Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận chuyên viên chuyên viên chính Giải pháp nâng cao chất lượng giống cá tra tại An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.86 KB, 13 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TIỂU LUẬN
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, TÁI ĐỊNH CƯ CHO
CÁC HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI
PHỤC VỤ DỰ ÁN XÂY DỰNG CẦU
Họ và tên :
Đơn vị công tác :
Lớp :
MỞ ĐẦU
Nghề nuôi cá tra vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có từ những năm 50 của thế kỹ
trước, với quy mô nhỏ theo hình thức nuôi ao hầm, mương vườn,… với nguồn thức ăn sẵn có
và nhằm mục đích là cung cấp thực phẩm tại chỗ, với nguồn giống thả nuôi bắt từ tự nhiên.
Cuối thập niên 90, nuôi cá tra đã tìm được đầu ra xuất khẩu, khi giới thiệu ra thị trường quốc
tế và được sự chấp nhận rộng rãi từ người tiêu dùng nên đã có những bước phát triển mạnh
mẽ và nhảy vọt. Đặc biệt việc chủ động sản xuất giống cá tra nhân tạo, đáp ứng đủ cho nhu
cầu nuôi đã tạo ra khả năng sản xuất hàng hoá tập trung phục vụ kịp thời cho xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa. Sản lượng cá thịt đã tăng đột biến từ 415.000 tấn năm 2005 lên 1.200.000
tấn trong 2 năm 2008 và 2009, vượt chỉ tiêu nhà nước đề ra cho năm 2010. Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu cá tra (cá da trơn) lớn nhất trong khu vực với hàng trăm nước và vùng
lãnh thổ. Bằng chứng là trung bình mỗi năm Việt Nam đang cung cấp hơn 95% nguồn cá tra
thương phẩm cho thị trường thế giới, tương đương với sản lượng 1,5 triệu tấn/năm, có chất
lượng dinh dưỡng cao, giá rẻ. Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu
cá tra với giá trị lên tới trên 1,1 tỷ USD (nguồn tin từ Vasep).
Tuy nhiên, từ những năm 2007- 2008 đến nay, mặc dù đạt sản lượng lớn, nhưng nuôi
cá tra phát triển quá ‘‘nóng’’, đã và đang đối mặt với những vấn đề khó khăn cần giải quyết
như người nuôi tự phát không theo quy hoạch, thiếu con giống chất lượng, chất lượng nguyên
liệu cá tra không đồng nhất, không ổn định, bất cập trong quản lý, chăm sóc cá nuôi, môi
trường đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Bước vào năm 2010, tình hình nuôi cá tra tiếp tục gặp
phải những biến động bất lợi lớn, trở ngại cho phát triển nuôi cá tra, như giá thức ăn và
nguyên vật liệu, thuốc, hoá chất, năng lượng tăng cao, trong khi giá thu mua nguyên liệu cá


tra tăng không đáng kể, không bù đắp được chi phí đầu vào. Đặc biệt, nhất là sự kiện đưa cá
tra Việt Nam vào “danh sách đỏ” (sản phẩm không nên sử dụng trong cuốn Cẩm nang hướng
dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010 – 2011) của Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) tại một
số nước Châu Âu như Đức, Áo, Thụy Sĩ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch. Điều này, sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nghề nuôi cá tra Việt Nam, nhất là sự hoang mang của ngư dân nuôi cá.
Trước tình hình đó, đòi hỏi Nhà nước phải có những quyết sách phù hợp để hỗ trợ người nuôi
cá và nhằm hướng tới sự phát triển nghề nuôi cá tra bền vững.
Trong giai đoạn hội nhập, xuất khẩu thủy sản nói riêng và sản phẩm nông nghiệp nói
chung luôn đối mặt trước những áp lực mới từ phía các nước nhập khẩu, các nhà bán lẻ, người
tiêu dùng và những luật định đặt ra các yêu cầu mới cho phía các nhà trồng trọt và nuôi trồng
thủy sản; đó là những yêu cầu về việc sử dụng những công nghệ sản xuất đảm bảo chất lượng
sản phẩm đồng thời có thể làm giảm những tác động của việc canh tác lên môi trường đất và
nước, giảm thiểu việc sử dụng hóa chất, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
đồng thời bảo vệ được sức khỏe của người lao động và vật nuôi. Phát triển nghề nuôi và chế
biến thuỷ sản theo hướng bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Trong
đó, vấn đề chất lượng sản phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn được đặc biệt quan tâm và trở thành
mục tiêu chính của ngành và chất lượng con giống (mắc xích đầu tiên của chuỗi sản xuất)
cho vùng nguyên liệu là điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, nghề nuôi
cá tra vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn và đáng quan tâm nhất là hiện tượng
suy giảm chất lượng con giống cá tra. Vần đề này cần phải được quan tâm và giải quyết.
Vì vậy, chúng tôi xây dựng dự án “Giải pháp nâng cao chất lượng giống cá tra tại An
Giang” là rất cần thiết.
I. Mô tả tình huống :
Trong những năm 1998 - 2000, tỷ lệ ương cá tra từ bột lên giống đã đạt từ 30 – 70%,
lẽ ra với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và những kinh nghiệm được tích luỹ qua nhiều
năm trong quá trình ương cá thì tỷ lệ sống phải đạt cao hơn. Nhưng thực tế hiện nay chỉ có
một số ít hộ ương cá đạt tỷ lệ sống từ 10 – 25%, số còn lại đạt tỷ lệ sống rất thấp, có nhiều
trường hợp mất trắng hoặc chỉ còn 3-5%. Đó là chưa kể trong quá trình ương người dân phải
sử dụng nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh hơn, dẫn đến tình trạng kháng thuốc gây khó
khăn trong việc phòng trị bệnh ở giai đoạn nuôi cá thịt.

