Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất để phục vụ phát triển chè an toàn trên địa bàn huyện mộc châu – tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
=========

NGUYỄN BÁ HOÀI

ðÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ðẤT ðỂ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CHÈ AN TOÀN TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
=========

NGUYỄN BÁ HOÀI

ðÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG ðẤT ðỂ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CHÈ AN TOÀN TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


MÃ SỐ

: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO VIỆT HÀ
TS. LÊ NHƯ KIỂU

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và
chưa hề ñược sử dụng.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin ñược trích dẫn trong luận văn này ñã ñược ghi rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2013
Người thực hiện

Nguyễn Bá Hoài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn:

TS. Cao Việt Hà, TS. Lê Như Kiểu ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Khoa tài nguyên và Môi trường, ban quản lý ñào tạo – Trường ðại học
Nông Nghiệp Hà Nội ñã giúp tôi hoàn thành chương trình học và bản luận văn
này.
Trung tâm Viễn thám và Quy hoạch – Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp ñã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu ñề tài này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn chân thành nhất tới gia
ñình, bạn bè, và ñồng nghiệp ñã tận tình giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2013
Người thực hiện

Nguyễn Bá Hoài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN ............................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................... viii
MỞ ðẦU............................................................................................................. i
1. Tính cấp thiết của ñề tài .................................................................................. 1

2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài ........................................................................ 2
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
1.1. Tình hình sản xuất chè an toàn tại một số nước trên thế giới và Việt Nam.... 3
1.1.1. Giới thiệu chung về cây chè ...................................................................... 3
1.1.2. Hiện trạng sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam.................................... 4
1.2. Các yêu cầu sinh thái của cây chè về ñất trồng ............................................10
1.2.1. Yêu cầu sinh thái của cây chè về ñất trồng ..............................................10
1.2.2. Tiêu chuẩn hàm lượng KLN trong ñất trồng chè an toàn ở Việt Nam ......12
1.3. Tình hình sản xuất chè an toàn trên thế giới và Việt Nam............................14
1.3.1. Tình hình sản xuất chè an toàn trên thế giới .............................................14
1.3.2. Tình hình sản xuất chè an toàn tại Việt Nam ............................................19
1.4. Các nguồn có khả nặng gây tích lũy kim loại nặng trong ñất trồng chè........25
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................29
2.1. ðối tượng nghiên cứu..................................................................................29
2.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................29
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................29
2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................29
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................29
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực ñịa và lấy mẫu ...............................................29
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


2.4.3. Phương pháp xử lý mẫu và phân tích........................................................32
2.4.4. Phương pháp so sánh................................................................................32
2.4.5. Phương pháp phân cấp mức ñộ an toàn ....................................................32
2.4.6. Phương pháp xây dựng bản ñồ .................................................................33
2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................33
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................34

3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu...................................34
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên.....................................................................................34
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................37
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội........................................................41
3.2. ðánh giá ñiều kiện ñất ñai phục vụ phát triển chè an toàn ...........................43
3.2.1. Thực trạng tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè vùng nghiên cứu.......43
3.2.2. Các nguồn có khả năng gây tích lũy KLN trong ñất vùng nghiên cứu.......45
3.2.3. Hiện trạng kim loại nặng trong ñất vùng nghiên cứu ................................48
3.3. ðánh giá mức ñộ an toàn của ñất cho chè vùng nghiên cứu. ........................67
3.3.1. Phân cấp ñánh giá mức ñộ an toàn của ñất vùng nghiên cứu.....................67
3.3.2. Kết quả ñánh giá mức ñộ an toàn của ñất vùng nghiên cứu.......................67
3.4. ðề xuất vùng sản xuất chè an toàn trên ñịa bàn nghiên cứu .........................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................73
1. Kêt luận .........................................................................................................73
2. Kiến nghị .......................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................74
PHẦN PHỤ LỤC ..............................................................................................76

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT

BNN

:Bộ Nông Nghiệp

BVTV


: Bảo vệ thực vật

CIDSE

: tổ chức hợp tác quốc tế vì phát triển và liên ñới

CLB

: Câu lạc bộ

GLOBAL GAP

: Tiêu chuẩn thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu

HACCP

: hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát ñiểm tới hạn

IPM

: Quản lý dịch hại tổng hợp

KLN

: Kim loại nặng

MRLs

: Lượng thuốc trừ sâu tối ña cho phép còn ñọng lại


PTNT

: Phát triển Nông thôn

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SPS

: Hiệp ñịnh về việc kiểm dịch ñộng thực vật

TBT

: Hiệp ñịnh về Hàng rào kỹ thuật ñối với Thương mại

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

VIET GAP

: quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

VSATTP


: Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

: Tổ chức Y tế Thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích, năng suất, SL chè thế giới (1959 – 2009)............. 5
Bảng 1.2. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới năm 2009.. 6
Bảng 1.3. Giới hạn hàm lượng tổng số của một số KLN trong ñất......................13
Bảng 1.4. Hàm lượng các KL thông thường trong một số loại ñá (µg/g) ............26
Bảng 1.5. Hàm lượng các KLN trong phân bón (ppm) ......................................26
Bảng 2.1. Phân cấp ñánh giá mức ñộ an toàn của ñất trồng chè..........................33
Bảng 3.1. Một số ñặc trưng khí hậu huyện Mộc Châu (giai ñoạn 2005-2011) ...36
Bảng 3.2. Phân bố các loại ñất trên ñịa bàn nghiên cứu ......................................38
Bảng 3.3. Diện tích trồng chè trong cơ cấu cây trồng của vùng nghiên cứu........41
Bảng 3.4. Hàm lượng KLN trong ñất xã Chiềng Khoa ......................................50
Bảng 3.5. Hàm lượng KLN trong ñất xã Chiềng Sơn ........................................53
Bảng 3.6. Hàm lượng KLN trong ñất xã Phiêng Luông.....................................55
Bảng 3.7. Hàm lượng KLN trong ñất tại TT Nông Trường...............................59
Bảng 3.8. Hàm lượng KLN trong ñất xã Vân Hồ ...............................................63
Bảng 3.9. Kết quả ñánh giá mức ñộ an toàn về chỉ tiêu As và Cu.......................67
Bảng 3.10. Kết quả ñánh giá mức ñộ an toàn của ñất vùng nghiên cứu ..............68


