Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận: Phân tích thị trường mục tiêu của công ty Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.51 KB, 26 trang )

Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, với nền kinh tế thị trường ngày càng năng động và sự
hội nhập với thế giới thì trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là
những công ty, tập đoàn nước ngoài có hàng chục năm kinh nghiệm với nền kinh tế thị
trường, nguồn vốn dồi dào, dàn nhân sự được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần
thiết. Để có thể cạnh tranh, không bị mất thị phần trên chính “sân nhà” của mình, các
doanh nghiệp Việt Nam cũng cần đươc trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu
cầu của kinh doanh ngày càng cao, và Marketing là một trong những kỹ năng quan
trọng nhất.
Từ chỗ sản xuất ra sản phẩm tốt nhât, rẻ nhất có thể được.Doanh nghiệp còn
phải khiến cho khách hàng tin dùng sản phẩm của mình hơn là mua của đối thủ cạnh
tranh.Và để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốt
hơn, họ cần truyền thông tốt hơn về sản phẩm của mình và họ cần xây dựng mối quan
hệ gắn bó lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng.
Một trong những công ty sữa hàng đầu Việt Nam và nằm trong Top 10 thương
hiệu mạnh Việt Nam. Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều
doanh nghiệp khác chỉ sản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường,
Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ
sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới.
“Vinamilk là thương hiệu của người Việt Nam, được xây dựng bởi bàn tay và
khối óc của người Việt Nam nên chúng tôi đủ sức để cạnh tranh lành mạnh với các
DN trong cộng đồng WTO, bởi chỉ có cạnh tranh mới đem lại sự phát triển”
( Bà Mai Kiều Liên-Tổng Giám đốc)
I. Giới thiệu chung:
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm
từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương
trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.
(VTC News) – Trong suốt năm 2010, trên hàng loạt các phương tiện thông tin
đại chúng thông tin liên tục về những thành công rực rỡ của Công ty Cổ Phần Sữa


Việt Nam (Vinamilk) : là đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanh
nghiệp Châu Á xuất sắc nhất năm 2010 do tạp chí Forbes Asia bình chọn. Được
Vietnam Report (VNR) xếp hạng top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam.Ngoài ra Vinamilk cũng được Nielsen Singapore xếp vào một trong 10 thương
hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất – mà nếu chỉ tính riêng ngành
nước giải khát thì Vinamilk đứng ở vị trí số 1.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được thành lập trên cơ sở quyết định
số 155/2003QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh
nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy
Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày 01/12/2003, Công ty là doanh
nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp. Vốn điều lệ đăng ký hiện nay của công
ty là 1.590 tỷ đồng, trong đó cổ đông Nhà nước chiếm 50,01% vốn cổ phần, cổ đông
nội bộ chiếm 13,10% và cổ đông bên ngoài chiếm 36,89%
Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM.
Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm
lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng
lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm
Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu
vực Trung Đông, Đông Nam Á Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay
Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy
mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng,
thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa.
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- Tên viết tắt: VINAMILK
- Logo:
- Trụ sở: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TPHCM
- Điện thoại: (08) 9300 358
- Fax: (08) 9305 206 – 9305 202 – 9305 204
- Web site: www.vinamilk.com.vn

- Email:
Vốn Điều lệ của Công ty Sữa Việt Nam hiện nay: 3.565.706.400.000VND
1. Sơ lược về công ty cổ phần sữa VINAMILK
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại
Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước
và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống,
kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản
phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc
ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng
hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới
như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”,
thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100
thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình
chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Cuối năm 2009, hệ thống phân phối của vinamilk đã lên đến 135.000 điểm, với 9 nhà máy và
1 tổng kho, trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, sản phẩm Vinamilk đã
được xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông,
Đông Nam Á….Tính đến hết ngày 31/12/2009, tổng tài sản của Vinamilk đạt 8.531 tỷ đồng;
vốn chủ sở hữu đạt 6.455,77 tỷ đồng - trong đó, lợi nhuận chưa phân phối là 892,644 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2011, doanh thu Vinamilk đạt hơn 1 tỷ đô la Mỹ (22.279 tỷ đồng)
tăng 37%, nộp ngân sách nhà nước 2.400 tỷ đồng tăng 38% so với năm 2010. Đặc biệt,
với kim ngạch xuất khẩu năm 2011 vượt kế hoạch, đạt trên 140 triệu đô la Mỹ, tăng
72% so với năm 2010 thì đây là năm Vinamilk đạt doanh số xuất khẩu cao nhất từ khi
thành lập công ty đến nay, tiếp tục lọt vào top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam.
Hiện sản phẩm Vinamilk ngoài thị trường nội địa còn được xuất khẩu ra thế
giới tại 23 quốc gia trong đó có Mỹ, Úc, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,
Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Philippin, Hàn Quốc, các nước khu vực Trung Đông…

Tiếp nối thành công trong năm 2010, năm 2011, Vinamilk tiếp tục gây ấn tượng
với doanh thu trên 1 tỷ đô la Mỹ (gần 22,3 nghìn tỷ đồng), về đích sớm hơn 1 năm so
với mục tiêu năm 2012. Con số doanh thu này đã giúp Vinamilk chính thức gia nhập
vào đội ngũ các doanh nghiệp lớn của châu Á- Thái Bình Dương (doanh nghiệp vừa và
nhỏ có quy mô doanh số dưới 1 tỷ đô la Mỹ).
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty
như sau:
1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty
Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa
Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và
Lubico.
1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công
ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại
Việt Nam.
1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường
Việt Nam.
1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên
thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ.
Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa.
1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy
là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc
Việt Nam.
1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí
Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm
nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc,
Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại
đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí

Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.
2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và
đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động
của Công ty.
2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công
ty lên 1,590 tỷ đồng.
2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh
Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy
Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp
Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh
SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang
thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh
Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
* Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện
tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn
nhi khoa và khám sức khỏe.
* Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang
trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa
khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua
thâu tóm.
2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm
2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại
nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
2010 : Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn
đầu tư là 220 triệu USD.

