Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Hiện nay, kỹ thuật kiểm toán điều tra đã được các tác giả nghiên cứu như
Jack Bologna, Forensic Accounting Revew (1985) nêu ra 20 yếu tố để đánh giá
HTKSNB; Donald Cressey kết luận mỗi gian lận có ba điểm chung là áp lực, sự hợp
lý và cơ hội để phạm tội; Allen G. Lux and Sandra Fitiani, ‘‘Fighting Internal Crime
before It Happens,’’ Information Systems Control Journal Vol. III (2002) xác định
loại gian lận biển thủ tài sản thường được gây ra bởi các nhân viên chống lại tổ chức,
vì lợi ích của nhân viên đó; Tommie W. Singleton Aeron J. Singleton mô tả và phân
tích, đánh giá đầy đủ về rủi ro gian lận, các loại gian lận, các thủ đoạn gian lận,
nguyên tắc, các dấu hiệu gian lận, phương pháp phòng ngừa, phát hiện đối với từng
loại gian lận cụ thể.
Kỹ thuật của kiểm toán điều tra có thể tóm tắt lại gồm:
- Dựa trên tam giác gian lận với 3 chân là (1) áp lực; (2) thái độ, cá tính; (3)
và cơ hội để phạm tội. Trong đó, 2 yếu tố là áp lực và hợp lý hóa thuộc về yếu tố bên
trong của chủ thể gian lận, yếu tố cơ hội thuộc về yếu tố bên ngoài chủ thể gian lận,
đó chính là hệ thống KSNB tại đơn vị.
- Có 9 kỹ thuật nhận biết dấu hiệu gian lận gồm: gian lận báo cáo tài chính,
gian lận biển thủ tài sản, gian lận ăn chặn, che dấu (nợ phải trả, nợ phải thu, tiết lộ
thông tin không đúng), gian lận doanh số (xử lý không đúng doanh số bán hàng, giả
tạo doanh thu), gian lận định giá tài sản không đúng, gian lận thanh toán (giả mạo
công ty, tăng giá, nhà cung cấp giả, nhà cung cấp không đồng lõa, mua sắm cá nhân,
tiền lương, hoa hồng, giả mạo chi phiếu), gian lận hàng tồn kho, gian lận tham nhũng
(xung đột lợi ích, hối lộ, tống tiền kinh tế).
Cần hiểu rõ các dấu hiệu hiệu gian lận và tam giác gian lận vì từ dấu hiệu
nhận biết tất yếu dẫn đến phương pháp phát hiện lận hiệu quả.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁI NHÌN CHUNG VỀ THANH TRA_ KIỂM TOÁN ĐIỀU TRA
1.1. Tổng quan về thanh tra nhà nước
Nhóm 1 - 1 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan. Là một chức năng của quản lý, hoạt
động thanh tra là một khâu của hoạt động quản lý nhà nước. Để hoạt động thanh tra có
hiệu lực và hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra, phù hợp với hoạt động quản lý nhà
nước thì vấn đề đầu tiên là chủ thể quản lý phải xác định được đầy đủ và đúng đắn
những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra
nhà nước.
Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
chức năng giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng
Nguyên tắc hoạt động thanh tra là theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất theo
yêu cầu của cấp trên, việc thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác,
khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối
tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng
thanh tra.
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp
khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan,
tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực;
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quy trình thanh tra: Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của
Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, đối tượng áp
dụng là các cơ quan thanh tra nhà nước, theo đó quy trình thanh tra gồm 3 giai đoạn:
chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra, gồm 24 bước tương ứng
với 24 điều, từ Điều 3 đến Điều 27. Cụ thể như sau:
- Khảo sát:
Nhóm 1 - 2 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
Trước khi ra quyết định thanh tra, cơ quan thanh tra căn cứ yêu cầu của cuộc
thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối tượng thanh tra.
Mục đích khảo sát để nắm được mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra; hệ thống các quy định của
pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến
tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức
năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; các thông tin liên
quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức hoạt động của đối tượng thanh tra
và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra; nhận định những vấn
đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức
tổ chức thực hiện.
