Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỒ PHƯỚC LINH

PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số: 60 38 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Tuyết Miên

HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực
tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp,
tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Luật học. Qua đây tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các
giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.


Cảm ơn Công an nhân dân tỉnh Nghệ An, Tòa án nhân dân tỉnh
Nghệ An đã giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Dương Tuyết
Miên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập.

Tác giả luận văn


MỤC LỤC
PHẦN MỞ DẦU
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010 ................. 1
1.1.Thực trạng và diễn biến của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ
An trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2010........................................................ 1
1.1.1.Thực trạng tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời
gian từ năm 2004 đến năm 2010............................................................................... 1
1.1.2.Diễn biến của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong
thời gian từ năm 2004 đến năm 2010....................................................................... 19
1.2.Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ năm 2004 đến năm 2010....................................................................... 21
1.2.1.Cơ cấu của tình hình tội phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ
năm 2004 đến năm 2010........................................................................................... 21
1.2.2.Tính chất của tình hình tội phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
từ năm 2004 đến năm 2010....................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI
CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ………………………... 35
2.1.Nguyên nhân của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An............................ 35

2.1.1.Nhóm nguyên nhân liên quan đến vấn đề kinh tế, xã hội ở tỉnh Nghệ An...... 35
2.1.2.Nhóm nguyên nhân liên quan đến văn hoá, giáo dục và tuyên truyền phổ
biến pháp luật............................................................................................................ 43
2.1.3.Nhóm nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
trật tự,an toàn xã hội ................................................................................................ 50
2.1.4.Nhóm nguyên nhân thuộc về phía người phạm tội ........................................ 54
2.2.Dự báo tình hình tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai
đoạn tới..................................................................................................................... 58
2.3.Các biện pháp nâng cao hiểu quả phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Nghệ An............................................................................................................ 60

60


2.3.1. Nhóm biện pháp về kinh tế, xã hội................................................................

60
2.3.2. Nhóm biện pháp về văn hóa, giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật.. 66
2.3.3. Nhóm biện pháp về nâng cao hiểu quả trong công tác quản lý trật tự, an
toàn xã hội................................................................................................................ 71
2.3.4 Nhóm biện pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội.................................... 74
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất nước Việt Nam (16.489km2)
thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với dân số 3.123.084 người, mật độ dân số trung bình

là 189 người/km2, có các dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái…cùng
sinh sống. Phía Đông giáp với biển Đông, phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía
Bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía Tây giáp với nước bạn Lào.
Cùng với xu thế đi lên của cả nước, biết phát huy và tận dụng những lợi
thế của mình những năm gần đây Nghệ An cũng từng bước chuyển mình, có
nhiều khởi sắc về phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng khá và ổn định
(tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2009 (GDP) đạt 7,13. Thu ngân sách trên địa bàn
đạt trên 3.400 tỷ đồng, tăng hơn 10,8% so với năm 2008), đời sống nhân dân
ngày càng được nâng lên về mọi mặt.
Tuy nhiên, đi liền với nền kinh tế phát triển thì Nghệ An đang phải đương
đầu với những vấn đề xã hội phức tạp. Đó là nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng,
sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, vấn đề di dân nông thôn ra thành phố
Vinh và những địa phương khác trong cả nước có nhiều phức tạp, đáng lưu ý là
tình hình tội phạm ngày càng có chiều hướng gia tăng về cả số lượng và tính chất
nguy hiểm. Trong đó nổi lên hẳn là loại tội phạm cướp tài sản, thời gian gần đây
với các băng, nhóm với các âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thực hiện một các trắng
trợn, chúng sử dụng hung khí, vũ khí nóng gây ra nhiều vụ cướp, làm thiệt hại
lớn đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân, gây ra thái độ hoang mang,
sợ sệt trong dân chúng, gây bất ổn lớn đến tình hình an ninh, chính trị trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn. Do đó, ngăn chặn kịp thời loại tội phạm này trên địa bàn
tỉnh Nghệ An hiện nay là vấn đề cấp thiết.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tình hình
tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An để từ đó tìm ra được nguyên nhân của
tội phạm này, đề ra các biện pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao công tác
phòng ngừa loại tội phạm này đạt hiệu quả cao và có tính khả thi là một yêu cầu
hoàn toàn bức thiết. Trong khi đó, thời gian gần đây, chưa có công trình khoa học


nào nghiên cứu về tội cướp tài sản dưới góc độ tội phạm học trên địa bàn tỉnh
Nghệ An để tìm ra biện pháp phòng ngừa tội phạm này thực sự hiệu quả. Chính

vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với hy vọng đóng góp công
sức nhỏ bé của mình vào việc giải quyết hiệu quả tình hình tội phạm nói chung
và tội cướp tài sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tội
cướp tại sản dưới góc độ tội phạm học. Điển hình là một số công trình:
“Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội” (Luận án
tiến sỹ Luật học của tác giả Đỗ Kim Tuyến- Đại học Luật Hà Nội, năm 2001);
“Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”
(Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Võ Minh Tiến- Đại học Luật Hà Nội,
năm 2006);
“Đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định”
(Luận văn Thạc sỹ luật của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa - Đại học Luật Hà Nội,
năm 2007);
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học có
liên quan đến tội cướp tài sản như: “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm
sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (Luận văn thạc sỹ luật
học của tác giả Lê Thị Khanh- Đại học Luật Hà Nội, năm 2006).
Nghệ An là một tỉnh có những đặc điểm đặc thù về kinh tế- xã hội, địa
lý… so với các địa phương khác trên cả nước, do đó tình hình về tội cướp tài sản
cũng có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tác giả
nào nghiên cứu về tội cướp tài sản dưới góc độ tội phạm học trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Vì vậy, tác giả cho rằng nghiên cứu tình hình tội cướp tài sản, nguyên
nhân của tội phạm và tìm ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn
tỉnh Nghệ An là việc làm mang tính cấp bách, có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài



Đề tài nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học về tội cướp tài sản trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2004 đến năm 2010. Số liệu sử dụng để nghiên cứu
trong đề tài này là thống kê tội phạm của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân
dân, Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An; đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với số
liệu tương ứng trên địa bàn cả nước và một số tỉnh khác.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Trong luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao
gồm: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp tổng hợp, phương pháp dự báo khoa học, phương pháp điều tra xã
hội học, phương pháp chuyên gia
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2010, làm rõ nguyên nhân của tội này và từ
đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh Nghệ
An, ngăn chặn thực sự hiệu quả tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong
thời gian tới.
Nhiệm vụ cơ bản của việc nghiên cứu đề tài
Từ mục đích nói ở trên, tác giả cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An;
+ Làm sáng tỏ nguyên nhân của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
+ Dự báo tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
+ Đề xuất các biện pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi cao
nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn



Dưới góc độ tội phạm học, luận văn sẽ đi sâu phân tích THTP tội cướp tài
sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong 6 năm (từ năm 2004-2010), giải thích được
một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội cướp và đề xuất được các biện pháp
phòng ngừa tội cướp tài sản phù hợp với đặc điểm riêng biệt và yêu cầu phòng
ngừa của địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được chia làm 2 chương:
Chương 1: Tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm
2004 đến năm 2010.
Chương 2: Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội cướp tài sản trên
địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2004 đến năm 2010.


1

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
Để làm rõ tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
ta cần làm rõ các nội dung của nó bao gồm: thực trạng, diễn biến, cơ cấu và tính
chất của THTP.
Trong quá trình nghiên cứu tình hình tội cướp tài sản, tác giả chủ yếu sử
dụng số liệu thống kê chính thức của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
nhân dân tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng số liệu tự thống kê từ
150 bản án hình sự sơ thẩm xét xử về tội cướp tài sản của TAND tỉnh Nghệ An.
1. 1. Thực trạng và diễn biến của tình hình tội cướp tài sản trên địa
bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2010

1.1. 1. Thực trạng tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2010
* Về tội phạm rõ
Căn cứ theo số liệu thống kê của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Nghệ An
thì số vụ và số người phạm tội bị khởi tố về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An trong thời gian 7 năm như sau:
Bảng 1. Số vụ và số người phạm tội cướp tài sản đã khởi tố trên địa bàn tỉnh
Nghệ An trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2010
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
TB/Năm

Số vụ
75
85
92
61
68
72
59
512
73


Số người phạm tội
166
169
194
145
153
165
129
1121
160

(Nguồn : Cơ quan điều tra Công An tỉnh Nghệ An)


2

Trên cơ sở số liệu thống kê của Bảng 1, ta có biểu đồ về số vụ và số
người phạm tội bị khởi tố về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm
2004-2010 như sau:
Biểu đồ 1: Số vụ và số người phạm tội cướp tài sản đã khởi tố trên địa bàn
tỉnh Nghệ An trong thời gian 2004-2010

(Nguồn : Cơ quan điều tra Công An tỉnh Nghệ An)

Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ ta thấy, trong thời gian 2004-2010,
trên địa bàn tỉnh Nghệ An có tổng cộng 512 vụ và 1121 người phạm tội cướp tài
sản bị khởi tố, trung bình hàng năm là 73 vụ và 160 người phạm tội, trong đó
năm có số vụ và số người phạm tội cao nhất là năm 2006 với 92 vụ và 194 người
phạm tội, năm thấp nhất là năm 2010 với 59 vụ và 129 người phạm tội. Như vậy,
căn cứ vào số vụ án cướp tài sản bị khởi tố trong khoảng thời gian 7 năm qua

trên địa bàn tỉnh Nghệ An để tính trung bình theo năm, thì cứ mỗi năm có 73 vụ
cướp tài sản xảy ra, và theo ngày thì cứ 5 ngày có một vụ cướp tài sản xảy ra.
Bên cạnh số liệu khởi tố của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Nghệ An, tác
giả cũng sử dụng số liệu của Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh Nghệ An để làm sáng
tỏ hơn thông số về tội phạm rõ của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đó
là số liệu thống kê về số vụ, người phạm tội cướp tài sản đã bị truy tố của Viện
kiểm sát, đã bị xét xử của Tòa án.
Dưới đây là bảng số liệu chi tiết về số vụ cũng như số người phạm tội
cướp tài sản đã bị khởi tố, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong từng
năm.


