Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phương pháp dạy học Hóa Học IV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.37 KB, 21 trang )

Chương IV:
NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CỦA TRƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA
HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay của PPDHHH l à nghiên cứu
và xây dựng nội dung dậy học Hoá học cho tr ường PT sao cho ph ù hợp với mục tiêu
đào tạo, phù hợp với sự phát triển khoa học v à tình hình đất nước.
Nội dung chương trình và sách giáo khoa Hoá h ọc ở trường PT là thành tố quan
trọng nhất của quá tr ình dạy học Hoá học. Sự hiểu biết các nguy ên tắc lựa chọn đúng
và làm sáng tỏ tài liệu giáo khoa trong các b ài lên lớp, xác định các phương pháp,
phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh một cách ph ù hợp.
§1. NHỮNG NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG
TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Việc lựa chọn nội dung v à cấu trúc chương trình Hoá học ở trường PT được
dựa trên các nguyên t ắc cơ bản sau đây: bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng, tính sư
phạm, tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp , tính đặc trưng bộ môn.
I. NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TÍNH KHOA HỌC (bao gồm cả tính cơ bản và tính hiện đại).
Đảm bảo tính khoa học l à nguyên tắc chủ yếu của việc lựa chọn nội dung. Theo
nguyên tắc này, bảo đảm tính cơ bản là phải đưa vào chương trình và sách là nh ững
kiến thức cơ bản về Hoá học. Bảo đảm tính hiện đại của chương trình và sách tức là
phải đưa trình độ của môn học đến gần trình độ của khoa học, sử dụng trong môn học
những ý tưởng và học thuyết khoa học chủ yếu, l àm sáng tỏ trong đó những phương
pháp nhận thức Hoá học và các quy luật của nó, đưa vào môn học những hệ thống
quan điểm cơ bản của kiến thức Hoá học (về th ành phần, về cấu tạo các hợp chất hoá
học, về các quá tr ình hoá học ), tính đúng đắn và tính hiện đại của các sự kiện được
Mục tiêu:
1. Nội dung: SV nắm vững được hệ thống kiến thức về những nguy ên tắc cơ bản
trong xây dựng chương trình Hoá học ở trường PT, về nội dung v à cấu trúc của
chương trình và sách giáo khoa Hoá h ọc trường THCS và trường THPT ở Việt Nam .
2. Phương pháp: Rèn luyện cho SV năng lực vận dụng lí luận khoa học để phân
tích thực tiễn và bước đầu tập dượt phê phán, cải tạo thực tiễn, nâng cao chất l ượng
khoa học của nội dung dạy học Hoá học.


lựa chọn. quan điểm biện chứng đối với việc xem xét các hiện t ượng hoá học, sự phát
triển biện chứng các kiến thức.
Điều kiện quan trọng để thực hiện nguyên tắc này là tính hệ thống các kiến thức:
phân chia trong tài li ệu giáo khoa những kiến trức, kĩ n ăng cơ sở, thiết lập các mối l iên
hệ giữa chúng; d ùng phương pháp khái quát hoá để diễn đạt kiến thức; tập trung các
kiến thức xung quanh những t ư tưởng chủ yếu; chỉ các quy luật hoá học nh ư những
mối liên hệ quan trọng được hợp thành một cách hệ thống các khái niệm.
Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học hay nguyên tắc phù hợp của tài liệu giáo
khoa với khoa học bao gồm một số nguy ên tắc bộ phận hẹp hơn:
a. Nguyên tắc về vai trò chủ đạo của lí của lí thuyết trong dạy học thể hiện ở việc
đưa các lí thuyết lên gần đầu chương trình, ở việc tăng cường mức độ lí thuyết của nội
dung, tăng cường chức năng giải thích, khái quát hoá v à dự toán.
b. Nguyên tắc tương quan hợp lí của lí thuyến v à sự kiện phản ánh sự cần thiết
phải lựa chọn có c ăn cứ các sự kiện, thiết lập mối li ên hệ giữa các sự kiện v à các lí
thuyết với vai trò chủ đạo của lí thuyết. Các sự kiện nh ư những đơn vị kiến thức kinh
nghiệm, cho những biểu t ượng cụ thể của thế giới xung quanh về các chất v à phản
ứng hoá học, cũng có vai tr ò to lớn khi giải quyết nhiều nhiệm vụ dạy học - giáo dục.
Các sự kiện bảo đảm cho việc tiếp thu các lí thuyết, h ình thành khái niệm hoặc chứng
minh thành tựu của khoa học v à sản xuất sẽ có ý nghĩa đặc biệt. Cần phân biệt những
sự kiện cơ bản, có ý nghĩa quan trọng để hình thành khái niệm hoặc để so sánh trong
Hoá học với những sự kiện hỗ trợ, tạm thời đòi hỏi phải được thay đổi từng phần cho
phù hợp với yêu cầu của tính hiện đại.
Thiết lập mối tương quan giữa lí thuyết và sự kiện là một nhân tố quan trọng để
thực hiện nguyên tắc tính khoa học. Việc nâng cao tr ình độ lí thuyết của môn học có
liên quan với sự rút gọn các sự kiện tối thiểu nh ưng phải đủ để hiểu bản chất vấn đề
đó. Thừa các sự kiện sẽ đi lạc khỏi điều chủ yếu; thiếu sự kiện sẽ đi lạc khỏi điều chủ
yếu; thiếu sự kiện sẽ dẫn đến tính hình thức, làm sai lạc bức tranh hoá học của thi ên
nhiên.
c. Nguyên tắc tương quan hợp lí giữa kiến thức lí thuyết v à kĩ năng (kĩ năng làm
việc khoa học, kĩ năng xử lí và kĩ năng thực hành thí nghiệm) giúp hình thành năng lực

cho học sinh.
II. NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TÍNH TƯ TƯỞNG
Nội dung môn học phải mang tính giáo dục, phải góp phần thực hiện mục ti êu
chủ yếu của trường PT.
Nội dung sách giáo khoa Hoá học PT có chứa dựng các sự kiện v à các quy luật
duy vật biện chứng của sự phát triển của sự tự nhi ên và các tư liệu phản ánh chính
sách của Đảng và Nhà nước về cải tạo tự nhi ên. Tính khoa h ọc của nội dung môn học
gắn liền với tính t ư tưởng. Tính tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nội dung môn học được
thể hiện ở việc làm sáng tỏ một cách liên tục và cụ thể về các tư tưởng có tính thế giới
quan, các chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa của ng ười lao động ở thời kì công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, các chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩch vực Hoá
học và công nghệ hoá học, trong việc hoá học hoá nền kinh tế quốc dân, trong lĩnh vực
phát triển khoa học và kĩ thuật.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải trình bày những điều không đúng của các
quan điểm duy tâm về thi ên nhiên và xã hội, vạch trần những chính sách phản nhân
dân của những nhà nước đế đã sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân, vũ khí vi
trùng chống lại nhân dân; chỉ r õ sự nguy hiểm tuyên truyền dùng ma tuý đầu độc thanh
niên của các thế lực phản động.
Yêu cầu nâng cao mức độ tư tưởng chính trị của nội dung môn học đòi hỏi phải
đưa vào sách giáo khoa nh ững quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, tất nhiên ở trình
độ phù hợp với sự hiểu biết của học sinh, những trích đoạn từ các văn kiện của Đảng
và Nhà nước hoặc từ những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh.
III. NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TÍNH THỰC TIỄN VÀ GIÁO DỤC KĨ THUẬT TỔNG HỢP
Nguyên tắc này xác định mối liên hệ thiết thực, chặt chẽ của t ài liệu giáo khoa v à
cuộc sống, với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa x ã hội ở nước ta và với việc chuẩn bị cho
học sinh đi vào lao động.
Để thực hiện tối ưu nguyên tắc này trong dạy học, môn Hoá học phải chứa các
nội dung sau:
1. Những cơ sở của nền sản xuất hoá học;