Vinamilk lọt vào Danh sách 200 doanh nghiệp châu Á xuất sắc năm 2010 của
tạp chí Forbes bình chọn.
2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.
Vinamilk sẽ đầu tư theo chiều sâu để trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn
nhất thế giới, với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017.
3. Tầm nhìn
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người “
4. Sứ mệnh
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”
5. Mục tiêu
Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát
triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
- Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp
ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
- Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa
học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp
dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam
để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt
Nam.
- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải
khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực
VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng
nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người.
- Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị
trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và
các đô thị nhỏ.
- Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu

dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để
chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới.
- Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một
lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá
trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn
Công ty.
- Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp.
- Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và
hiệu quả.
- Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất
lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.
6. SẢN PHẨM
Các sản phẩm
Sữa tươi
• Sữa tươi 100%:
o Sữa thanh trùng (có đường, không đường);
o Sữa tiệt trùng (có đường, không đường, dâu, socola);
• Sữa tươi tiệt trùng;
• Sữa giàu canxi flex (có đường, không đường, ít đường);
• Sữa tươi Milkplus (có đường, không đường, dâu, socola).
Sữa chua
• Sữa chua ăn (có đường, không đường, trái cây, dâu, proby lợi khuẩn, nha đam,
cam, plus canxi);
• Sữa chua SUSU (có đường, cam, trái cây, dâu);
• Sữa chua uống (dâu, cam);
• Sữa chua men sống PROBI.
Sữa đặc
• Ông Thọ :
o Ông Thọ nhãn trắng nắp mở nhanh;
o Ông Thọ nhãn xanh nắp khui;

o Ông Thọ nhãn đỏ nắp khui;
o Ông Thọ dạng vỉ 30g.
• Ngôi sao phương Nam :
o Ngôi sao phương Nam nhãn đỏ;
o Ngôi sao phương Nam nhãn cam;
o Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dạng lon;
o Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dạng hộp giấy;
o Ngôi sao phương Nam nhãn xanh dương dạng lon.
Sữa bột, bột dinh dưỡng
• Sữa bột Dielac dành cho trẻ em, bà mẹ và người lớn tuổi.
• Sữa bột giảm cân;
• Bột dinh dưỡng ăn liền Ridielac:
o Gạo sữa;
o Gạo trái cây;
o Thịt bò rau củ;
o Thịt gà rau củ;
o Thịt heo bó xôi;
o Thịt heo cà rốt.
Kem
• Kem :
o Socola ;
o Dâu ;
o Khoai môn ;
o Vanila ;
o Sầu riêng ;
o Đậu xanh ;
• Phô mai
Các loại nước giải khát
• Sữa đậu nành (Nhãn hiệu VFresh, gồm có đường, ít đường và không đường);
• Nước giải khát (Nhãn hiệu VFresh):

o Nước ép trái cây:
 Đào ép;
 Cam ép (có đường, không đường);
 Táo ép;
 Cà chua ép;
o Atiso;
o Trà chanh;
o Trà nha đam, nho nha đam;
• Nước uống đóng chai ICY.
Sản phẩm khác (đã ngưng sản xuất)
• Cà phê hòa tan CAFE MOMENT;
• Cà phê rang xay mang nhãn hiệu CAFE MOMENT.
II. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng
cân đối kế toán, kết quả hoạt động, lưu chuyển tiền tệ
7. Phân tích khái quát về tài sản và nguồn vốn
a. Phân tích tình hình tài sản
Qua bảng cân đối kế toán (bảng 1,2 phần phụ lục) ta nhận thấy nhìn chung tài
sản ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% so với tổng tài sản. Ta còn
thấy rằng tài sản cố định qua các năm đều có sự gia tăng cho thấy công ty không
ngừng mở rộng tài sản cố định.
Ta thấy tổng tài sản năm 2009 tăng hơn 2.578 tỷ tương ứng tăng 44,06%.
Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn tăng và tài sản dài hạn tăng .
Tài sản dài hạn tăng 903 tỷ tương ứng với 36,49% nguyên nhân là do TSCĐ
tăng và các khoảng đầu tư dài hạn tăng.
Còn tài sản ngắn hạn cũng tăng 1.674 tỷ so với năm 2008 là 49,61%; cụ thể là
do các khoảng đầu tư tài chính tăng 1.755 tỷ .
Ta cũng nhận thấy lượng hàng tồn kho năm 2009 đã giảm 674 tỷ tương ứng với
27% so với 2008.
Khoản phải thu năm 2009 có sự gia tăng 73 tỷ tương ứng 11% .Đây cũng là một
trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tiền mặt giảm.

