Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN THỊ VUI


QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH BẮC NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH




Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN THỊ VUI


QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH BẮC NINH



Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LƢƠNG THANH



Hà Nội – 2013

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trƣờng Đại học Kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt thời gian học
tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Lƣơng Thanh đã tận tình hướng dẫn
tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Vui



ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI 12
1.1. Lý luận chung về Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và Doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 12
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. 12
1.1.2. Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 14
1.1.3. Tác động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
phát triển kinh tế - xã hội. 15
1.2. Quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài tại địa bàn cấp tỉnh 17
1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài 17
1.2.2. Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh. 19
1.2.3. Nội dung của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh. 20
1.3. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
của quốc tế và một số địa phƣơng trong nƣớc 26


iii
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
quốc tế 26
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
một số địa phương trong nước 28
1.3.3. Một số bài học rút ra đối với công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đối với tỉnh Bắc Ninh. 30
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH
BẮC NINH 32
2.1. Thực trạng thu hút và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Bắc Ninh 32
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 32
2.1.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh 35
2.1.3. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại tỉnh Bắc Ninh 37
2.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Bắc Ninh 41
2.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển 41
2.2.2. Ban hành quy định của tỉnh 42
2.2.3. Cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 43
2.2.4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư 44
2.2.5. Quản lý về nghĩa vụ thuế 44
2.2.6. Quản lý về lao động – tiền lương 45
2.3. Đánh giá chung về quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc tại tỉnh Bắc Ninh 49
2.3.1. Những thành công đã đạt được 49
2.3.2. Những mặt còn hạn chế 50
2.3.3. Một số nguyên nhân hạn chế 52


iv
Chƣơng 3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH
BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020 54
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng đến việc thu hút FDI tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2020. 54
3.1.1. Bối cảnh quốc tế 54
3.1.2. Bối cảnh trong nước 55
3.1.3. Sự ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và trong nước đến việc thu hút FDI tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2020 56
3.2. Định hƣớng phát triển và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý
Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc của
tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. 57
3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 57
3.2.2. Định hướng thu hút FDI tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 60
3.2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 63
3.3. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 64
3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, lập kế hoạch 64
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách để quản lý doanh nghiệp FDI theo
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các quy định có liên quan 65
3.3.3. Tạo các điều kiện để doanh nghiệp đầu tư kinh doanh 66
3.3.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 69
3.3.5. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý 70
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Thuật ngữ
viết tắt
Thuật ngữ viết đầy đủ
1
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Nations)
2
BOT
Hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build -
Operation - Transfer)
3
BT
Hình thức Xây dựng - Chuyển giao (Build - Transfer)
4
BTO
Hình thức Đầu tư - Chuyển giao – Kinh doanh (Build-
Transfer-Operation)
5
CHH-HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
6
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
7
ĐTNN

Đầu tư nước ngoài
8
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
9
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
10
GTSX
Giá trị sản xuất
11
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
12
JETRO
Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (Japan External Trade
Organization)
13
JICA
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International
Cooperation Agency)
14
KCN
Khu công nghiệp
15
KOTRA
Vắn phòng xúc tiến thương mại Hàn Quốc (Korea Trade
Promotion Agency)
16
QLNN

Quản lý Nhà nước
17
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development
Assistance)

vi
18
OECD
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (Organisation for
Economic Co-operation and Development)
19
PCI
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial
Competitiveness Index)
20
PPP
hình thức đầu tư đối tác công tư (Public Private
Partnerships)
21
TNCs
Các công ty xuyên quốc gia (Trans-National Companies)
22
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
23
UBND
Ủy ban Nhân dân
24
VNĐ

