thắng, tư thế chính nghĩa.
Nàng rằng: lồng lộng trời cao
Hại nhân nhân hại sự nào tại ta
Ở đâyThúy Kiều đã gặp gỡ bao người phụ nữ bị áp bức khác cũng
vùng lên đòi quyền sống, đòi lẽ công bằng, trừng trị kẻ ác trong
Tấm Cám, trong Thạch Sanh và trong nhiều truyện Nôm khuyết
danh khác , về căn bản không có gì khác nhau, chỉ khác là một bên
còn mượn những yếu tố thần linh phù tợ, còn một bên đã vươn tới
tư tưởng tự con người quyết định theo công lý của mình.
III-
Với nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du nhà nhân đạo chủ nghĩa rất
mực yêu thương, rất mực trân trọng , rất mực đề cao con người, đề
cao những khát vọng chân chính của con người

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×