Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm , TP. Hội An.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 70 trang )






ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG



LÊ THỊ MAI HẠNH



ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG
VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC
(Gecarcoidea lalandii)
BỀN VỮNG CUA ĐÁ
TẠI CÙ LAO CHÀM, TP. HỘI AN








Đà Nẵng - Năm 2015






ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG


LÊ THỊ MAI HẠNH


ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG
VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC
(Gecarcoidea lalandii)
BỀN VỮNG CUA ĐÁ

TẠI CÙ LAO CHÀM, TP. HỘI AN



NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. CHU MẠNH TRINH




Đà Nẵng - Năm 2015





LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Đà Nẵng, ngày 04 tháng 5 năm 2015
Tác giả


Lê Thị Mai Hạnh























LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi nhận được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của Thầy
Chu Mạnh Trinh, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu và Phát triển, Ban Quản lý Khu
Bảo tồn Biển Cù Lao Chàm. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành nhất tới thầy.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu
của các thầy cô trong Khoa Sinh – Môi trường, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
và sự hỗ trợ nhiệt tình của cộng đồng người dân Cù Lao Chàm, TP. Hội An, tỉnh
Quảng Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu đó.

Đà Nẵng, ngày 04 tháng 5 năm 2015
Tác giả


Lê Thị Mai Hạnh

















MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CỘNG ĐỒNG VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC
BẢO TỒN 3
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng 3
1.1.2. Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn 3
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÙ LAO CHÀM 5
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên 5
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội 5
1.3. NHẬN THỨC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHẬN THỨC 6
1.3.1. Khái niệm nhận thức và các khái niệm liên quan 6
1.3.2. Quá trình phát triển của nhận thức 7
1.4. GIỚI THIỆU VỀ CUA ĐÁ (Gecarcoidea lalandii) 8
1.4.1. Vùng phân bố của cua Đá (Gecarcoidea lalandii) 8
1.4.2. Đặc điểm sinh thái, sinh học của cua Đá (Gecarcoidea lalandii) 9

1.4.3. Hiện trạng khai thác cua Đá (Gecarcoidea lalandii) 10




1.5. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC BỀN VỮNG CUA ĐÁ
(Gecarcoidea lalandii) TẠI CÙ LAO CHÀM 11
1.5.1. Quá trình hình thành 11
1.5.2. Các hoạt động chính và một số kết quả đạt được 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.1.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 14
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15
2.2.1. Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác
bền vững cua Đá 15
2.2.2. Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động bảo
vệ và khai thác bền vững cua Đá 15
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 15
2.3.2. Phương pháp xác định số lượng người phỏng vấn 15
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn 16
2.3.4. Phương pháp quan sát hành vi cộng đồng: 17
2.3.5. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 19
3.1. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC BỀN VỮNG CUA ĐÁ
(Gecarcoidea lalandii) CÙ LAO CHÀM 19
3.1.1. Nhu cầu xây dựng và phát triển hoạt động bảo vệ và khai thác bền
vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm 19
3.1.2. Nội dung và ý nghĩa của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua

Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm 20




3.1.3. Mối liên hệ giữa các mức độ phát triển của nhận thức và hoạt động
bảo vệ, khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) 23
3.2. NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ
KHAI THÁC BỀN VỮNG CUA ĐÁ (Gecarcoidea lalandii) TẠI CÙ LAO
CHÀM 24
3.2.1. Mức độ biết của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền
vững cua Đá 24
3.2.2. Mức độ hiểu của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền
vững cua Đá 27
3.2.3. Mức độ chấp nhận của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác
bền vững cua Đá 29
3.2.4. Mức độ thực hiện các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua
Đá của cộng đồng 32
3.2.5. Mức độ duy trì các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá
của cộng đồng 33
3.2.6. Đánh giá mức độ nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và
khai thác bền vững cua Đá tại Cù Lao Chàm 37
3.3. Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động bảo vệ và
khai thác bền vững cua Đá tại Cù Lao Chàm 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 52





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)
IUCN
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
(International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources)
NĐ-CP
Nghị định Chính phủ
SPSS
Phần mềm thống kê phục vụ xã hội học
(Statistical Package for the Social Sciences)
TP
Thành phố
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)




DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Mức độ ưu tiên của các biện pháp đã đề xuất……………………… …45