2. Hệ thống những khái niệm công nghệ học s ơ bản và những sản xuất cụ thể
(cá hoá phẩm thông dụng, các vật liệu xây dựng v v ).
3. Những kiến thức ứng dụng, phả n ánh mối liên hệ của hoá học với cuộc sống,
của khoa học với sản xuất ( đặc biệt với sản xuất nông nghiệp), những th ành tựu của
chúng và phương hướng phát triển;
4. Hệ thống những kiến thức l àm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa của hoá học, công
nghiệp hoá học và công cuộc hoá học hoá nền kinh tế quốc dân - như một nhân tố
quan trọng của cách mạng khoa học kí thuật;
5. Những kiến thức về bảo vệ thi ên nhiên, môi trường bằng phương tiện hoá
học;
6. Tài liệu khoa học cho phép giới thiệu những nghề nghiệp hoá học thô ng
thường và thực hiện việc hướng nghiệp.
Những cơ sở của khoa học hiện đại là nền tảng để làm rõ nội dung kĩ thuật tổng
hợp. Chỉ một cách tr ình bày có hệ thống nội dung n ày mới có thể làm sáng tỏ nội dung
kĩ thuật tổng hợp. Điều quan trọng l à phải sử dụng các phương pháp lịch sử và so sánh
cho phép chỉ ra những thành quả của nền công nghiệp hoá hoá học của n ước ta và của
nền Hoá học đã đạt được từ Cách mạng tháng Tám đến nay.
IV. NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TÍNH SƯ PHẠM
Nguyên tắc bảo đảm tính sư phạm bao gồm một số nguyên tắc bộ phận là:
1. Nguyên tắc phân tán các khó kh ăn.
Nguyên tắc này đặt ra việc lựa chọn v à phân chia tài liệu giáo khoa theo đặc
điểm lứa tuổi và tâm lí của việc tiếp thu tài liệu đó. Theo nguyên t ắc này, tính phức tạp
của tài liệu giáo khoa phải tăng lên dần dần. Sự tập trung các vấn đề lí thuyết vào một
chỗ của chương trình sẽ làm phức tạp việc tiếp thu v à ứng dụng chúng. V ì thế, những lí
thuyết chủ yếu của ch ương trình Hoá học PT cần được chia đều theo các năm học.
Sau mỗi một lí thuyết có đưa vào các tại liệu cho phép khẳng định sự phát triển v à cụ
thể hoá các quan điểm của lí thuyết đó, dẫn ra những hệ quả sử dụng tích cực lí thuyết
vào thực tiễn.
Hầu hết tất cả các lí thuyết chủ yếu được đưa vào phần đầu chương trình. Thực
tế dạy học đã chỉ ra rằng việc đưa các lí thuyết lên gần đầu chương trình và việc tăng

cường các vấn đề lí thuyết trong môn học không gây khó kh ăn mà trái lại, làm dễ dàng
việc nghiên cứu giáo trình vì nó tăng cường được sự giải thích và khái quát hoá các s ự
kiện và khái niệm. Nguyên tắc phân tán các khó khăn đòi hỏi phải xếp xen kẽ những
vấn đề lí thuyết với các tài liệu thực nghiệm, xen kẽ vấn đề trừu tượng với vấn đề cụ
thể. Việc tiếp thu những khái niệm trừu t ượng là khó khăn và phức tạp nhất, nhất l à nếu
chúng ít được củng cố bằng thí nghiệm v à các phương tiện trực quan. Chẳng hạn, các
khái niệm về nguyên tủ, phân tử, electron, trạng thái của electron trong nguy ên tủ, hoá
trị, số oxi hoá v v
Cần lưu ý rằng khả năng nhận thức của học sinh ng ày nay đã được tăng lên rõ
rệt. Vì vậy sự nghiên cứu thuyết electron về cấu tạo nguy ên tủ đã được đưa vào đầu
lớp 10.
Nguyên tắc phân tán các khó kh ăn có xem xét đến sự vận động của kiến thức từ
đơn giản về mặt nhận thức đến phức tạp, từ quen biết gần gũi đến ít quen biết hơn, từ
riêng lẻ, cụ thể đến khái quát hơn và sâu sắc hơn. Tài liệu học tập quá phức tạp và
không vừa sức sẽ làm giảm hứng thú đối với Hoá học, sinh ra t ình trạng học kém.
Nhưng tài liệu giáo khoa quá dễ d àng cũng nguy hiểm, nó gây ra buồn chán v à lười
biếng của trí tuệ. Sự dạy học cũng cần tiến h ành với sự phức tạp t ăng dần.
Nguyên tắc phân tán các kho kh ăn còn xét đến mối liên hệ với điều đã học trước
đây, thiết lập những mối li ên hệ liên bộ môn (giữa Hoá học với các môn học khác) v à
nội bộ môn (giữa các phâ n môn Hoá học với nhau), khái quát hoá đúng lúc và hệ thống
hoá kiến thức.
2. Nguyên tắc đường thẳng và nguyên tắc đồng tâm.
Cấu trúc chương trình Hoá học PT dựa đồng thời vào nguyên tắc đường thẳng
và nguyên tắc đồng tâm. Đó là nhân tố bảo đảm xây dựng được các kiến thức có hệ
thống, có liên hệ lẫn nhau, phân chia đều tài liệu giáo khoa phức tạp. Kiểu cấu trúc n ày
xét đến việc mở rộng li ên tục, có theo giai đoạn và làm phức tạp dần dần các t ài liệu lí
thuyết của chương trình Hoá học.
3. Nguyên tắc phát triển các khái niệm.
Nguyên tắc này xét đến sự phát triển vừa sức các khái niệm quan trọng nhất của
toàn bộ chương trình Hoá học PT và yêu cầu có liên hệ với chương trình ở cấp học

trên và cấp học dưới. Việc mở rộng một cách vừa sức nội dung của chúng được thực
hiện phù hợp với nhận thức luận của L ênin.
Nguyên tắc này đặt ra việc mở rộng v à đào sâu nội dung các khái niệm, thiết lập
và xây dựng lại các mối liên hệ của chúng trong khi mở rộng ra những kiến thức mới.
Theo nguyên tắc này, khi chuyển từ một trình độ lí thuyết này sang trình độ khác sẽ xảy
ra sự đào sâu các khái niệm, sự khái quát hoá v à hệ thống hoá chúng, thiết lập những
mối liên hệ giữa các khái niệm. Những khái niệm ri êng biệt cần được đưa vào hệ thống
lí thuyết chung hơn,
4. Nguyên tắc bảo đảm tính lịch sử:
Theo nguyên tắc này, trong nội dung học tập cần thể hiện r õ ràng những thành
tựu của Hoá học hiện đại là kết quả của một chặng đường lịch sử dài của sự phát triển
của nó, là sản phẩm của thực tiễn lịch sử x ã hội.
Mục đích của việc sử dụng tài liệu lịch sử trong môn học l à giới thiệu những quy
luật của nhận thức lịch sử, lựa chọn với t ư cách là những con đường lịch sử tối ưu của
sự hình thành kiến thức, trang bị cho học sinh những ph ương pháp hoạt động sáng tạo
của các nhà bác học, xác nhận và minh hoạ các lí thuyết v à định luật hoá học, xây
dựng các tình huống có vấn đề, tích cực hoá hoạt động của học sinh, giáo dục t ư
tưởng và đạo đức cho học sinh.
V. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH ĐẶC TRƯNG BỘ MÔN
Hoá học là khoa học thực nghiệm, vì vậy trong dạy học Hoá học cần coi trọng thí
nghiệm và một số kĩ năng cơ bản, tối thiểu về thí nghiệm Hoá học (xem ch ương V.§1.II,
III).
Chương trình Hoá học PT trong cải cách giáo dục (Hoá học bắt đầu được học từ
lớp 8, chương trình mới lớp 8 bắt đầu áp dụng từ 1988 , chương trình mới lớp 12 bắt
đầu áp dụng từ năm 1992 - 1993) được xây dựng dựa tr ên những nguyên tắc cơ bản
sau đây: bảo đảm tính cơ bản, tính hiện đại, tính thực tiễn Việt Nam v à tính đặc thù của
môn Hoá học. Chương trình Hoá học mới THCS sẽ áp dụng đại trà từ năm học 2004 -
2005 được xây dựng dựa tr ên các nguyên t ắc đảm bảo tính cơ bản, khoa học hiện đại,
thiết thực và đặc trưng bộ môn.
Chương trình Hoá học mới THPT có phân ban, sẽ áp dụng đại trà từ năm học