3

Bảng 2: Số vụ và số người phạm tội bị truy tố, khởi tố, xét xử về tội cướp tài
sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian từ năm 2004-2010
Khởi tố
Số người
Số vụ
phạm tội
75
166
85
169
92
194
61
145
68
153

72
165
59
129
512
1121
73
160

Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
TB/ Năm

Truy tố
Số người
Số vụ
phạm tội
73
154
78
159
84
181

56
138
61
137
63
150
54
116
469
1035
67
148

Xét xử
Số người
Số vụ
phạm tội
71
149
75
155
80
174
53
132
58
125
60
140
51

107
448
982
64
140

(Nguồn: Cơ quan điều tra Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)

Căn cứ vào số liệu được thể hiện trong bảng thống kê trên đây, tác giả có
biểu đồ so sánh sau:
Biểu đồ 2: Số vụ, số người phạm tội cướp tài sản bị khởi tố, truy tố, xét xử
trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian từ năm 2004-2010
1121

1500
1000

1035
982

512

469 448

500

KHỞI TỐ
TRUY TỐ
XÉT XỬ


0
Số vụ phạm tội

Số người phạm tội

(Nguồn: Cơ quan điều tra Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ so sánh ta thấy rõ trong cùng thời gian 7
năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sự chênh lệch giữa các số liệu khởi tố, truy tố,
xét xử về tội cướp tài sản. Số vụ và số người phạm tội đã bị khởi tố cao hơn
nhưng đến truy tố và xét xử có giảm xuống, cụ thể có tổng số 512 vụ 1121 người
phạm tội bị khởi tố, nhưng chỉ có 469 vụ và 1035 người phạm tội bị truy tố và


4

448 vụ và 982 người phạm tội bị xét xử. Nguyên nhân của sự chênh lệch đó là
do:
+ Án đình chỉ (đối với tội cướp lý do phải đình chỉ vụ án thường là hết thời
gian điều tra mà không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm; hoặc bị can
chết hoặc người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; hết thời hiệu khởi tố
vụ án);
+ Hết thời hạn điều tra mà chưa xác định được bị can, hoặc chưa biết bị can
ở đâu (có những vụ cướp xảy ra liều lĩnh, táo bạo ngay giữa ban ngày ví dụ như
cướp tiệm vàng, cướp tại cổng ngân hàng...nhưng cơ quan Công an vẫn chưa truy
tìm được thủ phạm);
+ Số lượng án tồn đọng, án mới thủ lý chưa được xử lý;
+ Trong quá trình giải quyết vụ án cơ quan chức năng đã ra quyết định
chuyển vụ án khi phát hiện không đúng thẩm quyền (chuyển cho Tòa án Quân sự
hay tòa án tỉnh khác).
Từ những nguyên nhân phân tích trên có thể kết luận: thực tế đã có hành vi

cướp tài sản xảy ra, có người phạm tội và đã bị Cơ quan điều tra khởi tố vụ án,
khởi tố bị can nhưng không phải tất cả các vụ án và người phạm tội đều bị Viện
Kiểm sát truy tố hay Tòa án xét xử. Chính vì thế, số liệu về số vụ, người phạm tội
do Cơ quan điều tra Công an tỉnh Nghệ An khởi tố và thống kê lớn hơn số liệu
truy tố của Viện kiểm sát, số liệu xét xử của Tòa án tỉnh Nghệ An.
Trên cơ sở số liệu về số vụ, số người phạm tội cướp sản như trên, để hơn
thấy rõ THTP này trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2004-2010, chúng ta cần so
sánh số liệu của tội cướp tài sản với các số liệu khác có liên quan trong cùng một
thời gian tương ứng.
So sánh số vụ cướp tài sản với tổng số vụ tội phạm nói chung trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.


