Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

tổng hợp đề ôn thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 12 chọn lọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.03 KB, 55 trang )

Hoàng hà linh
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)
A. SỬ VIỆT NAM: (13 điểm).
Câu 1: ( 6 điểm) Điểm khác nhau ở tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
đối với tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh ?
Những điều kiện nào để Nguyễn Ái Quốc khắc phục hạn chế trong tư
tưởng cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối đó?
Câu 2: (7 điểm) Những tiền đề dẫn đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam sau chiến tranh Thế giới thứ nhất?
Sự vươn lên và triển vọng của các khuynh hướng cách mạng lúc đó?
B. SỬ THẾ GIỚI: ( 7 điểm).
Câu 1: (4 điểm) Từ tháng 2 – 1945 đến tháng 2 – 19947, phe Đồng minh đã giải
quyết những vấn đề gì để thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh?
Câu 2: (3 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu của tổ chức ASEAN? Nêu
dẫn chứng mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực Chính trị – Ngoại giao giữa Việt
Nam và tổ chức ASEAN.
Hãy vẽ và giải thích ý nghĩa của biểu tượng tổ chức đó.
Hết
Họ và tên thí sinh SBD:
1
Đề chính thức
Hoàng hà linh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.CẦN
THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ
TRỌNG
KỲ THI HSG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG



ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ
Câu 1 (4 điểm)
Điểm
a.Lập bảng so sánh…
Chiến lược KT hướng nội Chiến lược KT hướng ngoại
Thời gian Những năm 50 - 60 Những năm 60 - 70
Mục tiêu Xóa bỏ nghèo nàn, lạc
hậu, xây dựng nền kinh tế
tự chủ
Khắc phục hạn chế của
chiến lược kinh tế hướng
nội
Nội dung Phát triển các ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng nội địa, lấy thị
trường trong nước làm chỗ
dựa để phát triển sản xuất
Mở cửa nền kinh tế, thu hút
vốn và kĩ thuật của nước
ngoài, sản xuất hàng xuất
khẩu, phát triển ngoại
thương
Thành
tựu
Đáp ứng được nhu cầu của
nhân dân, phát triển một số
ngành chế biến, chế tạo,
giải quyết nạn thất
nghiệp…

Tỉ trọng công nghiệp trong
nền kinh tế quốc dân đã lớn
hơn nông nghiệp, mậu dịch
đối ngoại tăng trưởng
nhanh.
Hạn chế Thiếu vốn, nguyên liệu và
công nghệ, chưa giải quyết
được quan hệ giữa tăng
trưởng với công bằng xã
hội…
Phụ thuộc vốn, thị trường
bên ngoài quá lớn, đầu tư
bất hợp lí (cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ
năm1997…)
b. Quan hệ giữa nhóm các nước Đông Dương – ASEAN
- Từ 1967 – 1975: quan hệ đối đầu
- Từ sau Hiệp ước Bali (2.1976): quan hệ bước đầu được cải thiện. Hai
nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có các chuyến
thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.
- Từ cuối thập kỉ 70 đến giữa những năm 80: tình hình giữa hai nhóm
nước căng thẳng…Đến giữa những năm 80, bắt đầu quá trình đối
thoại…
- Từ đầu những năm 90, ASEAN mở rộng tổ chức, kết nạp thêm thành
viên mới. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Sau đó,
ba nước Đông Dương lần lượt được kết nạp vào tổ chức ASEAN: Việt
Nam - 28.7.1997, Lào - 1997 và Campuchia 1999
- Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông
Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển, đó chính là
trong tâm hoạt động của ASEAN – 10.

2,5
1,0
2
Hoàng hà linh
c. Từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông
Nam Á vì:
- Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, “vấn đề Campuchia” được giải
quyết, tình
hình chính trị khu vực đước cải thiện căn bản, ASEAN phát triển từ
ASEAN – 5 thành ASEAN – 10.
- Sự đối đầu không còn, các nước cùng nhau xây dựng Đông Nam
Á thành
khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
0,5
Câu 2 (4 điểm)
Điểm
1, Từ năm 1945 đến năm 1973
* Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn
cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
- Tháng 3 – 1947, Tổng thống Mĩ H. Truman công khai nêu “Sứ mạng
lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng
sản”.
- Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ
thể, với những tên gọi khác nhau, nhưng nhằm thực hiện ba mục tiêu
chủ yếu:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội
trên thế giới.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và
cộng sản quốc tế.
+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh của Mĩ

- Biện pháp:
+ Khởi xướng Chiến tranh lạnh trên phạm vi thế giới
+ Trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc chiến tranh và bạo
loạn…: chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), chiến tranh
Trung Đông.
* Thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn để chống phong trào
cách mạng của các dân tộc:
- Tháng 2 – 1972, Tổng thống Níchxơn thăm Trung Quốc, đến năm
1979, thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
- Tháng 5 – 1972, Níchxơn thăm Liên Xô.
* Thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, năm1973, chính
quyền Níchxơn phải kí Hiệp định Pari, rút hết quân về nước.
2, Từ năm 1973 đến năm 1991
- Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi Chiến tranh
lạnh; tăng cường chạy đua vũ trang (học thuyết Rigân).
- Từ những năm 80, Mĩ và Liên Xô điều chỉnh chính sách đối ngoại,
theo xu hướng đối thoại và hòa hoãn. Tháng 12 – 1989, Mĩ và Liên Xô
tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên trường
quốc tế. Tuy nhiên, Mĩ cũng ra sức tác động vào quá trình khủng
hoảng, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các
1,0
1,0
1,0
3
Hoàng hà linh
nước Đông Âu (1889 – 1991)…
3, Từ năm 1991 đến năm 2000
- Những năm 90, theo đuổi chiến lược “Cam kết và mở rộng” với ba
trụ cột chính
+ Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng

chiến đấu cao.
+ Tăng cường khôi phục, phát triển tính năng động và sức mạnh nền
kinh tế Mĩ.
+ Sử dụng khẩu hiệu dân chủ như một công cụ can thiệp vào công
việc nội bộ của các nước khác…
- Trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ có tham vọng thiết lập một trật tự
thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất đóng vai trò chi
phối và lãnh đạo. Tuy nhiên, vụ khủng bố 11 – 9 – 2001 làm nước Mĩ
bị tổn thương, sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong chính sách đối nội, đối
ngoại của Mĩ.
- Ngày 11 – 7 – 1995, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt
Nam.

