Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Cong nghe 10- moi nhat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.15 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lời mở đầu
Công nghệ 10 là môn khoa học thực tiễn, ứng dụng những thành tựu từ
ngành Sinh học. Do vậy, những thành công trong ngành Sinh học sẽ được thể
hiện một cách đầy đủ, chính xác trong môn học này.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của ngành Sinh học (các nhà khoa học đã nhận đinh
như vậy). Trong những năm qua ngành đã đạt được nhiều thành công trong nhiều
lĩnh vực: Giống cây trồng, giống vật nuôi, trong y học và trong các vấn đề về các
loại bệnh truyền nhiễm ở người và gia súc, gia cầm. Sự thành công và phát triển
luôn diễn ra một cách mới mẻ từng ngày, từng giờ. Trong khi đó sách giáo khoa
môn Công nghệ 10 chỉ thể hiện kiến ở thời điểm soạn thảo sách giáo khoa. Do
đó, có những kiến thức mới vẫn chưa truyền tải được đến với các em học sinh.
Là giáo viên giảng dạy môn công nghệ 10 tôi luôn có suy nghĩ phải cập
nhật và truyền tải kiến thức mới nhất, công nghệ mới nhất đến với các em học
sinh. Trong quá trình giảng dạy, với những bài cần lồng ghép kiến thức mới, tôi
đã tự thiết kế lại bài giảng. Sau đây tôi xin giới thiệu cùng các bạn đồng nghiệp
sáng kiến của mình "Lồng ghép kiến thức mới vào bài giảng cụ thể ở môn Công
nghệ 10" . Rất mong các bạn đồng nghiệp ủng hộ và góp ý để sáng kiến của tôi
được hoàn thiện hơn, tạo nên những bài giảng hay hơn, gây hứng thú cho học
sinh hơn.
2. Thực trạng của vấn đề.
2.1. Thực trạng.
Kiến thức trong sách giáo khoa công nghệ 10 xuất bản năm 2006 - Nhà xuất
bản giáo dục, có rất nhiều bài cần cập nhật những kiến thức mới vào bài giảng mà
trong SGK không có. Trong số những bài đó, tôi xin trích dẫn những bài:
- Bài mở đầu: Phần I. Nông - Lâm - Ngư nghiệp
- Bài 35 chương II, phần I: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi.
Nếu thiết kế các bài giảng chỉ theo kiến thức trong Sách giáo khoa mà
chưa lồng ghép kiến thức mới vào bài giảng, thì chúng ta có thể thiết kế như sau:
2.1.1. Bài mở đầu: Phần I. Nông - Lâm - Ngư nghiệp.
Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU


I.Mục tiêu. Sau khi học xong bài học sinh phải:
1. Kiến thức.
1
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp trong nền
kinh tế quốc dân.
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp nước ta
hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh.
3.Thái độ: Có ý thức học tập và tìm tòi nghiên cứu.
II. Phương tiện:
Hình 1.1; 1.2; 1.3 sách giáo khoa.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ (không).
3. Giảng bài mới.
Đặt vấn đề: Theo em vì sao môn công nghệ 10 lại giới thiệu với chúng ta về
nông, lâm, ngư nghiệp? Tại sao ta phải tìm hiểu những lĩnh vực này?
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu tầm quan trọng của sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân.
TT1: Giáo viên cho học sinh
nghiên cứu mục I, Hình 1.1, 1.2,
Bảng 1 thảo luận các câu hỏi
sau:
- Theo em nước ta có những
thuận lợi nào để phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp?
- Dựa vào hình 1.1,1.2 em có
nhận xét gì?
- Trong đó, ngành nông, lâm,

ngư nghiệp đóng góp như thế
nào?
TT2: Học sinh tham gia trả lời
câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
TT3: Giáo viên điều khiển quá
trình thảo luận và cho học sinh
sinh ghi ý chính của mục.