5

Sau đây là bảng số liệu so sánh chi tiết về số vụ cướp tài sản và số vụ tội
phạm nói chung, tác giả có kết hợp tính toán tỷ lệ giữa chúng để rõ hơn mối
tương quan.
Bảng 3 : Số vụ bị xét xử về tội cướp tài sản so với số vụ phạm tội chung trên
địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian từ năm 2004-2010
Năm

Số vụ cướp tài sản

2004
2005
2006
2007
2008
2009

2010
Tổng cộng

71
75
80
53
58
60
51
448

Số vụ tội phạm nói
chung
1744
1718
2027
2074
2256
2410
1962
14191

Tỉ lệ % (1)/(2)
4,07%
4,36%
3,94%
2,55%
2,57%
2,48%

2,59%
3,15%

( Nguồn : Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)

Từ bảng số liệu chi tiết ta có tỉ lệ so sánh về số vụ giữa tội cướp tài sản và
các tội phạm nói chung như sau: Tỉ lệ giữa tổng số vụ phạm tội cướp tài sản với
tổng số vụ các tội phạm nói chung bị xét xử trong thời gian 2004-2010 là
448/14.191 (số vụ cướp tài sản chiếm tỉ lệ 3,15%), trong đó năm chiếm tỉ lệ cao
nhất là năm 2005 với 75/1718(4,36%), và năm có tỉ lệ thấp nhất là năm 2009 với
60/2410 (2,48%). Như vậy, trong vòng 7 năm tội phạm này chiếm tỉ lệ không
cao trong số các tội phạm nói chung (chỉ chiếm 3,15%).
Ta có biểu đồ biểu thị sự so sánh như sau:
Biểu đồ 3 : So sánh tỉ lệ số vụ cướp tài sản với tỉ lệ số vụ tội phạm nói chung
trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong 7 năm (2004-2010)

Số vụ tội
phạm nói
chung
96,85%

( Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)


6

So sánh số vụ cướp tài sản với số vụ tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
Tội cướp tài sản là một tội phạm thuộc chương các Tội phạm xâm phạm sở
hữu (chương XIV). Khi so sánh số vụ bị xét xử về tội cướp tài sản với tổng số vụ

bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu, điều này giúp chúng ta thấy được mối
tương quan giữa “bức tranh” về tội cướp tài sản trong tổng thể chung của “bức
tranh” về các tội xâm phạm sở hữu.
Dưới đây là bảng số liệu theo từng năm về số vụ bị xét xử về tội cướp tài
sản và tổng số vụ bị xét xử về các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Nghệ
An trong thời gian 2004-2010
Bảng 4: Số vụ bị xét xử về tội cướp tài sản so với số vụ của các tội xâm phạm
sở hữu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng cộng

Số vụ cướp tài sản(1)
71
75
80
53
58
60
51
448

Số vụ XP sở hữu(2)
653

754
697
650
577
657
455
3980

Tỉ lệ % (1)/(2)
10,87%
9,94%
11,47%
8,15%
10,05%
9,13%
11,2%
11,25%

( Nguồn : Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)

Căn cứ vào 2 bảng số liệu trên ta có biểu đồ so sánh sau đây:
Biểu đồ 4 : So sánh số vụ cướp tài sản với số vụ các tội phạm xâm phạm sở
hữu trên địa bàn tỉnh nghệ An trong 7 năm từ năm 2004-2010

( Nguồn : Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)


7

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ, ta thấy tỉ lệ giữa tổng số vụ phạm tội

cướp tài sản bị xét xử với tổng số vụ của các tội xâm phạm sở hữu bị xét xử trong
thời gian 2004-2010 là 448/3980 (số vụ cướp tài sản chiếm tỉ lệ 11,25%). Đây là
một tỉ lệ đáng kể, tội cướp tài sản đứng cao thứ 2 và chỉ sau tỉ lệ của tội trộm cắp
tài sản.
Từ bảng số liệu Bảng 3, Bảng 4 ta có biểu đồ so sánh như sau:
Biểu đồ 5: So sánh tổng số vụ tội cướp tài sản, tội xâm phạm sở hữu, tội
phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An (2004-2010)
14191
15000

3980

448

10000
5000
0

Cướp tài
sản

Các tội
XPSH

Tội phạm
nói chung

( Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)

So sánh số vụ cướp tài sản với số vụ tội phạm giết người và hiếp dâm trên

địa bàn tỉnh Nghệ An (đây là 2 tội phạm thường xảy ra cùng với tội cướp tài sản
và đều là tội phạm có tính bạo lực).
Bảng 5: Số vụ xét xử về tội cướp tài sản với số vụ bị xét xử về tội giết người,
hiếp dâm trên địa bàn tỉnh nghệ An trong thời gian từ năm 2006-2010
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng

Cướp tài sản
(Số vụ)
80
53
58
60
51
302

Giết người
(Số vụ)
32
31
36
28
27
154


( Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)

