Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 81 trang )



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG



PHẠM THỊ THÚY NGÀ

ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG
TRONG RAU XÀ LÁCH TẠI VÙNG TRỒNG RAU
XÃ ĐIỆN MINH VÀ ĐIỆN NAM TRUNG
HUYỆN ĐIỆN BÀN – TỈNH QUẢNG NAM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP




Đà Nẵng – Năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG




PHẠM THỊ THÚY NGÀ

ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG
TRONG RAU XÀ LÁCH TẠI VÙNG TRỒNG RAU
XÃ ĐIỆN MINH VÀ ĐIỆN NAM TRUNG
HUYỆN ĐIỆN BÀN – TỈNH QUẢNG NAM


Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn: ThS. ĐOẠN CHÍ CƯỜNG



Đà Nẵng – Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Đà Nẵng, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Tác giả


Phạm Thị Thúy Ngà



















LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình
của thầy Đoạn Chí Cường thuộc khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư
phạm, Đại học Đà Nẵng. Cảm ơn thầy đã hướng dẫn và sửa chữa để tôi hoàn
thiện bài báo cáo khóa luận.
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Sinh –
Môi trường trong quá trình nghiên cứu và của người dân hai thôn Điện Minh và
Điện Nam Trung trong quá trình khảo sát, lấy mẫu. Tôi cũng cảm ơn gia đình và
các bạn lớp 11CTM và 12CTM đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn
để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó!

Đà Nẵng, ngày 5 tháng 5 năm 2015

Tác giả


Phạm Thị Thúy Ngà





MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu đề tài 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Bố cục khóa luận 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
3
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RAU XÀ LÁCH 5
1.3. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG 7
1.3.1. Đặc điểm chung 7
1.3.2. Các dạng của KLN trong đất 8
1.3.3. Nguồn gốc phát sinh KLN trong đất 9
1.3.4. Đặc trưng và độc tính của một số KLN trong đất 10

1.3.5. Cơ chế hấp thụ KLN của thực vật 16
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 18
1.4.1. Một số nghiên cứu về đánh giá hàm lượng KLN trong đất và trong rau
xà lách 18
1.4.2. Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro sức khỏe 22
1.5. CÁC LOẠI HÓA CHẤT BVTV THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG SẢN
XUẤT RAU 24



CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 25
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu 26
2.3.2. Phương pháp thu mẫu, xử lý và bảo quản mẫu đất 26
2.3.3. Phương pháp thu mẫu, xử lý và bảo quản mẫu rau 28
2.3.4. Phương pháp vô cơ hóa mẫu và phân tích mẫu 28
2.3.5. Phương pháp xác định pH của đất 29
2.3.6. Phương pháp xác định độ dẫn điện (EC) 30
2.3.7. Phương pháp xác định chất hữu cơ (OM) 30
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 34
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÝ HÓA CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẤT KHU
VỰC NGHIÊN CỨU 34
3.2. ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM KLN TRONG ĐẤT BẰNG CHỈ SỐ PLI 42
3.3. HÀM LƯỢNG KLN TRONG RAU XÀ LÁCH 45
3.3.1. Hàm lượng KLN trong phần ăn được (lá) 45

3.3.2. Hàm lượng KLN trong phần không ăn được (thân + rễ) 52
3.4. KHẢ NĂNG TÍCH LŨY KLN CỦA RAU XÀ LÁCH 54
3.5. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CỦA CÁC KLN TRONG RAU XÀ
LÁCH BẰNG CHỈ SỐ HRI 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
1. KẾT LUẬN 60
2. KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 70




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
CF Hệ số ô nhiễm (Contamination factor)
DIM Lượng tiêu thụ kim loại nặng hằng ngày (Daily intake of metal)
GB Tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc
HRI Rủi ro sức khỏe (Health risk index)
KLN Kim loại nặng
PLI Chỉ số tải ô nhiễm (Polution load index)
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TF Hệ số vận chuyển (Translocation factor)
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
USEPA Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (United States Environmental
Protection Agency)





DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100g rau xà lách 6
Bảng 1.2. Danh mục hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất rau 24
Bảng 2.1. Tọa độ khu vực lấy mẫu 27
Bảng 2.2. Phân loại đất ô nhiễm dựa vào CF 32
Bảng 3.1. Giá trị pH, EC, chất hữu cơ của đất và hàm lượng các KLN trong đất
35
Bảng 3.2. Một số nghiên cứu về hàm lượng KLN trong đất 38
Bảng 3.3. Hệ số CF và chỉ số PLI của các KLN vùng trồng rau xã Điện Minh 42
Bảng 3.4. Hệ số CF và chỉ số PLI của các KLN vùng trồng rau xã Điện Nam
Trung 43
Bảng 3.5. Một số nghiên cứu về sử dụng chỉ số PLI để đánh giá chất lượng đất 44
Bảng 3.6. Hàm lượng KLN trong phần ăn được (lá) (mg/kg) 46
Bảng 3.7. Một số nghiên cứu về hàm lượng KLN trong lá rau xà lách 47
Bảng 3.8. Hàm lượng KLN trong phần không ăn được (mg/kg) 52
Bảng 3.9. Hệ số vận chuyển KLN của rau xà lách 55
Bảng 3.10. Giá trị DIM và chỉ số HRI của các KLN đối với nam và nữ tại xã
Điện Minh và xã Điện Nam Trung 57













DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu 4
Hình 2.1. Rau xà lách khu vực nghiên cứu 25
Hình 2.2. Bản đồ vị trí thu mẫu tại hai vùng trồng rau 27
Hình 3.1. Hàm lượng Cu và Zn trong đất 39
Hình 3.2. Hàm lượng Cr và Pb trong đất 40
Hình 3.3. Hàm lượng Cu và Zn trong lá 48
Hình 3.4. Hàm lượng Cr và Cd trong lá 50
Hình 3.5. Hàm lượng Pb trong lá 51
Hình 3.6. Hàm lượng Cu, Zn, Cr, Cd và Pb trong thân và rễ 53
Hình 3.7. Giá trị TF
ĐR
và TF
RL
của các KLN trong rau xà lách 56
Hình 3.8. Giá trị HRI của các KLN đối với nam và nữ tại xã Điện Minh 58
Hình 3.9. Giá trị HRI của các KLN đối với nam và nữ tại xã Điện Nam Trung.59






1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Điện Bàn là huyện phát triển nhất của tỉnh Quảng Nam, với khu công

nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và khu thị xã Vĩnh Điện sầm uất. Trong những
năm trở lại đây, kinh tế - xã hội Điện Bàn đã có những bước phát triển mạnh và
vững chắc. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp địa
phương cũng có những thay đổi đáng kể, người dân chuyển đổi từ sản xuất cây
lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau xanh mang lại giá trị thu nhập ổn định,
trong đó phải kể đến hai vùng chuyên canh rau lớn nhất huyện là cánh đồng rau
tại xã Điện Minh và xã Điện Nam Trung. Rau xà lách là loại rau được người dân
tại hai vùng này trồng quanh năm, phục vụ nhu cầu tiêu thụ của địa phương và
cung cấp cho các khu vực lân cận.
Tuy nhiên, để đáp ứng năng suất và chất lượng sản phẩm cao của phương
thức nông nghiệp thâm canh này, cần phải sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật thường xuyên với số lượng nhiều. KLN (Zn, Cu, Mn, Cd…) trong các
loại hóa chất này dễ dàng xâm nhập vào đất, được thực vật hấp thụ và thông qua
chuỗi thức ăn tích lũy trong cơ thể người gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng.
Những năm gần đây, đánh giá hàm lượng KLN trong đất và rau tại Việt
Nam được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng còn rải rác và tập trung
chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, trong khi đó
chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại các vùng trồng rau của huyện Điện
Bàn. Đặc biệt đánh giá rủi ro sức khỏe do sử dụng rau bị nhiễm chất độc trong
nước hầu như chưa có nghiên cứu sâu rộng và cụ thể.
Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng ô nhiễm
KLN trong đất cũng như trong rau xà lách được trồng tại vùng chuyên canh rau
xã Điện Minh và xã Điện Nam Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.



2

2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá hàm lượng của một số kim loại nặng trong rau xà lách cũng như
mức độ ô nhiễm và rủi ro sức khỏe nếu có.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích và đánh giá hàm lượng của kim loại nặng trong đất.
Phân tích và đánh giá hàm lượng của kim loại nặng trong rau xà lách.
3. Bố cục khóa luận
Khóa luận này ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, còn có ba chương.
Trong đó:
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và bàn luận




3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển phía bắc của tỉnh Quảng Nam,
cách thành phố Tam Kỳ 48 km về phía bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về
phía nam. Phía bắc giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà
Nẵng), phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía đông nam giáp thành phố Hội An,
phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Đại Lộc. Trong những năm trở
lại đây, kinh tế - xã hội Điện Bàn đã có những bước phát triển mạnh và vững
chắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển khá cao ở ngành công nghiệp và dịch
vụ, làm cơ cấu lao động chuyển đổi nhanh theo hướng công nghiệp - dịch vụ -
nông nghiệp (36.7% – 34.1% – 29.2%) [2]. Mặc dù vậy nhưng nông nghiệp địa

phương vẫn chiếm tỷ lệ cao và có nhiều thay đổi đáng kể, từ nông nghiệp chủ
yếu thâm canh lúa nước, hiện nay người dân đang chuyển sang trồng các loại rau
màu theo hướng chuyên canh mang lại thu nhập ổn định, góp phần vào việc cải
thiện sinh kế và đời sống hằng ngày (với diện tích trồng rau hằng năm năm 2013
là 3,273.47 hecta, chiếm 36.85% đất canh tác của toàn huyện), trong đó phải kể
đến hai cánh đồng rau tại xã Điện Minh và xã Điện Nam Trung.
Điện Minh là 1 trong 20 xã của huyện Điện Bàn, với diện tích tự nhiên là
7.79 km
2
, dân số là 11,140 người. Toàn xã có diện tích đất nông nghiệp là
429.62 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm 303.77 ha, đất trồng cây hằng năm
chiếm 46.73 ha. Năm 2013, tổng diện tích đất trồng rau các loại của xã là 174.40
ha, với sản lượng thu được 1,635.85 tấn [2]. Cánh đồng rau của xã nằm ở thôn
Khúc Lũy, đây là thôn có một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua, tạo nên bãi bồi
ven sông màu mỡ, thích hợp cho sản xuất nhiều loại rau. Tại đây có khoảng 350
hộ thì có đến 2/3 số hộ trong thôn sản xuất rau theo hướng chuyên canh, gồm các
loại rau như cải xanh, mồng tơi, xà lách, ớt, dền đỏ.