- Sản xuất nông lâm, ngư nghiệp đóng
góp 1 phần không nhỏ vào cơ cấu tổng
sản phẩm trong nước.
Từ năm 1995 đến năm 2004 Ngành
nông lâm, ngư nghiệp đóng góp 1/4 đến
1/5 vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
- Ngành nông lâm, ngư nghiệp sản xuất
và cung cấp lương thực thực phẩm cho
tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên
liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò
quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất
khẩu
+ Năm 1995: Chiếm 46,3% tổng giá trị
xuất khẩu
+ Năm 2000: Chiếm 29% tổng giá trị
xuất khẩu
+ Năm 2004: Chiếm 25.1% tổng giá trị
xuất khẩu
- Hoạt động nông lâm ngư nghiệp còn
chiếm trên 50% tổng số lao động tham
2

gia vào các ngành kinh tế.
+ Năm 1995: Chiếm 71,2%
+ Năm 2000: Chiếm 68.3%
+ Năm 2004: Chiếm 58.8%
Hoạt động 2. Tìm hiểu tình hình sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp của nước ta
hiện nay
TT1: Giáo viên yêu cầu học sinh
đọc sách giáo khoa và trả lời các
câu hỏi sau:
- Em hãy nêu thành tựu nổi bật
của ngành Nông , lâm, thuỷ sản
từ năm 1995 đến năm 2004?
- Theo em tình hình sản xuất
nông, lâm, thuỷ sản của nước ta
đến năm 2004 còn những tồn tại
gì?
TT2: Học sinh tham gia trả lời
câu hỏi mà gôía viên đưa ra.
TT3: Giáo viên điều khiển quá
trình thảo luận của học sinh và
cho học sinh ghi ý chính.
1. Thành tựu:
- Sản xuất lương thực tăng liên tục: Năm
1995 đạt 27,6 triệu tấn; năm 2000 đạt
34,6 triệu tấn; năm 2004 đạt 39,3 triệu
tấn.
- Bước đầu đã hình thành một số ngành
sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất
tập trung, đáp únh nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.

- Một số sản phẩm của ngành nông, lâm,
thuỷ sản đã được xuất khẩu ra thị trường
quốc tế.
2. Hạn chế:
- Năng xuất và chất lượng sản phẩm còn
thấp.
- Hệ thống giống cây trồng vật nuôi; cơ
sở bảo quản, chế biến còn lạc hậu chưa
đáp ứng được nhucầu sản xuất hàng hoá
ngày càng cao.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành nông,
lâm, thuỷ sản ở nước ta hiện nay.
TT1: Giáo viên yêu cầu học sinh
thảo luận câu hỏi: Em hãy nêu
phương hướng, nhiệm vụ phát
triển ngành nông, lâm, ngư
nghiệp ở nước ta trong thời gian
tới?
TT2: Học sinh đọc sách giáo
khoa trả lời câu hỏi của giáo
viên đề ra?
TT3: Giáo viên bổ sung ý và cho
học sinh ghi nội dung của ý.

1. Tăng cường sản xuất nhằm đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia.
2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa
ngành này thành ngành sản xuất chính.
3. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững
theo hướng sinh thái.

4. áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh
vực giống nhằm nâng cao về số lượng và
chất lượng sản phẩm.
5. Đưa tiến bộ khoa học vào khâu bảo
quản, chế biến sau thu hoạch nhằm giảm
bớt hao hụt và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
3
IV. Cũng cố. Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: Ngành nông, lâm, thuỷ sản đã
đóng góp gì vào nền kinh tế quốc dân? Nêu những nhiệm vụ chính của ngành
nông, lâm, ngư nghiệp trong thời gian tới?
V. Bài tập về nhà:
- Làm bài tập theo câu hỏi sách giáo khoa
- Liên hệ tình hình phát triển kinh tế của ngành ở địa phương em?
- Đọc trước bài 2 sách giáo khoa.
2.1.2. Bài 35 chương II, phần I: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
I. Mục tiêu bài giảng: Sau khi học xong bài, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các loại mầm bệnh thường có ở vật nuôi và các điều kiện phát
sinh các loại bệnh đó.
- Trình bày được mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở
vật nuôi.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm hiểu sách giáo khoa, liên hệ thực tế sản xuất.
3/ Thái độ: Xây dựng cho học sinh kiếný thức biết bảo vệ môi trường sống tốt cho
vật nuôi và thuỷ sản cũng như của con người để có cuộc sống an toàn bền vững.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Chuẩn bị của trò: Sách giáo khoa, tìm thêm số liệu có liên quan.
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: - Cho biết mục đích của việc cải tạo ao nuôi cá?
- Nêu một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu về điều kiện phát sinh phát triển bệnh ở vật nuôi.
TT1. Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận:
- Thế nào là bệnh truyền nhiễm?
- Bệnh kí sinh trùng là gì?
- Có phải cứ có mầm bệnh trong cơ
thể vật nuôi là phát bệnh ngay
không?
- Tại sao môi trường lại là 1 nhân tố
1. Các loại mầm bệnh.
- Các loại mầm bệnh:
+ Vi rút
+ Vi khuẩn
+ Nấm
+ Kí sinh trùng
- Điều kiện để các loại mầm bệnh
4
điều kiên phát sinh, phát triển bệnh ở
vật? Trong những điều kiện môi
trường như thế nào thì con vật dễ mắc
bệnh?
- Để hạn chế bệnh tật cần tác động
vào môi trường và điều kiện sống của
vật nuôi như thế nào?
TT2: Học sinh tham gia thảo luận và
trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

