Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Ứng xử thông minh trong giao tiếp sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 25 trang )

Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Phần I: Đặt vấn đề
Lí do chọn đề tài:
Giao tiếp-Ứng xử là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm bắt
được. Bất kì ai cũng phải học điều đó. Cách Giao tiếp-Ứng xử có liên quan
đến sự thành công cũng như uy tín của mỗi người. Đặc biệt trong môi trường
giáo dục, mỗi giáo viên là một nhà sư phạm và mô phạm thì càng phải trau
chuốt nhiều hơn trong giao tiếp và ứng xử của mình. Giao tiếp sư phạm là
một thước đo đánh giá năng lực chuyên môn cũng như công tác chủ nhiệm
của mỗi người giáo viên.
Vậy, Giao tiếp sư phạm là gì?
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm
truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kĩ
năng, nghề nghiệp v v nhằm xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở
người học.
Có thể hiểu rằng giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt
động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm. Vậy, hoạt động nào được gọi
là hoạt động sư phạm?
Hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường, trong đó chủ yếu là sự
giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển
quá trình giáo dục trong nhà trường được gọi là chủ thể giao tiếp. Học sinh là
người lĩnh hội tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp do giáo viên
truyền đạt cho. Với ý nghĩa này học sinh là khách thể trong hoạt động giao
tiếp sư phạm. Tuy nhiên, để giáo dục, dạy học đạt kết quả cao, chúng ta
không thể coi học sinh là khách thể thụ động, mà các em thực sự là một chủ
thể có ý thức, hoạt động tích cực để đón nhận tri thức khoa học của giáo viên.
Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên chúng ta không chỉ giao tiếp với
học sinh qua nội dung bài giảng mà còn phải là tấm gương sáng mẫu mực về
nhân cách. Phải thống nhất giữa lời nói, việc làm với hành vi ứng xử. Có như
vậy, chúng ta mới tạo cho mình có uy tín, uy tín là phương tiện tinh thần giúp


giáo viên thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao.
Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên dùng các biện pháp giáo dục tình
cảm, thuyết phục, vận động, v…v… đối với học sinh.
Vậy, phải khẳng định rằng, Giao tiếp sư phạm có vị trí quan trọng và
nổi bật trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên, là phương
tiện để giáo viên chúng ta thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và
phát triển.
Gần đây, đôi khi, ở đâu đó, một bộ phận nhỏ thầy cô đã để xảy ra
những ứng xử đáng tiếc, gây xôn xao dư luận, mờ nhạt hình ảnh nhà giáo, phụ
huynh mất niềm tin, đó cũng là sự cảnh báo về phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp mà mỗi giáo viên chúng ta cần nghiêm túc suy ngẫm, nhìn lại mình.
Cuộc sống không ngừng phát triển và tiến bộ, toàn xã hội càng nhìn
nhận nghiêm khắc về phẩm chất đaọ đức, năng lực sư phạm của giáo viên và
học sinh tiểu học là những trang giấy trắng mà giáo viên tiểu học chúng ta
1
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
phác nét bút đầu tiên. Trăn trở về một thế hệ con trẻ tương lai, ngẫm nghĩ về
vai trò, nhiệm vụ của mình, trong quá trình giảng dạy, giáo dục và giao tiếp
với học sinh, tôi nhận ra rằng, mỗi giáo viên chúng ta thường xuyên ứng phó
với biết bao tình huống, từ đơn giản, dễ dàng xử lý, có lúc thật khó xử, giáo
viên cũng là một thành phần trong xã hội, nhưng khác hơn, bởi chúng ta được
tôn vinh là “Thầy”. Vì vậy, chúng ta cần phải chú trọng, điều chỉnh, rút kinh
nghiệm trong giao tiếp. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị góp
phần tạo nên thành công trong công việc của mỗi chúng ta.
Với hi vọng sẽ mang đến cho quý thầy cô những ứng xử trong giao tiếp
với trẻ, tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm:
Ứng xử thông minh trong giao ếp sư phạm
2
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp

sư phạm
Mục đích nghiên cứu:
- Giúp giáo viên trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp
- Trao đổi những kinh nghiệm sư phạm
- Tạo mối quan hệ thầy trò gần gũi, tự nhiên, cởi mở, thể hiện tình cảm thân
thiện.
- Nâng cao hiệu quả giảng dạy, chủ nhiệm.
- Học sinh cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
- Tạo cho học sinh ý thức tự giác học tập.
- Đạt được mục đích giáo dục “Xây dựng trường học thân thiện”
- Để có được một lớp học tốt, có kỷ cương, có phong trào thi đua học tập sôi
nổi
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học sinh trong nhà trường và học sinh lớp chủ nhiệm thông qua giờ dạy và
học trên lớp, sinh hoạt ngoại khóa.
Tham khảo tài liệu sách, báo; Diễn đàn Giáo dục.
Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Ứng xử của giáo viên với học sinh trong từng tình huống trong quá trình
giảng dạy.
Rút kinh nghiệm sau mỗi tình huống ứng xử với học sinh, chọn cách ứng xử
hợp lí, thông minh, hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, tìm hiểu về giáo viên và học sinh trong nhà trường và
lớp chủ nhiệm.
Phương pháp thực nghiệm qua quá trình dạy học.
Phương pháp quan sát, phân tích, thống kê, tổng hợp.
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Thời gian: Qua nhiều năm làm công tác dạy học lớp năm.
- Bắt đầu: Nghiên cứu và vận dụng ở lớp chủ nhiệm.
Sử dụng số liệu điều tra, vận dụng: Hai năm: 2009-2010 ;

2010-2011
- Kết thúc: Viết Kinh nghiệm dạy học: Năm học 2011-2012
3
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Phần II: Nội dung
Ý tưởng: MƯỜI ứng xử của giáo viên trong giao tiếp sư phạm
Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
1. Cơ sở lí luận
Chúng ta biết rằng giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nó được tiến
hành ở mọi ngành, mọi cấp, trong từng khu phố, thôn xóm và gia đình, ở tất
cả các cơ sở kinh tế và văn hóa bên cạnh nhà trường, giáo dục còn được
diễn ra ngoài xã hội, trong gia đình, tất nhiên giáo dục nhà trường quyết định
chiều hướng phát triển nhân cách học sinh, vì nhà trường là cơ quan chuyên
trách công tác giáo dục, là tổ chức xã hội dẫn đầu với những phương pháp
giảng dạy khoa học nhằm xây dựng cho con người một nhân cách phát triển
toàn diện.
Bác Hồ đã từng nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục, không
có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế và văn hóa”.
Bác khẳng đinh vai trò quan trọng, không thể thiếu của người giáo
viên. Người giáo viên có giỏi hay không được nhận định dựa trên năng lực sư
phạm của họ.
Chính vì vậy, trong tiêu chí ứng xử, giáo viên luôn biết chăm lo đến sự
phát triển toàn diện của học sinh, giáo viên thân thiện với học sinh, quan tâm
giúp đỡ học sinh, không thành kiến, thiên vị, không có hành vi xúc phạm
nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh là những phẩm chất hàng đầu trong
đạo đức nghề nghiệp của một người giáo viên được phụ huynh và học sinh tin
yêu.
Bên cạnh đó, trong công tác chuyên môn, giáo viên say mê, toàn tâm
toàn ý với nghề, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và vận dụng một cách

sáng tạo các phương tiện, phương pháp dạy học trong hoạt động giáo dục
được phụ huynh tin tưởng và đánh giá cao.
Trong công tác chủ nhiệm, giáo viên trước hết phải có tâm, có tấm lòng
yêu thương học sinh, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải giỏi về tâm lý
lứa tuổi, biết kiềm chế, điều tiết hành vi ứng xử của mình, có nhiều biện pháp
giáo dục tinh tế, am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh, có như thế, mỗi giáo viên chúng ta mới hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy
và giáo dục của một người thầy.
2. Thực trạng:
2.a) Thực trạng chung: Trên thực tế, truyền thống “tôn sư trọng đạo”
ít nhiều bị suy giảm:
Học sinh:
- Một bộ phận học sinh thiếu lễ độ với thầy cô, người lớn;
- Lười học, lười học bài cũ, chưa có thái độ và ý thức học tập
- Chưa tập trung trong giờ học, ham chơi, đặc biệt là dễ dàng bị phân tâm
bởi những tác động chung quanh.
- Chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
Giáo viên:
- Thầy và trò có một khoảng cách, thầy và trò chưa là “bạn” của nhau.
4
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
- Giáo viên chưa chú trọng đến văn hóa ứng xử.
- Người thầy chưa phải là tấm gương trong ứng xử.
- Giáo viên chúng ta chưa tạo cơ hội để học sinh phát triển khả năng đối
thoại, bày tỏ quan điểm.
- Chưa thực sự toàn tâm với công việc, “buông xuôi”, “cảnh giác” vì
muốn được “an toàn” cho bản thân
Phụ huynh:
- Nuông chìu con