Hiếp dâm
(Số vụ)
6
7
6
5
5
29


8

Qua bảng số liệu ta thấy, trong 3 loại tội có tính chất bạo lực điển hình trên
thì tội cướp tài sản có tổng số vụ cao nhất là 302 vụ, rồi tiếp đó đến tội giết người
với 154 vụ và thấp nhất là tội hiếp dâm với 29 vụ.
Đáng lưu ý là trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An nổi lên
hành vi cướp thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như cướp kèm theo giết
người hoặc cướp kèm theo hiếp dâm đang có xu hướng tăng lên gây xôn xao dư
luận xã hội địa phương, cá biệt có vụ án mà người phạm tội đồng thời phạm 3 tội
hiếp dâm, giết người, cướp tài sản gây hoang mang, khiếp sợ trong dân chúng.
Cụ thể như sau: trong số 154 vụ giết người trong số đó có tới 16 vụ giết người,
cướp tài sản; trong 29 vụ án hiếp dâm có 3 vụ hiếp dâm, cướp tài sản; và 1 vụ án
người phạm tội đồng thời thực hiện 3 hành vi hiếp dâm, giết người, cướp tài sản.
Từ bảng số liệu, ta có biểu đồ thể hiện sự so sánh sau:
Biểu đồ 6: So sánh số vụ cướp tài sản, giết người, hiếp dâm trên địa bàn tỉnh
Nghệ An trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010

302

400
200
0

154

29
Số vụ

Cướp Giết Hiếp
tài sản người dâm
( Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)

So sánh số vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An với số vụ cướp tài
sản trên 2 tỉnh lân cận là Hà Tĩnh và Thanh Hóa
Hà Tĩnh, Thanh Hóa là 2 tỉnh lân cận tỉnh Nghệ An (phía Bắc Nghệ An
giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam Nghệ An giáp tỉnh Hà Tĩnh) và cả 3 tỉnh đều
thuộc vùng Bắc Trung bộ có nhiều nét tương đồng về địa lí, dân cư và văn hoá xã
hội. Chính vì vậy, tác giả có sự so sánh số liệu tương ứng 2 tỉnh này với Nghệ
An.


9

Căn cứ theo số liệu thống kê về số vụ bị xét xử về tội cướp tài sản của Tòa
án 3 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh ta có bảng số liệu chi tiết theo từng năm
như sau:
Bảng 6: Số vụ cướp tài sản bị xét xử ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh
Hóa trong thời gian từ năm 2004-2010
Địa phương/ Năm

Hà Tĩnh
Nghệ An
Thanh Hóa
2004
18
71
63
2005
20
75
68
2006
12
80
67
2007
18
53
44
2008
21
58
47
2009
20
60
68
2010
22
51

45
Tổng cộng
131
448
402
Trung bình năm
18
64
57
( Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Thanh Hóa)
Từ Bảng 6 ta có biểu đồ như sau:
Biểu đồ 7: Tổng số vụ bị đưa ra xét xử về tội cướp tài sản trên địa bàn bàn
tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa trong 7 năm từ năm 2004-2010

( Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Thanh Hóa)

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy rõ, so với 2 tỉnh lân cận thì tỉnh Nghệ
An có số vụ cướp tài sản bị xét xử cao nhất với 448 vụ, tiếp đến là tỉnh Thanh
hóa với 402 vụ, Hà Tĩnh là tỉnh có số vụ thấp nhất là 133 vụ. Như vậy, số vụ
cướp tài sản xảy ra và bị xét xử trên địa bàn tỉnh Nghệ An lớn hơn 1,14 lần so với


10

tỉnh Thanh Hóa và hơn 3,37 lần so với tỉnh Hà Tĩnh. Điều này cho thấy số vụ
cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An rất đáng lo ngại.
So sánh số vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An với số vụ cướp trên
phạm vi cả nước
Bảng 7: Số vụ bị xét xử về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Số
vụ bị xét xử về tội cướp tài sản toàn quốc từ năm 2004-2010

Năm

Nghệ An

Toàn quốc

Tỉ lệ (1)/(2)

2004

71

1895

3,74%

2005

75

1629

4,60%

2006

80

2013


3,97%

2007

53

2002

2,64%

2008

58

2187

2,65%

2009

60

2305

2,6%

2010

51


1781

2,86%

Tổng

448

13812

3,24%

(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)

Ta có tỉ lệ so sánh như sau:
+ Tổng số vụ tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An với tổng số vụ
cướp tài sản trên phạm vi toàn quốc bị xét xử trong thời gian 2004-2010 là
448/13.812 (số vụ cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An chiếm tỉ lệ 3,24%).
+ Trung bình năm về số vụ bị xét xử của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An với trung bình năm số vụ bị xét xử của tội cướp tài sản trên phạm vi cả
nước là 64/1.973 (số vụ phạm tội trung bình năm của tội cướp tài sản trên địa bàn
tỉnh Nghệ An chiếm tỉ lệ 3,24%).
Từ phân tích và bảng số liệu trên, ta có các biểu đồ so sánh như sau:


11

Biểu đồ 8: So sánh số vụ bị xét xử về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An và toàn quốc
Nghệ An

