Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.93 KB, 7 trang )

Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh


Nguyễn Thị Vui


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lương Thanh
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý nhà nước; Doanh nghiệp; Quản lý kinh tế; Bắc Ninh

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại diễn ra nhanh chóng, nhiều quốc
gia và nhiều công ty đang nắm trong tay lượng vốn dự trữ khổng lồ có nhu cầu đầu tư ra nước
ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nước thiếu vốn nhưng có nhu cầu đầu tư lớn. Đối
với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài giúp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ…Vì vậy, đầu tư nước ngoài là một xu
thế đặc trưng của toàn cầu hóa là nhân tố quan trọng đối với những nước đang phát triển.
Nắm vững xu thế đó, Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ
phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thu hút đầu tư
nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp
tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH phát triển của đất
nước.
Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, với việc ban hành Luật ĐTNN năm 1987 và
sửa đổi năm 2005, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có


những đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đầu tư nước ngoài không chỉ có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của cả
nước, mà còn đối với mỗi một địa phương như tỉnh Bắc Ninh.
Trải qua 16 năm xây dựng và phát triển (Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày 01/01/1997), nhờ
có nhiều lợi thế, nên tỉnh đã đạt được những thành quả kinh tế quan trọng: kinh tế tăng trưởng ở
mức cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,1%/năm; cơ cấu nền kinh tế chuyển
dịch tích cực theo hướng CNH-HĐH, năm 2012, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 77,82%,
dịch vụ 16,57%, nông lâm nghiệp thủy sản 5,61%.
Đóng góp vào những thành quả phát triển kinh tế - xã hội nêu trên có vai trò quan trọng của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Nhờ có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng tốt, cùng với việc triển khai nhiều chính
sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt
kể từ khi thống nhất Luật Đầu tư năm 2005, vốn đầu tư vào tỉnh liên tục tăng qua các năm. Tính
đến hết năm 2012, Bắc Ninh đã thu hút 343 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký
khoảng 4,5 tỷ USD.
Dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 67%
số lượng dự án và số vốn đầu tư), xây dựng và kinh doanh bất động sản (chiếm 14% số lượng dự
án và 13% số vốn đầu tư). Về đối tác, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có số lượng dự án
đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư vào Bắc Ninh lớn nhất. Tính đến năm 2012, Hàn Quốc có 127
dự án đang hoạt động chiếm tỷ trọng 37% số dự án và với số vốn chiếm hơn 50% tổng số vốn FDI
của tỉnh. Số lượng dự án đầu tư của Nhật là 66 dự án với 961,3 triệu USD chiếm 17% tổng số vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn tỉnh Bắc Ninh.
Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh tăng dần qua các năm: năm 2006 là
9,7%; năm 2011 là 40,03% và năm 2012 là 47,5% tổng sản phẩm xã hội toàn tỉnh. Giá trị sản xuất
khu vực ĐTNN tăng nhanh qua các năm; Năm 2005 đạt 1.462 tỷ đồng và năm 2010 đạt 22.859 tỷ
đồng, chiếm 62% GTSX công nghiệp toàn tỉnh.
Doanh nghiệp FDI đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH-
HĐH. Giá trị sản xuất khu vực ĐTNN giai đoạn 2001-2005 đạt 5.184 tỷ đồng, chiếm 24% tổng giá
trị sản xuất công nghiệp và giai đoạn 2006-2010 đạt 43.681 tỷ đồng, chiếm 46% tổng giá trị sản
xuất công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2012, GTSX công nghiệp khu vực này chiếm 83%. Đây là mức

lớn nhất từ trước đến nay, trong đó chủ yếu từ ngành chế biến, chế tạo (sản xuất linh kiện điện tử).
Doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh. Giai
đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt 54,85 triệu USD, chiếm 19,2% kim
ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Giai đoạn 2006 – 2010, đạt 2.444,3 triệu USD, chiếm 54% kim ngạch
xuất khẩu của cả tỉnh. Năm 2011 và 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 7.581 triệu USD và 13.579
triệu USD. Đây là những năm kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đồng thời
chiếm tỷ trọng cao (97,73% và 98,97%) trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Sự phát triển của doanh nghiệp FDI đã đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách của
tỉnh. Giai đoạn 2001-2005, doanh nghiệp FDI trên địa bàn đã đóng góp 259 tỷ đồng, chiếm 8%
tổng thu ngân sách toàn tỉnh; Giai đoạn 2006-2010, đóng góp 1.565 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng thu
ngân sách toàn tỉnh và năm 2012, mức đóng góp tăng lên 15,44%.
Doanh nghiệp FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2006, doanh
nghiệp FDI đã tạo việc làm cho 7.699 người lao động, chiếm 12% tổng số lao động trong các
doanh nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2010, đã tăng lên 36.800 người, chiếm 30,9% tổng số lao động
trong các doanh nghiệp toàn tỉnh.
Ngoài những kết quả nêu trên, các doanh nghiệp FDI còn đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành nhiều ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như: công nghiệp điện tử, công
nghệ cao; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, năng lực quản lý kinh doanh; thúc đẩy sự hình thành và
phát triển của nhiều sản phẩm mới.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên đây là sự cố gắng nỗ lực của
công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Dựa trên các chính sách thu thút đầu tư chung của cả
nước, các cơ quan quản lý đã cụ thể hóa thành các chính sách của tỉnh nhằm tạo ra một môi trường
thông thoáng hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư của
tỉnh vẫn còn một số hạn chế bất cập.
Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư của Bắc Ninh còn quá chú trọng
vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công
tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư. Cơ chế phối hợp giữa các sở,
ban, ngành với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát các
doanh nghiệp dự án FDI chưa đồng bộ. Công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI

sau cấp phép còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước
ngoài chưa đủ mạnh. Một số dự án FDI không đạt hiệu quả mong muốn, một số dự án dừng hoạt
động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phép đầu tư.
Xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả đầu tư của vốn FDI trên phương diện đóng góp
vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàng năm trên tổng vốn đăng ký
đầu tư thì chỉ số của Bắc Ninh vẫn còn chưa cao. Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ
một số hạn chế khác như: tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động, an
toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, vay nợ và không có khả năng thanh toán…Thực trạng đó
đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án
đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Thực trạng trên đây đã đặt ra rất nhiều vấn đề cho phía cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh.
Đó là làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả các doanh nghiệp FDI nhằm phát huy những
mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc
Ninh?
Từ những lý do trên đây, nên tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh” cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
đã có nhiều công trình nghiên cứu. Dưới đây là nghiên cứu của một số tác giả:
- Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mại (2012), trong “Giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng
dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa học diễn ra tại Hà Nội, tháng
3/2012, đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn FDI và làm thế nào để
quản lý, sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn này nhằm góp phần thực hiện thành công chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020.
- Phạm Thị Thanh Hiền, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh (2011), Đề tài “Tác
động của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam”, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
Gia Hà Nội, đã phân tích tác động của môi trường thể chế cấp tỉnh đối với khả năng thu hút FDI
thông qua đo lường tác động của các chỉ số thành phần PCI đến FDI, từ đó đánh giá yếu tố thuộc
về thể chế có tác động mạnh nhất và các yếu tố có tác động yếu hơn đến FDI. Đề tài đã đưa ra
những khuyến nghị chính sách đối với tỉnh nhằm tăng cường thu hút đầu tư.

- Nguyễn Thị Thanh Hải (2012), “Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ Đại học Quốc gia Đà
Nẵng, đã đưa ra : (1) cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, khẳng định vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế; nêu lên sự
cần thiết khách quan quản lý hành chính Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài hiện nay. (2) Nêu hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với các
doanh nghiệp đó, các thành tựu đạt được, một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục và chỉ ra các
nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém đó. (3) Đưa ra phương hướng và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động QLNN đối với các doanh nhiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Nguyễn Thị Hải Yến (2012), trong “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ”, Luận văn thạc sỹ ngành kinh tế chính trị - Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội , đã đề cập đến nội dung : lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà
nước đối với doanh nghiệp FDI ở địa bàn cấp tỉnh; đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với
doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua để từ đó đề xuất phương hướng,
giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới.
- Luận văn “Hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam” được đăng tải trên trang: www.luanvan.net.vn đề cập đến nội dung : những lý luận chung và
hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đưa ra những phương
hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý về ĐTNN.
- Luận án “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam” được đăng tải trên trang: www.luanvan.co. Đây là một
trong những công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện lý
luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam.
- Luận văn “Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh” được đăng tải trên trang:
www.luanvan.co đề cập tới nội dung : môi trường đầu tư và các nhân tố thuộc môi trường đầu tư,
thực trạng công tác hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh và đưa ra một số giải pháp,
kiến nghị để hoàn thiện môi trường đầu tư.

Bên cạnh đó, trên các báo, tạp chí và trang thông tin điện tử cũng đã có không ít bài viết đề
cập đến vấn đề có liên quan này:
- GS.TS Nguyễn Bích Đạt (2004), “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài – vị trí, vai
trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, đề tài KH-CN cấp Nhà
nước KX01.05, Hà Nội.
- Nguyễn Chí Dũng, Luận án Tiến sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1996,
“Hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động FDI ở Việt Nam”.
- Cao Thị Lệ (2008), Luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế Chính trị, “Khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam”.
- Mai Thanh “Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI tại Hà Nội”,
chuyên mục Quản lý kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân.
- Trần Xuân Giá (2001),“Môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2001.
- Thanh Thủy (2010), “Vốn FDI: thu hút và quản lý sao cho hiệu quả”, Báo Thông tin tài
chính số 16/2010.
- Vũ Thị Thu Hằng (2010), “Một số giải pháp tăng cường quản lý doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam”, Tạp chí quản lý Nhà nước số 176/2010.
- “Chấn chỉnh quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Website của Thông tấn xã Việt Nam
– 21/9/2011.
- “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài”, website của Tài
nguyên giáo dục mở Việt Nam:
- “Nhìn lại 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, “Một số vấn đề đặt ra
trong phân cấp quản lý FDI tại Việt Nam” đăng trên website: www.tapchitaichinh.vn.
- Nguyễn Văn Hùng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế (2001), Học viện CTQG Hồ Chí Minh,
“Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam hiện nay”.
- Phan Thị Mỹ Hạnh, Luận văn thạc sỹ kinh tế (2000), “Đổi mới quản lý Nhà nước
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai”.
Qua nghiên cứu, các tài liệu đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý Nhà
nước đối với doanh nghiệp nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: vai trò, nội dung, yêu cầu
của quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân tích và quản