1,0
Câu 3 (4 điểm)
Điểm
* Sau Hiệp ước Patơnốt (1884), nhất là sau cuộc phản công của phái
chủ chiến ở Kinh thành Huế (do Tôn Thất Thuyết đứng đầu) thất bại,
một phong trào khởi nghĩa vũ trang chống Pháp dưới danh nghĩa Cần
vương diễn ra sôi nổi, kéo dài đến 1896. Bên cạnh đó còn có những
cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân các địa phương ở trung du và miền
núi, nổi bật là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
a. Đặc điểm:
- Phong trào diễn ra trong bối cảnh triều đình Nguyễn đã hoàn toàn
đầu hàng thực dân Pháp, thực dân Pháp đã thôn tính được nước ta và
bắt đầu bình định, mở rộng vùng chiếm đóng.
- Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng
chiếu Cần vương, hoặc những thủ lĩnh nông dân (Hoàng Hoa Thám…)
- Lực lượng tham gia phong trào đông đảo mọi tầng lớp: sĩ phu, văn
thân, đồng bào các dân tộc thiểu số, đông nhất là nông dân…

- Mục tiêu của phong trào là giúp vua đánh Pháp, hoặc giữ đất, giữ
làng…
- Phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt, rộng khắp trong cả nước với
hình thức khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả: hầu hết các cuộc khởi nghĩa trong phong trào vũ trang
chống Pháp đều thất bại.
b. Nguyên nhân thất bại của phong trào:
- Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời,
0,5
0,5
0,5
0,5
4
Hoàng hà linh
không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân
chống Pháp.
- Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.
- Cách đánh giăc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa
Ba Đinh, khởi nghĩa Bãi Sậy…)
- Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lương bất lợi cho ta…
c. Bài học kinh nghiệm:
- Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
- Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
- Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh…
1,0
1,0
Câu 4 (4 điểm)
Điểm
- Sau những năm bôn ba hầu khắp các châu lục trên thế giới, khi trở lại
Pháp (1917), gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919), Nguyễn Tất Thành

hoạt động càng thêm tích cực.
- Ngày 18 – 6 – 1919, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người đã
gửi đến Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các
quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc
Việt Nam. Bản yêu sách không được Hội nghị Vecxai chấp nhận. Sự
thật đó giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức được: “Muốn được giải phóng,
các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.
- Giữa tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin
 Nguyễn Ái Quốc khẳng định: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Ngày 25 – 12 – 1920, Người dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp (họp
tại Tua), tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc lập “Hội Liên hiệp thuộc địa” ở Pari; ra
báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Nhân đạo”, “Đời sống
0,5
0,5
0,5
0,5
5
Hoàng hà linh
công nhân”; viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925).
- Tháng 6 – 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô, dự “Hội nghị Quốc
tế Nông dân” (10 – 1923), ở lại Liên Xô vừa nghiên cứu, vừa viết bài
cho báo “Sự thật”, cho tạp chí “Thư tín Quốc tế”.
- Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924), Người trình bày lập
trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc
địa.
- Ngày 11 – 11 – 1924, sau khi dời Liên Xô, về đến Quảng Châu

(Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ và
chọn một số thanh niên tích cực trong “Tâm tâm xã”, lập “Cộng sản
đoàn” (2 – 1925).
- Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập “Hội Việt Nam Cách
mạng thanh niên” để tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu
tranh đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
- Sau đó, ra báo“Thanh niên” (phát hành số đầu tiên 21 – 6 – 1925).
- Đầu năm1927, tác phẩm “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc
được xuất bản
nhằm trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội
để tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
 Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Liên Xô, Trung
Quốc từ 1921 đến 1927 để chuẩn bị gieo hạt giống của chủ nghĩa xã
hội vào công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam, dẫn dắt cuộc đấu tranh
cứu nước của nhân dân ta theo con đường cách mạng vô sản.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5 (4 điểm)
Điểm
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Đầu 8 – 1945, quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào quân đội
Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương
+ Ngày 6 và 9 – 8 – 1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống
Nhật Bản.
+ Ngày 8 – 8 – 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, ngày 9 – 8, tổng
công kích đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung
Quốc.
- Ngày 14 – 8 – 1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật

Bản họp thông qua quyết định đầu hàng.
- Trưa 15 – 8 – 1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh
không điều kiện.
 Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần
0,5
0,5
6
Hoàng hà linh
Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng
khởi nghĩa đã đến.
- Ngay từ ngày 13 – 8 – 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt
Minh lập tức thành lập “Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc”. 23 giờ cùng
ngày, “Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc” ban bố “Quân lệnh số I”, phát
lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Từ 14 đến 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân
Trào (Sơn Dương – Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn
dân Tổng khởi nghĩa…
- Từ ngày 16 đến ngày 17 – 8 – 1945, Đại hội Quốc dân được triệu
tập ở Tân Trào: tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông
qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra “Ủy ban Dân tộc giải phóng
Việt Nam” do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
b, Diễn biến Tổng khởi nghĩa
- Từ ngày 14 – 8, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh đã phát
động nhân dân khởi nghĩa. Khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều xã, huyện thuộc
các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi…
- Chiều 16 – 8 – 1945, một đơn vị giải phóng quân doVõ Nguyên
Giáp chỉ huy, từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Ngày 18 – 8 – 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
giành chính quyền ở tỉnh lị.
- Ở Hà Nội: + Chiều 17 – 8, quần chúng mit tinh tại Nhà hát lớn.