Mặc khác, hiện tượng suy giảm chất lượng con giống còn gặp ở giai đoạn nuôi thịt
như sức tăng trưởng của cá trong nuôi thâm canh và khả năng chống chịu với dịch bệnh ngày
một kém đi. Nhiều lô cá giống có hiện tượng bị mất sắc tố da, một số ao nuôi có xuất hiện
một số cá không có vây lưng, thành thục sớm (ở giai đoạn 7-8 tháng tuổi với kích cỡ từ 700-
800g/con cá tra đã thành thục, trong khi ngoài tự nhiên ở độ tuổi từ 3 - 4 tuổi, kích cỡ trung
bình 3 - 4 kg/con cá mới thành thục). Ngoài ra, hiện tượng suy giảm chất lượng con giống còn
nhận thấy được trong quá trình nhập giống, tỉ lệ hao hụt của cá giống ngày càng tăng từ 10 –
30 %, cá biệt có trường hợp lên đến 50%. Tỉ lệ hao hụt trong quá trình nuôi thương phẩm
trong những năm gần đây cũng tăng cao, trước năm 2000 từ 5 – 10%, hiện nay cao hơn từ 10
– 30%.
Hiện tượng này đang có chiều hướng gia tăng trong quá trình sinh sản cá tra nhân tạo
trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do bị thoái hoá giống.
II. Mục tiêu xử lý:
Qua tình huống trên, nhận thấy mục tiêu trọng tâm nhất để xử lý tình huống là:
- Ban hành văn bản pháp luật cho phù hợp với thực tế.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở sản xuất
giống và việc lưu thông con giống trong tỉnh.
- Hỗ trợ đầu tư, cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống nguồn cá bố mẹ có đặc điểm di truyền
tốt (không đồng huyết, cận huyết, khả năng sinh sản tốt) để sản xuất con giống chất lượng cao
nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống đảm bảo khả năng cung cấp đủ về số lượng và chất
lượng con giống phục vụ nhu cầu nuôi và tiêu thụ cá tra hiện nay cũng như trong thời gian tới;
bên cạnh đó giúp người nuôi hạ giá thành sản xuất, tăng thu nhập và góp phần giúp thủy sản
An Giang phát triển bền vững.
- Tăng cường tập huấn cho các cơ sở việc tuyển chọn đàn cá bố mẹ và qui trình sản xuất giống
theo tiêu chuẩn chất lượng.
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả :
1. Nguyên nhân :
Qua tìm hiểu thực tế cùng với việc nguyên cứu các chủ trương, chính sách của nhà nước, nhận
thấy tình huống trên xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật ban hành chưa phù hợp với nhu cầu thực tế có những văn bản

