Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Cảng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.62 KB, 28 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp 1 Trường ĐH KTQD

PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP CẢNG HÀ NỘI
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG HÀ NỘI
1.1 Vị trí địa lý
Cảng Hà Nội được thành lập từ 06/01/1965 trên cơ sở được bàn giao từ Xí
nghiệp Cảng sông Hà Nội ( thuộc sở Giao thông Vận tải Hà Nội ); Có vị trí nằm
ở phía Đông Nam Thành phố Hà Nội tại bờ Hữu sông Hồng, chạy dài 1,8 km từ
dốc Lương Yên đến ngã ba Thanh Trì, thuộc Phường Thanh Lương, Quận Hai
Bà Trưng - Hà Nội. Đây là vị trí trung tâm của thành phố Hà Nội. Cảng Hà Nội
có vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông thuỷ bộ quan trọng của Thủ đô và khu
vực Bắc Bộ.
1.2 Quá trình hình thành
Trước cách mạng tháng 8/1945, bến xếp dỡ Phà Đen do tiểu thương quản
lý, nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp yếu phẩm cho dân nội thành Hà Nội. Sản phẩm
thường là than, gỗ, tre nứa, mây….được bốc xếp bằng thô sơ nhằm phục vụ cho
chính sách đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam.
Cách mạng tháng 8 thành công, bến bốc xếp Phà Đen được chính quyền
tiếp quản và giao cho Sở Giao thông vận tải Hà Nội quản lý.
Sau 2 cuộc kháng chiến, bến xếp dỡ Phà Đen lúc này bốc xếp hoàn toàn thủ
công chủ yếu là than và các sản phẩm thủ công nghiệp nên năng suất lao động
không cao. Miền Bắc xây dựng XHCN, chính quyền tổ chức nâng cấp, sắp xếp,
đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương thức làm ăn, đồng thời quy hoạch hóa các
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 2 Trường ĐH KTQD

dây truyền bốc xếp. Bến xếp dỡ Phà Đen được đổi tên thành Cảng Phà Đen do
thành phố Hà Nội quản lý trực tiếp.
Ngày 12/12/1946, thành phố Hà Nội đã nâng cấp Cảng Phà Đen thành xí


nghiệp Cảng sông Hà Nội theo quyết định số 6254/QĐTC. Ngày 06/01/1965,
thành phố Hà Nội đã chính thức đọc bản quyết định thành lập Cảng sông Hà Nội
tại trụ sở đoàn bốc dỡ sông Hồng (đường Bạch Đằng ngày nay). Kể từ ngày đó
xí nghiệp Cảng sông Hà Nội lấy ngày 06/01 hàng năm là ngày truyền thống lịch
sử của Cảng.
Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là giải phóng nhanh các phương tiện
vận tải sông phục vụ hàng hóa cho đời sống dân sinh của Thủ Đô Hà Nội nói
riêng và miền Bắc nói chung, ưu tiên giải phóng các mặt hàng quân sự phục vụ
chi tiền tuyến miền Nam, đồng thời góp phần đập tan chiến tranh phá hoại của
giặc Mỹ ở miền Bắc.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, xí nghiệp Cảng sông Hà Nội đã được Nhà
nước tiếp tục nâng cấp và đổi tên thành Cảng Hà Nội do Trung ương quản lý
trực tiếp theo Quyết định thành lập số 1896/TCCB ngày 30/10/1967. Cơ sở vật
chất kỹ thuật đã được UBND thành phố Hà Nội cho ủy nhiệm đất số 71/K12/TL
(tờ bản đồ số 67) của ban kiến thiết cơ bản Hà Nội ngày 14/09/1965 với điền
kiện sử dụng đất dài hạn.
1.3 Các giai đoạn phát triển Cảng Hà Nội
1.3.1 Giai đoạn 1967 – 1991
Từ ngày thành lập đến nay, Cảng Hà Nội đã trải qua hàng
loạt cơ chế hoạt động như cơ chế bao cấp, cơ chế tự chủ trong sản xuất kinh
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 3 Trường ĐH KTQD

doanh, cơ chế Doanh nghệp Nhà nước cơ chế Tổng công ty, và sắp tới đây sẽ
tiến hành theo cơ chế Công ty mẹ - Công ty con.
Đây là giai đoạn Cảng Hà Nội thực hiện cơ chế bao cấp. Mục tiêu trong giai
đoạn này là Cảng phải thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chính trị, kinh tế xã
hội mà Nhà nước giao. Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các khâu bốc xếp theo các
phương án bốc xếp đã được Nhà nước phê duyệt.

Cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này là thực hiện cơ
chế lỗ nhằm giảm giá thành vận tải nói chung. Cảng Hà Nội đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt theo luận chứng kinh tế kỹ thuật từ năm 1974 với tổng giá
trị đầu tư 3 triệu đồng (hiện nay tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh theo cơ chế
giá lên 21 tỷ đồng).
1.3.2 Giai đoạn 1992 – 2000
Cảng Hà Nội được Nhà nước rà xét theo Nghị định 338/HĐBT ngày
20/11/1991 và được chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định
số 928/QĐ-TCCBLĐ ngày 14/05/1993. Thời kỳ này Cảng thực hiện theo mục
tiêu tự chủ động một phần đến chủ động 100% trong quá trình HĐSXKD. Mục
tiêu SXKD trong giai đoạn này là tối đa hóa lợi nhuận.
Qua báo cáo quyết toán tình hình hàng năm, Cảng Hà Nội đã thu được kết
quả khả quan trên các mặt như doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước 5%,
lợi nhuận ròng thực hiện hàng năm tăng 10%, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động, các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước hàng năm đều đạt 90%-
95%.
Cảng Hà Nội đã được Bộ GTVT kiểm tra đánh giá là DNNN trụ được trong
bối cảnh chuyển giao cơ chế quản lý và được công nhận là DNNN loại 2.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 4 Trường ĐH KTQD

1.3.3 Giai đoạn 2000 – tháng 10/2008
Đây là giai đoạn Nhà nước tiến hành công cuộc cải cách kinh tế nhằm hội
nhập khu vực và thế giới, đặc biệt là khu vực ASEAN, là giai đoạn mà Cảng Hà
Nội có những bước phát triển vượt bậc. Doanh nghiệp Cảng Hà Nội đã được Bộ
GTVT phê duyệt đổi mới cơ chế hoạt động là một doanh nghiệp thành viên của
Tổng công ty vận tải đường sông miền Bắc (nay là tổng công ty Vận tải thủy)
theo Quyết định số 2125/QĐ/TCCB-LĐ ngày 31/08/1996 của Bộ trưởng bộ
GTVT.

Cơ chế tài chính hoạt động trong giai đoạn này là Cảng Hà Nội đồng thời
phải thực hiện 3 cơ chế cùng 1 lúc: cơ chế DNNN, cơ chế Tổng công ty, cơ chế
quản lý vốn Nhà nước. Đáng chú ý trong kế hoạch 5 năm 2000-2005, Cảng Hà
Nội đã tiến hành hàng loạt các dự án với nguồn vốn vay trung hạn tại ngân hàng
để đầu tư phát triển sản xuất tập trung vào các lĩnh vực xâu kho, đầu tư phương
tiện vận tải bộ, đầu tư các thiết bị công cụ quản lý doanh nghiệp, đầu tư các thiết
bị, phương tiện an toàn lao động, quy hoạch hóa sử dụng toàn Cảng.
Với hơn 385 CBCNV - LĐ, Cảng Hà Nội có nhiệm vụ chính: Bốc xếp, vận
tải hàng hoá đường sông, đường bộ; Kinh doanh kho bãi; Kinh doanh nhập khẩu
máy móc thiết bị; Kinh doanh VLXD Mặc dù, trong thời gian qua đơn vị gặp
nhiều khó khăn trong việc đối phó với thiên tai, sự cạnh tranh gay gắt của thị
trường, nhưng Cảng Hà Nội đã tập trung đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất,
nên đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trong cơ chế thị
trường.
Bằng việc vận động CNLĐ tích cực phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi
mới quản lý, cảng đã hoàn thành kế hoạch sản xuất và nhiệm vụ chính trị đề ra,
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 5 Trường ĐH KTQD

bảo toàn và phát triển vốn, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, kinh doanh có lãi.
Đơn vị đã đầu tư thêm hàng ngàn m2 kho, bãi đưa vào SXKD; làm mới đường
bê tông trong Cảng; đầu tư mới cân điện tử; hoàn thành xây dựng mố bốc dỡ
hàng nặng và hàng container; hoàn chỉnh việc quy hoạch mặt bằng và nâng cấp
toàn bộ khu văn phòng làm việc.
Để mở rộng SXKD, Cảng đã thành lập hai đơn vị mới là: trung tâm xuất
nhập khẩu đông lạnh và trung tâm xuất nhập khẩu kinh doanh máy móc, thiết bị.
Kể từ năm 2004 đến nay, tổng mức đầu tư của Cảng đạt hơn 17 tỷ đồng. Cảng đã
phát động phong trào thi đua “Thiết bị sạch đẹp, an toàn và ý thức cao”, nhờ đó
trong vòng 5 năm (2003 - 2007) đã có gần 200 sáng kiến cải tiến kĩ thuật có giá

trị, làm lợi hàng chục tỷ đồng. Cảng đã thưởng sáng kiến trên 300 triệu đồng, có
4 công trình chào mừng các ngày lễ lớn trị giá hơn 1,8 tỷ đồng. Hàng năm, có từ
80 - 85% lao động giỏi và nhiều chiến sĩ thi đua cấp ngành, cấp cơ sở.
Hàng năm Cảng tổ chức thi nâng bậc cho công nhân đã đến hạn; đồng thời
cho các cán bộ chủ chốt đi tập huấn nghiệp vụ chuyên môn. Nhờ đó, trình độ cán
bộ, lao động của Cảng ngày càng được nâng cao về cả số lượng, chất lượng. Đã
có 17 người được đào tạo tại chức và 29 người học lớp trung, cao cấp chính trị,
60 người qua các lớp ngoại ngữ và vi tính. Đảng ủy cùng chính quyền cảng
thường xuyên quan tâm công tác xây dựng Đảng, phát triển Đảng viên trẻ để làm
lực lượng kế cận; trung bình hàng năm đã tổ chức cho khoảng 80 lượt người
tham gia các lớp học tập chế độ chính sách mới của Đảng.
Bằng việc đầu tư chiều sâu có hiệu quả, những năm qua đời sống của người
lao động ở Cảng Hà Nội đã được nâng lên rõ rệt.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 6 Trường ĐH KTQD

