Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI BÁNH MÌ TƯƠI CHAY NHÂN RUỐC NẤM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.42 KB, 23 trang )

NHÓM 1.
Chủ đề:
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI “BÁNH MÌ TƯƠI CHAY NHÂN RUỐC NẤM”
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
Danh sách nhóm:
1. Đặng Thị Xuân Lai - Nhóm trưởng
2. Nguyễn Thị Thiết – Nhóm phó
3. Phạm Ngọc Quang
4. Đậu Thị Hương
5. Nguyễn Thị Kim Hương
6. Nguyễn Thị Tâm
7. Nguyễn Thị Kiều Thanh
8. Thạch Quỳnh Trang
9. Trần Nguyễn Thị Hoài Trang
10. Nguyễn Thị Ngọc Chương
Đánh giá kết quả làm việc:
Mục lục:
Bài 1: KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VÀ XÁC ĐỊNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN
I. Tính cấp thiết phát triển dòng sản phẩm được lựa chọn:
Hiện nay trên thị trường bánh mì tươi chỉ chú trọng đến bánh mì nhân ngọt hoặc
bánh mì nhân mặn. Tuy những loại sản phẩm này giúp cho sinh viên và nhân viên
văn phòng tiết kiệm được thời gian cho bữa sáng, nhưng lại chứa khá nhiều chất
béo và tinh bột (đặc biệt là nhân bánh) nên đối tượng này vẫn còn e dè trong việc sử
dụng bánh mì tươi cho bữa sáng. Đặc biệt là nữ nhân viên văn phòng thường hay
ngồi, ít hoạt động nên họ lo ngại những sản phẩm giàu saccharose, chất béo, tinh
bột sẽ làm mất vóc dáng. Vì thế, khi phát triển dòng sản phẩm này không chỉ giải
quyết được vấn đề nói trên mà những người ăn kiên, ăn chay đều có thể sử dụng
được. Ngoài ra nó còn giúp đáp ứng sự phong phú khẩu vị của khách hàng.

II. Xu hướng tiêu dùng của khách hàng:
Khách hàng của dòng sản phẩm này chủ yếu là sinh viên và nhân viên văn phòng,


ngoài ra còn có loại khách hàng ăn kiêng và ăn chay nên xu hướng của khách hàng
về dòng sản phẩm này là:
- Là loại phẩm chứa đủ lượng năng lượng cần cung cấp cho một buổi làm việc
buổi sáng nhưng phải chứa ít tinh bột, đường và chất béo.
- Nhân của bánh là nhân chay, ít béo, không protein động vật nên hầu như mọi
người đều thích và hợp khẩu vị của nhiều người.
- Sản phẩm phải mang tính chất nhanh gọn (dòng thức ăn nhanh) và dễ sử dụng vì
đối tượng chính cho dòng phẩm này đều có ít thời gian trong việc ăn sáng.
III. Xây dựng ý tưởng và sàng lọc ý tưởng
a. Xây dựng ý tưởng: để đưa ra 1 sản phẩm mới có tính khả thi cao phải dựa trên
cơ sở sau: cơ hội về công nghệ của công ty, ưu tiên phát triển những dòng sản phẩm
dựa trên dây chuyền hiện có, đồng thời phải dựa trên nhu cầu cấp thiết của thị
trường và người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh (phát triển sản phẩm mà đối thủ
chưa có thì càng tốt)
Dựa trên cơ sở đó, nhóm đã đưa ra các ý tưởng sau:
 Sản xuất sản phẩm bánh mì tươi nhân chay.
 Sản xuất sản phẩm bánh mì dành cho người ăn kiêng.
 Đa dạng nhân cho sản phẩm: Nhân đậu xanh, nhân xôi, nhân chả giò,….
 Cải tiến bao bì sản phẩm để có thể thấy hình dạng bên trong của sản phẩm.
 Cải tiến bao bì bằng vật liệu có thể thấm hút bớt dầu trên sản phẩm.
 Đa dạng các kích thước sản phẩm để phù hợp với từng đối tượng sử dụng.
 Nên chia bánh thành những lát nhỏ vừa ăn để tiện lợi cho sử dụng.
 Đa dạng hương vị cho sản phẩm.
 Bổ sung nước sốt đặc với nhiều hương vị khác nhau như: thịt gà, thịt bò, tôm,
thịt heo, chả giò.
 Giảm bớt lượng dầu trong bánh.
 Sản xuất sản phẩm bánh mì vỏ giòn nhân kem.
 Bổ sung thêm các dưỡng chất Ca, Fe, ở dạng nanomet.
 Nâng cao các thành phần dinh dưỡng có trong bánh.
 Bổ sung các loại rau tươi như dưa chuột, xà lách,cà chua… bao gói hút chân

