Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm ôn tập tiến hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.96 KB, 20 trang )

TUYỂN TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP TIẾN HÓA – PHẦN 1
1. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hoá
là đúng hay sai? Giải thích.
- Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen
lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với
môi trường.
- Sai. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, do đó đối với các alen lặn
thì khi ở trạng thái dị hợp nó không được biểu hiện, do vậy không bị chọn lọc tự
nhiên đào thải. Cho nên CLTN không thể đào thải hết alen lặn ra khỏi quần thể.
- Sai. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và phân hoá các kiểu gen khác
nhau trong quần thể, tạo điều kiện cho các kiểu gen thích nghi nhất sinh sản và
phát triển ưu thế chứ nó không trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi. (đột biến
và giao phối sẽ tạo ra các kiểu gen khác nhau, trong đó có các kiểu gen thích nghi).
2. Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hoá nhỏ.
Trong tiến hoá nhỏ, đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn giáo phối sẽ tạo
ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
- Đột biến tạo ra vô số các alen mới nhưng phải nhờ giao phối thì các alen đột biến
mới tổ hợp được với nhau và tổ hợp với các alen khác để tạo ra vô số loại kiểu gen
khác nhau trong quần thể. Quá trình giao phối tạo điều kiện cho đột biến được
nhân lên và phát tán trong quần thể.
- Nếu không có đột biến thì không có các alen mới, khi đó giao phối không thể tạo
ra được các kiểu gen mới, do vậy không tạo ra được nguồn biến dị tổ hợp cho quá
trình tiến hoá
3. Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài
nào? Trình bày cơ chế của con đường hình thành loài đó.
- Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài khác
khu hay bằng con đường địa lí, vì khi khu phân bố của loài được mở rộng hay bị
chia cắt làm cho điều kiện sống thay đổi do đó hướng chọn lọc cũng thay đổi.
- Cơ chế hình thành loài khác khu có thể hình dung như sau:
+ Khi khu phân bố của loài bị chia cắt do các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể


ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li nhau.
+ Do tác động của các tác nhân tố tiến hoá, các quần thể nhỏ được cách li ngày
càng khác xa nhau về tần số các alen và thành phần các kiểu gen.
+ Sự khác biệt về tần số alen được tích luỹ dần dưới tác động của chọn lọc vận
động và đến một thời điểm nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li
sinh sản với các dạng gốc hay lân cận dẫn đến khả năng hình thành loài mới.
4. So sánh sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu
nhiên trong quá trình tiến hoá nhỏ.
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi từ từ tần số alen và thành phần kiểu gen theo một
hướng xác định. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu
gen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
- Hiệu quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường phụ thuộc vào kích thước
quần thể (quần thể càng nhỏ thì hiệu quả tác động càng lớn), còn CLTN thì không.
- Dưới tác dụng của CLTN, thì một alen lặn có hại thường không bị loại thải hết ra
khỏi quần thể giao phối. Dưới tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì các alen lặn
có hại (hoặc bất cứ alen nào khác kể cả có lợi) cũng có thể bị loại thải hoàn toàn và
một alen bất kì có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
- Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài
mới, còn kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đưa đến sự phân hoá tần số
alen và thành phần kiểu gen và không có hướng.
5. Màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì? Mỗi một ý nghĩa
cho 1 ví dụ.
- Nhận biết đồng loại: Ở những loài có tập tính sống bầy đàn, có màu sắc đàn như
các vạch, các xoang, các chấm màu đa dạng.
- Màu sắc bảo vệ: màu sắc phù hợp với môi trường, giúp sinh vật lẫn trốn kẻ thù
hay ẩn nấp trong môi trường tốt hơn. Ví dụ, các loài sâu ăn lá cây thường có màu
xanh. Rắn lục có màu xanh lục.
- Màu sắc báo hiệu: màu sắc nổi bật, có tuyến độc, có mùi hôi. Các loài sinh vật có
tuyến độc hay có mùi hôi thường có màu sắc nổi bật trên nền môi trường. Ví dụ,
các loài ếch có độc, rắn độc thường có màu sắc nổi bật như vàng, đỏ. Ong vò vẽ có

màu nâu đỏ báo hiệu cơ thể chúng có nọc độc.
- Màu sắc giả trang hay bắt chước: một số loài tuy không có nọc độc và tuyến hôi
nhưng lại có màu sắc nổi bật giống như những loài có nọc độc và tuyến hôi.
6. Cánh chim và cánh dơi là cơ quan tương tự hay cơ quan tương đồng? Giải
thích. Cho một ví dụ tương tự.
Cánh chim và cánh dơi lvừa là cơ quan tương đồng vừa là cơ quan tương tự.
- Cơ quan tương đồng: Vì cùng có nguồn gốc từ chi trước của động vật thuộc siêu
lớp Tetrapoda. Có thể thức cấu tạo chung giống nhau về sự phân bố xương, cơ,
thần kinh, mạch máu nhưng khác biệt về chi tiết. Ở cánh dơi xương ngón phát
triển tạo thành khung căng màng da để tạo lực cản không khí trong khi bay. Ở
chim, cánh hình thành do sự liên kết của nhiều lông vũ mọc ra từ biểu bì nên một
số xương ngón thoái hoá.
- Cơ quan tương tự : Vì cùng có chức năng bay, thích nghi với lối sống bay lượn
trong không trung. Cánh dơi có cấu tạo thứ sinh từ chi trước của thú có lẽ là từ một
đột biến lại tổ tương tự như cánh ở khủng long bay.
- Ví dụ tương tự: màng bơi ở chân ếch và màng bơi ở chân vịt. Bộ Vịt là một
nhánh tiến hóa quan trọng từ lớp Chim quay lại đời sống trong môi trường nước
nên xuất hiện trở lại đặc điểm bàn chân có màng nên màng bơi ở chân ếch và màng
bơi ở chân vịt cũng là cơ quan vừa tương tự vừa tương đồng.
7. Hóa thạch là gì? Sự phát hiện hóa thạch nào đã trở thành bằng chứng
thuyết phục nhất cho quan niệm chim tiến hóa từ bò sát? Hãy nêu những đặc
điểm của loại hóa thạch đó.
Hóa thạch là di tích của sinh vạt sống trong các thời đại cổ xưa để lại trong các lớp
đất đá. Trong một số điều kiện nhất định thì xác sinh vật hóa đã có hình dạng giống
với sinh vật trước kia. Trường hợp đặc biệt, cơ thể sinh vật đươc bảo tồn gần như
nguyên vẹn như xác voi mamut cách đây hàng chục vạn năm vẫn còn tươi nguyên
trong băng tuyết hay xác sâu bọ còn nguyên vẹn trong hổ phách.
Hóa thạch chi cổ Archeopteryx vừa có đặc điểm của chim, vừa có những đặc điểm
của bò sát.
- Đặc điểm của bò sát:

- Trong miệng còn có nhiều răng nhọn
- Đuôi dài, gồm nhiều đốt xương sống
- Chân có lớp vảy sừng bao phủ
- Đặc điểm của chim:
- Hình dáng giống chim
- Có lông vũ bao quanh thân
- Cánh phát triển, có thể bay lượn như chim

8. Tại sao lặp gen là một cơ chế phổ biến trong quá trình tiến hóa dẫn đến sự
hình thành một gen có chức năng mới ? Từ vùng không mã hóa của hệ gen,
hãy chỉ ra một cách khác cũng có thể dẫn đến sự hình thành một gen mới.
- Đột biến lặp đoạn NST dẫn tới lặp gen. Quá trình lặp đoạn xảy ra do trao đổi
chéo không cân giữa các đoạn crômatit trong cặp tương đồng. Khi trao đổi, sự bắt
chéo xảy ra ở một vị trí giữa một gen nào đó thì dẫn tới gen này được lặp nhưng
không còn nguyên vẹn (bị thay đổi vị trí của vùng promoter, bị mất một đoạn
nuclêôtit), khi đó sẽ hình thành một gen mới.
- Các vùng không mã hóa thì không có promoter nên không được phiên mã. Nếu
đột biến chuyển đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn làm cho các đoạn promoter gắn vào các
vùng không mã hóa thì các vùng này có khả năng phiên mã tổng hợp mARN và
dịch mã tổng hợp prôtêin → vùng không mã hóa trở thành gen mới.
9. Phân tích đặc điểm cấu tạo thích nghi của xương chi trước ở một số loài
trong lớp Thú đã thích nghi với những điều kiện sống khác nhau như thế
nào ?
- Dơi là loài thú sống trên không: Xương ngón phát triển thành bộ khung, xương
của cánh, trừ ngón cái biến thành dạng móc để treo mình lúc ngủ.
- Chuột chũi là loài thú sống trong hang: chân trước to khỏe hơn rất nhiều so với
chân sau, bàn chân có hình xẻng thích nghi với cử động đào đất và hất ngược đất
về phía sau khi đào hang.
- Chó sói là loài thú săn mồi trên đồng cỏ: Chân trước tương đương với chân sau,
đầu ngón chân có vuốt nhọn thích nghi với hoạt động săn mồi.

- Chuột túi là loài thú đẻ con chưa hoàn chỉnh: Chuột túi mang con trước bụng nên
chỉ di chuyển chủ yếu bằng 2 chân sau, chân trước kém phát triển.
- Hải cẩu, cá voi là loài thú sống chủ yếu trong môi trường nước: chân trước có cấu
tạo dạng mái chèo.
- Voi là loài thú có kích thước lớn, di chuyển thần hình đồ sộ khá nhanh nên chân
trước tương đương với chân sau và có cấu tạo vững chắc.
- Người thích nghi với hoạt động đi trên hai chân, 2 tay có chức năng cầm nắm và
sử dụng công cụ nên bàn tay có ngón cái phát triển và chụm được vào các ngón
khác.
10. Giải thích sự hình thành các cơ quan thoái hóa và sự xuất hiện thể đột
biến làm cho cá thể mang các đặc điểm cấu tạo đã thoái hóa ở tổ tiên.
- Môi trường sống thay đổi → nhu cầu sống thay đổi → hoạt động các cơ quan và
ý nghĩa thích nghi của cơ quan cũng có những thay đổi tương ứng. Chọn lọc tự
nhiên phát huy tác dụng, cơ quan không còn chức năng sẽ thoái hóa dần và biến
mất. Ví dụ sự tiêu biến của đuôi ở người và vượn người hiện đại.
- Sự lại tổ: Đột biến phát sinh làm biểu hiện trở lại những đặc điểm vốn chỉ có ở tổ
tiên xa xưa như người có đuôi, có nhiều đôi vú, hay có lông rậm ở mặt
TUYỂN TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP TIẾN HÓA – PHẦN 2
11. Tại sao những điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi người và
phôi của nhiều loài động vật lại được xem là bằng chứng gián tiếp của tiến hóa
?
Khi so sánh quá trình phát triển phôi ở nhiều loài động vật có xương sống từ cá cho
đến người, heackel và Baer nhận thấy các loài có cấu tạo ở cá têể trường thành có
thể khác xa nhau nhưng trong quá trình phát triển phôi lại rất giống nhau. Các loài
càng gần nhau trong hệ thống phân loại càng có nhiều đặc điểm giống nhau. Từ đó
có thể nhận ra người có họ hàng thân thuộc với vượn người hiện đại và có quan hệ
về nguồn gốc với các họ khác trong lớp Thú và có quan hệ họ hàng xa hơn với các
loài trong siêu lớp Tetrapoda.
12. Lamac giải thích như thế nào về tính đa dạng của sinh giới ? Vì sao nói
Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm

thích nghi trên cơ thể sinh vật ?
Giải thích tính đa dạng:
- Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi làm các loài
sinh vật biến đổi dần dà và liên tục tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Do tác động của ngoại cảnh làm thay đổi tập quán hoạt động và biến đổi cấu tạo
cơ thể của động vật. Các biến đổi riêng lẻ, nhỏ nhặt được tích lũy và di truyền qua
các thế hệ dẫn đến những biến đổi ngày càng sâu sắc.
Chưa thành công
- Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật phản ứng phù hợp, kịp
thời do đó trong lịch sử không có loài nào bị đào thải - điều này trái với các tài liệu
cổ sinh học.
- Ông cho rằng sinh vật phản ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường và mọi
cá thể trong loài đều đồng loạt phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh
mới - điều này không đúng với quan niệm hiện đại về tính vô hướng của biến dị và
tính đa hình của quần thể.
- Do trình độ khoa học đương thời nên ông chưa phân biệt được biến dị di truyền
và biến dị không di truyền.
13. Nội dung của thuyết tiến hóa của Đacuyn gồm 3 vấn đề chính, hãy tóm tắt
các vấn đề đó và cho biết nguyên nhân của sự tiến hóa là gì ? Theo quan điểm
Đacuyn tại sao đa số sâu bọ ở quần đảo Mađerơ trong Đại Tây Dương không
bay được?
* Nội dung cơ bản của học thuyết Đacuyn: bao gồm quan niệm về biến dị, di
truyền và chọn lọc tự nhiên hoặc chọn lọc nhân tạo.
- Biến dị:
- Biến dị xác định: ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa
- Biến dị cá thể - biến dị không xác định - là nguồn nguyên liệu của chọn
giống và tiến hóa
- Di truyền: qua sinh sản, biến dị cá thể được di truyền cho thế hệ sau.
- Chọn lọc:
- Quá trình gồm 2 mặt: tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại

- Gồm chọn lọc tự nhiên và chọn nhân tạo
* Nguyên nhân tiến hóa: Quá trình chọn lọc diễn ra trên cơ sở tính biến dị và di
truyền của sinh vật.
* Sâu bọ không bay được: do tác động của chọn lọc tự nhiên - gió mạnh và thường
xuyên - đào thải các loài sâu bọ bay yếu, chỉ còn các loài sâu bọ có cánh tiêu giảm
hoặc không có cánh bò sát mặt đất hoặc sâu bọ có cánh khỏe thắng được gió biển.
14. So sánh quan niệm của Đacuyn về sự chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự
nhiên.
* Điểm giống:
- Biến dị cung cấp nguyên liệu, di truyền tạo điều kiện tích lũy các biến dị có lợi.
Quá trình chọn lọc bao gồm 2 mặt song song: tích lũy các biến dị có lợi và đào thải
các biến dị có hại.
- Kết quả của sự chọn lọc diễn ra theo chiều hướng dẫn đến sự phân li tính trạng,
hình thành tính thích nghi và đa dạng ở sinh vật.
* Điểm khác
Nội
dung
Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên
Đối
tượng
Do con người tiến hành trên
vật nuôi cây trồng - từ khi con
người biết chăn nuôi và trộng
trọt.
Xảy ra với mọi sinh vật hoang
dại trong thiên nhiên - từ khi sự
sống hình thành.
Động
lực
Nhu cầu nhiều mặt của con

người
Sự đấu tranh sinh tồn trong điều
kiện sống của sinh vật.
Thích
nghi
Vật nuôi, cây trồng thích nghi
với nhu cầu của con người.
Sinh vật hoang dại thích nghi
với môi trường sống của chúng.
Đa
dạng
Phân li tính trạng hình thành
các giống vật nuôi, cây trồng
cùng loài
Phân li tính trạng hình thành
các dạng mới, khi có điều kiện
cách li sinh sản dẫn đến hình
thành loài mới trong điều kiện
tự nhiên.
Kết
quả
Hình thành nòi và thứ Hình thành loài mới
15. So sánh quan điểm của Lamac và Đacuyn về nguyên nhân và cơ chế tiến
hóa.
Nội
dung
Quan niệm của Lamac Quan niệm của Đacuyn
Nguyên
nhân tiến
hóa