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO, doanh nghiệp đã và đang tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, mở
rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Trước khi chính thức hội nhập Cảng Hà Nội đã vạch ra phương hướng kinh
doanh cho doanh nghiệp: cụ thể là
+ Từ năm 2009 - 2010 Cảng Hà Nội từng bước cổ phần hoá, chuyển thành
công ty mẹ con.
+ Cảng Hà Nội sẽ tiến hành làm đường, kè lại đoạn Sông Hồng qua Cảng từ
đó làm giảm diện tích bốc xếp, chuyển dần thành Cảng sạch, chuyên doanh
nhiều mặt hàng, dịch vụ khác, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
+ Để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh thì việc trẻ hoá đội ngũ nhân
viên là việc rất cần thiết để phát triển.
* Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Cảng Hà Nội những

năm gần đây thông qua các chỉ tiêu tài chính
Đvt: đồng
TT Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Doanh thu 30.266.387.791 44.076.824.371 47.066.000.000
2. Lợi nhuận 601.791.000 610.155.793 653.805.000
3. Vốn 23.536.718.164 23.733.198.075 24.184.252.235
4. Nộp ngân sách 1.185.014.000 1.555.797.000 2.200.000.000
5. Thu nhập BQ 1.620.000 1.900.000 2.450.000
6. LNTT/DT 0.020 0.014 0.0138
7. LNTT/TV 0.0255 0.0257 0.027
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 7 Trường ĐH KTQD

Qua bảng trên ta thấy doanh thu hàng năm tăng ổn định, lợi nhuận trước
thuế TNDN tăng. Điều đó cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Cảng ngày
càng phát triển.
Do nâng cao được năng lực sản xuất và chất lượng phục vụ nên Doanh
nghiệp ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng về Cảng. Các mặt hàng truyền
thống như xi măng, than, vật liệu xây dựng … đã tăng dần và ổn định. Doanh thu
năm 2006 đạt 44 tỷ đồng, năm 2007 đạt 47 tỷ đồng, tăng đều . Kết quả sản xuất
kinh doanh hàng năm đều có lãi, năm sau cao hơn năm trước, từ đó doanh
nghiệp có điều kiện thực hiện đầy đủ quyền lợi cho người lao động và nghĩa vụ
đối với Nhà nước. Doanh thu tăng không chỉ từ hoạt động bốc xếp mà còn từ các
hoạt động khác của Cảng cũng tăng đáng kể. Điều này cho phép Cảng không chỉ
có khả năng trang trải các chi phí về máy móc thiết bị, công nhân, nguyên vật
liệu… mà còn là điều kiện cần để tăng chỉ tiêu lợi nhuận.
Doanh thu tăng, chi phí tăng nhưng tốc độ chậm hơn làm cho lợi nhuận tăng
theo. Lợi nhuận năm 2007 đạt 653 triệu đồng. Lợi nhuân của Cảng chủ yếu từ
hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, bất thường là không

đáng kể. Lợi nhuận tăng cho phép Cảng có thể mở rộng sản xuất hoàn thành
nghĩa vụ với Nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng, nâng cao đời sống người lao
động. Thu nhập bình quân cho một cán bộ công nhân năm 2007 là 2,45 triệu
đồng/tháng.
Sản lượng bốc xếp hàng năm của Cảng tăng với tốc độ bình quân là 9%
năm, năm 2007 đạt 910.000 tấn. Có được những kết quả trên là do Cảng đã
nghiên cứu đổi mới phương án bốc xếp, tiến hành cơ giới hoá bốc xếp đối với
các loại hàng hoá và phương tiện.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 8 Trường ĐH KTQD

2. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
- Do doanh nghiệp Cảng Hà Nội là đơn vị kinh doanh nhiều ngành nghề
khác nhau mà mỗi ngành nghề lại có một đặc điểm về qui trình công nghệ
SXKD khác nhau đòi hỏi các yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật khác nhau.
- Sản phẩm chủ yếu của Cảng là dịch vụ bốc xếp các loại hàng hóa. Nói
cách khác, sản phẩm của Cảng nằm trong khâu phân phối lưu thông của các loại
sản phẩm hàng hóa dịch vụ khác phục vụ cho sản xuất.
+ Nếu xét theo thời gian thì chu kỳ sống của các sản phẩm của Cảng rất
ngắn: khi hàng hóa được bốc xếp từ tàu lên phương tiện của khách hàng là hoàn
thành việc bán sản phẩm dịch vụ của mình.
+ Nếu xét theo giai đoạn thì quá trình công nghệ của Cảng khá đơn giản qua
2 chiều:
* Khi hàng đến Cảng theo đường sông, các máy cẩu bố trí trên bờ, dưới
phao nổi sẽ bốc dỡ hàng từ sà lan hoặc tàu lên ô tô vận chuyển vào kho bãi hoặc
đến nơi tiêu thụ.
* Khi hàng tới Cảng theo đường bộ, máy cẩu bốc hàng lên sà lan, tàu
chuyên trở tới nơi tiêu thụ.
- Sản xuất của Cảng phụ thuộc lớn vào điều kiện kinh tế các ngành khác nên

không dự báo được khối lượng và thời gian hàng về. Bên cạnh đó, do mặt hàng
SXKD của Cảng nằm ở ngoài đê nên trong quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng
nhiều của tình hình lụt bão. Các quá trình SXKD đều ở ngoài trời, phụ thuộc lớn
vào thời tiết do vậy ảnh hưởng lớn đến tiến độ công việc và năng suất lao động.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 9 Trường ĐH KTQD

