Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o



VŨ VĂN HOẢN




CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TẠI ĐỊA PHƢƠNG: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TỈNH PHÚ THỌ




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH





Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o



VŨ VĂN HOẢN


CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TẠI ĐỊA PHƢƠNG: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ Đức Thanh


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN




Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn của tôi với đề tài “Chính sách phát triển
công nghiệp tại địa phương: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ” là
công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận

văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chƣa từng công bố bất
kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trƣớc đây.

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014
Tác giả


Vũ Văn Hoản














LỜI CÁM ƠN

Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành,
sâu sắc tới TS. Vũ Đức Thanh, Phó trƣởng Khoa Kinh tế phát triển, Trƣờng
đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phòng Quản lý Công nghiệp,
Trung tâm khuyến công thuộc Sở Công Thƣơng Phú Thọ; các cán bộ thuộc
Sở Công Thƣơng, đồng nghiệp tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá
trình thực hiện luận văn.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các Giảng viên
Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt
kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và
nghiên cứu nhằm hoàn thành chƣơng trình cao học tại trƣờng.
Xin đƣợc cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính mong nhận
đƣợc sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện hoàn
thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt đƣợc tính hiệu quả, hữu
ích khi áp dụng vào trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014
Tác giả


Vũ Văn Hoản





TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tên luận văn: Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phƣơng: Nghiên
cứu trƣờng hợp tỉnh Phú Thọ
Tác giả: VŨ VĂN HOẢN
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. VŨ ĐỨC THANH
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
chính sách phát triển công nghiệp, đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn
thiện chính sách phát triển công nghiệp địa phƣơng của tỉnh Phú Thọ.
Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực,

là tài liệu giúp tỉnh Phú Thọ xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch dài hạn phát
triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ.
Luận văn đã phân tích và nhận định: Quá trình phát triển công nghiệp của
tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã thu đƣợc những kết quả hết sức quan
trọng. Điều đó khẳng định hƣớng đi đúng với chính sách phát triển công
nghiệp phù hợp, đáp ứngyêu cầu phát triển. Tuy nhiên, quá trình phát triển
công nghiệp của địa phƣơng còn gặp không ít những khó khăn, hạn chế. Từ
thực tiễn đó, luận văn đã có những đóng góp chính sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ lý luận cơ bản về chính sách phát triển công
nghiệp tại địa phƣơng.
- Làm rõ quan hệ tác động của các chính phát triển công nghiệp.
- Xây dựng các quan điểm, phƣơng hƣớng và đề xuất hoàn thiện một số
chính sách chủ yếu.
- Đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện chính sách phát triển công
nghiệp tại địa phƣơng ở tỉnh Phú Thọ.
MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƢƠNG 5
1.1 CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƢƠNG 7
1.1.1 Khái niệm Công nghiệp tại địa phương 7
1.1.2 Vai trò của công nghiệp 11
1.2 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 16
1.2.1 Khái niệm và chức năng của chính sách phát triển công nghiệp 16
1.2.2 Nội dung và mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp 25
1.2.3 Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương 28
1.3 KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

TẠI ĐỊA PHƢƠNG 35
1.3.1 Chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 36
1.3.2 Chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dương 37
1.3.3 Những bài học kinh nghiệm cho Phú Thọ 39
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu 41
2.1.2. Thu thập số liệu 43
2.1.3. Phương pháp phân tích 46
2.2. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 48
2.2.1. Chỉ tiêu về kết quả sản xuất công nghiệp 48
2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của công nghiệp 48
2.2.3. Kết quả kinh doanh công nghiệp 50
2.2.4. Phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường, xã hội 51
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TỈNH PHÚ THỌ 52
3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ 52
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 52
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 57
3.1.3 Thuận lợi và khó trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn 65
3.1.4 Tốc độ phát triển ngành công nghiệp 68
3.1.5. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp 69
3.2. THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TỈNH PHÚ THỌ 81
3.2.1 Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp 81
3.2.2 Chính sách tiếp cận đất đai 86
3.2.3. Chính sách thương mại thị trường 88
3.2.4 Chính sách khoa học, công nghệ 91
3.2.5 Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh 92
3.2.6 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 94

3.2.7 Tình hình thực hiện chính sách theo các tiêu chí 96
3.2.8. Tình hình tổ chức thực hiện chính sách 100
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ 106
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH PHÚ THỌ 109
4.1 PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH PHÚ THỌ 109
4.1.1 Những thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạch định chính sách
phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ 109
4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ 110
4.2 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP 116
4.2.1 Chính sách phát triển công nghiệp nhằm tạo nên sản phẩm hàng
hoá có giá trị gia tăng cao 116
4.2.2 Chính sách phát triển công nghiệp trên cơ sở huy động mọi nguồn
lực, mọi thành phần kinh tế 117
4.2.3 Chính sách phát triển công nghiệp phải phù hợp với định hướng
quy hoạch phát triển vùng 119
4.2.4 Chính sách phát triển công nghiệp cần khắc phục bất lợi thế và tạo
ra lợi thế so sánh mới trên quan điểm hiệu quả 120
4.3 HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI
TỈNH PHÚ THỌ 122
4.3.1 Hoàn thiện Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp đến năm 2020
122
4.3.2. Hoàn thiên Chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai 129
4.3.3. Hoàn thiện Chính sách thương mại, thị trường 129
4.3.4. Hoàn thiện Chính sách khoa học, công nghệ 131
4.3.5. Hoàn thiện Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh 132
4.3.6 Hoàn thiện Chính sách phát triên nguồn nhân lực 133