- Ngoại cảnh thay đổi dần qua
không gian và thời gian.
- Biến đổi trực tiếp ở thực vật
và động vật bậc thấp - gián tiếp
(do thay đổi tập quán) ở động
vật bậc cao nhờ có hệ thần
kinh.
Tác động của chọn lọc tự nhiên
thông qua tính biến dị và di
truyền của sinh vật
Cơ chế
tiến hóa
- Tất cả các đặc tính thu được
trong đời cá thể đều được di
truyền.
- Tích lũy các biến dị có lợi và
đào thải các biến dị có hại dưới
tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Hình
thành đặc
điểm
thích
nghi
- Ngoại cảnh thay đổi chậm,
sinh vật có sự thích nghi phù
hợp.
- Không có sự đào thải.
- Biến dị cá thể phát sinh vô
hướng.
- Dạng thích nghi tồn tại, dạng

kém thích nghi bị đào thải
Hình
thành
loài mới
- Hình thành qua nhiều dạng
trung gian, tương ứng với
những thay đổi ngoại cảnh.
- Hình thành qua nhiều dạng
trung gian dưới tác dụng của
chọn lọc tự nhiên, bằng con
đường phân li tính trạng từ một
nguồn gốc chung.
Ưu điểm - Đề cao vai trò của ngoại cảnh
đối với quá trình tiến hóa của
sinh vật.
- Giải thích thành công tính
thích nghi và đa dạng nhờ tác
động song song tồn tại 2 mặt
tích lũy và đào thải của quá
trình chọn lọc tự nhiên
Tồn tại
chung
- Chưa phân biệt biến dị di truyền và biến biến dị không di
truyền.
- Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các
biến dị.
- Chưa giải thích được cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và chọn
lọc tự nhiên.
16. Phân tích nguyên nhân, nội dung, kết quả của quá trình phân li tính trạng.
So sánh kết quả của phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự

nhiên.
- Nguyên nhân: Chon lọc tự nhiên hoặc chọn lọc nhân tạo đều diễn ra theo nhiều
hướng, ở mỗi hướng quá trình chọn lọc đều giữ lại những cá thể thích nghi nhất.
- Nội dung: Sự tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại trong quá
trình chọn lọc.
- Kết quả: Hình thành nhiều dạng mới khác nhau và khác dạng gốc ban đầu, mỗi
dạng thích nghi với một hướng chọn lọc nhất định.
- Điểm giống nhau: Đều là quá trình phân hóa dẫn đến sự hình thành các đặc điểm
thích nghi và đa dạng của sinh vật.
- Điểm khác nhau:
- Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự hình thành loài mới trong tự nhiên.
- Chọn lọc nhân tạo dẫn đến sự hình thành nòi và thứ vật nuôi, cây trồng mới
trong cùng loài
Lưu ý rằng quan niệm này chỉ đúng trong thời đại của Đacuyn. Khoa học chọn
giống hiện đại đã có thể tạo ra những loài mới chưa từng có trong điều kiện tự
nhiên và các dạng vật nuôi, cây trồng mới hình thành đã được phân loại học hiện
đại xếp vào những loài, thậm chí chi khác nhau.
Ví dụ: Cải củ Raphanus sativus - Cải bắp Brassica oleracea
17. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Tiến hóa nhỏ (tiến hóa vi mô) Tiến hóa lớn (tiến hóa vĩ mô)
- Tiến hóa nhỏ xảy ra trong phạm
vi tương đối hẹp, thời gian lịch sử
tương đối ngắn nên có thể nghiên
cứu bằng thực nghiệm.
- Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô
rộng lớn, qua thời gian lịch sử rất
dài, chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp
qua cổ sinh học, giải phẩu học so
sánh Gần đây cũng đã có nhiều
thực nghiệm nhằm kiểm chứng các

luận điểm của tiến hóa lớn
- Tiến hóa nhỏ là quá trình biến
đổi thành phần kiểu gen của quần
thể dẫn đến sự hình thành loài mới
Tiến hóa nhỏ bao gồm các quá
trình: phát sinh đột biến, phát tán
đột biến và tổ hợp các đột biến qua
giao phối, chọn lọc các đột biến có
lợi, cách li sinh sản giữa quần thể
đã biến đổi với quần thể gốc dẫn
đến hình thành loài mới
- Tiến hóa lớn là quá trình hình
thành các đơn vị phân loại trên loài
(chi, họ, bộ, lớp, ngành). Thuyết tiến
hóa lớn đã góp phần làm sáng tỏ
quan niệm của Đacuyn về quan hệ
và nguồn gốc chung của các loài.
- Tiến hóa nhỏ là vấn đề trung tâm
của thuyết tiến hóa hiện đại.
- Tiến hóa lớn không chỉ là hệ quả
của tiến hóa nhỏ, mà còn có những
quy luật riêng của nó như hiện tượng
đồng quy tính trạng.
18. Nội dung của thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính ?
"Sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không
liên quan với tác dụng của chon lọc tự nhiên."
- Đây là một nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử - loại đột biến trung
tính đã được di truyền học phân tử xác định.
- Bằng chứng trong tự nhiên: tính đa hình cân bằng của các nhóm máu ABO trong
quần thể người cũng là kết quả của quá trình củng cố những đột biến ngẫu nhiên,