- Ngoài sản phẩm chính là dịch vụ
bốc xếp, Cảng còn có một số sản phẩm, dịch vụ khác như: Dịch vụ cho thuê kho
bãi, dịch vụ vận tải thủy bộ, dịch vụ sửa chữa, hoạt động kinh doanh vật liệu xây
dựng.
3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh
Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh
(nguồn: Phòng Nhân chính)
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Cảng Hà Nội
Trung
tâm Xếp
dỡ
Trung
tâm xây
dựng và
DVTH
Trung
tâm vận
tải và cơ
khí

Trung
tâm KD
MMTB
& TM
Tổ XD
số 1
Tổ XD
số 2
Tổ XD
số 3
Văn
phòng
XD
Báo cáo thực tập tổng hợp 10 Trường ĐH KTQD

Hiện tại các trung tâm của Cảng Hà Nội đều hạch toán phụ thuộc và thực
hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do giám đốc Cảng giao phó. Tại các trung
tâm không có bộ máy kế toán riêng mà Cảng chỉ bố trí các nhân viên kế toán
theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sau đó tất cả các hóa đơn, chứng từ phát
sinh được chuyển lên phòng kế toán tài chính để tiến hành ghi sổ kế toán.
3.2 Hình thức kinh doanh
Căn cứ quyết định thành lập doanh nghiệp số 928/QĐ/TCCB-LĐ ngày
14/05/1993 của Bộ GTVT và giấy chứng nhận kinh doanh số 108815 ngày
10/07/1993 của trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội thì HĐSXKD của Cảng mang
tính chất dịch vụ chiếm 50%, mang tính chất thương mại chiếm 50%. Tuy mang
2 tính chất nhưng mục tiêu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
Cảng là tối đa hóa lợi nhuận.
3.3 Ngành nghề kinh doanh
Cảng Hà Nội áp dụng phương pháp quản lý theo chủ trương dựa trên cơ sở
quyền làm chủ của người lao động. Giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa người

lao động với lợi ích tập thể, lợi ích toàn xã hội. Theo giấy phép kinh doanh số
0106000872 cấp ngày 26/09/2007 của phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch
đầu tư – Thành phố Hà Nội cấp thì lĩnh vực kinh doanh của Cảng Hà Nội gồm
các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
- Bốc xếp hàng hoá đường sông
- Vận tải hàng hoá đường sông và đường bộ
- Kinh doanh kho bãi cảng
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, phân vi lượng, bê tông thương
phẩm
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 11 Trường ĐH KTQD

- Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình quy mô vừa và nhỏ phục vụ
cảng
- Sửa chữa các thiết bị xếp dỡ và phương tiện vận tải.
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng
- Kinh doanh dịch vụ tổng hợp
- Nhập khẩu vật tư thiết bị phụ tùng, máy móc, phương tiện vận tải thuỷ
- Xuất khẩu hàng nông sản, buôn bán chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản,
lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc.
- Nhập khẩu kinh doanh thiết bị máy móc
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu lưu trú
- Mua bán thuốc lá nội
- Dịch vụ tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, nghệ thuật
- Kinh doanh vận tải bằng ô tô
3.4 Đặc điểm về sản phẩm
Căn cứ vào những ngành nghề kinh doanh nói trên, đặc điểm về sản phẩm
của Cảng Hà Nội được xác định như sau:
+ Sản phẩm mang tính chất dịch vụ bao gồm tấn bốc xếp: là một chỉ tiêu tạo

nên doanh thu chính của SXKD, là chỉ tiêu đầu ra mang tính chất quyết định thu
chi tài chính của Cảng.
+ Sản phẩm mang tính chất thương mại gồm cho thuê kho đồng/m
2
và kinh
doanh vật liệu xây dựng đồng/m
3
, đơn giá này là yếu tố quyết định nên doanh số
tiêu thụ và được thay đổi thường xuyên.
+ Sản phẩm xây lắp: chủ yếu là xây dựng các công trình nhà kho để cho
thuê, các hệ thống cầu tàu, cần cẩu để bốc dỡ hàng hóa.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 12 Trường ĐH KTQD

3.5 Loại hàng hóa
Hàng hóa ở Cảng chủ yếu là: xi măng, cát, đá, sỏi phục vụ các công trình xây
dựng
3.6 Quy mô hoạt động
Căn cứ luận chứng kinh tế đã duyệt thì quy mô hoạt động của Cảng Hà Nội
được thực hiện trên 240.000m
2
, hoạt đống sản xuất kinh doanh theo đa phương
thức bao gồm phát huy hết năng lực thực tế tài chính, lao động và tài sản được
Nhà nước giao, liên doanh, liên kết, góp vốn và tiến hành cổ phẩn hóa theo từng
khu vực, đa dạng hóa sản phẩm và khép kín chu trình sản xuất.
3.7 Thị trường kinh doanh
Thị trường kinh doanh của Cảng được xác đinh là tại khu vực Hà Nội. Do
vậy, các mặt hàng SXKD của Cảng chịu sức ép rất lớn và phải chịu sự cạnh
tranh khốc liệt của tư nhân.