2006 - 2007, được xây dựng dựa tr ên các nguyên tắc đảm bảo tính phổ thông, c ơ bản,
có hệ thống, tính khoa học, hiện đại, tính thực tiễn v à đặc thù của bộ môn Hoá học.
§2. NHỮNG CƠ SỞ CỦA HOÁ HỌC LÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA
CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG
I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HOÁ HỌC
1. Thế nào là kiến thức cơ bản?
Chương trình Hoá học bao giờ cũng phải l à hệ thống những kiến thức c ơ bản về
Hoá học, đã được lựa chọn căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, vào những
đặc điểm của khoa học Hoá học v à những quy luật sư phạm. Chương trình Hoá học
không thể thâu tóm được tất cả các kiến thức Hoá học của thời đại, mà chỉ có thể chứa
đựng những hiểu biết bản chất nhất, mấu chốt nhất, có thể d ùng làm nền tảng để người
học có khả năng tiếp tục đi sâu vào ngành khoa h ọc này, cũng như vào vào các ngành
có liên quan. Vì thế có thể nói, kiến thức c ơ bản về Hoá học là hệ thống những hiểu
biết quan trọng sống c òn nhất về Hoá học m à không có chúng thì không th ể hiểu và
học Hoá học được.
Kiến thức cơ bản nhất là những kiến thức mà học sinh buộc phải biết . Bên cạnh
đó còn có những kiến thức cơ bản cần thiết và có những kiến thức có thể biết . Những
kiến thức cơ bản nhất thường giúp học sinh suy ra được những kiến thức khác v à
chính nhứng kiến thức cơ bản khác lại giúp đào sâu thêm kiến thức cơ bản nhất.
Chương trình Hoá học PT không chỉ bao gồm hệ thống những kiến thức c ơ bản
nhất mà còn có những kiến thức hỗ trợ về Hoá học v à cả về các môn học khác, nhằm
giúp học sinh hiểu bíêt được hệ thống kiến thức c ơ bản về Hoá học.
2. Những kiến thức cơ bản nhất về Hoá học.
Đó là những kiến thức Hoá học m à học sinh buộc phải biết v à hiểu. Hệ thống
những kiến thức cơ bản nhất về Hoá học tạo th ành bộ xương sống của chương trình
Hoá học.
Những kiến thức cơ bản tạo thành nội dung chủ yếu của ch ương trình Hóa học
trường phổ thông Việt Nam chính l à các cơ sở của khoa học Hoá học hiện đại, bao
gồm hệ thống các kiến thức sau đây:

a. Hệ thống các kiến thức về nguy ên tố hoá học bao gồm những khái niệm về các
nguyên tố hoá học riêng rẽ (về vị trí của ng uyên tố trong bảng tuần ho àn, về các tính
chất của nguyên tố, về thành phần các hợp chất của chúng), khái niệm chung về
nguyên tố hoá học v v
b. Hệ thống các kiến thức về chất bao gồm những khái niệm về các chất cụ thể
(thành phần, cấu tạo, tính chất, ứng dụng, trạng thái tự nhi ên, cách nhận biết), về các
loại chất, khái niệm chung về tính chất của chất.
c. Hệ thống kiến thức về phản ứng hoá học bao gồm những khái niệm về từng
phản ứng hoá học ri êng rẽ cụ thể, về các loại phản ứng hoá học, khái niệm chu ng về
phản ứng hoá học, dấu hiệu, điều kiện nảy sinh v à tiến triển, cơ chế và tốc độ các phản
ứng hoá học.
d. Hệ thống kiến thức v à cấu tạo các chất v à các định luật hoá học, định luật tuần
hoàn, các quy luật về năng lượng và động học của các quá tr ình hoá học, các khái
niệm về mối liên hệ dẫn xuất và nguyên nhân - hậu quả.
e. Hệ thống kiến thức về các hệ phân tán bao gồm những khái niệm về chất (tinh
khiết) và hỗn hợp, về trạng thái (rắn. lỏng, khí) của các chất, về sự ho à tan và điện li, về
các dung dịch, hợp kim, cân bằng hoá học.
g. Hệ thống kiến thức về các ph ương pháp nghiên c ứu Hoá học và hoạt động học
tập bao gồm những khái niệm về các ph ương pháp lí thuyết và thực nghiệm, về thí
nghiệm Hoá học, ngôn ngữ Hoá học v à ngôn ngữ khoa học, về kĩ n ăng của bộ môn và
các phương pháp học tập hợp lí, về các ph ương pháp giải toán Hoá học.
h. Hệ thống các kiến thức kĩ thuật tổng hợp bao gồm các khái niệm về công nghệ
Hoá học, sản xuất hoá học, về các nguy ên tắc khoa học của sản xuất, hoá học hoá nền
kinh tế quốc dân, giáo dục bảo vệ môi trường, mối liên hệ của khoa học với sản xuất v à
xã hội, về các nghề nghiệp có li ên quan với Hoá học.
i. Hệ thống kiến thức có tính chất thế giới quan bao gồm những khái niệm về bức
tranh hoá học của thiên nhiên, về ý nghĩa nhận thứ c và thực tiễn của các lí thuyết v à
định luật, đối với các vấn đề vật chất và xã hội, những kết luận có tính chất thế giới
quan.
Hệ thống những kiến thức của ch ương trình Hoá học PT có thể thay đổi, thêm

bớt về nội dung, khối l ượng cũng như trình tự sắp xếp, tuỳ theo mục đích giáo dục và
thực tiễn của từng n ước.
II. TINH THẦN CHỦ ĐẠO VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
PHỔ THÔNG
Trong chương trình Hoá học của trường PT Việt Nam, cấu tạo nguy ên tử, định
luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn là cơ sở lí thuyết chủ đạo của toàn bộ hệ thống
kiến thức cơ bản về Hoá học.
Chương trình Hoá học của phần lớn các n ước trên thế giới, trong đó có Việt
Nam, đã chọn cơ sở của việc cấu tạo ch ương trình Hoá học PT là quan điềm cấu trúc.
Theo quan điểm này, hệ thống các kiến thức về chất, sự phụ thuộc tính chất của các
chất vào cấu tạo của chúng được coi là chủ yếu. Quan điểm này đã trở thành tinh thần
chủ đạo của việc làm sáng tỏ các tài liệu giáo khoa trong ch ương trình Hoá học vô cơ
và Hoá học hữu cơ ở trường PT.
III. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ CÁC CHẤT VÀ VỀ CÁC
PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Chương trình Hoá học PT bao gồm hệ thống kiến thức c ơ bản về các chất v à hệ
thống kiến thức c ơ bản về phản ứng hoá học. Các kiến thức n ày được lựa chọn phù
hợp với những mục đích dạy học và những nguyên tắc cấu tạo chương trình Hoá học
trường PT.
1. Hệ thống kiến thức về các chất.
Do thời gian và khả năng nhận thức của học sinh bị hạn chế n ên chỉ có thể lựa
chọn một số nhỏ các chất đưa vào chương trình PT để nghiên cứu. Căn cứ để lựa
chọn là dựa vào ý nghĩa về mặt nhận thức v à thực tiễn của chúng. Theo ti êu chuẩn
này, sẽ chọn các chất sau đây:
a. Các chất có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức . Dựa trên các chất này sẽ hình
thành được hệ thống các khái niệm, xây dựng được cơ sở các sự kiện để nghiên cứu
các lí thuyết (chẳng hạn, hi đro, oxi; nước; một số kim loại v à phi kim; các oxit, axit,
bazơ. muối điển hình).
b. Các chất có ý nghĩa thực hiện to lớn (nh ư phân bón, thuốc trừ sâu, dầu mỏ v
v ).

