Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác BHLĐ của hệ thống công đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 108 trang )

Lời mở dầu
Theo thống kê chưa đầy đủ cuả Bộ LĐTBXH và TLĐLĐVN thì số TNLĐ
chug và TNLĐ chết người trong năm năm năm gần đây gia tăng với tốc độ
trung bình hàng năm khoảng 8.9% về số vụ TNLĐ và 7.8% về số người
chết. Do đó công tác BHLĐ càng trở nên cấp thiết và là điều quan tâm của
mọi cấp, mọi ngành, trong đó có tổ chức công đoàn. TLĐLĐVN đã khẳng
định: quan tâm cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo ATVSLĐ, phòng
chống TNLĐ, BNN bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ là mục đích hoạt động
BHLĐ của các cấp công đoàn.
Trong tình hình chung đó công đoàn Tổng công ty Dệt May Việt Nam
cũng sớm có nhận thức đúng đắn về hoạt động BHLĐ của công đoàn, nhất
là với ngành dệt may có những đặc thù về lao động và sản xuất khá phức
tạp. Thực tế hoạt động về BHLĐ của công đoàn nói chung và công đoàn
Tổng công ty Dệt May Việt Nam còn chưa thật sự mạnh mẽ, hiệu quả do có
những hạn chế về đội ngò cán bộ và phương pháp hoạt động, cho nên chưa
tạo ra được mầu sắc cho hoạt động BHLĐ của tổ chức công đoàn. Thông
qua thời gian thực tập tại công đoàn Tổng công ty Dệt May Việt Nam và
thực tế tại công ty Dệt May Việt Nam, công đoàn Công Ty May Thăng
Long em đã tìm hiểu về hoạt động của các cấp công đoàn trong Tổng công
ty Dệt May Việt Nam trong công tác BHLĐ. Qua đó thu nhận được những
kinh nghiệm và phương pháp hoạt động cũng như nhận biết được những
yếu kém trong công tác BHLĐ của công đoàn.
Em hy vọng rằng với những nghiên cứu được trình bầy trong luận văn sẽ
góp phần nâng cao nhận thức và chất lượng hoạt động BHLĐ của các cấp công
đoàn trong Tổng công ty Dệt May Việt Nam, cũng như nhận thức của mọi
người về vai trò hoạt động BHLĐ của tổ chức công đoàn nói chung.
Tuy nhiên vì thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên những kết quả
nghiên cứu chắc chắn chưa phải ánh đầy đủ hoạt động BHLĐ của các cấp công
đoàn trong Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam. Em rất mong nhận được sự giúp
đỡ, chỉ bảo của Thầy, Cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội ngày10/5/2005
Sinh viên
Nguyễn Minh Tâm
MụC TIÊU ĐốI tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu đề tài
1. Mục tiêu của đề tài
Đề tài có hai mục tiêu:
Một là tìm hiểu và đánh giá được họat động của công đoàn Tổng công ty
Dệt May Việt Nam trong công tác BHLĐ như việc tham gia xây dựng kế
hoạch BHLĐ, tham gia điều tra TNLĐ, thay mặt NLĐ ký TƯLĐTT có nội
dung về BHLĐ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ về
BHLĐ của doanh nghiệp…
Hai là đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động BHLĐ của các cấp công đoàn trong Tổng Công Ty Dệt May Việt
Nam.
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài cần thu thập số liệu cần thiết về
hoạt động của công đoàn Tổng Công Ty và các công đoàn cơ sở trong công
tác BHLĐ, các số liệu về kết quả đo môi trường lao động. Nguồn cung cấp
tài liệu chính là Công Đoàn Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam, Trung tâm Y
Tế Dệt May.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động của
công đoàn Tổng công ty Dệt May Việt Nam trong công tác BHLĐ như:
- Các chính sách, chế độ về BHLĐ cho NLĐ: chế độ lao động nữ; chế độ bồi
dưỡng bằng hiện vật, phụ cấp độc hại; chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân; chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; thời giê làm việc thời giê nghỉ
ngơi; chế độ khám sức khoẻ định kỳ, BNN.
- Việc xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao
động.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn đã sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