4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cảng Hà Nội
Cảng Hà Nội quản lý theo hướng tinh giảm nhân viên văn phòng, giải thể
những phòng ban không cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng
ban đơn vị. Mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp được thực hiện trên nguyên
tắc chế độ một thủ trưởng.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 13 Trường ĐH KTQD

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cảng Hà Nội
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kỹ thuật
vật tư
Phòng Nhân chínhPhòng Tài chính
kế toán
Phòng Kinh
doanh
Đội Điện nước Đội Bảo vệ quân
sự
Ban Bảo hộ lao
động
Phòng xây dựng
cơ bản

Trung
tâm
xây
dựng
&
DVTH
Trung tâm Vận tải
& CK
TT kinh doanh
MMTB
Trung tâm
Báo cáo thực tập tổng hợp 14 Trường ĐH KTQD

4.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban giám đốc và các phòng ban
trong doanh nghiệp.
a. Giám đốc doanh nghiệp
+ Chức năng: là đại diện pháp nhân duy nhất của doanh nghiệp Cảng Hà
Nội.
+ Quyền hạn : điều hành trực tiếp toàn diện, toàn bộ quá trình HĐSXKD,
hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn, các phương án khai thác các loại
nguồn vốn, các quan hệ nội bộ, đối ngoại, thực hiện nghĩa vụ ngân sách đối với
Nhà nước , các phương án tổ chức lao động, sản xuất… nhằm thực hiện hiệu quả
các mục tiêu mà Đảng ủy doanh nghiệp đề ra.
+ Nghĩa vụ: Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả quy định phân cấp của
Tổng công ty trên các lĩnh vực phân cấp cán bộ, quản lý quỹ lương, đào tạo,
thuyên chuyển cán bộ, nâng lương, nâng bậc, sử dụng quỹ khấu hao, nộp kinh
phí cấp trên, các dự án đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất, báo cáo kế toán tài
chính, báo cáo thống kê, công tác kế toán trưởng…
b. Phó giám đốc kinh doanh
+ Chức năng: là người giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực sản xuất kinh

doanh.
+ Quyền hạn: được ký và giải quyết các nội dung theo sự ủy quyền của
giám đốc doanh nghiệp.
+ Nhiệm vụ: thực hiện có hiệu quả các phương án SXKD, các phương án
đầu tư cho kinh doanh, đảm bảo an toàn sản xuất và các mục tiêu SXKD của các
xí nghiệp thành phần theo chương trình kế hoạch tháng, quý, năm. Đồng thời
chịu trách nhiệm trước giám đốc doanh nghiệp về việc vận hành các nhiệm vụ
được giao.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 15 Trường ĐH KTQD

c. Phó giám đốc kỹ thuật
+ Chức năng: là người giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật, vật tư,
an toàn lao động, về cải tạo, nâng cấp tài sản cố định.
+ Quyền hạn: được ký và vận hành hoạt động các nội dung, nghiệp vụ được
giám đốc ủy quyền.
+ Trách nhiệm: chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về công việc được
phân công. Nhiệm vụ cơ bản là điều hành có hiệu quả kế hoạch cung ứng vật tư,
kỹ thuật các phương án và quy trình công nghệ sản xuất, đổi mới thiết bị, giám
sát, kiểm tra tình trạng kỹ thuật đảm bảo an toàn cho tất cả các thiết bị kỹ thuật
trong doanh nghiệp.
d. Phòng Kinh Doanh:
Là phòng đã tham mưu đắc lực cho Giám đốc về công tác di chuyển và giải
phóng mặt bằng. Sắp xếp bố trí lại mặt bằng cho các chủ hàng. Tham mưu cho
Giám đốc điều chỉnh giá cước vận tải, bốc xếp và kho bãi, triển khai công tác
dịch vụ, kinh doanh.
e. Phòng Nhân Chính:
Phòng tham mưu cho Giám đốc thực hiện lương và các chế độ người lao
động cho toàn Doanh nghiệp. Tổ chức thi nâng bậc cho công nhân kỹ thuật,

khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp.
f. Phòng Tài chính - kế toán:
Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban trong doanh nghiệp, quản lý vốn, tổ
chức hạch toán các nghiệp vụ phát sinh. Hàng tháng, quí đều cân đối tài chính để
nộp ngân sách đầy đủ và kịp thời, trả lương đúng kỳ hạn, sử dụng các nguồn
vốn để chi trả các hoạt động của doanh nghiệp.
g. Phòng xây dựng cơ bản:
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 16 Trường ĐH KTQD