4



Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
Điện Nam Trung cũng là 1 xã của Điện Bàn, với diện tích tự nhiên là 8.04
km
2
, dân số là 7,724 người. Toàn xã có diện tích đất nông nghiệp là 360.78 ha,
trong đó đất trồng lúa chiếm 141.98 ha, đất trồng cây hằng năm chiếm 118.52
ha. Tổng diện tích đất trồng rau các loại là 266 ha, với sản lượng thu được

2,253.63 tấn/năm, đứng thứ hai trong toàn huyện năm 2013 [2]. Vùng chuyên
canh rau của xã nằm ở thôn 8B, vùng rau này nằm dọc bên bờ sông Vĩnh Điện,
hằng năm được bồi tụ lượng phù sa đáng kể tạo nên bãi bồi đất trống phù hợp để
canh tác các loại cây trồng ngắn ngày. Thôn 8B có 255 hộ gia đình thì có trên
200 hộ chuyên trồng cây rau màu, rau thực phẩm mang lại thu nhập cao, chủ yếu
là các loại rau như rau đắng, tần ô, xà lách, cải ngọt, hành ngò cùng nhiều loại
rau gia vị khác.


5

Với sự phát triển kinh tế của huyện Điện Bàn cùng với việc xây dựng
nhiều các khu dân cư, khu công nghiệp, quỹ đất nông nghiệp của huyện Điện
Bàn ngày càng thu hẹp dần qua các năm (với diện tích năm 2011 là 10,131.37 ha
đến năm 2013 là 10,006.93 ha) trong khi sản lượng rau thu được ngày càng tăng
(năm 2011 là 26,557.88 tấn đến năm 2013 là 38,999.25 tấn) [1, 2], điều này đồng
nghĩa với việc tác động đến môi trường đất nhiều hơn như quá trình canh tác sử
dụng phân bón và thuốc trừ cỏ để tăng năng suất thu hoạch. Xà lách là loài cây
thực phẩm được người dân trồng quanh năm để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của
địa phương và các khu vực lân cận, tuy nhiên quá trình canh tác loại rau này cần
nhiều giai đoạn bón phân (bón lót, bón thúc) với các loại phân khác nhau (Ure,
NPK, Super Lân) và các loại thuốc BVTV để hạn chế sâu bệnh hại (sâu xanh, ốc
sên, bệnh thối nhũn thân cây, bệnh chết cây con), do vậy tác động đến chất lượng
đất không nhỏ và gây hại cho người tiêu thụ với rau tồn dư các loại hóa chất này.
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RAU XÀ LÁCH
Về mặt phân loại học, cây xà lách có tên khoa học là Lactuca sativa L.
thuộc chi Rau diếp (Lactuca), họ Cúc (Asteraceae hay Compositae), bộ Cúc
(Asterales) [5]. Tên nước ngoài là lettuce.
Xà lách là cây thảo sống 1 – 2 năm, có thân thẳng hình trụ. Lá mọc ngay
từ gốc thân, càng lên càng nhỏ dần, lá ở gốc có cuống còn lá ở thân không

cuống. Khác với các thứ xà lách khác là lá không cuộn bắp và lá mềm nhẵn, màu
xanh thẫm. Cụm hoa gồm nhiều đầu hoa hợp lại thành chuỳ kép, mỗi đầu có 10
– 24 hoa dạng lưỡi nhỏ màu vàng, ra hoa tháng 3 – 4. Quả bế hình trái xoan dẹp,
màu nâu, có mào lông trắng
1
.
Xà lách vốn xuất xứ từ châu Âu, được nhập vào trồng ở nước ta. Hiện ta
có các chủng như xà lách vàng, xà lách xanh, xà lách ngõ và xà lách lưỡi hổ. So
với các thứ rau cùng loài, xà lách có đầu lá cao hơn, xương lá thẳng và cứng hơn,
đồng thời có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, có thể trồng sớm muộn được.


1



6

Cây xà lách thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 20
o
C vào ban ngày
và đêm lạnh. Ánh sáng ngày từ 10 – 12 giờ rất thuộc lợi để đạt năng suất cao. Độ
ẩm thích hợp của đất từ 70 – 80%. Bộ rễ của xà lách yếu, lá mỏng do đó ưa trồng
trên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, khả năng giữ nước tốt [15]. Xà lách không
chịu được hạn và đất chua, yêu cầu pH từ 5.8 – 6.5. Về nhu cầu dinh dưỡng
khoáng, xà lách thuộc loại rau hút ít chất dinh dưỡng. Sau khi trồng 28 – 40 ngày
có thể thu hoạch, do đó cần các loại phân dễ tiêu [16].
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100g rau xà lách
Thành phần
Dinh dưỡng

Năng lượng
17 kcal
Cacbohidrat
3.3 g
Chất béo
2.1 g
Protein
0.3 g
Nước
95 g
Vitamin A
290 𝜇𝑔
Vitamin C
24 mg
Canxi
33 mg
Sắt
0.9 mg
Photpho
30 mg
Kali
247 mg

Xà lách thường được trồng làm rau ăn lá, đặc biệt trong món salad, bánh
mì kẹp, hăm-bơ-gơ và nhiều món ăn khác, hoặc nấu chín như trong các món
ăn Trung Quốc. Xà lách có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng bổ gân cốt, lợi cho
tạng phủ, thông kinh mạch, lợi khí làm thông miệng, sáng mắt, dễ ngủ và giải
độc rượu. Nó cũng được làm thuốc thông sữa, thông tiểu, sát trùng. Ở Ấn Ðộ,
người ta dùng xà lách làm thuốc gây buồn ngủ trong bệnh viêm khí quản, hen
suyễn, còn dùng ngoài trị bỏng và loét nhức nhối.