- Lập kế hoạch thanh tra:
Căn cứ quyết định thanh tra, đoàn thanh tra lập kế hoạch, phân công nhiệm
vụ, nội dung gồm: mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ
thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế
độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện
vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra.
- Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo:
Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra xây
dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Đề cương càng chi tiết, cụ thể sẽ
tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra báo cáo đầy đủ, có hệ thống theo chủ định của
đoàn thanh tra, qua đó sẽ hỗ trợ cho đoàn thanh tra có cái nhìn tổng thể để xác định
vấn đề nào cần đi sâu, rút ngắn tời gian thanh tra.
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra:
Đoàn thanh tra có thẩm quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài
liệu có liên quan đến nội dung thanh tra. Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần
thiết, Đoàn thanh tra tiếp tục yêu cầu đối tượng thanh tra, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra
Nhóm 1 - 3 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu:
Trên cơ sở báo cáo của đối tượng thanh tra và các thông tin, tài liệu đã thu
thập được, Đoàn thanh tra tiến hành nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh
giá; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung
thanh tra; tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế và chịu trách nhiệm về tính chính xác,
khách quan của những thông tin, tài liệu đã kiểm tra, xác minh.
Nếu phát hiện có sai phạm trong quá trình thanh tra thì phải tiến hành lập
biên bản với đối tượng thanh tra để xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ của hành
vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến vi phạm.
Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với người ra quyết định
thanh tra xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra.
* Thời hạn thanh tra: thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra đối với thanh tra cấp quận
không được quá 30 ngày theo quy định tại điểm c, khoản 1 điều 45 Luật Thanh tra
2010.
- Báo cáo kết quả kiểm toán và hoàn thiện hồ sơ kiểm toán
- Sử dụng kết quả kiểm toán điều tra cho việc thực hiện kết luận
1.2. Tổng quan về kiểm toán điều tra
1.2.1. Khái niệm
Hiệp hội các nhà điều tra gian lận (ACFE) định nghĩa kiểm toán điều tra là
việc sử dụng phương pháp đặc biệt và phương pháp luận để phân biệt gian lận. Kiểm
toán viên tìm kiếm chứng cứ gian lận với mục đích để chứng minh hay bác bỏ việc có
hay không sự tồn tại gian lận. Kiểm toán điều tra được nhắc đến sau khi có chứng cứ
hoặc nghi ngờ gian lận thông qua cáo buộc, khiếu nại hoặc phát hiện
1.2.2. Mục đích và điều kiện thực hiện kiểm toán điều tra
Trong quá trình kiểm toán thông thường, khi nhận thấy hệ thống chứng từ, sổ
sách có dấu hiệu bị chỉnh sửa, thay đổi, phá hủy, giả mạo, hoặc đơn vị không cung cấp
Nhóm 1 - 4 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
đầy đủ sổ sách, chứng từ thì kiểm toán viên không có đầy đủ cơ sở để nhận xét, đánh
giá, trường hợp này kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến từ bỏ vì nếu chỉ sử dụng
phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, thì không thể nhận
xét khách quan, không xác định được tính chính xác, đúng đắn của số liệu trong báo
cáo tài chính. Do đó, phải tổ chức điều tra thu thập bằng chứng, sưu tầm tài liệu, xác
minh thực tế, phỏng vấn những đối tượng có liên quan để phân loại và xác định sai
phạm; xác định rõ gian lận xảy ra ở bộ phận nào trong đơn vị; xác định rõ trách nhiệm
của cá nhân, tổ chức có liên quan đến sai phạm, gian lận tài chính; để có cơ sở nhận
xét, đánh giá khách quan, phản ánh đúng bản chất sự việc để có kiến nghị xử lý phù
hợp.
1.3. Gian lận và các dấu hiệu
1.3.1. 1 Một số khái niệm trong kiểm toán
1. Gian lận:
Là những hành vi chủ yếu lừa dối, có liên quan đến việc tham ô, biển thủ, tài sản,
công quỹ, liên quan đến việc xuyên tạc thông tin hoặc giấu giếm thông tin.