- Chưa có sự nhìn nhận khách quan, kì vọng ở con cái quá lớn
- Chạy theo thành tích
- Chưa có sự tôn trong đối với giáo viên, yêu cầu, đòi hỏi khắt khe với
giáo viên
- Tồn tại yếu tố “thực dụng”-“Tôn sư trọng đạo” chỉ có một năm con
mình học cô giáo đó.
2.b) Phiếu thăm dò: (dành cho học sinh-Mục đích của Phiếu là thăm dò suy
nghĩ, tình cảm, tâm lí của học sinh liên quan đến công tác chủ nhiệm của
giáo viên)
(Số liệu điều tra Đầu năm học 2010-2011, phát cho 42 học sinh-Lớp 5D)
TT
Câu hỏi gợi ý Câu trả lời
có Tỉ lệ
%
không
Tỉ lệ
%
01 Cô giáo của em có công bằng với các bạn trong lớp không?
12 28,6 30 71,4
02 Cô giáo của em có gần gũi với học sinh không?
14 33,3 28 66,7
03 Cô giáo có hay la mắng học sinh không?
30 71,4 12 28,6
04 Em có thích tham gia các trò chơi học tập không?
40 95,2 2 4,8
05 Em có thích được nghe cô giáo kể chuyện không?
42 100,0 0
06 Em có thích cô giáo vui tính không?
36 85,7 6 14,3
07 Em đã bị cô giáo mắng oan lần nào chưa?

10 23,8 32 76,2
08 Cô giáo có thường khiển trách, chê bai các bạn không?
20 47,6 22 52,4
09 Em có thích được cô giáo khen ngợi khi có hành vi tốt không?
38 90,5 4 9,5
10 Em có yêu quý cô giáo không?
31 73,8 11 26,2
(Số liệu điều tra Đầu năm học 2011-2012, phát cho 40 học sinh-Lớp 5A)
TT
Câu hỏi gợi ý Câu trả lời
có Tỉ lệ
%
không
Tỉ lệ
%
01 Cô giáo của em có công bằng với các bạn trong lớp không?
30 75,0 10 25,0
02 Cô giáo của em có gần gũi với học sinh không?
20 50,0 20 50,0
03 Cô giáo có hay la mắng học sinh không?
28 70,0 12 30,0
04 Em có thích tham gia các trò chơi học tập không?
40 100,0 0
05 Em có thích được nghe cô giáo kể chuyện không?
40 100,0 0
06 Em có thích cô giáo vui tính không?
36 90,0 4 10,0
07 Em đã bị cô giáo mắng oan lần nào chưa?
12 30,0 28 10,0
08 Cô giáo có thường khiển trách, chê bai các bạn không?

20 50,0 20 50,0
09 Em có thích được cô giáo khen ngợi khi có hành vi tốt không?
28 70,0 12 30,0
10 Em có yêu quý cô giáo không?
38 95,0 2 5,0
5
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Qua bảng thống kê số liệu, ta nhận thấy rằng, Học sinh thích tham gia
các trò chơi học tập, thích nghe cô giáo kể chuyện, Học sinh thích được cô
giáo khen ngợi khi có hành vi tốt chiếm tỉ lệ khá cao, các em thích cô giáo vui
tính, gần gũi với học sinh và học sinh cũng yêu thương cô giáo.
Bên cạnh đó, qua số liệu thống kê, ta cũng nhận thấy rằng, về mặt tâm
lí, các em cảm nhận, cô giáo chưa công bằng, các em chưa được cô giáo
quan tâm đồng đều, cô giáo chưa gần gũi với học sinh.
Trong công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức học sinh, chúng ta cần
chú ý, có nên la mắng học sinh không? Vẫn còn tồn tại phổ biến hiện tượng
khiển trách, chê bai học sinh (thường là đối tượng học sinh yếu, mắc lỗi
thường xuyên, không tiến bộ, ít được gia đình quan tâm). Vậy, ta có nên thay
đổi biện pháp giáo dục không?
Nguyên nhân
- Học sinh được cha mẹ nuông chìu, được ba mẹ bảo bọc như ở trong
“kén”, nên khả năng giao tiếp còn nhút nhát, cơ hội trải nghiệm trong học tập
hạn chế, thiếu tự tin.
- Phụ huynh còn đặt nặng thành tích, lạm dụng “Quyền trẻ em” nên dễ
dàng trách mắng giáo viên.
- Sự nhận thức của một số giáo viên về giao tiếp ứng xử còn hạn chế,
chưa thấy hết được vị trí và tầm quan trọng trong chuẩn mực nghề nghiệp của
mình.
- Kiến thức về tâm lí giáo dục của giáo viên còn hạn chế. Trong giờ lên

lớp, thường chú trọng đến truyền thụ kiến thức.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Thực tế cho thấy, có những thầy cô rất nghiêm khắc nhưng được học
sinh yêu mến và không bao giờ quên, có những thầy cô giáo cũng khó,
nghiêm khắc khiến học sinh sợ và đó chính là khoảng cách vô hình giữa giáo
viên và học sinh, trẻ sẽ ngại bày tò quan điểm, giờ học có thể gò bó, nghiêm
túc, thiếu tự nhiên, hiệu quả đạt được của tiết học sẽ hạn chế.
Chính vì vậy, ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, người thầy
cần chú trọng đến giao tiếp, ứng xử nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức
một cách tự nhiên, không gượng ép.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi chuyển từ giai đoạn vui chơi sang vừa học
vừa chơi. Vì vậy, cách tổ chức, thiết kế của giáo viên có tác động lớn đến kết
quả học tập của học sinh, đến sự hình thành nhân cách, hành vi ứng xử của
mỗi em.
Từ các vấn đề trên, là một nhà giáo, chúng ta thể hiện
cách ứng xử trong giao tiếp sư phạm như thế nào?
Sau đây là một số ứng xử trong giao tiếp sư phạm
mang lại thành công trong dạy và học:
1. Người thầy phải là tấm gương trong ứng xử
2. Cần biết những thông tin liên quan đến trẻ
6
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
3. Tôn trọng và không quát mắng trẻ
4. Đừng bỏ qua bước “Khởi động” và sử dụng trò chơi học tập thường
xuyên
5. Bầu không khí lớp học vui tươi, hài hước
6. Hãy nói lời “xin lỗi” khi trách oan học sinh
7. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ, giúp trẻ giải quyết vướng mắc
8. Khi trẻ mắc lỗi