c. Các chất có vai trò quan trọng trong thiên nhiên (các h ợp chất của silic v à
canxi, chất béo, protit, hiđrocacbon v v ).
d. Các chất giúp học sinh có những biểu t ượng về các quá trình công nghệ và
sản xuất hoá học (chất xúc tác, cao su v à tơ tổng hợp, chất dẻo, kim c ương nhân tạo,
aminoaxit tổng hợp v v ).
Phạm vi các chất tr ên đây là có hạn, nhưng cho phép dựa trên ví dụ của những
chất đại diện điển hình làm sáng tỏ được những quy luật về th ành phần, cấu tạo, tính
chất chung cho mỗi loại chất, chỉ r õ được mặt ứng dụng của Hoá học.
Làm thế nào để chỉ cần dựa v ào một số ít các chất m à giới thiệu được sự phong
phú đa dạng trong tự nhiên và những quy luật đặc trưng của cuộc sống? Có thể giải
quyết được nhiệm vụ phức tạp n ày nhờ việc nghiên cứu các nguyên tố hoá học. Như
vậy ta đã biết từ một số lượng không lớn các nguy ên tố hóa học đã biết hiện nay (110
nguyên tố) đã tạo thành hàng triệu đơn chất và hợp chất.
Số lượng các nguyên tố hoá học đưa vào nghiên cứu ở chương trình và sách
giáo khoa Hoá học trường PT là rất có hạn. Trước hết đó là những nguyên tố của các
chu kì nhỏ. Đó là những nguyên tố mà D.I. Menđêleep gọi là những nguyên tố đặc
trưng, bao gồm:
H
He
Li
Be
B
C
N
O
F
Ne
Na
Mg
Al

Si
P
S
Cl
Ar
Ngoài khối lượng nhẹ ra, những nguy ên tố đặc trưng còn thể hiện những tính
chất của chúng khá r õ và tiêu biểu. Những kiến thức n ày sẽ giúp ích rất nhiều cho việc
hiểu biết tính chất của các nguy ên tố đứng trong cùng một nhóm với chúng.
Trong số các nguyên tố đặc trưng, những nguyên tố có tầm quan trọng thực tiễn
hơn cả oxi, hiđro, cacbon, nitơ, natri, magie, nhôm, s ắt, silic, photpho, l ưu huỳnh và clo.
Đó là những nguyên tố cần được nghiên cức tỉ mỉ. Những nguy ên tố có ý nghĩa thực
tiễn kém hơn là heli, liti, berili, bo, flo, neon, agon. V ề các nguyên tố này chỉ cần giới
thiệu một cách tổng quát để giúp học sinh hiểu được sự biến thiên tuần hoàn tính chất
các nguyên tố hoá học.
Ngoài những nguyên tố đặc trưng, còn cần đưa vào chương trình trường PT các
nguyên tố thuộc các phân nhóm chính của bảng tuần ho àn các nguyên tố hoá học và
chú ý tới những tính chất của chúng, những quy luật biến thi ên các tính chất đó ở trong
nhóm. Không c ần nghiên cứu sâu các nguyên tố này, vì có thể dùng phép so sánh v ới
các nguyên tố đặc trưng đã được nghiên cứu tỉ mỉ để giúp học sinh hiểu được tính chất
các nguyên tố tương tự (trong cùng phân nhóm chính) và quy lu ật biến thiên của những
tính chất này trong giới hạn của các nhóm tự nhi ên.
Khi hình thành khái ni ệm về các nhóm tự nhi ên và quy luật biến thiên tính chất
các nguyên tố và hợp chất của chúng trong các nhóm đó, không cần nghiên cứu kĩ tất
cả các phân nhóm chính của hệ thống tuần ho àn mà chỉ nghiên cứu tính chất một số
nguyên tố hệ thống tuần ho àn mà chỉ nghiên cứu tính chất một số nguy ên tố các phân
nhóm chính VII và I. Trên c ơ sở những ví dụ v ề các nguyên tố của những phân nhóm
này, học sinh thấy được quy luật biến thi ên tính chất các nguyên tố hoá học nằm trong
các nhóm tự nhiên.
Với các phân nhóm chính thuộc nhóm VI v à II, V và III, có thể trình bày gọn đủ
để chứng minh rằng quy luật biến th iên tính chất của các nguy ên tố trong các phân

nhóm này cũng tương tự như trong phân nhóm chính thu ộc hai nhóm VII v à I. Riêng
với canxi và nhôm cùng các h ợp chất của chúng, do ý nghĩa quan trọng của chúng
trong kĩ thuật và đời sống, có thể nghi ên cứu kĩ hơn.
Sắt thuộc phân nhóm phụ nhóm VIII cũng cần được nghiên cứu kĩ, vì nguyên tố
này có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với những nguy ên tố thuộc các phân nhóm phụ, không y êu cầu nghiên cứu tỉ
mỉ. Về kẽm, đồng, bạc, vàng, platin, crôm, mângn, vonfam và nh ững kim loại khác có ý
nghĩa quan trọng trong đời sống, chỉ cần cho học sinh học nghi ên cứu tính chất chung
của kim loại. Về uran v à radi, có thể giới thiệu khi nghi ên cứu sự phóng xạ v à cấu tạo
nguyên tử.
Muốn xác định được khối lượng và chiều sâu của việc nghi ên cứu các nguyên tố
hoá học, còn cần phải xác định xem cần chọn những hợp chất nào của các nguyên tố
nói trên để đưa vào học trong chương trình. Sự nghiên cứu đã đưa đến kết luận rằng:
cần đưa vào chương trình Hoá học trường PT những hợp chất có hi đro, oxi và clo của
các nguyên tố hoá học cần nghi ên cứu. Đối với các nguyên tố phi kim, cần nghi ên cứu
những hợp chất với hi đro, oxi (oxit, axit và mu ối) và các hợp chất với kim loại. C òn đối
với kim loại, cần nghi ên cứu những hợp chất với oxi (oxit, baz ơ, muối) và với halogen.
Những hợp chất có tầm quan trọng lớn về lí thuyết v à thực tiễn thì cần nghiên cứu sâu
và tỉ mỉ hơn.
2. Hệ thống kiến thức về các phản ứng hoá học.
Bên cạnh hệ thống kiến thức về các chất (các nguy ên tố hoá học, đơn chất và
hợp chất của chúng), trong ch ương trình Hoá học PT còn có hệ thống kiến thức về
phản ứng hoá học. Điều chủ yếu trong hệ thống này là những kiến thức về các dạng c ơ
bản của phản ứng hoá học, những quy luật tiến triển của chúng v à những phương
pháp điều khiển quá trình đó. Để nghiên cứu những vấn đề này, cần lựa chọn những
phản ứng hoá học ti êu biểu nhất mà sự tiến triển của các phản ứng đó không có những
khó khăn về mặt động học và bản chất của chúng l à hiểu được đối với học sinh.
Những kiến thức thực nghiệm về phản ứng hoá học được đưa vào ngay từ đầu
chương trình Hoá học. Sự phát triển các kiến thức đó được tiến triển song song với sự
phát triển các kiến thức về chất. Định luật bảo toàn khối lượng các chất tạo điều kiện