_Biểu hiện của gian lận: Giả mạo chứng từ, cạo sửa chứng từ, xử lý chứng từ theo ý
chủ quan, Giấu giếm các thông tin, tài liệu, Ghi chép các nghiệp vụ không có thật, Cố
ý áp dụng sai chế độ kế toán tài chính, Những sai phạm đó lặp đi lặp lại, Gắn với lợi
ích kinh tế của một ai đó.
2 Sai sót:
Là những lỗi không cố ý nhưng ảnh hưởng đến thông tin và báo cáo tài chính.
-Biểu hiện: Tính toán số học sai, Bỏ sót hoặc hiểu sai sự việc, áp dụng sai chế độ kế
toán tài chính nhưng không cố ý, Các nhân tố ảnh hưởng, Nhân tố bên trong, Hiệu quả
của hệ thống kiểm soát nội bộ, Môi trường kiểm soát, Nhân sự trình độ ý thức, Cơ cấu
tổ chức bộ máy, Lương của cán bộ công nhân viên,
-Nhân tố bên ngoài: Các sức ép bất thường, Thời gian, Thành tích, Thị trường đầu ra,
thị trường đàu vào, Môi trường pháp luật yếu, nhiều kẽ hở, nhiều điểm yếu, Công
nghệ, Môi trường kinh tế vĩ mô.
Nhóm 1 - 5 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
1.3.1.2 Tam giác gian lận
Hình 2.1. Tam giác gian lận
Donald Cressey nghiên cứu về hành vi gian lận, đã thực hiện phỏng vấn
khoảng 200 phạm nhân tham ô ở trong tù. Một trong những kết luận quan trọng của
ông là gian lận chỉ phát sinh khi hội đủ ba điểm sau:
- Áp lực (đôi khi được gọi như là động lực, và thường xuyên là “nhu cầu
không thể chia sẻ”): gian lận thường phát sinh khi nhân viên, người quản lý hay tổ
chức phải gánh chịu áp lực như khó khăn về tài chính, hậu quả từ sự thất bại cá nhân,
khó khăn về kinh doanh, bị cô lập, muốn ngang bằng người khác, mối quan hệ rạn nứt
giữa người chủ và người làm thuê.
- Cơ hội: khi bị áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng thực hiện hành vi gian lận.
Có hai yếu tố liên quan đến cơ hội là nắm bắt thông tin và kỹ năng thực hiện hành vi
gian lận.
- Thái độ, cá tính: Cressey cho rằng không phải tất cả mọi người khi gặp khó
khăn và có cơ hội đều thực hiện gian lận, vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ
hay cá tính của từng cá nhân. Có những người dù chịu áp lực và có cơ hội thực hiện
nhưng vẫn không hề thực hiện hành vi gian lận, và ngược lại.
Nhóm 1 - 6 -
Tam giác gian lận
Áp lực
Thái độ, cá tính
Cơ hội
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
Trong 3 yếu tố trên, có 2 yếu tố là áp lực và thái độ, cá tính thuộc về yếu tố
bên trong của chủ thể gian lận, riêng yếu tố cơ hội thuộc về yếu tố bên ngoài chủ thể
gian lận, đó chính là hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị
1
.
1.3.2. Các dấu hiệu nhận biết gian lận
Dấu hiệu nhận biết gian lận là một từ đồng nghĩa với dấu vân tay của kẻ gian
lận
5
. Dấu hiệu nhận biết trong kiểm toán điều tra có tính chất khác nhau và bao gồm
các yếu tố bất thường về kế toán, giao dịch hoặc sự kiện không giải thích được.
Tommie W. Singleton and Aaron J. Singleton cho rằng hiểu biết cụ thể cách
thức gian lận và mỗi thủ đoạn gian lận thường được thực hiện như thế nào, kết hợp
việc nghiên cứu, phân tích và sử dụng dấu hiệu nhận biết để là cơ sở để ngăn chặn và
phát hiện gian lận. Do đó, việc nhận diện được chính xác các dấu hiệu gian lận đối với
từng vụ việc sẽ dẫn tự nhiên đến phương pháp và quy trình phát hiện gian lận hiệu
quả.