+ Ngày 18 – 8, cờ đỏ sao vàng tung bay trên các đường
phố chính.
+ Ngày 19 – 8, hàng vạn nhân dân xuống đường biểu
dương lực lượng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu, chiếm Phủ
Khâm sai Bắc Bộ, Sở Bưu điện…Tối 19 – 8, khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi ở Hà Nội.
- Ở Huế, ngày 23 – 8, hàng vạn nhân dân biểu tình thị uy, giành chính
quyền về tay nhân dân.
- Tại Sài Gòn, giành chính quyền 25 – 8.
- Thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn cổ vũ  các địa phương khác lần
lượt giành được chính quyền, muộn nhất là Đồng Nai Thượng và Hà
Tiên (28 – 8).
 Như vậy, trong nửa tháng (14 đến 28 – 8 – 1945), Tổng khởi nghĩa
giành được thắng lợi trên cả nước. Chiều 30 – 8, vua Bảo Đại tuyên bố
thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.
1,0
0,5
0,75
0,75
Hết
7
Hoàng hà linh
SỞ GD & ĐT TRÀ VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRÀ VINH.
ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
MÔN : LỊCH SỬ
A. PHẦN SỬ THẾ GIỚI. ( 8 điểm)
Câu 1. ( 4 điểm )
Bước vào giai đọan cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội Đức,

Nhật bị đánh bại như thế nào? Nêu vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa
phát xít?
Đáp án
Câu 1. ( 4 điểm )
* Quân đội Nhật bị đánh bại ( 1,5 điểm )
- Ở mặt trận Thái Bình Dương , từ năm 1944 , liên quân Mỹ – Anh đã triển
khai các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-Líp-Pin . Quân Mỹ
tăng cường uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của nước Nhật bằng không quân .
- Ngày 6/8/1945 Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hi-rô-
xi-ma làm 8 vạn người thiệt mạng .
- Ngày 8/8 , Liên Xô tuyên chiến với Nhât và tấn công đội quân Quan Đông
gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu .
- Ngày 9/8 Mỹ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ 2 hủy diệt thành phố Na-ga-
da-ki , giết hại 4 vạn người .
- Ngày 15/8 , Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế
giới thứ 2 kết thúc .
* Quân đội Đức bị đánh bại : ( 1,5 điểm )
- Đầu năm 1944 , cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô diễn ra với 10
chiến dịch lớn quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ nước mình . Hồng quân đã
tiến sát biên giới nước Đức .
- Mùa hè năm 1944, Mỹ – Anh và Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Au
bằng cuộc đổ bộ tại Nooc-măng-di ( miền Bắc Pháp) . Quân Đồnh Minh tiến vào giải
phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan và chuẩn bị tấn công Đức. Từ tháng 1, Hồng quân
cũng bắt đầu tấn công Đức ở mặt trận phía đông.
- Tháng 2 – 1945, mặt trận phía tây, Đồng minh bắt đầu tấn công.
- Giữa tháng 4 – 1945, Hồng quân tấn công Beclin và đập tan hơn 1 triệu quân
Đức.
- Quân Anh Mỹ gặp Hồng quân ở Toóc gâu ( Bên bờ sông Enbơ )
- Ngày 30 – 4 – 1945, cờ đỏ Búa liềm của Liên xô cắm trên tòa Quốc hội Đức.
Hitle tự xác.

- Đêm 8 rạng 9 – 5 – 1945, Đức ký văn bản đàu hàng vô điều kiện.
* Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt phát xít. ( 1 điểm )
- Liên xô là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát
xít.
- Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.
- Đập tan được cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng mình,
giúp đở các nước Đông Âu giải phóng khỏi ách phát xít, tiến công đến tận xào huyệt
của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.
- Tiêu diệt Nhật buộc Nhật đầu hàng vô điều kiện.
- Tổ chức các Hội nghị Ianta, Pốtđam, bàn việc kết thúc chiến tranh.
8
Hoàng hà linh
Câu 2. ( 4 điểm )
Trình bày quá trình phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến 1975. Hãy phân
tích sự giống nhau giữa cách mạng Lào với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó?
Tại sao có sự giống nhau đó?
Đáp án
Câu 2. (4 điểm)
* Quá trình phát triển của Cách mạng Lào từ 1945-1975 (2 điểm)
+ Kháng chiến chống Nhật
(0,5đ)
- 23-8-1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
- 12-10-1945 chính phủ Lào tuyên bố thành lập
+ Kháng chiến chống Pháp
(0,5đ)
- 3-3946 Pháp quay lại xâm lược Lào lần hai
- 1946-1954 Lào phối hợp với Việt Nam và Campuchia tiến hành kháng chiến
chống Pháp
- 7-1954 Pháp phải kí hiệp đỉnh Giơnevơ công nhận các quyền dân tộc cơ bản
của Lào.