4.3.7 Nâng cao khả năng hoạch định chính sách 136
4.3.8 Tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách 137
4.3.9 Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc tuyên truyền phổ biến
và hướng dẫn chính sách 139
4.3.10 Tổng kết việc thực thi chính sách 139
KẾT LUẬN 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
PHỤ LỤC
i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CCN
Cụm công nghiệp
2
CN
Công nghiệp
3
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
4
DN
Doanh nghiệp
5
FDI
Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

6
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
7
GO
Giá trị sản xuất
8
KCN
Khu công nghiệp
9
KCNC
Khu công nghệ cao
10
KCX
Khu chế xuất
11
KH&CN
Khoa học và công nghệ
12
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
13
NGTK
Niêm giám thống kê
14
ODA
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
15
SXCN
Sản xuất công nghiệp

16
SXKD
Sản xuất kinh doanh
17
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
18
TW
Trung ƣơng
19
UBND
Ủy ban nhân dân
20
USD
Đô la Mỹ
21
VA
Giá trị tăng thêm
22
VĐTNN
Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
23
VH - XH
Văn hóa - Xã hôi
24
VLXD
Vật liệu xây dựng
25
VLXD
Vật liệu xây dựng

26
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1
Quy mô mẫu chọn theo tổ
45
2
Bảng 3.1
Tổng hợp một số đặc trƣng về khí hậu của Phú
Thọ năm 2013
53
3
Bảng 3.2
Thực trạng cơ cấu đất đai tỉnh Phú Thọ năm
2013
54
4
Bảng 3.3
Tổng hợp các loại khoáng sản đặc trƣng của
Phú Thọ năm 2013
56
5

Bảng 3.4
Diện tích, dân số, nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ
58
6
Bảng 3.5
Thực trạng về giáo dục tỉnh phú Thọ
61
7
Bảng 3.6
Thực trạng về y tế tỉnh Phú Thọ
62
8
Bảng 3.7
Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ phân theo ngành
63
9
Bảng 3.8
Thu, chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ
64
10
Bảng 3.9
Tổng hợp tình hình xuất khẩu hàng hóa
65
11
Bảng 3.10
Gía trị sản xuất công nghiệp tỉnh phú thọ gian
đoạn 2000-2013
68
12

Bảng 3.11
Cơ cấu sản xuất công nghiệp tỉnh Phú Thọ đến
năm 2013
70
13
Bảng 3.12
Thực trạng các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ 2013
76
14
Bảng 3.13
Thực trạng các cụm công nghiêp (CCN) trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ 2013
77
iii

15
Bảng 3.14
Tổng hợp ý kiến của các cơ sở công nghiệp về
các chính sách cho sản xuất của cơ sở SX công
nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2013
78
16
Bảng 3.15
Tổng hợp ý kiến của các cơ sở sản xuất công
nghiệp về khả năng tiếp cận các nguồn lực cho
sản xuất của DN tỉnh Phú Thọ năm 2013
79
17
Bảng 3.16

Tổng hợp ý kiến của các cơ sở sản xuất công
nghiệp về các yếu tố đầu ra đối với hoạt động
SXKD của DN CN tỉnh Phú Thọ năm 2013
81
18
Bảng 3.17
Số lƣợng lao động làm việc trong ngành công
nghiệp
95




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các mô hình công nghiệp hóa
đƣợc ra đời nhằm đƣa các quốc gia đang phát triển rút gắn khoảng cách với các
nƣớc phát triển. Trong xu hƣớng đó, chính sách công nghiệp đƣợc ra đời nhằm
dẫn dắt các nỗ lực phát triển đạt tới mục tiêu cốt lõi của chiến lƣợc công nghiệp
hóa cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển của mỗi quốc gia.
Chính sách công nghiệp hƣớng tới định hình cấu trúc ngành công nghiệp
hiệu quả trong mối quan hệ liên ngành, sử dụng cơ chế thị trƣờng để phân bổ
nguồn lực, huy động vốn cho phát triển công nghiệp, phát huy lợi thế so sánh và
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời chính sách công nghiệp cũng
phải tận dụng ƣu thế của các vùng, địa phƣơng trong tổ chức không gian kinh tế
cho sản xuất công nghiệp.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia phải không
ngừng đổi mới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mình nhằm theo kịp và

chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam xuất phát từ nền kinh tế
lạc hậu, kém phát triển, để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới,
đạt đƣợc mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ
nghĩa, Đảng và Nhà nƣớc phải có chiến lƣợc và chính sách phát triển kinh tế phù
hợp, thực hiện từng bƣớc CNH-HĐH đất nƣớc một cách vững chắc.
Chính sách công nghiệp là một bộ phận hữu cơ và quan trọng của hệ thống
chính sách kinh tế. Trong tiến trình CNH-HĐH đất nƣớc, chính sách phát triển
công nghiệp nhằm mục tiêu phát triển công nghiệp đất nƣớc. Nghị quyết Đại hội
Đảng lần X và XI đã nhấn mạnh “nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh, hàm
lƣợng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị tăng thêm, giá trị nội địa trong sản
phẩm công nghiệp. Phát triển công ngiệp và xây dựng gắn với phát triển dịch vụ,
phát triển đô thị và bảo vệ môi trƣờng”,… “Hoàn thiện quy hoạch các khu, cụm,
điểm công nghiệp trong phạm vi cả nƣớc; hình thành các vùng công nghiệp
trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho
ngƣời lao động”.
2

Phú Thọ là tỉnh miền núi thuộc trung du miền núi phía Bắc, cửa ngõ phía
Tây của thủ đô Hà Nội và địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cầu nối các
tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc. Phú
Thọ cách Hà Nội 80 km. Có hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông từ các
tỉnh phía Tây Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ vị trí địa lý tạo nhiều thuận lợi
để phát triển kinh tế, là cầu nối giao lƣu giữa các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, Hà
Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nƣớc. Xuất phát từ một tỉnh
nông nghiệp là chính, việc phát triển công nghiệp trong đó việc xây dựng các
KCN tập trung, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề đƣợc xác
định là khâu đột phát để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ
nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp là định hƣớng đúng đắn
nhằm phấn đấu đến năm 2020 Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp nhƣ
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII đề ra. Nhƣ vậy, tỉnh Phú

Thọ phải có chiến lƣợc công nghiệp và quan trọng là xây dựng chính sách phát
triển công nghiệp tại địa phƣơng phù hợp. Tuy nhiên, chính sách phát triển công
nghiệp tại địa phƣơng ở nhiều tỉnh trong đó có tỉnh Phú Thọ còn tồn tại nhiều
bất cập làm hạn chế sự phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã
hội nói chung.
Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phƣơng cần thiết và rất quan
trọng. Do đó, cần đƣợc quan tâm nghiên cứu đầy đủ hơn cả về mặt lý luận và
tổng kết thực tiễn. Xuất phát từ đó tôi lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển
công nghiệp tại địa phƣơng: Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Phú Thọ” làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế, mã số 60340410
nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lƣợc phát triển công nghiệp là động
lực quyết định phát triển kinh tế - xã hội trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa của
Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
* Câu hỏi nghiên cứu:
Tỉnh Phú Thọ làm thế nào để thực hiện có hiệu quả Chính sách phát triển
công nghiệp tại địa phƣơng trong thời gian tới?
3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chính
sách phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ, luận văn đề xuất một số giải pháp
chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ để Phú Thọ cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII đã
đề ra.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát
triển công nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Phú
Thọ từ năm 2000 - 2013.

- Đề ra định hƣớng và những giải pháp chính sách phát triển công nghiệp
tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Chính sách phát triển công nghiệp địa phƣơng tỉnh Phú
Thọ
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn đƣợc giới hạn trong
công nghiệp địa phƣơng tỉnh Phú Thọ.
+ Về thời gian: Năm 2000 - 2013
+Về không gian: tỉnh Phú Thọ.
+Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung chính
sách công nghiệp, các cơ sở công nghiệp, đánh giá phát triển công nghiệp .
4. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận; mục lục; phụ lục; danh mục tài liệu tham
khảo; luận văn gồm 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển công
nghiệp tại địa phƣơng
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
4

Chương 3: Thực trạng chính sách phát triển công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện các chính sách phát triển
công nghiệp tỉnh Phú