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Các yếu tố tác động đến quá trình nhận thức – ý thức của cộng đồng

người dân Cù Lao Chàm trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá 7
Hình 1.2: Quá trình phát triển của nhận thức 8
Hình 1.3: Mô tả quá trình quản lý, sử dụng và bảo vệ cua Đá tại Cù Lao Chàm 12
Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu Cù Lao Chàm 14
Hình 2.2: Tỉ lệ mẫu phỏng vấn theo nghề nghiệp 17
Hình 2.3: Tỉ lệ mẫu phỏng vấn theo độ tuổi 17
Hình 3.1: Nguyên nhân – hậu quả suy giảm nguồn lợi cua Đá 19
Hình 3.2: Cơ sở của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá 21
Hình 3.3: Mối liên hệ giữa các mức độ phát triển nhận thức và hoạt động bảo vệ và
khai thác bền vững cua Đá…………………………………………………… 24
Hình 3.4. Mức độ biết của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững
cua Đá 25
Hình 3.5: Mức độ hiểu của cộng đồng về về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững
cua Đá 28
Hình 3.6: Sự lựa chọn của cộng đồng về cua Đá dán nhãn sinh thái 30
Hình 3.7: Nguyên nhân giải thích sự lựa chọn của cộng đồng về cua Đá dán nhãn
sinh thái và không dán nhãn sinh thái 31
Hình 3.8: Mức độ “Thực hiện” các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá
của cộng đồng 33
Hình 3.9: Nguyên nhân cộng đồng cho rằng số lượng cua Đá đang suy giảm…… 34
Hình 3.10: Hoạt động khai thác lén lút cua Đá bởi người dân địa phương…….… 35




Hình 3.11: Hoạt động buôn bán lén lút cua Đá tại một cơ sở homestay ……… 35
Hình 3.12:Mức độ chuyển biến nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và
khai thác bền vững cua Đá tại Cù Lao Chàm 37
Hình 3.13: Mức độ chuyển biến nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và
khai thác bền vững cua Đá theo yếu tố nghề nghiệp 38

Hình 3.14: Mức độ chuyển biến nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và
khai thác bền vững cua Đá theo yếu tố độ tuổi 40
Hình 3.15: Mô hình xây dựng biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng 41
Hình 3.16: Các biện pháp nghiên cứu đề xuất 43
Hình 3.17: Nhu cầu của cộng đồng đối với các biện pháp đã đề xuất 43
1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cù Lao Chàm hay còn gọi là xã đảo Tân Hiệp, thuộc TP. Hội An, tỉnh Quảng
Nam là một địa điểm phát triển du lịch sinh thái mạnh mẽ với khí hậu thuận lợi và
hệ động thực vật đa dạng và phong phú như tôm hùm, cua Đá, bào ngư….
Trong đó, cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm là loài động vật
biển quan trọng, có đóng góp đáng kể vào sinh kế của người dân địa phương. Tuy
nhiên, do sức ép của du lịch, cua Đá đang dần bị khai thác kiệt quệ. Số lượng cua
Đá đã và đang suy giảm, thậm chí có thể giảm đến 80% so với trước đây [10].
Để khắc phục tình trạng nguy cấp đó, năm 2009, UBND thành phố Hội An
đã ban hành Chỉ thị 04 về việc tạm dừng khai thác, vận chuyển, buôn bán cua Đá
nhằm phục hồi đối tượng này tại xã Tân Hiệp [14]. Năm 2010, với sự phối hợp của
Quỹ Môi trường toàn cầu và TP. Hội An, chính quyền địa phương Cù Lao Chàm đã
triển khai hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá dựa vào cộng đồng [12].
Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, một số hoạt động khai thác và
buôn bán trái phép cua Đá đã và đang diễn ra, đặc biệt là mùa du lịch từ tháng 3 đến
tháng 9 hằng năm [12], [14]. Hoạt động trái phép trên không chỉ gây ảnh hưởng tiêu
cực đến sự phát triển của hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá mà còn
làm nổi bật lên vai trò của cộng đồng cũng như sự tham gia của cộng đồng trong
công tác bảo tồn.
Muốn thu hút sự tham gia đó, cộng đồng cần phải có nhận thức nhất định.

Điều tra và đánh giá mức độ nhận thức cộng đồng trở thành một yếu tố quan trọng,
một nhu cầu cấp thiết để giúp cộng đồng thực hiện các hành vi tích cực ra bên ngoài
và đề xuất các công tác bảo tồn cua Đá phù hợp.
Chính vì vậy, để góp phần bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá cũng như
thúc đẩy sự phát triển bền vững dựa vào cộng đồng tại Cù Lao Chàm, tôi tiến hành
thực hiện đề tài nghiên cứu “Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ
và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm, TP. Hội
An”.
2



2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung
Góp phần bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại
Cù Lao Chàm dựa vào cộng đồng.
Mục tiêu cụ thể
Điều tra và đánh giá nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai
thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm.
Đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động bảo vệ và
khai khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm.