Việt Nam đồng
25
VCCI
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
26
WTO
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)



vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. So sánh một số chỉ tiêu của Bắc Ninh với cả nước và vùng Đồng bằng
sông Hồng năm 2010 34
Bảng 2.2. Cơ cấu thu hút FDI theo đối tác 37
Bảng 2.3. Vốn đầu tư thực hiện khu vực FDI 37
Bảng 2.4. Số lượng và cơ cấu lao động chia theo khu vực 38
Bảng 2.5. Số lượng và cơ cấu lao động theo vị trí làm việc năm 2011 47
Bảng 2.6 Lương bình quân của người lao động trong doanh nghiệp FDI so với
các doanh nghiệp khác 48
Bảng 2.7. Mức chênh lệch về lương của các nhóm lao động trong DN năm 2011 . 49






viii
DANH MỤC HÌNH VẼ


Đồ thị 2.1. Vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp FDI 38
Đồ thị 2.2. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với khu vực trong nước 40
Đồ thị 2.3. Tỷ trọng nộp ngân sách khu vực FDI và kinh tế trong nước vào thu
ngân sách toàn tỉnh giai đoạn 2001-2012 45



1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại diễn ra nhanh chóng,
nhiều quốc gia và nhiều công ty đang nắm trong tay lượng vốn dự trữ khổng lồ
có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nước
thiếu vốn nhưng có nhu cầu đầu tư lớn. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư
nước ngoài giúp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ…Vì vậy, đầu tư nước ngoài là
một xu thế đặc trưng của toàn cầu hóa là nhân tố quan trọng đối với những nước
đang phát triển.
Nắm vững xu thế đó, Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần
khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức
mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH phát triển của đất nước.
Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, với việc ban hành Luật ĐTNN
năm 1987 và sửa đổi năm 2005, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng phát huy
vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam.

Đầu tư nước ngoài không chỉ có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã
hội của cả nước, mà còn đối với mỗi một địa phương như tỉnh Bắc Ninh.
Trải qua 16 năm xây dựng và phát triển (Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày
01/01/1997), nhờ có nhiều lợi thế, nên tỉnh đã đạt được những thành quả kinh tế
quan trọng: kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 14,1%/năm; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH-
HĐH, năm 2012, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 77,82%, dịch vụ 16,57%,
nông lâm nghiệp thủy sản 5,61%.

2
Đóng góp vào những thành quả phát triển kinh tế - xã hội nêu trên có vai trò
quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Nhờ có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng tốt, cùng với việc triển
khai nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải
thiện môi trường đầu tư, đặc biệt kể từ khi thống nhất Luật Đầu tư năm 2005, vốn
đầu tư vào tỉnh liên tục tăng qua các năm. Tính đến hết năm 2012, Bắc Ninh đã thu
hút 343 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký khoảng 4,5 tỷ USD.
Dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
(chiếm 67% số lượng dự án và số vốn đầu tư), xây dựng và kinh doanh bất động sản
(chiếm 14% số lượng dự án và 13% số vốn đầu tư). Về đối tác, Hàn Quốc và Nhật
Bản là hai quốc gia có số lượng dự án đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư vào Bắc
Ninh lớn nhất. Tính đến năm 2012, Hàn Quốc có 127 dự án đang hoạt động chiếm
tỷ trọng 37% số dự án và với số vốn chiếm hơn 50% tổng số vốn FDI của tỉnh. Số
lượng dự án đầu tư của Nhật là 66 dự án với 961,3 triệu USD chiếm 17% tổng số
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn tỉnh Bắc Ninh.
Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh tăng dần qua các năm:
năm 2006 là 9,7%; năm 2011 là 40,03% và năm 2012 là 47,5% tổng sản phẩm xã
hội toàn tỉnh. Giá trị sản xuất khu vực ĐTNN tăng nhanh qua các năm; Năm 2005
đạt 1.462 tỷ đồng và năm 2010 đạt 22.859 tỷ đồng, chiếm 62% GTSX công nghiệp
toàn tỉnh.

