Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.7 KB, 13 trang )

Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà







Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 1
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU:
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung -
quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song
hành. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động
không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung
của toàn tổ chức, của người sử đụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro?
Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách
chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính?.
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi
ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vô tình gây thiệt
hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm ).
Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp.
Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo
mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức chức
cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử
dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà
đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ (trường hợp Công ty cổ phần).
Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp có thể minh họa như kết cấu bê tông
cốt thép của một tòa nhà, nó sẽ quyết định “hình dáng”, phương cách trang trí và
hoàn thiện của tòa nhà đó. Nghịch lý ở đây là ở chỗ: nếu là kết cấu cốt thép của


tòa nhà thường do các Kiến trúc sư thiết kế và tư vấn thực hiện theo quan điểm
và phong cách của chủ nhân, còn Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp (Cốt lõi
của quản trị và quản lý công việc) lại không được mấy doanh nghiệp Việt Nam
chú trọng.
Có lẽ thế mà người ta thường chỉ nói đến các thuật ngữ chung chung rằng
“quản lý yếu kém” hay “còn nhiều tồn đọng” nhưng để chỉ ra chi tiết rằng yếu
kém gì (?), tồn đọng gì (?), ở khâu nào (?) thì lại khó có thể diễn tả bởi khâu nào,
chi tiết nào cũng thấy chưa tốt. Cũng với hình ảnh liên hệ tương tự, việc xây
dựng và hoạt động thường kỳ của doanh nghiệp dẫn đến vô số các phát sinh và
giao dịch (đối tác, khách hàng, chính sách thương mại, quan hệ mua bán, quản lý
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà







Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 2
tài sản nội bộ, quan hệ công việc tác nghiệp nội bộ, quan hệ và giao dịch với nhà
đầu tư bên ngoài…) ta sẽ thấy nếu không có một “KHUNG” điều chỉnh cho tất
cả cùng hệ thống chỉ định và hướng dẫn tác nghiệp thì “HỆ THỐNG” của doanh
nghiệp sẽ trở lên rối rắm. Từ đó, sẽ dẫn đến những rủi ro, sai phạm, gian lận,
nhầm lẫn… và thiệt hại sâu sắc thuộc về chính doanh nghiệp.
Do vậy, có thể nói một hệ thống Kiểm soát nộ bộ (KSNB) vững mạnh có
thể mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
- Hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro không cần thiết hoặc những thiệt hại không
đáng có

- Đảm bảo tính liên hoàn, chính xác của các số liệu tài chính, kế toán, thống kê
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hay đầu tư.
- Ngăn chặn sớm các gian lận, trộm cắp, tham nhũng, lợi dụng sử dụng nguồn
lực của doanh nghiệp.
- Tạo ra cơ chế vận hành trơn tru, minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý
điều hành
- Đảm bảo cơ chế và tác nghiệp tuân thủ theo quan điểm quản trị điều hành, hệ
thống quy trình quy chuẩn hoạt động cũng như quản lý tài chính.
- Là nền tảng cho việc vận hành, cải tiến hệ thống quản lý và tác nghiệp khi
doanh nghiệp tăng trưởng về quy mô hoặc mở rộng ngành nghề.
Nếu không có kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp sẽ gặp những vấn đề gì?
Với những phân tích và chỉ dẫn ở trên, đến đây có lẽ ta đều nhận ra những sai lầm,
tác hại hay rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt như một tất yếu nếu không có
hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh hoặc chí ít là có hệ thống kiểm soát nội bộ ở
mức phù hợp có thể chấp nhận được. Có thể kể ra là: Hội đồng quản trị/Chủ doanh
nghiệp sẽ rơi vào tình trạng ONE MAN SHOW nếu thuộc motip khó tin tưởng
người khác (Vì không biết kiểm soát thế nào nên không tin), tức là anh ta/họ tự
mình làm lấy mọi thứ và cho rằng đó là tốt. Vậy là người quản trị thì làm điều
hành, người điều hành thì thành giám sát, người quản lý trở thành tác nghiệp quá
chi tiết, nhân viên chỉ là “sai vặt”. Lo sợ rủi ro nên có xu hướng sử dụng người
thân có thể dẫn đến các thiệt hại và lạm dụng lớn hơn đồng thời vi phạm nghiêm
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà








Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 3
trọng các quy tắc bất kiêm nhiệm trong quản lý nói chung, quản lý tài chính kế
toán nói riêng.
Tồi tệ hơn là công tác quản lý bị bỏ bê mà chỉ tiến hành quản lý kinh doanh theo
cách “sổ chợ” (Doanh nghiệp vừa và nhỏ). Không thể quyết định dựa trên các số
liệu định lượng hoặc số liệu không đủ tin cậy cho việc ra quyết định quản lý. Tình
trạng thất thoát, trộm cắp, mất đoàn kết trong doanh nghiệp, Sụp đổ khi vượt quá
lợi thế quy mô mà từ trước đã làm theo “thói quen”, Nếu tiến hành xây dựng và áp
dụng một hệ thống kiểm soát nội bộ không phù hợp, hậu quả là gì?
Đành rằng kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp có nhiều lợi ích và quan
trọng với hoạt động của doanh nghiệp nhưng điều gì xảy ra nếu thiết lập và vận
hành một hệ thống KSNB không “hữu hiệu” (Phù hợp và hiệu quả)?, Có thể hành
chính hoá và rườm rà hóa hoạt động kinh doanh, Hao tốn nguồn lực một cách vô
ích mà hiệu quả không đạt được, Xa vời với hoạt động thực tại, đặc thù chính của
doanh nghiệp, Không thể đo lường và kìm hãm sự phát triển tự nhiên của doanh
nghiệp
Tuy nhiên hiện nay việc áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Việt Nam
nói chung và tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa thực sự phổ biến,
Chính vì những lý do trên, nhóm đã chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng và đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên
cứu.

Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà








Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 4
2.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng và áp dụng Hệ thống kiểm soát nội bộ
doanh nghiệp cũng như lợi ích của nó đã được đề cập. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ
mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp khi bản thân hệ thống hoạt
động hiệu quả, còn lại những doanh nghiệp khác họ chỉ mới áp dụng một phần
hoặc không áp dụng vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Để làm rõ vấn đề
nghiên cứu đề tài đề cập đến những câu hỏi cần giải quyết sau:
-

Hệ thống kiểm soát nội bộ có tồn tại trong các doanh nghiệp trên địa bàn
đang nghiên cứu?
-

Nhân viên của công ty có nhận thức được tầm quan trọng của Hệ thống
kiểm soát nội bộ không ?
-

Làm thế nào để hệ thống kiểm soát nội bộ đạt được hiệu quả?
-

Biện pháp gì được áp dụng để nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội
bộ?


3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết này là tìm hiểu được thực trạng áp dụng hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
và từ những thực trạng này đề tài sẽ đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
-

Nghiên cứu thực trạng áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Nghiên cứu sự nhận thức, đánh giá của cán bộ nhân viên trong doanh
nghiệp về hệ thống kiểm soát nội bộ.
-

Nghiên cứu thực trạng áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doang
nghiệp và đưa ra những giải pháp đề xuất để hoàn thiện hơn hệ thống kiểm
soát nội bộ tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà







Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 5


4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu về thực trạng áp dụng hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh nhằm giúp các doanh nghiệp có các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp của mình.
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh
Kỳ nghiên cứu: Nghiên cứu này dựa vào số liệu điều tra do nhóm tiến hành
khảo sát tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
…đến tháng … /2015

5. CƠ SỞ LÝ THUẾT:
5.1. Khái niện hệ thống kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát nội bộ theo định nghĩa của báo cáo COSO là một quy trình
chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác
của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện
các mục tiêu theo phạm trù sau đây:
-

Tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động.
-

Báo cáo tài chính đáng tin cậy.
-

Sự tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành.
Phạm trù thứ nhất đề cập đến việc thiết lập và thực hiện các mục tiêu
hoạt động cơ bản của hầu hết các doanh nghiệp là lợi nhuận; bảo vệ và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực. Phạm trù thứ hai liên quan đến việc xây dựng các

phương pháp hạch toán kế toán để thiết lập các báo cáo tài chính phù hợp với
chuẩn mực và có độ tin cậy cao. Gồm các báo cáo quản trị nội bộ phục vụ cho
việc ra quyết định của Ban giám đốc, và các số liệu công bố trước công luận
phục vụ cho bên thứ ba: nhà cung cấp, cơ quan thuế, ngân hàng…Phạm trù thứ
ba đề cập đến việc tuân thủ các quy định, luật lệ được áp dụng cho doanh
nghiệp.
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà







Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 6
Kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua các chính sách, tiêu chuẩn và
thủ tục. Việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ thuộc về trách
nhiệm của Hội đồng quản trị và người quản lý. Quá trình thực hiện kiểm soát
nội bộ tại đơn vị chủ yếu là quá trình thiết lập, thực hiện, kiểm tra và đánh giá
các chính sách, tiêu chuẩn và thủ tục. Hội đồng quản trị (nếu có) là một nhân tố
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kiểm soát của đơn vị thông qua việc tác động
đến các chính sách và quan điểm kiểm soát của nhà quản lý. Các nhân viên
khác trong tổ chức chính là người thực hiện các thủ tục kiểm soát hàng ngày
thông qua việc tuân thủ các quy trình của hệ thống kiểm soát nội bộ. Vì vậy khả
năng, tinh thần và phẩm chất của họ quyết định rất lớn đến sự thành công của
kiểm soát nội bộ. Qua quá trình vận hành và thực hiện các thủ tục kiểm soát,
Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống
kiểm soát nội bộ và đưa ra các giải pháp để cải tiến những điểm yếu kém và lạc

hậu tồn tại trong hệ thống.

5.1.1. Giới thiệu về COSO (Committee of Sponsoring Organization):
Năm1985 Ủy ban COSO được thành lập
Năm 1992, báo cáo COSO về KSNB được ban hành; bao gồm 05 thành
phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin
và truyền thông, và giám sát.
Đặc điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính
quản trị, trong đó kiểm soát nội bộ không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến
báo cáo tài chính mà được mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà







Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 7
5.1.2.
Định nghĩa kiểm soát nội bộ theo COSO:

Định nghĩa do COSO đưa ra năm 2004
: Kiểm soát nội bộ là một quá trình do
con người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó
được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu
dưới đây:
-


Báo cáo tài chính đáng tin cậy
-

Các luật lệ và quy định được tuân thủ
-

Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả
Trong đó:
Kiểm soát nội bộ là một quá trình, bởi: Hệ thống kiểm soát nội bộ không
chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất
định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong doanh nghiệp.
Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người: Vì Kiểm soát
nội bộ không chỉ là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu đơn điệu, độc lập,…
mà phải bao gồm cả yếu tố con người
Hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên của tổ chức. Chính con người
định ra mục tiêu kiểm soát và thiết lập nên cơ chế kiểm soát và vận hành chúng.
Cụ thể: HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một
văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy trình KSNB hiệu quả, giám sát tính hiệu
quả của hệ thống này một cách liên tục. Tất cả các thành viên của tổ chức để tham
gia vào quy trình này.
Không thể yêu cầu tuyệt đối thực hiện được các mục tiêu đối với Kiểm soát
nội bộ mà chỉ có thể yêu cầu cung cấp một sự đảm bảo hợp lí trong việc thực hiện
mục tiêu. Nguyên nhân bởi luôn có khả năng tồn tại những yếu kém xuất phát từ
sai lầm của con người khi vận hành hệ thống kiểm soát, dẫn đến việc không thực
hiện được mục tiêu. Việc kiểm soát nội bộ có thể làm là ngăn chặn và phát hiện sai
phạm những không thể đảm bảo chắc chắn sẽ không xảy ra sai phạm nữa. Bên
cạnh đó, quyết định của kiểm soát nội bộ còn tùy thuộc vào nguyên tắc cơ bản: sự
đánh đổi lợi ích-chi phí, chi phí kiểm soát không được vượt quá lợi ích mong đợi
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH


GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà







Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 8
từ quá trình kiểm soát. Vì vậy, kiểm soát nội bộ chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp
lí, chứ không đảm bảo tuyệt đối là các mục tiêu sẽ được thực hiện.
Sự ra đời của COSO năm 1992: Quá trình phát triển của các công ty ở Hoa
Kỳ cũng là quá trình phát triển quy mô của gian lận gây thiệt hại đáng kể cho nền
kinh tế. Nhiều ủy ban đã ra đời để khảo sát và tìm cách khắc phục, trong đó có Ủy
ban quốc gia về chống gian lận báo cáo tài chính – gọi tắt là ủy ban Treadway- ra
đời năm 1985. COSO là một ủy ban gồm nhiều tổ chức nghề nghiệp nhằm hỗ trợ
cho Ủy ban Trradway. Các tổ chức nghề nghiệp trên bao gồm: Hiệp hội kế toán
công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội các nhà quản
trị tài chính (FEI), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) và Hiệp hội kế toán viên
quản trị (IMA). Qua quá trình tìm hiểu về gian lận, COSO đã nhận thấy KSNB đã
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xảy ra gian lận. Vì thế, việc nghiên cứu và đưa ra
một khuôn khổ chung về KSNB được đặt ra. Báo cáo COSO 1992 là kết quả của
quá trình nghiên cứu này. Báo cáo cung cấp một hệ thống lý luận đầy đủ nhất về
KSNB cho đến thời điểm này, kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước đó về
KSNB.
Báo cáo COSO 2004 gồm có 4 phần:
Phần 1
: Bảng tóm lược: Tổng quan về KSNB cho nhà quản lý cấp cao
Phần 2

: Hệ thống lý luận: Định nghĩa về KSNB, mô tả các yếu tố của
KSNB và chỉ ra những tiêu chí để kiểm soát hệ thống.
Phần 3
: Báo cáo cho các thành viên bên ngoài: Hướng dẫn cách thức báo
cáo cho các đối tượng bên ngoài về KSNB liên quan đến tài chính.
Phần 4:
Các công cụ đánh giá: Bao gồm các bảng biểu phục vụ cho việc
đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB.

5.1.3. Định nghĩa kiểm soát nội bộ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam:
Hệ thống KSNB là các quy định và thủ tục kiểm soát do đơn vị được
kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và
các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót;
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà







Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 9
để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng
có hiệu quả tài sản của đơn vị (Theo đoạn 10 chuẩn mực kiểm toán số 400)
Trong chuyên đề này nhóm chọn định nghĩa kiểm soát nội bộ theo Coso 1992
làm định nghĩa chính trong bài: Kiểm soát nội bộ là một quá trình do con
người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được
thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu dưới

đây:
-
Báo cáo tài chính đáng tin cậy
-
Các luật lệ và quy định được tuân thủ
-
Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả

5.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ:
Hệ thống kiểm soát nội bộ được cấu thành từ năm thành phần cơ bản sau
và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:
-

Môi trường kiểm soát.
-

Đánh giá rủi ro.
-

Các hoạt động kiểm soát.
-

Thông tin và truyền thông.
-

Giám sát.

5.3. Một số nghiên cứu trước:
Theo Douglas (2011) “Nên thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đó
nhân viên phải đảm bảo việc tuân thủ các điều kiện mà kiểm soát nội bộ được

đặt ra trong tổ chức”.
Trong một nghiên cứu của Petter Halonen (2014) “Việc xây dựng hệ
thống kiểm soát nội bộ có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của doanh
nghiệp”.
Ở Việt Nam “Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hệ thống kiểm soát
nội bộ thực sự hữu hiệu thì các rủi ro trong hoạt động sẽ giảm và các doanh
nghiệp sẽ tồn tại với vị thế tốt hơn” theo Tạ Thị Thùy Mai (2008)
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà







Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 10
Theo nghiên cứu của Phạm Nguyễn Quỳnh Thanh (2013) “Hệ thống
kiểm soát nội bộ được xem là một công cụ giúp các doanh nghiệp đạt được mục
tiêu đã hoạch định”.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp định tính để xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt
tất cả những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được tiến hành ở
trong và ngoài nước; thu thập thông tin các số liệu trên bảng khảo sát và phỏng
vấn các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp định lượng nhằm mục tiêu giải thích vấn đề nghiên
cứu được phát hiện trong nghiên cứu định tính. Dựa trên mô hình và lý thuyết để

xây dựng các biến liên quan đến mô hình nghiên cứu.