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp thông tin khoa học về mức độ nhận thức của cộng đồng người dân
Cù Lao Chàm trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea
lalandii).
Đề xuất các biện pháp phù hợp góp phần định hướng công tác bảo tồn trong
tương lai, góp phần bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại
Cù Lao Chàm dựa vào cộng đồng.


3



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CỘNG ĐỒNG VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG
TÁC BẢO TỒN
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng
Cộng đồng (community) là một khái niệm được xuất hiện vào năm 1940 tại
các thuộc địa Anh. Năm 1950, Liên Hiệp Quốc công nhận khái niệm cộng đồng và
khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện các
công trình viện trợ quy mô lớn về kỹ thuật, phương pháp và tài chính trong thập kỉ
50-60 [24].
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng trong đó chủ yếu được hiểu là
tập hợp những người có chung lịch sử hình thành, có chung địa bàn sinh sống, có
cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những người có cùng những đặc điểm tương tự
về kinh tế, xã hội và văn hóa. Cũng có khái niệm khác, cộng đồng là một nhóm
người có chung sở thích và lợi ích, có chung địa bàn sinh sống, có chung ngôn ngữ
(hoặc loại ngôn ngữ) và có những đặc điểm tương đồng [18]. Tùy theo lịch sử hình
thành hay đặc điểm của cộng đồng, có các loại cộng đồng sau :
Cộng đồng người địa phương là những người có quan hệ gần gũi với nhau,
thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống.
Cộng đồng những người có chung quan tâm đặc điểm, tính chất (cộng đồng
các nhà nghiên cứu khoa học, cộng đồng doanh nhân…)
Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất, màu
da (cộng đồng người dân tộc thiểu số, cộng đồng người da màu…)
Cộng đồng có quan niệm chung về các vấn đề quan hệ xã hội, có chung mục
tiêu, quan điểm chung về giá trị, cùng tham gia vào quá trình ra quyết định (cộng
đồng ASEAN, các nước Pháp ngữ…)
Trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm cộng đồng được dùng để chỉ người

dân (bao gồm nhà quản lý) đang sinh sống và làm việc tại Cù Lao Chàm, TP. Hội
An.
1.1.2. Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn
4



Cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn. Các ý kiến, đề
xuất tích cực từ cộng đồng là cơ sở để triển khai hoạt động bảo tồn tốt hơn, ngược
lại các ý kiến tiêu cực hay chưa đúng là cơ sở để nhà quản lý điều chỉnh và áp dụng
các phương thức phù hợp. Vì vậy, mức độ nhận thức và hành vi cộng đồng là các
nhân tố quyết định đến sự thành công của các công tác bảo tồn.
Bảo tồn dựa vào cộng đồng là một phong trào nổi lên vào những năm 1980
thông qua các cuộc biểu tình leo thang và đối thoại tiếp theo với các cộng đồng địa
phương bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực quốc tế để bảo vệ sự đa dạng sinh học trên
trái đất. Bảo tồn dựa vào cộng đồng là kết hợp cải thiện cho cuộc sống của người
dân địa phương trong khi bảo tồn các khu vực lại thông qua việc tạo ra các Vườn
uốc gia, nơi trú ẩn của động vật hoang dã [7], [23].
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của các khu
bảo tồn và Vườn quốc gia khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên mô
hình quản lý gắn bảo tồn đa dạng sinh học với nền văn hoá, quan điểm, lối sống của
cộng đồng địa phương. Như ở Vườn quốc gia Kakadu (Australia), những người thổ
dân không những được sống trong Vườn quốc gia một cách hợp pháp mà họ còn
được tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia thông qua các đại diện
của họ trong ban quản lý. Điều này được thực hiện theo đạo luật EPBC (Đạo luật
bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học) [7], [24]. Tại Vườn quốc gia Wasur
(Indonesia) vẫn tồn tại bốn nhóm người bản địa thuộc các bộ tộc Kanume, Marind ,
Marori và Yei với dân số ước tính là 2500 sống trong 14 bản làng. Họ dựa vào
Vườn quốc gia để sinh sống đồng thời cũng ra sức bảo vệ đa dạng sinh học nơi đây
trước các tác động tiêu cực [7], [18].