9. Thưởng, phạt công minh-Biểu dương, khích lệ kịp thời
10.Tạo sự hấp dẫn
7
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Ứng xử của giáo viên trong giao tiếp sư phạm
3.1.Người thầy phải là tấm gương trong ứng xử
Nhân cách của mỗi con người là vốn quí, nhưng với nhà giáo còn quí
hơn. Bởi nhà giáo là người dùng nhân cách để giáo dục nhân cách cho học
sinh.
Chúng ta phải luôn hiểu rõ: trau dồi năng lực chuyên môn là nhiệm vụ
mà mỗi giáo viên cần phấn đấu suốt cuộc đời. Chúng ta phải cố gắng học hỏi
đồng nghiệp, tự bồi dưỡng, học tập rèn luyện không ngừng.
Dạy người phải yêu người. Người giáo viên phải tâm huyết với nghề,
phải khéo léo trong xử sự và thật nhẫn nại, kiên trì trong giáo dục học sinh.
Có như thế thì chúng ta mới có thể hoàn thành được công việc lớn lao: Trồng
người. Và như thế, chúng ta mới dành được tình cảm từ học sinh của mình.
Người thầy ở bất cứ đâu và ở thời kỳ nào cũng phải hội đủ hai phẩm
chất cho sự nhận diện chân dung nhà giáo: nhân cách và tri thức.
Trước mặt học trò, giáo viên thường phải ứng xử đúng mực, khuôn
phép, không thái quá. Vì thế, sự kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là những cơn
nóng giận là vô cùng cần thiết.
Hãy vừa là bạn vừa là thầy của chúng. Hãy rất gần gũi với học trò, hãy
cố gắng để chúng luôn cởi mở với mình. Một lời chưa hay, một hành động
thô bạo xúc phạm học sinh như đã xảy ra ở một số nơi thời gian qua không
những không làm cho học sinh sửa chữa khuyết điểm mà còn khiến vấn đề có
thể trở nên nghiêm trọng hơn. Việc ứng xử với học sinh với lý do xác đáng,
mức độ vừa phải bằng cái tâm của nhà giáo luôn giúp các em khắc phục sai
lầm và ngược lại.
Là một giáo viên và mỗi chúng ta cũng là một phụ huynh học sinh. Con

cái chúng ta cũng lần lượt là học sinh tiểu học rồi trung học, mỗi năm các con
được học, được gặp nhiều thầy cô, chúng ta có cơ hội trải nghiệm những tâm
lí, tình cảm của một phụ huynh và của một giáo viên. Vì vậy, tôi cũng học
được cái hay ở nhiều giáo viên là thầy cô của con mình. Ví dụ như:
Một phụ huynh đến đón con tại một trường tiểu học Thấy con ra về mà
không chào cô giáo, chị nhắc: “Tại sao con về mà không chào cô?”.
Đứa bé đứng im một lát rồi nói: “Tại nhiều lần con chào nhưng cô không nói
gì cả, cô không để ý nghe con nói”. Người mẹ như hiểu ra lí do.
Vì vậy, chúng ta hãy lưu ý, nhớ đáp lại tình cảm của trẻ.
Có phụ huynh cũng bức xúc khi nghe đứa con học lớp 3 (Bé này là lớp
trưởng) kể: “Ở lớp, mỗi khi cô giáo bận, thì bé làm nhiệm vụ giữ trật tự lớp.
Bạn nào nói chuyện thì ghi tên lên bảng, bạn nào mắc lỗi nhiều lần thì bị lớp
trưởng dung thước khẽ tay. Nhiều phụ huynh không đồng tình với biện pháp
của cô giáo, vì các em trong lớp là bạn của nhau, không thể để các em phạt
lẫn nhau”.
Những tình huống trên đây không phải hiếm gặp trong thực tế. Người
lớn đôi khi đòi hỏi các em phải thế này hoặc thế kia. Họ quên mất rằng những
điều tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy cũng góp phần hình thành nhiều thói xấu
cho các em. Học sinh, nhất là cấp tiểu học như những trang giấy trắng. Đẹp
8
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
hay xấu đều do người lớn vẽ nên. Đôi khi những cái xấu lại được vẽ lên từ
các “vô tình” ấy.
Một vấn đề nữa là quan hệ giữa gia đình - nhà trường và xã hội vốn là
truyền thống giáo dục tốt đẹp. Quan hệ ấy đòi hỏi mỗi giáo viên, nhất là giáo
viên chủ nhiệm bằng lương tâm, trách nhiệm của mình có kế hoạch liên lạc
với gia đình học sinh một cách cụ thể. Việc làm này sẽ giúp các bậc cha mẹ
có được những thông tin nhiều mặt về sức học, đạo đức, cá tính của con cái
mình để tạo ra quan hệ mật thiết, cùng nhà trường kịp thời uốn nắn, dạy dỗ

học sinh.
Khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh, chúng ta hãy nhớ rằng, đối với họ
đứa con là quí giá nhất trên đời. Vì thế, hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ
huynh bị tổn thương.
3.2.Cần biết những thông tin liên quan đến trẻ:
Trong lớp học của chúng ta, mỗi em sinh ra trong gia đình có hoàn
cảnh khác nhau. Ví dụ:
*Lĩnh vực gia đình: *Lĩnh vực xã hội:
- Kinh tế khó khăn
- Cha mẹ ly hôn
- Không cha hoặc mẹ
- Cha mẹ cờ bạc, rượu chè
- …
- Nhà xa trường
- An ninh địa phương chưa tốt
- Có nhiều tụ điểm không lành
mạnh
- …
Vì vậy, giáo viên cần hiểu được hoàn cảnh của trẻ để có những ứng xử
phù hợp đến từng em học sinh. Có em cần được sự quan tâm chỉ bảo của giáo
viên nhiều hơn về mặt học hành khi điều kiện công việc của ba mẹ ở xa; có
em thì cần được giáo viên giúp đỡ một cây bút, một quyển vở khi điều kiện
kinh tế gia đình khó khăn; có em thì cần sự chia sẻ về tình cảm khi bố mẹ chia
tay v…v…
3.3.Tôn trọng và không quát mắng trẻ
Chuyện giáo viên dùng hình phạt đối với học sinh, hay “bạo hành bằng
lời nói” là một vài ví dụ trong những hình thức thầy cô phạt học sinh.
Chúng ta thường quan niệm: những lời trách mắng, hình phạt sẽ giúp
trẻ học tập nghiêm túc hơn, do đó biện pháp “răn đe, bạo hành bằng lời nói và
hành vi” đôi khi đã được nhiều thầy cô áp dụng. Chỉ là sự vô tình, nhưng

những lời nói tưởng chừng như vô hại, những hành vi không kiềm chế được
của giáo viên khiến trẻ bị ám ảnh, tổn thương tình cảm.
Chúng ta không thể nói nặng lời, quát mắng, đánh đòn trẻ chỉ vì trẻ
quên quyển vở, quên mặc đồng phục, mang dép lê đi học hay ăn sáng muộn
trên lớp, đến lớp trễ và thậm chí là ta không thể mắng trẻ, “đòi nợ” trẻ mỗi
đầu giờ học vì chúng chưa nộp đủ các khoản tiền.
Ông cha ta xưa dạy rằng: “Thương cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho
bùi”
Chúng ta quen lối giáo dục đó và cho là cha mẹ, thầy cô đánh vì thương
trẻ.
9
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Nhưng, những bậc phụ huynh ngày nay, nền giáo dục của chúng ta
ngày nay thường cố gắng lắng nghe trẻ nói, trao đổi với trẻ trước khi đi đến
quyết định phải dùng roi vọt.
Ông bà xưa còn nói: "Đòn đau nhớ lâu", nhưng không phải vì thế mà
chúng ta lạm dụng đòn roi với trẻ. Vì, cái nhớ lâu đó có thể để lại sự tổn
thương lâu dài đối với trẻ. Vì một đứa trẻ đã sớm hình thành nhân cách từ
thuở lên hai, lên ba.
Đối nghịch với kỷ luật tích cực là kỷ luật tiêu cực, sử dụng hình phạt
bằng trừng phạt thân thể như đánh, xách tai… trừng phạt tinh thần như mắng
mỏ, nói nặng lời,… những cách này ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ, ảnh hưởng lâu
dài với trẻ. Đừng nghĩ rằng, trẻ tiểu học vô tư, còn nhỏ, chưa biết suy nghĩ.
Hãy yêu thương các em đúng đắn và khoa học hơn. Đó chính là biểu
hiện về sự tôn trọng.
3.4. Đừng bỏ qua bước “Khởi động”
và Sử dụng Trò chơi học tập thường xuyên
Hãy bắt đầu tạo hứng khởi cho con trẻ để trẻ chuẩn bị sẵn sàng bước
vào buổi học mới. Tâm lý hứng khởi là yếu tố quan trọng để trẻ học tập tiến