3.1 Phương pháp hồi cứu các số liệu thu thập được
Các số liệu thu thập chủ yếu là các số liệu về kết quả hoạt động của các
cấp công đoàn trong Tổng công ty Dêt May Việt Nam trong công tác bảo hộ
lao động, các báo cáo về kết quả đo môi trường, tình hình sức khoẻ của công
nhân trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam, báo
cáo về công tác bảo hộ lao động của ngành công nghiệp, các thông tin về
bảo hộ lao động từ tạp chí bảo hộ lao động, tạp chí khoa học của trường Đại
học Công Đoàn, và các tài liệu sách báo có liên quan(xem phụ lục tham
khảo)
3.2 Phương pháp quan sát thực tế
Đi thực tế ở các xí nghiệp, phân xưởng quan sát trực tiếp môi trường lao
động của người công nhân(công ty Dệt May Hà Nội, công ty may Thăng
Long).
3.3 Xử lý số liệu
Các số liệu đo đạc môi trường lao động được so sánh với tiêu chuẩn hiện
hành của bộ y tế, chú ý các số liệu về tiếng ồn, bụi, độ Èm, các số liệu về
tình hình sức khoẻ được thống kê theo phân loại sức khoẻ và từng loại bệnh,
trong đó chú ý đến những loại bệnh điển hình của ngành như bệnh về đường
hô hấp, cơ xương khớp, phụ khoa… , các số liệu về tình hình thực hiện công
tác bảo hộ lao động được đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật về
bảo hộ lao động.
3.4 Phương pháp điều tra xã hội học
Tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi tại một số cơ sở như: Công
ty Dệt May Hà Nội, công ty may Đức Giang với mục đích bổ sung các thông
tin liên quan đến công tác bảo hé lao động của NSDLĐ, công đoàn cơ sở.
4.Kết cấu luận văn
Luận văn gồm ba phần:
Phần I: Tổng quan về công tác bảo hộ lao động
Chương I:Một số khái niệm
Chương II: Một số vấn đề cơ bản của công tác bảo hộ lao động

Chương III:Cơ sở pháp lý của công tác bảo hộ lao động
Phần II :Thực trạng về hoạt động của các cấp công đoàn trong Tổng công ty
Dệt May Việt Nam với công tác bảo hộ lao động
Chương I :Đặc điểm của tổng công ty Dệt May Việt Nam
Chương II:Công tác bảo hộ lao động trong tông công ty Dệt May
Việt Nam
Chương III: Hoạt động về BHLĐ của công đoàn TCT Dệt May Việt
Nam
Phần III: Mét số kiến nghị,giải pháp nâng cao năng lực hoạt động công tác
BHLĐ của công đoàn tổng công ty Dệt May VN
Chương I:Kiến nghị
Chương II:Giải pháp
Phần I: tổng quan về công tác bảo hộ lao động
Chương i : một số kháI niệm trong công tác bHLĐ
1. Bảo hộ lao động
Bảo hé lao động mà nội dung chính là công tác an toàn vệ sinh lao động là
các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế- xã
hội, khoa học kỹ thuật nhằm ngăn ngõa TNLĐ, BNN, đảm bảo an toàn, bảo vệ
sức khoẻ người lao động trong quá trình lao động.
2. Điều kiện lao động
Khái niệm này được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội,
khoa học kỹ thuật, được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao
động, đối tượng lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời
gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại
vị trí làm việc tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình
lao động.
- Điều kiện lao động bao gồm 4 yếu tố chính:
+ Công cụ, phương tiện sản xuất, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc.
+ Đối tượng lao động: nguyên vật liệu, nhiên liệu…
+ Quá trình lao động: thủ công, bán tự động, tự động…

+ Môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn, bụi…
Như vậy khi xem xét, đánh giá một điều kiện lao động đạt hay chưa đạt yêu
cầu thì phải căn cứ trên cơ sở sự tác động qua lại của tất cả các yếu tố nói trên.
Từ đó mới đưa ra được giải pháp tối ưu nhất nhằm cải thiện điều kiện lao động
cho NLĐ.
3. YÕu tè nguy hiểm có hại
Là yếu tố có tác động gây chấn thương, BNN, cho NLĐ trong qúa trình lao
động sản xuất. Nó luôn tồn tại, tiềm Èn những mối nguy hại, bất lợi cho sức
khoẻ, thậm chí tính mạng của người lao động. Trong đó có thể kể đến các yếu
tố nguy hiểm và có hại:
+ Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ Èm, tốc độ gió, bức xạ, bụi, vật văng bắn…
+ Các yếu tố hoá học: hơi, khí độc, bụi hoá học, các dung dịch hoá chất
độc…
+ Các yếu tố vi sinh vật: nấm mốc, vi trùng, ký sinh trùng…
+ Các yếu tố do sự bất lợi về tư thế làm việc, vị trí làm việc, trình độ tay
nghề…
Trên thực tế các yếu tố nguy hiểm và có hại không phải lúc nào con người
cũng nhận biết trước được. Do đó việc kiểm soát chúng trở nên không dễ
dàng, vì vậy ngay từ khâu thiết kế máy móc, người kỹ sư phải quan tâm đến
“An toàn kỹ thuật” của máy móc nhằm nâng cao khả năng kiểm sóat của con
người đối với các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể xảy ra trong quá trình sản
xuất.
4. Tai nạn lao động
a. TNLĐ là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại
trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với
việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động ( trong thời gian làm việc, chuẩn
bị hoặc thu dọn sau khi làm việc ).
Trường hợp tại nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi
làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở và khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt

cần thiết mà luật lao dộng và nội quy lao động của cơ sở cho phép (như nghỉ
giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm
rửa, cho con bú, đi vệ sinh) thì đều được coi là TNLĐ và tất cả những trường
hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.
b. Tai nạn lao động được chia thành 3 loại :
- TNLĐ chết người: người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, chết
trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu, trong thời gian điều
trị, chết do tái phát của chính vết thương TNLĐ gây ra.
- TNLĐ nặng: người bị TNLĐ có Ýt nhất một trong những chấn thương
được quy định tại phụ lục số 1 của thông tư liên tịch số14/2005/TTLT/Bộ
LĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 8/3/2005 về hướng dẫn khai báo, điều
tra, thống kê báo cáo TNLĐ.
- TNLĐ nhẹ: là những TNLĐ không thuộc hai loại TNLĐ nói trên
5. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động.
Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm ( căn cứ
vào thông tư số 08/TT- LB ngày 19/5/1976 của Liên Bộ Y Tế- Bộ Thương
Binh và Xã Hội- Tổng công đoàn Việt nam quy định một số bệnh nghề nghiệp
và chế độ đãi ngộ công nhân viên chức nhà nước mắc bệnh nghề nghiệp;
Thông tư số 29/TT-LB ngày 25/2/1991 của Liên bộ Y tế- Lao động thương
binh xã hội- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam bổ sung một số bệnh nghề
nghiệp; Quyết định số 167/ BYT-QĐ ngày 4/2/1997 Của Bộ Y tế ban hành bổ
sung 5 bệnh nghề nghiệp vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng chế
độ bảo hiểm) :
1. Nhiễm độc chì và các hợp chất chì.
2. Nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen.
3. Nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân.
4. Bệnh bụi phổi silic.
5. Bệnh bụi phổi Amiăng.

6. Nhiễm độc mangan và các hợp chất mangan.
7. Nhiễm độc các tia phóng xạ và tia X.
8. Bệnh điếc nghề nghiệp do ồn.
9. Loét da, loét vách ngăn mòi, viêm da, chàm tiếp xúc.
10. Bệnh xạm da.
11. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp.
12. Bệnh bụi phổi bông.
13. Bệnh lao nghề nghiệp.
14. Bệnh viêm gan do virut nghề nghiệp.
15. Bệnh do peptospia nghề nghiệp.
16. Bệnh nhiễm độc TNT.
17. Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp.
18. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp.
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
20. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp.
21. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp.
6.Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp về phương diện tổ chức, kỹ thuật
nhằm bảo vệ NLĐ khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại.
KTAT đi sâu vào nghiêm cứu, nhận biết sự nguy hiểm có hại, đánh giá sự an
toàn hay rủi ro từ đó xác định các biện pháp kỹ thuật cần thiết để phòng ngõa.
7. Phương tiện bảo vệ cá nhân
Những phương tiện được sử dụng để bảo vệ người lao động nhằm chống lại
sự ảnh hưởng của các yếu tố có hại, nguy hiểm trong sản xuất mà các biện
pháp kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh chưa giải quyết triệt để.
8. Ergonomi
Ergônmi là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa
các phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người
về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm bảo đảm cho lao động có hiệu quả nhất.
Chương II: Một số vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ

1. Mục đích của công tác Bảo hộ lao động
Hoạt đông sản xuất tạo ra của cải vật chất là một nhân tố thúc đẩy sự phát
triển của xã hội. Nó gắn liền với công tác BHLĐ, bởi lẽ thông qua những
giải pháp đồng bộ về khoa học kỹ thuật, pháp luật, kỹ thuật vệ sinh, tổ chức
quản lý mà tạo ra sự hoạt động liên tục cuả sản xuất, tránh được sự ngừng
trệ sản xuất do những tai nạn đáng tiếc xảy ra trong quá trình lao động, đồng
thời ngăn ngõa, hạn chế bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau nhằm đảm bảo
sức khoẻ cho người lao động. Công tác BHLĐ là một trong những yêu cầu
khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của công tác
BHLĐ là:
+ Loại trừ các yếu tố nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
+ Đảm bảo an toàn thân thể NLĐ, hạn chế đến mức thấp nhất TNLĐ,
BNN cho NLĐ.
+ Bồi dưỡng, phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ NLĐ, bảo đảm khả
năng lao động của NLĐ.
2. Ý nghĩa của công tác BHLĐ
Công tác BHLĐ chỉ đạt được hiệu quả thiết thực khi nó được thực hiện một
cách đồng bộ trên tất cả các mặt: khoa học kỹ thuật, tổ chức quản lý, kinh tế-
xã hội và nhờ đó nó mang mét ý nghĩa to lớn về các mặt kinh tế- chính trị- xã
hội.
Thứ nhất về mặt kinh tế : Do thực hiện các nội dung của công tác BHLĐ
bằng các giải pháp về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh, tổ chức quản lý mà:
Hạn chế số lượng NLĐ bị TNLĐ do đó giảm chi phí về giải quyết chính sách
bồi thường TNLĐ, hạn chế chi phí bảo hiểm cũng như những chi phí phát sinh
do khiếm khuyết nhân sự, hạn chế sự ngừng trệ của sản xuất (ảnh hưởng trực
tiếp tới năng suất, chất lượng sản phẩm), hạn chế những thất thoát nguyên vật
liệu và gián đoạn trong sản xuất. Đồng thời ngăn ngõa, giảm thiểu số NLĐ
mắc bệnh nghề nghiệp, nhờ đó nâng cao sức khoẻ cho người lao động, tạo ra
một đội ngò công nhân có sức khoẻ tốt, tất yếu dẫn đến khă năng lao động ổn
định, duy trì được năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao

giá trị của hàng hoá. Đặc biệt nước ta đang trên đường hội nhập kinh tế quốc
tế, chuẩn bị gia nhập WTO thì vấn đề trách nhiệm xã hội đang đặt ra cho các
doanh nghiệp cần có nhận thức đầy đủ hơn nữa việc tuân thủ các nội dung của
công tác BHLĐ nhằm đạt được giá trị mong muốn của hàng hoá khi hội nhập.
Thứ hai, về mặt xã hội, BHLĐ với mục tiêu là hướng vào người lao động,
đảm bảo an toàn, đảm bảo quyền được lao động trong một môi trường lao
động thuận tiện, an toàn hạn chế tối đa những mối nguy hiểm, nguy hại, nguy
cơ gây TNLĐ, BNN cho người lao động khi sản xuất. Điều đó có nghĩa là
BHLĐ đang thực hiện nhiệm vụ là bảo vệ sức khoẻ, tính mạng cho NLĐ -
mét lực lượng chủ chốt để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội - giải quyết
các chính sách, chế độ liên quan thiết thực đến người lao động như về thời giê
làm việc, nghỉ ngơi, trang bị PTBVCN…tạo ra cho người lao động an tâm
công tác, góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng phóc
lợi xã hội, có tác động tích cực trong quan hệ xã hội, quan hệ lao động.
Thứ ba, về mặt chính trị, công tác BHLĐ xuất phát từ quan điểm của Đảng
và nhà nước được cụ thể hoá thông qua các văn kiện đại hội Đảng, hệ thống
các văn bản phấp quy. Trong đó con người là trung tâm, là động lực, mục tiêu
của sự phát triển.
3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động
Công tác BHLĐ muốn đạt hiệu quả cao và thiết thực thì phải đảm bảo đầy
đủ các tính chất: tính khoa học kỹ thuật, tính chất pháp lý, tính chất quần
chúng.
3.1 Tính chất khoa học kỹ thuật
Công tác BHLĐ mang tính chất khoa học kỹ thuật bởi mọi sự hoạt động của
nó đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật.
Nó là sự tổng hợp và liên ngành của nhiều ngành khoa học khác nhau, từ khoa
học tự nhiên (như toán, vật lý, hoá học…) đến khoa học kỹ thuật chuyên
ngành (như y học, các ngành kỹ thuật chuyên môn như : kỹ thuật thông gió, kỹ
thuật chiếu sáng, kỹ thuật an toàn điện, kỹ thuật vệ sinh…) và còn liên quan
đến các ngành KT- XH- tâm lý học như: luật pháp chính sách chế độ về