+ Kháng chiến chống Mĩ
(1đ)
- 22-3-1955 Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập
- 21-2-1973 Mĩ và bọn tay sai phải kí hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình,
thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc ở Lào.
- Từ tháng 5 đến tháng 12-1975 quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
trong cả nước.
- Ngày 2-12-1975 nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức được
thành lập
* Những điểm giống nhau giữa cách mạng Lào và Cách mạng Việt Nam(1đ)
- Hai nước cùng làm cách mạng tháng Tám 1945 và thành lập chính quyền
Cách mạng.
(
0,2
5đ)
- Từ 1946-1954 cả hai nước cùng kháng chiến chống Pháp xâm lược lần 2,
đến tháng 7/1954 buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập của hai
nước. ( 0,5 đ )
- Từ 1954-1975 cùng kháng chiến chống Mĩ thành công trong năm 1975
( 0,25 đ)
* Có sự giống nhau đó là vì: (1đ)
- Hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương rất gần gũi nhau về mặt địa
lí.
- Cả hai nước đều có chung kẻ thù dân tộc: Pháp, Nhật, Mĩ nên phải đoàn kết,
gắn bó để chiến thắng.
- Giai đoạn đầu 1945-1954 cách mạng 2 nước đều diễn ra dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của Đảng cộng sản Đông Dương
9
Hoàng hà linh
B. PHẦN SỬ VIỆT NAM. ( 12 điểm )

Câu 3. ( 4 điểm )
Hãy trình bày phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1919 –
1925 ? Những mặt tích cực và hạn chế của phong trào?
Đáp án
Câu 3. ( 4 điểm )
* Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc : ( 1 điểm )
Cuộc đấu tranh nhằm các mục tiêu :
- Đòi một số quyền lợi về kinh tế :
( 0,5 đ )
Giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi, muốn vươn lên giành
lấy vị trí khá hơn trong trong kinh tế Việt Nam sau chiến tranh.
Năm 1919, tư sản dân tộc tổ chức phong trào “ Chấn hưng hàng nội
hóa” “Bài trừ hàng ngoại hóa”
Năm 1923, họ châm ngòi đấu tranh chống độc quyền Cảng Sài Gòn và
độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ của tư sản Pháp.
- Đòi các quyền tự do dân chủ:
( 0,5 đ )
Cùng với các hoạt động kinh tế, giai cấp tư sản dân tộc đã dùng báo
chí để bênh vực các quyền lợi của mình.
Một số tư sản lớn và địa chủ lớn ở Nam Kỳ ( đại biểu là Bùi Quang
Chiêu, Nguyễn Phan Long ) đứng ra tổ chức Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng, rồi
đưa ra một số khẩu hiệu : Đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng,
làm áp lực đối với Pháp.
Phong trào của tư sản thể hiện tính chất : Đấu tranh theo khuynh
hướng dân chủ tư sản, các hoạt động của họ mang tính cải lương thoả hiệp.
* Phong trào của các tầng lớp tiểu tư sản : ( 1,75 điểm )
Thể hiện các mục tiêu :
- Chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ.
( 0,25 đ )
- Các tầng lớp tiểu tư sản đã thể hiện lòng yêu nước của mình bằng nhiều

cách. Ngoài việc tham gia vào các phong trào yêu nước, dân chủ công khai lúc bấy
giờ, họ đã tập hợp nhau lại trong những tổ chức yêu nước mới, tiến hành đấu tranh có
tổ chức. ( 0,25 đ )
- Nhiều tổ chức chính trị yêu nước của tri thức nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học
sinh, sinh viên…đã ra đời như : Tân Việt Thanh Niên Đoàn (1923), Việt Nam Nghĩa
Đoàn (1925), Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh Niên (1926)…
(0,25đ )
- Các tổ chức đã cho ra đời những tờ báo tiến bộ như : Chuông Rè, An Nam
trẻ, Người nhà quê … Lập ra những nhà xuất bản tiến bộ : Cường học thư xã (Sài
Gòn), Nam Đồng thư xã (Hà Nội)… Họ dùng sách báo làm phương tiện truyền bá tư
tưởng yêu nước, tiến bộ, nêu quan điểm lập trường chính trị của mình.
( 0,25 đ )
Trong cao trào yêu nước lúc bấy giờ có ba sự kiện tiêu biểu nhất : vụ Phạm Hồng
Thái mưu sát toàn quyền Méc-lanh, vụ đòi thả Phan Bội Châu và vụ để tang Phan
Châu Trinh.
+ Tháng 6/1924, toàn quyền Đông Dương là Méc-lanh sang Nhật và Trung
Hoa, âm mưu cấu kết với chính quyền phản động hai nước này để phá hoại cách
mạng việt Nam. Tâm Tâm xã giao cho Phạm Hồng Thái trừ khử tên thực dân đầu sỏ.
10
Hoàng hà linh
Cuộc mưu sát không thành. Nhưng hành động của Phạm Hồng Thái đã gây nên tiếng
vang lớn ở trong và ngoài nước, giống như cánh chim báo hiệu mùa xuân vừa có tác
dụng cổ vũ vừa thúc đẩy phong trào yêu nước. ( 0,25 đ )
+ Phan Bội Châu là nhà yêu nước, hoạt động cách mạng từ đầu thế kỷ XX.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc.
Giữa năm 1925 Ông bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải và bí mật đưa về nước giam
ở Hoả Lò (Hà Nội ) với âm mưu sát hại cụ. Nhân dân cả nước đấu tranh buôc thực
dân Pháp xét xử công khai, tha bổng rồi giam lỏng ở Huế cho đến khi mất (1940 )
( 0,25 đ )
+ Cùng hoạt động với cụ Phan Bội Châu, đầu thế kỷ XX có Phan Châu Trinh.