không điều chỉnh khí quyển.
 Bổ sung loại rau khô như hành khô, rong biển khô,…
b. Sàng lọc ý tưởng:
Cơ sở sàng lọc ý tưởng: để có thể sàng lọc ra ý tưởng “hoa khôi” mang tính khả thi
để tiến hành và không bỏ sót các ý tưởng tốt thì phải căn cứ vào cơ sở sau:
• Sản phẩm phải mang tính tiện lợi cao đối với người tiêu dùng.
• Tính khả thi: sản phẩm mới phải mang tính khả thi cao về công nghệ và khả
năng đón nhận sản phẩm của người tiêu dùng phải cao.
• Nguồn nguyên liệu: phải đảm bảo tính mùa vụ để tránh hiện tượng quá trình
sản xuất bị đình trệ do thiếu nguyên liệu.
• Giá cả: giá cả của nguyên liệu phải phù hợp với giá thành của sản phẩm (sản
phẩm mới có giá tương đương hoặc không quá cao so với các sản phẩm cùng
dòng hiện có của công ty).
Dựa trên các cơ sở đó, nhóm đã lọc ra được 3 ý tưởng:
 Sản xuất sản phẩm bánh mì chay
 Đa dạng nhân cho sản phẩm: Nhân đậu xanh, nhân xôi, nhân chả giò, nhân
nấm….
 Đa dạng các kích thước sản phẩm để phù hợp với từng đối tượng sản phẩm
 Lựa chọn ý tưởng hoa khôi: là sản xuất sản phẩm bánh mì tươi nhân nấm
dành cho người ăn chay.
Vì sao đây lại là ý tưởng hoa khôi?
Dòng sản phẩm bánh mì tươi có tính tiện lợi rất cao, là loại thức ăn nhanh
vốn đã được rất ưa chuộng, phục vụ bữa sáng nhanh gọn và đầy đủ chất dinh
dưỡng cho đối tượng sinh viên và nhân viên văn phòng. Nên bánh mì tươi
chay nhân ruốc nấm hoàn toàn đáp ứng được tiêu chí tiện lợi cho khách hàng.
Kinh Đô là công ty chuyên sản xuất bánh kẹo và bánh mì tươi cũng là một
trong các dòng sản phẩm chủ đạo của Kinh Đô nên đã có sẵn dây chuyền
công nghệ, dòng sản phẩm mới này cũng dựa trên dây chuyền công nghệ đó
chỉ cần đầu tư bể ngâm (để ngâm cho chân nấm mềm ra), máy xé nhỏ nấm
và máy giã dập nấm (để khi rang nấm sẽ bung tơi ra).

Nguồn nguyên liệu nấm rất dồi dào, dễ trồng, không mang tính mùa vụ nên
đáp ứng được nhu cầu sản xuất quanh năm của công ty.
Nấm được mua trực tiếp từ nơi trồng, với số lượng nhiều cho mỗi lần lấy nên
giá thành ổn định và thấp hơn nếu mua lẻ tẻ.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Công ty cổ phần Kinh Đô đang chuẩn bị cho ra đời dòng sản phẩm mới “Bánh mì
tươi chay nhân ruốc nấm”. Bạn vui lòng dành chút thời gian cho chúng tôi biết ý
kiến của bạn về vấn đề này bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây:
1. Hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm bành mì tuơi chay, vậy nếu Kinh Đô
cho ra đời sản phẩm này thì bạn có chào đón không?
a. Rất sẵn lòng c. Ít sẵn lòng
b. Sẵn lòng d. Không sẵn lòng
2. Bạn có thích bánh mì tươi nhân chay không?
a. Rất thích c. Tương đối thích
b. Thích d. Không thích
3. Bạn có thích những sản phẩm chế biến từ nấm hay không?
a. Rất thích c. Tương đối thích
b. Thích d. Không thích
4. Bạn nghĩ sao nếu kết hợp bánh mì tươi với nhân ruốc làm từ nấm hương
a. Rất ngon
b. Ngon
c. Bình thường
d. Không ngon
5. Bạn muốn sản phẩm có nhân ruốc nấm nằm ở đâu trên sản phẩm:
a. Nằm trên 1 mặt
b. Bao quanh 4 mặt
c. Nằm bên trong
d. Ý kiến khác
6. Bạn thích kích thước của sợi nhân ruốc nấm như thế nào?
a. To