còn bất cập, có những văn bản khi triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn và thậm chí không
thực hiện được.
- Đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với việc tạo ra con
giống chất lượng. Việc quản lý, kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất giống, lưu thông con giống
cá tra còn khá lõng lẽo và xử lý không nghiêm minh khi có vi phạm. Do đó, người dân vẫn
đang vô tư mang cá giống từ nơi này sang nơi khác mà không cần phải qua khâu kiểm định,
kiểm dịch.
- Cơ sở sản xuất cá tra giống chưa thực hiện tốt việc tuyển chọn và quản lý đàn cá bố mẹ đúng
tiêu chuẩn quy định, sinh sản không đúng thời vụ, không đúng qui trình, lạm dụng kháng sinh
trong điều trị bệnh, việc kiểm dịch con giống lưu thông chưa được chặt chẽ, chưa thực hiện
việc bắt buộc các cơ sở giống công bố chất lượng. Hầu hết các trại giống đều chạy theo lợi
nhuận trước mắt mà không tính đến sức khỏe đàn cá về lâu dài. Nhiều cơ sở sử dụng đàn cá
nuôi thương phẩm, trọng lượng cá bố mẹ chưa thành thục (trọng lượng nhỏ hơn 3kg/con) đã
cho khai thác sinh sản nhân tạo. Kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu và không đúng qui định, việc
cho đẻ sớm bằng cách kích thích và cho đẻ nhiều lần trong năm đã làm chất lượng cá giống
ngày càng kém. Các trại giống thường lấy cá bố mẹ cùng đàn nên đã xảy ra hiện tượng đồng
huyết, cận huyết làm giảm chất lượng con giống.
2. Hậu quả:
Từ những nguyên nhân trên, tất yếu có thể dẫn đến các hậu quả sau đây:
Ảnh hưởng về mặt kinh tế:
Sự suy giảm chất lượng cá tra giống dẫn đến tỷ lệ hao hụt khi ương từ cá bột lên cá hương,
hiện nay tỷ lệ hao hụt này tới trên 80%. Từ cá hương lên cá giống, tỷ lệ hao hụt tới 40-50%.
Do tỷ lệ hao hụt quá lớn, nên hàng năm, để đảm bảo đủ lượng cá giống cho nhu cầu, thì phải
cần tới một lượng cá bột rất lớn khoảng gần 5 – 6 chục tỷ con. Và để có được lượng cá bột
này, phải cần tới vài trăm tấn cá bố mẹ. Trong khi đó, nếu tỷ lệ cá bột, cá hương bị hao hụt
không quá cao như vậy, mỗi năm, toàn tỉnh chỉ cần khoảng 20 tấn cá bố mẹ. Đây quả là sự
lãng phí rất lớn, vừa tốn tiền vừa tốn sức của người dân gây thiệt hại về rất lớn về kinh tế.
Chất lượng giống cá tra thấp ảnh hưởng lớn đến năng suất và thời vụ nuôi cá tra hiện nay. Nếu
chất lượng giống khá tốt, người nuôi cá tra chỉ cần 5-6 tháng là đã có cá đạt kích cỡ đúng tiêu
chuẩn xuất khẩu (khoảng 1-1,1 kg/con). Còn hiện nay, chất lượng cá giống kém, nên để đạt

được kích cỡ cá trên, người nuôi phải mất thời gian từ 7-8 tháng. Đây chính là nguyên nhân
quan trọng làm tăng chi phí sản xuất cá tra dẫn đến người nuôi có lợi nhuận thấp thậm chí
thua lỗ. Bên cạnh đó, chất lượng giống cá tra không đảm bảo dẫn đến cá thương phẩm cũng
không đạt yêu cầu dần dần sẽ mất thị trường xuất khẩu hoặc chỉ xuất khẩu ở các thị trường
cấp thấp làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm dần ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước.
Ảnh hưởng về an ninh chính trị:
Việc ban hành văn bản không thực hiện được và sự quản lý của một số cán bộ còn lõng lẽo và
không nghiêm minh đã gây ra sự giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Ảnh hưởng đến môi trường:
Việc sản xuất ra con giống kém chất lượng, người ương nuôi sẽ sử dụng nhiều thuốc, hoá
chất, kháng sinh để phòng trị bệnh và thải nước thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm môi trường
và sức khỏe cộng đồng xung quanh.
IV. Phương án giải quyết:
Từ việc phân tích nguyên nhân và kết quả của tình huống trên, cần thực hiện một số giải pháp
như sau:
1. Các Phương án giải quyết:
a. Phương án 1: Ban hành văn bản pháp luật cho phù hợp thực tế; Tăng cường công tác quản
lý, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở sản xuất giống và việc lưu thông con
giống trong tỉnh; Đầu tư đàn cá tra hậu bị bố mẹ có chất lượng cao (đảm bảo không cận huyết
đồng huyết, khả năng sinh sản tốt) (trọng lượng 1kg) cho cơ sở sản xuất giống do nhà nước
quản lý đó là Trung tâm Giống thủy sản của tỉnh để nuôi đến khi cá thành thục (trọng lượng
3,5 – 4kg) để khai thác và Trung tâm Giống thủy sản là đầu mối sản xuất và cung cấp giống
cho ngư dân trong tỉnh.
Ưu điểm:
Phương án này, sẽ đảm bảo được số lượng và qui trình nuôi đến khi cá thành thục và
sẽ cung cấp cho thị trường trong tỉnh giống cá tra chất lượng đạt yêu cầu; có hệ thống văn bản
pháp luật hoàn chỉnh; quản lý công tác chất lượng được chặt chẻ hơn.
Khuyết điểm:
Trung tâm không đủ nguồn nhân lực và diện tích để tổ chức sản xuất số lượng giống
quá lớn để cung cấp cho toàn tỉnh được, điều này sẽ gây áp lực rất lớn cho Trung tâm và