TT3: Giáo viên điều khiển và hướng
dẫn cho học sinh thảo luận theo các
câu hỏi trên. Sau đó, tổng kết ý và
cho học sinh ghi ý chính của mục.
gây bệnh: Phải có độc lực, số lượng
đủ lớn, có đường xâm nhập thích
hợp.
2. Yếu tố môi trường và điều kiện
sống:
- Yếu tố tự nhiên.
+ Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.
+ Thiếu oxy hoặc có nhiều kim loại
nặng, khí độc, chất độc có trong môi
trường sống.
- Yếu tố chế độ dinh dưỡng.
- Quản lí chăm sóc.
3. Bản thân con vật:
Tất cả vật nuôi sinh ra đều có sức đề
kháng
- Miễn dịch tự nhiên: không đặc
hiệu, bẩm sinh, không mạnh.
- Miễn dịch tiếp thu ( miễn dịch đặc
hiệu) hình thành sau khi cơ thể đã
tiếp xúc với mầm bệnh.
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển
bệnh.
TT1. Giáo viên trình bày, giảng giải
sự liên quan giữa mầm bệnh, vật
nuôi, môi trường. Giảng giải kỹ về
điều kiện để bệnh có thể phát sinh,

phát triển thành dịch.
TT2. Học sinh lắng nghe giáo viên
giảng giải, và hỏi giáo viên nếu chưa
hiểu.
TT3. Giáo viên giải thích những thắc
mắc của học sinh và cho học sinh ghi
ý chính.
- Các điều kiện phát sinh bệnh:
+ Có mầm bệnh
+ Môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của mầm bệnh.
+ Cơ thể vật nuôi : sức đề kháng yếu
( do không chăm sóc đầy đủ, không
tiêm phòng )
- Nếu vật nuôi có mầm bệnh, môi
trường thuận lợi cho mầm bệnh phát
triển, cơ thể vật nuôi yếu thì bệnh sẽ
phát triển thành dịch.
IV. Củng cố: Kể tên các bệnh thường gặp gây ra bởi các loại mầm bệnh đã học?
V. Bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc trước bài mới.
5
2.2. Đánh giá thực trạng.
Qua kiến thức và cách thiết kế bài giảng dựa trên kiến thức trong SGK thì
chúng ta nhận thấy:
Ở bài mở đầu: Phần Nông - Lâm - Ngư nghiệp, kiến thức chỉ dừng lại ở số
liệu năm2004. Với những số liệu ấy sẽ không còn phù hợp với những năm sau,
và hiện tại. Do vậy, khi chúng ta giảng dạy với những kiến thức đó sẽ làm cho
học sinh nhàm chán trong tiết học.

Hơn thế nữa, hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh tật mới lạ do
xuất hiện nhiều các loại vi sinh vật gây bệnh mới lạ như: Bệnh cúm Gia cầm
H5N1, Cúm Lợn H1N1,…mà kiến thức trong sách giao khoa chưa có. Do vây,
khi học bài 35 học sinh sẽ đặt ra những câu hỏi lớn: Vì sao các thầy, cô chỉ dạy
những bệnh quá thông thường thuộc kiến thức cũ, mà không đề cập đến những
loại bệnh nguy hiểm đang diễn ra hết sức phức tạp trên toàn thế giới?
Xuất phát từ những thực trạng trên, để bài giảng trở nên sinh động hơn, có
tính thiết thực hơn, tôi mạnh dạn đưa một phần nội dung mới vào bài giảng.
Những nội dung này được cập nhật từ nhiều các loại tài liệu khác nhau, nhưng
chủ yếu được cập nhật từ các trang Website trên mạng Internet.
6
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải pháp thực hiện.
1.1. Bài 1. Bài mở đầu: Phần Nông - Lâm - Ngư nghiệp.
Ở bài này tôi đưa thêm số liệu ở năm 2010 vào bài giảng. Điều chỉnh phần
kiến thức ở mục “phương hướng, nhiệm vụ của ngành Nông, lâm, ngư nghiệp ở
thời kỳ mới”. Với những kiến thức thu nhận được tôi đã thiết kế lại bài giảng
như sau:

Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu. Sau khi học xong bài, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp trong nền kinh
tế quốc dân.
- Biết được tầm quan trọng của sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp nước ta hiện
nay và phương hướng, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh.
3.Thái độ:
Có ý thức học tập và tìm tòi nghiên cứu.

II. Phương tiện: Hình 1.1; 1.2; 1.3 sách giáo khoa
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ (không).
3. Giảng bài mới.
Đặt vấn đề: Theo em vì sao môn công nghệ 10 lại giới thiệu với chúng ta về
nông, lâm, ngư nghiệp? Tại sao ta phải tìm hiểu những lĩnh vực này?
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu tầm quan trọng của sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân.
TT1: Giáo viên cho học sinh
nghiên cứu mục I, Hình 1.1, 1.2,
Bảng 1 thảo luận các câu hỏi
sau:
- Theo em nước ta có những
thuận lợi nào để phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp?
- Dựa vào hình 1.1,1.2 em có
nhận xét gì?
- Sản xuất nông lâm, ngư nghiệp đóng
góp 1 phần không nhỏ vào cơ cấu tổng
sản phẩm trong nước.
Từ năm 1995 đến năm 2010 Ngành
nông lâm, ngư nghiệp đóng góp 1/4 đến
1/5 vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.
- Ngành nông lâm, ngư nghiệp sản xuất
và cung cấp lương thực thực phẩm cho
tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên
7
- Trong đó, ngành nông, lâm,

ngư nghiệp đóng góp như thế
nào?
TT2: Học sinh tham gia trả lời
câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
TT3: Giáo viên đưa thêm số
liệu ở mục này năm 2010. Sau
đó yêu cầu học sinh so sánh với
những năm 1995,2000,2004.
TT4: Giáo viên điều khiển quá
trình thảo luận của học sinh, sau
đó tổng kết ý và cho học sinh ghi
ý chính của bài.

liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò
quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất
khẩu
+ Năm 1995: Chiếm 46,3% tổng giá trị
XK
+ Năm 2000: Chiếm 29% tổng giá trị
XK
+ Năm 2004: Chiếm 25.1% tổng giá trị
XK
+ Năm 2010: Chiếm 21.4% tổng giá trị
XK
- Hoạt động nông lâm ngư nghiệp còn
chiếm trên 50% tổng số lao động tham
gia vào các ngành kinh tế.
+ Năm 1995: Chiếm 71,2%
+ Năm 2000: Chiếm 68.3%

+ Năm 2004: Chiếm 58.8%
+ Năm 2010: Chiếm 51.9%
Hoạt động 2. Tìm hiểu tình hình sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp của nước ta
hiện nay
TT1: Giáo viên yêu cầu học sinh
đọc sách giáo khoa và trả lời các
câu hỏi sau:
- Em hãy nêu thành tựu nổi bật
của ngành Nông , lâm, thuỷ sản
từ năm 1995 đến năm 2004?
- Em hãy so sánh thành tựu của
ngành ở năm 2010 với năm
2004?
- Theo em tình hình sản xuất
nông, lâm, thuỷ sản của nước ta
đến năm 2010 còn những tồn tại
gì?
TT2: Học sinh tham gia trả lời
câu hỏi mà gôía viên đưa ra.
TT3: Giáo viên điều khiển quá
trình thảo luận của học sinh và
cho học sinh ghi ý chính.
1. Thành tựu:
- Sản xuất lương thực tăng liên tục: Năm
1995 đạt 27,6 triệu tấn; năm 2000 đạt
34,6 triệu tấn; năm 2004 đạt 39,3 triệu
tấn; năm 2010 đạt 46.8 triệu tấn.
- Bước đầu đã hình thành một số ngành
sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất
tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