b. Trung bình
c. Nhỏ
7. Bạn muốn nhân ruốc ở dạng nào:
a. Dạng khô
b. Dạng ẩm
c. Ý kiến khác
8. Bạn thích bánh mì ruốc nấm có mùi hương như thế nào?
a. Có mùi đặc trưng của nấm hương
b. Có mùi hương đặc trưng của bánh mì tươi
c. Có hương hài hòa của bánh mì và nhân nấm
9. Bạn thích nhân có vị mặn hay ngọt:
a. Mặn
b. Ngọt
c. Ý kiếnc khác
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG
Câu 1:
A: 28 phiếu (18,6 %)
B: 78 phiếu (52 %:)
C: 39 phiếu (26 %)
D: 5 phiếu (3,4 %)
Tỷ lệ khách hàng chào đón sản phẩm cao,
sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường
Câu 2:
A: 24 phiếu (16%)
B: 69 phiếu (46 %:)
C: 49 phiếu (32,7 %)
D: 8 phiếu (5,3 %)
Tỷ lệ khách hàng tương đối thích
sản phẩm cao nên sản phẩm có thể đáp
ứng được khẩu vị của khách hàng.

Câu 3:
A: 44 phiếu (29,3 %)
B: 32 phiếu (21,3 %:)
C: 71 phiếu (47,3 %)
D: 3 phiếu (2,1 %)
Tỷ lệ khách hàng thích sử dụng
sản phẩm có nhân nấm cao cho thấy
tính khả thi trong việc thay đổi nhân nấm
Câu 4:
A: 15 phiếu (10 %)
B: 55 phiếu (36,7 %:)
C: 76 phiếu (50,7 %)
D: 4 phiếu (2,6 %)
Câu 5:
A: 29 phiếu (19,3 %)
B: 31 phiếu (20,7 %:)
C: 77 phiếu (51,3 %)
D: 13 phiếu (8,7%
Đa số khách hàng thích nhân nằm trong bánh
nên chọn qui trình sản xuất sản phẩm bổ sung
nấm vào bên trong bánh.
Câu 6:
A: 20 phiếu (13,3 %)
B: 79 phiếu (52,67 %:)
C: 51 phiếu (34%)
Đa số khách hàng thích nhân cókích thước
nhỏ do đó tối ưu hóa quá trìnhsản xuất nhân
để sản xuất nhân nấm có kích thước phù hợp
với sở thích của khách hàng
Câu 7:

A: 64 phiếu (42,67%)
B: 86 phiếu (57,33%:)
C: 0 phiếu (0%)
Tỷ lệ khách hàng thích nhân ruốc dạng
ẩmcao.
Do đó sản xuất nhân sản phẩm dạng ướt
Câu 8:
A: 61 phiếu (40,67%)
B: 68 phiếu (45,33%:)
C: 21 phiếu (14%)
Sản xuất sản phẩm có mùi vị đặc trung của
nấm hương
Câu 9:
A: 82 phiếu (54,67%)
B: 68 phiếu (455,33%:)
C: 0 phiếu (0%)
Phần trăm khách hàng thích nhân có vị mặn
cao do đó nhân sản phẩm sẽ được sản xuất
có vị mặn
Bài 2: XÂY DỰNG KHÁI NIỆM SẢN PHẨM VÀ BẢNG MÔ TẢ SẢN PHẨM
1. Tiêu đề và mô tả ý tưởng:
Tên, hình ảnh sản phẩm Bánh mì tươi chay nhân ruốc nấm
Thành phần Bột mì, nhân chà bông từ nấm, nước tương, bột canh chay, dầu
thực vật.
Các thuộc tính chính của
sản phẩm, lợi ích và
chức năng
Là thức ăn nhanh, giống sản phẩm bánh mì tươi bình thường,
mùi vị đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm
không chứa thịt.