2500
2000
1500
1000
500
0

1895

2013

Toàn quốc
2187
2002

2305
1781

1629

71

75

80

53

58


60

51

Năm
2004

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

(Nguồn: Số liệu từ Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An)

* Về tội phạm ẩn
Thực tế cho thấy không phải bất cứ hành vi phạm tội nào cũng bị cơ quan
chức năng phát hiện, bị xử lý hình sự và có trong số liệu của cơ quan thống kê

chính thức, tội cướp tài sản cũng không nằm ngoài qui luật đó. Do đó khi tìm
hiểu về thực trạng của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bên
cạnh tìm hiểu thông số về tội phạm rõ còn phải tìm hiểu về tội phạm ẩn.
Đánh giá được tội phạm ẩn của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An là một công việc hết sức khó khăn. Tác giả đã cố gắng phân tích để làm
sáng tỏ (ở mức độ tương đối) về tội phạm ẩn của tình hình tội cướp tài sản trong
thời gian 2004-2010 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Thứ nhất, với cách thức thu thập số liệu thống kê về tin báo tố giác tội
phạm thì trong thời gian 7 năm từ 2004 – 2010 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 560
tin báo về vụ cướp (nguồn Cơ quan điều tra Công an tỉnh Nghệ An). Như vậy, so
sánh số vụ án bị khởi tố với số liệu về tin báo tố giác tội phạm có tỉ lệ là 512/560
(số vụ bị khởi tố chỉ chiếm 91,42% trong tổng số tin báo tố giác tội phạm), còn
lại 48 tin báo tố giác không bị khởi tố chiếm 8,58%. Bên cạnh đó, tác giả tự
nghiên cứu 48 hồ sơ về tin báo tố giác tội phạm còn lại không bị khởi tố kết quả
thu được là có 35 vụ không có dấu hiệu tội phạm, và có 13 vụ (chiếm 2,54%


12

trong tổng số tội phạm bị phát hiện) có dấu hiệu tội phạm nhưng không bị Cơ
quan Điều tra khởi tố.
Thứ hai, Tác giả đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Nghệ An để thu
thập thông tin trong 7 năm qua về tội cướp tài sản thì thấy có 12 trường hợp nạn
nhân của tội cướp tài sản có gọi điện đến trung tâm xin tư vấn về pháp lí và cả 12
trường hợp này, nạn nhân đều không tố giác tội phạm với cơ quan chức năng (lí
do nạn nhân không báo với cơ quan chức năng có thể là: do tài sản bị cướp không
lớn nên nạn nhân không tố cáo; hoặc nạn nhân không tin tưởng cơ quan pháp luật
có thể tìm ra thủ phạm nên không tố cáo; hoặc nạn nhân không muốn liên quan
đến pháp luật...). Nếu so sánh số lượng này với số tội phạm bị phát hiện và bị xét
xử thì nó chiếm 2,34%.

Thứ ba, Tác giả nghiên cứu thu thập thông tin từ 250 hồ sơ bệnh nhân bị
chấn thương do tác động ngoại lực ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An trong thời
gian 7 năm, kết quả thu được là: có 97 trường hợp bệnh nhân nhập viện tự khai
trong hồ sơ nguyên nhân dẫn đến chấn thương do tại nạn giao thông chiếm
38,8%, do tai nạn lao động có 46 bệnh nhân chiếm 18,4%, do mâu thuẫn cá nhân
dẫn đến hành vi bạo lực có 52 bệnh nhân chiếm 20,8%, do bị tấn công từ hành vi
cướp tài sản có 24 bệnh nhân (trong đó có 16 người không báo cơ quan chức
năng chiếm 6,4%), còn lại vì các lý do khác có 31 bệnh nhân chiếm 12,4%. Như
vậy, theo cách khảo sát này thì có 16 bệnh nhân là nạn nhân của tội cướp tài sản
(chiếm 6,4%) đã không tố giác về vụ cướp tài sản với cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, qua việc xây dựng bảng câu hỏi và phát cho 100 phạm nhân đang thi
hành án trại giam Số 3 Tân Kỳ, Nghệ An, tác giả đã thu được kết quả như sau:.
Với câu hỏi “Các anh cho biết đã thực hiện hành vi cướp tài sản lần thứ mấy?
Trong những lần phạm tội cướp tài sản trước đó có mấy lần không bị cơ quan
chức năng phát hiện và xử lí?”. Kết quả thu được có 12/100 người trả lời đã từng
phạm tội cướp từ hai lần trở lên nhưng không bị phát hiện và thực tế những người
này bị xử lí ít hơn số hành vi đã thực hiện (chiếm tỉ lệ 12%), có 1 người khai bị