trong nước và xuất khẩu.
- Một số sản phẩm của ngành nông, lâm,
thuỷ sản đã được xuất khẩu ra thị trường
quốc tế.
2. Hạn chế:
- Năng xuất và chất lượng sản phẩm còn
thấp.
- Hệ thống giống cây trồng vật nuôi; cơ
sở bảo quản, chế biến còn lạc hậu chưa
đáp ứng được nhucầu sản xuất hàng hoá
ngày càng cao.
8
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương hướng, nhiệm vụ phát triển của ngành nông,
lâm, thuỷ sản ở nước ta hiện nay.
TT1: Giáo viên yêu cầu học sinh
thảo luận câu hỏi:
- Em hãy nêu phương hướng,
nhiệm vụ phát triển ngành nông,
lâm, ngư nghiệp ở nước ta trong
thời gian tới?
TT2: Học sinh đọc sách giáo
khoa trả lời câu hỏi của giáo
viên đề ra?
TT3: Giáo viên đưa ra những
phương hướng, nhiệm vụ phát
triển của ngànhở nước ta trong
giai đoạn 2010-2050. Cùng học
sinh thảo luận về vấn đề này và
cho học sinh ghi nội dung của ý.


1. Tăng cường sản xuất nhằm đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia.
2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa
ngành này thành ngành sản xuất chính.
3. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững
theo hướng sinh thái.
4. áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh
vực giống nhằm nâng cao về số lượng và
chất lượng sản phẩm.
5. Đưa tiến bộ khoa học vào khâu bảo
quản, chế biến sau thu hoạch nhằm giảm
bớt hao hụt và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
IV. Cũng cố. Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: Ngành nông, lâm, thuỷ sản đã
đóng góp gì vào nền kinh tế quốc dân? Nêu những nhiệm vụ chính của ngành
nông, lâm, ngư nghiệp trong thời gian tới?
V. Bài tập về nhà:
- Làm bài tập theo câu hỏi sách giáo khoa
- Liên hệ tình hình phát triển kinh tế của ngành ở địa phương em?
- Đọc trước bài 2 sách giáo khoa.
1.2. Bài 35 chương II, phần I: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật
nuôi.
Ở bài này tôi đưa thêm mục III- Một số loại bệnh nguy hiển hiện nay: ở
mục này tôi giới thiều về nhiều loại bệnh xuất hiện gần đây, đi sâu nghiên cứu
bệnh cúm lợn H1N1. Với những kiến thức thu nhận được tôi đã thiết kế lại bài
giảng như sau:
I. Mục tiêu bài giảng:
Sau khi học xong bài, học sinh phải:
1. Kiến thức:
9

- Trình bày được các loại mầm bệnh thường có ở vật nuôi và các điều kiện phát
sinh các loại bệnh đó.
- Trình bày được mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở
vật nuôi.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm hiểu sách giáo khoa, liên hệ thực tế sản xuất.
3. Thái độ: Xây dựng cho học sinh kiếný thức biết bảo vệ môi trường sống tốt
cho vật nuôi và thuỷ sản cũng như của con người để có cuộc sống an toàn bền
vững.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Chuẩn bị của trò: Sách giáo khoa, tìm thêm số liệu có liên quan.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: - Cho biết mục đích của việc cải tạo ao nuôi cá?
- Nêu 1 số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu về điều kiện phát sinh phát triển bệnh ở vật nuôi.
TT1. Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận:
- Thế nào là bệnh truyền nhiễm?
- Bệnh kí sinh trùng là gì?
- Có phải cứ có mầm bệnh trong cơ
thể vật nuôi là phát bệnh ngay
không?
- Tại sao môi trường lại là 1 nhân tố
điều kiên phát sinh, phát triển bệnh ở
vật? Trong những điều kiện môi
trường như thế nào thì con vật dễ mắc
bệnh?