5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƢƠNG
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các công trình nghiên cứu
Trong cuốn "Phân tích kinh tế về chính sách công nghiệp" của tác giả
Motoshigte Ito; "Chính sách công nghiệp và chính sách của Nhật Bản trong
thời kỳ tăng trƣởng" của tác tác giả Shinji Fukawa; tác giả Goro Ono với
tác phẩm "Chính sách công nghiệp cho công cuộc đổi mới; “Một số kinh
nghiệm của Nhật Bản" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1998) đã phác họa
bức tranh toàn cảnh thực trạng và biến động của đát nƣớc Nhật Bản trong suốt
chiều dài lịch sử. Tác giả tập trung làm rõ khái niệm, nguồn gốc hình thành và
đặc trƣng của vấn đề công nghiệp – vấn đề ngày càng trở nên nóng bỏng và thu
hút sự quan tâm của toàn xã hội Nhật Bản. Điều này không chỉ cho ta thấy bức
tranh của xã hội Nhật Bản mà nó còn gợi mở cho chúng ta nhìn nhận đƣợc
nhiều vấn đề của công nghiệp Việt Nam hiện nay đặc biệt trong giai đoạn đẩy
mạnh CNH, HĐH.
Trong quá trình nghiên cứu về sự thần kỳ của Đông Á, nhiều tác giả
đã nghiên cứu về vai trò của Nhà nƣớc trong thực hiện các chính sách công
nghiệp nhƣ: Chang (1981), Noland, Pack (2000, 2002), Pindez (1982),
Donges(1980). Điểm chung của các tác giả này là đánh giá vai trò của nhà nƣớc
trong hoạch định chính sách, tầm nhìn của các nhà hoạch định trong việc thúc
đảy nền kinh tế phát triển. Các tác giả đã điểm lại tình hình thực tế trong việc
xây dựng, triển khai thực hiện chính sách công, vai trò của nhà nƣớc trong việc
thực thi các chính sách đó, từ đó đƣa ra một số bài học, kinh nghiệm.
Các nhà khoa học Việt Nam cũng đề cập đến các nội dung về chính sách
công nghiệp thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của nƣớc ngoài nhƣ: “Lý thuyết
về lợi thế so sánh: Sự vận dụng trong chính sách công nghiệp và thƣơng mại của
Nhật Bản” (Trần Quang Minh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000);
“Kinh tế học phát triển về công nghiệp hoá và cải cách nền kinh tế” (PGS.TS Đỗ
Đức Định, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004). Một số tác giả tiếp
6


cận chính sách công nghiệp qua nghiên cứu về công nghiệp hóa ở Việt Nam nhƣ:
“Một số vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” (GS.TS Đỗ Hoài
Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003); “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Việt Nam: Phác thảo lộ trình” (PGS.TS Trần Đình Thiên, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, 2002); “Tăng trƣởng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”
(TS. Võ Trí Thành, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007), Bên cạnh đó, một số
tác giả đã có những nghiên cứu về công nghiệp nông thôn phát huy lợi thế nhằm
đẩy mạnh phát triển kinh tế tỉnh.
1.1.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Mặc dù nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến
vấn đề chính sách công nghiệp nhƣ các công trình nghiên cứu khoa học các cấp,
bài tạp chí, sách chuyên khảo, tham khảo,… Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu
trong điều kiện thời gian mới, không gian mới với nhiều yếu tố tác động đan xen
nhiều chiều. Đặc biệt đề tài lựa tỉnh Phú Thọ làm địa điểm nghiên cứu với
những đặc thù và điều kiện riêng thì chƣa có công trình nào đề cập tới với những
lý do sau:
Một là vai trò của chính quyền địa phƣơng trong quá trình hoạch
định, thực thi, đánh giá các chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh trong
quá trình phát triển.
Hai là Chính sách công nghiệp có ý nghĩa quan trọng để thực hiện thành
công chiến lƣợc phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của một quốc gia.
Chính sách công nghiệp đúng đắn và có hiệu quả tạo nên hình ảnh của các
quốc gia, của mỗi địa phƣơng trong cả nƣớc. Cùng với quá trình phát triển ở
mỗi quốc gia, phát triển vùng địa phƣơng ngày càng đƣợc coi trọng. Chính
sách phát triển vùng, địa phƣơng ngày càng đƣợc quan tâm, đổi mới đã góp
phần thay đổi bộ mặt của các nƣớc đang phát triển với việc hình thành các
trung tâm kinh tế lớn là động lực phát triển, các KKT, KCN có sức cạnh
tranh toàn cầu, là công cụ thực hiện chiến lƣợc marketing địa phƣơng. Đồng
thời gắn bó, tạo dựng chính sách phát triển công nghiệp nông thôn, góp