BHLĐ, tâm sinh lý lao động, xã hội học công nghiệp…
Tuy rằng tính khoa học kỹ thuật của công tác BHLĐ là rộng nhưng nó tác
động rất cụ thể, trực tiếp đến NLĐ nói chung và những cán bộ làm công tác
BHLĐ nói riêng. Từ đó ta nhận thấy rằng nếu cán bộ làm công tác BHLĐ
không có trình độ chuyên môn thì khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.2. Tính chất pháp lý
Nếu tính chất khoa học kỹ thuật của BHLĐ được xem xét là “linh hồn” của
công tác BHLĐ thì có thể nói tính chất pháp lý chính là phần “xác” để làm cho
linh hồn Êy sống dậy thực sự, bởi lẽ các giải pháp khoa học kỹ thuật cũng như
các giải pháp về tổ chức xã hội chỉ được thực hiện nghiêm chỉnh khi chúng
được thể chế hoá thành các quy định của pháp luật. Tính pháp lý được thể hiện
ở các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ về BHLĐ, tiêu chuẩn,
quy phạm ATVSLĐ …nhờ đó tạo ra khung hành lang pháp luật để công tác
BHLĐ được thực hiện. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, khen
thưởng, xử phạt một cách nghiêm túc, khoa học, sẽ phát huy được mặt tích
cực, hạn chế tiêu cực, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác BHLĐ.
3.3. Tính quần chúng
Mục đích của công tác BHLĐ là bảo đảm an toàn bảo vệ sức khoẻ và tính
mạng người lao động- một yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất. Do
vậy để công tác BHLĐ thật sự trở thành người bạn thân thiết với NLĐ thì nó
phải mang tính quần chúng, nó liên quan đến tất cả mọi người từ NSDLĐ đến
NLĐ, từ tập thể đến cá nhân, các cấp, các ngành. Do đó việc giác ngộ nhận
thức cho NLĐ và NSDLĐ về công tác BHLĐ là điều cần thiết, góp phần trực
tiếp vào thắng lợi của công tác BHLĐ. Nhờ có những hiểu biết đúng về công
tác BHLĐ mà NSDLĐ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác BHLĐ, còn
NLĐ cũng tự giác chấp hành và có quyền yêu cầu kiến nghị NSDLĐ đảm bảo
cho họ một điều kiện làm việc an toàn, hợp lý.
4. Nội dung của công tác Bảo hộ lao đông
4.1. Nội dung khoa học kỹ thuật
4.1.1. Khoa học vệ sinh lao động

Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động, do đó ảnh
hưởng đến con người. Sự chịu đựng quá tải dẫn đến khả năng sinh ra bệnh
nghề nghiệp. Để phòng ngõa BNN cũng như tạo ra điều kiện tối ưu cho sức
khoẻ và tình trạng lành mạnh cho người lao động là mục đích của vệ sinh lao
động. Để thực hiện mục tiêu đó Vệ sinh lao động đi sâu vào khảo sát, phát
hiện đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể phát sinh trong quá trình sản
xuất, nghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng đến con người (như tiếng ồn, rung,
chiếu sáng, vi khí hậu, độ sạch của không khí, trường điện từ…). Từ đó đề ra
tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố nguy hiểm, có hại, nghiên cứu đề
ra các chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, các giải pháp y học (như khám tuyển,
khám định k) nhằm bảo đảm sức khoẻ, an toàn lao động, tránh căng thẳng
trong lao động, tạo khả năng hoàn thành công việc, tạo hứng thó trong lao
động.
4.1.2.Kỹ thuật an toàn
- Nội dung của kỹ thuật an toàn bao gồm :
+ Kỹ thuật an toàn điện
+ Kỹ thuật an toàn hoá chất
+ Kỹ thuật an toàn trong cơ khí, thiết bị chịu áp lực và thiết bị nâng.
+ Kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
+ Phòng chống cháy nổ.
4.1.3. Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân
Để có được những phương tiện BVNC có hiệu quả cao, có chất lượng và
thẩm mỹ, người ta đã sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học từ khoa
học tự nhiên đến các ngành sinh lý học, nhân chủng học, các phương tiện thiết
yếu trong quá trình lao động hiện nay như: mặt nạ phòng độc, kính màu chống
bức xạ, quần áo chống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giầy, ủng
cách điện…
4.1.4. Khoa học về Ergonomi
Bào gồm sự tác động giữa Người- Máy- Môi Trường, nhân trắc học
Ecgonomi trong quan hệ Người- May- Môi trường là tối ưu hoá các tác động