trung tính.
- Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung
thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.
Nếu như thuyết tiến hóa tổng hợp giải thích thành công sự tiến hóa thích nghi ở
cấp độ cá thể, quần thể, loài thì thuyết tiến hóa của Kimura xem sự củng cố ngẫu
nhiên các đột biến trung tính là nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử.
19. Tại sao nói tiến hóa lớn vừa là hệ quả của tiến hóa nhỏ vừa có những quy
luật riêng của nó ?
- Tiến hóa nhỏ diễn ra bằng con đường phân li tính trạng, sự phân li tính trạng kéo
dài trên phạm vi loài tất yếu dẫn tới sự hình thành các đơn vị phân loại trên loài
như chi, họ, bộ, lớp, ngành. Do đó tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn diễn ra theo cùng
một cơ chế chọn lọc tự nhiên bằng con đường phân li tính trạng.
- Mặt khác, một số loài thuộc các đơn vị phân loại khác xa nhau nhưng sống trong
cùng một điều kiện giống nhau đã được chọn lọc tự nhiên diễn ra theo cùng một
hướng, tích lũy những đột biến thích nghi tương tự nhau nên hình thành một số đặc
điểm hình thái giống nhau. Đó chính là quá trình chọn lọc theo con đường đồng
quy tính trạng, là nét riêng của tiến hóa lớn.
Ví dụ: cá mập - ngư long - cá voi đều có hình dạng cá nhưng rất khác nhau về mức
độ tổ chức cơ thể vì cá mập là cá sụn, ngư long thuộc lớp Bò sát còn cá voi là thú
quay lại đời sống dưới nước; hoặc chuột túi và gấu túi có những đặc điểm thích
nghi tương tự nhau.
TUYỂN TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP TIẾN HÓA – PHẦN 3
21. Trình bày những diễn biến cơ bản của giai đoạn tiến hoá háo học trên trái đất?
- Tiến hoá hoá học là quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ
xảy ra theo phương thức hoá học. Thực chất là quá trình phức tạp dần các hợp chất
của cácbon tạo nên cơ sở vật chất chủ yếu cho sự hình thành mầm sống đầu tiên.
- Quả trình tiến hoá hoá học có thể chia thành 3 giai đoạn chính:
+ Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản
Trong khí quyển nguyên thuỷ cách đây 4,5 tỉ năm có các chất: CO
2

,NH
3
,hơi nước,
CH
4
, C
2
N
2
( chưa có O
2
và N
2
)
Dưói tác dụng của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên ( bức xạ nhiệt mặt trời, tia tử
ngoại, sự phngs điện trng khí quyển, hoạt động của núi lửa, sự phân rã của các
nguyên tố phóng xạ )
Từ các hợp chất vô cơ YCác hợp chất hữu cơ đơn giản gồm C và H → Hợp chất
chứa 3 nguyên tố C, H và O ( saccharide và lipid ) → Các hợp chất có 4 nguyên tố
C, H, O và N ( Aminoaxit và nucleotide )
+ Sự hình thành các đại phân tử:
Aminoaxit → Protein đơn giản → Protein phức tạp;
Nucleotide → axit nucleic
+ Sự hình thành các phân tử tự tái bản:
Đầu tiên là sự xuất hiện những phân tử ARN vừa có khả năng mang thông tin di
truyền vừa có khả năng tự xúc tác tái bản Sau đó là sự xuất hiện ADN mạch kép có
nhiều đầy đủ ưu thế của vất chất di truyền được chọn lọc tự nhiên bảo tồn và tích
luỹ.
Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp càng nặng → theo mưa rơi xuống biển → đại
dương nguyên thuỷ chứa đầy các loại chất hữu cơ hoà tan

22. Vì sao nói quá trình tiến hoá học là quá trình phức tạp dần các hợp chất cùa
cácbon?
- Tiến hoá hoá học là quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ .
Mà các hợp chất hữu cơ chính là các hợp chất của cácbon. Các hợp chất hữu cơ
xuất hiện sau phức tạp hơn các hợp chất hữu cơ xuất hiên trước về thành phần
nguyên tố, cấu trúc phân tử, kích tước, khối lượng phân tử ngày càng thể hiện rõ
sự đa dạng và đặc thù. Do vậy thực chất là quá trình phức tạp dần các hợp chất của
cacbon
Trong khí quyển nguyên thuỷ cách đây 4,5 tỉ năm có các chất: Dưới tác dụng của
nhiều nguồn năng lượng tự nhiên ( bức xạ nhiệt mặt trời, tia tử ngoại, sự phóng
điện trong khí quyển, hoạt động của núi lửa, sự phân rã của các nguyên tố phóng
xạ )
Từ các hợp chất vô cơ CO
2
,NH
3
,hơi nước, CH
4
, C
2
N
2
→ Các hợp chất hữu cơ
đơn giản gồm C và H → Hợp chất chứa 3 nguyên tố C, H và O ( saccharide và
lipid ) → Các hợp chất có 4 nguyên tố C, H, O và N ( Aminoaxit và nucleotide );
Aminoaxit → Protein đơn giản → Protein phức tạp;
Nucleotide → axit nucleic
23. Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học có những đặc điểm gì?{xtypo_warning}
- Sự tạo thành các giọt coaserva:
+ Các chất hữu cơ hoà tan trong nước tạo ra những dung dịch keo

+ Các giọt keo khác nhau có thẻ đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ: giọt
coaserva
+ Các coaserva hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch → lớn dần lên bién
đổi cấu trúc nội tại → phân chia thành những giọt mới
+ Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc và thể thức phát triển của
coaserva ngày càng hoàn thiện.
Coaservacó những dấu hiệu sơ khai của các đặc tính trao đổi chất, sinh trưởng,
sinh sản
- Sự hình thành lớp màng
+ Lớp màng ngăn cách với môi trường, có bản chất là protein và lipid sắp xếp
theo một trật tự xác định
+ Coaserva thực hiện sự trao đổi chất với môi trương thông qua lớp màng
- Hình thành tế bào nguyên thuỷ
Qua quá trình chọn lọc tự nhiên các giọt coaserva ngày càng có thêm những đặc
tính mới trong các hoạt động trao đổi chất, sinh trưởng sinh sản và di truyền dựa
trên cơ sở của sự xuất hiện khả năng tự sao chép của polinucleotid và thiết lập mối
quan hệ ADN → ARN → Protein. Tế bào sơ khai đầu tiên xuất hiện có khả năng
phân chia và duy trì phành phần hoá học thchs hợp của mình được chọn lọc tự
nhiên bảo tồn, nhân rộng.
{xtypo_warning} 24.Trình bày thí nghiệm của Milơ về sự hình thành các hợp chất
hữu cơ?
Năm 1953 Xtanlây Milơ đã làm thí nghiệm ttổng hợp chất hưu cơ từ chất vô cơ:
+ Một bình cầu 5lít chứa hỗn hợp: hơi nước, CH
4
, H
2
, CO
2
, NH
3