phần phát triển đất nƣớc theo hƣớng bền vững.
7

Ba là Phân tích thực trạng chính sách phát triển công nghiệp tỉnh trong
giai đoạn 2000-2013; làm rõ quan hệ tác động của các chính sách phát triển
công nghiệp tới sự phát triển công nghiệp quy mô lớn hiện đại và phát triển
công nghiệp truyền thống, công nghiệp nông thôn;
Bốn là xây dựng các quan điểm, phƣơng hƣớng và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện một số chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển
công nghiệp phù hợp với tình hình cụ thể của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn đến
năm 2020;
Năm là đƣa ra những kiến nghị để góp phần hoàn thiện chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc nhằm phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp ở
các địa phƣơng nói riêng trong quá trình CNH-HĐH.
1.2 CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƢƠNG
1.2.1 Khái niệm Công nghiệp tại địa phương
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm công nghiệp tại địa phƣơng.
Có quan điểm cho rằng khái niệm công nghiệp tại địa phƣơng là một khái niệm
đƣợc dùng để chỉ một bộ phận của ngành công nghiệp đƣợc tiến hành ở địa
phƣơng, hay chính xác hơn là các hoạt động sản xuất mang tính chất công
nghiệp tại địa phƣơng để bao hàm toàn bộ những hoạt động phi nông nghiệp
diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của mỗi địa phƣơng, tức là bao gồm cả xây dựng
và các hoạt động dịch vụ khác. Nó bao gồm các ngành tiểu thủ công nghiệp, thủ
công cổ truyền, các ngành nghề công nghiệp mới, các tổ chức hoạt động dịch vụ
nông thôn với các quy mô khác nhau. Nói đến công nghiệp tại địa phƣơng là nói
đến phát triển ngành nghề công nghiệp, các tổ chức hoạt động kinh tế ngoài
nông nghiệp ở địa phƣơng.
Việc tồn tại những ý kiến khác nhau về khái niệm công nghiệp tại địa
phƣơng chủ yếu xuất phát từ thực trạng các doanh nghiệp công nghiệp ở địa
phƣơng còn nhỏ bé và có sự chia cắt trong quản lý giữa Trung ƣơng và địa

phƣơng; quy mô và chính sách phát triển công nghiệp tại địa phƣơng chƣa đƣợc
xác định rõ ràng, hợp lý. Ở các địa phƣơng có tỷ trọng nông nghiệp lớn trong cơ
cấu kinh tế thì công nghiệp tại địa phƣơng lại càng nhiều vẻ, nhiều dạng, quy mô
8

còn manh mún và chƣa ổn định, trình độ công nghệ thấp kém. Múc độ chuyên
môn hóa và phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn thôn còn thấp, có khi
nhiều ngành nghề công nghiệp và dịch vụ đan xen với nhau, khó tách biệt.
Những điều đó dễ dẫn tới cách hiểu đồng nhất khái niệm công nghiệp tại địa
phƣơng và công nghiệp nông thôn.
Trƣớc những quan điểm khác nhau nhƣ trên, cần tiếp cận khái niệm công
nghiệp tại địa phƣơng theo góc độ khác nhau.
Thứ nhất, tiếp cận theo địa bàn kinh tế tại địa phƣơng, công nghiệp tại địa
phƣơng đƣợc xem nhu khu vực công nghiệp đƣợc bố trí theo địa bàn quản lý.
Cách tiếp cận này thƣờng đƣợc chính quyền địa phƣơng sử dụng cho việc lập kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong vùng lãnh thổ của họ. Từ quan điểm này
công nghiệp tại địa phƣơng có thể đƣợc coi nhƣ một bộ phận của kinh tế địa
phƣơng, phát triển theo một tỷ lệ hợp lý khi so với các ngành kinh tế khác ở địa
phƣơng.
Thứ hai, tiếp cận theo ngành, công nghiệp tại địa phƣơng đƣợc coi là một
bộ phận của ngành công nghiệp đƣợc bố trí, phân bổ tại địa phƣơng có mối liên
kết chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trong ngành này và phát triển trong tổng
thể phát triển ngành công nghiệp của cả nƣớc.
Thứ ba, tiếp cận góc độ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp tại địa
phƣơng đƣợc hình thành từ một thực tế là mức tăng dân số cao, đời sống thấp,
ruộng đất canh tác hạn hẹp, thất nghiệp và bán thất nghiệp nhiều trong khu vực
nông thôn. Công nghiệp tại địa phƣơng đƣợc coi nhƣ một phƣơng tiện tạo ra
việc làm và thu nhập cho những ngƣời dân và là phƣơng thức thu hút có hiệu
quả lực lƣợng lao động dƣ thừa đang gia tăng ở nông thôn. Theo nhƣ cách tiếp
cận này công nghiệp tại địa phƣơng bao gồm toàn bộ những hoạt động sản xuất

công nghiệp và những dịch vụ liên quan ở nông thôn. Đây là phƣơng tiện phát
triển kinh tế - xã hội và giải quyết những vấn đề trong khu vực nông thôn nói
chung và củng cố công nghiệp nông thôn nói riêng. Nhƣ vậy, khái niệm công
nghiệp tại địa phƣơng sẽ tiếp cận trong bối cảnh mà hoạt động phát triển công
9