Đến năm 2010 thì tổng tài sản có sự tăng trưởng giảm sút, chỉ tăng khoảng
27,67% tương ứng với 2.333 tỷ. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn chỉ tăng 14,9%
nên mức tăng 46,71% của tài sản dài hạn không đủ để duy trì đà tăng trưởng như năm
2009.
Lượng hàng tồn kho năm 2010 đã có sự gia tăng đáng kể 991 tỷ tương ứng với
77,44%. Còn khoản phải thu năm 2010 tăng 365 tỷ tương ứng với 48,52%. Tiền mặt
năm 2010 đã có sự giảm sút đáng kể do lượng hàng tồn kho và khoản phải thu quá
lớn.
Đến năm 2011, tổng tài sản đã tăng mạnh trở lại, đã tăng thêm 4.801 tỷ tương
ứng với tăng 44,61%. Trong đó, tài sản ngắn hạn đã tăng 3.474 tỷ tương ứng gần 60%
và tài sản dài hạn đã tăng 1.326 tỷ tương ứng với gần 27%.
Tiền mặt năm 2011 đã gia tăng trở lại 2.866 tỷ nhờ bán được hàng tồn kho và
Hình 1: Đánh giá cơ cấu tài sản công ty
Hình 2: Đánh giá cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty
b. Phân tích tình hình nguồn vốn
Nhìn chung nợ phải trả qua các năm đều có sự gia tăng và tăng mạnh nhất ở
giai đoạn 2009- 2010. Tương tự , vốn chủ sở hữu cũng đã có sự gia tăng đáng kể
chứng đều này đã giúp không làm thay đổi nhiều về tỷ lệ cán cân nợ/ vốn.
Năm 2009,số nợ ngắn hạn vào năm này có sự giảm đột ngột từ hơn 188 tỷ
xuống còn hơn 9 tỷ. Nhưng tiền người mua trả trước đã có sự gia tăng đột biến mốt
cách bất ngờ từ khoảng 6 tỷ ( 2008) đã lên tới hơn 28 tỷ (2009). Trong năm này, khoản
phải trả người lao động cũng đã tăng với mức độ còn lớn hơn tiền người mua trả
trước : từ hơn 3 tỷ (2008) lên hơn 28 tỷ (2009). Việc tăng cao như vậy có thể là do tỷ
lệ lạm phát năm 2008 quá cao dẫn đến việc lãi suất huy động của ngân hàng vào thời
gian đó có lúc lên hơn 19%/ năm. Cũng trong năm này công ty đã bắt đầu mua lại cổ
phiếu quỹ.
Năm 2010, đây là năm mà tỷ lệ vốn nợ gia tăng mạnh nhất đã tăng đến 42,61%
so với 2009. Nợ dài hạn tuy giảm nhưng tỷ lệ nợ ngắn hạn lại tăng rất mạnh làm cho
tổng nợ tăng thêm hơn 800 tỷ , tương dương tăng 42,61%. Tiền người mua trả trước
cũng có sự gia tăng nhưng không nhiều ( tăng khoảng hơn 5%).Khoản phải trả người

lao động cũng gia tăng không nhiều ( tăng hơn 15%). Việc mua lại cổ phiếu quỹ có sự
gia tăng hơn 500 triệu so với 2009
Năm 2011, thì vốn chủ sở hửu đã cố sự tăng mạnh vượt qua mức 10.000 tỷ
đồng ( cụ thể là 12.000 tỷ) , trong năm này vốn đã tăng thêm 4.455 tỷ tương đương với
tăng khoảng 56%. Việc mua lại cổ phiếu quỹ trong năm nay đã tăng khoảng 3 lần so
với 2010( tăng hơn 1,8 tỷ). Tình trạng nợ dài hạn đã bắt đầu có sự suy giảm. Nhưng
khoản phải trả người bán có sự tăng mạnh. Trong năm này công ty đã quyết định lập
quỹ dự phòng.
Hình 3: Đánh giá cơ cấu nguồn vốn của công ty
Hình 4: Đánh giá cơ cấu nợ phải trả của công ty
Hình 5: Đánh giá cơ cấu nguồn vốn của công ty
8. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
a. Xét về cơ cấu
Trong 4 năm qua, lãi gộp của công ty có cơ cấu tăng dần. Năm 2009 lãi gộp
chiếm 35,67% cao hơn so với năm 2008 (30,87%) chủ yếu tăng là do giá vốn hàng bán
năm 2009 từ 67,09% ở đầu năm xuống còn 62,43% ở cuối năm. Đến năm 2010 lãi gộp
tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng 31,96% cao hơn so với năm 2009 do giá vốn hàng bán
có tỷ trọng tăng lên đến 66,01% nhưng xét theo giá trị tuyệt đối thì giá vốn hàng bán
năm 2010 cao hơn so với năm trước, nghĩa là công ty đã tích cực tiêu thụ sản phẩm để
làm tăng doanh thu bán hàng nên công ty tìm kiếm thêm một số khách hàng mới như
các chi nhánh mới của các siêu thị. Vì vậy mà lãi gộp ở năm 2010 có tỷ trọng tăng lên.
Đến năm 2011 lãi gộp chiếm 29,44% thấp hơn so vơí năm 2010(31,96%),giảm
là do giá vốn hàng bán năm 2011 tăng đến 98,01%.
Hình 6: Đánh giá cơ cấu về doanh thu và giá vốn hàng bán
Ta thấy các chi phí chiếm tỷ trọng khá cao so với lãi gộp. Trong đó chi phí tài
chính ở năm 2009 chiếm tỷ trọng(1,72%) thấp hơn so với năm 2008(3,31%) do sự
chênh lệch về tỷ giá nên đã làm cho chỉ tiêu này giảm. Và tiếp tục giảm trong năm
2010 chiếm 1,10% .Còn chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều có quy mô giảm cho
thấy công ty đang kiểm soát lại các chi phí, nhưng giảm dần trong tương lai thì sẽ ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh. Sau khi trừ đi các chi phí thì năm 2009 lợi nhuận