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Ảnh hưởng của ñộ cao ñến hàm lượng Tanin trong búp chè ...............12
Hình 2.1. Sơ ñồ vị trí lấy mẫu ñất vùng nghiên cứu............................................31
Hình 3.1. Sơ ñồ vị trí vùng nghiên cứu trong tổng thể huyện Mộc Châu ............34
Hình 3.2. Hàm lượng As trong ñất tại xã Chiềng Khoa ......................................51
Hình 3.3. Hàm lượng Cu trong ñất tại xã Chiềng Khoa ......................................52
Hình 3.4. Hàm lượng Cu trong ñất tại xã Chiềng Sơn ........................................54
Hình 3.5. Hàm lượng Cu trong ñất tại xã Phiêng Luông.....................................58
Hình 3.6. Hàm lượng As trong ñất tại TT Nông Trường.....................................61
Hình 3.7. Hàm lượng Cu trong ñất tại TT Nông Trường ....................................63
Hình 3.8. Hàm lượng Cu trong ñất tại xã Vân Hồ...............................................66
Hình 3.9. Sơ ñồ ñề xuất vùng sản xuất chè an toàn trên ñịa bàn nghiên cứu .......72

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Ngành Chè là ngành có ý nghĩa xã hội ñặc biệt to lớn, thu hút ñược một
lực lượng lao ñộng khoảng hơn 6 triệu người ở 34 tỉnh trên cả nước, ñặc biệt là
nông dân nghèo ở các tình miền núi. Hiện tại, Việt Nam ñã xuất khẩu chè tới 118
quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên

thế giới, chất lượng Chè nguyên liệu của chúng ta cũng luôn ñược ñánh giá cao
với nhiều giống Chè quý. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam
chỉ ở mức khoảng 1.100 USD/tấn, trong khi giá bình quân trên thị trường thế giới
là 2.200 USD/tấn. Chưa kể, một số khách hàng của ngành chè Việt Nam tại Anh,
sau khi mua chè nguyên liệu về chế biến ñã bán ra với giá khoảng 9.800
USD/tấn, trong khi ñó, hiện nay hơn 90% lượng chè của chúng ta vẫn xuất khẩu
thô ở dạng nguyên liệu, có rất ít các doanh nghiệp ñầu tư vào thương hiệu, ñóng
gói gia tăng giá trị cho chè ñể phân phối tới tay người tiêu dùng.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc có ñiều kiện thuận lợi cho phát triển
cây công nghiệp dài ngày, ñặc biệt là sản xuất chè cho xuất khẩu. Chè là cây
công nghiệp dài ngày có nhiều lợi thế so sánh và ñang trở thành cây trồng có vị
thế số một tại nhiều ñịa phương trong toàn tỉnh. Năm 2012, tổng diện tích chè
toàn tỉnh ñã ñạt 4.100 ha, trong ñó có 3.787 ha cho sản phẩm, sản lượng chè búp
tươi ñạt 25.500 tấn; tăng 58,9% về diện tích và 83,5% về sản lượng so với năm
2001. ðịnh hướng ñến năm 2020 toàn tỉnh sẽ phát triển khoảng 10.000 ha chè.
Mộc Châu là huyện miền núi nằm phía ðông Nam của tỉnh Sơn La, ñược
thiên nhiên ban tặng ñiều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với việc phát triển
cây chè theo hướng chuyên canh phục vụ xuất khẩu. Năm 2012, diện tích cây chè
của huyện Mộc Châu có trên 2.615 ha, sản lượng chè búp ñạt gần 20.000 tấn.
Tuy nhiên, thực trạng sản xuất chè kém chất lượng và không ñảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm là vấn ñề gây bức xúc dư luận, làm ảnh hưởng nghiêm trọng ñến
uy tín, chất lượng sản phẩm chè của Mộc Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


chung. ðiều ñó ñã làm cho người dân ở một số xã trên ñịa bàn Mộc Châu sống
bằng cây chè rơi vào tình cảnh lao ñao vì chè làm ra không bán ñược, dẫn ñến
thất thu. Nhằm hướng tới nâng cao chất lượng và giá thành của chè tại Mộc

Châu, thì việc sản xuất chè an toàn là rất cần thiết, ñặc biệt là về các chỉ tiêu kim
loại nặng trong ñất. Kim loại nặng trong ñất khu vực trồng chè sẽ ảnh hưởng rất
lớn ñến chất lượng chè và sức khỏe của người tiêu dùng.
Trước thực trạng trên tôi tiến hành nghiên cứu “ðánh giá hàm lượng kim
loại nặng trong ñất ñể phục vụ phát triển chè an toàn trên ñịa bàn huyện Mộc
Châu – tỉnh Sơn La”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
ðánh giá hàm lượng kim loại nặng trong ñất phục vụ phát triển chè an
toàn trên ñịa bàn huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La.
Dựa trên các chỉ tiêu về kim loại nặng ñể ñề xuất vùng thích hợp cho phát
triển chè an toàn trên ñịa bàn vùng nghiên cứu.
2.2. Yêu cầu
ðiều tra ñiều kiện sản xuất chè và hiện trạng sản xuất chè trên ñịa bàn
nghiên cứu.
Phân tích, ñánh giá hàm lượng kim loại nặng trong ñất trên ñịa bàn nghiên
cứu ñể phục vụ phát triển chè an toàn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất chè tại một số nước trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Giới thiệu chung về cây chè
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis (L) O. Kuntze, ñược phân bố
khá rộng trong những ñiều kiện tự nhiên rất khác nhau từ 30 ñộ vĩ nam (Natan Nam Phi) ñến 45 ñộ vĩ bắc (Gruzia). Trong lịch, cây chè ñược trồng ở Nhật Bản
năm 805 - 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833, Xrilanca 1837 - 1840, Ấn ðộ
1834 - 1840 và Tasmania (châu ðại Dương) năm 1940.[5]

Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát cho rằng nguồn gốc của cây chè
là vùng cao nguyên Vân Nam - Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo
các tài liệu của Trung Quốc thì cách ñây khoảng 4.000 năm, người Trung Quốc
ñã biết dùng chè ñể làm dược liệu và sau ñó mới dùng ñể uống. Cũng theo các
nguồn tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta nằm trong vùng nguyên
sản của giống chè tự nhiên trên thế giới.
Chè là cây lâu năm, nở hoa hàng năm. Cây chè sau trồng từ 2 – 3 năm ñã
có khả năng ra hoa. Cây chè có từ 2000 – 4000 nụ hoa/năm, nhưng tỷ lệ ñậu quả
rất thấp, thường chỉ ñạt từ 2 – 4%. Hoa chè là hoa lưỡng tính, mỗi hoa khi kết
quả có từ 1 – 4 hạt. Mặc dù là hoa lưỡng tính nhưng khả năng tự thụ của hoa chè
rất thấp, hầu hết các quả chè là kết quả của sự thụ phấn khác hoa, ñây là nguyên
nhân quan trọng làm cho cây chè mọc từ hạt có sự phân li lớn về hình thái, về
khả năng cho năng suất, chất lượng.[3]
ðối với nước ta sản phẩm chè không chỉ ñể tiêu dùng nội ñịa mà còn là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng ñể thu ngoại tệ góp phần xây dựng ñất nước. ðối
với người dân thì cây chè ñã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn ñịnh, cải thiện
ñời sống kinh tế, văn hóa, xã hội; tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao ñộng
dư thừa nhất là ở vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với các cây trồng khác thì
cây chè có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có chu kỳ kinh tế dài, nó có thể
sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng 30 – 40 năm, nếu chăm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


sóc tốt thi chu kỳ này còn kéo dài hơn nữa.[6]
Mặt khác, chè là cây trồng không tranh chấp ñất ñai với cây lương thực,
nó là cây trồng thích hợp với các vùng ñất trung du và miền núi. Chính vì vậy,
cây chè không chỉ mang giá trị về mặt kinh tế mà còn góp phần cải thiện môi
trường, phủ xanh ñất trống, ñồi núi trọc. Nếu kết hợp trồng rừng theo phương

thức Nông – Lâm kết hợp sẽ tạo nên một vành ñai xanh chống xói mòn rửa trôi,
góp phần bảo vệ một nền nông nghiệp bền vững.
1.1.2. Hiện trạng sản xuất chè trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Hiện trạng sản xuất chè trên thế giới
Quốc gia ñầu tiên trên thế giới phát triển sản xuất chè là Trung Quốc, sau
ñó ñược phát triển sang Nhật Bản vào những năm 805 sau Công nguyên, tiếp ñó
là vào các nước ðông Nam Á và phía Bắc Ấn ðộ rồi từ ñó sang các nước Châu
Phi và Châu Mỹ La tinh.[6]
Sản phẩm chè ñược buôn bán trên thế giới vào thế kỷ thứ XVII. Khi ñó,
các công ty của Hà Lan và Anh mua chè từ Trung Quốc và Nhật Bản ñưa sang
thị trường Châu Âu. Lúc này thị trường xuất khẩu chè chưa rộng lớn, nhưng sản
phẩm chè ñã tự khẳng ñịnh ñược vị trí và chỗ ñứng của mình trên thị trường
Quốc tế.
ðến nay chè ñã ñược trồng ở 58 quốc gia với quy mô khác nhau, phân bố
ở khắp 5 Châu như sau:
- Châu Á: Châu Á có 20 nước trồng chè bao gồm: Trung Quốc, Ấn ðộ,
Srilanka, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Iran, Việt Nam, Malaysia,
Philipin, Nepal, Triều Tiên, Pakistan, Afganistan, Azerbaijan, Campuchia, Nhật
Bản, Myanma, Thái Lan và Lào.
- Châu Phi có 21 nước gồm: Kenya, Malawi, Uganda, Tanzania, Mozambic,
Ruanda, Zaire, Nam Phi, Congo, Cameroon, Burundi, Maroc, Algerie, Zimbabwe,
Maustius, Mali, Ghine, Moorrix, Ai Cập, Roodezia và Abitxini.
- Châu Mĩ có 12 nước bao gồm: Argentina, Brazin, Peru, Colombia,
Ecuador, Guatenmala, Paraguay, Jamaica, Mexico, Bolivia, Guyana và Mĩ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


- Châu ðại Dương có 3 nước sản xuất chè ñó là các nước: Papua,

Tanghine, Fiji và Australia.
- Châu Âu chỉ có ở Liên Xô cũ (Grudia) và Bồ ðào Nha.
Trong 5 châu trên, thì châu Á giữ vị trí chủ ñạo về diện tích và sản lượng,
sau ñó là châu Phi và ít nhất là châu ðại Dương.
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích, năng suất, SL chè thế giới (1959 – 2009)
Năm

Diện tích
(1.000 ha)

Năng suất
(tạ khô/ha)

Sản lượng
(1.000 tấn)