Doanh nghiệp FDI đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo
hướng CNH-HĐH. Giá trị sản xuất khu vực ĐTNN giai đoạn 2001-2005 đạt 5.184
tỷ đồng, chiếm 24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và giai đoạn 2006-2010 đạt
43.681 tỷ đồng, chiếm 46% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2012,
GTSX công nghiệp khu vực này chiếm 83%. Đây là mức lớn nhất từ trước đến nay,
trong đó chủ yếu từ ngành chế biến, chế tạo (sản xuất linh kiện điện tử).
Doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của
Bắc Ninh. Giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt 54,85
triệu USD, chiếm 19,2% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Giai đoạn 2006 – 2010,

3
đạt 2.444,3 triệu USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Năm 2011 và
2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 7.581 triệu USD và 13.579 triệu USD. Đây là những
năm kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đồng thời chiếm tỷ trọng
cao (97,73% và 98,97%) trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Sự phát triển của doanh nghiệp FDI đã đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu
ngân sách của tỉnh. Giai đoạn 2001-2005, doanh nghiệp FDI trên địa bàn đã đóng
góp 259 tỷ đồng, chiếm 8% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; Giai đoạn 2006-2010,
đóng góp 1.565 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh và năm 2012,
mức đóng góp tăng lên 15,44%.
Doanh nghiệp FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Năm
2006, doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho 7.699 người lao động, chiếm 12% tổng
số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2010, đã tăng lên 36.800
người, chiếm 30,9% tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh.
Ngoài những kết quả nêu trên, các doanh nghiệp FDI còn đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành nhiều ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như:
công nghiệp điện tử, công nghệ cao; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, năng lực
quản lý kinh doanh; thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều sản phẩm mới.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên đây là sự cố gắng
nỗ lực của công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Dựa trên các chính sách

thu thút đầu tư chung của cả nước, các cơ quan quản lý đã cụ thể hóa thành các
chính sách của tỉnh nhằm tạo ra một môi trường thông thoáng hấp dẫn, thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước
về đầu tư của tỉnh vẫn còn một số hạn chế bất cập.
Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư của Bắc Ninh còn
quá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sự
quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau
cấp phép đầu tư. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban Nhân dân cấp
huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp dự án

4
FDI chưa đồng bộ. Công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp
phép còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư
nước ngoài chưa đủ mạnh. Một số dự án FDI không đạt hiệu quả mong muốn, một
số dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phép
đầu tư.
Xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả đầu tư của vốn FDI trên phương
diện đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàng
năm trên tổng vốn đăng ký đầu tư thì chỉ số của Bắc Ninh vẫn còn chưa cao. Ngoài
ra, một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh chấp về
quyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động, an toàn lao động, gây ô nhiễm
môi trường, vay nợ và không có khả năng thanh toán…Thực trạng đó đã ảnh hưởng
nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự
án đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm sức thu hút đối với các nhà đầu tư
nước ngoài khác.
Thực trạng trên đây đã đặt ra rất nhiều vấn đề cho phía cơ quan quản lý Nhà
nước của tỉnh. Đó là làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả các doanh nghiệp
FDI nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh?

Từ những lý do trên đây, nên tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh” cho luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu. Dưới đây là nghiên cứu của
một số tác giả:
- Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mại (2012), trong “Giải pháp thúc đẩy và nâng cao
chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa học
diễn ra tại Hà Nội, tháng 3/2012, đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất
lượng dòng vốn FDI và làm thế nào để quản lý, sử dụng một cách hiệu quả nguồn

5
vốn này nhằm góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam đến năm 2020.
- Phạm Thị Thanh Hiền, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh (2011),
Đề tài “Tác động của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam”, Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã phân tích tác động của môi trường thể
chế cấp tỉnh đối với khả năng thu hút FDI thông qua đo lường tác động của các chỉ
số thành phần PCI đến FDI, từ đó đánh giá yếu tố thuộc về thể chế có tác động
mạnh nhất và các yếu tố có tác động yếu hơn đến FDI. Đề tài đã đưa ra những
khuyến nghị chính sách đối với tỉnh nhằm tăng cường thu hút đầu tư.
- Nguyễn Thị Thanh Hải (2012), “Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn
thạc sỹ Đại học Quốc gia Đà Nẵng, đã đưa ra : (1) cơ sở lý luận, khoa học và thực
tiễn về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẳng định vai trò của
loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế; nêu lên sự cần thiết khách quan
quản lý hành chính Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài hiện nay. (2) Nêu hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đánh giá thực trạng hoạt