nghiệp đƣợc triển khai tại mỗi địa phƣơng đƣợc coi nhƣ là phƣơng tiện tạo ra
việc làm và thu nhập cho ngƣời dân, thu hút lao động dƣ thừa của địa phƣơng
đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Quá trình phát triển công nghiệp ở mỗi địa
phƣơng cũng bao gồm các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tạo thuận lợi
trong quá trình sản xuất. Những ngành công nghiệp đã hình thành và phát triển
cũng nhƣ đƣợc bố trí tại địa phƣơng dựa trên những lợi thế về đặc điểm tự
nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lực và những lợi thế khác, sử dụng có hiệu quả
nguồn nguyên liệu hoặc lao động tại địa phƣơng.
Thứ tư, tiếp cận từ góc độ tổ chức không gian kinh tế - xã hội theo lý thuyết
phát triển vùng địa phƣơng. Các lý thuyết phát triển vùng đã chỉ ra các nguyên
lý tổ chức không gian kinh tế - xã hội sao cho có hiệu quả nhất tác động sự phát
triển của vùng nhằm tăng cƣờng hiệu ứng và liên kết các quá trình phát triển
trong một trật tự kinh tế xã hội hƣớng tới phát triển bền vững. Cơ cấu kinh tế
vùng, địa phƣơng là biểu hiện về mặt vật chất cụ thể của phân công lao động xã
hội theo lãnh thổ. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ hợp lý là kết quả trực tiếp
của tổ chức không gian kinh tế - xã hội. Khi tiến hành tổ chức không gian cần
tính toán lựa chọn phƣơng án tốt nhất xác định các đối tƣợng vào lãnh thổ một
cách tối ƣu.
Chính vì vậy, việc tổ chức không gian kinh tế - xã hội tại vùng địa phƣơng
không chỉ bố trí hợp lý các đối tƣợng mà còn sàng lọc các đối tƣợng giữ lại trong
lãnh thổ để phù hợp với sức chứa của vùng địa phƣơng. Từ đó thúc đẩy sự phát
triển cao hơn của cơ cấu vùng địa phƣơng. Đó chính là kết quả lựa chọn và hình
thành các ngành kinh tế, các thành phần, tổ chức kinh tế phù hợp với đặc điểm tự
nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của vùng địa phƣơng. Cơ cấu kinh tế

vùng địa phƣơng hợp lý phải đảm bảo hai nhóm mục tiêu cơ bản: Mục tiêu phát
triển của bản thân vùng địa phƣơng; mục tiêu của nền kinh tế quốc dân thực hiện
theo chức năng vùng địa phƣơng trong chiến lƣợc phát triển của quốc gia.
Công nghiệp vừa và lớn đƣợc đặt tại các địa phƣơng nhƣ là kết quả của
chính sách phi tập trung công nghiệp của Chính phủ để làm giảm mật độ công
10

nghiệp của các đô thị. Những khu công nghiệp nhƣ thế thƣờng đƣợc bố trí tại
khu giáp ranh của các thành phố lớn, vừa có tác dụng giảm tải cho khu vực đô
thị và cung cấp thêm việc làm trong khu vực. Đối với khu vực nông thôn việc
phát triển công nghiệp thông qua những doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ,
với cơ sở sản xuất có trình độ công nghệ thích hợp, sử dụng vốn đầu tƣ phù hợp
với ngƣời dân nông thôn.
Phát triển công nghiệp tại địa phƣơng là tìm cách phát huy các mặt mạnh,
tìm kiếm và tạo ra những thế mạnh mới, tạo ra các giá trị gia tăng cho các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại,… liên quan đến các hoạt động của lĩnh
vực công nghiệp tại địa phƣơng; sự thay đổi các yếu tố và thái độ của các tác
nhân trong từng thời điểm nhất định.
Phát triển công nghiệp tại địa phƣơng đƣợc hiểu đó là việc cho lãnh thổ
vùng địa phƣơng chiến lƣợc phát triển công nghiệp đƣợc đảm bảo thực thi bởi
chính sách phát triển dựa trên lợi thế; chiến lƣợc này sẽ thƣờng xuyên đƣợc
đánh giá và xác định, điều chỉnh theo sự xuất hiện của các tình huống, các yếu tố
và tác nhân mới, hay theo sự phát triển của môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội
có liên quan.
Phát triển công nghiệp tại địa phƣơng không chỉ liên quan đến việc hội nhập
với thị trƣờng bên ngoài mà còn liên quan tới sự xóa bỏ những lỗ hổng tại địa
phƣơng đó, nghĩa là khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm những nhà cung
cấp và khách hàng ngay tại địa phƣơng của mình. Khuyến khích sự tƣơng tác
giữa các doanh nghiệp địa phƣơng sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh, phát triển công
nghệ cũng nhƣ quy mô đầu tƣ của doanh nghiệp tạo điều kiện thúc đẩy phát

triển kinh tế địa phƣơng.
Từ các cách tiếp cận trên có thể rút ra khái niệm công nghiệp tại địa phƣơng
đƣợc đề cập trong luận văn này bao gồm: Các ngành công nghiệp, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp trên địa bàn một tỉnh, vùng, theo ranh
giới địa lý xác định. Theo khái niệm này, công nghiệp tại địa phương đã bao
gồm không gian phân các loại hình sở hữu, loại hình quản lý, quy mô thuộc địa
11