làm sáng tỏ mặt định lượng của các phản ứng. Để giúp hiểu sâu hơn về các phản ứng
hoá học và để phản ánh ý nghĩa thực tiễn của nó, ng ười ta đưa vào chương trình các
phép tính theo công th ức và phương trình hoá học. Mặt định lượng trong phản ứng hoá
học còn được làm săng tỏ trên cơ sở các định luật hoá học khác, nh ư định luật
Avogađro về thể tích các chất khí. Các yếu tố của nhiệt hoá học được nghiên cứu tiếp
theo cho phép khái quát hoá các ki ến thức về mặt định lượng trong Hoá học theo quan
điểm của định luật bảo toàn khối lượng các chất và năng lượng. Học thuyết về phản
ứng hoá học được phát triển đầy đủ trên cơ sở thuyết electron. Những khái niệm về độ
âm điện, số oxi hoá, li ên kết hoá học cho phép l àm sáng tỏ bản chất của các phản ứng
oxi hoá - khử và cho một biểu tượng về cơ chế của phản ứng. Sự phát triển các kiến
thức này được thực hiện tiếp tục khi nghi ên cứu các phi kim, kim loại, hợp chất hữu c ơ.
Ở đây, kiến thức của học sinh về phản ứng hoá học được làm giàu thêm bằng những
khái niệm về tốc độ phản ứng hoá học, xúc tác, cân bằng hoá học.
Thuyết điện li là trình độ cao hơn của sự nhận thức về các chất v à phản ứng hoá
học. Dựa trên thuyết này cần khái quát hoá các t ài liệu về các loại hợp chất vô c ơ, về
phản ứng hoá học xảy ra trong dung dịch n ước, làm sáng tỏ những quy luật của chúng
và bản chất của các phản ứng trao đổi và phản ứng oxi hoá - khử.
§3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. VỊ TRÍ CỦA ĐỊNH LUẬT VÀ BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ LIÊN
KẾT HOÁ HỌC
Xác định vị trí của việc nghi ên cứu định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn và cấu
tạo nguyên tử trong chương trình Hoá học PT là một vấn đề then chốt.
1. Vị trí hợp lí của định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn các nguyên t ố
hoá học, cấu tạo nguy ên tử và liên kết hoá học, theo kinh nghiệm thực tiễn nhiều
năm, là được đưa vào khoảng gần đến giữa chương trình. Trước đó học sinh đã được
tiếp thu một số kiế n thức cơ sở để chuẩn bị. Khi học định luật tuần ho àn, bảng tuần
hoàn và cấu tạo nguyên tử, học sinh được hệ thống hoá những t ài liệu đã tích luỹ. Sau
đó học sinh lại có dịp nghi ên cứu các tài liệu khác dưới ánh sáng của những lí thuyết
cơ bản vừa học. Như vậy là logic và biện chứng. Có như thế, định luật tuần hoàn, cấu
tạo nguyên tử và liên kết hóa học mới thực sự l à mục đích khoa học và phương tiện sư

phạm trong việc nghi ên cứu Hoá học ở trường PT.
2. Trong trực tiễn đã thấy thể hiện ba quan điểm khác trong việc sắp xếp vị trí
của định luật tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử trong chương trình Hoá học trường PT.
Quan điểm 1: Việc nghiên cứu định luật tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử được đưa
vào cuối chương trình Hoá học. Trước hết nghiên cứu các nguyên tố hoá học - đó là
những sự kiện cụ thể - rồi kết thúc bằng lí thuyết , đó là định luật tuần hoàn, bảng tuần
hoàn và thuyết cấu tạo nguyên tử. Quan điểm này làm giảm giá trị của định luật tuần
hoàn. Định luật này không được sử dụng nhiều để soi sáng cho việc nghi ên cứu các
nguyên tố hoá học. Phần vận dụng, áp dụng định luật coi như không có. Vì vậy học
sinh tiếp thu thiếu sáng tạo.
Quan điểm 2: Trước hết phải nghiên cứu cấu tạo nguyên tử rồi đến định luật
tuần hoàn và bảng tuần hoàn, trên cơ sở đó học các nguyên tố hoá học theo từng
nhóm tự nhiên. Nghĩa là đưa việc nghiên cứu bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử vào
đầu chương trình, khi học sinh chưa đủ vốn kiến thức cần thiết.
Quan điểm này có khuyết điểm là học sinh chưa có đủ vốn kiến thức cụ thể cần
thiết (như nhóm tự nhiên, sự biến thiên tính chất các nguyên tố trong nhóm theo điện
hạt nhân) nên học sinh chỉ biết công nhận định luật mà không thể hiểu được sâu sắc.
Quan điểm 3: Bảng tuần hoàn và thuyết cấu tạo nguyên tử được đưa ra hai lần,
lần đầu trước khi nghiên cứu các nguyên tố hoá học, rồi lần thứ hai sau khi nghi ên cứu
một số lớn nguyên tố hoá học và cả Hoá học hữu c ơ, tức là vào cuối chương trình.
Quan điểm 3 này lặp lại khuyết điểm của cả hai quan điểm 1, 2 ở trên.
II. SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN NHẤT VỀ HOÁ
HỌC
Ta đã xét nội dung cụ thể của hệ thống những khái niệm c ơ bản nhất cần lựa
chọn đưa vào chương trình (mục §2.I.2 của chương này), các lí thuy ết chủ đạo về mặt
hoá học của chương trình và vị trí hợp lí của việc nghi ên cứu các lí thuyết đó (mục §2.II
và §3.I). Hệ thống những khái niệm cơ bản về hoá học đó là "bộ xương sống" của
chương trình Hoá học phổ thông Việt Nam. Chúng ta có thể biểu diễn quá tr ình hình
thành những khái niệm cơ bản nhất và mối quan hệ giữa chúng với nhau bằng s ơ đồ ở
bảng 1.

Trong sơ đồ này, ở cột giữa có trình bày quá trình hình thành nh ững khái niệm
cơ bản về chất và nguyên tố hoá học (nhóm khái niệm thứ 2 và 1). Ở cột ngoài cùng
bên trái là sự phát triển của những quan điểm lí thuyết về cấu tạo chất, từ mức độ đơn
giản nhất đến thuyết cấu tạo nguy ên tử và thuyết cấu tạo hoá học. Ở đây cũng giới
thiệu những định luật hoá học c ơ bản (nhóm 4). Cột bên phải ngoài cùng chủ yếu nêu
lên quá trình hình thành nh ững khái niệm về phản ứng hoá học (nhóm thứ 3).
CHẤT
CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
ĐƠN CHẤT- HỢP CHẤT
PHÂN TỬ
CÔNG THỨC HOÁ HỌC- HOÁ TRỊ
PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
OXIT- OXI- KHÔNG KHÍ
HIĐRO
NƯỚC
DUNG DỊCH
SỰ PHÂN LOẠI CÁC CHẤT VÔ CƠ
Hiện tượng hoá học
(phản ứng hoá học)
Sự oxi hóa
Phản ứng hoá hợp
Phản ứng phân huỷ
Phản ứng thế
Phản ứng oxi hoá- khử
Định luật bảo toàn
khối lượng
Thuyết nguyên tử
phân tử
- Kim loại