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kiến thức của người dân bản địa cũng đã bắt
đầu được quan tâm, trong đó có một số liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên
rừng. Các nhóm cộng đồng được nghiên cứu chủ yếu là các nhóm dân tộc Dao,
Mường, H’mong (Mèo), Tày, Nùng, Thái (ở vùng núi phía Bắc) và J’rai, M’nông ở
Tây Nguyên hay Cơ Tu ở Thừa Thiên - Huế. Các công trình nghiên cứu của các tác
giả Nguyễn Văn Thường (2003), Lê Thị Diên (2002), Hoàng Xuân Tý (2000), Lê
Trọng Cúc (1998), Hoàng Cầm (1998), Vương Xuân Tình (1998), Nguyễn Thị Quỳ
5



(1998) và của nhiều tác giả khác là những nghiên cứu cụ thể về kinh nghiệm và
thực hành bản địa, nghiên cứu về luật tục. Những nghiên cứu này cho thấy kiến
thức bản địa là nguồn lực quan trọng đối với bảo tồn và phát triển nếu chúng được
phát huy và kết hợp sử dụng với các kiến thức khoa học tiên tiến, phù hợp (Hàn
Tuyết Mai, 2004) [7], [24].
Trong nhiều năm qua, cả trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều nghiên
cứu quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả của các khu bảo tồn gắn liền với phát triển
xã hội. Đó là làm sao dung hòa mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và
cộng đồng dân cư [7].
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÙ LAO CHÀM
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Cù Lao Chàm hay còn gọi là xã Tân Hiệp nằm ở tọa độ địa lý từ 15º15’20”
đến 15º55’15” vĩ độ Bắc, từ 108º22’ đến 108º44’ kinh độ Đông. Là một quần đảo
bao gồm 8 đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Lá, Hòn Mồ, Hòn Nồm,
Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con [17].
Theo thống kê năm 2013, Cù Lao Chàm có tổng diện tích đất tự nhiên là
1549,13 ha và là một trong 5 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam có sự đa dạng sinh
học và có khả năng phát huy du lịch cao. Hệ thực vật biển chủ yếu là rong mứt với
76 loài thuộc 4 ngành rong và 50 ha diện tích cỏ biển. Hệ động vật biển bao gồm 66

loài thân mềm, các loại ốc; 270 loài cá; 200 ha diện tích san hô phân bố ở phía tây
đảo, Ngoài ra, còn có các loài sinh vật có giá trị kinh tế như tôm hùm, cua Đá,
cầu gai đen, hải sâm, trai tai tượng, [17].
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội
Cù Lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát
triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây phương xưa thường ghi Cù Lao
Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa".
Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với
các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm
[9].
6



Theo Niên giám thống kê thành phố Hội An, dân số Cù Lao Chàm tính đến
năm 2013 là 2265 người, mật độ dân số trung bình là 157 người/km
2
. Dân số tập
trung tại hòn Lao – hòn đảo lớn nhất Cù Lao Chàm và chia thành 4 thôn: thôn Bãi
Ông, thôn Bãi Làng, thôn Cấm, thôn Bãi Hương. Kinh tế Cù Lao Chàm chia thành 3
lĩnh vực chủ yếu: ngư nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi. Với khí hậu quanh năm
mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên
yến sào, san hô, Cù Lao Chàm là địa điểm phát triển du lịch sinh thái mạnh mẽ và
đem lại giá trị kinh tế cao [17].
Ngày 26/5/2009, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ
sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế Chương
trình Con người và Sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc) [17].
1.3. NHẬN THỨC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHẬN THỨC
1.3.1. Khái niệm nhận thức và các khái niệm liên quan
Nhận thức và ý thức là hai khái niệm đã được nhắc đến rất nhiều nhưng để

nâng cao nhận thức và thúc đẩy quá trình phát triển từ nhận thức lên ý thức không
phải là một điều dễ dàng. Nghiên cứu này tập trung các vấn đề nhận thức, ý thức
cộng đồng, lấy con người là trọng tâm, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của
hoạt động bảo vệ và khai khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù
Lao Chàm.
Nhận thức là quá trình con người nhận biết, hiểu biết về một đối tượng nào
đó, có các mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Ý thức là sự nhận thức
đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có [4]. Giữa nhận thức và ý
thức luôn có mối quan hệ gắn kết với nhau. Nhận thức là một cơ chế tâm lý đi trước
trong hành vi có ý thức, là cơ sở để hình thành các hành vi tích cực [8]. Trước một
sự vật, hiện tượng, con người cần phải có nhận thức, biết và hiểu rõ nó là gì, nó như
thế nào và có ý nghĩa gì trong cuộc sống; để từ đó xuất hiện hành vi tích cực hoặc
tiêu cực đối với đối tượng đó.
Sau đây là các yếu tố tác động đến quá trình nhận thức – ý thức của cộng
đồng người dân Cù Lao Chàm trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá
(Gecarcoidea lalandii):
7