bàn của một địa phương xác định. Công nghiệp tại địa phương là bộ phận của
công nghiệp quốc gia, gắn với không gian kinh tế - xã hội của địa phương theo
ranh giới xác định.
1.2.2 Vai trò của công nghiệp
1.1.2.1 Vai trò của công nghiệp trong đời sống kinh tế
- Công nghiệp tăng trƣởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia
- Công nghiệp cung cấp tƣ liệu sản xuất và trang thiết bị kỹ thuật cho các
ngành kinh tế.
- Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cƣ.
- Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội.
- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
1.2.2.2 Vai trò của công nghiệp địa phương
Phát triển công nghiệp tại địa phƣơng là những nội dung quan trọng, là hợp
phần của công nghiệp của mỗi quốc gia. Cho dù có nhiều cách tiếp cận và nhận
định khác nhau về phát triển công nghiệp tại địa phƣơng nhƣng hầu hết các quan
điểm này đều thống nhất đề cao vai trò của phát triển công nghiệp tại địa
phƣơng, đó là:
- Phát triển công nghiệp tại địa phương đóng góp vào sự tăng trưởng của
vùng địa phương nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung:
Phát triển công nghiệp tại địa phƣơng góp phần huy động vốn tích luỹ, đồng
thời tác động đến phát triển ngành nông nghiệp và các hoạt động kinh tế phi
nông nghiệp khác tại chỗ, giúp hiện đại hoá trong nông nghiệp và tăng thu nhập

của ngƣời dân.
Chính sách phát triển công nghiệp nông thôn là một phần quan trọng trong
chính sách phát triển công nghiệp tại địa phƣơng hƣớng vào sử dụng các sản
phẩm của nông nghiệp cung cấp nhƣ nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm của
nó ra thị trƣờng nông thôn. Công nghiệp nông thôn cũng có thể tạo ra mối liên
kết giữa thành thị và nông thôn bằng những mối liên kết với công nghiệp lớn ở
thành thị, giúp giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn không chỉ về thu
12

nhập và mà còn cả kỹ thuật.
Hiểu theo nghĩa về năng suất và sử dụng lao động, phát triển công nghiệp tại
địa phƣơng định hƣớng giữa sử dụng nhiều vốn (công nghệ hiện đại) và công
nghiệp nông thôn quy mô nhỏ truyền thống. Trong nhiều trƣờng hợp, sử dụng
kỹ thuật trung bình, công nghệ thích hợp, do đó sử dụng nhiều lao động. Các
nƣớc đang phát triển cũng có chính sách bảo vệ và phát triển công nghiệp nông
thôn truyền thống nhƣng không phải là quá trình sản xuất bằng những máy móc
lạc hậu lỗi thời.
Nhƣ vậy, phát triển công nghiệp nông thôn phù hợp đã không làm suy giảm
công nghiệp ở các khu công nghiệp tập trung, mà bổ sung và làm mạnh thêm
cho công nghiệp thành phố, đồng thời tạo ra những lợi thế của chính mình trong
quá trình phát triển do các yếu tố:
+ Sự vận động mang tính địa lý của các yếu tố sản xuất không hoàn hảo,
phát triển công nghiệp phân tán sẽ đẩy nhanh mức độ sử dụng các nguồn lực sản
xuất sẵn có của đất nƣớc thông qua tăng cƣờng nguồn lực tại chỗ.
+ Sử dụng công nghệ thu hút nhiều lao động làm cho hệ số vốn/lao động
trong công nghiệp nông thôn thấp hơn so với công nghiệp cùng quy mô ở thành
thị. Điểm này đƣợc coi là phù hợp với mức độ sử dụng nguồn lực tƣơng ứng và
khai thác các lợi thế so sánh của khu vực nông thôn.
+ Sản xuất quy mô nhỏ thƣờng linh hoạt hơn và có khả năng thích ứng hơn
với các hoàn cảnh kinh tế đang thay đổi hơn là sản xuất quy mô lớn.

+ Công nghiệp nông thôn hƣớng vào phát triển các doanh nghiệp quy mô
nhỏ nói chung là cơ sở sản sinh ra tài năng và kỹ năng kinh doanh.
Mặt khác, phát triển công nghiệp hiện đại tập trung theo vùng trong từng địa
phƣơng có tác động lan toả về kinh tế và xã hội của vùng, lãnh thổ tạo áp lực lên
hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo nên hiện tƣợng di dân và tập trung lao động,
làm hạt nhân hình thành đô thị công nghiệp,…Tác động lan toả này nó kích
thích sự phát triển cho cả vùng, từng địa phƣơng. Bởi vậy, tạo ra sự phát triển
không chỉ kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các ngành công nghiệp mà còn kích thích
xây dựng các công trình hạ tầng xã hội nhƣ nhà ở, bệnh viện, trƣờng học, khu
13