lý Nhà nước đối với hoạt động của loại hình doanh nghiệp này trong những năm qua, nghiên cứu
kinh nghiệm một số nước để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với
doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và ở một số địa phương.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý Nhà nước
đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, hiện tại chưa có tài liệu nào đi sâu vào nghiên cứu về quản lý
Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể là :
Mục tiêu, nội dung của quản lý nhà nước đối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là gì; thực trạng quản lý nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh thời gian qua
như thế nào; những nguyên nhân chủ yếu nào làm hạn chế hiệu quả quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp FDI trong thời gian qua; và cần phải tiến hành những giải pháp gì để hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn trong thời gian tới?
Những vấn đề đặt ra trên đây chính là những khoảng trống để tác giả luận văn tiến hành thực
hiện nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Mục tiêu chung : Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà
nước đối với doanh nghiệp FDI ở phạm vi quốc gia cũng như địa bàn cấp tỉnh.
- Mục tiêu cụ thể : Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà
nước đối với doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI ở địa bàn
cấp tỉnh.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của một số địa phương và rút ra bài học cho Bắc Ninh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Các dự án FDI trong và ngoài khu công
nghiệp).
- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng 10 năm 2002-2012, đề xuất
các giải pháp cho giai đoạn 2013-2020.
- Phạm vi nội dung : Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Cụ thể như :
+ Tạo lập môi trường thu hút đầu tư (pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, kinh tế- xã hội…)
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp FDI (Thuế, phí, mặt bằng …)
+ Thanh tra giám sát các dự án FDI
+ Các nội dung khác
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu so sánh kết hợp lý luận, quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để
phân tích, đánh giá, luận giải các nội dung của luận văn. Cụ thể như sau:
5.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Nghiên cứu một cách toàn diện, lịch sử và cụ thể về hoạt động quản lý Nhà nước đối với
doanh nghiệp FDI và vai trò của loại hình doanh nghiệp này đối với phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, mối liên hệ biện chứng giữa các nhân tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài, những đóng góp, hạn
chế trong 10 năm trở lại đây và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối
với loại hình doanh nghiệp nói trên tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
5.2. Các phương pháp thống kê
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ các báo cáo của các cơ quan có liên quan như Cục Thống kê, Ban
Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế Bắc Ninh, để
tổng hợp số liệu về số lượng các doanh nghiệp, dự án FDI, số vốn đăng ký, số vốn giải ngân, cơ

cấu FDI, số liệu về những đóng góp trong xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp,
5.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tổng hợp theo các phương pháp tổng
hợp thống kê như sắp xếp, phân tổ, hệ thống các bảng biểu thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số
lượng và chất lượng khoa học nhất.
5.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Sau khi đã thu thập và tổng hợp số liệu thì phải phân tích được số liệu, sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp mô tả thống kê.
- Sử dụng các phương pháp so sánh, mô hình hoá, đồ thị.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã góp phần làm rõ thực trạng về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là
thực trạng quản lý Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh. Luận văn đã
đánh giá được những thành công và hạn chế của công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh
nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ 2002-2012.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI
tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện công tác
quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể như: tăng
cường cơ chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI; ban hành
các chính sách hỗ trợ đối với các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; hoàn thiện các quy hoạch,
đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư;
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh.
Các kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ quản lý Nhà nước đối
với các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh.
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm
ba chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.


References
Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu 25 năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam, Hà Nội.
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số
108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Đầu tư.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội.
4. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Bích Hường (2005), Chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Trần Quang Lâm, An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư số
59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
8. Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Hồng Chương (2011), Chất lượng tăng trưởng Kinh tế Việt
Nam – Mười năm nhìn lại và định hướng tương lai, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2009), Nguồn tài chính trong nước và nước
ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
10. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2012), Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước

ngoài của qua các năm, Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm, Báo cáo kinh tế -
xã hội của Bắc Ninh qua các năm, Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
qua các năm.
12. Tỉnh Ủy Bắc Ninh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, Bắc
Ninh.
13. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2013), Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 12/8/2013
phê duyệt Đề án thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030, Bắc Ninh.
14. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Tác động của FDI tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, Hà Nội.
Tiếng Anh
15. Anderson, J. E. (1985), “The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case”,
American Economic Review.
16. Boulding, K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish, London.
Website:
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.




×