Hình 1.1. Các yếu tố tác động đến quá trình nhận thức – ý thức của cộng đồng
người dân Cù Lao Chàm trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá
Trong khung phân tích trên, yếu tố trọng tâm là nhận thức, ý thức của cộng
đồng Cù Lao Chàm về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá. Yếu tố này
chịu sự tác động của các yếu tố liên quan khác như tuổi, giới tính, trình độ học vấn,
điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, thị trường khách du lịch, cơ quan quản lý,
phương tiện truyền thông. Nhận thức, ý thức của cộng đồng và hoạt động bảo vệ và
khai thác bền vững cua Đá là mối quan hệ hai chiều. Khi nhận thức, ý thức cộng
đồng được nâng cao thì hoạt động sẽ ngày càng phát triển; ngược lại, các phương

thức quản lý đúng đắn của hoạt động trên cũng sẽ tác động lại yếu tố nhận thức, ý
thức cộng đồng. Hai yếu tố này luôn cần được phát triển, tồn tại song song với
nhau, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững dựa trên cân bằng lợi ích kinh tế và
bảo tồn.
1.3.2. Quá trình phát triển của nhận thức
Quá trình phát triển từ nhận thức lên ý thức là một quá trình dài, không chỉ
chú trọng vào quá trình phổ biến thông tin mà còn hướng tới chia sẻ nhận thức, thay
đổi thái độ, hành vi về một phương thức sống bền vững.
Trong nghiên cứu này, quá trình phát triển của nhận thức được chia thành 5
mức độ: biết, hiểu, chấp nhận, thực hiện và duy trì. Điều này cũng phù hợp với diễn
biến tâm lý con người đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước đó [4]. Với
những mức độ khác nhau, nhận thức phát triển từ những bước đầu như biết, hiểu,
8



chấp nhận cho đến bước biểu hiện của ý thức là thực hiện và duy trì. Trong quá
trình xây dựng và nâng cao nhận thức cộng đồng, các thông tin đưa ra không chỉ để
cộng đồng biết, mà còn phải hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của nó. Từ đó, thuyết phục
cộng đồng chấp nhận, thực hiện các hành vi tích cực, và duy trì các hành vi đó
thành thói quen, tập quán, phương thức sống bền vững.

Hình 1.2. Quá trình phát triển của nhận thức
Qua quá trình phát triển từ nhận thức lên ý thức, ta có thể thấy rằng nhận
thức đóng một vai trò quan trọng, nó chi phối thái độ, hành động biểu hiện ra bên
ngoài, và tạo nên ý thức. Hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá tại Cù Lao
Chàm chỉ thật sự bền vững khi thú hút được sự quan tâm và chấp hành từ cộng
đồng, cộng đồng có nhận thức đúng sẽ tạo ra hành động đúng. Nắm bắt được mức
độ nhận thức, sự quan tâm của cộng đồng là điều quan trọng để đưa ra những đề
xuất, hoạt động bảo tồn phù hợp.

Vì vậy, nghiên cứu “Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ
và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm, TP. Hội
An” sẽ góp phần bảo vệ và khai thác hợp lý, bền vững cua Đá dựa vào cộng đồng.
1.4. GIỚI THIỆU VỀ CUA ĐÁ
(Gecarcoidea lalandii)

1.4.1. Vùng phân bố của cua Đá
(Gecarcoidea lalandii)
Cua Đá (Gecarcoidea lalandii) ở Cù Lao Chàm - Quảng Nam thuộc họ cua
(Gecarcinidae), bộ giáp xác Mười chân (Decapoda) sống ở trên cạn. Trên thế giới,
loài cua Đá (Gecarcoidea lalandii) phân bố trên các đảo ở Biển Đỏ, xung quanh
khu vực phía tây Thái Bình Dương, vịnh Bengal, đảo Chrismas, Philippin, Palau,
9