Bao bì Được bao gói theo phương thức bao gói các sản phẩm cùng dòng
của công ty Kinh Đô
Cách sử dụng Ăn liền sau khi mở bao gói
Các tính chất cảm quan Cấu trúc: tương tự như các thành phần của bánh mì truyền thống,
của sản phẩm chỉ khác ở một điểm là thay thế nhân từ thịt bằng nhân từ nấm.
Màu sắc: màu vàng nhạt
Mùi vị: đặc trưng của bánh mì tươi và nấm.
Quy trình sản xuất và
công nghệ
Giống như các quy trình sản xuất bánh mì tươi thông thường.
Riêng công đoạn sản xuất nhân thì thay thế nhân thông thường
bằng chà bông từ nấm. Cần có thêm một số máy như: bể ngâm để
ngâm cho chân nấm mềm ra, máy xé nhỏ nấm và máy giã dập
nấm để khi rang nấm sẽ bung tơi ra.Công đoạn cho nhân bánh
vào được tiến hành bình thường như các sản phẩm cũ của công
ty.
Điều kiện bảo quản và
thời hạn sử dụng
Bảo quản 7 ngày ở điều kiện bình thường kể từ ngày sản xuất.
Giá
cả
Bằng giá
với các sản phẩm bánh mì nhân chà bông (5000-
10000)
Khách
hàng mục tiêu Người ăn chay, nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, người
không muốn

dùng protein động vật,
Sản phẩm

được bán ở
đâu?
Các
siêu thị, đại lý, các cửa hàng bán lẻ
Ai là
đối tượng cạnh
tranh chính???
Các
công ty sản xuất bánh mì tươi: Hữu Nghị, Biscafun,…
1. Ý tưởng đề cập đến những nhu cầu nào của khách hàng trên thị trường
- Tạo thêm dòng sản phẩm mới bánh mì tươi chay nhân nấm phục vụ các nhân
viên công sở, sinh viên, học sinh,…Thường dùng cho buổi ăn sáng trong thời gian
ngắn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra sản phẩm cũng được các nhà sư và
những người ăn chay (chay trường, chay 1, 2 ngày trong tháng) ưa chuộng.
- Đáp ứng nhu cầu những người thích ăn bánh mì tươi nhân nấm.
- Đa dạng hóa sản phẩm bánh mì tươi Kinh Đô, tăng sự lựa chọn và thay đổi nhân
theo ý thích của khách hàng.
3. Ý tưởng sẽ giải quyết được vấn đề như thế nào?
- Hiện nay ở Việt Nam hay trên thế giới thì xu hướng ăn chay ngày càng nhiều,
theo thống kê của tờ báo “Người Lao Động” đăng tải thì hiện nay Việt Nam có 10%
dân số thường xuyên ăn chay, tại Châu Âu con số này là 20%, nhu cầu ăn chay
ngày càng tăng. Còn đối với học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng thì không
có thời gian để chuẩn bị bữa ăn sáng nên sản phẩm này là một lựa chọn tốt để có
một bữa sáng nhanh gọn và đầy đủ dinh dưỡng.
- Với nhu cầu ăn chay ngày càng tăng mà trên thị trường bánh mì tươi chưa có sản
phẩm dành riêng cho người ăn chay, sản phẩm này ra đời sẽ làm đa dạng hóa sản
phẩm của Kinh Đô, có nhiều hơn sự lựa chọn cho khách hàng và giải quyết những
vấn đề nêu ở bài 1 nên đây là một cơ hội, một khoảng trống thị trường cho ý tưởng
sản phẩm bánh mì tươi nhân ruốc nấm.
4. Mô tả ngắn gọn về lợi thế cạnh tranh