bộ hơn và có sức bật tốt hơn.
Nhiều trẻ em không thích học hoặc chán học. Đó là vì các em không
tìm thấy hứng thú trong việc học tập của mình. Hơn nữa các bậc phụ huynh
cũng như giáo viên thường hay nhồi nhét kiến thức. Điều đó rất bất lợi cho
việc tiếp thu kiến thức của các em.
Những em không có hứng thú học tập thường không tập trung, làm việc
riêng trong giờ học, không hoàn thành nhiệm vụ học tập v…v…điều đó khiến
các em học hành sa sút và kết quả là các em càng chểnh mảng học tập. Vậy
làm thế nào để tạo được hứng thú cho trẻ, giúp trẻ chủ động và say mê học
tập?
Thông thường, các em thường khởi động bằng những bài hát đã được
học trong chương trình. Đó là hình thức khởi động thường xuyên, truyền
thống.
Hãy làm mới hoạt động khởi động bằng nhiều hình thức khác để trẻ có
những giây phút khấp khởi đợi chờ, bắt đầu có sự chuyển đổi tâm lý cũng như
tạo dựng sự háo hức cho trẻ.
Có nhiều hình thức khởi động. Khởi động đơn thuần mang lại không
khí vui tươi cho giờ học hoặc kiểm tra bài cũ bằng trò chơi khởi động hoặc đó
là một hình thức giới thiệu bài mới.
Sau đây là vài ví dụ về hình thức khởi động:
• Khởi động vào bài mới: “Đoán là con gì? “
(dành cho môn Tự nhiên & xã hội lớp 1-2-3 hoặc Khoa học lớp 4-5,
Chương Động vật))
Cách chơi:
Dán hình con hổ lên lưng em A. (Em này không biết đó là con gì)
Em A sẽ đặt ra một số câu hỏi bất kì, Học sinh cả lớp sẽ trả lời đúng hoặc sai:
10
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
(Là vật nuôi trong nhà? Sai

Là con vật đẻ trứng? Sai
Nó sống trong rừng? Đúng
Nó ăn cỏ? Sai
Nó to lớn? Đúng
Nó rất hung dữ? Đúng ….)
Dựa vào các đặc điểm gợi ý, em A đoán con vật mình đang mang trên lưng là
con gì.
• Khởi động rèn kĩ năng phản ứng nhanh và hứng khởi: “Chanh chua
cua kẹp”
Mỗi em đưa hai bàn tay ra hai bên. Ngón tay trỏ bàn tay phải đặt vào lòng bàn
tay trái người đứng bên phải. Bàn tay trái thì ngửa ra để người bên trái đặt
ngón tay trỏ vào.
Người quản trò hô: “Chanh”, cả lớp nói “Chua”
Người quản trò hô: “Gừng”, cả lớp nói “Cay”
Người quản trò hô: “Muối”, cả lớp nói “Mặn”
Người quản trò hô: “Cua”, cả lớp nói “Kẹp”
*Gặp từ Cua-Kẹp thì mỗi em Phản ứng nhanh: Tay trái phải bắt được tay phải
của người bên trái. Đồng thời ngón tay phải rút nhanh để khỏi bị bắt.
*Em bị kẹp thì phải chịu phạt theo luật chơi mà lớp đặt ra.
• Khởi động vui chơi hoặc kiểm tra bài cũ: “Tìm báu vât”
Ví dụ: GV chuẩn bị 3 mẫu giấy nhỏ (ít hơn hoặc nhiều hơn), trong đó
có thể là một cái kẹo, yêu cầu hát một bài hát, một phần thưởng có thể là cây
bút chì, cái gôm v…v… và cũng có thể là câu hỏi.
Các em vừa hát vừa làm động tác chuyền tay nhau một “báu vật”. Thực
tế chỉ có 3 em làm động tác là thật, số học sinh còn lại là động tác giả. Người
quản trò phải có nhiệm vụ tìm ra người giữ “báu vật” thật.
Hết thời gian quy định, nếu tìm ra thì Người quản trò sẽ sỡ hữu báu vật
đó. Nếu không tìm ra, thì báu vật sẽ thuộc về em đang cầm nó.
• “Trò chơi học tập” có thể được hiểu đó là một phương thức, cách thức
truyền tải một thông điệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người học thông

qua hình thức trò chơi – chơi mà học, từ đó ý nghĩa của nội dung bài học
được truyền tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, nhưng đầy sâu sắc, thú vị
và dễ hiểu.
“Trò chơi học tập”, hình thức này tuy không phải là hoàn toàn mới,
song quá trình giảng dạy nhiều giáo viên vẫn chưa mạnh dạng áp dụng. Trải
nghiệm, tôi nhận thấy, sử dụng “trò chơi học tập” thực tiễn đã mang lại nhiều
hiệu quả thiết thực, phương pháp này đã mang lại một bầu không khí mới mẻ,
sôi động, thân thiện, bình đẳng giữa người dạy và người học - Người học vừa
học vừa hành, vừa chơi thật hào hứng.
Phải xác định đây là một phương pháp có hiệu quả cao làm thay đổi
hình thức tổ chức các hoạt động dạy học, học sinh vui vẻ và cởi mở, tích cực
hóa hoạt động của học sinh. Qua trò chơi có thể hệ thống hóa kiến thức.
11
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi, người giáo viên phải biết làm chủ thời
gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động, nếu không trò chơi sẽ phản tác
dụng.
Trò chơi được chọn cần phù hợp với lứa tuổi, tâm trạng của người học,
phù hợp với nội dung giảng dạy sẽ gây nhận thức khó quên nơi người học.
Cùng một loại trò chơi, bạn có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số
người học, tùy diện tích phòng hay cách bố trí bàn ghế và còn tùy giới tính
nữa. Và quan trọng bạn phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của trò chơi để khai
thác hết các khía cạnh của nó, hiệu quả của nó sẽ rất lớn. Trong số người học
sẽ có người chưa quen với loại hình sinh hoạt này, bạn phải ra tay giúp đỡ và
từ từ đưa họ vào cuộc. Có người cảm thấy còn e ngại lúc đầu, nếu bạn kiên
nhẫn hỗ trợ thì họ sẽ tham gia rất tốt và hoàn thành vai trò của họ. Qua đó,
bạn đã giúp họ sự tự tin và thêm động cơ học tập.
Ví dụ: Trò chơi “Tìm nhà”
(Dùng để dạy các bài Từ

đồng âm, Từ đồng nghĩa, Từ
nhiều nghĩa, Danh từ, Động
từ, Tính từ, Từ đơn-Từ phức.
Môn Luyện từ &câu- Lớp
4,5)
Em Hãy chuyển các từ bên
ngoài vào các nhà cho thích
hợp.
Ví dụ: Trò chơi “Ô của bí mật”
Dạy các bài Tỉ số phần trăm-Lớp 5
Trò chơi củng cố kiến thức
Trò chơi: Em chọn bông hoa nào?
Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
12
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
I/ Mục đích: Giúp HS nhận biết:
- Tầm quan trọng của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
- Ghi nhớ những sự kiện chính của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Y nghĩa của chiến dịch.
II/ Chuẩn bị:
- Mỗi em 4 thẻ từ ghi sẵn tên chữ cái: a, b, c,d
- GV chuẩn bị giấy khổ to ghi câu hỏi và các sự lựa chọn
III/ Cách chơi: GV phổ biến luật chơi:
GV đưa ra từng câu hỏi với các lựa chọn. Thông báo đáp án sau mỗi lựa chọn.
HS chọn chữ cái và đưa thẻ.
BGK ghi điểmcho từng tổ:
Tất cả đều chọn đáp án đúng: 10 điểm.
Trong tổ có bạn chọn đáp án sai : 5 điểm
GV tổng kết, đánh giá, tổ nhiều điểm nhất là thắng.