trước thuế chỉ chiếm 25,17%,năm 2010 chiếm 26,22% và năm 2011 chiếm 22,15%.
Hình 7: Đánh giá cơ cấu về chi phí quản lý
Và cũng chính sự gia tăng đó mà thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng theo,
tuy có sự hỗ trợ từ chính phủ mà năm 2009 thuế suất thu nhập doanh nghiệp giảm còn
25% nhưng thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn cao hơn so với năm 2008 và tăng tiếp ở
năm 2010 và 2011. Điều này được thể hiện trong chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công
ty qua 4 năm đều tăng.
Hình 8: Đánh giá cơ cấu về hiệu quả kinh doanh
b. Xét về sự biến động
Với số liệu ở bảng 4 ta thấy kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm có
nhận xét như sau:
Lợi nhuận gộp năm 2009 tăng 1277 tỷ so với năm 2008 tương ứng với 49,23%
Do doanh thu bán hàng tăng 2499 tỷ tương ứng với 29,13% cho thấy công ty đã tích
cực cải thiện trong khâu bán hàng làm cho sản lượng tiêu thụ tăng, tuy năm này có
thêm khoản giảm trừ những mặt hàng bị trả về nhưng không ảnh hưởng nhiều đến
doanh thu thuần và doanh thu thuần năm 2009 tăng 29,32%. Kế đó là giá vốn hàng bán
tăng 20,16% Và các chi phí khác trong năm có sự biến đổi như chi phí bán hàng tăng
17,2%, chi phí quản lý giảm 1,97% so với năm 2008. Việc này là do có sự thay đổi
trong cơ cấu quản lý của doanh nghiệp. Còn chi phí tài chính trong năm 2009 đã giảm
32,69% .Những điều này, đã giúp lợi nhuận sau thuế tăng 93,43% so với 2008.
Đến năm 2010 lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng 51,29% so với năm trước, chủ yếu
là do doanh thu tăng 48,98% tương ứng với số tiền là 5317 tỷ đồng. Trong khi giá vốn
hàng bán tăng mạnh 57,53% .
Ngoài doanh thu tăng ra, chi phí tài chính lại giảm nhưng không nhiều khoảng
5%, trong đó chi phí lãi vay cũng giảm thời điểm này lãi suất ngân hàng giảm. Còn
các chỉ tiêu khác không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận sau thuế.
9. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Theo số liệu ở bảng ta thấy rằng nguồn tiền thuần trong năm 2008, 2009, 2010 và
2011 của công ty là từ hoạt động kinh doanh.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 1.841.371.412.692 ngàn

đồng ( với tỉ lệ tăng 144,33%) so với năm 2008 nguyên nhân là do công ty đã tăng
hàng tồn kho là 470.271.876.311 .và tăng các khoản phải trả là 408.931.488.823.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 1.075.492.115.323 (với tỉ lệ tăng 65,01%)
cho thấy công ty hoạt động có lãi.
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2010 giảm 949,734,416,573 ngàn đồng
( với tỉ lệ giảm 30,47%) so với năm 2009 nguyên nhân là do giảm các khoản phải thu
tăng 221,357,063,338 là (tăng 285,69%) hàng tồn kho lớn hơn so với năm 2009 là
1,467,598,742,834 làm cho lượng tiền hàng tồn kho giảm 312,07% thuế thu nhập
doanh nghiệp đã nộp tăng 259,112,792,776 ( tăng 89,52%) lợi nhuận công ty tăng
146,190,690,227 ( tăng 41,99%) nhìn chung công ty vẫn có lãi nhưng không hoạt động
hiệu quả bằng năm 2009 do các khoản phải thu hàng tồn kho , thuế thu nhập doanh
nghiệp tăng làm cho luồng tiền từ hoạt động kinh doanh giảm .
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng 415,335,182,128
(tăng19,16%) so với năm 2010, nguyên nhân là do công ty giảm các khoản phải thu
tăng 768,002,826,538 (tăng 257%), thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tăng
241,395,088,121 (tăng 44%) các khoản phải trả tăng 384,789,041,396 (tăng 96,63%) .
Lợi nhuận công ty tăng 1,063,399,337,344 ( tăng 27,44%) nhìn chung năm 2011
tình hình kinh doanh tốt hơn 2010 do lợi nhuận và luồng tiền kinh doanh tăng .
Hình 9: Đánh giá sự biến động của bảng lưu chuyển tiền tệ
III. Phân tích các chỉ số của Công ty
10. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
a. Khả năng thanh toán hiện hành
Bảng 1: Đánh giá khả năng thanh toán hiện hành qua 4 năm
ĐVT: Tỷ đồng
Hình 10: Sự biến động về khả năng thanh toán hiện hành của công ty
Khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng
8,7% cho thấy khả năng thanh toán nợ ở năm 2009 tốt hơn so với năm 2008. Nguyên
nhân tăng là do tài sản ngắn hạn tăng với tốc độ tăng là 49,62%, trong khi đó nợ ngắn
hạn cũng có tăng 37,64% nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tài sản ngắn hạn.
Đến 2010 thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty lại có chiều hướng giảm