• Đối với sản phẩm của doanh nghiệp:
- Đây là dòng sản phẩm mới chưa có trên thị trường nên nó là một dòng sản phẩm
độc quyền của doanh nghiệp, làm phong phú hơn các dòng sản phẩm của công ty.
- Ưu việt hơn so với sản phẩm đã có: đáp ứng nhu cầu ăn chay của khánh hàng.
Dành ít thời gian cho việc ăn sáng nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng.
- Khoảng trống trong thị trường: bánh mì chay nhân nấm vẫn chưa có trên thị
trường hiện nay. Đây là cơ hội rõ ràng cho công ty.
• Đối với sản phẩm của đối thủ:
Vì là sản phẩm mới, các đối thủ cạnh tranh chưa sản phẩm này nên ta có nhiều lợi
thế hơn trong việc tung sản phẩm ra thị trường.
Tuy nhiên, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức khi khách hàng không chấp nhận
sản phẩm.
5. Thị trường tiềm năng
Sản phẩm bánh mì chay phù hợp với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, cả những
người ăn chay (tu tại gia) nhưng chủ yếu thị trường của sản phẩm này được phân
khúc cho nhóm sinh viên và nhân viên công sở. Vì đây là nhóm người dành lượng
thời gian cho bữa sáng là ít nhất, cần một loại thực phẩm ăn sáng tiện lợi, nhanh
gọn mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho ngày làm việc mới. Nhận thấy
nhóm người này thì tập trung nhiều ở các thành phố, nơi có nhiều trường phổ thông,
trường đại học và cũng là nơi tập trung đông đúc những khu công nghiệp, nhà máy,
phân xưởng… Vì thế sản phẩm sẽ được phân phối tới các thành phố trên cả nước.
Đối với những người ăn chay thì đây là sản phẩm không chỉ được mọi người mua
ăn vào những ngày ăn chay mà những ngày bình thường họ cũng có thể lựa chọn
sản phẩm này. Bánh mì chay là sản phẩm ngon, gọn, tiện nên nó có thể là thực
phẩm cho bữa ăn sáng cũng có thể là món ăn nhẹ cho những bữa ăn phụ. Vậy nên
trong tương lai thị trường của sản phẩm có thể mở rộng ra khắp cả nước hơn như là
tập trung cả về những vùng thị xã, thị trấn, vùng có khu công nghiệp mới xây
dựng…
6. Nhu cầu và thách thức mang tính kỹ thuật:
a) Nhu cầu máy móc thiết bị:

- Do sản phẩm của mình là dựa trên quy trình sản xuất sản phẩm đã có sẵn của
công ty Kinh Đô nên công ty sẽ thay đổi nhân bằng một loại nhân mới đó là ruốc
nấm. Vì thế máy móc, thiết bị của công ty sẽ đáp ứng được, ngoài ra thì cần có
thêm một số máy như: bể ngâm để ngâm cho chân nấm mềm ra, máy xé nhỏ nấm và
máy giã dập nấm để khi rang nấm sẽ bung tơi ra.
b) Khó khăn về mặt kỹ thuật, công nghệ:
Công nghệ sản xuất nhân bằng ruốc nấm cũng giống như nhân ruốc heo nhưng có 1
số công đoạn sản xuất nhân nấm đòi hỏi tính cầu kỳ và tỷ mỉ nên đòi hỏi những
người vận hành máy phải tập trung và cẩn thận, bên cạnh đó giá thành của nấm
cũng đắt hơn các loại sản phẩm khác nên đòi hỏi ta phải có trách nhiệm tận dụng
hết mức có thể và tìm nơi mua nấm cũng khó khăn hơn.
c) Tính liên kết với sản phẩm:
Do nấm có thành phần gần giống thịt như chứa rất nhiều vitamin, protein và khoáng
chất nên khi thay thế bằng nhân ruốc nấm thì nó có tính liên kết với sản phẩm và
không có phản ứng gì với sản phẩm.
7.Tính phù hợp với công ty:
Do sản phẩm này cùng loại với những dòng sản phẩm của Kinh Đô nên sản phẩm
hoàn phù hợp với công ty. Các dây chuyền sản xuất bánh mì tươi đã có sẵn, nên sử
dụng dây chuyền đó. Đối với công nghệ sản xuất nhân ruốc nấm thì các máy móc
thiết bị đa số cũng giống các máy móc, thiết bị sản xuất nhân ruốc thịt mà công ty
đã có săn chỉ thêm bồn ngâm nấm ban đầu và thiết bị cắt chân nấm. Vì chi phí để
đầu tư mua máy móc thiết bị mới ít, đa số đã có sẵn nên có tính phù hợp với công ty
8. Kế hoạch dự án bước đầu:
 Mục đích: cung cấp ra thị trường sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ăn sáng
nhanh gọn, dinh dưỡng cho nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, người
ăn kiêng,chay
 Các kết quả dự kiến đạt được: sản xuất ra được loại nhân ruốc nấm ngon,
dinh dưỡng kết hợp với bánh mì tươi để ra được sản phẩm hoàn chỉnh được
người tiêu dùng đón nhận và ưa chuộng.
 Các giai đoạn hoạt động, các mốc quan trọng:

• Giai đoạn 1: Định nghĩa sản phẩm .
- Xây dựng kế hoạch chiến lược.
- Đánh giá cơ hội thị trường (đánh giá thị trường và người tiêu dùng)
- Định nghĩa sản phẩm, ý tưởng sản phẩm mới ( Mô tả các khái niệm về sản
phẩm, động não, sáng tạo sản phẩm)
• Giai đoạn 2: Hoàn tất sản phẩm:
- Phát triển sản phẩm mẫu ( tiến hành thí nghiệm tạo ra sản phẩm mới)
- Thử nghiệm người tiêu dùng (đem sản phẩm mẫu nhờ người tiêu dùng thử
nghiệm và cho ý kiến)
- Sửa đổi sản phẩm mẫu ( dựa trên những góp ý của người tiêu dùng để điều
chỉnh sản phẩm cho phù hợp với người tiêu dùng)
- Mở rộng quy mô và sản xuất thử (thử nghiệm công thức sản xuất trong điều
kiện nhà máy)
• Giai đoạn 3: giới thiệu sản phẩm (giới thiệu sản phẩm ra thị trường)
 Dự kiến thời gian: khoảng 1 năm
 Các nguồn lực: vật lực, nhân lực, trí lực
9. Nhóm triển khai: Đội phát triển sản phẩm (kỹ thuật, marketing,…), giám đốc.
10. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA CÔNG TY CP KINH ĐÔ
Vì sao phải tiến hành phân tích SWOT?
• SWOT là một công cụ hiệu quả xác định điểm mạnh, điểm yếu của một tổ chức,
các cơ hội để phát triển và cả thách thức mà tổ chức đó phải đương đầu.
• Thực hiện phân tích SWOT giúp chúng ta tập trung vào những hoạt động và lĩnh
vực mà chúng ta có lợi thế, nắm bắt cơ hội mà ta có được.
a) Phân tích mô hình ma trận SWOT
ĐIỂM MẠNH (S):
1. Thương hiệu mạnh, được người tiêu
dùng tín nhiệm.
2. Mạng lưới phân phối rộng.
3. Hệ thống máy móc và dây chuyền sản
xuất hiện đại.

4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển
mạnh.
5.Tiềm lực tài chính lớn.
6. Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm.
7. Giá thành hợp lý.
8. Chất lượng sản phẩm đảm bảo
ĐIỂM YẾU (W):
1. Chưa khai thác hết công suất của máy
móc thiết bị.
2. Quản lý nguyên vật liệu tồn kho chưa
hiệu quả.
3. Phong cách quản lý kiểu gia đình vẫn
còn tồn tại.
CƠ HỘI (O):
1. Kinh tế trong nước phát triển ổn định
và thu nhập của người dân ngày càng
tăng.
2. Tiềm năng thị trường bánh kẹo trong
nước còn lớn.
3. Nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng
cao cấp ngày càng cao.
4. Mở rộng thị trường xuất khẩu khi gia
nhập AFTA, WTO.
THÁCH THỨC (T):
1. Sự thâm nhập thị trường của đối thủ
cạnh tranh mới từ nước ngoài khi gia
nhập AFTA, WTO.
2. Sự gia tăng đầu tư vào sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực bánh kẹo trong nước.

3. Sự di chuyển nguồn nhân lực cao cấp
sang các công ty nước ngoài trong tình
hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
tăng cao.
b) Các chiến lược kinh doanh dựa trên phân tích mô hình SWOT:
 Chiến lược SO: Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội bên ngoài.
Ví dụ: Sử dụng các điểm mạnh Thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng tín
nhiệm; mạng lưới phân phối rộng; hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất hiện
đại; tiềm lực tài chính lớn; giá thành hợp lý; chất lượng sản phẩm đảm bảo để tận
dụng các cơ hội;
1.Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng tăng.
2. Tiềm năng thị trường bánh kẹo trong nước còn lớn.
3. Nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng cao cấp ngày càng cao.
4. Mở rộng thị trường xuất khẩu khi gia nhập AFTA, WTO.
=> Chiến lược phát triển thị trường.
Sử dụng các điểm mạnh: Hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại;
hoạt động nghiên cứu và phát triển mạnh; tiềm lực tài chính lớn để tận dụng các cơ
hội:
1. Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng
tăng.
2. Tiềm năng thị trường bánh kẹo trong nước còn lớn.
3. Nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng cao cấp ngày càng cao; mở rộng thị
trường xuất khẩu khi gia nhập AFTA, WTO.
 Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Sử dụng điểm mạnh: tiềm lực tài chính lớn để tận dụng cơ hội:
1. Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng
tăng.
2. Tiềm năng thị trường bánh kẹo trong nước còn lớn.
 Chiến lược phát triển công nghệ mới
Sử dụng điểm mạnh đội ngũ quản lý có kinh nghiệm để tận dụng cơ hội: mở rộng