vui chơi giải trí, trung tâm thƣơng mại, Từ đây tạo dựng sự phát triển đồng bộ
kinh tế - xã hội của vùng, địa phƣơng.
- Phát triển công nghiệp tại địa phương góp phần giải quyết việc làm, giảm
nghèo và giải quyết vấn đề xã hội
Phát triển công nghiệp tại địa phƣơng tạo công ăn việc làm, thu nhập, xoá
đói giảm nghèo và góp phần tiến tới phân phối thu nhập công bằng hơn. Tạo
việc làm đƣợc coi nhƣ một mục tiêu hàng đầu của công nghiệp hoá ở địa
phƣơng vì khu vực nông thôn tƣơng đối lạc hậu và đang gặp phải tình trạng thất
nghiệp và bán thất nghiệp (tình trạng nông nhàn).
Phát triển công nghiệp tại địa phƣơng đóng góp vào chƣơng trình công
nghiệp hoá nông thôn nhƣ là những phƣơng thức tạo ra việc làm phi nông
nghiệp trong khu vực nông thôn. Công nghiệp nông thôn có xu hƣớng sử dụng
nhiều lao động. Tuy vậy, khu vực công nghiệp truyền thống ở các nƣớc đang
phát triển có năng suất lao động thấp thƣờng trả tiền công cho công nhân rẻ,
điều kiện làm việc không tốt. Do đó, cần có những chính sách trợ giúp từ phía
chính quyền địa phƣơng hay từ phía chính phủ để chúng tiếp tục tồn tại và phát
triển trên cơ sở tạo môi trƣờng thuận lợi để chúng tự đổi mới. Nhƣng hiện đại
hoá cũng cần phải có thời gian, nên đa số các nƣớc đang phát triển đều ủng hộ
và bảo vệ khu vực phi nông nghiệp truyền thống vì nếu chúng bị triệt tiêu, một

số lƣợng lớn ngƣời dân nông thôn sẽ mất những nguồn thu nhập mà họ có và
nếu một khi khu vực này bị thủ tiêu thì nó không còn khả năng phát triển trở lại.
Phát triển công nghiệp tại địa phƣơng làm giảm sự mất cân đối xuất hiện trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội. Các nƣớc đang phát triển có nền kinh tế mang
đặc trƣng đậm nét hai khu vực: Khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Khu
vực nông thôn cơ bản là nghèo và lạc hậu. Khu vực thành thị chứa đựng tiềm
năng phát triển nhanh hơn. Phát triển công nghiệp tại địa phƣơng có thể thúc
đẩy chuyển đổi nông thôn và do đó làm cầu nối để thu hẹp khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn. Di dân quá lớn tới thành thị tại một số nƣớc đang phát
triển đã tạo thêm gánh nặng cho thành thị và bỏ lại khu vực nông thôn một
khoảng trống về thiếu hụt nhân lực, ngành nghề, kỹ thuật và tiềm năng phát
14

triển hơn trƣớc. Ngƣời dân từ khu vực nông thôn di chuyển ra thành phố vì họ
không có nhiều việc làm trong khu vực nông thôn. Trong nhiều trƣờng hợp họ
chuyển tới thành phố sự nghèo đói và thất nghiệp, Phát triển công nghiệp tại
địa phƣơng là phƣơng tiện để hạn chế di dân từ nông thôn vào thành phố và làm
giảm các vấn đề đô thị hoá và tăng dân số ở các thành phố lớn mà không thể
kiểm soát. Chính sách công nghiệp địa phƣơng sẽ hạn chế xu hƣớng này ở một
mức độ nào đó.
- Phát triển công nghiệp tại địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh của
vùng địa phương
Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng lên đối với các nhà sản xuất cùng với xu
hƣớng toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới. Trong tác phẩm
“lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990), M. Porter vận dụng những cơ sở lý luận
cạnh tranh trong mỗi quốc gia của mình vào lĩnh vực cạnh tranh quốc tế và đƣa
ra lý thuyết nổi tiếng là mô hình “viên kim cƣơng”. Các yếu tố quyết định của
mô hình là điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu, các ngành hỗ trợ
và bối cảnh cạnh tranh, chiến lƣợc và cơ cấu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có 2
biến số bổ sung là vai trò của nhà nƣớc và yếu tố thời cơ. Sự thành công của các

quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: Lợi thế
cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu
quả đƣợc thể hiện ở môi trƣờng phát triển địa phƣơng. Phát triển công nghiệp tại
địa phƣơng góp phần quan trọng vào kiến tạo năng lực cạnh tranh của vùng địa
phƣơng trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu, gia tăng các yếu tố cạnh tranh theo quan
điểm của M. Porter.
Thực tế trong thực thi phát triển công nghiệp tại địa phƣơng, một số quốc
gia đã ứng dụng thành công mô hình của M. Porter. Một số vùng địa phƣơng
không chỉ tham gia cạnh tranh trong nƣớc mà đã nổi lên nhƣ là các địa chỉ cạnh
tranh trên phạm vi toàn cầu. Trong hơn hai thập kỷ qua, cùng với hợp tác kinh tế
toàn cầu và sự tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ ở một số quốc gia khu vực Châu Á,
công nghiệp trở thành một thành phần cơ bản của nền kinh tế quốc dân ở mỗi

×