Quản lý các hoạt động đầu tư, lập và quản lý dự án đầu tư, lập dự toán, tham
gia khảo sát các công trình của Cảng và của chủ hàng. Các công trình của Cảng
khi thi công đều có dự toán và quyết toán kịp thời.
h. Các phòng, ban khác:
Phòng Kỹ thuật vật tư, Đội Quản lý điện nước, Đội Bảo Vệ quân sự, Ban
Bảo hộ lao động. Đảm bảo thiết bị tốt cho sản xuất, trật tự trị an được đảm bảo,
không để xẩy ra cháy nổ trong địa bàn, làm công tác dân quân tự vệ. Quản lý
chặt chẽ việc tiêu thụ điện và thu tiền sử dụng điện. Duy trì công tác kiểm tra
định kỳ và đột xuất trong công tác an toàn lao động, đảm bảo công tác vệ sinh và
các chế độ bồi dưỡng tại chỗ cho người lao động.
i. Trung tâm xây dựng và dịch vụ tổng hợp:
Phụ trách công tác xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
j. Trung tâm vận tải và cơ khí:
Phụ trách công tác vận tải, thuỷ, mở rộng liên doanh liên kết trong vận tải và
sửa chữa cơ khí.
k. Trung tâm Xếp Dỡ:
Phụ trách công tác bốc, xếp dỡ hàng hoá từ cầu tầu lên bờ và xe vận tải.
l. Trung tâm kinh doanh máy móc thiết bị và thương mại:
Đơn vị kinh doanh, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị.

Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 17 Trường ĐH KTQD

PHẦN 2:
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CHN
1. Tổ chức bộ máy kết toán
1.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng kế toán
* Chức năng:
Phòng Kế toán – Tài chính có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm
trước giám đốc doanh nghiệp trong công tác tài chính; lập kế hoạch quản lý,
phân phối, theo dõi, giám sát và kiểm tra việc thu chi, sử dụng các nguồn tài
chính, tài sản phù hợp đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển; thực hiện thanh
quyết toán theo quy định của giám đốc và Nhà nước, xây dựng các mô hình kế
toán, triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất. Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các Nghị quyết, quyết định trong lĩnh vực kế toán, tài chính, thống kê của
đơn vị, phòng ban và các cá nhân có liên quan.
* Nhiệm vụ:
+ Căn cứ nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch các mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và các chế độ tài chính được duyệt hiện hành để xây
dựng kế hoạch tổng thể tài chính dài hạn, ngắn hạn, từng quý và từng tháng sao
cho hiệu quả nhất.
+ Giúp giám đốc quản lý toàn bộ các nguồn vốn hiện có, phân phối, giám
sát và sử dụng các nguồn vốn; thực hiện đầy đủ, rành mạch các nguyên tắc chế
độ, chính sách tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và doanh nghiệp.
+ Lập kế hoạch thu chi ngân sách theo quý và theo năm, thực hiện kế hoạch
đã được duyệt.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 18 Trường ĐH KTQD


+ Thực hiện việc thu, chi, cấp phát, thanh toán cho các hoạt động của
doanh nghiệp: Lương hàng tháng, BHXH, phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi tập thể…
+ Phối hợp với phòng Nhân chính, phòng Kỹ thuật vật tư trong những công
tác sau:
- Mua sắm tài sản, sửa chữa thiết bị
- Xây dựng, sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc
- Kiểm kê tài sản (định kỳ, đột xuất)
- Thanh lý, xử lý tài sản
- Tiếp nhận, bàn giao tài sản khi tăng, giảm, xây dựng xong, mới điều đến
hoặc mua về, điều đi, chuyển nhượng.
+ Quản lý kho tài sản, vật tư và các tài sản chờ xử lý, thanh lý của doanh
nghiệp.
+ Thường xuyên định kỳ tổ chức tự kiểm tra và kiểm tra trung tâm về công
tác quản lý tài chính kế toán. Đề xuất việc xử lý các sai phạm (nếu có) theo Nghị
định của Chính Phủ về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài
chính kế toán”.
+ Soạn thảo các văn bản có liên quan về công tác tài chính, tài sản, các quy
chế về luân chuyển chứng từ gốc để phổ biến và thực hiện trong doanh nghiệp,
đồng thời kiểm tra giám sát đôn đốc việc thực hiện ở các trung tâm.
+ Thông tin toàn bộ các số liệu có liên quan tới quá trình SXKD cho ban
giám đốc, các phòng ban nhằm làm tốt công tác điều chỉnh kế hoạch được sát và
kịp thời.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 19 Trường ĐH KTQD

* Quyền hạn:
- Yêu cầu các phòng ban, trung tâm, cá nhân có liên quan trong doanh
nghiệp cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán.