7

1.3. ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHẤT MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG
1.3.1. Đặc điểm chung
KLN là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm
3
. Chúng có
thể tồn tại trong khí quyển (dạng hơi), thuỷ quyển (các muối hoà tan), địa quyển
(dạng rắn không tan, khoáng, quặng ) và sinh quyển (trong cơ thể con người,
động thực vật). Cũng như nhiều nguyên tố khác, các KLN có thể cần thiết cho
sinh vật cây trồng hoặc động vật, hoặc không cần thiết. Những kim loại cần thiết
cho sinh vật nhưng chỉ có nghĩa “cần thiết ở một hàm lượng nhất định nào đó,
nếu ít hơn hoặc nhiều hơn thì lại gây tác động ngược lại”. Những kim loại không
cần thiết, khi vào cơ thể sinh vật ngay cả ở dạng vết (rất ít) cũng có thể gây tác
động độc hại. Với quá trình trao đổi chất, những kim loại này thường được xếp
loại độc.
KLN trong môi trường thường không bị phân huỷ sinh học mà tích tụ
trong sinh vật, tham gia chuyển hoá sinh học tạo thành các hợp chất độc hại hoặc
ít độc hại hơn. Chúng cũng có thể tích tụ trong hệ thống phi sinh học (không khí,
đất nước, trầm tích) và được chuyển hoá nhờ sự biến đổi của các yếu tố vật lý và
hoá học như nhiệt độ áp suất dòng chảy, oxy, nước
Ảnh hưởng sinh học và hoá học của KLN trong môi trường còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như độ hoà tan của các muối, tính oxy khử, khả năng tạo phức
và khả năng tích tụ sinh học. Một số hợp chất kim loại có tính oxy hoá mạnh sẵn
sàng tham gia các phản ứng trao đổi tạo nên các chất mới. Các dẫn xuất của N, S
dễ kết hợp với các cacbua KLN (Zn
2+
, Co

2+
, Mn
2+
, Fe
2+
) tạo thành các phức
chất bền vững. Một số KLN lại có thể tạo nên các bậc oxy hoá khác nhau bền
vững trong điều kiện môi trường để tham gia phản ứng oxi hoá khử chuyển hoá
thành chất ít độc hơn (Fe
2+
/Fe
3+
). Một số kim loại tham gia phản ứng chuyển hoá
sinh học với thành phần trong cơ thể sống tạo nên các hợp chất cơ - kim loại
(alky hoá như (CH
3
)
2
Hg, CH
3
Hg
+
) tích tụ trong sinh vật và gây tác động độc
hại.



8

Các KLN không phân bố đều trong các thành phần môi trường cũng như

ngay cả trong một thành phần môi trường cho nên hàm lượng KLN ở một số khu
vực địa phương thường rất có ý nghĩa trong quá trình tuần hoàn của kim loại.
Một số KLN tồn tại trong nước ở dạng hoà tan nhưng cũng có nhiều KLN lại tạo
thành trong nước ở dạng khó hoà tan và tham gia vào các chuyển hoá sinh học.
Trong đáy biển có nhiều mỏ quặng kim loại (ví dụ Mangan ) [6].
1.3.2. Các dạng của KLN trong đất
Khi nghiên cứu sự tích luỹ của KLN trong đất mà chỉ xem xét hàm lượng
tổng số thì chưa thể đánh giá đúng độ độc của chúng đối với cây trồng cũng như
chiều hướng biến đổi của chúng ở trong đất. Chúng có thể tồn tại ở nhiều dạng
khác nhau nhưng chủ yếu ở các dạng sau đây: dạng linh động, liên kết với hữu
cơ, liên kết với gốc cacbonat, với oxit sắt, với oxit mangan và dạng còn lại [8].
- Dạng linh động: các KLN được hấp phụ trên bề mặt các hạt đất (hạt sét, các
oxit sắt và oxit mangan bị solvat hoá, các axit mùn). Đây là dạng mà cây trồng
dễ hấp thu trong quá trình hút dinh dưỡng và nước vào cơ thể.
- Dạng liên kết cacbonat: các KLN tồn tại dưới dạng các muối cacbonat (CO
3
2-
)
trong đất. Sự tồn tại và liên kết của các dạng này phụ thuộc rất nhiều vào pH của
đất cũng như lượng cacbonat trong đất.
- Dạng liên kết oxit sắt, oxit mangan: dạng này dễ hình thành do các oxit sắt và
oxit mangan tồn tại trong đất như kết von đá ong, vật liệu gắn kết giữa các hạt
đất. Các oxit này là những chất loại bỏ rất tốt các KLN nhờ quá trình nhiệt động
học không ổn định dưới điều kiện khử.
- Dạng liên kết với chất hữu cơ: KLN liên kết với các chất hữu cơ khác nhau
trong đất như: sinh vật đất, sản phẩm phân giải của chất hữu cơ, chất hữu cơ bao
phủ bên ngoài hạt đất… Do đặc tính tạo phức và peptiz hoá của các chất hữu cơ
làm cho các kim loại tích luỹ lại trong đất (các chất hữu cơ bị oxy hoá, phân giải
dẫn đến sự giải phóng các KLN vào đất).
- Dạng còn lại: bao gồm các KLN nằm trong cấu trúc tinh thể của các khoáng vật