1959

832,0

8,97

746,3

1969

1.016,0

10,00


1.016,0

1979

1.897,1

7,73

1.466,1

1989

2.403,2

9,13

2.194,1

1999

2.430,0

10,23

2.487,0

2009

2.461,0


12,99
3.196,9
Nguồn: Theo FAO Strt Citation 2010

Trong vòng 30 năm từ 1959 ñến 1989, diện tích chè trên toàn thế giới tăng
mạnh. Năm 1959, diện chè toàn thế giới ñạt 832 nghìn ha, thì ñến năm 1989 diện
tích này ñã ñạt 2.403.2 nghìn ha. ðặc biệt là từ năm 1969 – 1979 diện tích chè
thế giới tăng khoảng 880 nghìn ha, tăng 64,6% so với giai ñoạn 1959 – 1969. Từ
năm 1989 trở lại ñây, diện tích chè ổn ñịnh, 10 năm chỉ tăng khoảng 1,0%.
Năng suất chè thế giới trong 50 năm qua có sự biến ñộng lớn. ðiển hình
là giai ñoạn 1969 – 1979, năng suất chè thế giới giảm 22,7% so với 10 năm trước
ñó. Tuy nhiên, từ sau năm 1979, năng suất chè ñã dần tăng lên và ổn ñịnh. Năng
suất ñạt 18,1 %, 12,1% và 17,0% vào những thập kỷ sau ñó. Năng suất cao nhất
là 12,99 tạ/ha vào năm 2009.
Trong 5 thập kỷ qua, sản lượng chè thế giới tăng nhanh, nhịp ñộ tăng
trưởng sau mỗi thập kỷ dao ñộng từ 13,4% ñến 49,7%. Tăng mạnh nhất là giai
ñoạn 1979 – 1989 với tốc ñộ tăng trưởng so với 10 năm trước ñạt 49,7%. Sản
lượng chè thế giới năm 2009 ñạt 3.196,9 nghìn tấn.
Năm 2011, lần ñầu tiên trong lịch sử, sản lượng chè thế giới ñã vượt qua
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


400 vạn tấn (trong ñó: Trung Quốc chiếm 35,13%; Ấn ðộ chiếm 20,7%; Kenya
chiếm 8,09%, Srilanka chiếm 7,01%)[16]. Trong 10 năm tới sản lượng thu hoạch
sẽ tăng, mặc dù không tăng mạnh như nó ñã từng ñạt. Nguyên nhân không tăng
mạnh có thể là do thiếu mưa, hạn hán xuất hiện phổ biến ở một số khu vực, giá
dầu và tình trạng thiếu lao ñộng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp[15].
Mặc dù có gần 60 nước sản xuất chè trên thế giới nhưng diện tích trồng

chè chỉ tập trung tại một số nước, trong ñó Trung Quốc là nước ñứng ñầu về diện
tích trồng chè với 38,32% tổng diện tích toàn Thế giới, tiếp ñến là Ấn ðộ
(18,08%), Srilanka (8,56%), Kenia (5,69%), Việt nam (4,14%).
Bảng 1.2. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số nước trồng chè trên
thế giới năm 2009
TT

Nước

Diện tích
(1.0000 ha)

Năng suất
(tạ khô/ha)

Sản lượng
(1.000 tấn)

1

Trung Quốc

943,1

8,70

821,0

2


Ấn ðộ

445,0

18,98

845,0

3

Srilanca

210,7

14,38

303,0

4

Kenia

140,0

20,71

290,0

5


Nhật Bản

47,0

20,21

95,0

6

Việt Nam

102,0

9,51

97,0

Toàn thế giới

2.461,0

12,99
3.196,9
Nguồn: Theo FAO Strt Citation 2010

Qua bảng 1.2 ta thấy:
Nước có diện tích chè lớn nhất là Trung Quốc với 943,1 nghìn ha, chiếm
38,32% diện tích chè thế giới. Tuy nhiên, năng suất chè của Trung Quốc không
cao chỉ ñạt 8,7 tạ/ha. Vì vậy, sản lượng chè của Trung Quốc chỉ ñạt 821 nghìn

tấn, chiếm 25,68% sản lượng chè thế giới.
Ấn ðộ là nước có diện tích ñứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Nhưng nhìn chung năng suất của Ấn ðộ tương ñối cao, ñạt 18,98 tạ/ha. Sản
lượng chè ñạt 845 nghìn tấn chiếm 26,43% sản lượng chè thế giới.
Các nước như Srilanca, Kenia có diện tích trong khoảng 140 – 210 nghìn ha,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


năng suất chè tương ñối khá. Vì vậy, sản lượng chè của 2 nước này lần lượt ñứng
thứ 3 và thứ 4 thế giới, chiếm 9,48% và 9,07% sản lượng chè thế giới.
Tỷ lệ xuất khẩu ngành chè tăng trung bình 2,31% trong thời gian từ 1991
– 2000 (Từ 1.078 triệu tấn lên 1.324 triệu tấn). Thập niên tiếp theo, tốc ñộ tăng
trưởng cũng không có sự thay ñổi so với 10 năm trước, năm 2001 xuất khẩu 1,4
triệu tấn, năm 2010 xuất khẩu 1,73 triệu tấn.
Tỷ lệ xuất khẩu chè tại các quốc gia có sự khác biệt, Srilanka và Kenia là
hai nước có diện tích sản xuất chè nhỏ nhưng chủ yếu là phục vụ mục ñích xuất
khẩu vì vậy tỷ lệ xuất khẩu chè lớn, tỷ lệ xuất khẩu chè mỗi nước khoảng 20%.
Trung Quốc và Ấn ðộ có diện tích chè lớn nhất thế giới nhưng chủ yếu chè sử
dụng cho nhu cầu trong nước vì vậy tỷ lệ xuất khẩu chè thấp hơn so với Srilanca
và Kenia. Trung Quốc có tỷ lệ xuất khẩu chè ñạt 17%, tiếp theo là Ấn ñộ 14%,
các quốc gia còn lại chỉ chiếm 23%. Năm nước sản xuất chè chính trên thế giới
chiếm 84% kim ngạch xuất khẩu ngành chè toàn thế giới.
Nhập khẩu hoặc tái nhập khẩu ngành chè cũng tăng tương tự hoạt ñộng
xuất khẩu, giai ñoạn 1991-2000, xuất khẩu tăng 1,7%, từ 1,093 triệu tấn lên 1,27
triệu tấn. Giai ñoạn 2001-2010, tỷ lệ nhập khẩu có tăng lên nhưng không ñáng
kể, ñạt 2,18%, tăng từ 1,33 triệu tấn lên 1,618 triệu tấn.
1.1.2.2 Hiện trạng sản xuất chè ở Việt Nam
a. Lịch sử phát triển cây chè