Trung tâm không thể thực hiện được. Bên cạnh đó, hiện nay chủ trương Đảng và nhà nước là
xã hội hóa, nhà nước và nhân dân cùng làm một số lĩnh vực để tránh gây áp lực cho nhà nước.
b. Phương án 2:
Ban hành văn bản pháp luật cho phù hợp thực tế; Tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra và xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở sản xuất giống và việc lưu thông con giống trong
tỉnh; Đầu tư cho cơ sở sản xuất giống đàn cá tra bố mẹ hậu bị có chất lượng (trọng lượng kg)
để cơ sở nuôi đến khi cá thành thục (trọng lượng 3,5 – 4kg) để khai thác; tập huấn cho cơ sở
kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng từ đó cơ sở sẽ cung cấp giống có chất lượng cho
thị trường.
Ưu điểm:
Phương án này khôi phục lại được đàn cá tra bố mẹ của cơ sở và cơ sở sẽ có đàn cá bố
mẹ chất lượng đạt yêu cầu kỹ thuật; kỹ thuật sản xuất của cơ sở cũng được nâng lên đạt tiêu
chuẩn chất lượng; có hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh; quản lý công tác chất lượng
được chặt chẻ hơn.
Khuyết điểm:
Cơ sở phải đầu tư vốn để nuôi đàn cá bố mẹ hậu bị này đến khi khai thác được phải
mất khoảng 2 năm. Nhưng trong thị trường cá tra hiện nay thì cơ sở không đủ tài chính để
nuôi đàn cá bố mẹ hậu bị này vì chi phí đầu tư nuôi đàn cá hậu bị đến khi khai thác được là rất
lớn, do đó có sở sẽ không chấp nhận.
c. Phương án 3:
Ban hành văn bản pháp luật cho phù hợp thực tế; Tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra và xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở sản xuất giống và việc lưu thông con giống trong
tỉnh; Đầu tư cho cơ sở sản xuất giống đàn cá tra bố mẹ hậu bị (1kg) có chất lượng và vốn để
nuôi đến khi thành thục khai thác được(3,5 – 4kg); tập huấn cho cơ sở kỹ thuật sản xuất theo
tiêu chuẩn chất lượng để cung cấp giống có chất lượng cho thị trường.
Ưu điểm:
Phương án này khôi phục lại được đàn cá tra bố mẹ của cơ sở đạt chất lượng yêu cầu
kỹ thuật; không cần đầu tư vốn để nuôi đàn cá này, điều này cơ sở rất phấn khởi và chấp nhận.
Bên cạnh đó thực hiện được chủ trương của Đảng và nhà nước là xã hội hóa sản xuất giống;
có hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh; quản lý công tác chất lượng được chặt chẻ hơn;