nguyên sinh và thứ sinh. Dạng này rất khó giải phóng ra môi trường dưới các


9

điều kiện tự nhiên bình thường. Do tác dụng của các quá trình phong hoá, đặc
biệt là phong hoá hoá học và phong hoá sinh học mà các KLN dần dần được giải
phóng ra môi trường đất.
1.3.3. Nguồn gốc phát sinh KLN trong đất
Kim loại trong đất ban đầu một phần được sinh ra từ các quá trình hoạt
động địa hoá của khoáng vật mẹ và đi vào đất thông qua quá trình phong hoá hoá
học. Tuy nhiên, với quá trình phong hoá hoá học thì lượng kim loại đi vào đất là
không đáng kể mà chủ yếu kim loại đi vào đất là do các hoạt động sản xuất của
con người [8]. Các hoạt động đó bao gồm:
- Hoạt động sản xuất công nghiệp
+ Công nghiệp nhựa: Co, Cr, Cd, Hg
+ Công nghiệp dệt: Zn, Al, Ti, Sn
+ Công nghiệp sản xuất vi mạch: Cu, Ni, Cd, Zn, Sb
+ Bảo quản gỗ: Cu, Cr, As
+ Mỹ nghệ: Pb, Ni, Cr
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp
+ Sử dụng phân bón hoá học: As, Cd, Mn và Zn trong một số phân phốt phát.
+ Sử dụng phân chuồng: As, Cu, As, Zn
+ Sử dụng hoá chất BVTV: Cu, Mn và Zn trong thuốc trừ nấm, As và Pb
trong thuốc sử dụng đối với cây ăn quả.
+ Nước tưới: có thể thải ra Cd, Pb, Se
- Hoạt động khai khoáng quặng chứa kim loại
+ Đào, xới và cặn thải - nhiễm bẩn thông qua phong hoá, xói mòn do gió thải
ra As, Cd, Hg, Pb. Cặn thải khếch tán do sông - trầm tích trên đất do lũ, nạo vét
sông… thải ra As, Cd, Hg, Pb.

+ Vận chuyển trong quá trình tuyển quặng - vận chuyển theo gió lên trên đất
thải ra As, Cd, Hg, Pb. Khai khoáng - nhiễm bẩn do bụi thải ra As, Cd, Hg, Pb,
Sb, Se.
+ Công nghiệp sắt thép: Cu, Ni, Pb


10

- Do trầm tích từ không khí
+ Nguồn từ đô thị và khu công nghiệp, bao gồm chất thải, thiêu huỷ cây
trồng: Cd, Cu, Pb, Sn, Hg, V.
+ Công nghiệp luyện kim: As, Cd, Cr, Cu, Mn, Ni, Pb
+ Khói linh động: Mo, Pb cùng với Br, Cl và V
+ Đốt cháy xăng, dầu (bao gồm các trạm xăng): As, Pb, Sb, Se, U, Zn và Cd
- Kim loại từ rác thải
+ Bùn cặn: Cd, Cr, Cu, Hg, Mn, Mo, Ni, Pb, V, Zn
+ Rửa trôi từ đất: As, Cd, Fe, Pb
+ Phế thải: Cd, Cr, Cu, Pb, Zn
+ Đốt rác, bụi than: Cu và Pb
1.3.4. Đặc trưng và độc tính của một số KLN trong đất
Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và hình thành
nhiều thành phố lớn, vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khói từ
nhà máy, từ hoạt động giao thông làm ô nhiễm bầu khí quyển. Nước thải từ các
nhà máy, khu dân cư làm ô nhiễm nguồn nước. Phế thải từ các khu công nghiệp,
các làng nghề và việc sử dụng phân bón hoá học, bùn thải, thuốc BVTV trong
nông nghiệp làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn tài nguyên đất. Tất cả những
nguồn gây ô nhiễm này đều là nguyên nhân của sự tích tụ quá mức hàm lượng
KLN trong đất và nước.
Với sự tích tụ quá mức lượng KLN trong môi trường đất đã làm cho thảm
thực vật trên mặt đất bị mất đi, nhiều loài không thể sống được ở những vùng đất

chứa lượng KLN quá cao. Đất giảm lượng tích luỹ mùn và trở nên chặt hơn,
nghèo dinh dưỡng hơn. Các KLN tích luỹ trong đất từ đó đi vào nông sản, thực
phẩm và theo chuỗi thức ăn KLN trong đất sẽ được tích tụ trong thực vật và vào
cơ thể con người. Nếu cơ thể con người tích tụ lượng KLN càng lớn sẽ gây ra
nhiều loại bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng của con người
[8].



11

a. Chì (Pb) và độc tính của chì
Chì là nguyên tố KLN có khả năng linh động kém, có thời gian bán
huỷ trong đất từ 800 - 6000 năm. Ở trong đất, Pb thường nằm ở dạng phức
chất bền với các anion (CO
3
2
; Cl
-
, SO
3
2
, PO
4
3-
). Trong môi trường trung tính
hoặc kiềm, Pb tạo thành PbCO
3
hoặc Pb
3