Khi vụ chống thuế ở Nam kỳ xảy ra (1908 ) Phan Chu Trinh bị bắt bị đày đi Côn Đảo
ba năm. Đến ngày 24 – 3 – 1926, cụ Phan Châu Trinh qua đời sau một thời gian ốm
nặng tại Sài Gòn. 14 vạn người đã xuống đường đưa Cụ về nơi an nghỉ cuối cùng.
Sau đám tang, khắp Bắc, Trung, Nam đều tổ chức lễ truy điệu.
( 0,25 đ )
* Tính chất : ( 0,25 đ )
- Phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản, mang tính chất yêu nước dân
chủ rõ rệt
- Nhìn chung, phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc, tuy thể hiện
lòng yêu nước nhưng mang tính thỏa hiệp, cải lương và ngày một xa rời đi đến chỗ
đối lập với quần chúng.
- Tiếng nói và hoạt động của tiểu tư sản mạnh mẽ hơn nhiều, chứa đựng
nhiều yếu tố tiến bộ, được quần chúng ủng hộ, song cũng không thể đưa cuộc đấu
tranh đến thắng lợi, do thiếu đường lối chính trị đúng đắn .
* Những mặt tích cực và hạn chế của phong trào : ( 1 điểm )
- Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc:
+ Tích cực : Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đã có cố gắng trong việc đấu
tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản nước ngoài.
( 0,25 đ )
Hạn chế : Các hoạt động của họ chỉ mang tính chất cải lương, giới hạn trong
khuôn khổ của chế độ thực dân, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên và nhanh
chóng bị phong trào quần chúng vượt qua.
( 0,25 đ )
- Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản :
+ Tích cực : có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do
dân chủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới.
( 0,25 đ )
+ Hạn chế : Họ chưa tổ chức thành chính đảng nên đấu tranh mang tính xốc
nổi, ấu trĩ.
( 0

,25 đ )

11
Hoàng hà linh
Câu 4. ( 4 điểm )
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, chứng minh
câu nói bất hủ của Nguyễn Trung Trực trước khi bị giặc Pháp giết? “ Bao giờ người
Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
Đáp án
Câu 4. ( 4 điểm )
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, chứng minh câu nói bất hủ của Nguyễn
Trung Trực trước khi bị giặc Pháp giết?
Ngay sau khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân ta nhất tề cùng nhau
chống Pháp.
* Từ 1858 – 1884:
+ Một số quan lại Nhà Nguyễn yêu nước chống Pháp:
( 0,75 đ )
- Ngay sau khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẳng, Đốc học Phạm Văn Nghị
đem 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô Huế xin được lên đường chống giặc
Pháp.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đánh Pháp tại Đà Nẳng, Gia Định và bảo vệ
thành Hà Nội.
- Tổng đốc Hoàng Diệu kiên cường chiến đấu khi Pháp đánh thành Hà Nội
lần 2. ( 1882 )
+ Phong trào tự động kháng Pháp của nhân dân:
. Ở Nam Kỳ:
( 1 đ )
- Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Etpêrăng trên sông Nhật Tảo ( 1861 ),
đánh chiếm đồn Rạch Giá – Kiên Giang ( 1868 ).
- Khởi nghĩa Trương Định ( 1862 – 1868 ).

- Khởi nghĩa của Võ Duy Dương ( 1865 – 1866 ).
- Khởi nghĩa anh em Phan Tôn, Phan Liêm ( 1867 ).
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân ( 1875 ).
. Ở Bắc Kỳ: (
0,5 đ )
- Tổ chức phục kích tại Cầu Giấy giết chết Gacnie ( 12/12/1873 )
- Tổ chức phục kích tại Cầu Giấy giết chết Rivie ( 19/5/1882 ).
+ Của trí thức:
( 0,5 đ )
- Dùng ngòi bút làm vũ khí tố cáo quân bán nước và cướp nước: Nguyễn
Đình Chiểu, Phan Văn Trị…
- Phong trào tị địa.
* Từ 1885 – cuối thế kỷ XIX:
+ Phong trào Cần Vương:
( 0,5 đ )
- Khởi nghĩa Ba Đình.
- Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
- Khởi nghĩa Bãi Sậy.
- Khởi nghĩa Hương Khê.
+ Phong trào nông dân:
( 0,5 đ )
- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
- Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.
12
Hoàng hà linh
- Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ.
+ Phong trào đấu tranh của các dân tộc thiểu số.
( 0,25 đ )
13
Hoàng hà linh

Câu 5. ( 4 điểm )
Lập bảng so sánh Cương lĩnh chính trị tháng 2 -1930 của Nguyễn Ai Quốc với
Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của đồng chí Trần Phú ? Nhận xét tính đúng
đắn, sáng tạo của Cương lĩnh và hạn chế của Luận cương ?
Đáp án
Câu 5. ( 4 điểm )
* Lập bảng so sánh Cương lĩnh chính trị tháng 2 - 1930 và Luận cương
chính trị tháng 10/1930.
( 2 đ )
Nội dung Cương lĩnh ( 1 đ ) Luận cương ( 1 đ )
-Tính chất cách
mạng

-Cách mạng tư sản dân quyền
(cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân) và cách mạng xã hội
chủ nghĩa
-Cách mạng tư sản dân quyền
(cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân) và cách mạng xã hội
chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản
chủ nghĩa
-Nhiệm vụ
cách mạng

-Đánh đế quốc Pháp, phong
kiến và tư sản phản cách mạng
-Đánh phong kiến, đánh đế quốc
-Lực lượng
cách mạng

-Công nhân và nông dân, liên
lạc với trí thức tiểu tư sản trung
nông
-Công nhân, nông dân
-Lãnh đạo cách
mạng

-Đảng cộng sản, lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng tư
tưởng .
-Đảng cộng sản, lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng tư
tưởng .
-Vị trí của cách
mạng

-Bộ phận của cách mạng thế
giới
-Cách mạng Việt Nam quan hệ
mật thiết với cách mạng thế giới
-Phương pháp
cách mạng
-Vận động nhân dân đấu tranh
chính trị sau đấu tranh bạo động
* Nhận xét:
( 2 đ )
- Cương lĩnh chính trị tháng 2 -1930, tuy còn vắn tắt nhưng nó là cương lĩnh cách
mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp,
thấm đượm tính dân tộc nhân văn. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh :
( 0,5 đ )