Khuyết điểm:
Phương án này sẽ không quản lý được số lượng cũng như kỹ thuật nuôi vỗ đàn cá này,
có khi họ đã nhận cá và vốn rồi, họ nuôi được thời gian rồi họ bán đàn cá này, như vậy sẽ thiệt
hại cho nhà nước rất lớn.
d. Phương án 4:
Ban hành văn bản pháp luật cho phù hợp thực tế; Tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra và xử lý nghiêm khắc đối với các cơ sở sản xuất giống và việc lưu thông con giống trong
tỉnh; Đầu tư đàn cá tra hậu bị bố mẹ có chất lượng (trọng lượng 1kg) và vốn cho cơ sở sản
xuất giống do nhà nước quản lý đó là Trung tâm Giống thủy sản của tỉnh, Trung tâm có nhiệm
vụ nuôi đàn cá này đến khi thành thục (trọng lượng khoảng 3,5 – 4kg), rồi sẽ phân bổ cho các
cơ sở sản xuất giống có uy tín trong tỉnh khai thác để cung cấp giống có chất lượng cho thị
trường, trong đó Trung tâm giữ lại 1 số lượng vừa phải để sản xuất; Tập huấn cho cơ sở kỹ
thuật sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng.
Ưu điểm:
Phương án này đảm bảo được số lượng và kỹ thuật của đàn cá được đầu tư, nâng cao
kỹ thuật sản xuất của cơ sở và từng bước hướng họ sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quốc
tế, điều này sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu của chương trình nâng cao chất lượng
con giống trong tỉnh giai đoạn 2007 – 2012; có hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh; quản
lý công tác chất lượng được chặt chẻ hơn.
Khuyết điểm:
Trung tâm không đủ diện tích để nuôi đàn cá này.
2. Chọn phương án thực hiện :
Qua phân tích 4 phương án trên, phương án nào cũng có ưu và khuyết điểm riêng. Tuy
nhiên, chúng tôi chọn phương án 3 để giải quyết tình huống vì phương án này rất có khả thi.
Nếu giải quyết theo phương án này sẽ có tính hiệu quả cao, thể hiện đúng chương trình nâng
cao chất lượng giống cá tra trong tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 nhằm nâng cao chất lượng con
giống cá tra và nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình ương và nuôi thâm canh góp phần đẩy
mạnh tăng thị trường xuất khẩu.
V. Tổ chức thực hiện phương án :
1. Thời gian triển khai thực hiện dự án 34 tháng từ tháng 01/2011- 11/2013.

2. Kinh phí thực hiện: ĐVT: Triệu đồng
Hạng mục
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
NSNN
Vốn dân
Ghi chú
Cá bố mẹ (con)
20.000.000
0,05
1.000
1.000
Thức ăn (kg)
(2% x 23.000 kg x 24 tháng x 30 ngày)
331.200
0,01
3.312
3.312
Nhà nước hỗ trợ cho vay: 2.600
Tổng cộng
4.312
1.000
3.312
3. Phương thức triển khai:
Sau khi đã có phương án xử lý tình huống trên thì giai đoạn cuối là phải tổ chức thực hiện
phương án, vì vậy cần phải giải quyết vấn đề này theo trình tự như sau :
Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn giao cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II
nghiên cứu tuyển chọn đàn cá hậu bị bố mẹ có chất lượng (đến trọng lượng 1kg) từ nguồn
kinh phí của Trung ương. Đến cá đạt trọng lượng 1kg thì giao cho Trung tâm Giống Thủy sản

nuôi đến cá thành thục (3,5 – 4kg) từ nguồn kinh phí của tỉnh.
Cơ quan chuyên môn là Sở Nông Nghiêp và phát triển nông thôn (cụ thể là Chi cục thủy sản
và Trung tâm giống thủy sản tỉnh) sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh để ban hành văn
bản pháp luật phù hợp với thực tế.
Sở Nông Nghiệp & PTNT giao cho Chi cục thủy sản và Trung tâm Giống Thủy sản chọn cơ
sở sản xuất giống tham gia dự án; tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý chất lượng và các cơ
sở sản xuất giống; phân bổ đàn cá tra bố mẹ theo năng lực sản xuất của từng cơ sở, còn lại lưu
giữ tại Trung tâm để tổ chức sản xuất.
Sở Nông Nghiệp & PTNT trình Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ cho cơ sở vay vốn
với lãi suất thấp để khai thác đàn cá này.
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ làm công tác quản lý chất lượng về nhận thức; trình độ chuyên
môn cũng như phẩm chất đạo đức.
Tổ chức tập huấn sản xuất giống cá tra theo tiêu chuẩn quốc tế cho các cơ sở sản xuất giống
cá tra trong tỉnh.
Xây dựng và tổ chức mạng lưới giám sát và kiểm dịch theo vùng để kiểm soát dịch bệnh và
kiểm soát chất lượng con giống thủy sản tập trung theo vùng, sản phẩm chất lượng cao.
Bên cạnh đó, Trung tâm Giống Thủy sản cũng thực hiện tuyển chọn đàn cá tra bố mẹ hậu bị
tốt ( có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh ) hàng năm từ nguồn kinh phí của tỉnh, để dần
dần bổ sung và thay đổi đàn cá bố mẹ của các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh.
Trung tâm Giống Thủy sản tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
nhằm đảm bảo mắc xích đầu tiên (cá bố mẹ, cá bột, cá giống) của đơn vị trong chuỗi liên kết
có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của khách hàng và những qui định về an toàn & chất
lượng sản phẩm. Đồng thời, Trung tâm sẽ mở rộng vệ tinh sản xuất giống cá tra chất lượng
nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống tốt cho người nuôi.
4. Tiến độ thực hiện:
TT
Nội dung thực hiện
Sản phẩm phải đạt
Thời gian thực hiện
Đơn vị thực hiện

