Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 882014QH13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.31 KB, 32 trang )

ĐỔI MỚI
CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 88/2014/QH13
NQ 88 (năm 2014)
Điều 1: Tán thành chủ trương về đổi mới
theo Đề án của CP
Điều 2: CP chỉ đạo thực hiện đổi mới CT,
SGK GDPT bảo đảm:
1.Về mục tiêu đổi mới
2.Về yêu cầu đổi mới
3.Về nội dung đổi mới:
a) Mục tiêu GDPT
b) GDPT gồm 2 giai đoạn
c) Đổi mới nội dung GDPT
d) CT thống nhất, mềm dẻo, linh hoạt
đ)Tiếp tục đổi mới PPGD
e) Đổi mới PP đánh giá CLGD
g) Thực hiện XHH biên soạn SGK
4. Về lộ trình thực hiện
5. Về kinh phí thực hiện
Điều 3. Tổ chức thực hiện
NQ 40 (năm 2000)
Tán thành đề nghị của CP…
I. MỤC TIÊU ĐỔI MỚI

Xây dựng nội dung CT, PP giáo
dục, SGK mới

Quán triệt MT, YC về ND,
PPGD tại Luật GD



Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa,
phát triển của CT GD

Đảm bảo đồng bộ giữa đổi mới
CT với nâng cấp, đổi mới trang
TBDH chuẩn hoá trường sở, đào
tạo, bồi dưỡng GV và QLGD.
II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Mục tiêu đổi mới
CT, SGK GDPT

Tạo sự chuyển biến căn bản,
toàn diện về chất lượng và hiệu
quả giáo dục phổ thông.

Góp phần phát triển toàn diện,
hài hoà đức, trí, thể, mỹ và phát
huy tốt nhất tiềm năng của mỗi
người.

Chuyển từ nặng về dạy chữ,
đối phó với thi cử sang kết hợp
dạy chữ, dạy người và định
hướng nghề nghiệp.
Mục tiêu tổng quát
Nghị quyết 29 (trích)

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh

mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo
dục, đào tạo.

Giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện và phát huy
tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực
học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,
quản lý tốt.

I. MỤC TIÊU ĐỔI MỚI CT, SGK GDPT
II. NGUYÊN TẮC ĐỔI MỚI CT, SGK
1. Quán triệt chủ trương của Đảng, tuân thủ các
quy định của Nhà nước.
•.
NQ29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT
•.
NQ 88 của QH khóa XIII về đổi mới CT, SGK
GDPT
•.
Điều 61 của Hiến pháp 2013
•.
Luật GD năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật GD 2009.
.
Đổi mới CT, SGK GDPT theo NQ 88 của QH
khóa XIII có ND nào chưa quy định tại Luật GD
hiện hành không?

2. Kế thừa và phát huy thành tựu và kinh
nghiệm thành công của nền GD Việt Nam

Cải cách GD năm 1950: Tháng 2/1950, Bộ
Giáo dục Quốc gia đã tổ chức hội nghị trù bị
về cải cách GD, thành lập Tiểu ban CT.
Tháng 7/1950, Đề án cải cách GD được
Chính phủ chính thức thông qua. Việc biên
soạn CT và SGK được gấp rút tiến hành, Bộ
Giáo dục Quốc gia mở một trại tu thư để tập
trung các giáo viên giỏi viết SGK.

Cải cách GD năm 1956: Cải cách GD lần này
nhằm thống nhất hai hệ thống GD tồn tại ở
miền Bắc, hệ thống GD 9 năm (ở vùng giải
phóng) và 12 năm (ở Hà Nội và vùng tạm
chiếm) thành hệ thống GD 10 năm. Bộ Giáo
dục Quốc gia đã tiến hành hai lần chỉnh lý CT
và SGK theo tinh thần cố gắng tránh những
xáo trộn và thay đổi nhiều so với CT cũ để
giáo viên khỏi lúng túng bị động và để học
sinh có thể sử dụng SGK cũ.

Có thể tham khảo SGK hiện hành để dạy học
CT GDPT mới được không?

Cải cách GD năm 1983: Bộ Chính trị Ban
chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành
Nghị quyết về cải cách GD đồng thời thành
lập Ủy ban cải cách GD của Trung ương và

của Chính phủ. Tổ chức này thực hiện các
nhiệm vụ: Chỉ đạo nghiên cứu và xây dựng
các đề án triển khai thực hiện cải cách GD;
kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương;
chuẩn bị dự luật cải cách để trình Quốc hội.

Đổi mới CT GDPT theo NQ 40 của QH khóa X:

CT GDPT ban hành năm 2006:
-
Kế thừa và phát huy được những ưu điểm của
các CT trước, phù hợp xu hướng quốc tế;
-
Về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu
giáo dục, chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và
cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức
đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học,
lớp học, cấp học được quy định trong Luật GD.