6.2. Dữ liệu nghiên cứu:
Nghiên cứu này sử dụng số liệu khảo sát của 30 Doanh nghiệp đang hoặt
động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Dữ liệu nghiên cứu: Tất cả số liệu được phỏng vấn và điều tra chọn mẫu,
đối tượng phỏng vấn là người có liên quan đến phần hành cần đều tra.

6.3. Phương pháp nghiên cứu chính thức:
Đối tượng khảo sát là các Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Kế toán
tổng hợp, kế toán viên là những người liên quan có hiểu biết về luật và quy định
của chuẩn mực kế toán. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp để khảo sát mức độ áp
dụng hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc lý do chưa sử dụng hệ thống kiểm soát nội
bộ tại các đơn vị khảo sát.
Sau khi hoàn tất việc thu nhập dữ liệu, các bảng phỏng vấn được xem xét
và rà soát lại để chọn ra 30 doanh nghiệp dược phỏng vấn đạt yêu cầu về dữ liệu
cần phân tích.
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà







Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 11
Các biến xuất hiện trong mô hình chủ yếu xoay xung quanh 5 giá trị cốt lõi
của hệ thống kiểm soát nội bộ. Phân tích những điểm được quan tâm và chưa

được quan tâm của các doanh nghiệp

7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết những vấn đề đã được nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu theo
trình tự như sau:







Cơ sở lý thuyết
Đề tài:
Tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Cí Minh
Xây dựng thang đo nháp
Nghiên cứu định tính
Hiệu chỉnh thang đo, xây dựng bảng câu hỏi
Khảo sát thử
Hoàn thiện thang đo chính
Đánh giá sơ bộ thang đo, mã hóa sữ liệu, nhập liệu.
Phân tích dữ liệu thu thập
Đánh giá kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà








Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 12
8. Ý NGHĨA
Việc nghiên cứu này sẽ giúp giải quyết câu hỏi các doanh nghiệp hoặt động
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có áp dụng mô hình kiểm soát nội bộ hay
không?
Nghiên cứu này sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy được vai trò quan trọng
của việc áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý của doanh nghiệp.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ

9. DỰ KIẾN KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
Dự kiến kết cấu đề tài gồm 05 chương và được trình bày theo thứ tự dưới đây:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

10. TÀI LIỆU THAM KHẢO
10.1. Tài liệu tham khảo tiếng Việt:
-

Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH 11, ngày 29/11/2005 của Quốc Hội.
-

Nguyễn Minh Hà, Bài giảng môn Phương pháp Nghiên cứu khoa học.

-

Nguyễn Minh Hà, Nghiên cứu quyết định mua và sự lựa chọn của khách
hàng (năm 2014).
-

Vũ Hữu Đức, Nguyễn Phan Quang, Diệp Quốc Huy,
Kiểm toán nội bộ -
khái niệm và quy trình
, NXB thống kê, 1999.
-

Tạ Thị Thùy Mai (2008) “ Phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở quản trị rủi ro doanh nghiệp”
-

Phạm Nguyễn Quỳnh Thanh (2013) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”
10.2. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài:
Chuyên đề nghiên cứu môn PPCKH

GV: PGS.TS Nguyễn Minh Hà







Nhóm thực hiện: Nhóm 2A Trang: 13


- COSO (1992), Internal control – Integrated framework – Framwork,
Including Executive Summary.
-

COSO (2004), Enterprise Risk Management – Intergrated framework –
Application Techiques.
-

Douglas (2011),
internal control and its contributions to organizational
efficiency and effectiveness: a case study of ecobank ghana limited
.

-

Peteri Halonen (2014)

Risk-Based Evaluation of Internal Controls in Case
Company's Sales Process - Case Company X


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


COSO: Committee Of Sponsoring Organizations.
KSNB: Kiểm soát nội bộ.
SXKD: Sản xuất kinh doanh
AICPA: Hiệp hội kế toán công chứng Hoa Kỳ.
AAA: Hội kế toán Hoa Kỳ.

FEI: Hiệp hội các nhà quản trị tài chính.
IIA: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ.
IMA: Hiệp hội kế toán viên quản trị.

×