1. Xây dựng thuyết minh dự án
Thuyết minh dự án được phê duyệt: Tháng 12/2010 Trung tâm Giống Thủy sản An Giang
2. Khảo sát chọn cơ sở sản giống cá tra tham gia dự án: 20 cơ sở sản xuất giống trong tỉnh
Tháng 01-03/2011 Trung tâm Giống Thủy sản An Giang
4. Mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng: 50 cán bộ
chuyên trách được đào tạo thành thạo về công tác quản lý chất lượng. Tháng 03-06/2011.
Trung tâm Giống Thủy sản An Giang
5. Tổ chức tập huấn cho các cơ sở sản xuất giống cá tra áp dụng tiêu chuẩn chất lượng:
- 20 chủ cơ sở và công nhân của các cơ sở sản xuất giống biết áp dụng qui trình sản xuất
giống theo tiêu chuẩn chất lượng
- Tháng 06-10/2011
- Trung tâm Giống Thủy sản An Giang
- Chi cục Thủy sản An Giang
6. Phân bổ đàn cá bố mẹ cho 20 cơ sở sản xuất giống và Trung tâm Giống Thủy sản An
Giang
- Mỗi cơ sở 1.000 con cá tra hậu bị trọng lượng bình quân 1 kg;
- Trung tâm Giống Thủy sản An Giang: 3.000 con
- Tháng 09 -11/2011
- Trung tâm Giống Thủy sản An Giang
- Chi cục Thủy sản An Giang
7. Hỗ trợ cho các cơ sở vay vốn để đầu tư đàn cá tra hậu bị đến khi khai thác sản xuất
Mỗi cơ sở hỗ trợ vay vốn lãi xuất thấp 100.000.000 đ/năm.
-Trung tâm Giống: 300.000.000 đ/năm
-Tháng 11/2011 -11/2013
- Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang
8. Tiến hành nuôi vỗ đàn cá tra hậu bị đến khi tham gia sản xuất
- Trong lượng bình quân 3-3,4kg
- Từ tháng 09/2011-11/2013
- Cơ sở sản xuất giống Thủy sản
- Trung tâm Giống Thủy sản An Giang

9. Viết báo cáo tổng kết dự án Trung tâm Giống Thủy sản An Giang
VI. Kết luận - Kiến nghị :
1. Kết luận :
An Giang là một tỉnh kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp do đó muốn phát
triển kinh tế phải phát triển sản xuất nông nhiệp theo chiều sâu (công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp). Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng nông nghiệp) sang công
nghiệp, dịch vụ, du lịch Phát triển thủy sản là một trong những hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đúng, ngành thủy sản đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với nông nghiệp.
Sản xuất ra con giống cá tra đạt chất lượng sẽ góp phần phát triển nghề nuôi cá tra
thương phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; nâng cao vai trò khoa học
công nghệ trong sản xuất và quản lý chất lượng giống trên cơ sở có sự quản lý của nhà nước.
Đồng thời giúp cho ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững và đáp
ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Kiến nghị :
Sau khi đã đầu tư cho cơ sở đàn cá bố mẹ chất lượng và họ có ý thức về sản xuất theo tiêu
chuẩn chất lượng thì bước tiếp theo là Sở Nông Nghiệp & PTNT trình Ủy ban nhân dân tỉnh
có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở này tổ chức xây dựng, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế để
có thể cung cấp cho các vùng nuôi thương phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm cá tra có
thể xâm nhập mạnh vào thị trường thế giới kể cả thị trường nhập khẩu khó tính.
VII. Tài liệu tham khảo:
- Chương trình nâng cao chất lượng giống cá tra tỉnh An Giang giai đoạn 2010 - 2015
- Dự án xã hội hóa sản xuất giống cá tra giai đoạn 2010 – 2020.
- Chương trình phát triển giống thủy sản An Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020.
- Dự án xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá tra theo tiêu chuẩn GAP.

×