- Để hạn chế bệnh tật cần tác động
vào môi trường và điều kiện sống của
vật nuôi như thế nào?
TT2: Học sinh tham gia thảo luận và
trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
TT3: Giáo viên điều khiển và hướng
dẫn cho học sinh thảo luận theo các
câu hỏi trên. Sau đó, tổng kết ý và
cho học sinh ghi ý chính của mục.
1. Các loại mầm bệnh.
- Các loại mầm bệnh:
+ Vi rút
+ Vi khuẩn
+ Nấm
+ Kí sinh trùng
- Điều kiện để các loại mầm bệnh
gây bệnh: Phải có độc lực, số lượng
đủ lớn, có đường xâm nhập thích
hợp.
2. Yếu tố môi trường và điều kiện
sống:
- Yếu tố tự nhiên.
+ Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.
+ Thiếu oxy hoặc có nhiều kim loại
nặng, khí độc, chất độc có trong môi
trường sống.
- Yếu tố chế độ dinh dưỡng.
- Quản lí chăm sóc.
3. Bản thân con vật:
10

Tất cả vật nuôi sinh ra đều có sức đề
kháng
- Miễn dịch tự nhiên: không đặc
hiệu, bẩm sinh, không mạnh.
- Miễn dịch tiếp thu ( miễn dịch đặc
hiệu) hình thành sau khi cơ thể đã
tiếp xúc với mầm bệnh.
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển
bệnh.
TT1. Giáo viên trình bày, giảng giải
sự liên quan giữa mầm bệnh, vật
nuôi, môi trường. Giảng giải kỹ về
điều kiện để bệnh có thể phát sinh,
phát triển thành dịch.
TT2. Học sinh lắng nghe giáo viên
giảng giải, và hỏi giáo viên nếu chưa
hiểu.
TT3. Giáo viên giải thích những thắc
mắc của học sinh và cho học sinh ghi
ý chính.
- Các điều kiện phát sinh bệnh:
+ Có mầm bệnh
+ Môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của mầm bệnh.
+ Cơ thể vật nuôi : sức đề kháng yếu
( do không chăm sóc đầy đủ, không
tiêm phòng )
- Nếu vật nuôi có mầm bệnh, môi
trường thuận lợi cho mầm bệnh phát
triển, cơ thể vật nuôi yếu thì bệnh sẽ

phát triển thành dịch.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về một số bệnh mới ở vật nuôi hiện nay.
TT1: Giáo viên yêu cầu học sinh phát
trình bày sự hiểu biết của mình về
nhũng bệnh nguy hiểm mới xuất hiện
ở những năm gần đây.
TT2: Học sinh tham gia thảo luận sự
hiểu biết của mình về các loại bệnh
mà các em biết.
TT3: Giáo viên điều khiển quá trình
thảo luận, nêu lên những loại bệnh
xuất hiện gần đây đặc biết giảng giải
sâu về bệnh cúm lợn H1N1.
1.Một số bệnh truyền nhiễm hiện
nay.
- Cúm gia cầm (H5N1)
- Cúm lợn (H1N1)
2. Bệnh cúm lợn.
2.1. Nguyên nhân: Do virut H1N1
gây nên.
2.2. Lây lan và mức độ nguy hiểm.
- Lây lan rất nhanh: + Lợn - Lợn
+ Lợn – Người
+ Người - Người
- Đây là loại bệnh rất nguy hiểm, nó
gây chấn động đến toàn thế giới. Đã
có nhiều quốc gia bị thiệt hại về
người: Brazil tử vong 1.368 người;
Ấn độ 530 người; Nhật bản 28
người; Thái Lan 185 người; Việt

Nam 42 người (Số liệu được cập
nhật ngày 20/11/2009).
11
2.3. Phương pháp phòng bệnh.
- Lập danh sách những người đến từ
vùng bệnh, theo dõi và ứng phó kịp
thời.
- Tăng cường báo cáo tình hình, diễn
biến bệnh cho trưởng ban phòng
chống dịch bệnh quốc gia.
- Những người bi mắc bệnh phải
được cách ly, theo dõi và điều trị.
- Thường xuyên khử khuẩn ở nơi có
nguy cơ xuất hiện bệnh, nhất là sân
bay, bến cảng.
IV. Củng cố: Kể tên các bệnh thường gặp gây ra bởi các loại mầm bệnh đã học?
V. Bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc trước bài mới.
2. Biện pháp tổ chức thực hiện.
Để thấy rõ tính hiệu quả, trong năm học 2010-2011 tôi đã tiến hành thử
nghiệm giảng dạy ở hai lớp 10A và lớp 10B trường THPT Mường Lát (Trường
mà tôi đang công tác). Với lớp 10A tôi giảng dạy theo thiết kế bài giảng với kiến
thức chỉ có trong sách giáo khoa. Lớp 10B giảng dạy theo thiết kế bài giảng có
lồng ghép kiến thức mới. Sau các bài giảng đó tôi phát cho học sinh phiếu thăm
dò ý kiến.