+ Sử dựng nguồn năng lượng là tia lửa điện
+ Các sản phẩm tạo thành : Các hợp chất hữu cơ, trong đó có 4 loại axit amin
25. Ngày nay sự sống có tiếp tục được hình thành theo phương thức hoá học và
tiện sinh học nữa hay không? Vì sao?
Không. Vì:
- Thiếu các điều kiện về vật chất và nguồn năng lượng như khí quyển nguyên thuỷ
- Lượng chất hữu cơ tích tụ không đủ về lượng cần thiết và về thời gian tồn tại ( do
sự có mặt của các sinh vật dị dưỡng trong môi trường) để hình thành các hệ tương
tác
- Do lợi thế cạnh tranh của các dạng sống hiện nay vì là sản phẩm của quá trình
chọn lọc tự nhiên qua thời gian lịch sử rất dài. Sự hình thành mần sồng từ vật
không sống là không thể xảy ra.
26. Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học?
- CLTN tác động ở cấp độ phân tử: các đại phân tử có vai trò quyết định sự sống
như prôtêin và axit nuclêic qua CLTN có cấu trúc ngày càng ổn định, chức năng
ngày càng chuyên hoá.
- Trong môi trường nước, các hệ tương tác giữa các đại phân tử cững chịu tác động
của CLTN, dần hình thành lớp mang lipoprotein bao bọc, tăng tính ổn định của tổ
chức hệ và thực hiện sự trao đổi chất chọn lọc với môi trường.
- Tác động của CLTN lên tế bào sống nguyên thuỷ một mặt làm xuất hiện ADN
thay thế ARN, mặt khác làm hoàn thiện cơ chế tác đoọng của prôtein enzim trong
chuyển hoá vật chất và năng lượng. hoàn thiện các cơ chế di truyền phân tử làm
cho mối liên quan về cấu trúc và chức năng của các đại ohân tử trong tế bào ngày
càng chặt chẽ.
- Khi đã hình thành nên tế bào nguyên thuỷ thì CLTN không còn tác động lên từng
phân tử hữu cơ riêng rẽ mà tác động lên cả tập hợp các phân tử như một thể thống
nhất. Tế bào sơ khai nào có tập hợp phân tửgiúp chúng có khả năng trao đổi chất
và năng lượng vói môi trường, có khả năng phân chia, và duy trì thành phần hoá
học của mình sẽ ttồn tại và phát triển.
27. Hoá thạch là gì? Vì sao hoá thạch là bằng chứng tiến hoá?

- Hoá thạch là di tích của các sinh vật sống trong các thời đại địa chất được lưu giữ
trong các lớp đất đá.
- Hoá thạch là bằng chứng tiến hoá vì:
+ Căn cứ vào hoá thạch có thể suy ra lịch sử phát triển và diệt vong của các
loài sinh vật.
Từ đó có thể dựng lại lịch sử phát triển và tiến hoá của sinh giới.
+ Hoá thạch còn là dẫn liệu quí để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.
+ Là bằng chứng cho thuyết tiến hoá bằng chọn lọc tự nhiên.
+ Là bằng chứng cho thấy lịch sử phát triển sinh vật gắn liền với lịch sử phát
triển của vỏ trái đất.
28. Căn cứ xác định tuổi của hoá thạch?
- Căn cứ vào thời gian lắng đọng của các lớp địa tầng phủ lên nhau theo thứ tự từ
nông đến sâu. Lớp càng sâu có độ tuổi càng nhiều và ngược lại.
- Để xác định tuổi tuyệt đối thường dùng phương pháp đồng vị phóng xạ, căn cứ
vào thời gian bàn rã của một chất phóng xạ nào đó trong hoá thạch. Tốc độ phân rã
của các nguyên tố phóng xạ không đổi và không phụ thuôcc vào điều kiện môi
trường.
+ C
14
có thơi gian bán rã 5730 năm, dùng đẻ xác định tuổi hoá thạch dưới 75.000
năm
+ U238 Có thời gian bán rã 4,5 tỉ năm, dùng để xác định tuổi hoá thạch cổ xưa hơn
29. Nêu các sinh vật điển hình của các đại và các kỉ?
- Đại thái cổ
Vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh đã xuất hiện và phát triển ở dưới nước
Vi khuẩn đã xuất hiện trên cạn
- Đại nguyên sinh
Ở đại nguyên cổ đã xuất hiện các nhóm ngành tảo như tảo lục, tảo vàng, tảo cỏ
và có hầu hết các ngành động vật không xương sống
Ở cuối đại xuất hiện đại diện cổ nhất của chân khớp.