Có 9 dấu hiệu nhận biết gian lận tương ứng với 9 phương pháp phát hiện gian
lận, gồm: dấu hiệu gian lận báo cáo tài chính; gian lận biển thủ tài sản; gian lận ăn
chặn (hớt); gian lận che dấu; gian lận gian lận doanh số; gian lận định giá tài sản
không đúng; gian lận thanh toán; gian lận hàng tồn kho, và dấu hiệu tham nhũng.
1.3.2.1. Dấu hiệu gian lận báo cáo tài chính
* Dấu hiệu liên quan đến yếu tố cá nhân:
- Giám đốc điều hành giám sát không hiệu quả.
- Quản lý điều hành bị ám ảnh bởi giá cổ phiếu.
- Có quá nhiều áp lực về quản lý để đáp ứng yêu cầu tăng cao về tài chính.
- Phong cách quản lý nhỏ nhặt của giám đốc điều hành.
* Dấu hiệu liên quan đến tổ chức:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
1
Nhóm 1 - 7 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
- Thiếu kiểm soát nội bộ.
- Cơ cấu tổ chức phức tạp hoặc không ổn định.
- Có mối đe dọa đến sự ổn định tài chính hoặc lợi nhuận.
* Dấu hiệu liên quan đến kế toán:
- Có các giao dịch lớn, bất thường, rất phức tạp vào cuối năm tài chính.
- Có khối lượng đáng kể doanh số bán hàng cho một số đối tượng.
- Tăng trưởng nhanh chóng, lợi nhuận cao hơn của chỉ số trung bình ngành.
- Tăng trưởng doanh thu bất thường của của các đơn vị kinh doanh nhỏ.
1.3.2.2. Dấu hiệu gian lận biển thủ tài sản
* Dấu hiệu liên quan đến yếu tố cá nhân:
- Nhân viên có quá nhiều nợ.
- Nhân viên không bao giờ nghỉ phép hoặc có quá ít ngày nghỉ.
- Có sự thay đổi trong lối sống của một nhân viên.
- Nhân viên có hành vi bất thường (cáu gắt, làm việc không theo quy luật, có
vấn đề về tính cách, hay giận dữ).
* Dấu hiệu liên quan đến tổ chức:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Hệ thống KSNB yếu kém.
* Dấu hiệu liên quan đến kế toán:
- Mức TGNH giảm xuống bất thường không giải thích được.
- Có mâu thuẫn, không giải thích được sự khác biệt trên số dư tài khoản kế
toán hoặc báo cáo hoạt động của doanh nghiệp với sổ phụ của ngân hàng.
Nhóm 1 - 8 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
1.3.2.3. Dấu hiệu gian lận ăn chặn
Xảy ra trước khi việc hạch toán sổ sách được thực hiện, đây là loại gian lận
để ngoài sổ sách.
Các thủ đoạn ăn chặn có liên quan đến doanh số bán hàng (không ghi nhận
doanh số bán hàng, khai bớt doanh số bán hàng), ăn chặn các khoản phải thu (thủ
đoạn bỏ ngoài, che dấu), và ăn chặn tiền hoàn.
* Dấu hiệu liên quan yếu tố cá nhân:
- Nhân viên có liên quan không có nghỉ phép, nghỉ ốm.
* Dấu hiệu liên quan đến tổ chức:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
* Dấu hiệu liên quan đến kế toán:
- Doanh thu thực tế thấp hơn so với dự kiến.
- Lợi nhuận thực tế ít hơn so với dự đoán.
- Tổng lợi nhuận thực tế ít hơn đáng kể so với dự đoán.
1.3.2.4. Dấu hiệu gian lận che dấu
Che dấu nợ phải trả
Nợ phải trả có thể được che giấu bằng cách không ghi lại các khoản phải trả
hợp pháp. Một cách để thực hiện phương thức gian lận này là trì hoãn việc ghi nhận
các khoản nợ phải trả trong mười hai tháng của năm tài chính vì vậy năm nay sẽ có
chi phí ít hơn, và ghi nhận các khoản nợ phải trả này trong tháng đầu tiên của năm tài
chính tiếp theo.
Đối với các công ty lớn có các công ty con, thủ đoạn này có thể được thực
hiện bằng cách chuyển nợ phải trả cho công ty con, đặc biệt nếu công ty đó không bị
kiểm toán hoặc bị kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác.