Nội dung câu hỏi và đáp án:
1/ Vị trí Điên Biên Phủ:
a- Nằm ở phía đông vùng rừng núi Tây Bắc.
b- Nằm ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào.
c- Nằm ở phía nam vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào.
Đáp án: b- Nằm ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào.
2/ Âm mưu của địch đối với Điện Biên Phủ:
a- Chúng quyết định tiếp nhận cuộc chiến đấu với ta ở đây để tiêu diệt ta.
b- Địch xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông
Dương-"Pháo đài không thể công phá"
c- Giành thế chủ động trên chiến trường.
Đáp án: b- Địch xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông
Dương-"Pháo đài không thể công phá"
3/ Mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của ta:
a- Tiêu diệt lực lượng địch ở đây.
b- Giải phóng vùng Tây Bắc.
c- Tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
d- Tất cả các ý trên.
Đáp án d- Tất cả các ý trên.
4/ Được Mĩ giúp đỡ, Pháp cho xây dựng ở Điện Biên Phủ thành tập đoàn mạnh nhất gồm
bao nhiêu cứ điểm:
a- 3 cứ điểm
b- 49 cứ điểm
c- 8 cứ điểm
13
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Đáp án: b- 49 cứ điểm
5/ Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ kéo dài trong thời gian bao lâu?
a- 12 ngày đêm

b- 56 ngày đêm
c- 65 ngày đêm
Đáp án: b- 56 ngày đêm
6/ Điện Biên Phủ là biểu trưng về sự sụp đổ nào?
a- Sự sụp đổ của ngai vàng phong kiến.
b- Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
c- Sự sụp đổ của pháo đài thực dân.
Đáp án: c- Sự sụp đổ của pháo đài thực dân.
7/ Chiến thắng Điện Biên Phủ có thể ví với chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại
xâm của dân tộc ta?
a- Rạch Gầm – Xoài Mút.
b- Bạch Đằng – Chi Lăng – Đống Đa.
c- Hàm Tử - Chương Dương.
Đáp án b- Bạch Đằng – Chi Lăng – Đống Đa.
8/ Thiếu tướng Đờ Cát cùng toàn bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống.
Câu đầu tiên Đờ Cát nói với đại đội trưởng Tạ Quốc Luật là:
a- "Xin đừng bắn tôi"
b- "Tôi giơ tay xin hàng"
c- "Hãy cho tôi từ biệt vợ con"
Đáp án: a- "Xin đừng bắn tôi"
Trò chơi: Chọn số em thích
Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo.
* Nội dung câu hỏi và đáp án:
1/ Năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta có những thuận lợi nào?
a- Chính quyền là của dân, do dân và vì dân.
b- Đánh đổ chế độ phong kiến, đưa nhân dân ta từ nô lệ lên làm chủ.
c- Nhân dân ta có Đảng lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
d- Tất cả các ý trên.
(Đáp án: d- Tất cả các ý trên.)
2/ Năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp những khó khăn nào?

a- Các nước đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây và chống
phá cách mạng.
b- Lũ lụt, hạn hán, mất mùa, nạn đói đe dọa.
c- Không có trường học, hơn 90% nhân dân mù chữ.
d- Đối phó với ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
(Đáp án: d- Tất cả các ý trên.)
3/ Nạn đói năm 1944, 1945 đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng đồng bào ta?
14
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
a- Hơn hai trăm người.
b- Hơn hai nghìn người.
c- Hơn hai triệu người.
(Đáp án: c- Hơn hai triệu người.)
4/ Đánh dấu vào ý không phải là hoạt động của nhân dân ta để giải quyết nạn đói:
a- Lập hũ gạo cứu đói, Tổ chức ngày đồng tâm nhịn ăn
b- Dùng ngô để nấu rượu, tăng gia sản xuất.
c- Thực hiện khẩu hiệu "Không một tấc đất bỏ hoang"
d- Đê bị vỡ được đắp lại, dân nghèo được chia ruộng.
(Đáp án: b- Dùng ngô để nấu rượu, tăng gia sản xuất.)
5/ Hưởng ứng việc lập "hũ gạo cứu đói", Bác Hồ gương mẫu thực hiện:
a- Mỗi ngày nhịn ăn một bữa.
b- 7 ngày nhịn ăn một bữa.
c- 10 ngày nhịn ăn một bữa.
(Đáp án: c- 10 ngày nhịn ăn một bữa.)
6/ Năm 1945, đồng bào ta không biết chữ chiếm:
a- 90%
b- Hơn 90%
c- Gần 90%
d- Tất cả các đáp án trên đều sai.

(Đáp án: b- Hơn 90%
7/ Đánh dấu vào ý không phải là hoạt động của nhân dân ta để diệt giặc dốt và khắc phục
tình trạng trống rỗng về ngân sách?
a- Hưởng ứng "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường".
b- Mở lớp bình dân học vụ.
c- Xây dựng "Quỹ độc lập" "Quỹ đảm phụ quốc phòng", "Tuần lễ vàng"
d- Trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được cắp sách đến trường.
(Đáp án: a- Hưởng ứng "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường".)
8/ Em hiểu thế nào là "Tuần lễ vàng"?
a- Nhân dân tự nguyện đóng góp vàng, bạc xây dựng đất nước.
b- Chính phủ và Bác Hồ phân phát vàng bạc cứu đói cho dân nghèo.
c- Tuần lễ mà nhân dân đã thể hiện nhiều việc làm đáng quý như vàng.
(Đáp án: a- Nhân dân tự nguýện đóng góp vàng, bạc xâý dựng đất nước.)
3.5.Bầu không khí lớp học vui tươi, hài hước
Giáo viên cần tạo một ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho học sinh. Ấn tượng
ban đầu tốt (nét mặt, nụ cười, giọng nói hấp dẫn trẻ, hòa nhã, vui tính, thân
thiện, không đe dọa, ) sẽ giúp ta dễ thành công trong các buổi dạy tiếp theo.
Khi học sinh có cảm tình với giáo viên, trẻ sẽ hợp tác tích cực với thầy cô -
Bầu không khí sẽ trở nên sôi động và tự nhiên - Người học không còn cơ chế
thụ động.
Cô giáo hãy bước vào lớp bằng lời chào thân thiện, bằng nụ cười hứa
hẹn một buổi học đầy vui vẻ. Điều này thật cần thiết. Trẻ sẽ thấy yên tâm, nhẹ
nhàng và dễ chịu khi cảm nhận được sự thoải mái, gần gũi từ cô giáo.
Hãy gác lại mọi sự lo toan, hãy tạm thời gạt bỏ những ưu phiền trong
cuộc sống…Nhiều lúc cũng không dễ dàng thực hiện được như vậy. Hãy nhìn
những đứa trẻ, chúng có nụ cười thật vô tư, gương mặt thật dễ thương và mọi
gánh nặng sẽ tan đi hết, giao tiếp với trẻ, ta sẽ thấy cuộc sống thật bình yên và
15
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm

trong trẻo. Hãy tự nhắc nhở mình, trong mọi tình huống phải luôn giữ bình
tĩnh với nụ cười thường trực trên môi, đừng thịnh nộ làm học sinh phải sợ,
không khí lớp hoc căng thẳng, bản thân ta sẽ thấy bị mất nguồn cảm hứng
giảng bài.
Nhiều lúc, cô giáo vừa bước vào lớp thì đã phải giải quyết những
chuyện không tên như các em đánh nhau, không trực nhật, không làm bài tập
về nhà, không viết bài đầy đủ v…v…Những chuyện như thế xảy ra sẽ khiến
chúng ta bực bội, sẽ dễ dẫn đến hành động, lời nói bạo lực. Hãy xoay chuyển
tình thế từ phức tạp đến đơn giản và vui vẻ.
Đừng đòi hỏi một “kỷ luật lý tưởng” trong giờ học. Hãy nhớ rằng, giờ
học là một phần cuộc sống của đứa trẻ, vì vậy đừng làm cho giờ học gò bó
quá, cứng nhắc quá. Qua mỗi giờ học đứa trẻ cần trở thành một nhân cách cởi
mở, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện.
Sự gần gũi, thân thiện của thầy sẽ giúp trò cởi mở hơn,
chia sẻ, hành xử đúng đắn hơn trong học tập và cuộc sống
3.6.Hãy nói lời “xin lỗi” khi trách oan học sinh
“Cô xin lỗi vì đã nói oan cho em”, “Cô xin lỗi, cô la em như thế là
không đúng”, “Cô có hơi nặng lời với em, hãy bỏ qua cho cô nhé”, “Em làm
cô bực mình, đừng nghĩ gì nhé, cô không ghét em đâu”….những lời nói đại
loại như thế, “ý nhỏ-nghĩa lớn”
Những quy tắc lịch sự nhỏ nhặt ấy phải được bắt đầu ngay từ chính các
bậc thầy cô trước. Chúng ta cần tập cho trẻ dùng những từ ngữ thích hợp để
cảm ơn hoặc xin lỗi khi cần thiết. Người lớn nhiều khi cũng mắc lỗi. Trước
mặt con trẻ, người lớn cũng phải nhìn nhận sai sót của mình. Đó là điều bình
thường, cần thể hiện, bởi vì theo trực tính mà đôi khi ta đã vội mắng học sinh
khi chưa rõ sự việc. Hai tiếng xin lỗi thôi cũng đủ để các em nhận ra mình
được giải oan, được tôn trọng và để các em cảm nhận được tình cảm ấm áp,
thân thiết, gần gũi và công minh chính trực của cô giáo đối với học sinh.
Đừng sợ xin lỗi học trò nếu thấy mình sai. Xin lỗi chỉ làm tăng uy tín
của người thầy trong mắt các em mà thôi.