SGK đã bám sát mục tiêu, cụ thể hoá được các
yêu cầu của CT giáo dục.
3. Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế

Tham khảo các nước có nền giáo dục phát triển và có điều
kiện tương đồng với Việt Nam.

Một số biện pháp đã và đang tiến hành:

Tổ chức cho chuyên gia tham gia một số khóa học ở nước

ngoài

Mời chuyên gia nước ngoài đến VN hội thảo, tập huấn

Dịch CT và 1 số SGK của 1 số nước: Hàn Quốc, Anh, Mỹ,
Trung Quốc, Malayxia, Singapor, Úc, Phần Lan, Đức, Nhật,
CT Tú tài quốc tế (IB)…

Đối với 1 số môn học (Toán, KH Tư nhiên, Công nghệ…) có
nên và có thể lựa chọn được không CT, SGK của một nước
rồi điều chỉnh, bổ sung thành CT, SGK mới của VN?
4. Đổi mới CT, SGK theo định hướng phát triển phẩm
chất và năng lực học sinh

MT GD: “…hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân…”

MT GDPT: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng
tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam…”

CT GDPT hiện hành mới xây dựng chuẩn KT, KN và
yêu cầu về thái độ; MT phát triển NL đã được quy định
tại Luật GD nhưng lại chưa được quán triệt, thể hiện
đầy đủ, rõ ràng trong xây dựng và thực hiện CT.

Vì vậy, phát triển phẩm chất và năng lực HS phải là 1
nguyên tắc trong thực hiện đổi mới CT, SGK.
5. Đảm bảo tiếp nối, liên thông giữa CT các cấp học, lớp học, các

môn học

Xây dựng CT tổng thể trước, bao gồm:

Mục tiêu CT GDPT và mục tiêu CT GD của từng cấp học; những
phẩm chất và năng lực chung của HS; yêu cầu về phẩm chất và
năng lực chung của HS đối với từng cấp học;

Lĩnh vực giáo dục; quan hệ giữa PC, NL chung của HS với từng
lĩnh vực GD; định hướng về mục tiêu, phạm vi và cấu trúc ND,
PP, hình thức tổ chức hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm
sáng tạo; cách thức đánh giá chất lượng GD của từng cấp học;

Khung KH GDPT và khung KH GD của từng cấp học;

Xác định điều kiện tối thiểu của nhà trường phổ thông để thực
hiện có hiệu quả CT mới;

Giải thích các thuật ngữ dùng trong văn bản CT GDPT
5. Đảm bảo liên thông giữa CT các cấp học, các môn học

Xây dựng CT các môn học theo chiều dọc (từ lớp 1-12);
đối chiếu các CT môn học theo chiều ngang (cấp học);

Mỗi CT môn học bao gồm:

Vị trí, đặc điểm của môn học;

Mục tiêu của CT môn học;


Chuẩn KQ của CT môn học (ND chuẩn về KT, KN cụ thể
đến từng cấp, lớp để có thể dựa vào đó mà biên soạn
SGK, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá, thi).

ND cốt lõi, đề kiểm tra minh hoạ (cụ thể đến từng cấp,
lớp) để làm căn cứ viết SGK và đánh giá KQ giáo dục;

Định hướng về PP và hình thức tổ chức HĐDH, HĐ
TNST; cách thức đánh giá chất lượng môn học
III. NỘI DUNG ĐỔI MỚI
1. GDPT 12 năm, gồm hai giai đoạn: Giai đoạn
GD cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung
học cơ sở 4 năm) và giai đoạn GD định hướng
nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm).

Giáo dục cơ bản bảo đảm trang bị tri thức phổ
thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng
mạnh sau trung học cơ sở.

Giáo dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm học
sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn
học sau phổ thông có chất lượng.
2. Đổi mới nội dung GDPT theo hướng tinh
giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi,
trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.

Tích hợp cao ở các lớp học dưới. Ở cấp tiểu
học và cấp THCS thực hiện lồng ghép những
ND liên quan với nhau của một số lĩnh vực

GD, một số môn học trong CT hiện hành để
tạo thành môn học tích hợp.

Giải pháp thực hiện dạy học tích hợp trong CT
GDPT mới?
TIỂU HỌC THCS THPT
L1 L2 L3 L4 L5 L6 L7 L8 L9 L10 L11 L12
Cuộc sống
quanh ta
Tìm
hiểu
TN
KH TN
KH TN
Vật lí
Hóa học
Sinh học
Tìm
hiểu
XH
KH XH
KH XH
Lịch sử
Địa lí
MỘT SỐ MÔN HỌC TÍCH HỢP TRONG CT GDPT MỚI

Phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp THPT chỉ
yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng
thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập
theo hình thức tích lũy tín chỉ.