thị trường xuất khẩu khi gia nhập AFTA, WTO.
 Chiến lược phát triển năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực
 Chiến lược WO: Khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội và tận dụng cơ hội để
hạn chế điểm yếu.
Ví dụ: Hạn chế điểm yếu chưa khai thác hết công suất của máy móc thiết bị để
nắm bắt các cơ hội kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người
dân ngày càng tăng; tiềm năng thị trường bánh kẹo trong nước còn lớn; mở rộng thị
trường xuất khẩu khi gia nhập AFTA, WTO.
 Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh để hạn chế và né tránh các mối đe doạ
từ môi trường bên ngoài.
Ví dụ: Tận dụng điểm mạnh: hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại;
hoạt động nghiên cứu và phát triển mạnh; tiềm lực tài chính lớn để vượt qua các
thách thức: Sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới từ nước ngoài khi
gia nhập AFTA, WTO; sự gia tăng đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bánh kẹo trong nước
 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.
 Chiến lược WT: Tối thiểu hoá các điểm yếu để tránh khỏi những thách thức.
Ví dụ: Tối thiểu hóa điểm yếu phong cách quản lý kiểu gia đình vẫn còn tồn tại để
tránh mối thách thức sự di chuyển nguồn nhân lực cao cấp sang các công ty nước
ngoài trong tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng cao.
 Đây là cơ sở để quyết định lựa chọn các chiến lược phát triển phù hợp.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm ở phòng thí nghiệm
Nguyên liệu
Nhào trộn
Tạo hình
Lên men
Nướng
Bổ sung nhân
Làm nguội
Bao gói

Sản phẩm
Nhân
HÌNH 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHUNG SẢN XUẤT BÁNH MÌ TƯƠI
Công nghệ sản xuất bánh mì tươi thì công ty đã có sẵn quy trình và công nghệ nên
không thay đổi gì chỉ nghiên cứu phát triển nhân, nên trong bố trí thí nghiệm này
chỉ đề cập đến nhân
1. Bố trí thí nghiệm xác định công thức chế biến nhân:
a. Xác định thành phần khối lượng của nguyên liệu ruốc nấm:
Thành phần khối lượng
Xác định khối lượng thành
phần không sử dụng
Xác định khối lượng
thành phần sử dụng
- Lấy mẫu đại diện
- Cân khối lượng
- Cắt bỏ nhân
- Tỷ lệ phần thịt nấm sử dụng được
Phần sử dụng được có tỷ lệ cao nên thuận lợi cho việc sản xuất, hạn
chế hao phí
b. Xác định tỷ lệ nước ngâm:
Đánh giá và chọn tỷ lệ thích hợp nhất
c. Xác định nhiệt độ nước ngâm
Ngâm
1/2
1/3
1/4
1/5
Nấm
Đánh giá cảm quan
tỷ lệ nấm / nước

chọn tỷ lệ ngâm nấm/ nước
Nấm
Ngâm
Ngâm với nhiệt độ và thời gian
Mẫu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Nhiệt
độ
70 80 90
Thời
gian
30 45 60 30 45 60 30 45 60
d. Kích thước của sợi ruốc nấm
Theo nghiên cứu thị trường thì đa số khách hàng thích kích thước sợi ruốc
nấm là trung bình, giống với kích thước của sợi ruốc thịt mà nhà máy đang
sản xuất nên chọn kích thước ruốc nấm giống ruốc thịt và sử dụng lại công
nghệ làm ruốc thịt
e. Xác định tỉ lệ phối trộn nhân:
bột ngọt muối đường dầu ăn
tỷ lệ phối trộn (% so với nấm)
 Cố định tỷ lệ muối, đường, dầu ăn. Xác định tỷ lệ bột ngọt:
Đánh giá cảm quan chọn tỷ lệ bột ngọt phù hợp
 Tương tự tiến hành thí nghiệm như trên để xác định tỷ lệ muối, đường, dầu
ăn tối ưu.
Mẫu 1 2 3
Tỷ lệ phối
trộn
0,3:0,5:1:1 0,4:0,5:1:1 0,5:0,5:1:1

×