- Báo cáo bằng văn bản cho Ban giám đốc khi phát hiện các vi phạm pháp
luật về tài chính trong các hoạt động của Cảng Hà Nội.
- Từ chối thanh toán các khoản chi nếu kiểm tra thấy chứng từ không đảm
bảo tính hợp pháp, hợp lệ.
1.2 Tổ chức công tác kế toán
* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán được tập trung tại Cảng, mọi công việc được thực hiện tại
phòng kế toán, tại các trung tâm cũng có phòng kế toán riêng và nhân viên kế
toán riêng. Nhưng khi tập hợp mọi chứng từ thì đều được tập hợp về phòng Tài
chính- kế toán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán
doanh thu,
thuế, thanh
toán và
theo dõi
công nợ
Kế toán
TGNH,
thanh toán
tạm ứng,
thuế đầu
vào
Kế toán
TSCĐ, tiền
mặt và các

khoản phải
nộp của các
trung tâm
Thủ quỹ
Báo cáo thực tập tổng hợp 20 Trường ĐH KTQD

1.3 Lao động kế toán
Hiện nay phòng Tài chính kế toán có 06 người : 01 kế toán trưởng, 01 kế
toán tổng hợp và 04 kế toán viên. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh
doanh hiện nay, bộ máy kế toán của Cảng Hà Nội được xây dựng theo mô hình
kế toán trưởng kiêm trưởng phòng thống kê. Từng bộ phận nghiệp vụ đều được
bố trí nhân viên có trình độ đảm trách. Cơ chế làm việc theo nguyên tắc một cấp,
không sử dụng cấp phó.
+ Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm điều hành chung tổ chức công tác kế
toán của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính cấp trên và ban
lãnh đạo doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến tài chính và công tác kế toán.
+ Kế toán TGNH, thanh toán tạm ứng, thuế đầu vào toàn doanh nghiệp:
đảm bảo việc theo dõi thu, chi và các khoản vay ngân hàng để đảm bảo thanh
toán kịp thời và đúng hạn các khoản vay.
+ Kế toán tiền mặt, TSCĐ, và các khoản phải nộp của các trung tậm: có
nhiệm vụ theo dõi sự tăng, giảm tiền mặt. TSCĐ, tính và trích khấu hao TSCĐ,
quản lý tiền mặt khi có chứng từ đã được giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt,
hàng ngày tính số dư đối chiếu với kế toán thanh toán.
+ Kế toán phụ trách doanh thu, thuế, vật tư: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết,
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến nhập - xuất - tồn kho vật tư phục vụ
cho sản xuất thành phẩm, theo dõi doanh thu của từng sản phẩm.
+ Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp, thu, chi tiền
mặt theo các phiếu thu, phiếu chi, thưởng xuyên báo cáo lãnh đạo về tình hình
tồn quỹ tiền mặt.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi

Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 21 Trường ĐH KTQD

2. Chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng
Niên độ kế toán của Cảng Hà Nội là theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày
01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm đó.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam.
Chế độ kế toán áp dụng ban hành theo Quyết định số 15/2006QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Báo cáo tài chính được lập giữa niên độ và năm, được trình bày phù hợp với
các Chuẩn mực kế toán và Luật kế toán Việt Nam.
3. Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng tại Cảng Hà Nội bao gồm chứng từ bắt buộc và
chứng từ hướng dẫn. Các chứng từ được thực hiện theo đúng nội dung, phương
pháp lập, ký chứng từ theo đúng quy định của Luật kế toán và Nghị định số
129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán.
Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển
đến đều được tập trung vào bộ phận kế toán- Phòng Tài chính kế toán tại doanh
nghiệp. Tại đây các nhân viên kế toán sẽ tiến hành xử lý chứng từ. Sau khi kiểm
tra xong thì chuyển cho kế toán trưởng hoặc giám đốc ký. Bộ phận kế toán kiểm
tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ đó, sau đó ghi sổ kế toán, các nhân
viên kế toán lưu trữ và bảo quản chứng từ theo đúng quy định của Luật kế toán.
* Danh mục chứng từ mà Cảng Hà Nội đang sử dụng gồm có:
+ Phiếu thu, chi
+ Giấy đề nghị tạm ứng
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 22 Trường ĐH KTQD


+ Ủy nhiệm chi
+ Bảng chấm công
+ Bảng kê cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho khách hàng
+ Thông báo điện tiêu dùng cho các đối tượng sử dụng
+ Hóa đơn thanh toán nội bộ
+ Bảng kê thanh toán BHXH
+ Các bảng kê chuyển trích ( trích quỹ lương, trích BHXH, BHTY,
KPCĐ)
+ Bảng kê trích khấu hao cơ bản của tài sản
+ Bảng xin thanh toán các nhân
+ Thuyết minh hiệu quả kinh tế
+ Bảng kê trích nộp của các trung tâm cho doanh nghiệp
+ Bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
+ Bảng kế hoạch xây dưng cơ bản
+ Bảng kế hoạch lao động, tiền lương
+ Bảng xác định tiền lương theo hệ số
4. Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
* Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản:
Cảng Hà Nội vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam, được ban hành
theo Quyết định số 15/ 2006/QĐ-BTC. Phương pháp hạch toán kế toán của
Cảng là kê khai thường xuyên. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp đích
danh, khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 23 Trường ĐH KTQD