+ Tính khoa học và đúng đắn: Nội dung Cương lĩnh rất đúng với quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lê nin và thực tiễn Việt Nam. Ngay từ đầu Đảng đã xác định
con đường cách mạng nước ta là con đưởng kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, đường lối này đã đưa cách mạng Việt Nam
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và thắng lợi hoàn toàn.
( 0,5 đ )
+ Tính sáng tạo :Những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin được Nguyễn
Ai Quốc vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. Đó là, cương lĩnh kết hợp đúng
đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu. Về lực
lượng cách mạmg, Cương lĩnh thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh
14
Hoàng hà linh
đuổi kẻ thù. Điều này rất đúng với hoàn cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam.
( 0,5 đ )
- Luận cương chính trị tháng 10 -1930 của Đảng đã xác định được những vấn đề
chiến lược trong đấu tranh đòi quyền lợi trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, Luận cương
còn một số hạn chế nhất định : Chưa xác định mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc
địa, nên chưa nêu được vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề giai cấp và
đấu tranh giai cấp. Không đánh giá đúng khả năng cách mạng, lòng yêu nước chống
Pháp của tư sản dân tộc và tiểu tư sản. Những hạn chế đó mang tính “tả khuynh, giáo
điều”. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng những nhược điểm đó dần dần được
khắc phục.
( 0,5 đ )
Hết
15
Hoàng hà linh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12

Môn: Lịch sử
Dành cho học sinh các trường THPT
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)

Câu
Nội dung
Điểm
1 Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến công cuộc cải cách ở Trung Quốc (từ năm
1978)? Nội dung của đường lối cải cách? Thực hiện đường lối cải cách, từ
năm 1978 đến năm 2000 Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản như
thế nào?
2,5
Hoàn cảnh lịch sử
Khách quan
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng
hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính…Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân
loại đứng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng vơi cạn
dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số… 0,25
Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát triển
nhanh chóng của cách mạng khoa học - kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc
tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá.
Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải
nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị- xã hội để thích ứng. 0,25
Chủ quan
Đối nội: từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn
định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ
hồng” nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút
nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…Trong nội bộ Đảng và
Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay gắt về đường lối, tranh
chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-

1976)… 0,25
Đối ngoại: ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam…xảy ra
những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên
Xô…Tháng 2- 1972, Tổng thống Mĩ R.Nichxơn sang thăm Trung Quốc, mở
đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước. Bối cảnh lịch sử
trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với xu thế chung của
thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng không ổn định…
0,25
Nội dung đường lối cải cách
Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới
do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã
hội ở Trung Quốc hiện nay. Đường lối này được nâng lên thành đường lối
chung qua Đại hội XII (9-1982), đặc biệt là Đại hội XIII (10-1987) của Đảng:
Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. 0,25
Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường XHCN, chuyên chính dân chủ
nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-Lênin,
16
Hoàng hà linh
tư tưởng Mao Trạch Đông). 0,25
Tiến hành cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn nhằm hiện đại hoá và xây dựng
chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc
thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ văn minh. 0,25
Thực hiện đường lối cải cách đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn
bản.
Sau 20 năm nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ tăng
trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình
hàng năm trên 8%, đạt giá trị 7974 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới.
Năm 2000 GDP của Trung Quốc vượt qua ngưỡng nghìn tỉ đô la Mĩ Thu nhập
theo khu vực có sự thay đổi lớn…Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

0,25
Khoa học- kỹ thuật, văn hoá giáo dục Trung Quốc đạt nhiều thành tựu nổi bật.
Chương trình thám hiểm không gian được thực hiện từ năm 1992 thu được kết
quả khả quan… 0,25
Trong lĩnh vực đối ngoại Trung Quốc có nhiều thay đổi, Trung Quốc tiến hành
bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…
0,25
2 Những thành tựu tiêu biểu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế
của các nước ở khu vực Đông Nam Á sau khi giành được độc lập…
3,0
Những thành tựu…
Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
Sau khi giành độc lập, các nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philíppin, Thái
Lan tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình các nước tư bản chủ nghĩa. Trong
khoảng những năm 50-60, các nước này đều tiến hành chiến lược công nghiệp
hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với nội dung chủ yếu là
đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa
thay thế hàng nhập khẩu… 0,25
Thực hiện chiến lược kinh tế này, các nước đã đạt được một số thành tựu đáng
kể, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, phát triển một số ngành chế biến, chế
tạo Xingapo xây dựng được cơ sở hạ tầng tốt nhất khu vực… Sau 11 năm
phát triển, kinh tế Thái Lan có bước tiến dài

0.5
Từ thập kỷ 60-70 trở đi, các nước này chuyển sang chiến lược công nghiệp
hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại), thực hiện
“mở cửa” nền kinh tế, thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung sản
xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương 0,25
Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, các nước trên đã thu được
nhiều thành tựu. Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã lớn hơn

nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh Tốc độ tăng trưởng của
Thái lan, Malaixia đạt mức cao… 0,5
Nhóm ba nước Đông Dương
Những năm 80- 90 của thế kỷ XX, các nước Đông Dương từng bước chuyển
sang nền kinh tế thị trường. 0,25
Năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước… Từ
cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Lào thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh
tế có bước phát triển khá nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện.
Campuchia cũng đạt được một số thành tựu đáng kể… 0,5
17
Hoàng hà linh
Các nước Đông Nam Á khác
Brunây, thực hiện đa dạng hoá nền kinh tế, tổng thu nhập bình quân theo đầu
người cao Mianma tiến hành cải cách kinh tế với ba chính sách lớn kêu gọi
đầu tư và mở cửa, giải phóng nền kinh tế tư nhân, xử lí có hiệu quả các doanh
nghiệp nhà nước…mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế… 0,25
Bài học…
Nhạy bén với tình hình, đề ra chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn của nhà
nước trong từng giai đoạn, tích cực hội nhập vào khu vực và thế giới, đầu tư
cho yếu tố con người 0.5
3 Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Tác
động của chính sách trên đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này?
2,0
Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ…
Chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tập trung trong chiến lược toàn cầu với
tham vọng bá chủ thế giới. Chiến lược toàn cầu được của Mĩ được triển khai
qua nhiều học thuyết cụ thể… 0,5
Mặc dù các chiến lược cụ thể mang những tên gọi khác nhau nhưng chiến lược
toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu… 0,5

Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên đây chính sách cơ bản của Mĩ là dựa
vào sức mạnh trước hết là sức mạnh về quân sự, kinh tế… 0,25
Trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại, Mĩ đã thất bại trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam nhưng cũng đạt được một số kết quả bước
đầu… 0,25
Tác động của chính sách trên đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này
Chính sách trên của Mỹ làm cho quan hệ Đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô
trong Chiến tranh thế giới thứ hai không còn, từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai đến năm 1973 Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối đầu. 0,25
Dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, sự
đối đầu Đông- Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ… 0,25
4 Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc? Các
xu thế phát triển đó tạo ra thời cơ và thách thức gì đối với các dân tộc?
2,5
Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc
Tháng 12-1989 trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta, Tổng bí
thư Đảng Cộng sản Liên Xô Goocbachôp và tổng thống Mĩ Busơ đã chính
thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Sau khi Liên bang Xô viết tan
rã (1991), trật tự hai cực không còn, Chiến trạnh lạnh thực sự kết thúc. Sau khi
Chiến tranh lạnh kết thúc thế giới phát triển theo các xu thế sau đây.
0,25
Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá
trình hình thành… 0,25
Sau Chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến
lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm… 0,25
Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mĩ
ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực để Mĩ làm bá chủ thế giới…
0,25
Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều
hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi

trường quốc tế thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế
18
Hoàng hà linh
trong trật tự thế giới mới. 0,25
Tuy hoà bình, ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh
lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột… 0,25
Những năm 90 sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế
toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ. 0,25
Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc
Thời cơ
Các quốc gia, dân tộc có điều kiện đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, mở rộng
các mối quan hệ giao lưu, hợp tác, khẳng định vai trò, vị trí của mình trên
trường quốc tế, giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hoà bình…
0,25
Thách thức
Tuy nhiên, các xu thế phát triển của thế giới trên đây cũng đặt các quốc gia
dân tộc đứng trước những thách thức đó là sự cạnh tranh về kinh tế ngày càng
lớn giữa các quốc gia; sự lệ thuộc về chính trị của các nước nhỏ vào các nước
lớn…sự xuất hiện của chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố, những mâu
thuẫn về sắc tộc và tôn giáo 0.25
Như vậy, xu thế phát triển của thế giới từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt
đặt các quốc gia dân tộc vừa đứng trước những thời cơ phát triển thuận lợi vừa
phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt. 0,25
(Lưu ý: Trên đây là những nội dung cơ bản nhất mà khi làm bài học sinh
phải đề cập tới. Bài viết đủ nội dung, chính xác, lôgic thì mới cho điểm tối
đa)
19
Hoàng hà linh
SỎ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU GIANG
KỲ THI TUYỂN CHỌN HSG CẤP

TỈNH
MÔN LỊCH SỬ
( Thời gian 180 phút, không kể thời gian
giao đề )
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1.Hãy hoàn thành những sự kiện chủ yếu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
( 1914-1918 ) theo những mốc thời gian đã cho ? ( 3,0 điểm )
Thời gian Sự kiện
28/6/1914
28/7/1914
1/8/1914
3/8/1914
4/8/1914
1914-1916
1917-1918
4/1917
07/11/1917
3/1918
09/11/1919
11/11/1919
Câu 2. Trình bày đặc điểm, vị trí và ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ
thế kỉ XX ? ( 3,0 điểm )
Câu 3.So sánh về cuộc kháng chiến chống Pháp do triều đình nhà Nguyễn tổ chức với
phong trào kháng chiến của nhân dân trong những năm từ 1858 – 1873 theo các tiêu
chí sau ( 3,0điểm ) ?
Chủ thể khách quan Tinh thần chuẩn bị Biện pháp Kết quả
Triều đình Nguyễn
Nhân dân
:
Câu 4. Hãy nêu những sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9/1939

đến tháng 6/1941 và tác động của chúng đối với Việt Nam thời gian đó ? ( 3,0 điểm )
Câu 5. Các em hãy trình bày những hiểu biết của mình về cuộc chiến tranh lạnh của
Mỹ ?(3,0điểm)
Câu 6. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ
nhất đã tác động như thế nào đối với tình hình kinh tế và xã hội ở Việt Nam ?
(3,0điểm)
20
Hoàng hà linh
Câu 7. Em hiểu thế nào là toàn cầu hoá ? Hãy nêu những biểu hiện cơ bản của toàn
cầu hoá? Tại sao nói : “Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các
nước đang phát triển” ?(2,0điểm)
II.DỰ KIẾN THỜI GIAN LÀM BÀI :
- Câu 1 + 2 = 40 phút
- Câu 3 + 4 = 50 phút
- Câu 5 + 6 = 60 phút
- Câu 7 = 20 phút
- Chỉnh sửa =10 phút
III. ĐÁP ÁN :
C âu 1.
- 28/6/1914 : Hoàng thân Áo Hung bị người Xecbi ám sát (0,25đ)
- 28/7/1914: Áo Hung tuyên chiến với Xecbi(0,25đ)
- 1/8/1914 : Đức tuyên chiến với Nga(0,25đ)
- 3/8/1914 : Đức tuyên chiến với Pháp(0,25đ)
- 4/8/1914 : Anh tuyên chiến với Đức (0,25đ)
- 1914-1916 : Giai đoạn 1 của CTTG1(0,25đ)
- 1917-1918 : Giai đoạn 2 của CTTG1(0,25đ)
- 4/1917 : Mỹ tham gia CTTG1(0,25đ)
- 7/11/1917 : CMXHCN tháng Mười Nga thắng lợi (0,25đ)
- 3/1918 : Nga kí hiệp ước với Đức rút khỏi CTTG(0,25đ)
- 9/11/1918 : CM Đức thắng lợi (0,25đ)