khá nhiều ( giảm đến 19,41%) so với 2009.Nguyên nhân tăng là do tài sản ngắn hạn
tăng với tốc độ tăng là 14,93%, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng 42,61% với tốc độ
tăng nhanh hơn so với tài sản ngắn hạn.
Đến 2011 thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty lại tăng rất mạnh
42,32% so với 2010.Nguyên nhân tăng là do tài sản ngắn hạn tăng với tốc độ tăng là
59,86%, trong khi đó nợ ngắn hạn cũng có tăng 12,33% nhưng tốc độ tăng rất chậm
hơn so với tài sản ngắn hạn.
Qua số liệu phân tích trên có thể thấy khả năng thanh toán nợ của công ty ngày
càng có chiều hướng tốt.
Vì vậy công ty nên duy trì chỉ số này ở mức 2 là hợp lý. Nhưng để xác định khả
năng thanh toán của công ty ở mức độ an toàn hơn ta nên xác định hệ số thanh toán
nhanh và khả năng thanh toán lãi vay.
b. Khả năng thanh toán nhanh
Bảng 2: Đánh giá khả năng thanh toán nhanh của công ty qua
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Chênh lệch(%)
2008/2009 2009/2010
2010/2011
Tiền và khoản tương đương
tiền
332 415 235 3,101 25.15% -43.47% 1220.64%
Hàng tồn kho
1,755 1,281 2,273 3,187 -27.04% 77.44% 40.22%
Nợ phải trả
1,43
0 1,968 2,806 3,152 37.64% 42.61% 12.33%
Khả năng thanh toán nhanh 1.46 0.86 0.89 1.99
-40.96% 3.66% 123.26%
Hình 11: Sự biến động về khả năng thanh toán nhanh của công ty
Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2009 nhỏ hơn 0,6 lần so với năm

2008 tương ứng giảm 40,96% cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty ở năm
2009 chưa tốt so với năm 2008. Đến năm 2010 thì chỉ tiêu này có sự tăng trở lại, tăng
3,66% so với nămtrước, chứng tỏ công ty đã cải thiện được tình hình tài chính.Đến
năm 2011 chỉ tiêu này tăng mạnh 123,26% so với năm trước.Đây là giai đoạn mà khả
năng thanh toán nhanh tăng mạnh nhất.
Nhưng trong 4 năm hệ số thanh toán nhanh của công ty có sự biến đổi liên tục
nhưng mức thấp nhất là 0,86 gần với 1.Điều này chứng tỏ tình hình tài chính tuy bị sự
tác động từ môi trường kinh tế nhưng tài chính của công ty vẫn rất mạnh để vượt qua
khó khăn.
c. Khả năng thanh toán lãi vay
Bảng 3: Đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của công ty qua
ĐVT: Tỷ đồng
Hình 12: Sự biến động về khả năng thanh toán lãi vay của công ty
Khả năng thanh toán lãi vay năm 2009 lớn hơn 345 lần so với năm 2008 tương
ứng tăng 713,65% cho thấy công ty có khả năng đảm bảo thanh toán cho chi phí lãi
vay cao hơn so với năm 2008. Đến năm 2010 hệ số này tiếp tục tang 53,83% so với
năm 2009. Đến năm 2011 hệ số này lại giảm 44,74% so với năm 2010.
Nhìn chung chi phí lãi vay qua các năm có sự gia tăng chứng tỏ công ty cần vay
tiền để thực hiện các dự án kinh doanh.
Tóm lại ta có thể nhận xét rằng doanh nghiệp hoàn toàn không bị chi phí lãi vay
khống chế do chi phí lãi vay mặc dù biến động nhưng lợi nhuận vẫn rất cao so với lãi
vay đó.
11. Nhóm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
a. Vòng quay khoản phải thu
Bảng 4: Đánh giá vòng khoản phải thu của công ty qua 4 năm
ĐVT: Tỷ đồng

Năm
2008
Năm

2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch(%)
2009/2008 2010/2009 2011/2010
Doanh thu thuần 8,236
10,65
0 15,845 21,821 29.32% 48.78% 37.72%
Khoản phải thu
bình quân 677 755 1,120 2,131 11.47% 48.42% 901.2%
Vòng quay
khoản phải thu
(vòng) 12.16 14.11 14.14 10.24 16.01% 0.25% -27.60%
Kỳ thu tiền
bình quân (ngày) 29.60 25.51 25.45 35.15 -13.80% -0.24% 38.11%
Hình 13: Sự biến động về vòng quay khoản phải thu của công ty
Vòng quay khoản phải thu năm 2009 lớn hơn 2 vòng so với năm 2008 tương
ứng giảm 16,01% và trong năm 2009 phải mất 25 ngày mới quay 1 vòng cho thấy tình
hình thu nợ của công ty còn chậm. Đến năm 2010 vòng quay khoản phải thu gần như
không đổi ( tăng 0,25%)so với năm 2009. Nguyên nhân là do các khoản phải thu tăng
quá mạnh 48,42% xấp xỉ bằng với tốc độ tăng của doanh thu thuần (doanh thu thuần
năm 2010 tăng 48,78%). Điều này chứng tỏ công ty có nỗ lực trong việc thu hồi các
khoản công nợ.
b. Vòng quay hàng tồn kho
Qua bảng 5 ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2009 tăng 77,23% so với năm
2008, số ngày tồn kho thì giảm 33 ngày tương ứng giảm 43,58%, cho thấy việc luân
chuyển hàng tồn kho của công ty có cải thiện tốt.
Đến năm 2010 số vòng tồn kho lại giảm 16,15% và số ngày tồn kho tăng thêm