13

xét xử về tội trộm cắp nhưng ngoài ra có phạm tội cướp tài sản khi 16 tuổi mà
không bị xử lí do cơ quan chức năng không phát hiện (chiếm tỉ lệ 1%).
Thứ năm, qua khảo sát cán bộ làm công tác tư pháp hình sự (điều tra viên,
kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký tòa án, quản giáo trại tạm, cán bộ làm công tác
thống kê) bằng 200 phiếu điều tra với câu hỏi: “Từ kinh nghiệm thực tiễn của
mình, theo đánh giá chủ quan của ông (bà), tỷ lệ vụ cướp tài sản chưa được phát
hiện ở địa phương mà ông (bà) công tác chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm so
với tổng số vụ án cướp tài sản đã xảy ra trên thực tế?”. Tác giả thu được kết quả
là: có 31% số người được hỏi trả lời rằng số vụ phạm tội cướp đã thực hiện

nhưng chưa bị phát hiện và xử lý về hình sự chiếm khoảng từ 20-25% trong tổng
số vụ cướp tài sản đã xảy ra trên thực tế; có 21% số người được hỏi trả lời chiếm
khoảng từ 15-20% và 29% số người được hỏi trả lời chiếm khoảng từ 10-15%;
còn lại 13% số người được hỏi trả lời với tỉ lệ khác nhau. Như vậy, có 81% số
người được hỏi cho rằng số vụ cướp tài sản thực hiện chưa được phát hiện chiếm
tỷ lệ thấp nhất là 10%, cao nhất là 25% trên tổng số vụ cướp đã xảy ra trên thực
tế. Theo kết quả khảo sát này, tính trung bình tỷ lệ ẩn khoảng 17%.
Qua tìm hiểu về tội phạm ẩn của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, tác giả rút ra được một số nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn là:
+ Nguyên nhân từ phía nạn nhân: Nạn nhân không khai báo với cơ quan
chức năng thường là các vụ cướp có tính chất nhỏ lẻ, thiệt hại không lớn, và tâm
lý thiếu tin tưởng, sợ phiền hà vào cơ quan pháp luật, hạn chế về hiểu biết pháp
luật; một số nữa lại do sợ bị phát hiện xử lý về hành vi trái pháp luật của mình
hoặc tâm lý xấu hổ (đối với các vụ án mà nạn nhân bị cướp ở ổ bạc hay tâm tình
nam nữ nơi hoang vắng)
+ Nguyên nhân từ cơ quan chức năng: do trình độ nghiệp vụ của cán bộ
thực thi công vụ còn non yếu, hoặc người thực thi công vụ cố tình đánh giá
không đúng về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi (do quen biết, nể nang
hoặc do “nhận tiền bồi dưỡng”).


14

+ Một lý do khá đặc thù dẫn đến tình hình tội phạm ẩn của tỉnh Nghệ An
là đối với các huyện miền núi, diện tích rộng lớn, địa hình hiểm trở, giao thông,
thông tin liên lạc không thuận lợi, dân cư ở thưa thớt và cách xa cơ quan Công
an, khi có vụ cướp xảy ra do khó khăn về đường xá mà nạn nhân cũng không
báo; hoặc vụ án xảy ra ở nơi hiểm trở, khi phát hiện ra vụ án thì do vụ án xảy ra
khá lâu, nạn nhân đã bị giết chết và chứng cứ không được bảo quản tốt nên
không tìm ra được thủ phạm (Theo khảo sát thực tế một số huyện miền núi như

Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Con Quông).
Từ việc nghiên cứu, tác giả nhận định tội phạm ẩn của tình hình tội cướp
tài sản ở Nghệ An, trong thời gian qua thực tế có tồn tại nhưng tỉ lệ ẩn ở tội này
không cao lắm (tính trung bình của 5 khảo sát trên thì tỉ lệ ẩn của tội Cướp tài sản
là xấp xỉ 10%). Kết quả này cho ta cái nhìn tổng quan hơn bức tranh về tội cướp
trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2004 đến năm 2010.
Khi nghiên cứu về thực trạng của THTP cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, bên cạnh việc tìm hiểu về tội phạm rõ và tội phạm ẩn, ta còn phải
nghiên cứu về chỉ số tội phạm và thông số về nạn nhân.
* Về chỉ số tội phạm
Khi đánh giá thực trạng của THTP cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
ta không thể bỏ qua chỉ số tội phạm - biểu hiện của mức độ phổ biến của tội
phạm trong dân cư. Ta có bảng chỉ số tội phạm ở Nghệ An từ năm 2004 -2009
như sau:
Bảng 8: Chỉ số tội phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm
2004-2009
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009


Nghệ An

2,36

2,47

2,59

1,71

1,86

1.93


15

Biểu đồ 9: Chỉ số tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm
2004- 2009

Cũng với cách tính trên, tác giả tính toán và có bảng so sánh chỉ số tội
phạm của Nghệ An với chỉ số tội phạm cướp tài sản Hà Tĩnh, Thanh Hóa trong
cùng thời gian tương ứng.
Bảng 9 : Chỉ số tội phạm cướp tài sản trên địa bàn 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,
Thanh Hóa (Tính trên 100.000 dân )
Năm