3.7.Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ, giúp trẻ giải quyết
vướng mắc
Lắng nghe ý kiến học sinh để các em bộc lộ chính kiến của mình và
luôn khuyến khích các em tự tin, mạnh dạn sáng tạo, dám có ý kiến khác với
thầy giáo. Đừng sợ mất thời gian. Có những trường hợp các em nói sai, làm
16
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
sai, hãy tạo cho học sinh có cơ hội nói quan điểm của mình, lắng nghe ý kiến
các em, tôn trọng ý kiến các em, đừng vội bác bỏ, chê bai trẻ-như thế là thui
chột sự phát triển của trẻ, chúng đâm ra mất tự tin, ngại nói và thụ động trong
giờ học.
Các cụ ta xưa kia thường nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”, nếu có
được những học trò hơn mình thì đấy chính là niềm hạnh phúc lớn lao của
những người thầy. Học sinh có những câu hỏi thông minh, có bài giải hay,
phát hiện chỗ nhầm lẫn của thầy cô, những lúc như thế, thầy cô giáo cũng cần
lắng nghe và học hỏi ở học sinh.
Hãy động viên và khích lệ các em, vì như thế, không chỉ phát huy tính
dân chủ, tạo cho học sinh cơ hội sáng tạo trong dạy và học mà còn đem đến
cho lớp học, thầy và trò một luồng sinh khí mới, sống động, hứng thú, cởi mở.
Điều đó còn buộc người thầy phải làm việc, nghiên cứu nhiều hơn, không thể
chủ quan, coi thường vai trò, trách nhiệm của mình đồng thời ghi nhận và
đánh giá cao khả năng của các em.
Ví dụ:
Khi học sinh thắc mắc về điểm bài làm, ta không nên trả lời qua loa và
vào bài giảng mới ngay. Cũng không nên yêu cầu học sinh đó không được
thắc mắc vì thầy đã chấm rất kỹ không có chuyện nhầm lẫn.
Vậy ta phải xử lí thế nào?
Trẻ nhỏ thường hay “thưa kiện” về điểm số, khi đó, ta có thể xem xét
cho kỹ hai bài làm. Nếu thực sự đã có sai sót, ta chấm lại bài cho em đó, vì

đôi khi ta cũng nhầm lẫn hoặc sai sót. Nếu sau khi kiểm tra thấy mình đã làm
đúng thì nên giải thích cặn kẽ cho em đó thỏa mãn về kết quả của mình.
Trong giao tiếp với trẻ, sẽ phát sinh nhiều tình huống thực tế. Vì thế, ta
đừng ngại thừa nhận với học trò là mình không biết hoặc chưa rõ về một vấn
đề nào đó. Hãy cùng chúng tìm câu trả lời.
Ví dụ: Học bài Cao su (Khoa học lớp 5-Bài 30, tr.62), có em học sinh
đã nói rằng kẹo cao su làm từ nhựa cây cao su.
Kẹo cao su (còn gọi kẹo gôm hoặc phiên âm từ tiếng Anh chewing
gum) nó được làm từ nhựa cây chicle, một loại cây ở vùng Trung Mỹ. Tuy
nhiên, ngày nay, vì lý do kinh tế và chất lượng nên kẹo cao su sử dụng chất
polymer trên nền dầu mỏ thay cho nhựa cây chicle.
Ví dụ: Học bài Sông ngòi (Địa lí lớp 5-Bài 4, tr.74) học sinh chỉ bản đồ
vùng đồng bằng sông Cửu long và thắc mắc là không tìm thấy con sông Cửu
Long
KHÔNG CÓ SÔNG CỬU LONG
Người ta giải thích rằng: Sở dĩ ta gọi sông
Mê Kông là Cửu Long là vì khi chảy qua Nam Bộ
nước ta để đổ ra biển Đông, sông này chia thành
chín nhánh và đổ ra biển bằng chín cửa sông, mỗi
nhánh sông như vậy được coi là một con rồng và
do đó, sông Mê Kông từ đây được gọi là sông Cửu
Long, nghĩa là “sông chín rồng”.
Như vậy, có thể coi tên sông Cửu Long là
17
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
tên gọi
chung cho tất cả các nhánh sông chảy qua vùng Nam Bộ. Cũng chính vì vậy,
nói “đồng bằng sông Cửu Long” là nói tới đồng bằng nằm trong lưu vực
sông Mê Kông ở địa phận nước ta, còn Cửu Long là tên gọi của bất kì nhánh

sông nào của con sông Mê Kông ở địa phận nước ta. Cách giải thích này có
thể chấp nhận được, với ý nghĩa rằng Cửu Long là cái tên có tính chất tượng
trưng
3.8.Khi trẻ mắc lỗi
Khi các em mắc lỗi, chúng ta cũng đừng nóng nảy quá.
Là thầy, chúng ta hãy đặc biệt ghi nhớ điều này, Trước khi muốn phê
bình con trẻ, nên có những nhận xét về ưu điểm, khen ngợi trẻ, rồi mới chỉ ra
khuyết điểm. Như vậy, trẻ mới cảm phục lời nhận xét của người lớn và vui vẻ
tiếp thu lời phê bình đó.
Khi phê bình trẻ, nên trao đổi, phê bình khi em đó chỉ có một mình.
Tuyệt đối không nên để trẻ bị "mất mặt" trước bạn bè, bởi sẽ làm tổn thương
đến lòng tự tôn của chúng.
Không nên mắng nhiếc, sỉ vả trẻ, vì như vậy sẽ khiến các em tự ti.
Không nên dọa nạt trẻ, vì như vậy sẽ khiến các em sợ hãi, dẫn đến tinh
thần bất an.
Không nên quá cường điệu những thiếu sót của trẻ, điều cốt yếu là chỉ
ra cách cho chúng sửa chữa.
Không nên phê bình trẻ một cách miên man, lặp đi lặp lại mà cần nói
ngắn gọn, rõ ràng để trẻ dễ nhập tâm.
Khi trẻ mắc lỗi, không nên uy hiếp, cần bình tĩnh, nhằm tránh cho trẻ bị
oan.
Không nên nghĩ rằng, chỉ phê bình một lần là mọi việc đều xong xuôi,
tốt đẹp cả. Nếu trẻ lại mắc sai lầm thì phải kiên trì thuyết phục, yêu cầu chúng
sửa chữa.
Chúng ta có thể chuẩn bị sẵn một số đồ dùng học tập đơn giản như một
ít vở mới, một ít bút chì, bút mực, cây thước phòng những lúc các em quên,
hết vở. Thay vì trách phạt, cô giáo sẽ nhẹ nhàng ứng cứu kịp thời. Như thế,
bản thân chúng ta cũng thấy vui vì đã làm một việc thể hiện tình cảm với các
em và các em thay vì sợ sệt, lo lắng cũng sẽ thấy rất vui.
3.9.Thưởng, phạt công minh-Biểu dương, khích lệ kịp thời