8 ngày tương ứng tăng 19,27%, chứng tỏ hàng tồn kho của công ty không được luân
chuyển tốt.
Đến năm 2010 số vòng tồn kho gần như không có sự thay đổi chuyển tốt. Công
ty nên tích cực trong việc tiêu thụ sản phẩm, đề ra phương án chiết khấu cho những
khách hàng đạt doanh số mua hàng trong tháng mà công ty quy định.
Bảng 5: Đánh giá vòng quay hàng tồn kho của công ty qua 4 năm
ĐVT: Tỷ đồng

Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch(%)
2009/200
8
2010/200
9 2011/2010
Doanh thu thuần 8,236 10,650 15,845 21,821 29.32% 48.78% 37.72%
Hàng tồn kho bình quân 1,755 1,281 2,273 3,187 -27.04% 77.44% 40.22%
Vòng quay hàng tồn kho
(vòng) 4.69 8.32 6.97 6.85 77.23% -16.15% -1.79%
Số ngày tồn kho (ngày) 76.73 43.29 51.63 52.57 -43.58% 19.27% 1.82%
Hình 14: Sự biến động về vòng quay hàng tồn kho của công ty
c. Hiệu suất sử dụng tài sản
Qua bảng 6, hiệu suất sử dụng tài sản cho biết năm 2008 cứ một đồng vốn đầu
tư vào công ty thì sẽ tạo ra 1,4 đồng doanh thu thuần trong năm. Năm 2009 một vốn

đầu tư thì tạo ra 1,26 đồng doanh thu thuần trong năm, cho thấy năm này giảm 10,24%
so với năm 2008. Đến năm 2010, chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn đầu tư thì tạo ra
1,47 đồng doanh thu thuần trong năm và đã tăng 16,53% so với năm 2009.Qua năm
2011, thì chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn đầu tư thì tạo ra 1,4 đồng doanh thu thuần
trong năm và đã giảm 4,76% so với năm 2010.
Bảng 6: Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty qua 4 năm
ĐVT: Tỷ đồng

Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch(%)
2009/2008 2010/2009 2011/2010
Doanh thu thuần 8,236 10,650 15,845 21,821 29.32% 48.78% 37.72%
Tổng tài sản 5,852 8,430 10,763 15,564 44.06% 27.67% 44.61%
Hiệu suất sử dụng tài sản 1.41 1.26 1.47 1.40 -10.24% 16.53% -4.76%
Hình 15: Sự biến động về hiệu suất sử dụng tài sản của công ty
d. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Qua bảng 7 ta thấy năm 2009 hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn lớn hơn 0,02
so với năm 2008 tương ứng tăng 0,79% việc gia tăng này không đáng kể. Nhưng đến
năm 2010 hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn lớn hơn 0,4 so với năm 2009 tương ứng
tăng 15,49% cho thấy hiệu suất này tốt hơn so với năm 2009.
Năm 2010 hiệu suất này là 2,92 nghĩa là cứ một đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra
2,92 đồng doanh thu thuần trong năm, so với năm 2009 cho thấy hiệu suất sử dụng tài
sản ngắn hạn càng có hiệu quả.

Đến năm 2011, thì hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn có phần hơi suy giảm
0,02 so với năm 2010 tương ứng giảm 0,89%. Hiệu suất năm này là 2,89 nghĩa là cứ
một đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra 2,89 đồng doanh thu thuần trong năm.
Bảng 7: Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty 4 năm
ĐVT: Tỷ đồng

Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch(%)
2009/200
8
2010/200
9
2011/201
0
Doanh thu thuần 8,236 10,650 15,845 21,821 29.32% 48.78% 37.72%
Tài sản ngắn hạn bình quân 3,284 4,213 5,427 7,542 28.30% 28.83% 38.96%
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn
hạn 2.51 2.53 2.92 2.89 0.79% 15.49% -0.89%

Hình 16: Sự biến động về hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty
e. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản vốn cố định của công ty không quá lớn. Năm 2009
hiệu suất này giảm 26,61% so với năm 2008.Đến năm 2010 thì hiệu suất này tăng trở

lại 4,49% so với năm 2009.Qua năm 2011 thì hiệu suất này tiếp tục tăng 2,13% so với
năm 2010 cho thấy công ty sử dụng và quản lý tài sản cố định càng hiệu quả.Qua các
năm công ty luôn đầu tư vào tài sản cố định nên giá trị tài sản luôn tăng thêm.
Bảng 8: Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty qua 4 năm
ĐVT: Tỷ đồng

Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch(%)
2009/200
8
2010/200
9
2011/201
0
Doanh thu thuần 8,236 10,650 15,845 21,821 29.32% 48.78% 37.72%
Tài sản cố định bình quân 1,662 2,928 4,169 5,622 76.20% 42.39% 34.84%
Hiệu suất sử dụng tài sản cố
định 4.96 3.64 3.80 3.88 -26.61% 4.49% 2.13%
Hình 17: Sự biến động về hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty
12. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời
a. Hệ số lãi gộp
Qua bảng 9, ta thấy hệ số lãi gộp của công ty biến đổi không ngừng: tăng mạnh vào
2009 ( từ 31,51% năm 2008 lên đến 36,36% năm 2009), rồi sau đó có khuynh hướng

giảm (32,62% năm 2010 và 30,03% năm 2011). Việc suy giảm này là do sự gia tăng
của giá thành sản phẩm, chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh
tranh của công ty Vinamilk trên thị trường.
Bảng 9: Đánh giá hệ số lãi gộp của công ty qua 4 năm
ĐVT: Tỷ đồng
2008 2009 2010 2011 Chênh lệch
2008/2009 2009/2010 2010/2011
Lãi gộp 2,595 3,872 5,168 6,554 49.23% 33.47% 26.81%
Doanh thu
thuần 8,236 10,650 15,845 21,821 29.32% 48.78% 37.72%
Hệ số lãi gộp 31.51% 36.36% 32.62% 30.03% 15.40% -10.29% -7.92%
Hình 16: Sự biến động về hệ số lãi gộp của công ty
b. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Năm 2009 tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 22,36%, nghĩa là cứ một đồng
doanh thu thuần tạo ra 0,2236 đồng lợi nhuận ròng, so với năm 2008 thì tỷ số này
tăng 49,58%. Đến năm 2010 tỷ số này tăng 1,67% so với năm trước. Nhưng dến năm
2011 thì tỷ số này lại giảm mạnh 16,02% làm cho tỷ suất năm này chi đạt 19,09%Qua
đó ta thấy tình hình bất ổn của kinh tế VN vào 2011 đã tác động không nhỏ đến doanh
nghiệp.
Bảng 10: Đánh giá tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty qua 4 năm
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Chênh lệch
2008/2009 2009/2010 2010/2011
Lãi ròng 1,231 2,381 3,602 4,167 93.43% 51.29% 15.66%
Doanh thu thuần 8,236 10,650 15,845 21,821 29.32% 48.78% 37.72%
Tỷ suất sinh lời trên doanh
thu 14.95% 22.36% 22.74% 19.09% 49.58% 1.69% -16.02%
Hình 11: Sự biến động về tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty
c. Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Bảng 11: Đánh giá tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty qua 4 năm

ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Chênh lệch
2008/2009 2009/2010 2010/2011
Lãi ròng 1,231 2,381 3,602 4,167 93.43% 51.29% 15.66%
Tổng tài sản 5,852 8,430 10,763 15,564 44.06% 27.67% 44.61%
Tỷ suất sinh lời trên tài
sản 21.04% 28.25%
33.47
% 26.77% 34.27% 18.50% -20.02%
Hình 19: Sự biến động về tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty
Qua bảng 11 ta thấy năm 2009 tỷ suất sinh lời trên tài sản của công ty so
với năm 2008 tăng 34,27% cho thấy công ty năm này sử dụng hiệu quả tài sản
để tạo ra lợi nhuận.
Năm 2010 tỷ số này là 33,47%, nghĩa là cứ một đồng tài sản tạo ra được 0,3347
đồng lợi nhuận và tăng 18,5% so với năm trước. Đến năm 2011, thì tỷ số này lại giảm
20,02% so với năm 2010 xuống còn 26,77%. Việc này đã chứng tỏ công ty sử dụng
tài sản chưa được hiệu quả do bị sự tác động của môi trường kinh doanh.
d. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Qua bảng 12 ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng
33,36% so với năm 2008. Đến năm 2010 tỷ số này tăng 22,87% so với năm
2009.Nhưng đến năm 2011 thì tỷ số này lại giảm 25,86%.Tuy nhiên điều đó không
chứng tỏ được nhiều bởi tỷ số này đã lên quá cao vào năm 2010 (45,27%) thì việc suy
giảm vào năm 2011 (33,57%) là điều tất nhiên. Mặc khác cũng do tình hình biến động
xấu trong nền kinh tế Việt Nam tại năm 2011 điều đó đã tác động rất lớn đến việc kinh
doanh của các doanh nghiệp .
Bảng 12: Đánh giá tỷ suất sinh lời trên VCSH của công ty qua 4 năm
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Chênh lệch
2008/2009 2009/2010 2010/2011
Lãi ròng 1,231 2,381 3,602 4,167 93.43% 51.29% 15.66%