Dạy học tự chọn ở THPT- những vấn đề đặt ra và
giải pháp

Căn cứ đề xuất môn học bắt buộc ở cấp THPT? Có
bao nhiêu môn học bắt buộc? Gồm những môn nào?

Hệ thống môn học, chủ đề/chuyên đề tự chọn?

Điều kiện tối thiểu để thực hiện dạy học tự chọn theo
hình thức tích lũy tín chỉ?


VD (Một phương án đã đề xuất)

Các môn học bắt buộc ở cấp THPT bao gồm:

Toán

Ngữ văn

Ngoại ngữ 1

Công dân với Tổ quốc

Thể dục

Các môn học tự chọn ở cấp THPT gồm 2 nhóm:
HS bắt buộc chọn 3 môn trong 2 nhóm môn học tự chọn trên theo 2
cách:


Cách 1: Chọn 2 môn nhóm 1 và 1 môn nhóm 2.

Cách 2: Chọn 2 môn nhóm 2 và 1 môn nhóm 1
Trong cả 2 cách chọn, nếu đã chọn môn KHTN thì không chọn các
môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học; nếu đã chọn môn KHXH thì không
chọn các môn Địa lí, Lịch sử
Nhóm 2:
- Khoa học Tự nhiên,
- Vật lí,
- Hóa học,
- Sinh học,
- Tin học,
- Công nghệ.
Nhóm 1:
- Khoa học Xã hội,
- Lịch sử,
- Địa lí,
- Âm nhạc,
- Mĩ Thuật.
3. Xây dựng CT GDPT thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt.

Bộ GDĐT xây dựng, thẩm định và ban hành CT GDPT, quy định
những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt
được sau mỗi cấp học, những lĩnh vực và nội dung giáo dục bắt
buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc;

Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương quy
định bổ sung những nội dung đặc thù về lịch sử, văn hóa và kinh
tế - xã hội của địa phương;


Dành thời lượng cho cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây
dựng và triển khai thực hiện CT nhà trường/kế hoạch giáo dục
phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
4. Thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn
SGK theo CT GDPT

Biện pháp:
a) Công khai Quy định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá
SGK
b) Công khai Quy định về tiêu chuẩn lựa chọn thành
viên, cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐ quốc
gia thẩm định SGK.
c) Công khai Quy trình thẩm định, phê duyệt cho
phép SGK được sử dụng.
d) Hướng dẫn lựa chọn SGK ở các cơ sở GDPT.
-
Tổ chức cho giáo viên, đại diện phụ huynh học sinh và học sinh tìm hiểu
các sách giáo khoa đã được Bộ GDĐT thẩm định và phê duyệt cho sử dụng;
- Các tổ, nhóm giáo viên bộ môn thảo luận và đề nghị lựa chọn bộ sách giáo
khoa chính thức dùng trong nhà trường (cho cả giáo viên và học sinh);
- Nhà trường quyết định lựa chọn bộ sách giáo khoa chính thức của mỗi môn
học dựa trên đề nghị của giáo viên tổ, nhóm chuyên môn, tham khảo thêm ý
kiến của đại diện phụ huynh học sinh và học sinh.
-
Trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh có thể tham khảo những sách
giáo khoa khác.
đ) CP có cơ chế, chính sách đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân tham

gia biên soạn SGK

Nhiều SGK – Những vấn đề đặt ra

Khái niệm SGK mới?

Tiêu chuẩn đánh giá SGK biên soạn theo CT GDPT định
hướng tiếp cận NL?

Làm thế nào để nhanh chóng có nhiều SGK?

Tổ chức, cá nhân nước ngoài có được tham gia biên soạn
SGK không?

Một tác giả có được viết nhiều SGK không?

Đối với cùng môn học, tác giả SGK ở một lớp có được tham
gia HĐ thẩm định SGK ở lớp khác mà tác giả đó không viết
không?

5. Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo
hướng: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú
học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả
năng tư duy độc lập… Đa dạng hoá hình thức tổ
chức học tập, tăng cường hiệu quả của các
phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ
thông tin và truyền thông.
6. Đổi mới căn bản đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ
trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ

đạt chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin đúng,
khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng
dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh.

Thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa vào chương
trình giáo dục phổ thông.

Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ
thông theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội
mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực
học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề
nghiệp và giáo dục đại học.
IV. ĐẢM BẢO ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ĐỔI MỚI

Trong 18 ĐA nêu tại NQ 44 của CP có 2 ĐA:

ĐA đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng NG và CBQL
CSGD, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới
GDĐT.

ĐA bảo đảm CSVC cho GD mầm non và GDPT

KP thực hiện ĐA đổi mới CT, SGK GDPT do NSNN
bảo đảm và huy động từ xã hội, được nêu trong dự
toán NS hằng năm do CP trình QH

Ưu tiên hỗ trợ đầu tư kinh phí cho các địa phương
miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội KK, ĐBKK

×