Là thầy cô, chúng ta không cần che giấu tình cảm của mình với các em,
nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt hay tỏ thái độ gay gắt đối với một
vài em nào đó.
18
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính
các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Vậy chúng ta hãy giúp
các em nhận ra, phát triển chúng thêm.
Hãy cố gắng khơi dậy sự tự tin trong mỗi em học sinh. Khi đó trẻ sẽ đạt
tới nhiều đỉnh cao trong học tập. Ngược lại, một lời chê không đúng, giáo
viên đã rất vô tình, không nghĩ ngợi, nhưng nó lại ảnh hưởng xấu đến tâm lí
đứa trẻ và đôi khi trẻ chịu chê oan một cách ấm ức mà giáo viên không hề hay
biết.
Sau đây là bài học về những lời nhận xét của giáo viên:
Ví dụ: Có lần, sau khi phát bài kiểm tra, thầy giáo lạnh lùng nhận xét:
Bài kiểm tra của nhiều trò được điểm mười. Tôi thật ngỡ ngàng. Có nhiều em
học giỏi quá. Lớp này những năm trước nổi tiếng coppy. Như em H…được
chín điểm. Tôi thật ngỡ ngàng.
Từ “ngỡ ngàng” của thầy giáo khiến em học sinh này buồn, bị xúc
phạm và đã nghĩ, thầy giáo đánh giá em học không giỏi, điểm đó là điểm
coppy.
Thật ra, em học sinh đó đã bị oan vì bài này, thực chất em tự làm. Giá
như, thầy giáo chia sẻ sự vui mừng vì em đã có nhiều cố gắng và tiến bộ rõ
rệt.
Một ví dụ khác:
Trong vở học sinh, giáo viên ghi nhận xét:“Tạm được”,“Diễn đạt
tốt”,“Khá”
Vấn đề không phải ở chỗ lời phê có tương xứng với điểm bài làm hay
không, mà điều đáng nói ở đây là giáo viên không nên đặt bút phê những lời

lạnh lùng, cụt ngủn, chưa cụ thể, thậm chí giáo viên quẹt sai, dấu mực đỏ
nhiều, đôi khi còn thể hiện chữ viết, điểm số của thầy cô còn “cẩu thả” trên
trang vở của các em mà không nêu rõ sai chỗ nào.
Những lời phê có tính nhắc nhở, động viên của cô giáo: “Em cố gắng
rèn chữ viết cẩn thận nhé!”,“Em có tiến bộ nhiều, hãy cố gắng hơn nữa”,
“Em nhớ đọc kĩ yêu cầu bài toán”,“Bài viết chân thực, giàu tình cảm nhưng
chưa đúng trọng tâm”v v
Lời phê chính xác, đúng mực, chữ viết cẩn thận, nắn nót của giáo viên
là để các em thấy được thiếu sót của mình mà khắc phục; hay là sự động viên,
ghi nhận của thầy cô giáo đối với những tiến bộ của học sinh để các em tiếp
tục vươn lên. Lời phê của giáo viên không chỉ là lời nhận xét đơn thuần mà
còn là tình cảm, trách nhiệm, sự quan tâm của “người mẹ hiền” đối với học
sinh. Mà lời động viên, dù nhỏ, đôi khi cũng có thể làm thay đổi một con
người.
Điểm kém ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách của học
trò. Chúng ta hãy cố gắng chừng nào có thể để tránh cho các em điểm kém.
Hãy tìm cách khác để khắc phục tình trạng này.
Nếu phải cân nhắc giữa hai điểm số khi cho điểm học sinh thì bạn hãy
chọn điểm cao hơn. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy
vọng.
19
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Chắc chắn là các thầy cô giáo ai cũng sẽ cảm thấy bực bội trước hành
động bất thường (chơi, không làm bài, tự do đi lại trong lớp v…v…) của học
sinh. Thái độ nghiêm khắc lúc này là hết sức cần thiết. Chúng ta có thể phê
bình em đó gay gắt ngay trước lớp. Ứng xử này quả thật không mang lại hiệu
quả. Đối tượng học sinh này chúng ta cần giữ “hòa khí’, “mưa dầm thấm lâu”,
chúng ta nên tìm cách nhẹ nhàng khuyên bảo em theo kiểu “vừa đấm vừa
xoa”, “lời ngọt lọt lỗ tai”.

Trẻ nhỏ rất thích được khen. Thầy cô chúng ta hãy để ý xem, nếu nhận
được một lời khen của cô giáo, mặt chúng sẽ rạng rỡ, đầy vẻ tự hào. Chẳng
phải con cái chúng ta cũng vậy đó sao! Chúng sẽ la toáng lên khi chưa vào
nhà, chúng sẽ huyên thuyên kể về những thành tích của mình ở trên lớp. Vì
vậy, hãy động viên, khích lệ, hãy khen ngợi các em, dù chỉ là một sự tiến bộ
nho nhỏ. Lời khen có tác dụng rất lớn, trẻ sẽ phấn khích, sẽ say mê học tập và
nổ lực hơn nữa.
Chúng ta cũng có thể chuẩn bị một ít quà bánh làm phần thưởng khi
mình cảm thấy hài lòng nhất về một cử chỉ, một hành vi của các em.

3.10.Tạo sự hấp dẫn
Cuối cùng là tạo sự hấp dẫn. Hãy nhớ rằng, trên lớp, học sinh cần phải
cảm thấy hấp dẫn và thú vị. Chỉ có sự hấp dẫn mới làm các em tập trung chú
ý được.
Vì vậy, người thầy phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức.
Người thầy phải luôn làm mới mình trong mỗi tiết dạy. Mỗi bài giảng của
mình phải là một bước tiến, dù là rất nhỏ trong việc khám phá tri thức.
Học sinh sẽ rất chán nếu giáo viên truyền thụ kiến thức “Y sách”. Hãy
lưu ý để giờ giảng của mình không khuôn mẫu quá, chuẩn mực quá. Tuyệt
vời nhất là trong mỗi giờ học đều có những thay đổi khác được diễn ra. Hãy
cho các em thấy rằng, trên lớp, sự học tập là hấp dẫn và thú vị. Giáo viên cần
cung cấp cho các em những kiến thức liên quan “ngoài sách” bằng những
chuyện kể, những hình ảnh hoặc các đoạn Video v v Như thế, không
những hấp dẫn các em mà còn khuyến khích, hướng dẫn các em tự tìm hiểu,
tự khám phá.
Ví dụ: Giáo viên kiểm tra bài cũ bằng câu chuyện kể hấp dẫn như sau:
(Luyện từ & câu lớp 5, tr.138 Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
“Uống thuốc”
Cậu bé Nam hôm nay phải nghỉ học vì bị ốm. Mẹ cậu đã đến giờ đi làm
mà cậu thì chưa ngủ dậy để uống thuốc. Mẹ cậu viết vội một mảnh giấy để lại

như sau:
“Con uống thuốc này không được uống thuốc kia!”
Đến trưa mẹ đi làm về, mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Sao con chưa uống thuốc?
Cậu bé trả lời tỉnh queo:
- Con đã uống thuốc rồi đấy chứ!
- Lọ thuốc đau bụng vẫn còn nguyên đây mà.
20
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Cậu bé phân bua:
- Mẹ ơi, thuốc đau bụng đắng lắm. Chẳng phải mẹ đã cho phép: Uống
thuốc này không được, thì uống thuốc kia mà.
- Mẹ: !!!!
*Em hãy giải thích về sự hiểu nhầm của hai mẹ con và viết lại cho
đúng.
Ví dụ: Chuyển ý bằng mẩu chuyện vui dẫn dắt đến bài tập.
(Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 16 Ôn tập về từ loại-Luyện tập về từ đồng nghĩa)
Cậu học sinh người nước ngoài học Tiếng Việt. Có lần, nghe cô bạn
Việt Nam khen mái tóc đen của người con gái: “Mái tóc thiếu nữ đen huyền
và mượt mà như một án thi ca.”
Cậu nhanh nhảu khen con chó Phú Quốc bằng một câu như sau: Ôi, con chó
huyền đẹp quá!
- Không, con chó màu đen thì sẽ nói là con chó mực.
Vậy chúng ta cùng thi tài, xem ai diễn đạt đúng những từ chỉ màu đen
trong từng trường hợp nhé!
Con chó đen gọi là con chó ……
Con mèo đen gọi là con mèo …
Con ngựa đen gọi là con ngựa ……
Cái quần đen gọi là quần …….