động QLNN đối với các doanh nghiệp đó, các thành tựu đạt được, một số hạn chế,
yếu kém cần khắc phục và chỉ ra các nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém đó.
(3) Đưa ra phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN
đối với các doanh nhiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
- Nguyễn Thị Hải Yến (2012), trong “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ”, Luận văn thạc sỹ
ngành kinh tế chính trị - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội , đã đề cập đến
nội dung : lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI ở địa
bàn cấp tỉnh; đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp
hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới.

6
- Luận văn “Hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam” được đăng tải trên trang: www.luanvan.net.vn đề cập đến nội
dung : những lý luận chung và hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam, đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý về ĐTNN.
- Luận án “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam” được đăng tải trên trang:
www.luanvan.co. Đây là một trong những công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên
cứu có hệ thống và tương đối toàn diện lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước
bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam Việt Nam.
- Luận văn “Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh” được đăng tải trên trang:
www.luanvan.co đề cập tới nội dung : môi trường đầu tư và các nhân tố thuộc môi
trường đầu tư, thực trạng công tác hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh
và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện môi trường đầu tư.
Bên cạnh đó, trên các báo, tạp chí và trang thông tin điện tử cũng đã có không

ít bài viết đề cập đến vấn đề có liên quan này:
- GS.TS Nguyễn Bích Đạt (2004), “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài – vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam”, đề tài KH-CN cấp Nhà nước KX01.05, Hà Nội.
- Nguyễn Chí Dũng, Luận án Tiến sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội, 1996, “Hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động FDI ở Việt Nam”.
- Cao Thị Lệ (2008), Luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế Chính trị, “Khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam”.
- Mai Thanh “Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI
tại Hà Nội”, chuyên mục Quản lý kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân.
- Trần Xuân Giá (2001),“Môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2001.

7
- Thanh Thủy (2010), “Vốn FDI: thu hút và quản lý sao cho hiệu quả”, Báo
Thông tin tài chính số 16/2010.
- Vũ Thị Thu Hằng (2010), “Một số giải pháp tăng cường quản lý doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam”, Tạp chí quản lý Nhà nước số 176/2010.
- “Chấn chỉnh quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Website của Thông
tấn xã Việt Nam – 21/9/2011.
- “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài”,
website của Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam:
- “Nhìn lại 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, “Một số
vấn đề đặt ra trong phân cấp quản lý FDI tại Việt Nam” đăng trên website:
www.tapchitaichinh.vn.
- Nguyễn Văn Hùng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế (2001), Học viện CTQG Hồ
Chí Minh, “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt
Nam hiện nay”.
- Phan Thị Mỹ Hạnh, Luận văn thạc sỹ kinh tế (2000), “Đổi mới quản
lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh

Đồng Nai”.
Qua nghiên cứu, các tài liệu đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn
quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
vai trò, nội dung, yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài; phân tích và quản lý Nhà nước đối với hoạt động của loại hình
doanh nghiệp này trong những năm qua, nghiên cứu kinh nghiệm một số nước để từ
đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI
ở Việt Nam và ở một số địa phương.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản
lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, hiện tại chưa có tài
liệu nào đi sâu vào nghiên cứu về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể là :

8
Mục tiêu, nội dung của quản lý nhà nước đối các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là gì; thực trạng quản lý nhà nước
tại tỉnh Bắc Ninh thời gian qua như thế nào; những nguyên nhân chủ yếu nào làm
hạn chế hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong thời gian qua;
và cần phải tiến hành những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn trong thời gian tới?
Những vấn đề đặt ra trên đây chính là những khoảng trống để tác giả luận văn
tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Mục tiêu chung : Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI ở phạm vi quốc gia cũng như địa bàn
cấp tỉnh.
- Mục tiêu cụ thể : Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện
quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới.