12
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
1. Em hãy cho biết ý kiến của mình sau khi học tiết học vừa rồi.

Học sinh lớp Mức độ nhận xét
Rất hứng thú Hứng thú
Không hứng
thú
Ý kiến khác
2. Em hãy đánh dấu X vào ô mà em cảm thấy hợp lý, hoặc có ý kiến
vào ô ý kiến khác.
Sau khi tổng hợp phiếu ở mỗi bài đều nhận được kết quả như sau:
Lớp
Tổng
số
Rất hứng thú Hứng thú
Không hứng
thú
Ý kiến khác
SL % SL % SL % SL %
10A 36 0 0% 5 13.9% 25 69.4% 6 16.7%
10B 42 35 83.3% 7 16.7% 0 0% 0 0%
Từ bảng kết quả trên, chúng ta nhận thấy khi giảng dạy lớp 10A với kiến
thức chỉ có trong sách giáo khoa, số lượng học sinh không có hứng thú trong tiết
học chiếm đa số, chỉ có một số ít các em học sinh cảm thấy hứng thú trong tiết
học. Đặc biệt không có học sinh nào cho rằng tiết học là hứng thú. Còn một số ít
học sinh cho rằng tiết học quá nhàm chán. Ngược lại với kết quả đó, ở lớp 10B
khi bài giảng có lồng ghép kiến thức mới thì đại đa số các em học sinh lại cho
rằng tiết học là rất hứng thú, sôi nổi. Chỉ có số lượng nhỏ học sinh cho rằng tiết
học ở mức hứng thú, không có học sinh nào cho rằng tiết học là không hứng thú
và nhàm chán.
13
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả nghiên cứu.

Từ việc so sánh giữa cách làm cũ và cách làm mới cho chúng ta thấy sự
hiệu quả rõ rệt. Qua đây chúng ta nhận thấy rằng: những môn học như môn Công
nghệ, mỗi thầy cô giáo muốn thành công trong tiết giảng dạy của mình, ngoài
việc luôn luôn thay đổi phương pháp, tư duy còn phải luôn tìm tòi, học hỏi, cập
nhật những kiến thức mới nhất giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách thoải mái,
tự tin và hứng thú.
Đề tài của tôi cũng mới dừng lại ở một góc độ rất nhỏ. Rất mong các bạn
đồng nghiệp đọc, cho ý kiến và ủng hộ tôi để chúng ta có thể cùng nhau tạo ra
những bài giảng hay hơn, mang lại sự hứng thú học tập cho các em học sinh, góp
một phần nhỏ vào sự nghiệp trồng người trong thời kỳ mới.
2. Kiến nghị.
- Kính đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thường xuyên để các thầy cô
giáo đồng môn có nhiều thời gian giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Có
như vậy mới tạo ra sự hứng thú, sáng tạo trong học tập của học sinh.
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa có nhiều chính sách hơn nữa
nhằm động viên, khuyến khích thầy cô giáo chuyên tâm chuyên môn, tự tìm tòi,
sáng tạo nhằm tạo ra nhiều sáng kiến hay, có chiều sâu.
14
MôC LôC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lời mở đầu………………………………………………………….
2. Thực trạng của vấn đề………………………………………
2.1Thực trạng…………………………………………………………
2.1.1. Bài mở đầu: Phần I. Nông - Lâm - Ngư nghiệp………………
2.1.2. Bài 35 chương II, phần I: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật .
2. Đánh giá thực trạng…………………………………………………
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Giải pháp thực hiện…………………………………………………
1.1. Bài 1. Bài mở đầu: Phần Nông - Lâm - Ngư nghiệp…………….
1.2. Bài 35 chương II, phần I: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật .

2. Biện pháp tổ chức thực hiện………………………………………
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả nghiên cứu………………………………………………
2. Kiến nghị…………………………………………………………
15

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×