Nhật Bản, Đài Loan, Quần đảo Solomon và Fiji. Ở Việt Nam, loài cua Đá
(Gecarcoidea lalandii) có màu tím phân bố bố rộng khắp quần đảo Cù Lao Chàm,
và tập trung chủ yếu ở Hòn Lao – Hòn Cù Lao Chàm [1].
Ở Việt Nam, cua Đá là loài động vật biển quan trọng hiện diện tại Cù Lao
Chàm và đóng góp đáng kể vào sinh kế của người dân nơi đây.
1.4.2. Đặc điểm sinh thái, sinh học của cua Đá
(Gecarcoidea
lalandii)
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh
thái của cua Đá. Qua đó, ta cũng thấy được sự đa dạng và phong phú về thành phần
loài cua Đá này.
Cua Đá là loài cua ở cạn với phần lớn vòng đời ở trên đất. Không giống như
các loài giáp xác họ hàng như tôm hùm, cua Đá có màu sắc dao động từ màu xanh
đậm, đỏ, cam và đen. Cùng với sự đa dạng về màu sắc, cua Đá được tìm thấy ở

nhiều địa điểm và môi trường sống khác nhau. Một số loài cua Đá có thể được tìm
thấy qua nhiều cây số cách xa biển và hằng năm chúng phải hoàn thành quá trình di
cư ra biển của mình [19]. Điển hình như loài cua Đỏ (Gecarcoidea natalis) ở đảo
Christmas, sau gió mùa Ấn Độ Dương, chúng di cư hàng loạt, tạo thành một "thảm
sống" cua Đá. Những con cua này có thể đi 1,46 km trong một ngày và có thể đạt
tối đa là 4 km [21].
Theo nghiên cứu của Hung-Chang Liu và cộng sự, một số khía cạnh sinh sản
của cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Đài Loan, nghiên cứu đã tiến hành điều tra
đặc điểm sinh sản của cua trên bán đảo Hengchun, phía nam Đài Loan. Chiều rộng
mai cua trung bình dao động từ 57 ± 7 mm trong tổng số 287 mẫu được thu thập.
Mùa sinh sản dao động tùy thuộc vào đầu mùa mưa. Trong năm 2003, mùa sinh sản
kéo dài từ tháng sáu - tháng mười, thời gian sinh sản tương đối dài hơn so với họ
hàng của nó là Gecarcoidea natalis [20].
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu cua Đá ở Cù Lao Chàm. Theo nghiên
cứu của Mariana, năm 2006, cua Đá tại Cù Lao Chàm có tên khoa học là
Gecarcoidea lalandii, có màu tím và được phân bố rộng trên khắp quần đảo Cù Lao
Chàm, tuy nhiên tập trung nhất vẫn là tại Hòn Lao – Hòn Cù Lao Chàm. Nghiên
10



cứu đã tập trung vào một số đặc điểm sinh học và sinh thái, và đặc biệt đã làm rõ
được vòng đời sinh sống của cua Đá tại Cù Lao Chàm [11].
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Phương Anh (2011), nghiên cứu một
số đặc điểm sinh học, sinh thái của cua Đá (Gecarcoidea lalandii) ở Cù Lao Chàm,
Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định được sự phân bố, nơi ở, thành phần
thức ăn tiềm năng, tập tính dinh dưỡng, mùa sinh sản, tập tính sinh sản của loài cua
Đá (Gecarcoidea lalandii) ở Cù Lao Chàm [1]. Cua Đá (Gecarcoidea lalandii)
thường cư trú tại hai kiểu hang (hang nền đất và hang nền đá), các hang này thường
nằm dọc theo các dòng nước ngầm và nước chảy trên bề mặt hoặc nằm cách xa

nguồn nước và phụ thuộc vào sương và lượng mưa. Phổ thức ăn của cua Đá tương
đối rộng, đã xác định được 13 loài thực vật là thành phần thức ăn tiềm năng của cua
Đá trong đó có 10 loài thức ăn trong điều kiện tự nhiên và 3 loài trong điều kiện
nuôi nhốt. Mùa sinh sản của loài cua Đá ở Cù Lao Chàm là từ tháng 6 tới tháng 9
[1]. Cua Đá tuy là động vật biển nhưng lại sống trong các hang đá trên rừng. Khi
đến mùa sinh sản, cua Đá mang trứng len lõi theo những con suối, tìm về những bờ
đá ven biển đẻ trứng. Và từ đó, con non lại ven theo suối đi ngược lên rừng [10].
1.4.3. Hiện trạng khai thác cua Đá
(Gecarcoidea lalandii)