Nhóm 1 - 9 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
Nợ phải trả cũng có thể được che dấu bằng thủ đoạn không thực hiện ghi
nhận lại các khoản nợ phải trả. Vì nếu không có nợ phải trả, sẽ không có chi phí bổ
sung, không giảm tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu.
* Dấu hiệu liên quan đến tổ chức:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Sử dụng của các công ty kiểm toán khác nhau cho các công ty con khác
nhau hoặc các đơn vị kinh doanh có liên quan.
* Dấu hiệu liên quan đến kế toán:
- Chuyển khoản quá nhiều, bất thường hoặc không giải thích được từ công ty
mẹ cho công ty con hoặc đơn vị có liên quan.
- Có các giao dịch với nhà cung cấp và các giao dịch nợ phải trả khác không
được kế toán ghi chép lại trong sổ sách.
Dấu hiệu gian lận nợ phải thu
Thủ đoạn sử dụng tiền thanh toán của người này để thanh toán cho người
khác do số tiền người thanh toán trước đã bị ăn chặn, không hạch toán, ghi sổ.
* Dấu hiệu gian lận:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Có khiếu nại của khách hàng về đối chiếu công nợ.
- Có sự gia tăng món nợ quá hạn đối với các khoản phải thu hoặc khách hàng
cụ thể, gia tăng theo thời gian số ngày các khoản phải thu.
- Có nhân viên ở lại công ty ngoài giờ hành chính có khả năng là để che dấu
sổ sách.
- Nhân viên có liên quan không bao giờ nghỉ phép hay nghỉ ốm.
Che dấu, tiết lộ thông tin không đúng
Nhóm 1 - 10 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
Xác định đối tượng có hành vi tiết lộ thông tin không đúng, không đầy đủ có
khả năng là dấu hiệu che dấu sổ sách, không kê khai nợ phải trả
* Dấu hiệu gian lận:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Phát hiện các hành vi gian lận không được tiết lộ.
- Đối tượng khai báo khó hiểu gây khó khăn trong việc xác định bản chất
thực sự của các sự kiện hoặc giao dịch.
- Đối tượng cố tình không tiết lộ những sự kiện quan trọng hoặc sự kiện pháp
lý bất ngờ.
1.3.2.5. Dấu hiệu gian lận doanh số
Dấu hiệu gian lận doanh số
Dấu hiệu gian lận tập trung vào việc doanh số có thể được hạch toán sớm
hoặc chậm khoảng vài tuần hoặc vài tháng.
* Dấu hiệu gian lận:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Thời gian hạch toán nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách kế toán không đúng
nguyên tắc kế toán.
- Hàng hóa xuất bán bị trả về quá nhiều đi kèm với nợ doanh số bán hàng
giảm xuống, đặc biệt xảy ra trong những ngày đầu quý 1.
Dấu hiệu gian lận giả tạo doanh thu
Gian lận giả tạo doanh thu được tạo ra bằng cách kế toán hạch toán doanh số
bán hàng vào hệ thống sổ sách kế toán nhưng thực tế doanh số này là ảo và không bao
giờ xảy ra.
* Dấu hiệu gian lận liên quan đến tổ chức, kế toán:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
Nhóm 1 - 11 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
- Có sự gia tăng tài sản bất thường (vào sổ sách để tạo doanh thu giả tạo).
- Có thay đổi bất thường không giải thích được về mối quan hệ giữa các tài
khoản như doanh thu tăng nhưng không tương ứng với các khoản phải thu.
1.3.2.6. Dấu hiệu gian lận định giá tài sản không đúng
Lợi nhuận có thể được thổi phồng bằng cách làm tăng giá trị tài sản (các
khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản dài hạn), tận dụng chi phí, hoặc làm giảm tài
khoản phải trả (các khoản phải thu khó đòi, giảm giá, khấu hao, cầm cố thế chấp…).
Sự tăng chi phí có thể là kết quả của việc gia tăng giá trị các chi phí ban đầu hoặc làm
giảm các tài khoản liên quan đến tài sản và khấu hao. Kết quả là báo cáo tài chính sẽ
hiển thị một nguồn vốn và lợi nhuận cao hơn so với thực trạng. Ngoài ra, thủ đoạn
hạch toán khống ghi nợ vào tài khoản tài sản và ghi có vào tài khoản nguồn vốn hoặc
doanh thu sẽ tạo ra giá trị tài sản hoặc lợi nhuận kế toán giả tạo.
