ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG MÔI
TRƯỜNG LỚP HỌC XANH, SẠCH, ĐẸP
I. Lí do chọn đề tài:
Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Môi trường cung cấp
cho con người những điều kiện để sống.
Trường học xanh-sạch-đẹp đã thật sự tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt,
vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu
quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Nhiều ngôi trường đã để lại những dấu ấn và kỷ
niệm đẹp trong lòng học sinh bởi những lối đi dưới hàng cây râm mát, những
bồn hoa, thảm cỏ xanh tươi nhìn ra từ cửa sổ lớp học mỗi ngày. Trường học
xanh-sạch-đẹp còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói
quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng
đồng các em đang sống, đồng thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách
tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường.
Xây dựng trường học nói chung và lớp học xanh sạch đẹp nói riêng có ý
nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh, góp phần giữ gìn thiên nhiên và
nét đẹp văn hóa trường lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi nghĩ : trước hết,
cần phải làm thế nào để xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp. Đó là lí
do tôi chọn đề tài :“Một số biện pháp góp phần xây dựng môi trường lớp học
xanh, sạch, đẹp”
II. Lớp đăng kí thực nghiệm: 2C
Thời gian thực nghiệm: Tháng 9 năm 2009.
III.Nội dung và biện pháp:
Lớp học xanh:
Lớp học xanh phải được trang trí bằng nhiều cây xanh dễ trồng,dễ tìm, thích
nghi với môi trường sống thiếu ánh nắng mặt trời, tạo một không gian thoáng
mát, dễ chịu khi bước vào lớp học.
Biện pháp:
Sáng kiến kinh nghiệm
1
- Để nguồn cây xanh trong lớp học được phong phú, GV sẽ vận động phụ
huynh, học sinh sưu tầm một số cây cảnh dễ trồng, dễ sống và phát triển trong
môi trường thiếu nắng trong thời gian dài có ở địa phương để trang trí lớp học
như: cây Trường sinh, dây Trầu bà, ; một vài chậu cây xanh hoặc hoa (nên
chọn các loại cây xanh có màu sắc, hình dạng khác nhau ; chọn những loại hoa
lâu tàn hoặc nở nhiều mùa trong năm) .
- Sau khi đã có được nguồn cây xanh phong phú, GV cần lựa chọn, sắp xếp,
bố trí cây xanh một cách phù hợp để vừa tạo sự đẹp mắt vừa điều hoà không khí
trong phòng học. Chẳng hạn, những loại cây chịu nước như Trầu bà, Trường
sinh, GV sẽ trồng vào lọ nước treo trên tường. (Có thể dùng lon nước hoặc
chai nước rửa chén để cắt thành lọ trang trí cho đẹp). Mỗi phòng học trưng bày
khoảng 8 đến 10 lọ cây để gắn lên tường và 3 đến 4 chậu cây cảnh là vừa. Nếu
trưng bày quá nhiều cây xanh ( chậu cảnh) sẽ làm cho lớp học chật chội và có
thể bị vướng , khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt của GV và HS.
- Khi tổ chức trang trí lớp học, GV không nên làm một mình mà hướng dẫn
HS cùng tham gia. Từ những sản phẩm do chính bản thân làm được, các em sẽ
yêu quí và có ý thức giữ gìn, chăm sóc cây xanh trong lớp ngày một tươi tốt
hơn.
-Đồng thời GV phân công và hướng dẫn HS các tổ chăm sóc, bổ sung thêm
cây xanh để duy trì tốt xanh hoá phòng học. Ví dụ: GV phân công mỗi tổ chăm
sóc 1đến 2 chậu cảnh và 2 đến 3 lọ cây xanh. Học sinh trong tổ có trách nhiệm
tưới nước, chăm sóc cây xanh đã được phân công.
- GV thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở, động viên tất cả học
sinh cùng tham gia chăm sóc cây xanh để duy trì tốt xanh hoá phòng học.
Lớp học sạch: Lớp học sạch phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Lớp học không có rác, giấy vụn xả bừa bãi.
- Nền nhà, tường, cửa sổ, cửa lớp, bàn ghế, bảng lớp , sạch sẽ, không có
bụi, không bị bôi mực hoặc các chất bẩn khác.
Sáng kiến kinh nghiệm
2
- Trần và tường nhà không có mạng nhện.
- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, quần áo sạch sẽ.
- Có ý thức giữ vệ sinh nước uống.