3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
FDI ở địa bàn cấp tỉnh.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương và rút ra bài học cho Bắc Ninh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý Nhà nước đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

9
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Các dự án FDI trong và ngoài
khu công nghiệp).
- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng 10 năm 2002-
2012, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2013-2020.
- Phạm vi nội dung : Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với
doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Cụ thể như :
+ Tạo lập môi trường thu hút đầu tư (pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, kinh tế- xã
hội…)
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp FDI (Thuế, phí, mặt bằng …)
+ Thanh tra giám sát các dự án FDI
+ Các nội dung khác
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện

chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu so sánh kết
hợp lý luận, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để phân tích, đánh giá, luận giải các nội dung
của luận văn. Cụ thể như sau:
5.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Nghiên cứu một cách toàn diện, lịch sử và cụ thể về hoạt động quản lý Nhà
nước đối với doanh nghiệp FDI và vai trò của loại hình doanh nghiệp này đối với
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mối liên hệ biện chứng giữa các nhân tố thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, những đóng góp, hạn chế trong 10 năm trở lại đây và đề
xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với loại hình doanh
nghiệp nói trên tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
5.2. Các phương pháp thống kê
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ các báo cáo của các cơ quan có liên quan như Cục
Thống kê, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,

10
Cục Thuế Bắc Ninh, để tổng hợp số liệu về số lượng các doanh nghiệp, dự án
FDI, số vốn đăng ký, số vốn giải ngân, cơ cấu FDI, số liệu về những đóng góp trong
xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp,
5.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tổng hợp theo các
phương pháp tổng hợp thống kê như sắp xếp, phân tổ, hệ thống các bảng biểu thống
kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất.
5.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Sau khi đã thu thập và tổng hợp số liệu thì phải phân tích được số liệu, sử
dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp mô tả thống kê.
- Sử dụng các phương pháp so sánh, mô hình hoá, đồ thị.
6. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn đã góp phần làm rõ thực trạng về hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đặc biệt là thực trạng quản lý Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp FDI
tại tỉnh Bắc Ninh. Luận văn đã đánh giá được những thành công và hạn chế của
công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh trong
thời gian từ 2002-2012.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý Nhà nước đối với các
doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm
góp phần hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể như: tăng cường cơ chế phối hợp trong công tác quản
lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI; ban hành các chính sách hỗ trợ đối với
các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; hoàn thiện các quy hoạch, đặc biệt là quy
hoạch sử dụng đất; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư;
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh.
Các kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ quản lý
Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh.

11
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, bao gồm ba chương cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh.
Chƣơng 3: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.

12
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI

1.1. Lý luận chung về Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và Doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
1.1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau đề cập đến khái niệm đầu tư trực
tiếp nước ngoài, song tất cả đều cố gắng khai thác một hoặc một vài khía cạnh của
vấn đề nhằm khái quát hóa bản chất, nội dung, hình thức của hoạt động này, có thể
kể đến một vài quan điểm như:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI:
Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty
nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân
hay công ty nước ngoài đó nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này [30].
Theo OECD: FDI phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh
tế (nhà đầu tư trực tiếp) muốn có được lợi ích lâu dài trong một thực thể cư trú tại
một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp)
(OECD, 1996).
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được một tài sản ở một nước khác
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với
các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp
đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là
“công ty con” hay “chi nhánh công ty”.[30]