(PO
4
)
2

ít ảnh hưởng đến cây trồng.
Theo một số tác giả, phản ứng cacbonat hoá hoặc đất trung tính sự ô nhiễm Pb
được hạn chế. Sự tăng độ chua có thể làm tăng độ hoà tan của Pb và sự giảm
độ chua thường tăng sự tích luỹ của Pb do kết tủa. Chì bị hấp phụ trao đổi
chiếm tỷ lệ nhỏ (< 5%) hàm lượng Pb có trong đất. Chì cũng có khả năng kết
hợp với các chất hữu cơ hình thành các chất dễ bay hơi như (CH
3
)
4
Pb. Trong
đất chì có tính độc cao, hạn chế hoạt động của các vi sinh vật và tồn tại khá bền
vững dưới dạng phức hệ với các chất hữu cơ.
Pb trong đất có khả năng thay thế ion K
+
trong các phức hệ hấp phụ có
nguồn gốc hữu cơ hoặc khoáng sét. Khả năng hấp thu chì tăng dần theo thứ
tự sau: montmorillonit < axit humic < kaolinit < allophane < ôxyt Sắt. Khả
năng hấp phụ Pb tăng dần đến pH mà tại đó hình thành kết tủa Pb(OH)
2
, sự
hoà tan của Pb trong đất tăng lên do quá trình axit hoá trong đất chua [18].
Hàm lượng chì trung bình trong đất tự nhiên ở vào khoảng 10 – 40
µg/g, phụ thuộc vào hàm lượng chì trong đá mẹ. Đối với đất bị ô nhiễm, hàm
lượng chì cao hơn và phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn gây ô nhiễm. Chì
được phát thải từ các nguồn gây ô nhiễm có khuynh hướng tích lũy một cách tự

nhiên trong lớp đất mặt, với độ sâu từ 0 – 15 cm. Do đó, ở những vùng đất bị ô
nhiễm, hàm lượng chì trong lớp đất mặt thường cao hơn so với lớp đất bên dưới.
- Đối với cây trồng: sự dư thừa Pb cũng sẽ gây độc cho cây trồng khi hàm lượng
Pb trong đất quá cao.
- Đối với con người: khi ăn phải một lượng Pb 25 – 30 g, nạn nhân thoạt tiên có
thể thấy vị ngọt rồi chát, nghẹn ở cổ, nôn ra chất trắng, đau bụng dữ dội, mạch
yếu, tê chân tay, co giật và tử vong. Khi cơ thể tích luỹ một lượng Pb đáng kể sẽ
dần dần xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc như hơi thở hôi, sưng lợi với viền đen


12

ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên, mạch
yếu, nước tiểu ít, thường gây sảy thai ở phụ nữ có thai [8].
b. Cadimi (Cd) và độc tính của cadimi
Cadimi là kim loại nằm sâu trong lòng đất, tồn tại ở dạng Cd
2+
. Trong các
điều kiện ôxy hoá Cd thường ở các dạng hợp chất rắn như CdO, CdCO
3
,
Cd
3
(PO
4
)
2
. Trong điều kiện khử (E
h
= - 0.2V) thì Cd thường tồn tại ở dạng CdS,

ngoài ra Cd có thể tồn tại dạng phức như CdCl
+
, CdHNO
3
+
, CdHCl
-
, CdCl
4
-
,
Cd(OH)
4
-
. Trong đất chua, Cd tồn tại ở dạng linh động hơn (Cd
2+
), tuy nhiên
nếu đất chứa nhiều Fe, Al, Mn, chất hữu cơ thì Cd lại bị chúng liên kết làm
giảm khả năng linh động của Cd. Trong đất trung tính hoặc kiềm do bón vôi, Cd
bị kết tủa dưới dạng CdCO
3
. Thông thường Cd tồn tại trong đất ở dạng hấp phụ
trao đổi chiếm 20 - 40%, dạng các hợp chất cacbonat là 20%, hyđrôxyt và
ôxyt là 20%, phần liên kết các hợp chất hữu cơ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Quá trình hấp phụ Cd trong đất xảy ra khá nhanh, 80% Cd đưa vào đất
bị hấp phụ trong vòng 10 - 15 phút và 100% trong vòng 1 giờ. Khả năng hấp
phụ Cd của các chất trong đất giảm dần theo thứ tự: hyđrôxyt và ôxyt sắt,
nhôm, halloysit > allphane > kaolinit > axit humic > montmorillonit [18].
- Đối với cây trồng: rau diếp, cần tây, củ cải, cải bắp có xu hướng tích luỹ Cd
khá cao, trong khi đó củ khoai tây, bắp, đậu tròn, đậu dài được tích luỹ một số

lượng Cd nhiều nhất trong các loại thực phẩm, lá cà chua được tìm thấy tích luỹ
Cd khoảng 70 lần so với lá cà rốt trong cùng biện pháp trồng trọt giống nhau.
Trong cây đậu nành, 2% Cd được tích luỹ hiện diện trong lá và 8% ở chồi. Cd
trong mô cây thực phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết sự tích
luỹ Cd trong cơ thể con người. Sự tập trung Cd trong mô thực vật có thể gây ra
thông tin sai lệch của quần thể.
- Đối với con người: Cd trong môi trường thường không độc hại nhiều nhưng
nguy hại chính đối với sức khoẻ con người là từ sự tích tụ mãn tính của nó ở
trong thận. Ở đây, nó có thể gây ra rối loạn chức năng nếu tập trung ở trong thận
lên trên 200 mg/kg trọng lượng tươi. Nhiều công trình cho thấy Cd gây chứng