Biện pháp:
- Trước tiên, GV cần hướng dẫn học sinh biết cách làm vệ sinh để đảm bảo
vừa sạch, vừa an toàn cho sức khoẻ. Ví dụ: Khi quét lớp cần tắt quạt để lớp quét
được sạch và đỡ bụi. Khi lau cửa kính, lau bảng hoặc lau bàn ghế phải dùng
khăn ướt, vắt cho ráo rồi mới lau. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Làm như vậy
vừa làm sạch cửa kính, bàn ghế vừa không làm bụi ảnh hưởng đến sức khoẻ học
sinh. Phải đeo khẩu trang khi làm vệ sinh lớp học.
- GV phân công cho các tổ làm vệ sinh lớp học hàng ngày. Có thể phân
công mỗi tổ trực lớp một tuần, tổ trưởng sẽ phân công cho các thành viên trong
tổ làm những việc như: quét lớp, lau bàn ghế, lau bảng, xách nước uống. Mỗi
tuần sẽ phân công các bạn trong tổ rửa bình đựng nước, ca uống nước một lần.
Đồng thời GV thường xuyên kiểm tra vệ sinh nước uống để đảm bảo sức khoẻ
cho học sinh.
- Và mỗi tuần GV tổ chức cho HS cả lớp làm tổng vệ sinh lớp học một lần
như: quét mạng nhện, lau cửa kính, lau nền nhà, lau bàn ghế bằng thuốc khử
trùng.
- GV cần theo dõi, hướng dẫn khi học sinh làm vệ sinh lớp học, để giúp cho
lớp học vừa sạch, vừa an toàn cho sức khoẻ học sinh và bảo quản được cơ sở vật
chất nhà trường ( nhất là ở những tuần đầu).
-Kiểm tra vệ sinh cá nhân ở đầu mỗi buổi học. GV cử tổ trưởng kiểm tra
vệ sinh cá nhân của các bạn trong tổ hàng ngày.
- Mỗi học sinh có một hộp để đựng giấy rác, cuối tiết học hoặc cuối buổi
học sẽ đem đổ vào thùng rác. Có thể sử dụng những hộp phấn viết đã hết để làm
hộp đựng rác. Làm như vậy sẽ hạn chế được việc xả rác trong lớp học. Thùng
rác của lớp cần để ở vị trí thuận tiện cho học sinh bỏ rác.
Sáng kiến kinh nghiệm
3
- Để học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, trước hết GV phải là người
gương mẫu thực hiện giữ vệ sinh lớp học. Phải cùng tham gia với học khi tổ
chức cho học sinh làm tổng vệ sinh lớp học, để tạo sự hoà đồng, thân thiện với
học sinh.
- Thường xuyên giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp thông
qua các bài học nói về vệ sinh môi trường, những gương người tốt việc tốt.
Đồng thời biểu dương trước lớp những học sinh đã có ý thức tự giác trong việc
giữ gìn vệ sinh trường lớp để động viên khuyến khích các em và để học sinh cả
lớp noi theo.
*Lớp học đẹp:
- Lớp học đẹp trước hết phải đảm bảo môi trường xanh và sạch. Ngoài cây
xanh ra cần phải trang trí thêm những tranh ảnh về thiên nhiên, về các phần trình
bày kiến thức các môn học, sản phẩm của học sinh.
- Sắp xếp, bố trí cây xanh, tranh ảnh hài hoà.
- Bàn ghế, các đồ dùng trong lớp sắp xếp gọn gàng, thuận tiện.
- Học sinh ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Biện pháp:
- Ngoài việc sắp xếp, trang trí cây xanh ,GV sưu tầm một số tranh ảnh thiên
nhiên đẹp, màu sắc tươi sáng để trang trí cho lớp học thêm đẹp. Ngoài ra, cần
trang trí thêm các mảng như nội qui lớp; ôn tập kiến thức, sản phẩm của học
sinh, Các mảng trang trí này cần được sắp xếp một cách hợp lí, hài hòa.
- Ngoài việc trưng bày những sản phẩm của học sinh về các môn học như
những bài văn hay, chữ đẹp, các sản phẩm đẹp của môn Thủ công, Mĩ thuật,
GV cần khuyến khích học sinh vẽ hoặc viết, trưng bày những bài về bảo vệ môi
trường để vừa trang trí lớp học cho đẹp, vừa có tính tuyên truyền đến học sinh ý
thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Bàn ghế, đồ dùng trong phòng học sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho việc
sinh hoạt, đi lại, sử dụng của GV và HS.Ví dụ: bàn ghế học sinh phải xếp thẳng
Sáng kiến kinh nghiệm
4
hàng theo dãy, cân đối ở giữa lớp học, có chừa lối đi cho học sinh, có chừa phía
trên và phía dưới lớp học một khoảng trống để thuận tiện cho học sinh đi lại, lên
bảng, sinh hoạt vừa tạo sự cân đối trong phòng học.