Nghệ An

Hà Tĩnh


Thanh Hóa

2004

2,36

1,31

1,79

2005

2,47

1,45

1,93

2006

2,59

0,87

1,90

2007

1,71


1,47

1,29

2008

1,86

1,71

1,38

2009

1,93

1,63

1,99

Biểu đồ 10: Chỉ số tội phạm cướp tài sản trên 3 tỉnh Nghệ An,
Hà Tĩnh,Thanh Hóa


16

Từ biểu đồ trên, có thể rút ra nhận xét, chỉ số tội phạm cướp tài sản ở tỉnh
Nghệ An cao hơn 2 tỉnh bạn Thanh Hóa, Hà Tĩnh trong cả bảy năm, điều này thể
hiện mức độ phổ biến của tội cướp tài sản trong dân cư ở nghệ An cao hơn 2 tỉnh

Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Tuy cả ba tỉnh đều có đặc điểm chung về vùng miền nhưng có rất nhiều
điểm khác nhau: về diện tích - tỉnh nghệ An có diện tích lớn nhất trong 3 tỉnh và
cũng là lớn nhất cả nước với 16.409 km2 ; về dân số Nghệ An có 3.121.084 người
[4] đứng thứ 2 sau tỉnh Thanh Hóa; về điều kiện- kinh tế xã hội thì tỉnh Nghệ An
là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Vinh thủ phủ của tỉnh Nghệ
An được hình thành sớm và là thành phố cấp 1 trực thuộc tỉnh từ năm 2008, 2 thị
xã (Cửa Lò, Thái Hòa), thủ phủ của 18 huyện là thị trấn, các thị tứ, là những
trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế thương mại, ngoài ra Nghệ An còn có khu du
lịch lớn với bãi biển Của Lò hàng năm thu hút hàng ngàn lượt khách, nhiều khu
vui chơi giải trí lớn như Công viên trung tâm, Siêu thị, Chợ Vinh..., có các tuyến
đường giao thông như quốc lộ 1A, quốc lộ 48, quốc lộ 7 sang Lào..., các bến xe,
ga tàu. Những nét riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đó tạo nên sự khác
nhau về tình hình an ninh chính trị nói chung và tình hình tội cướp nói riêng trên
tỉnh Nghệ An và điều này cũng lý giải vì sao chỉ số tội phạm tỉnh Nghệ An cao
hơn 2 tỉnh lân cận Thanh hóa và Hà Tĩnh.
* Thông số về nạn nhân
Nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm rất có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu
nguyên nhân của tội phạm và xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Vì
vậy, khi tìm hiểu về thực trạng của tình hình tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, chúng ta cần tìm hiểu cả về nạn nhân của tội này.
Từ nguồn thống kê là 150 bản án hình sự với 165 nạn nhân, kết quả tác giả
thu được biểu thị bằng các bảng và biều đồ sau:


17

Bảng 10: Thông số về giới tính, mối quan hệ của nạn nhân tội cướp tài sản
với người phạm tội
Mối quan hệ với người

phạm tội
Dưới 18
Trên 18
Có quen
Không
Nam
Nữ
tuổi
tuổi
biết
quen biết
146
19
41
124
60
105
88,47% 11,53%
24,8%
75,2%
36,41%
63,59%
(Nguồn: Từ 150 bản án HSST về tội Cướp tài sản)
Giới tính

Tổng số
165

Độ tuổi


+ Về giới tính: Trong tổng số 165 nạn nhân thì có tới 146 nạn nhân là nam
giới chiếm đến 88,47%, còn lại 19 là nạn nhân nữ chỉ chiếm 11,53%. Như vậy có
thể kết luận, nạn nhân của tội cướp ở Nghệ An đa số là nam giới.
+ Về độ tuổi: Số nạn nhân tội cướp tài sản được nghiên cứu thì số lượng
nạn nhân trên 18 tuổi chiếm đa số (124 người chiếm 75,2%), số còn lại độ tuổi
của nạn nhân dưới 18 tuổi chiếm 24,8% (41 nạn nhân), đặc biệt lưu ý trong số
này có 10 trẻ em chiếm 24,4% trở thành nạn nhân của tội cướp khi các em đang ở
độ tuổi học tiểu học.
+ Về mới quan hệ với người phạm tội: Cũng trong 165 nạn nhân tội cướp
tài sản được nghiên cứu thì có tới 105 nạn nhân là không quen biết với người
phạm tội chiếm 63,59%, và có 60 nạn nhân và người phạm tội có quen biết với
nhau, chiếm 36,41%. Vậy, ta thấy đa phần nạn nhân và người phạm tội trong các
vụ cướp tài sản là không quen biết nhau.
Bên cạnh các thông số trên, ta cũng cần tìm hiểu tình huống trở thành nạn
nhân của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


×