- 11/11/1918 : Đức đầu hàng ,CTTG1 kết thúc(0,25đ)
Câu 4.
- Ngày 01/9/1939 Đức tấn công Ba Lan; ngày 03/9/0939 Anh-Pháp tuyên chiến
với Đức, CTTG 2 bùng nổ (0.25đ). Đức nhanh chóng đánh chiếm các nước
Tây Âu, trong đó có nước Pháp. Tháng 6/1940 chính phủ Pháp đầu hàng Đức
(0,25đ). Cuối năm 1940 đầu năm 1941, Đức mở rộng chiếm đóng các nước
Đông và Nam Âu (0,25đ). Tháng 6/1941, phát xít Đức tấn công LX (0.25đ).
- Ở Viễn Đông, quân Nhật mở rộng xâm lược TQ (0,25đ). Mùa thu năm 1940,
phát xít Nhật vào Đông Dương, từng bước biến ĐD thành căn cứ chiến tranh
và thuộc địa của chúng (0,25đ).
- Sau khi CTTG 2 bùng nổ, thực dân Pháp ở ĐD đã thi hành chính sách thời
chiến (0,25đ), phát xít hoá bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp ĐCSĐD và
phong trào cách mạng của nhân dân ta (0,25đ), thực hiện chính sách “kinh tế
chỉ huy ”, vơ vét của cải, huy động sức người phục vụ cho chiến tranh đế quốc
(0,25đ).
- Thực dân Pháp đã nhanh chóng cấu kết với Nhật để áp bức nhân dân các nước
ĐD (0,25đ). Mâu thuẫn giữa các dân tộc ĐD với Đế quốc phát xít Pháp-Nhật
là mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất (0,25đ). Giải phóng các dân tộc ĐD khỏi
ách thống trị Pháp-Nhật trở thành nhiệm vụ hàng đầu cấp bách nhất (0,25đ)
21
Hoàng hà linh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh các trường THPT
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2,5 điểm)

Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến công cuộc cải cách ở Trung Quốc (từ
năm 1978)? Nội dung của đường lối cải cách? Thực hiện đường lối cải cách, từ
năm 1978 đến năm 2000 Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản như thế
nào?
Câu 2 (3 điểm)
Những thành tựu tiêu biểu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế
của các nước ở khu vực Đông Nam Á sau khi giành được độc lập? Sự phát
triển kinh tế của một số nước tiêu biểu trong khu vực để lại bài học gì cho công
cuộc xây dựng đất nước ở Việt Nam ngày nay?
Câu 3 (2 điểm)
Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. Tác động
của chính sách trên đối với quan hệ quốc tế thời kỳ này?
Câu 4 (2,5 điểm)
Các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc? Các
xu thế phát triển đó tạo ra thời cơ và thách thức gì đối với các dân tộc?
Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo
danh……………….
22
Hoàng hà linh
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2012 - 2013

Môn thi: LỊCH SỬ LỚP 12 THPT - BẢNG B
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI:
Câu 1 (4,0 điểm).
Trình bày chiến lược xây dựng và phát triển đất nước của nhóm các

nước sáng lập ASEAN.
Câu 2 (4,0 điểm).
Nêu nguyên nhân và những biểu hiện của mâu thuẫn Đông – Tây và
sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh.
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM:
Câu 3 (4,0 điểm).
Trình bày sự xuất hiện các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm
1929.
Câu 4 (4,0 điểm).
Vì sao nói Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
tháng 11 năm 1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng trong chỉ
đạo đường lối cách mạng của Đảng? Nêu nội dung cơ bản của Hội nghị
này.
Câu 5 (4,0 điểm).
Văn kiện nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đưa cách mạng Việt
Nam chuyển sang giai đoạn khởi nghĩa từng phần? Trình bày nội dung và
ý nghĩa của Văn kiện đó.
- - - Hết - - -
Họ và tên thí sinh: Số báo
danh:
23
D B ĐỀ Ự Ị
Hoàng hà linh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Bình Dương

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
MÔN: LỊCH SỬ (vòng 1)
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)

A/ Phần Lịch sử thế giới : (6 điểm)
Câu 1 :
a) Những nội dung chủ yếu của Hội nghị cấp cao I-an-ta, sự hình thành thế
giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
b) Phân tích những nguyên nhân dẫn tới sự sụo đổ của trật tự hai cực I-an-
ta?
B/ Phần Lịch sử Việt Nam : (14 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
Trình bày những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua tại Hội
nghị thành lập Đảng tháng 2/1930?
Câu 3: (9 điểm)
So sánh và phân tích điều kiện lịch sử, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo
chiến lựoc của Đảng trong thời kì 1939 - 1945 với điều kiện lịch sử, chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kì 1936 - 1939?
24
Hoàng hà linh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Bình Dương

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
MÔN: LỊCH SỬ (vòng 2)
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)
A/ Phần Lịch sử thế giới : (6 điểm)
Câu 1 :
Sự phát triển của nền kinh tế Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Nguyên nhân của sự phát triển, theo em nguyên nhân nào là nguyên nhân
chính? Nền kinh tế Nhật Bản có những hạn chế gì?
B/ Phần Lịch sử Việt Nam (14 điểm)

Câu 2 :
a) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp xâm lược (ngày 19/12/1946) ?
b) Phân tích nội dung cơ bản trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" (ngày 22/12/1946)
của Đảng ta ? Tác dụng của những chính sách đó đối với cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta.
Câu 3 : (7 điểm)
a) Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân - 1975 Đảng ta đã đề ra
chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền nam như thế nào?
b) Trình bày diễn biến chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
nêu ý nghĩa củatừng chiến dịch
25

×