Cảng Hà Nội sử dụng 37 tài khoản gồm:
111 Tiền mặt 338 Phải trả, phải nộp khác

112 Tiền gửi Ngân hàng 344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
133 Thuế GTGT được khấu trừ 351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
131 Phải thu của khách hàng 411 Nguồn vốn kinh doanh
138 Phải thu khác 414 Quỹ đầu tư phát triển
141 Tạm ứng 415 Quỹ dự phòng tài chính
152 Nguyên liệu, vật liệu 421 Lợi nhuận chưa phân phối
153 Công cụ, dụng cụ 431 Quỹ khen thưởng phúc lợi
156 Hàng hoá 511 DT bán hàng và cung cấp DV
211 Tài sản cố định hữu hình 515 Doanh thu hoạt động tài chính
214 Hao mòn tài sản cố định 622 Chi phí nhân công trực tiếp
241 Xây dựng cơ bản dở dang 627 Chi phí sản xuất chung
311 Vay ngắn hạn 635 Chi phí tài chính
315 Nợ dài hạn đến hạn trả 641 Chi phí bán hàng
331 Phải trả cho người bán 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
333 Thuế và các khoản phải nộp NN 711 Thu nhập khác
334 Phải trả người lao động 811 Chi phí khác
335 Chi phí phải trả 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
341 Vay dài hạn 911 Xác định kết quả kinh doanh
213 Tài sản cố định vô hình 611 Mua hàng
217 Bất động sản đầu tư 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
221 Đầu tư vào công ty con 623 Chi phí sử dụng máy thi công
222 Vốn góp liên doanh 631 Giá thành sản xuất
223 Đầu tư vào công ty liên kết 632 Giá vốn hàng bán
228 Đầu tư dài hạn khác 001 Tài sản thuê ngoài
229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài
hạn
002 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận
gia công
242 Chi phí trả trước dài hạn 003 Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi,
ký cược

243 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 004 Nợ khó đòi đã xử lý
244 Ký quỹ, ký cược dài hạn 007 Ngoại tệ các loại
336 Phải trả nội bộ 008 Dự toán chi sự nghiệp, dự án
5. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ sách kế toán:
5.1 Hình thức sổ
Cảng Hà Nội áp dụng hình thức kế toán trên máy tính. Cảng áp dụng hình
thức kế toán tập trung, số liệu được kế toán viên thu thập từ chứng từ kế toán, sổ
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 24 Trường ĐH KTQD

kế toán, sổ tổng hợp, sổ chi tiết…sau đó được nhân viên nhập vào máy tính sử
dụng phần mềm kế toán ERPAC, phần mềm này được thiết kế theo hình thức
nhật ký chung.
5.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
- Kết cấu của các loại sổ: Cảng Hà Nội áp dụng hình thức sổ nhật ký chung
nên sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Nhật ký chung (nhật ký chuyên dùng) và sổ
cái. Tuy nhiên do áp dụng phần mềm kế toán nên Cảng chỉ ghi vào một quyển sổ
tổng hợp duy nhất là sổ cái.
+ Sổ cái: Là sổ các tài khoản cấp I để ghi phân loại các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh theo hệ thống hóa thông tin kế toán các chỉ tiêu kinh tế, tài
chính tổng hợp. Mỗi TK được mở một tờ sổ riêng.
- Sổ cái lưu giữ tất cả các hoạt động trong kinh doanh liên quan tới từng tài
khoản kế toán nhất định. Trên thực tế, sổ cái là bản phân loại và tóm tắt các
nghiệp vụ tài chính hàng ngày cho từng tài khoản kế toán và là cơ sở chuẩn bị để
lên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
Sổ cái cũng cho phép đọc số dư trong một tài khoản nhất định tại một thời
điểm cụ thể. Ví dụ, số dư tiền mặt cuối tháng có thể được xem để quyết định nếu
công việc kinh doanh có rắc rối về tiền mặt. Ngoài ra nhìn vào tài khoản tiền mặt
ta cũng có thể biết các khoản chi và tiêu tiền mặt trong một giai đoạn.

Trong thời đại máy tính, các hoạt động kinh doanh thường được lưu trữ
trong ổ đĩa hay USB thay vì trong sổ sách. Nhưng các nguyên tắc kế toán vẫn
được giữ nguyên không thay đổi.
+ Sổ kế toán chi tiết: Sổ được mở cho tất cả các tài khoản cấp I cần theo
dõi chi tiết để hệ thống hóa thông tin kế toán một cách chi tiết, cụ thể hơn phục
vụ cho yêu cầu quản lý, tổ chức.
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Báo cáo thực tập tổng hợp 25 Trường ĐH KTQD

5.3 Trình tự ghi sổ kế toán:
Kế toán sẽ hàng ngày dựa vào những chứng từ gốc để ghi vào sổ nhật ký
chung. Trên cơ sở đó kế toán ghi vào sổ cái tài khoản có liên quan. Với các
chứng từ gốc vào sổ nhật ký đặc biệt thì cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ nhật ký
đặc việt để ghi vào sổ cái tài khoản liên quan.
Trường hợp các đối tượng cần mở sổ chi tiết thì chứng từ gốc kế toán ghi
vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để
ghi vào sổ tổng hợp chi tiết. sổ này được đổi chiếu với sổ cái tài khoản liên quan.
Đối với các chứng từ thu chi tiền mặt, hàng ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, sổ này
được đối chiếu với sổ cái tài khoản tiên mặt vào cuối tháng.
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào sổ cái các tài khoản để ghi vào bảng cân đói
số phát sinh. Cuối quý, từ bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết, kế
toán ghi vào hệ thống báo cáo kế toán.
Trình tự ghi sổ kế toán
Sinh viên: Nguyễn Văn Khởi
Líp KTA – K37
Phần mềm kế
toán
trưởng
Chứng từ kế toán

Sổ kế toán
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết

×