- Đại cổ sinh
Có sự biến đổi trong đời sống của sinh vật, đó là sự di chuyển từ đời sống dưới
nước lên cạn. Xuất hiến hầu hết các đại diện của sinh vật. Động vật chỉ còn thiếu
động vật có vú, thực vật thiếu ngành hạt kín.
+ Kỷ Cambri: Cách đây 570 triệu năm. Động vật không xương sống đã khá
phân hoá. Tôm ba lá (Trilobotes) là nhóm chân khớp cổ nhất, chỉ tồn tại ở đại
cổ sinh. Chúng chiếm tới 60% động vật ở kỷ Cambi.
+ Kỷ Xi lua: Xuất hiện thực vật ở cạn đầu tiên là Quyết trần. Động vật không
xương sống trên cạn đầu tiên là lớp Nhện. Tôm Ba lá vẫn phát triển, xuất hiện
giáp xác không hàm
+ Kỷ Đề vôn: -Thực vật lên cạn hàng loạt. Xuất hiện quyết thực vật đầu tiên,
có rễ, thân có mạch dẫn, biểu bì có khí khổng. Quyết trần chỉ tồn tại 20 - 30
triệu năm.
- Mộc tặc, Thạch tùng, Dương xỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ Đề von.
-Cá giáp có hàm chiếm ưu thế.
-Cuối thế kỷ Đề von côn trùng xuất hiện.
+ Kỷ than đá: Đầu kỷ quyết thực vật phát triển mạnh. Cuối kỷ, xuất hiện
dương xỉ có hạt.
Về động vật, cá sụn phát triển, xuất hiện côn trùng biết bay.
+ Kỷ Pecmơ: Cách đây 270 triệu năm.
-Dương xỉ bị tiêu diệt dần và được thay thế bằng cây hạt trần, thụ tinh không lệ
thuộc vào nước
-Bò sát phát triển mạnh, cuối kỷ pecmơ xuất hiện bò sát răng thú là động vật ăn
thịt (đây là dạng tổ tiên gần với thú sau này).
Sự kiện quan trọng nhất của cổ đại sinh là sự chinh phục đất liền của động vật
và thực vật, đã được vi khuẩn, tảo xanh và địa y chuẩn bị trước. Điều kiện sống
phức tạp hơn dưới nước nên chọn lọc tự nhiên đã làm cho sinh vật cạn phức
tạp hơn về tổ chức, hoàn thiện hơn về phương thức sinh sản.
- Đại trung sinh
+ Kỷ Tam điệp: - Cây hạt trần phát triển mạnh.

- Cá xương phát triển ưu thế.
- Bò sát cũng phát triển mạnh và rất đa dạng.
- Xuất hiện những động vật có vú đầu tiên, có thể là những thú đẻ trứng
+ Kỷ Giura: -Thực vật hạt trần phát triển ưu thế, dương xỉ có hạt bắt đầu bị
diệt vong.
-Trên cạn và dưới nước có thằn lằn khủng khiếp, thằn lằn sống, thằn lằn khổng
lồ Trên không có các loại thằn lằn biết bay.
-Trong kỷ này xuất hiện những tổ tiên của lớp chim.
+ Kỷ Phấn trắng : - Xuất hiện cây hạt kín. Giữa kỷ xuất hiện cây một lá mầm
và hai lá mầm.
- Bò sát tiếp tục thống trị, xuất hiện thằn lằn leo trèo Đại trung sinh là thời
đại của bò sát. Chúng đã phát triển ưu thế tuyệt đối và bắt đầu bị tiêu diệt cũng
ở đại này.
Sự diệt vong nhanh chóng của phần lớn bò sát đã tạo điều kiện cho động vật
máu nóng phát triển.
- Đại tân sinh
+ Kỷ Thứ ba
- Từ đầu kỷ, thực vật đã phát triển gần như ngày nay.
- Xuất hiện hầu hết các họ chim hiện đại, đặc biệt có một số loài chim khổng
lồ.
- Thực vật hạt kín, côn trùng phát triển. Cuối kỷ thứ 3 đã có đủ các đại diện
của tất cả các họ động vật và thực vật như ngày nay.
+ Kỷ Thứ tư
- Sự xuất hiện loài người.
- Động vật và thực vật rất phong phú và đa dạng.
30.Nêu những điểm giống nhau giữa người và động vật? Từ đó có thể rút ra những
kết luận gì?
- Bộ xương gồm những phần tương tự như cxương của động vật có xương sống
- Các cư quan nội tạng sắp xếp giống nhau.
- Người đặc biệt giống thú: có lông mao, tuyến sữa, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

- Bộ răng phân hoá thành rawng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Trên cơ thể người có những cơ quan thoái hoá ( di tích của các cơ quan xưa phát
triển ở động vật có xương sống ): ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt, mấu lồi ỏ
mép vành tai phía trên
- Sự phát triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử phát triển của động
vật:
+ Giai đoạn đầu phôi giống cá: có khe mang, não có năm phần
+ Sau có nhiều điểm giống thú: lông mao bao phủ toàn thân, ngón cái đối diện với
các ngón khác, có vài đôi tuyến vú, có đuôi dài
- Người có hiện tượng lại tổ: có đuôi, có lông rậm khắp thân, có vài ba đôi tuyến

Kết luận: Những điểm giống nhau trên đây ming chứng cho nguồn gốc động vật
của loài người.
TUYỂN TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP TIẾN HÓA – PHẦN 4
31.Trình bày những điểm giồng và khác nhau giữa người và vượn người? Qua dó
rút ra kết luận gì?
- Sự giống nhau: ( Giống người hơn cả là tinh tinh, đười ươi và gorrilla )
+ Về hình dạn kích thước: cao 1,5 - 2,0 m, nặng 70 - 200 kg, không có đuôi,
đứng trên hai chân sau
+ Nhóm máu: 4 nhóm máu
+ Kích thước, hình dang tinh trùng, cấu tạo nhau thai giống nhau.
+ Chu kì kinh nguyệt 28 - 30 ngày.
+ Thời gian mang thai: 270 - 275 ngày, cho con bú khoảng 1 năm mới ngừng
tiết sữa
+ Bộ não khá to, có nhiêue khúc cuộn và nếp nhăn
+ Biết biểu lộ vui buồn giận giữ, biết cầm nắm các công cụ
- Sự khác nhau:
Điếm khác nhau Người - Vượn người