- GV cần tập cho học sinh thói quen kê bàn ghế ngay ngắn khi bước vào
lớp học ngay từ đầu năm học.
- Lớp học đẹp còn thể hiện ở trang phục học sinh. Học sinh đến lớp phải
mặc đồng phục theo quy đinh ( áo trắng quần xanh),quần áo, đầu tóc gọn
gàng, sạch sẽ.
- GV cần phối hợp chặt chẽ với các ban ngành trong nhà trường như Đội
TNTP HCM, ban văn thể để duy trì và thực hiện tốt phong trào này. Đồng thời
tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về ý nghĩa của việc “Xây dựng môi trường
lớp học xanh- sạch – đẹp” từ đó phụ huynh học sinh có trách nhiệm cùng với
GV xây dựng lớp học ngày càng xanh- sạch – đẹp hơn. Chẳng hạn, vận động
phụ huynh đóng góp cây xanh; nhờ những phụ huynh có năng khiếu cùng tham
gia giúp GV trong việc trang trí lớp học. Quan tâm nhắc nhở con em mình thực
hiện tốt vệ sinh cá nhân; quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp khi đến lớp.
*Để thực hiện những biện pháp trên có hiệu quả, GV phát động phong trào
thi đua “Xây dựng môi trường lớp học xanh- sạch – đẹp” theo từng thời điểm
của năm học.
Đợt 1: Từ đầu năm đến 20/11.
Đợt 2: Từ 20/11 đến hết HKI
Đợt 3: Bắt đầu HKII đến 26/3
Đợt 4: 26/ 3 đến cuối HKII
GV tổ chức thi đua giữa các tổ theo các tiêu chí sau:
+ Chăm sóc tốt cây xanh đã được phân công : 2 điểm
+ Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung lớp học: 2 điểm
+ Vệ sinh cá nhân, quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch đẹp :2 điểm
Sáng kiến kinh nghiệm
5
+ Sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, sách vở, đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp:
2 điểm
+ Tự giác tham gia làm vệ sinh lớp học: 2 điểm
Nếu trong tổ có học sinh vi phạm về một nội dung trong tiêu chí nào thì tổ
ấy không được tính điểm tiêu chí ấy.
Điểm thi đua sẽ kết hàng tuần trong giờ sinh hoạt lớp và tổng kết thi đua
cuối mỗi đợt. Tổ nào có điểm cao nhất sẽ được khen thưởng.
Với hình thức thi đua này, học sinh sẽ hăng hái, tích cực và tự giác tham gia
vào việc xây dựng môi trường lớp học ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.
V. Hiệu quả và khả năng phổ biến.
Sau một thời gian áp dụng những biện pháp mà đề tài đã nêu ra, tôi nhận
thấy lớp học của mình thực sự là một lớp học có môi trường lớp học xanh, sạch,
đẹp. Học sinh đã có ý thức tự giác, tích cực, hứng thú tham gia trong việc trồng
và chăm sóc cây xanh; làm vệ sinh lớp học; trang trí lớp học. Hạn chế tối đa
việc xả giấy, rác trong lớp. Tất cả học sinh mặc đồng phục gọn gàng, sạch sẽ
khi đến lớp; có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống Các em yêu
mến lớp học hơn, đi học chuyên cần, đúng giờ hơn.
Đề tài này đã được giáo viên trong khối 2 áp dụng. Nhìn chung, GV và HS
đều hứng thú tham gia góp phần xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp. Học sinh
yêu mến trường lớp hơn và có ý thức giữ gìn lớp học xanh - sạch – đẹp. Đề tài
này có thể áp dụng được ở tất cả các khối lớp trong trường tiểu học.
Đồng Kho, ngày 6 tháng 4 năm 2010
Người viết
Trần Thị An
Sáng kiến kinh nghiệm
6
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Xếp loại:…………………
TỔ TRƯỞNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Xếp loại:…………………
Đồng Kho, ngày… tháng…năm 2010
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT
Sáng kiến kinh nghiệm
7
Xếp loại:…………………
Lạc Tánh, ngày… tháng…năm 2010
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Sáng kiến kinh nghiệm
8