Vốn chủ sở hữu 4,422 6,462 7,957 12,412 46.14% 23.13% 55.99%
Tỷ suất sinh lời trên
VCSH
27.84% 36.85% 45.27% 33.57% 32.36% 22.87% -25.86%
Hình 20: Sự biến động về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty
13. Nhóm cơ cấu tài chính
a. Hệ số nợ so với tài sản
Bảng 13: Đánh giá hệ số nợ so với tài sản của công ty qua 4 năm
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Chênh lệch
2008/2009 2009/2010 2010/2011
Nợ phải trả
1,430 1,968 2,806 3,152
37.64% 42.61% 12.33%
Tổng tài sản
5,852 8,430 10,763 15,564
44.06% 27.67% 44.61%
Hệ số nợ so với tài
sản 24.43% 23.34% 26.07% 20.25% -4.46% 11.70% -22.32%
Năm 2009 hệ số nợ giảm 4,46% so với năm 2008 do tổng nợ vay tăng 37,64%,
tăng yếu hơn so với tốc độ tăng của tài sản( 44,06% ) cho thấy mức độ nợ trong tài sản
công ty giảm thể hiện khả năng thanh toán của công ty rất tốt.
Đến năm 2010 hệ số này lại tăng lên 11,7% so với năm 2009 chủ yếu là
do tài sản có tốc độ tăng thấp hơn nợ phải trả nói lên khả năng thanh toán của
công ty không được tốt.
Đến năm 2011, hệ số này lại giảm mạnh 22,32% so với năm trước do tốc độ
tăng của tổng nợ (12,33%) thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản (44,61%)
cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ rất tốt.
Hình 21: Sự biến động về hệ số nợ so với tài sản của công ty
b. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Bảng 14: Đánh giá hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Chênh lệch
2008/2009 2009/2010 2010/2011
Nợ vay
1,430 1,968 2,806 3,152
37.64% 42.61% 12.33%
Vốn chủ sở hữu
4,422 6,462 7,957 12,412
46.14% 23.13% 55.99%
Hệ số nợ so với VCSH 32.33% 30.45% 35.27% 25.40% -5.82% 15.82% -27.99%
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty năm 2009 là 30,45% so với
năm 2008 thì hệ số này giảm đi 5,82% , đến năm 2010 lại tăng lên 15,82% và đến năm
2011 thì hệ số này giảm mạnh gần 28%
Điều này thể hiện mức độ an toàn về tài chính của công ty ngày càng tăng.
Hình 22: Sự biến động về hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty
14. Phân tích phương trình Dupont
Qua phương trình dupont ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) bị
ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: hiệu quả kinh doanh, số vòng quay tài sản và đòn bẩy tài
chính. Qua bảng 20 ta thấy ở năm 2009 chỉ tiêu ROE tăng tới 32,36% so với năm
2008, chủ yếu là do tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng 49,79% cho thấy hoạt động
kinh doanh của công ty đang phát triển. Công ty đã cố gắng trong việc tiêu thụ sản
phẩm và tiết kiệm chi phí hoạt động để gia tăng lợi nhuận.
Bảng 15: Bảng tính theo phương trình Dupont
ĐVT: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2008
Năm
2009

Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch(%)
2009/2008 2010/2009 2011/2010
Suất sinh lời của doanh thu
(ROS) 14.64% 21.93% 22.27% 18.71% 49.79% 1.55% -15.98%
Tổng tài sản 5,852 8,430 10,763 15,564 44.06% 27.67% 44.61%
Vốn chủ sở hữu 4,422 6,462 7,957 12,412 46.14% 23.13% 55.99%
Đòn bẩy tài chính 1.32 1.30 1.35 1.25 -1.42% 3.69% -7.30%
Số vòng quay tài sản 1.41 1.26 1.47 1.40 -10.64% 16.67% -4.76%
ROA 21.04% 28.25% 33.47% 26.77% 34.27% 18.50% -20.02%
ROE 27.84% 36.85% 45.27% 33.57% 32.36% 22.87% -25.86%
Hình 23: Đánh giá về tỷ suất sinh lời trên VCSH
Vì vậy mà tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng khá cao và điều này cũng làm ảnh
hưởng tới tỷ suất sinh trên tài sản tăng lên 34,27%. ROA chịu sự tác động bởi 2 nhân
tố là ROS và số vòng quay tài sản. Vì số vòng quay tài sản năm 2009 giảm 10,64% so
với năm trước và ROS tăng mạnh nên làm cho ROA tăng, do chỉ tiêu ROS tỷ lệ thuận
với ROA. Còn đòn bẩy tài chính ở năm 2009 giảm 1,42% so với năm 2008 do tổng tài
sản ở năm 2009 tăng chậm hơn vốn chủ sở hữu nên đã làm hệ số này giảm. Qua đó ta
thấy công ty sử dụng nợ chưa hợp lý đã làm mất cơ hội tăng thêm lợi nhuận. Công ty
nên đẩy mạnh đòn bẩy tài chính để tăng tỷ suất sinh lời trên vốn.
Đến năm 2010 chỉ tiêu ROE tiếp tục tăng 22,87% so với năm 2009 nhưng tốc độ
tăng lại chậm hơn so với năm 2009, chủ yếu là do ROS chỉ tăng 1,55% nhưng vòng
quay tài sản lại tăng mạnh 16,67% và chỉ số đòn bẩy tài chính có sự gia tăng (3,69%).
Còn ROA tuy có tăng nhưng chỉ tăng 18,5% và đòn bẩy tài chính tăng 3,69% do năm
2010 tài sản có tốc độ tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu.Nhưng nguyên nhân chính
khiến cho tốc độ tăng của ROE chậm đi là do ROS tăng không mạnh.
Đến năm 2011 chỉ tiêu ROE có sự suy giảm mạnh 25,86% so với năm 2010.

Việc này là do ROS có sự suy giảm, giảm 15,98% so với năm 2010; đòn bẩy tài chính

×