tương hỗ giữa người điều khiển và trang bị, giữa người điều khiển và môi
trường lao động. Nhân trắc học Ecgonomi quan tâm đến những nguyên tắc
Ecgonomi trong thiết kế hệ thống lao động trên cơ sở về ATLĐ, VSLĐ, thẩm
mỹ kỹ thuật, sinh lý, thiết kế không gian làm việc, thiết kế môi trường lao
động, thiết kế quá trình lao động.
Có thể nói khoa học kỹ thuật về BHLĐ là một trong những nội dung cơ bản
của công tác BHLĐ, là cơ sở để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho các
vấn đề về ATLĐ, VSLĐ.
4.2. Nội dung về giáo dục, huấn luyện, vận động quần chúng làm tốt công
tác BHLĐ
Công tác BHLĐ mang tính chất quần chúng. Do đó cần nhận thức rằng
NLĐ không chỉ là đối tượng mà còn là chủ thể của công tác BHLĐ. Với mục
tiêu đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về BHLĐ cần thực hiện
các nội dung chủ yếu sau :
- Tuyên truyền giáo dục để NLĐ nhận thức rõ sự cần thiết phải đảm bảo an
toàn trong sản xuất, phải nâng cao ý thức tự bảo vệ mình.
- Huấn luyện cho NLĐ thành thạo tay nghề và nắm vững các yêu cầu về
KTAT trong sản xuất.
- Giáo dục ý thức kỷ luật, bảo đảm nguyên tắc an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh
tiêu chuẩn quy trình, nội quy an toàn, chống làm bừa, làm Èu.
- Vận động quần chúng phát huy sáng kiến tự cải thiện điều kiện làm việc với
các PTBVCN, bảo quản, giữ gìn và sử dụng tốt chúng như những công cụ
sản xuất.
- Tổ chức chế độ tự kiểm tra BHLĐ tại nơi làm việc, tại các cơ sở. Duy trì tốt
tổ chức và hoạt động của mạng lưới ATVSV trong các cơ sở sản xuất kinh
doanh.
Tuyên truyền, giáo dục cho NLĐ và NSDLĐ về công tác BHLĐ có ý
nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện công tác BHLĐ, vì nó
góp phần nâng cao nhận thức và tính tự giác cho NLĐ cũng như NSDLĐ trong
việc thực hiện các chính sách, chế độ về BHLĐ của nhà nước, các nội quy lao

động của đơn vị sản xuất.
4.3. Nội dung về xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật về BHLĐ,
tăng cường quản lý nhà nước về BHLĐ.
Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác BHLĐ do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy
tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các chế tài nhằm điều
chỉnh các hành vi bảo đảm các điều kiện lao động an toàn, vệ sinh đối với
NLĐ. Cùng với sự phát triển của các hoạt động sản xuất thì hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về hoạt động BHLĐ ngày càng phải hoàn thiện. Bên cạnh
những văn bản luật (như luật lao động, luật công đoàn, luật bảo vệ sức khoẻ
nhân dân, luật bảo vệ môi trường, luật phòng chống cháy nổ) thì các văn bản
dưới luật (như nghị định, quyết đinh, thông tư, chỉ thị…) cũng thường xuyên
được ban hành nhằm tăng cường và đẩy mạnh việc thực hiện công tác BHLĐ.
Quản lý nhà nước về BHLĐ được quy định tại nghị định 06/CP ngày
20/1/1995 của chính phủ quy định một số điều của Bộ Luật Lao Động về an
toàn lao động, vệ sinh lao đông, bao gồm các cơ quan: Bé Lao Động Thương
Binh và Xã Hội, Bộ Y Tế, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Giáo dục và đào
tạo, Uỷ ban nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đây là một nội dung có ý nghĩa quyết định trong việc đưa công tác BHLĐ
trở thành nội dung bắt buộc đối với mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, là cơ sở
pháp lý cho công tác thanh, kiểm tra, cũng như xử lý các vi phạm về BHLĐ.
CHƯƠNG iii: CƠ Sở PHáP Lý CủA CÔNG TáC BHLĐ
1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác Bảo hộ lao động
Bảo hé lao động là một công tác quan trọng gắn liền với hoạt động sản xuất,
góp phần thúc đẩy sản xuất và bảo vệ người lao động.
Công tác BHLĐ được Đảng ta rất chú trọng, quan tâm (thông qua các văn
kiện đại hội) với các quan điểm cơ bản sau :
Một là, BHLĐ phải được thực hiện đồng thời với quá trình tổ chức lao
động.“Công tác BHLĐ phục vụ trực tiếp cho sản xuất và không thể tách rời
sản xuất”. “Các cấp uỷ Đảng trực tiếp lãnh đạo sản xuất cần đặc biệt chú trọng