- Phi kim
NGUYÊN TỬ
Thuyết nguyên tử
Bảng 1. Sơ đồ quá trình hình thành một số khái niệm cơ bản nhất về Hoá
học trong chương trình phổ thông
KIM LOẠI- PHI KIM
NHÓM VII- HALOGEN
NHÓM VI- OXI- LƯU HUỲNH
NHÓM V- NITƠ- PHOTPHO
NHÓM I- KIM LOẠI KIỀM
Thuyết cấu tạo nguyên tử
Định luật tuần hoàn.
Thuyết cấu tạo phân tử
(liên kết hoá học). Định
luật Avogađro
NHÓM II- KIỀM THỔ
NHÓM III- NHÔM
NHÓM VIII- SẮT
HOÁ HỌC HỮU CƠ
Thuyết điện li
Thuyết cấu tạo
hoá học
Phản ứng cộng, thế,
este hoá, trùng hợp,
trùng ngưng
OXIT-AXIT-BAZƠ- MUỐI
Phản ứng trung hoà
Phản ứng trao đổi
Phản ứng oxi hoá khử
Theo sơ đồ này ta thấy rõ trình tự hình thành các khái ni ệm trung tâm, qu an

trọng nhất; đổng thời cũng thấy vai tr ò chủ đạo của các quan điểm lí thuyết về cấu tạo
chất và định luật hoá học.
III. CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM
Có thể hình dung cấu trúc của chương trình Hoá học PT dưới dạng tóm tắt n hư
sau:
1. Chất. Nguyên tử. Phân tử.
2. Phản ứng hoá học.
3. Mol và tính chất hoá học.
4. Oxi. Không khí.
5. Hiđro. Nước.
6. Dung dịch và nồng độ dung dịch.
7. Các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối.
8. Kim loại và phi kim: sắt, nhôm, clo, cacbon, silic. S ơ lược về hệ thống tuần hoàn
các nguyên tố hoá hoc.
9. Hợp chất hữu cơ: cấu tạo phân tử hợp chất hữu c ơ, những hợp chất hữu c ơ
quan trọng nhất trong đời sống và sản xuất.
10. Cấu tạo nguyên tử. Hệ thống tuần ho àn các nguyên t ố hoá học.
11. Liên kết hoá học. Định luật tuần hoàn Menđêlêep.
12. Phản ứng oxi hoá khử.
13. Nhóm halogen.
14. Oxi, lưu huỳnh. Lí thuyết về phản ứng hoá học.
15. Sự điện li.
16. Nitơ. Photpho.
17. Hoá học hữu cơ. Đại cương về hoá học hữu cơ. Hiđrocacbon no. Hiđrocacbon
không no. Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên. R ượu - Phenol -
Amin. Anđêhit - Axit cacboxilic - Este. Glixenrin - Lipit. Gluxit. Aminoaxit và protit. H ợp
chất cao phân tử và vật liệu polime.
18. Đại cương về kim loại.
19. Kim loại các phân nhóm chính nhóm I, I I, III.
20. Sắt. Hợp kim sắt. Hoặc: crom, sắt, đồng.

21. Phân tích hoá h ọc.
22. Hoá học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
IV. NGUYÊN TẮC ĐỒNG TÂM VÀ NGUYÊN TẮC ĐƯỜNG THẲNG TRONG CẤU TẠO
CHƯƠNG TRÌNH
Có hai nguyên tắc sắp xếp tài liệu giáo khoa trong chương trình môn học, đó là
nguyên tắc đồng tâm và nguyên tắc đường thẳng.
1. Nguyên tắc đồng tâm có đặc điểm là một số vấn đề của chương trình được trình
bày lặp lại hai hay nhiều lần, càng về sau càng được trình bày chi tiết hơn và sâu sắc
hơn. Đối với những vấn đề có nội dung khó tiếp thu ngay một lúc, điều đó là cần thiết về
mặt sư phạm. Theo nguyên tắc đồng tâm, sự lĩnh hội tài liệu giáo khoa đi từ mức độ khó
khăn thấp đến mức độ cao về cùng một vấn đề, và do đó phù hợp với trình độ phát triển
trí tuệ của học sinh. Nhưng chương trình xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm thường có
mặt yếu là tốn thời gian lặp lại và hạn chế hứng thú học tập của học sinh đối với các
phần được lặp lại máy móc.
2. Theo nguyên tắc đường thẳng, các chương mục được trình bày một lần với mức độ
chi tiết và bề sâu vừa đủ phù hợp với yêu cầu dạy học, về sau sẽ không lặp lại các vấn
đề đó nữa.
Chương trình Hoá học PT Việt Nam được xây dựng phối hợp theo cả hai
nguyên tắc, nhưng về cơ bản là một chương trình theo lối đồng tâm. Tính chất đồng tâm
của chương trình Hoá học PT được thể hiện rõ nét ở các nội dung sau:
a. Những kiến thức về kim loại nói chung, về sắt và nhôm nói riêng được học ở
lớp 9 và đến lớp 12 được đề cao và mở rộng thêm.
b. Những kiến thức về một số chất hữu cơ quan trọng được học ở lớp 9 và đến
lớp 11, lớp 12 được đề cao và mở rộng thêm.
c. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được giới thiệu sơ lược ở lớp 9 và
được trình bày lại đầy đủ hơn ở lớp 10.
§4. MỐI LIÊN HỆ CỦA HOÁ HỌC VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC VẤN ĐỀ
TÍCH HỢP CÁC MÔN HỌC
I. MỐI LIÊN HỆ CỦA HOÁ HỌC VỚI VẬT LÍ, SINH HỌC VÀ CÁC MÔN HỌC KHÁC
Trong vài chục năm gần đây, lí luận dạy học đã phát hiện ra hiện tượng thiếu

mối liên hệ giữa các môn học ở trường THPT. Những hiểu biết về cùng một loại hiện
tượng của tự nhiên, nhưng do nhiều môn học truyền thụ, đã không có liên hệ chặt chẽ
với nhau trong quá trình dạy học. Vì thế những hiểu biết về tự nhiên của học sinh tản
mạn, rời rạc, không toàn diện. Lí luận dạy học đã đề ra yêu cầu phải đảm bảo cho được
mối liên hệ giữa các bộ môn- hay còn gọi là mối liên hệ liên môn, coi đó là điều kiện sư
phạm để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PT.
Mối liên hệ liên môn của Hoá học với các môn học khác là sự phản ánh mối liên
hệ tác động qua lại của Hoá học với các khoa học tự nhiên vào trong nội dung và
phương pháp dạy học của Hoá học nhằm đảm bảo hình thành những hiểu biết nhất
quán và toàn diện về tự nhiên, đồng thời cũng hình thành cả thế giới quan duy vật biện
chứng nhất quán cho học sinh.
Con đường thực hiện mối liên hệ môn trong quá trình dạy học nói chung, trong
dạy học Hoá học, Vật lí, và Sinh học nói riêng có hiệu quả sư phạm thiết thực, to lớn. Nó
không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, sức lực của giáo viên và học sinh mà còn có tác dụng
kích thích hứng thú học tập, tăng cường khả năng tư duy, hoạt động độc lập sáng tạo
của học sinh, giúp cho việc giáo dục chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết quả là nâng cao
chất lượng học tập, nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
Những mối liên hệ liên môn giữa Hoá học và Vật lí học có vai trò đặc biệt quan
trọng trong các mốn liên hệ liên môn của Hoá học với các môn học khác
(1) (2)
.
Chẳng hạn, trong chương trình Vật lí và Hoá học đều đề cập tới kiến thức về
hiện tượng vật lí, khái niệm về phân tử, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng,
các thuyết cấu tạo chât… trong đó kiến thức về cấu tạo chất được coi là một trong
những trục chính của chương trình.
Khái niệm về cấu tạo chất trong nhà trường THCS có thể được hình thành theo
một số giai đoạn:
Trước hết khái niệm cấu tạo chất được hình thành ở sách Vật lí lớp 7. Ở sách
giáo khoa mới lớp 7, trong phần Điện học của sách Vật lí, có đề cập đến một số luận
điểm về cấu tạo nguyên tử và phân tử: nguyên tử có cấu tạo phức tạp, nó gồm có hạt