* Dấu hiệu gian lận liên quan đến tổ chức, kế toán:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Có sự gia tăng bất thường hoặc không rõ nguyên nhân giá trị sổ sách của tài
sản (hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản dài hạn).
- Có thay đổi bất thường về tỷ lệ các khoản phải thu với doanh thu.
- Không loại bỏ khỏi bảng cân đối kế toán tài sản đã hết thời gian khấu hao,
hoặc đã chuyển giao cho một đơn vị khác.
1.3.2.7. Dấu hiệu gian lận thanh toán
Dấu hiệu gian lận giả mạo công ty
Trong thủ đoạn công ty giả tạo, người thực hiện hành vi này phải ở một vị trí
có thẩm quyền quản lý danh sách nhà cung cấp của công ty.
* Dấu hiệu gian lận liên quan đến yếu tố cá nhân:
- Có khiếu nại, đặc biệt là từ các nhân viên trong công ty.
Nhóm 1 - 12 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
- Thiếu dữ liệu liên lạc: như không số điện thoại, địa chỉ liên hệ.
- Nhà cung cấp luôn được trả tiền nhanh hơn so với các nhà cung cấp khác.
- Có gia tăng bất thường trong GVHB, nhưng tỷ lệ LN/GVHB giảm.
- Hóa đơn: thiếu mã số thuế, nhiều hóa đơn có số thứ tự liên tục của một nhà
cung cấp, số tiền trên hóa đơn là số tròn, nội dung mua hàng bất thường hoặc diễn giải
khó hiểu, có ký hiệu lạ, có nếp gấp bất thường.
Dấu hiệu gian lận tăng giá
Do chính nhân viên trong công ty thực hiện bằng thủ đoạn thông đồng với
nhà cung cấp để mua sản phẩm với mức giá cao hơn so với giá thị trường cùng loại để
hưởng chênh lệch.
* Dấu hiệu gian lận:
- Có cáo giác từ các nhân viên.
- Lợi nhuận giảm, giá vốn hàng bán tăng.
- Có bằng chứng là giá hàng hóa đã mua cao hơn sản phẩm khác cùng loại.
- HT KSNB kém, đặc biệt thiếu sự phân quyền trong giữa việc quản lý cập
nhật danh sách các nhà cung cấp với việc phê duyệt hợp đồng hoặc hóa đơn.
Dấu hiệu gian lận nhà cung cấp không đồng lõa
Trong thủ đoạn này, nhà cung cấp là người hợp pháp nhưng vô tình bị thủ
phạm lợi dụng. Thủ phạm thanh toán nhiều hơn cho người bán hoặc cố tình đặt hàng
hàng hóa không cần thiết sau đó yêu cầu người bán hoàn lại và ăn chặn.
* Dấu hiệu gian lận:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Có mức độ mua sắm bất thường, không cần thiết không giải thích được.
Dấu hiệu gian lận mua sắm cá nhân
Nhóm 1 - 13 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
Là thủ đoạn mua sắm tài sản, chi tiêu cho mục đích của cá nhân bằng tiền của
công ty.
* Dấu hiệu gian lận liên quan đến yếu tố cá nhân:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Mua các mặt hàng khác thường, không cần thiết.
- Quy trình phê duyệt mua hàng không được xem xét kỹ.
Dấu hiệu gian lận tiền lương
Thủ đoạn tiền lương liên quan đến thanh toán lương khống, làm sai lệch tiền
lương, tiền làm ngoài giờ.
* Dấu hiệu gian lận:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Người lao động không có nghỉ phép, hoặc nghỉ ốm.
- Người lao động không có nghỉ phép, hoặc nghỉ ốm.
- Không giải thích được hoặc bất thường về gia tăng chi phí tiền lương, tiền
làm thêm giờ; có phiếu chi tiền lương cho người lao động đã nghỉ việc.
- Người lao động không có sổ BHXH; không có khoản khấu trừ; không có
địa chỉ nhà hoặc có địa chỉ trùng với một nhân viên khác.