Nghiên cứu của Mariana, năm 2006, đã chỉ ra được sự tác động mạnh mẽ từ
cộng đồng và phát triển du lịch đến nguồn lợi cua Đá kể cả về số lượng và kích
thước của động vật này. Nghiên cứu còn cho biết một trong những nguyên nhân làm
gia tăng hoạt động khai thác cua Đá là do nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch. Hiện
tại, Cua Đá được bắt ở mọi kích thước. Theo số liệu thống kê năm 2005, 70% cua
Đá được bắt ở kích cỡ từ 7 – 9 cm, số còn lại có kích cỡ lớn hơn [11]. Tuy nhiên,
cua Đá hiện tại được bắt phần lớn có kích thước nhỏ từ 4 – 7 cm và bị khai thác kể
cả con mang trứng [13]. Đồng thời, nghiên cứu đã đề nghị một số nhóm giải pháp
chung về quản lý bền vững như phân vùng bảo vệ, tổ chức khai thác hợp lý và thực
hiện chương trình giám sát, phục hồi trên cơ sở cộng đồng tại Cù Lao Chàm. Tuy
nhiên, nghiên cứu chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. [10]
Theo kết quả nghiên cứu của Chu Mạnh Trinh, khi đến mùa cua Đá, trung
bình một đêm, người dân có thể bắt được từ 30 - 50 con. Cua Đá được khai thác tập
11



trung nhất vào tháng 7 và tháng 8, trên 50 con một người, một đêm. Kích thước
bình quân cua Đá bắt được từ 9 - 10cm, tính theo chiều ngang mai cua. Trong đó,
con lớn nhất đã từng được khai thác có kích thước 17cm, con nhỏ nhất được bắt có

kích thước là 2 cm [11]. Trước đây người dân chỉ bắt cua Đá vào tháng 5 để ăn,
vào tháng 7 cua mang trứng thì người dân không bắt. Hiện nay do nhu cầu tiêu thụ
quá lớn, cua Đá bị khai thác quanh năm, trong đó tập trung từ tháng 4 đến tháng 8
[13].
Trước tình hình đó, năm 2009, UBND thành phố Hội An đã ban hành Chỉ thị
04 về việc tạm dừng khai thác, vận chuyển, buôn bán cua Đá tại Cù Lao Chàm
nhằm để phục hồi đối tượng này tại xã Tân Hiệp. Tuy nhiên, trên thực tế cua Đá vẫn
bị bắt, khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép tại Cù Lao Chàm, nhất là trong
mùa du lịch từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Mặc dù, chính quyền địa phương đã
và đang có nhiều hoạt động giám sát, ngăn chặn, xử lý, nhưng cua Đá vẫn bị khai
thác lén lút và kết quả là khó có thể kiểm soát và dự báo được sự phục hồi của cua
Đá tại Cù Lao Chàm [14].
1.5. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC BỀN VỮNG CUA ĐÁ
(Gecarcoidea lalandii)
TẠI CÙ LAO CHÀM
1.5.1. Quá trình hình thành
Năm 2010, phối hợp với Quỹ Môi trường Toàn Cầu và thành phố Hội An,
Hội Nông dân xã Tân Hiệp đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình cộng đồng bảo
vệ và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) Cù Lao Chàm”. Dự án
được tiến hành từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012. Trong thời gian 3 năm dự án đã
cùng với cộng đồng và chính quyền địa phương nghiên cứu xây dựng được khung
lý thuyết nhằm vận động người dân tham gia bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá
tại Cù Lao Chàm. Thông qua các hoạt động điều tra, tuyên truyền, hội thảo, hội thi
sáng tác logo xây dựng nhãn sinh thái cua Đá, thử nghiệm công năng của nhãn sinh
thái, thành lập Tổ cộng đồng, xây dựng quy ước và trang thiết bị cho hoạt động của
Tổ cộng đồng này, mô hình cộng đồng bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá tại Cù
Lao Chàm đã được hình thành [12].
12





Hình 1.3. Mô tả quá trình quản lý, sử dụng và bảo vệ cua Đá
(Gecarcoidea lalandii)Cù Lao Chàm
Năm 2013, Tổ cộng đồng bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá tại Cù Lao
Chàm ra đời. Tổ cộng này gồm 35 thành viên hoạt động theo quy ước được xây
dựng từ ý kiến đóng góp của cộng đồng và được UBND xã phê chuẩn ban hành
[12]. Cùng với chính quyền địa phương, tổ cộng đồng đã thực nghiệm một phương
thức khai thác cua Đá có kiểm soát. Cua Đá được khai thác với số lượng cho phép,
không mang trứng, theo mùa vụ và kích thước chiều ngang mai cua không nhỏ hơn
7cm. Cua Đá đạt tiêu chuẩn quy định sẽ được dán nhãn sinh thái và được bán trên
thị trường một cách hợp lệ [14]. Từ đó, hoạt động bảo vệ và khai thác vững cua Đá
(Gecarcoidea lalandii) đã được hình thành và phát triển.
1.5.2. Các hoạt động chính và một số kết quả đạt được
Hoạt động dán nhãn sinh thái cua Đá là hoạt động chính trong công tác bảo
vệ và khai thác bền vững cua Đá tại Cù Lao Chàm. Nhãn sinh thái cua Đá tại Cù
Lao Chàm có 2 công năng lớn đó là: công cụ để quản lý về số lượng, kích cỡ cua
được đánh bắt bởi cộng đồng và phương tiện truyền thông để bảo tồn và phát triển
bền vững đối tượng quý này tại đảo Cù Lao Chàm [3].
Năm 2013, được sự cho phép của chính quyền địa phương, hoạt động bảo vệ
và khai thác bền vững cua Đá tại Cù Lao Chàm đã được vận hành thử nghiệm. Cua
Đá được các thành viên của Tổ cộng đồng khai thác theo số lượng và kích thước
13