việc đề phòng TNLĐ, phải có những biện pháp cụ thể đảm bảo ATLĐ, làm
cho anh chị em yên tâm và phấn khởi đẩy mạnh sản xuất”. Ngày nay, khi nền
kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường ( với định hướng XHCN có sù
quản lý của nhà nước) thì tính cạnh tranh của hàng hoá càng đặt công tác
BHLĐ vào vị trí quan trọng vì BHLĐ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng,
hiệu quả của sản xuất, “nếu để TNLĐ xẩy ra thì không những gây thiệt hại về
của cải và sức người mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần yên tâm, phấn khởi
của công nhân”. Do đó “mỗi khi định ra kế hoạch chỉ tiêu sản xuất, cần phải
đồng thời định ra kế hoạch BHLĐ”. Với mục tiêu “đảm bảo an toàn lao động
để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. (Chỉ thị số 132 CT/TW ngày 13/3/1959
của Ban bí thư trung ương Đảng lao động khoá II)
Hai là, “cần tăng cường giáo dục cho công nhân ý thức bảo vệ an toàn trong
lao đông, làm cho việc đề phòng tai nạn lao động thành công tác quần chúng
thì mới có kết quả tốt “(Chỉ thị 132/ CT-TW)
Ba là, “cần đề cao vai trò giám sát của công đoàn và quần chúng, cùng quần
chúng bàn bạc thi hành những biện pháp cụ thể đảm bảo ATLĐ” (Chỉ thị 132/
CT-TW).
Bốn là, không ngừng cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngõa TNLĐ, BNN.
“Phải tích cực thực hiện mọi biện pháp cần thiết để BHLĐ, bảo đảm an toàn
cho công nhân (báo cáo chính trị của Ban chấp hành trưng ương Đảng tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII”. Đồng thời “tạo thêm việc làm, cải thiện
điều kiện lao động, thực hiện tốt những quy định về BHLĐ, ATLĐ, giảm bớt
lao động chân tay giản đơn, nặng nhọc, độc hại; thực hiện nghiêm túc các quy
định về sử dụng lao động nữ và các chính sách đối với lao động nữ, phòng
chống có hiệu quả các bệnh nghề nghiệp”(Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành
trung ương khoá VII). Và “chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an
toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người
lao động”(Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tháng 4/ 2001)
2. Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác Bảo hộ lao động
Thực hiện các chủ trương của Đảng, nhà nước ta đã xây dựng và ban hành

tương đối đầy đủ các văn bản quy pham pháp luật về công tác BHLĐ(xem sơ
đồ 1).
2.1 Các văn bản gốc liên quan đến công tác BHLĐ
- Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(1992): Điều 10, 56,
61, 63.
Điều 56: “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ về BHLĐ. Nhà nước quy định
thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế dé nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã
hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến
khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động”.
- Bé Luật Lao Động(23/6/1994: Chương IX : An toàn lao động - Vệ sinh lao
động. Điều 95: Điều 108.
- Một số luật khác có liên quan:
+ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (30/6/1989) điều9, 10, 14.
+ Luật Bảo vệ môi trường (27/12/1993) Điều: 6, 16, 17, 18, 23, 25,
28, 30, 32, 42, 49, 50.
+ Lụât đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (12/11/1996) Điều: 26.
+ Luật phòng cháy chữa cháy (29/6/2001) Điều: 5.3; 6.2; 20.1,2;
44.1.b; 45.
+ Luật Công đoàn (30/6/1990): Điều: 5, 6, 9.
2.2 Các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bao gồm các nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị… về công tác BHLĐ.(xem
phụ lục I cuối bài).
2.3. Các quy phạm, tiêu chuẩn về ATVSLĐ
- Quy phạm, tiêu chuẩn cấp nhà nước(QPVN, TCNN).
- Quy phạm, tiêu chuẩn cấp ngành(QPN, TCN).
- Ngoài ra còn có các quy định, nội quy do các cơ sở sản xuất ban hành.
Sơ đồ 1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHLĐ ở Việt Nam.
HiÕn ph¸p
Bé luËt lao
®éng