Việt Nam nằm trong vùng gió mùa ðông Nam Á, cái nôi của cây chè, cây
chè ñược trồng ở Việt Nam từ rất lâu do có nhiều ñiều kiện khí hậu thuận lợi cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Chè ñược trồng ở vĩ tuyến 11,5-22,5 ñộ
bắc và chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300 m, vùng giữa 300-600 m, vùng cao
600-trên 1000 m, nên chất lượng chè rất tốt.
Giống chè bản ñịa gồm 2 giống Trung Du và Shan, làm ñược chè xanh và
chè ñen; ñặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng, ñược
thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra còn những giống chè tốt làm chè ñen,
chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, ðài Loan, Nhật Bản, ấn ðộ và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


Srilanka, Inñônêxia.
- Thời kỳ trước Pháp thuộc:
Theo tài liệu Hán Nôm về Nông nghiệp Việt Nam và Vân ðài loại ngữ
của Lê Quý ðôn thì từ thời các vua Hùng dựng nước, các dân tộc Việt Nam ñã ñể
lại cho ngày nay 2 cùng chè lớn là:
+ Vùng chè tươi ở châu thở sông Hồng và các vùng ñồi núi thấp cung cấp
chè tươi, chè nụ, chè Bạng, chè Huế cho người tiêu dùng.
+ Vùng chè rừng của ñồng bào các dân tộc Dao, Tày, Nùng, H’Mông ở
núi cao phía Bắc dùng làm thuốc, cung cấp chè Mạn, chè Chi theo hướng tự
cung, tự cấp.
- Thời kỳ pháp thuộc (1882 – 1945)
Khi người Pháp chiếm ðông Dương, người dân ñã biết sản xuất chè,
nhằm khai thác tiềm năng phát triển cây trồng nhiệt ñới ở Việt Nam.
+ ðồn ñiền sản xuất chè ñầu tiên ñược thành lập tại Tĩnh Cương - Phú
Thọ với diện tích khoảng 60 ha, nhằm sản xuất chè xuất khẩu sang Châu Âu.
+ Năm 1918, trạm nghiên cứu Nông nghiệp ñầu tiên ñược thành lập tại

Phú Hộ - Phú Thọ, chuyện nghiên cứu về phát triển chè, các kỹ thuật nông
nghiệp và công nghệ chế biến chè của Indonexia, Srilanca ñã ñược nghiên cứu áp
dụng với nhiều thiết bị chế biến nhập từ Anh.
+ ðến tháng 8 – 19845, Việt Nam ñã có 13.505 ha chè, hàng năm sản xuất
ra 6.000 tấn chè khô, chè ñen xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi. Chất lượng chè
của Việt Nam ñược ñánh giá tốt, tương ñương với chè Ấn ðộ, Srilanca và Trung
Quốc.[6]
- Thời kỳ 1954 – 1990
Sau khi Hòa Bình lập lại, cây chè ñược ñánh giá là cây có giá trị kinh tế
cao, có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc Việt
Nam. Nhiều nông trường Quốc doanh ñược thành lập với sự tham gia của các
ñơn vị bộ ñội như: Nông trương Vân Lĩnh, nông trường Phú Sơn, ðoan Hùng…
Nhiều nhà máy chè ñen, chè xanh cũng ñược thành lập với thiết bị tiên tiến ñồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


bộ nhập từ Liên Xô, Trung Quốc.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật ñược ứng dụng vào sản xuất góp phần làm cho diện
tích, năng suất, sản lượng chè ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh. Sản phẩm chè
chủ yếu là chè xanh và chè ñen xuất khẩu sang các nước liên xô cũ và ðông Âu.
- Từ năm 1990 ñến nay
Sau năm 1990 do biến ñộng tại thị trường Liên Xô cũ và ðông Âu, sản
xuất chè ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thị trường Liên Xô và ðông Âu giảm
sút, thị trường mới chưa ñược mở ra hoặc công nghệ chưa kịp ñổi mới nên chưa
ñáp ứng ñược yêu cầu của thị trường mới.
Từ năm 1995 trở lại ñây, diện tích, năng suất và sản lượng chè ngày càng
tăng. ðến nay, chè thực sự là mũi nhọn, là cây trồng chiến lược của vùng trung
du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

b. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè
Hiện nay, theo số liệu báo cáo của Cục Trồng trọt, diện tích chè cả nước
tính ñến năm 2011 ñạt khoảng 126,3 ngàn ha, trong ñó diện tích chè kinh doanh là
114,8 ngàn ha (tăng 1,4% so với năm 2010). Chè Việt Nam hiện ñứng thứ 5 trên
thế giới về diện tích, trong ñó các tỉnh có diện tích chè lớn là Thái Nguyên (17.000
ha), Hà Giang (16.000 ha), Phú Thọ (14.500 ha), Yên Bái (12.300 ha),… Năng
suất chè bình quân ñạt 77,4 tạ/ha/năm, tăng 5% so với năm 2010, sản lượng chè
năm 2011 ñạt gần 888,6 ngàn tấn (tăng 6,5% so với năm 2010).[2]
ðến năm 2012, diện tích chè gieo trồng ở nước ta ñạt 129 ngàn ha, trong ñó
chè sản xuất kinh doanh có 115,8 ngàn ha, năng suất bình quân ñạt 7,97 tấn búp
tươi/ha/năm. Qua ñó ta thấy, chỉ trong vòng 1 năm, tốc ñộ phát triển của cây chè
Việt Nam ñang ngày ñược tăng lên cả về diện tích và năng suất, ñây là tín hiệu
ñáng mừng cho người dân trồng chè và các nhà sản xuất.[20]
Hiện nay, chè của Việt nam ñã ñược xuất ñến gần 100 nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Những năm gần ñây, Việt Nam có ñến trên 60% tổng số chè
xuất khẩu là chè ñen còn lại gần 40% là chè xanh và các loại chè khác. Chè ñen
chế biến theo công nghệ Orthodox, phần lớn xuất sang thị trường Trung Cận
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


ðông và các nước SNG. Chè ñen chế biến theo công nghệ CTC ñược xuất sang
thị trường Châu Âu, Châu Mỹ. Chè xanh hầu như chỉ xuất ñược sang thị trường
Châu Á.
Trong năm 2012, xuất khẩu chè của Việt Nam ñạt khoảng 148 nghìn tấn,
thu về 226 triệu USD và là nước xuất khẩu chè ñứng thứ năm thế giới (sau Kenia,
Ấn ðộ, Trung Quốc và Sri Lanka) và ñứng thứ hai về sản xuất chè xanh (sau
Trung Quốc). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam thời gian qua là
Pakistan, ðài Loan, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ...[25]

Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam còn có nhiều ñiểm yếu
như chất lượng chưa cao, dư lượng nhiều ñộc tố quá mức cho phép do sử dụng
tràn lan thuốc trừ sâu và phân hoá học, nguồn nước ô nhiễm và chưa có uy tín
trên thị trường thế giới. Giá bán chè ñen của Việt Nam bình quân chỉ ñạt 1,0 - 1,1
USD/kg, trong khi giá bán bình quân các nước khác từ 1,4 – 2,2 USD/kg. Tỷ lệ
xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn ñạt thấp.
Vấn ñề ở ñây là tại sao chè của chúng ta lại khó phát triển vào thị trường
Mỹ, EU và Nhật Bản. ðã có nhiều nhà chuyên môn lý giải ñiều này, và tất cả ñều
ñi ñến thống nhất là chè của chúng ta chưa có thương hiệu, chưa khẳng ñịnh
ñược vị thế của chè Việt Nam trong thị trường này. Uống chè Việt Nam họ nghi
ngại về công tác VSATTP, chưa ñể lại ấn tượng cho người sử dụng sau khi ñã
thưởng thức chè của Việt Nam.
Trong những năm tới, mục tiêu của ngành chè Việt Nam là phát triển
thương hiệu chè Việt, thị trường tiềm năng cần hướng tới là thị trường Mỹ và
EU, nhằm có những bước nhảy về giá ñể cải thiện ñời sống người trồng chè. ðể
làm ñược ñiều này, không có cách nào khác là chúng ta phải nâng cao chất lượng
chè, sản xuất chè an toàn theo các tiêu chuẩn ñảm bảo vệ sinh (ISO, HACCP,
GMP, GAP…).
1.2. Các yêu cầu sinh thái của cây chè về ñất trồng
1.2.1. Yêu cầu sinh thái của cây chè về ñất trồng
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về ñất không nghiêm khắc lắm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


Song ñể cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn ñịnh thì ñất trồng chè phải
ñạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. ðộ pH thích hợp
cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. ðất trồng phải có ñộ sâu ít nhất là 80 cm, mực
nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.

ðất trồng chè ở nước ta phần lớn là feralit vàng ñỏ ñược phát triển trên ñá
granit, phiến thạch sét và mica. ở vùng núi phần lớn là ñất feralit vàng ñỏ ñược
phát triển trên ñá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản những loại ñất này phù hợp với
yêu cầu sinh trưởng của chè như có ñộ pH từ 4 ñến 5 có lớp ñất sâu hơn 1 mét và
thoát nước. Những ñất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng
chè cũ. Vì thế vấn ñề bón phân hữu cơ ñể bổ sung dinh dưỡng cho chè và cải tạo
kết cấu vật lý của ñất là rất cần thiết. Bên cạnh ñó, phải coi trọng việc bón ñủ và
hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho
biết trong ñất trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 ñã làm
cây chè bị hại. Bởi thế không bao giờ người ta dùng vôi ñể bón vào ñất trồng chè,
trừ trường hợp ñất có ñộ pH quá thấp, dưới 4.[22]
Quan hệ giữa ñất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu tố
quyết ñịnh và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những ñiều kiện nhất ñịnh
thì ñiều kiện dinh dưỡng của ñất có ảnh hưởng rất lớn ñến phẩm chất. Kinh
nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trưởng trên loại ñất pha cát, nhiều mùn,
thích hợp cho việc chế biến chè xanh, mùi vị của chè thành phẩm ñều tốt. Chè
trồng trên ñất nặng màu vàng thì có vị ñắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên
ñất xấu hương không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít.
ðịa hình và ñịa thế có ảnh hưởng rất rõ ñến sinh trưởng và chất lượng chè.
Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn ðộ và Nhật Bản cho thấy: chè trồng trên núi cao có
hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và ñồng bằng. Kinh nghiệm
nhận thấy chè ñược chế biến ở núi cao Srilanca có mùi thơm của hoa và hương vị
ñó không thể có ñược trong chè trồng ở khu vực thấp. Nhiều tác giả ở Liên Xô
Kharabava, Djêmukhatze ñã xác ñịnh chè trồng ở nơi có ñịa thế càng cao hơn
mặt biển (trong một chừng mực nhất ñịnh) thì khuynh hướng tạo thành và tích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11



lũy tanin càng lớn.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới
thường có ñộ cao cách mặt biển từ 500 ñến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng ở
Ấn ðộ trồng ở ñộ cao cách mặt biển 2.000 mét. Nghiên cứu của Viện Nông học
Hồ Nam (1957) cho thấy ảnh hưởng của ñộ cao so với mặt biển tới hàm lượng
tanin trong búp chè ñược thể hiện ở hình 1.1:

Hình 1.1. Ảnh hưởng của ñộ cao ñến hàm lượng Tanin trong búp chè
(Nguồn: Nghiên cứu của Viện Nông học Hồ Nam (1957) – dẫn theo Nguyễn Thị Mai
Linh)
Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở
vùng thấp. Hướng dốc có ảnh hưởng ñến khả năng tích lũy vật chất trong chè.
Dogonatze (1969) nhận thấy rằng cường ñộ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ
thuộc nhiều vào chế ñộ nhiệt. Ở hướng dốc phía nam hàm lượng tanin và chất
hòa tan trong búp chè cao hơn ở hướng dốc phía Bắc.
Ở ñộ vĩ càng cao phẩm chất và sản lượng chè càng có xu hướng giảm
thấp. Do ñộ nhiệt thấp, ñộ ẩm thấp và ngày dài ñã ảnh hưởng không tốt ñến sinh
trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè.
1.2.2. Tiêu chuẩn hàm lượng KLN trong ñất trồng chè an toàn ở Việt Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


ðất nông nghiệp bao gồm các loại ñất: ñất trồng lúa, ñất trồng cỏ dùng
vào chăn nuôi, ñất trồng cây hàng năm khác, ñất trồng cây lâu năm, ñất nuôi
trồng thủy sản, ñất làm muối, ñất nông nghiệp khác theo quy ñịnh của Chính
Phủ.[8] Cây chè là cây lâu năm và ñất trồng chè ñược xếp vào nhóm ñất nông
nghiệp nên ñịnh mức quy ñịnh giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại
nặng ñược quy ñịnh cụ thể ở bảng 1.4.

Bảng 1.3. Giới hạn hàm lượng tổng số của một số KLN trong ñất

Asen

ðất nông
nghiệp
12

ðất lâm
nghiệp
12

ðất dân
sinh
12

ðất thương
mại
12

ðất công
nghiệp
12

Cadimi

2

2


5

5

10

ðồng

50

70

70

100

100

Chì

70

100

120

200

300


Kẽm

200

200

200
300
300
Nguồn: QCVN 03:2008/BTNMT

Thông số

GAP là chữ viết tắt của Good Agriculture Practices – Thực hành Nông
nghiệp tốt, gồm những nguyên tắc thiết lập nhằm ñảm bảo một môi trường sản
xuất an toàn, sạch sẽ trong ñó thực phẩm phải ñảm bảo không chữa các tác nhân
gây bệnh như chất ñộc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng … ). Hóa
chất (kim loại nặng, hàm lượng Nitrat, dư lượng thuốc BVTV…). GAP ñã phát
triển vào những năm gần ñây trong bối cảnh những thay ñổi và toàn cầu hóa
nhanh chóng của ngành công nghiệp thực phẩm và là kết quả của nhiều mối quan
tâm, cam kết của những người quản lý sản xuất thực phẩm, an ninh lương thực,
chất lượng và an toàn thực phẩm, sự bền vững môi trường của ngành nông
nghiệp. GAP áp dụng những kiến thức sẵn có hướng ñến sự bền vững về môi
trường, kinh tế - xã hội ñối với sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản
xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng an
toàn [24]. Nhằm phục vụ mục ñích quy hoạch vùng trồng chè an toàn trên ñịa
bàn huyện ñạt tiêu chuẩn VietGap, việc ñánh giá hiện trạng ñất phục vụ sản xuất
chè an toàn tại ñịa phương là một việc làm cần thiết.
Quyết ñịnh Số 99/2008/Qð-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13


thôn ban hành ngày 15/10/2008 về việc “Ban hành Quy ñịnh quản lý sản xuất,
kinh doanh rau, quả và chè an toàn” ñã ñưa ra các quy ñịnh chè như sau:
Chè an toàn là sản phẩm chè búp tươi ñược sản xuất phù hợp với các quy
ñịnh về ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các
tiêu chuẩn GAP khác tương ñương VietGAP; ñược chế biến theo Quy trình chế
biến chè an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và mẫu
ñiển hình ñạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm quy ñịnh tại Phụ lục 3 của Quy
ñịnh này.
Vùng ñất trồng phải trong quy hoạch ñược Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa
trang, ñường giao thông lớn.
Hàm lượng một số kim loại nặng trong ñất, giá thể trước khi sản xuất và
trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt
quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 1 của Quy ñịnh này. Mức giới hạn tối ña
cho phép ở Phụ Lục 1 bằng với mức giới hạn tối ña cho phép ở QCVN:03/2008
(cột ñất nông nghiệp). Phép thử ñược dùng ở ñây là