13

Khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997 đề cập đến khía cạnh
khác của đầu tư trực tiếp nước ngoài là: số vốn đầu tư được thực hiện để thu được
lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế
của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là có được tiếng nói hiệu lực và đạt hiệu
quả cao trong quản lý doanh nghiệp. Khái niệm này cho thấy, sự khác nhau cơ bản
giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp là mục đích của các nhà đầu tư.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) đã nêu: “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài
sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [3, tr.8].
Luật Đầu tư năm 2005 tại Việt Nam đã định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản
hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu
tư” [2, tr.1; 12, tr.2].
Dù cách nhìn nhận khác nhau, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một
hình thức xuất khẩu tư bản trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản
lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Nhà đầu tư nước ngoài có một lượng
vốn lớn đầu tư vào nước sở tại và tuân thủ theo các hình thức đầu tư do pháp luật
nước đó quy định nhằm thu lợi nhuận cao.
1.1.1.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật Đầu tư năm 2005, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao
gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu
tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần,
sáp nhập, mua lại [6, tr.2].
Doanh nghiệp có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có 2 hình thức
doanh nghiệp là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài. Cả hai loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này đều là công ty trách
nhiệm hữu hạn và đều là những dự án đầu tư đơn ngành, đơn lĩnh vực. Đối với lĩnh
vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định việc
thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, đồng thời cũng quy định những bảo đảm và
ưu đãi đầu tư.


14
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp do doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do
doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên
doanh. Doanh nghiệp liên doanh còn bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài đã thành lập tại Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, cơ sở
khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở trong nước đáp ứng các
điều kiện do Chính phủ Việt Nam quy định.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và
tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Thứ nhất, doanh nghiệp FDI là những tổ chức kinh tế chủ yếu được thành lập
theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có một phần hoặc toàn bộ số vốn nước
ngoài. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tự kiểm soát
hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình, hợp tác với
địa phương sở tại trên nguyên tắc “cùng có lợi”.
Thứ hai, quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, chủ yếu là
người nước ngoài quản lý trực tiếp và nắm giữ vị trí chủ chốt, các doanh nghiệp
chịu ảnh hưởng của bên nước ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều ra
đời và hoạt động theo luật pháp của Nhà nước Việt Nam và luật pháp quốc tế (bao
gồm luật pháp của các quốc gia xuất thân của các bên và luật pháp quốc tế).
Thứ ba, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI phải có sự cân đối
giữa lợi ích của địa bàn sở tại với nhà đầu tư. Mục tiêu cao nhất của các doanh
nghiệp FDI là lợi nhuận kinh tế, trong khi đó mục tiêu của nước sở tại là phát triển
kinh tế - xã hội, nên đôi khi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng. Do đó, để điều hòa được

mối quan hệ này cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên.

15
Thứ tư, thời gian hoạt động của các doanh nghiệp FDI do Chính phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đối với từng dự án, thường không
quá 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể dài hơn nhưng tối đa không quá 70 năm.
Thứ năm, thông qua hợp tác đầu tư, doanh nghiệp FDI và địa bàn tiếp nhận có
sự gặp gỡ, trao đổi về văn hoá, triết lý kinh doanh, pháp luật, ngôn ngữ, lối sống,
thói quen của hai bên. Đặc biệt, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp FDI
tương đối phức tạp, nhiều khi mang sắc thái chính trị, tôn giáo rõ rệt, có thể gây khó
khăn cho nước nhận đầu tư.
Thứ sáu, doanh nghiệp FDI hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản
trị hoặc Hội đồng thành viên. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng
quản trị, Hội đồng thành viên. Các cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam chỉ
thực hiện chức năng quản lý về mặt Nhà nước đối với các hoạt động của loại hình
doanh nghiệp này, vì vậy, để phát huy vai trò của các doanh nghiệp và hạn chế
những tác hại do chạy theo lợi nhuận kinh tế gây ra, các cơ quan Nhà nước cần nâng
cao năng lực quản lý với loại hình doanh nghiệp này.
1.1.3. Tác động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1 Tác động tích cực
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư, tăng kim
ngạch xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thu ngân
sách Nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, FDI còn mang lại các tác động
gián tiếp (còn gọi là tác động tràn), tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộc
các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ; cải tiến công tác quản
lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước tiếp nhận đầu tư tháo gỡ những khó
khăn, lúng túng ban đầu về thị trường, kinh nghiệm quản lý-kinh doanh quốc tế,
hoàn thiện môi trường pháp lý, chính sách tài chính, tiền tệ, phát triển hạ tầng cứng-

mềm, các thủ tục hải quan, hành chính…

×