Đặc

điểm
Người Vượn người
Bộ
xương
+ Cột sống cong hình chữ S
+Lồng ngực hẹp trước sau
+ Tay ngắn hơn chân, gót
chân kéo dài ra sau
+ Tay hoàn toàn giải phóng
khỏi chức năng di chuyển,
ngón cái to khoẻ, linh hoạt
+ Cột sống cong hình chữ C
+Lồng ngực hẹp ngang
+ Tay dài hơn chân, gót chân
không kéo dài ra sau
+ Tay phải ttì xuống đất khi di
chuyển, ngón cái nhỏ
Bộ
não
+ Não lớn có nhiều khúc cuộn
và nếp nhăn
+ Hộp sọ lớn hơn mặt
+ Thuỳ trán rộng, không còn
gờ trên hốc mắt
+Răng bớt thô, xương hàm
bớt to, quai hàm bé
+ Có lồi cằm
+ Não có vùng cử đông nói,
vùng hiếu tiếng nói, có khả
năng tư duy trừu tượng

+ Não nhỏ và ít nếp nhăn
+ Mặt dài và lớn hơn hộp sọ
+ Thuỳ trán kém phát triển, có
gờ trên hóc mắt
+Răng thô, xương hàm to,
quai hàm lớn
+ không có lồi cằm
+ không có
Bộ
NST
2n = 46 2n = 48
Kết luận:
- Những điểm giống nhau chứng tỏ người và vượn người có quạn hệ họ hàng gần
gũi
- Những điểm khác nhau chứng tỏ vượn người không phải là tổ tiên trực tiếp của
loài người mà người và vượn người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung và
tiến hoá theo hai hướng khác nhau.
32. Nêu những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người
- Vượn người hoá thạch Ôxtralôpitec
+ Sống ở kỉ thứ ba, cách đây 2 - 8 triệu năm
+ Đi bằng hai chân, mình hơi khom về phía trước.
+ Cao 120cm - 140cm, nặng 20 - 40kg, hộp sọ 450 - 750 cm3.
+ Biết sử dụng cành cây, hòn đá để tự vệ và tấn công.
- Người cổ Homo habilis ( người khéo léo ):
+ Sống cách đây 1,6 - 2 triệu năm.
+ Dáng đi thẳng đứng
+ Cao 100cm - 150cm, nặng 25 - 50kg, hộp sọ 600 - 800 cm3.
+Sống thành bầy đàn, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá
- Người cổ Homo erectus ( người đứng thẳng ):
+ Sống cách đây 35000 năm - 1,6 triệu năm.

+ Dáng đi thẳng đứng
+ Cao 170cm, nặng 25 - 50kg, hộp sọ 900 - 950 cm3.
+Sống thành bầy đàn, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá tinh vi hơn.
- Người Nêanđectan:
+ Sống cách đây 30.000 - 150.000 năm
+ Cao 155 - 166cm, hộp sọ 1400 cm3.
+ Xương hàm nhỏ, có lồi cằm
+Sống thành bầy đàn trong hang động, biết dùng lửa thông thạo, sống săn bắt hái
lượm, chế tác các cộng cụ bằng đá tinh xảo, bước đầu có đời ssống văn hoá.
- Người hiện đại Homo sapiens:
+ Sống cách đây 35.000 - 50.000 năm
+ Cao 189cm, nặng 70kg, hộp sọ 1700 cm3.
+ Xương hàm nhỏ, có lồi cằm rõ.
+ Biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xao bằng xương, sừng, Sống thành bộ
lạc, có nền văn hoa phức tạp, có mầm mống mỹ thuật và tôn giáo.
33.Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội đóng vai trò như thế nào trong quá trình phát
sinh loài người? Vì sao nói nhân tố xã hội đóng vai trò quyết định?
a. Nhân tố sinh học:
- Đột biến:
+ Đột biến NST: Đột biến chuyển đoạn NST làm hoà nhập hai NST tâm mút ở tinh
tinh thành 1 NST ở người được xem là bước tiến hoá quan trọng hình thành bộ
NST 2n = 46 ở người
+ Bộ NST người còn sai khác bộ NST ở tinh tinh do 9 NST đảo đoạn qua tâm
+ Đột biến gen: bộ gen người khác bộ gen tinh tinh khoảng 1,6 - 2 % cặp nuclêotit
- Chọn lọc tự nhiên:
Tổ tiên loài người là loài vượn người sống chủ yếu trên cây. Do điều kiện tự nhiên
thay đổi, rừng thu hẹp, chúng phải chuyển xuoóng mặt đất sinh sống. Chọn lọc tự
nhiên đã bảo tồn và tích luỹ những đặc điểm thích nghi mới: đi băng hai chân, hai
tay đần được giải phóng Y dẽ dàng săn bắn hái lượm, chăm sóc con, quan sát phát
hiện kẻ thù từ xa

b. Nhân tố xã hội
- Lao động:
+ Chế tác và sử dụng công cụ lao động
+ Chăn nuôi và trồng trọt
- Tiếng nói và chữ viết, trên cơ sở của lao động và sự phát triển của tiếng nói và
chữ viết đã hình thành ý thức và tư duy trừu tượng. Ngược lại, chính tiếng nói và ý
thức đã giúp lao động ngày càng phát triển. Đó là những nhân tố xã hội đóng vai
trò chủ đạo trong việc hình thành con ngưỡi xã hội.

×