nhân mang điện dương và các electron mang điện âm, nguyên tử trung hoà về điện.
Giai đoạn tiếp theo của sự hình thành khái niệm cấu tạo được bắt đầu ở sách
Hoá học lớp 8 và sau đó được tiếp tục cả trong sách Vật lí lớp 8 ở phần Nhiệt học.
Các luận điểm này sẽ được nhắc tới và phát triển thêm trong sách Hoá học lớp
10. Những kiến thức về cấu tạo nguyên tử ở Hoá học lớp 10 sẽ được mở rộng thêm
trong phần Vật lí nguyên tử và hạt nhân.
Trong quá trình hình thành khái niệm về cấu tạo chất, khái niệm phân tử và
thuyết nguyên tử phân tử được trình bày trong sách Vật lí với mục đích đi sâu vào
nghiên cứu các hiện tượng nhiệt, cấu tạo chất rắn, tức là nghiên cứu quá trình không có
sự biến đổi chất này thành chất khác; còn trong sách Hoá học, kiến thức về phân tử,
nguyên tử được nghiên cứu với mục đích đi sâu vào giải thích bản chất hiện tượng hoá
học, các quá trình xảy ra với sự biến đổi phân tử chất này thành phân tử các chất mới.
Tuy mục đích riêng của mỗi bộ môn là khác nhau, nhưng cả hai giáo trình đều có mục
đích chung là trang bị kiến thức về cấu tạo chất cho học sinh. Các kiến thức đó được
hình thành, mở rộng và củng cố một cách xen kẽ kế tiếp nhau qua hai giáo trình Vật lí và
Hoá học.
Hoá học không phải chỉ có mối liên hệ qua lại với Vật lí mà còn có liên hệ liên
môn với Sinh học, Toán học và Địa lí nữa.
Tuy rằng chương trình môn học được xây dựng năm 1989 đã có những chú ý
bước đầu đến các mối liên hệ liên môn nhưng chương trình các môn học tự nhiên của
trường THCS còn có những nhược điểm về mặt này cần được khắc phục. Chương trình
mới trường THCS được xây dựng năm 2002 đã chú ý tăng cường mối liên hệ liên bộ
môn giữa Hoá học với Vật lí và Sinh học.
II. VẤN ĐỀ TÍCH HỢP CÁC MÔN HỌC VẬT LÍ, HOÁ HỌC VÀ SINH HỌC THÀNH MÔN
HỌC MỚI: “Khoa học tự nhiên” của trường THCS
Mục tiêu giáo dục của trường THCS là: “hình thành và phát triển ở học sinh
những phẩm chất, kiến thức và kĩ năng cơ bản làm cơ sở để tiếp tục học lên hoặc đi vào
cuộc sống lao động”.
Học xong THCS, học sinh có những năng lực chủ yếu sau đây:
- Năng lực thích ứng với thay đổi trong thực tiễn để tự chủ, tự lập trong lao động,

trong cuộc sống và hoà nhập với môi trường nghề nghiệp.
- Năng lực hành động trên cơ sở kiến thức, tức là học để làm trên cơ sở học để
biết.
- Năng lực ứng xử, biết sống nhân ái và có trách nhiệm cùng gia đình và tập thể,
cộng đồng.
- Năng lực tự học, cụ thể là hiếu học, ham thích tiếp thu và tìm tòi cái mới, biết
cách tự học, học suốt đời
(1)
.
Một nhiệm vụ trung tâm của trường THCS là giải quyết sự hoà nhập của trường
học vào môi trường. Đây là một vấn đề gai góc của các hệ thống giáo dục, chủ yếu do
khoảng cách lớn giữa nhà trường hiện nay với những thực tiễn và nhu cầu của xã hội
(2)
.
Muốn hoà nhập được, người học phải có một số năng lực
(3)
. Một năng lực là sự
nắm vững tổng thể có tính tích hợp trong khả năng trí tuệ, những kĩ năng hành động và
những thái độ văn hoá- xã hội. Một năng lực chiếm lĩnh được ở nhà trường sẽ thể hiện
vào việc giải quyết tình huống vấn đề trong cuộc sống hoặc trong giai đoạn hướng
nghiệp, học nghề, trong triển vọng phát triển tổng thể của con người. Một năng lực như
vậy là kết quả của một cách dạy học hướng vào người học, phát huy tính tích cực, khả
năng tự học của người học để học sinh biết sử dụng đồng thời các kiến thức và kĩ năng
của nhiều môn học. Một năng lực như vậy phải là kết quả của quá trình học tập chủ
động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Để đáp ứng những yêu cầu mới của cuộc sống mới, xã hội mới, nhiều nước trên
thế giới đã đưa vào nhà trường THCS một môn học mới: Khoa học (hoặc Khoa học Tự
nhiên) trên cơ sở tích hợp các môn học Vật lí, Hoá học, Sinh học và Địa lí tự nhiên (như
Mĩ, Australia, Philipin…) ho ặc hai môn học Vật lí, Hoá học (như Pháp).
Ở nước ta, từ năm 1991, một số cán bộ của Viện Khoa học Giáo dục Bộ Giáo

dục và Đào tạo đã bắt đầu nghiên cứu thử nghiệm việc xây dựng chương trình tích hợp
và đã đề nghị hai phương án: (1), Tích hợp hai môn Vật lí và Hoá học; (1).Tích hợp 3
môn Vật lí, Hoá học và Sinh học làm thành môn học Khoa học Tự nhiên
(1)
.
Trong hai năm 1997 và 1998, Dự án THCS Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị
xây dựng môn học mới có tên là Khoa học tự nhiên trên cở 3 môn học Vật lí, Hoá học,
Sinh học. Đến cuối năm 1998, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định cần áp dụng thực
nghiệm chương trình môn học này ở một số trường THCS và thí điểm việc đào tạo giáo
viên môn Khoa học tự nhiên ở một số trường CĐSP; khi có đủ giáo viên mới mở rộng
đại trà.
Lí do cần tích hợp 3 môn Vật lí, Hoá học và Sinh học thành một môn học mới có
thể tóm tắt ở các điểm sau:
a. Giúp học sinh nhìn rõ hiểu đúng và đầy đủ thế giới tự nhiên gần gũi xung
quanh ta trong đó có bản thân mình và thế giới xung quanh, vì thế giới tự nhiên là một
tổng thể thống nhất. Các kiến thức thuộc các khoa học chuyên ngành khác nhau sẽ hỗ
trợ nhau, giúp học sinh hiểu sâu các đối tượng.
b. Làm cho kiến thức thu được của học sinh gần gũi với thực tế khách quan,
bớt tính chất hàn lâm, thiết thực và gắn với cuộc sống, đáp ứng nhu cầu nhận thức của
học sinh, phục vụ trực tiếp cho cuộc sống và lao động hàng ngày.
c. Môn học Khoa học tự nhiên sẽ rèn luyện tốt hơn cho học sinh năng lực vận
dụng tổng hợp các kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau, tập cho học sinh biết
sử dụng đồng thời nhiều loại kiến thức và kĩ năng của những ngành khoa học khác nhau
để giải quyết một vấn đề của thực tiễn.
d. Tránh được sự trùng lặp về nội dung.
e. Tiết kiệm được thời gian đào tạo. Do đó có thể dành thêm thời gian dạy học
cho học sinh hoạt động- yêu cầu mới và cao hơn rất nhiều so với yêu cầu của trường
THCS trước đây.
§5. TÍCH HỢP MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC KHÁC VÀO CHƯƠNG TRÌNH HOÁ
HỌC