ChØ thÞ cña
Thñ tíng
LuËt liªn
quan
N§ 06/CP,
20/11/95
(N§101/CP)
N§ kh¸c cã
liªn quan
ChØ thÞ
cña Bé,
CQNB
QuyÕt
®Þnh
Quy ®Þnh
Tiªu
chuÈn
Th«ng t
Quan hÖ bæ sung phèi
hîp
Quan hÖ chØ ®¹o trùc tiÕp
3. Các chính sách ,chế độ về công tác Bảo hộ lao động
3.1 Các chính sách về BHLĐ
- Các biện pháp quản lý thiết bị và sức khoẻ với các nội dung chủ yếu :
+ Đưa ra danh mục các cơ sở, máy thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
AT, danh mục các BNN được hưởng chế độ bảo hiểm về BNN.
+ Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Vấn đề quản lý sức khoẻ người lao động.
- Công tác BHLĐ trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó, đề
cập đến các vấn đề như: xây dựng kế hoạch BHLĐ, hướng dẫn công tác huấn

luyện về BHLĐ, kiểm tra về BHLĐ, khai báo, điều tra, thống kê báo cáo
TNLĐ.
- Hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm về ATVSLĐ: đưa ra các tiêu chuẩn về
ATVSLĐ như: nhóm tiêu chuẩn cơ bản, nhóm tiêu chuẩn về yêu cầu chung và
định mức các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, nhóm các tiêu chuẩn
yêu cầu chung về an toàn thiết bị sản xuất, quy trình sản xuất.
- HĐLĐ và thoả ước lao động tập thể: hướng dẫn cách ghi vào hợp đồng lao
động, hướng dẫn thi hành bộ Luật Lao động về nội dung của TƯLĐTT.
3.2 Các chế độ về Bảo hộ lao động
- Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: quy định quyền và trách nhiệm
của NLĐ cũng như NSDLĐ trong việc sử dụng, trang bị các PTBVCN.
- Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm bồi thường bằng hiện vật: quy định đói
tượngđược hưởng chế độ phụ cấp độc hại, bồi dưỡng bằng hiện vật; mức bồi
dưỡng và phu cấp độc hại.
- Bảo hé lao động nữ: quy định các công việc không được sử dụng lao động nữ
và một số chế độ đối với lao động nữ.
- Bảo hé lao động chưa thành niên: quy định các công việc l\không được sử
dụng lao động chưa thành niên.
- Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi: quy định về thời giê làm việc,
nghỉ ngơi của NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường cũng như trong
điều kiện nặng nhọc, độc hại.
- Chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN: quy định các mức trợ cấp, bồi thường
đối với những người bị TNLĐ, BNN.
Phần ii: thực trạng hoạt động BHLĐ của các cấp công đoàn trong tổng
công ty dệt may việt nam
CHƯƠNGI. VÀI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM
i. đặc điểm của tổng công ty dệt may việt nam
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty Dệt May Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp
xếp lại các đơn vị sản xuất, sự nghiệp, lưu thông về dệt và may thuộc Bộ Công

nghiệp nhẹ ( nay thuộc Bộ Công nghiệp ) và các địa phương theo quyết định
số 253/ TT của Thủ tướng chính phủ ngày 29/4/1995.
Tổng công ty Dệt May Việt Nam là Tổng công ty nhà nước hoạt động
kinh doanh có tên giao dịch quốc tế là: Viêt Nam National Textile and
Garment Corporation, viết tắt là Vinatex, có trụ sở chính tại 25 Bà Triệu – Hà
Nội.
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty DMVN bao gồm :
+ Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
+ Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.
+ Các đơn vị thành viên của Tổng công ty.
Tổng công ty Dệt May Việt Nam hiện nay có 75 thành viên, trong đó có :
các đơn vị hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị hành
chính sự nghiệp.
Mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty theo hình thức quản lý trực
tuyến chức năng(xem sơ đồ 2):
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Tổng công ty Dệt May
Việt Nam
T khi thnh lp n nay, Tng cụng ty DMVN ó khụng ngng phỏt
trin c v chiu rng, chiu sõu. Th trng trong nc v ngoi nc bc
u c m rng. Tớnh n nm 2004 Tng cụng ty ó trin khai nhanh cụng
tỏc sp xp i mi DN nh nc theo quyt nh 133 ca Th tng chớnh
ph. Hon thnh c bn vic xõy dng iu l v Quy ch ti chớnh, chuyn
hot ng Tng cụng ty sang hỡnh thc Cụng ty m / con ca tp on
VINATEX. n nay cú 13 cụng ty v 2 b phn cụng ty ó c phờ duyt
phng ỏn.
HĐQT
Tổng
giám đốc
Các phó tổng
giám đốc

Ban kế
hoạch
thị trờng
Ban tổ
chức hành
chính
Ban tài
chính kế
toán
Các trung
tâm
Các đơn vị
thành viên
Ban KT
đầu t

×