Dấu hiệu gian lận hoa hồng
Là thủ đoạn phóng đại doanh số để được hưởng tỷ lệ hoa hồng.
* Dấu hiệu gian lận:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Không giải thích được hoặc có bất thường về gia tăng chi phí hoa hồng.
- Có thay đổi trong tỷ lệ hoa hồng theo thời gian.
Nhóm 1 - 14 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
- Có trường hợp chi trả cao hơn mức quy định cho một nhân viên nào đó.
Dấu hiệu gian lận giả mạo chi phiếu
Làm giả chi phiếu hoặc xác nhận giả vào chi phiếu của đơn vị để yêu cầu các
đơn vị có giao dịch với công ty thanh toán.
* Dấu hiệu gian lận liên quan đến yếu tố cá nhân:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Có số lượng nhiều chi phiếu bị trống, hoặc thiếu chi phiếu.
- Có chi phiếu bị trùng lắp nội dung hoặc không theo số thứ tự.
- Nghi ngờ về địa chỉ người thụ hưởng hoặc địa chỉ người nhận thanh toán.
1.3.2.8. Dấu hiệu gian lận hàng tồn kho
Là thủ đoạn chiếm dụng hàng tồn kho để sử dụng sai mục đích, ăn cắp, hoặc
gian lận BCTC.
* Dấu hiệu gian lận:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Không giải thích được lý do tài sản cho mượn, tài sản bị thất lạc, mất mát,
kiểm kê phát hiện thừa.
- Có thay đổi bất thường không giải thích được về tỷ lệ hàng tồn kho tăng
giảm đột biến vào cuối kỳ và có liên quan đến tăng trưởng doanh số bán hàng, hàng
bán bị trả lại.
1.3.2.9. Dấu hiệu tham nhũng
Tham nhũng luôn liên quan đến hai bên, thủ đoạn tham nhũng phổ biến nhất
là xung đột lợi ích, hối lộ và tống tiền.
Xung đột lợi ích
Nhóm 1 - 15 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
Kẻ gian lận sử dụng ảnh hưởng của mình tại công ty để trục lợi cho cá nhân
và mang lại lợi ích cho bên thứ ba.
* Dấu hiệu gian lận:
- Có cáo giác từ bên trong nội bộ.
- Có một khối lượng lớn các giao dịch với một nhà cung cấp cụ thể.
- Phát hiện ra mối quan hệ bí mật giữa nhân viên và bên thứ ba.
- Yếu về phân quyền trong việc phân công phê duyệt hợp đồng, thanh toán.
Hối lộ
Gian lận hối lộ liên quan đến các khoản thanh toán của bên thứ ba cho một
nhân viên nào đó trong công ty để được ưu tiên ký kết hợp đồng.
* Dấu hiệu gian lận:
- Có sự thay đổi trong lối sống của một nhân viên.
- Khám phá một mối quan hệ giữa nhân viên và nhà cung cấp.
- Yếu về phân quyền trong việc lựa chọn nhà cung cấp.
Tống tiền kinh tế
Liên quan đến việc nhân viên công ty yêu cầu nhà cung cấp trả công để nhận
được sự ủng hộ. Dấu hiệu nhân biết tương tự dấu hiệu hối lộ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN ĐIỀU TRA Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam nghĩa vụ bảo mật thông tin của doanh nghiệp, đơn vị được kiểm
toán được quy định tại Điều 43 Mục I Chương V Luật kiểm toán độc lập số
67/2011/QH12 ngày 29/03/2011 như sau:”
Điều 43. Nghĩa vụ bảo mật
1. Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp
kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán,
Nhóm 1 - 16 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp được khách hàng, đơn vị được
kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp
kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được sử dụng thông tin về hồ sơ kiểm toán,
khách hàng, đơn vị được kiểm toán để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại
Việt Nam phải xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ bảo mật.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và cá nhân có liên
quan có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin được cung cấp về hồ sơ kiểm toán, khách hàng,
đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, việc Bảo mật thông tin của người nộp thuế được quy định tại
Điều 73 Chương IX Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 như sau:”
Điều 73. Bảo mật thông tin của người nộp thuế
1. Cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người đã là công chức quản
lý thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải giữ bí mật thông tin của
người nộp thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này.
2. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin của người nộp thuế
cho các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án;
b) Cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước;
c) Các cơ quan quản lý khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan quản lý thuế nước ngoài phù hợp với điều ước quốc tế về thuế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Theo đó, việc Công ty kiểm toán phát triển loại hình dịch vụ cung cấp bằng
chứng phục vụ cho các vụ án kinh tế, tranh chấp tòa án kinh tế dịch vụ kế toán điều
tra, chuyển sang cơ qua điều tra còn rất nhiều hạn chế. Đa phần chỉ có cơ quan kiểm
toán nhà nước thực hiện chức năng kiểm toán đối với các cơ quan, tổ chức quản lý, sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.
Nhóm 1 - 17 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
Tại Việt Nam, kỹ thuật Kiểm toán điều tra đã được Kiểm toán Nhà nước vận
dụng có hiệu quả trong việc phát hiện sai phạm tài chính như: phát hiện sai phạm tại
công ty Xây lắp Công nghiệp thuộc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn với giá trị sai
phạm 5,4 tỷ đồng, công ty Tamexco là 154 tỷ đồng. Các sai phạm của 2 đơn vị này
nếu chỉ áp dụng kiểm toán thông thường như kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân
thủ như thanh tra thì không thể thực hiện được và không có khả năng phát hiện sai
phạm do đơn vị cung cấp không trung thực, không đầy đủ
2
.
Gần đây nhất là 2 vụ sai phạm lớn xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy
Việt Nam Vinashin và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines, mà trước đó
thanh tra, kiểm toán các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra,
kiểm toán nhưng lại không phát hiện được tiêu cực, tham nhũng. Vụ việc chỉ được
phát hiện phát hiện bằng công tác điều tra của báo chí, và cơ quan điều tra.
Tiếp đến là gian lận tiền lương của công ty công ích là TNHH một thành viên
Thoát nước đô thị, TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn, TNHH một
thành viên Công viên cây xanh và TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng đã chi
lương lãnh đạo cao bất thường, gấp hàng chục lần so với người lao động, trong đó cao
nhất là lương của Giám đốc Công ty thoát nước đô thị với 2,6 tỷ đồng một năm. Vụ
việc có thể được phát hiện sớm hơn nếu công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm có thực
hiện đầy đủ các kỹ thuật điều tra như điều tra về thuế TNCN, và lối sống của các vị
lãnh đạo 4 công ty này.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Điều này cho thấy nếu chỉ tiến hành thanh tra theo kế hoạch, kiểm tra tuân thủ
các văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra chỉ căn cứ trên các chứng từ, sổ sách do đơn
vị cung cấp và giới hạn về niên độ và cách thức kiểm tra, thanh tra không gắn liền với
thực hiện điều tra, kiểm tra thực nghiệm thì không thể đánh giá chính xác tình hình tài
chính, không phát hiện kịp thời, đầy đủ các sai phạm tài chính, hành vi tham nhũng
tiềm ẩn trong các báo cáo tài chính của đơn vị.
2
Nhóm 1 - 18 -
Kế toán điều tra ở Việt Nam GVHD: TS Trần Khánh Lâm
Việc Công ty kiểm toán phát triển loại hình dịch vụ cung cấp bằng chứng, kế
toán điều tra khó phát triển trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, còn rất nhiều
hạn chế và khó thực hiện. Vì Luật Kiểm toán độc lập và Luật Quản lý thuế đều có
điều luật bảo mật thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp.
2. Kiến nghị
Do vậy, cùng với quy định về quyền hạn điều tra theo Luật Thanh tra, Thanh
tra Chính phủ cần xây dựng phương pháp thanh tra thống nhất chung, trong đó hướng
dẫn cụ thể về từng loại gian lận, kỹ thuật phân tích, điều tra phát hiện đối với mỗi loại,
và Nhà nước cần tạo điều kiện về nguồn nhân lực, hỗ trợ kinh phí tài chính, mở rộng
quyền hạn cho ngành thanh tra các cấp để thanh tra có thể thực hiện tốt hơn chức trách
nhiệm vụ được giao.
Nhóm 1 - 19 -