Có thể tích hợp một số nội dung giáo dục quan trọng, cấp thiết đối với trường PT
như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống ma tuý vào chương trình Hoá
học. Dưới đây, giới thiệu một số ý kiến bước đầu về giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh thông qua dạy học Hoá học.
Ngày nay giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) là một nhiệm vụ quan trọng
trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học, trong đó có trường phổ thông THCS.
GDBVMT nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và
hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường (BVMT).
I. NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Làm cho học sinh nhận thức rõ đặc điểm của môi trường tự nhiên, vai trò của
môi trường đối với đời sống và sự phát triển của xã hội loài người, những tác động của
con người làm cho môi trường biến đổi xấu đi và hậu quả của nó.
2. Trên cơ sở nhận thức đó, giáo dục cho học sinh lòng yên thiên nhiên, biết quý
trọng các phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử, ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường
sống trong lành và sạch đẹp cho mình, cho mọi người và chống lại những hành vi hoá
hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
3. Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kĩ năng bảo vệ môi trường để
họ có thể thực hiện các nhiệm vụ BVMT ở địa phương
(1)
.
II. PHƯƠNG HƯỚNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Việc giáo dục môi trường cần đựơc tích hợp vào các môn học ở trường PT
theo phương hướng: Thông qua kiến thức các môn học để lồng ghép hoặc liên hệ các
kiến thức GDBVMT, nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về môi trường
và các biện pháp bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ.
2. Việc GDBVMT phải được triển khai thông qua toàn bộ hệ thống các trường
học.
3. Nội dung và phương pháp GDBVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của
từng cấp học và đặc điểm tâm lí nhận thức của học sinh theo từng lứa tuổi khác nhau.
4. Chú ý khai thác tình hình thực tế của môi trường địa phương và những biện

pháp ngăn ngừa thay đổi có hại của môi trường đối với sản xuất và cuộc sống của nhân
dân địa phương
(1)
.
III. GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC HOÁ
HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Trong dạy học Hoá học ở trường PT, cần chú ý các nội dung cơ bản sau đây về
GDBVMT:
1. Cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản như môi trường, môi sinh, khí
quyển, thuỷ quyển, ô nhiễm môi trường, chất gây ô nhiễm, hiệu ứng sinh học của quá
trình gây ô nhiễm, tác hại của các chất và qúa trình gây ô nhiễm.
2. Các phương pháp ô nhiêm môi trường có liên quan đến hoá chất và hoá học:
ô nhiễm qua môi trường không khí (các khí độc hoá học như CO, CO
2
. Cl
2
thường phát
sinh quanh ta, c ác chất thải công nghiệp gây ô nhiễm…); ô nhiễm qua nước (một số kim
loại như chì, thuỷ ngân, kiềm, axit, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu…); ô nhiễm qua con
đường ăn, uống, sinh hoạt (chất độc hoá học như chất độc màu da cam…).
3. Các phương pháp chống ô nhiễm môi trường và ý thức bảo vệ môi trường
sống nói chung và môi trường sống của gia đình, của địa phương
(1)
.
§6. MỐI QUAN HỆ GIỮA CH ƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH
BÀI TẬP CHO HỌC SINH, SÁCH H ƯỚNG DẪN CHO GIÁO VI ÊN, CÁC TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Để có thể sử dụng đúng và tốt các loại sách và tài liệu tham khảo trên đây,
người giáo viên Hoá học cần hiểu rõ vai trò, chức năng của mỗi loại sách và tài liệu tham
khảo.

Chương trình Hoá học các lớp quy định rõ mục tiêu của việc học bộ môn, những
nội dung cơ bản và các chuẩn kiến thức đối với mỗi lớp mà người giáo viên phải tìm mọi
cách cho học sinh nắm vững.
Sách giáo khoa Hoá học các lớp trình bày nội dung dạy và học các chủ đề Hoá
học của mỗi lớp. Người giáo viên phải tổ chức, chỉ đạo việc học tập của học sinh để các
em nắm vững được những nội dung cơ bản, quan trọng. Sách giáo viên (sách hướng
dẫn) sẽ giúp giáo viên xác định đúng các nội dung cơ bản, quan trọng, bắt buộc đối với
mọi học sinh và phương pháp dạy- học các nội dung tương ứng.
Sách bài tập cho học sinh và các tài liệu tham khảo (như tủ sách “Để dạy tốt, học
tốt bộ môn…”) sẽ giúp các giáo viên có thêm tư liệu để bồi dưỡng học sinh khá, giỏi
hoặc cung cấp những tư liệu thực tiễn hoặc tư liệu về địa phương có liên quan đến bộ
môn giúp cho việc bồi dưỡng năng lực ứng dụng kiến thức Hoá học vào thực tiễn đời
sống sản xuất.
Cần rèn luyện thói quen cho học sinh biết sử dụng phối hợp sách giáo khoa,
sách bài tập và tài liệu tham khảo, và tăng dần yêu cầu đó theo các lớp từ thấp đến cao.
TÓM TẮT CHƯƠNG III
1. Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chương trình Hoá học trường phổ thông
Việt Nam là bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật
tổng hợp, tính sư phạm, tính đặc trưng bộ môn Hoá học.
2. Những kiến thức cơ bản nhất về Hoá học cần đưa vào chương trình Hoá học trường
PT là hệ thống các kiến thức về nguyên tố hoá học, phản ứng hoá học, cấu tạo các
chất và các định luật Hoá học, các hệ phân tán, về các phương pháp nghiên cứu hoá
học và phương pháp học tập Hoá học, các kiến thức có tính chất thế giới quan.
3. Nộidung, cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Hoá học trường THCS hiện hành
(xem mục lục sách giáo khoa Hoá học lớp 8, 9).
CÂU HỎI, BÀI TẬP CHƯƠNG III
1. Những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng chương trình Hoá học trường PT hiện
hành và chương trình mới đang thí điểm sắp mở rộng đại trà?
2. Những kiến thức cơ bản nhất về Hoá học cần đưa vào chương trình Hoá học PT?
3. Nội dung, cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Hoá học trường THCS Việt Nam

hiện hành và chương trình mới sắp áp dụng?
4. Nội dung, cấu trúc chương trình Hoá học trường THPT Việt Nam hiện hành và
chương trình mới sắp áp dụng?
5. Tại sao có thể nói cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn vừa là mục đích khoa
học, vừa là phương tiện sư phạm trong việc nghiên cứu chương trình Hoá học
trường phổ thông?
6. Thế nào là nguyên tắc đồng tâm và nguyên tắc đường thẳng trong việc cấu tạo
chương trình môn học? Ý kiến cho rằng: “chương trình Hoá học PT Việt Nam về cơ
bản là một chương trình theo lối đồng tâm” là đúng hay sai, tại sao?
7. Căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng chương trình Hoá học
trường PT, hãy nhận xét ưu điểm và khuyết điểm của chương trình Hoá học hiện
hành của trường THCS?
8. Hãy chỉ ra những kiến thức cơ bản buộc phải biết và những kiến thức có thể biết
trong một bài học (tuỳ chọn) ở lớp 8 hoặc lớp 9.

×