4. Kết quả thực hiện
Hơn hai mươi năm dạy học, làm công tác chủ nhiệm và tự rút kinh
nghiệm, đồng thời sau hai năm triển khai và thử nghiệm MƯỜI biện pháp
Ứng xử thông minh trong giao tiếp sư phạm trong phạm vi lớp chủ nhiệm, tôi
nhận thấy có nhiều kết quả khả quan:
4.1. Kết quả chung:
- Mối quan hệ thầy-trò gần gũi, thân thiện, giàu tình cảm.
- Học sinh cởi mở nhiều với cô giáo, dễ dàng bày tỏ tình cảm với cô, thể
hiện sự yêu quý, sự trìu mến đối với cô, bằng những món quà nhỏ.
- Các em không ngần ngại trình bày suy nghĩ của mình.
- Bày tỏ tình cảm yêu thương dành cho cô giáo bằng những lời lẽ
- Đưa các em vào kỉ luật, quy cũ, khắc phục hiện tượng lười học, có ý
thức tự học, tự tìm hiểu.
- Các em hoạt động tích cực trong giờ học, thích tham gia vào các hoạt
động tập thể.
- Các em không còn tâm trạng “sợ “ cô, không còn mất bình tĩnh hay
căng thẳng, hồi hộp khi phải đối thoại với cô.
- Phụ huynh thể hiện sự tin tưởng và hài lòng về cô giáo.
4.2. Kết quả đối chiếu từ bảng thống kê số liệu đầu năm:
(Số liệu điều tra Cuối năm học 2010-2011, phát cho 42 học sinh-Lớp 5D)
TT
Câu hỏi gợi ý Câu trả lời
có %
không
%
21
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
01 Cô giáo của em có công bằng với các bạn trong lớp không?
38 90,5 4 9,5

02 Cô giáo của em có gần gũi với học sinh không?
40 95,2 2 4,8
03 Cô giáo có hay la mắng học sinh không?
2 4,8 40 95,2
04 Em có thích tham gia các trò chơi học tập không?
40 95,2 2 4,8
05 Em có thích được nghe cô giáo kể chuyện không?
42 100,0 0
06 Em có thích cô giáo vui tính không?
36 85,7 6 14,3
07 Em đã bị cô giáo mắng oan lần nào chưa?
4 9,5 38 90,5
08 Cô giáo có thường khiển trách, chê bai các bạn không?
5 11,9 37 88,1
09 Em có thích được cô giáo khen ngợi khi có hành vi tốt không?
38 90,5 4 9,5
10 Em có yêu quý cô giáo không?
42 100,0
(Số liệu điều tra cuối Học kì I, NH: 2011-2012, phát cho 40 học sinh-Lớp 5A)
TT
Câu hỏi gợi ý Câu trả lời
có %
không
%
01 Cô giáo của em có công bằng với các bạn trong lớp không?
37 93,0 3 7,0
02 Cô giáo của em có gần gũi với học sinh không?
40 100,0
03 Cô giáo có hay la mắng học sinh không?
1 2,5 39 97,5

04 Em có thích tham gia các trò chơi học tập không?
40 100,0 0
05 Em có thích được nghe cô giáo kể chuyện không?
40 100,0 0
06 Em có thích cô giáo vui tính không?
36 90,0 4 10,0
07 Em đã bị cô giáo mắng oan lần nào chưa?
2 5,0 38 95,0
08 Cô giáo có thường khiển trách, chê bai các bạn không?
40 100,
0
09 Em có thích được cô giáo khen ngợi khi có hành vi tốt không?
40 100,0 0
10 Em có yêu quý cô giáo không?
38 95,0 2 5,0
Trong công tác chủ nhiệm, bằng những biện pháp giáo dục phù hợp
với tâm lí lứa tuổi, sau một thời gian tiếp xúc, học sinh đã có những thay đổi
tích cực trong học tập, và những thay đổi tích cực trong suy nghĩ và tình cảm
với cô giáo chủ nhiệm.
22
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Phần III: Kết luận
Sinh thời, Bác đã rất chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, trẻ em là mối
quan tâm hàng đầu của Bác:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”
Để những chiếc búp trên cành nở hoa tươi thắm, kết thành quả ngọt thì
rất cần bàn tay người chăm sóc từng ngày, từng ngày.
Là Giáo viên, chúng ta hãy luôn ghi nhớ:

“Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức,
các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên.”
Hãy cố gắng sống hết mình với các em; Vui cùng vui, buồn cùng
buồn; Đùa nghịch và dạy dỗ!
Hãy Kiềm chế và Bình tĩnh!
Hãy Công bằng và Trung thực!
Hãy Kiên trì và Mềm mỏng!
Đây là những quy tắc mà giáo viên luôn ghi nhớ và thể hiện trong
giao tiếp sư phạm.
Quả đúng như vậy:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Để thực hiện được giao tiếp và giao tiếp một cách lịch sự, chúng ta cần
dùng ngôn xưng sao cho phù hợp với đối tượng và môi trường tiếp xúc.
Để Nhà giáo luôn luôn được xã hội tôn vinh, để truyền thống Tôn sư
trọng đạo mãi mãi được giữ gìn, mỗi nhà giáo chúng ta không ngừng học tập,
rèn luyện trở thành tấm gương về đạo đức và năng lực sư phạm. Hưởng ứng
chủ đề năm học: Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực,
thì giáo viên thân thiện với học sinh cũng là một hoạt động của trường học
thân thiện và cách ứng xử trong giao tiếp của giáo viên với học sinh là biểu
hiện của sự thân thiện nhằm xóa đi khoảng cách giữa giáo viên-học sinh và
hơn thế nữa để các em nhận ra: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui; Mẹ của
em ở trường là cô giáo mến thương.
Tôi hi vọng, những gợi ý về cách ứng xử sư phạm sẽ mang đến cho quý
thầy cô nhiều ý nghĩa và sự bổ ích cũng như những khám phá mới trong
nhiệm vụ giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn.
Rất mong nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đóng góp ý kiến của các
thầy cô và các em học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng và nhân rộng

những kinh nghiệm này.
Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 3 năm 2012
Giáo viên thực hiện
23
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Thái Thị Như Uyên
Bài học kinh nghiệm
Những điều nên tránh trong giao tiếp và ứng xử:
- Những việc làm tốt của học sinh, cô giáo khen ngợi, tuyên dương trước
lớp. Tuy nhiên, không nên quá lời, học sinh sẽ hiểu nhầm, cô giáo thiên vị
bạn.
- Dù là nhỏ, nhưng các em có những biểu hiện tốt, tiến bộ, giáo viên kịp
thời khen ngợi. Tuy nhiên, những lỗi lầm, chậm tiến của các em, giáo viên chỉ
nhắc chung, không nên nêu đích danh em đó trước lớp.
- Giáo viên gần gũi học sinh nhưng tránh thái quá, trẻ dễ hiểu nhầm.
- Lời nói của giáo viên phải ngắn gọn, chuẩn mực, dễ hiểu, tránh bóng
gió xa xôi, tránh nói vòng vo, khiến trẻ hiểu sai lệch.
Hãy lưu ý:
- Nhiều học sinh lớp 5 đã được cha mẹ trang bị điện thoại di động. Do
đó, cô giáo cần nhắc nhở các em sử dụng cho tiên ích.
- Trẻ em trong thời đại này khôn ngoan, lanh lợi nhiều. Sự thật đã có học
sinh lớp 5 có những biểu hiện tình cảm thích nhau, có những em trêu đùa học
sinh nữ, gửi thư. Vì vậy, giáo viên cần chú ý, nhắc nhở tế nhị.
- Hãy thừa nhận và học cách giải nếu như học sinh có những bài làm hay
hơn giáo viên.
Kiến nghị
Công tác chủ nhiệm là một phần trong nhiệm vụ giảng dạy của giáo
viên. Năng lực sư phạm và chủ nhiệm của mỗi giáo viên thể hiện qua kết quả
ở lớp chủ nhiệm. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm, sâu sát, đôn đốc thường

xuyên.
Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, các thành viên trong tổ đánh
giá kết quả công tác từng tháng, trao đổi, học hỏi biên pháp giáo dục học sinh.
Dưới hình thức thi đua, kịp thời bình chọn, tuyên dương trước cờ vào
sáng thứ hai hàng tuần lớp có tổ chức, nề nếp, kỉ luật tốt, tham gia hoạt động
phong trào tốt.
24
Thái Thị Như Uyên Ứng xử thông minh trong giao ếp
sư phạm
Phần IV:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/. Tạp chí Thế giới trong ta.
2/ Tập san Báo Giáo dục - Thời đại.
3/. Tư liệu qua mạng Internet. Diễn đàn giáo viên tiểu học
4/. Tài liệu “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm„
25

×