13

bệnh loãng xương, nứt xương, sự hiện diện của Cd trong cơ thể sẽ khiến việc cố
định Ca trở nên khó khăn. Những tổn thương về xương làm cho người bị nhiễm độc
đau đớn ở vùng xương chậu và hai chân. Thức ăn là con đường chính mà Cd đi
vào cơ thể, nhưng việc hút thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm KLN, những người
hút thuốc lá có thể thấm vào cơ thể lượng Cd dư thừa từ 20 – 35 μgCd/ngày [8].
c. Đồng (Cu) và độc tính của đồng
Đồng là một kim loại có màu vàng ánh đỏ, có độ dẫn điện và độ dẫn
nhiệt cao (trong số các kim loại nguyên chất ở nhiệt độ phòng chỉ có bạc có độ
dẫn điện cao hơn). Đồng có thể được tìm thấy như là đồng tự nhiên hoặc trong
dạng khoáng chất. Các khoáng chất chẳng hạn như cacbonat azurit
(2CuCO
3
Cu(OH)
2
) và malachit (CuCO
3

Cu(OH)
2
) là các nguồn để sản xuất
đồng, cũng như là các sunfua như chalcopyrit (CuFeS
2
), bornit (Cu
5
FeS
4
),
covellit (CuS), chalcocit (Cu
2
S) và các oxit như cuprit (Cu
2
O).
- Đối với thực vật: quá trình hấp thu Cu vào thực vật phụ thuộc vào Ca
2+
. Trong
cây Cu chủ yếu tham gia liên kết với các chất hữu cơ có trong chất nguyên sinh.
Hàm lượng đồng trong cây biến động từ 5 – 20 ppm. Thời kỳ cây con hàm
lượng đồng trong cây là cao nhất, sau đó giảm dần trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển. Cu có vai trò trong trao đổi nitơ, hơn 70% đồng trong cây
là ở trong các phân tử diệp lục tố, nó có vai trò quan trọng trong quá trình đồng
hóa của cây. Đồng xúc tiến cho quá trình hình thành vitamin A, protein và
trao đổi hydrat cacbon trong cây. Cây trồng thiếu Cu thường có tỷ lệ quang
hợp bất thường, quá trình oxit hoá acid acorbic bị chậm. Triệu chứng thiếu
đồng xuất hiện đầu tiên ở các loại lá non trên ngọn trong thời kỳ đẻ nhánh, nảy
chồi. Ban đầu các lá non trên ngọn chuyển màu vàng trắng, lá non xoắn lại, khô
dần, cây lùn. Ngoài những ảnh hưởng do thiếu Cu, thì việc thừa Cu cũng xảy ra
những biểu hiện ngộ độc mà chúng có thể dẫn tới tình trạng cây chết. Lý do của

việc này là do dùng thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, đã khiến cho chất liệu Cu bị
cặn lại trong đất từ năm này qua năm khác, ngay cả bón phân Sulfat Cu cũng
gây tác hại tương tự.


14

- Đối với con người: tổng hàm lượng đồng trong cơ thể người khoảng 100 – 150
mg. Đồng là một thành phần cần thiết cho cơ thể do thức ăn đưa vào hàng ngày
từ 0.033 đến 0.05 mg/kg thể trọng. Liều lượng đồng chấp nhận hàng ngày cho
người là 0.5 mg/kg thể trọng. Đồng không gây ngộ độc tích luỹ, nhưng nếu ăn
phải một lượng lớn muối đồng, thì bị ngộ độc cấp tính. Triệu trứng biểu hiện
ngay như nôn nhiều và như vậy sẽ làm thoát ra ngoài phần lớn đồng ăn phải.
Cũng vì vậy mà ít thấy trường hợp chết người do bị ngộ độc đồng. Cu là thành
phần của nhiều enzyme oxy hóa như cytochrome oxidase, superixode dismutase,
tyrosinase, amine oxidase… Trong máu, Cu sẽ gắn với ceruloplasmin để tham
gia vào phản ứng oxi hóa Fe
2+
thành Fe
3+
. Đây chính là phản ứng rất quan trọng
vì chỉ có dạng ion Fe
3+
được transferrin protein vận chuyển đến nơi dự trữ sắt ở
gan. Thiếu đồng dẫn đến thiếu máu, da tái nhợt, chậm phát triển trí tuệ [8].
d. Kẽm (Zn) và độc tính của kẽm
Kẽm là một kim loại hoạt động trung bình có thể kết hợp với oxy và các
á kim khác, có phản ứng với axit giải phóng hydro. Trạng thái oxy hóa phổ
biến của Zn là +2. Kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến thứ 4 trên thế giới
sau sắt, nhôm, đồng tính theo lượng sản xuất hàng năm. Kẽm là nguyên tố phổ

biến thứ 23 trong vỏ Trái Đất. Các loại khoáng chất nặng nhất có xu hướng
chứa khoảng 10% sắt và 40 - 50% kẽm [18].
- Đối với cây trồng: hàm lượng Zn trong các loại cây trồng biến động rất rộng
từ 1 - 10000 ppm tính theo hàm lượng chất khô. Trong cây, rễ là bộ phận có
hàm lượng kẽm cao nhất, sau đó là lá và thấp nhất là ở thân và cành. Hàm
lượng kẽm ở phần non của cây thường cao hơn ở những phần già. Kẽm đóng
vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid nucleic (ARN) và protein.
Thiếu Zn sự tổng hợp ARN giảm do ức chế sinh tổng hợp protein trong cây.
Triệu chứng thiếu Zn thể hiện rõ nhất trên lá, chủ yếu trên các lá non đã trưởng
thành hoàn toàn. Lá chuyển màu xanh lục nhạt, vàng nhạt hoặc xuất hiện
những đốm bạc trắng ở phần giữa của lá. Thiếu Zn làm sự hồi xanh chậm lại,
cây còi cọc, cây hơi lùn, lá nhỏ bị xù ra và thường có xọc màu trắng ở giữa các