TCVN 8467:2010

(ISO20280:2007) và TCVN 6496:2009.
1.3. Tình hình sản xuất chè an toàn trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất chè an toàn trên thế giới
Từ sau những năm 1990, ñể hỗ trợ thị trường, FAO cùng với CFC ñã ñồng
ý tài trợ cho nghiên cứu khoa học quan trọng với mục tiêu chính thức ñánh giá

những lợi ích sức khỏe của sản phẩm chè và thúc ñẩy tiêu dùng. "Diễn ñàn Thế
giới về chè" lần ñầu tiên ñã tổ chức tại New York vào năm 2002 ñể tranh luận về
những phát hiện khoa học và chuẩn bị cơ sở cho việc công bố kết quả y học tìm
ñược. Trong ñó có cách tiếp cận sản xuất mới với những quy ñịnh mới cho sản
xuất chè, cụ thể:
- Trồng chè theo phương pháp hữu cơ, không dùng phân bón và thuốc trừ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


sâu.
- Trồng cây bền vững, chăm sóc không ảnh hưởng ñến môi trường.
- Thương mại và công bằng cho nghề nông, cung cấp doanh thu thích hợp
cho nông dân.
Những nhu cầu này ñã từng bước ñược các nhà lập pháp ở châu Âu và các
quốc gia tiêu thụ quan trọng khác xem xét và trình bày một bộ quy ñịnh nghiêm
ngặt lần ñầu tiên, ñiều ñó có nghĩa là sự kiểm soát thuốc trừ sâu, và MRLs
(Lượng thuốc trừ sâu tối ña cho phép còn ñọng lại), cùng với một số chương
trình chứng nhận cho các sản phâm chè.[14]
Mặt khác, nhu cầu và thị hiếu của người dân ngày càng cao, sản phẩm chè
phải ñảm bảo về chất lượng, vì vậy sản xuất chè an toàn trên thế giới ñang ngày
càng phát triển. ðiển hình là các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn ñộ.
a. Sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc
Những năm gần ñây, Trung Quốc ñang chuyển mạnh sang sản xuất chè an
toàn, chè hữu cơ. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 6.700 ha chè an toàn, chủ yếu
là ở Triết Giang, Giang Tây, Hồ Bắc.
ðể xây dựng vùng chè an toàn, chè hữu cơ, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm ñược Trung Quốc rất coi trọng. Bắt ñầu từ nước, không khí, hàm
lượng kim loại nặng trong ñất, trong chè và dư lượng thuốc trừ sâu trong sản

phẩm chè. Nhiều xí nghiệp và sản phẩm chè ñã áp dụng quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát ñiểm tới hạn),
ñặc biệt là nhà máy chế biến chè Phổ Nhĩ của tỉnh Vân Nam. ðây là những vấn
ñề ñặc biệt quan trọng trong canh tác chè nhằm tăng sức cạnh tranh của chè trong
nội tiêu và xuất khẩu.
ðiển hình của sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc là tỉnh Triết Giang,
việc sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ của Triết Giang ñã có từ những năm 90
của thế kỷ XX, nhưng phải từ những năm 1998 ñến nay mới thực sự ñược coi
trọng. Các bước ñi trong việc thực hiện chế biến và sản xuất chè an toàn ñược
tỉnh Triết Giang thực hiện rất bài bản, ñúng cách, lộ trình phù hợp với sự phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


triển chung của cả tỉnh. Trước hết, tỉnh thực hiện việc thống nhất trong tư tưởng
nhận thức về sản xuất chè an toàn cho các ngành và cả người dân. Bắt ñầu bằng
việc mở các cuộc hội thảo, toạ ñàm về chè và chất lượng chè. Ngay từ năm 1999,
Tỉnh ñã ra văn bản cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu có dư lượng cao. Sang
năm 2000, tỉnh xây dựng lộ trình phát triển chè với khẩu hiệu “Ra sức phát triển
sản xuất chè an toàn trong phạm vi toàn Tỉnh, phát triển có ñiều kiện chè hữu
cơ”, ñồng thời tuyên truyền một cách hiệu qủa bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tận dụng ñề xuất tích cực môi giới, xúc tiến việc kịp thời nhận thức về chất
lượng vệ sinh chè cho người dân trong toàn Tỉnh, nhằm ñặt nền móng vững chắc
cho sự phát triển chè an toàn và hữu cơ của Tỉnh.
ðể phối hợp sản xuất chè an toàn, các cơ quan hữu quan có trách nhiệm ñã
tích cực hợp tác, cùng tổ chức lực lượng ñể chế ñịnh và ban hành tiêu chuẩn chè an
toàn và chè hữu cơ cấp Tỉnh (năm 2000), ñồng thời tuyên truyền và quán triệt các
tiêu chuẩn ñó, xúc tiến các ñịa phương trong tỉnh bắt ñầu triển khai nhiều ñiểm sản
xuất chè theo hướng sản phẩm an toàn và hữu cơ. Nhiều huyện trong tỉnh ñã biết

kết hợp thực tế của ñịa phương xây dựng những quy trình thực hiện tương ứng,
phù hợp (ví dụ như huyện Toại Xương ñã thông qua quy trình thao tác xây dựng
vườn chè trình diễn sản xuất an toàn của toàn Huyện và thúc ñẩy toàn diện việc
xây dựng các công trình chè an toàn).
Song song với quá trình tuyên truyền phổ biến về xây dựng các ñiểm sản
xuất chè an toàn, tỉnh Triết Giang ñã tích cực mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về
chè. Chương trình tập huấn không chỉ hướng dẫn về thu hoạch chè an toàn do Bộ
Nông nghiệp tổ chức mà còn tham gia trao ñổi thông tin, tập huấn, thực tập về
chè an toàn do ngành chè mở. ðã có hàng ngàn lượt người ñược tập huấn về kỹ
thuật chè an toàn trong một năm (Ví dụ: chỉ trong năm 2000, huyện Vũ Nghĩa ñã
tổ chức ñược 19 lớp tập huấn với hơn 1.200 lượt người tham gia, in ấn và phát
hành hơn 2.000 tài liệu kỹ thuật).
Tiếp ñó là việc xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất chè an toàn
cấp tỉnh ở Tân Xương, Khai Hoá và An Các, riêng hai huyện Khai Hoá và An
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16


×