Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Điều chỉnh vấn đề Phá sản ở nước ta có Luật Phá sản 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.1 KB, 16 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp là tương đối dễ dàng, chỉ sau 5
ngày nộp đơn yêu cầu thành lập doanh nghiệp với những thủ tục pháp lý được
đơn giản hơn rất nhiều là một doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép kinh
doanh. Tuy nhiên, việc ra đời một doanh nghiệp dễ dàng như vậy đã kéo theo
đó là những hệ lụy như việc các doanh nghiệp kinh doanh không tốt, phá sản
rất nhiều. Điều chỉnh vấn đề Phá sản ở nước ta có Luật Phá sản 2004 và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Trong bài viết này, em xin đưa ra một tình huống
và cách giải quyết tình huống đó theo quy định của pháp luật hiện hành.
B. NỘI DUNG
I. Pháp luật về phá sản.
1.1. Khái niệm về phá sản
Phá sản là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị
thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các
khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phàn có thẩm quyền sẽ
tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản.
1.2. Pháp luật về phá sản
Hoạt động phá sản được điều chỉnh bởi Luật Phá sản năm 2004, các
quyết định, nghị định, nghị quyết, công văn như : nghị quyết 03/2005/NQ-
HĐTP, nghị định 94/2005/NĐ-CP, nghị định 67/2006/NĐ-CP...
1.2.1. Đối tượng áp dụng
Luật phá sản năm 2004 quy định đối tượng áp dụng của luật này bao gồm
doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.
Doanh nghiệp ở đây bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam : công ty trách
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
1
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị- xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài.(theo Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP)


Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật
Hợp tác xã năm 2003.
1.2.2. Căn cứ xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Điều 3 Luật Phá sản 2004 quy định : Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản khi : Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh
toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình
trạng phá sản.
Việc xác định một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được dựa trên
một trong hai tiêu chí sau :
- Tiêu chí dòng tiền : một doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá
sản khi không thanh toán được các khoản nợ đến hạn phải trả. Các khoản nợ ở
đây phải là các khoản nợ xác định.
- Tiêu chí bảng cân đối kế toán : một doanh nghiệp bị coi là mất khả năng
thanh toán nếu như tổng tài sản của nó ít hơn tổng các khoản nợ.
1.2.3. Thủ tục phá sản : Quá trình giải quyết phá sản một doanh nghiệp,
hợp tác xã được Luật Phá sản 2004 quy định có 4 bước chủ yếu :
Bước 1 : Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
- Nộp đơn yêu cầu : các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu là : Chủ nợ
không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần ; Đại diện của người lao
động hoặc đại diện công đoàn ; Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước ; Cổ đông
công ty cổ phần ; Thành viên công ty hợp danh. Người yêu cầu mở thủ tục
phá sản phải làm đơn nộp cho Tòa án có thẩm quyền và nộp tiền tạm ứng phí
phá sản. Nội dung đơn yêu được quy định tại Điều 13,14 của Luật Phá sản
2004.
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
2
- Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản : Tòa án có thẩm quyền nhận
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thụ lý đơn và yêu cầu mở thủ tục phá sản kể
từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản và phải
cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn.

- Quyết định mở thủ tục phá sản : Tòa án ra quyết đinh mở thủ tục phá
sản khi có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
phá sản. Quyết định đó được gửi cho Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản, Viện kiểm soát nhân dân cùng cấp, cho các chủ nợ, những
người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có địa
chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp.
- Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra
quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự
kiểm tra, giám sát của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Bước 2 : Tổ chức hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi kinh doanh
- Hội nghị chủ nợ bao gồm những người có quyền tham gia Hội nghị chủ
nợ quy định tại Điều 62 và điều kiện Hội nghị chủ nợ hợp lệ quy định tại Điều
65 Luật Phá sản 2004. Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ hoặc sau ngày
kiểm kê xong tài sản (nếu việc này kết thúc sau ngày lập danh sách chủ nợ).
Hội nghị lần thứ nhất thực hiện những công việc cụ thể quy định tại Điều 64
Luật Phá sản.
- Thủ tục phục hồi kinh doanh : được quy định tại Điều 68 đến Điều 77
Luật phá sản 2004 nhằm ưu tiên cho doanh nghiệp, hợp tác xã có thể phụ hồi,
thoát khỏi tình trạng phá sản.
Bước 3 : Thủ tục thanh lý tài sản và thanh toán nợ
- Nếu như doanh nghiệp không có khả năng để tiếp tục tồn tại thì tản sản
thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã cần được thanh lý và thanh toán nợ
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
3
để giúp cho doanh nghiệp, hợp tác xã thoát khỏi nợ nần để ngừng kinh doanh.
- Nội dung của quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản quy định tại Điều
81 Luật Phá sản 2004.

- Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định
mở thủ tục thanh lý tài sản được quy định tại Điều 83, 84 Luật Phá sản.
- Phân chia tài sản : phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã do Thẩm phán quyết định. Điều này được thể hiện trong nội dung của
quyết định mở thủ tục thanh lsy tài sản. Thứ tự phân chia tài sản quy định theo
Điều 37 của Luật phá sản 2004.
- Đình chỉ thủ tục thanh lý : Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài
sản để thực hiện phương án phân chia tài sản hoặc đã thực hiện xong phương
án phân chia tài sản, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài
sản.
Bước 4 : Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
- Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. Tuy nhiên
có một số trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 87. Nội dung của tuyên bố
doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản quy định tại Điều 88.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định
theo quy định tại Điều 29.
- Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định
tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản được quy định tại Điều 91, 92
Luật Phá sản 2004.
1.2.4. Thẩm quyền giải quyết việc phá sản
Thẩm quyền của Toà án được quy định tại Điều 7 Luật Phá sản 2004 :
- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
4
đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp
huyện đó.
- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi

chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký
kinh doanh cấp tỉnh đó.
Trong trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành
thủ tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp
huyện.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản được quy
định tại Điều 8 Luật Phá sản 2004 :
- Việc tiến hành thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân cấp huyện do một
Thẩm phán phụ trách, tại Toà án nhân dân cấp tỉnh do một Thẩm phán hoặc
Tổ Thẩm phán gồm có ba Thẩm phán phụ trách.
- Trong trường hợp Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản
thì một Thẩm phán được giao làm Tổ trưởng.
Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy
định.
- Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán (sau đây gọi chung là Thẩm phán) có
nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, tiến hành thủ tục phá sản. Trong quá trình
tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thẩm phán
cung cấp tài liệu (bản sao) cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét
việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của
Luật này.
- Thẩm phán chịu trách nhiệm trước Chánh án và trước pháp luật về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
5
1.2.5. Tổ quản lý, thanh lý tài sản
Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có một chấp hành viên của cơ quan thi

hành án cùng cấp làm tổ trưởng ; một cán bộ của Tòa án ; một đại diện của
chủ nợ ; đại diện hơp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá
sản. Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn người lao động, đại diện các
cơ quan chuyên môn tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem
xét quyết định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được quy định tại
Điều 10 Luật Phá sản 2004
1.2.6. Đối tượng có quyền, có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy
định tại Điều 13, 14, 15, 16, 17 ,18 Luật Phá sản 2004 :
- Chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần :
- Đại diện của người lao động hoặc đại diện công đoàn
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
- Cổ đông công ty cổ phần
- Thành viên công ty hợp danh
Luật Phá sản 2004 quy định nghĩa vụ nộp đơn của những người này tại
Điều 15 : Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã
lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của
doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải
chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1.2.7. Thứ tự phân chia tài sản, thanh toán nợ
Luật phá sản 2004 tiến gần hơn với nguyên tắc : các chủ nợ có vị trí bình
đẳng với nhau trừ một số trường hợp ngoại lệ. Ngay cả nhà nước với tư cách
là chủ nợ của các khoản thuế cũng bình đẳng với các chỉ nợ khác.
1.2.8. Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản
Đoàn Thị Thu Hiền - 341219
6

×