15

lá non. Sự dư thừa Zn gây độc đối với cây trồng khi Zn tích tụ trong đất quá
cao. Dư thừa Zn cũng gây ra bệnh mất diệp lục. Sự tích tụ Zn trong cây quá
nhiều gây một số mối liên hệ đến mức dư lượng Zn trong cơ thể người và góp
phần phát triển thêm sự tích tụ Zn trong môi trường mà đặc biệt là môi trường
đất.
- Đối với con người: Zn là thành phần tự nhiên của thức ăn và cần thiết cho
đời sống con người. Tổng lượng Zn trong cơ thể xấp xỉ là 2 - 4 g. Một khẩu
phần mẫu cung cấp hàng ngày từ 0.17 đến 0.25 mgZn/kg thể trọng. Hàm lượng
Zn được quy định giới hạn trong thức ăn (từ 5 đến 10 ppm) không ảnh hưởng
đến sức khỏe người tiêu dùng. Zn cũng là thành phần của nhiều enzyme như
alcohol dehrydrogenase, lactate dehydrogenase, glutamate dehydrogenase Sự
thiếu hụt Zn trong cơ thể gây ra các triệu chứng như bệnh liệt dương, teo tinh
hoàn, mù màu, viêm da, bệnh về gan và một số triệu chứng khác. Kẽm liên
quan đến sự phát triển của xương, lượng năng lượng và sự phát triển giới tính.

Thiếu kẽm làm cho vết thương khó lên da non và đau khớp xương. Dư thừa Zn
có khả năng gây ung thư đột biến, gây ngộ độc thần kinh, gây độc đến hệ miễn
nhiễm [8].
e. Crom (Cr) và độc tính của crom
Cr có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên (< 0.1 𝜇g/m
3
trong không khí). Hàm
lượng tự nhiên ở các vùng nước không bị ô nhiễm từ 1 𝜇g đến vài mg/lít. Hàm
lượng Cr trong các loại đá khác nhau với mức trung bình từ 5 mg/kg tới 1800
mg/kg. Sự lắng đọng trên trái đất là hoặc ở dạng nguyên tố hoặc ở trạng thái oxy
hóa hóa trị ba. Trong hầu hết các loại đất, Cr ở nồng độ thấp (2 - 60 mg/kg),
nhưng giá trị lên đến 4 g/kg đã được ghi nhận trong một số đất không bị ô
nhiễm. Chỉ có một phần nhỏ của Cr trong đất là có sẵn trong thực vật. Các
nghiên cứu không biết Cr có phải là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
không, nhưng tất cả thực vật đều có chứa nguyên tố này (lên đến 0.19 mg/kg trên
cơ sở trọng lượng tươi).


16

Tính di động của crom trong đất phụ thuộc vào sự biệt hóa của crom, đó
là một chức năng của khả năng oxi hóa khử và pH của đất. Trong hầu hết các
loại đất, crom sẽ có mặt chủ yếu ở trạng thái ôxi hóa crom (III), hình thức này có
khả năng hòa tan rất thấp và độ phản ứng thấp, dẫn đến tính di động thấp trong
môi trường. Dưới điều kiện oxy hóa, crom (VI) có thể có mặt trong đất như dạng
CrO
4
2-
và HCrO
4

-
. Trong dạng crom (VI) này, crom tương đối hòa tan và di
động. Một nghiên cứu về tính thấm lọc và so sánh tính di động của một số kim
loại, bao gồm crom, cho thấy crom trong đất có tính di động nhỏ nhất trong tất
cả các kim loại nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu trước đây thấy rằng crom rất
không di động trong đất, đặc biệt là trong tình trạng oxy hóa hóa trị ba.
Các nghiên cứu về con người và động vật thí nghiệm đã cho thấy vai trò
thiết yếu của Cr hóa trị ba trong việc duy trì sự chuyển hóa glucose diễn ra bình
thường. Thiếu crom đã được chứng minh với trẻ em bị suy dinh dưỡng, các vấn
đề về đường tiêu hóa, và trong các vấn đề ở tuổi trung niên như những xáo trộn
cơ bản là làm giảm hoạt động lưu hành của insulin. Tuy nhiên với hàm luợng cao
Cr có thể làm kết tủa protein, các axit nucleic và ức chế hệ thống enzim cơ bản.
Nguồn phơi nhiễm với crom chủ yếu từ thực phẩm. Tổng mức crom trong hầu
hết các loại thực phẩm thường dao động từ < 10 đến 1.300 𝜇g/kg, với nồng độ
cao nhất được tìm thấy trong thịt, cá, trái cây, và rau quả (WHO 2003). Thông
thường, người dân được tiếp xúc với crom bằng cách hít không khí, nước uống,
hoặc ăn thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung có chứa crom [53].
1.3.5. Cơ chế hấp thụ KLN của thực vật
Các nguyên tố trong dung dịch đất được chuyển từ các lỗ khí trong đất tới
bề mặt rễ cây bằng hai con đường chính: sự khuếch tán và dòng chảy khối. Sự
khuếch tán xảy ra nhằm chống lại sự gia tăng gradien nồng độ bình thường đối
với rễ cây bằng cách: hấp thụ các KLN trong dung dịch đất tại bề mặt tiếp giáp
rễ cây – đất. Dòng chảy khối được tạo ra do sự di chuyển của dung dịch đất tới
bề mặt rễ cây như là kết quả của quá trình thở của lá. Hai quá trình này xảy ra
không đồng đều theo các tốc độ khác nhau tùy thuộc vào nồng độ dung dịch đất.

×