quy định. Những con cua có kích thước chiều ngang mai cua từ 7 cm trở lên, không
mang trứng, khai thác trong thời gian từ ngày 1/3 đến 31/7 hằng năm sẽ được dán
nhãn sinh thái. Những trường hợp khai thác cua Đá không tuân thủ theo Quy ước
của cộng đồng đã bị xử lý theo quy định của Chỉ thị 04 [12].

Năm 2014, để hỗ trợ cho sự phát triển này của quá trình quản lý, sử dụng và
bảo vệ cua Đá tại Cù Lao Chàm, với sự tài trợ của IUCN mà cụ thể là chương trình
MFF, Hội Nông dân xã Tân Hiệp đã và đang tiếp nhận một dự án mới nhằm điều
phối hoạt động của Tổ cộng đồng khai thác cua Đá thông qua đối thoại cơ chế chia
sẻ lợi ích, trách nhiệm và nâng cao năng lực quản lý nguồn tài nguyên cua Đá giữa
4 nhà quản lý, doanh nghiệp, khoa học và người dân [14]. Hoạt động đã được sự
quan tâm của cộng đồng bao gồm sự tham gia từ chính quyền thông qua các quy
định, chỉ thị, sự hợp tác với các nhà tài trợ quốc tế về bảo tồn cua Đá; từ các nhà
khoa học thông qua số lượng và chất lượng nghiên cứu tăng lên trong những năm
gần đây; từ người dân thông qua sự hoạt động của Tổ cộng đồng khai thác, bảo vệ
bền vững cua Đá và doanh nghiệp qua các hoạt động kinh doanh cua Đá hợp pháp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động trên đang đối mặt với những
thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững thông qua bảo tồn cua Đá. Theo
kết quả khảo sát giữa tháng 7 và đầu tháng 8 năm 2014, cho thấy rằng hoạt động
đang đối mặt với nhiều trở ngại hằng ngày. Một số trường hợp khai thác trái phép
và buôn bán lén lút cua Đá không dán nhãn sinh thái đã và đang xảy ra, công tác
tuần tra, giám sát còn lỏng lẻo [14]. Và hoạt động đó sẽ còn tiếp diễn mạnh mẽ hơn
nữa khi trong quá trình phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm, kinh tế và môi
trường địa phương chưa được đảm bảo; sinh kế người dân và các hoạt động bảo tồn
tài nguyên địa phương chưa được cân bằng. Để góp phần khắc phục hạn chế đó,
việc nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng một cộng đồng tích cực trong hoạt
động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá trở thành một nhu cầu cấp thiết.
Vì vậy, nghiên cứu “Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ
và khai thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm, TP. Hội
An” đã được thực hiện và là một cơ sở khoa học để góp phần bảo vệ và khai thác
bền vững cua Đá tại Cù Lao Chàm, TP. Hội An.
14




CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá
(Gecarcoidea lalandii) tại Cù Lao Chàm, TP. Hội An.
Trong đề tài nghiên cứu này, cộng đồng được dùng để chỉ người dân (bao
gồm nhà quản lý) đang sinh sống và làm việc tại Cù Lao Chàm, TP. Hội An.
2.1.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại quần đảo Cù Lao Chàm và tập trung tại 4 thôn
có dân cư sinh sống, bao gồm: thôn Cấm, thôn Bãi Làng, thôn Bãi Ông, thôn Bãi
Hương.

Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu Cù Lao Chàm
Nguồn: [6]
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 7/2014 đến tháng 4/2015.
24/7/2014 - 24/9/2015: Xây dựng đề cương nghiên cứu
25/9/2014 - 25/1/2015: Thiết kế phiếu khảo sát, phỏng vấn thử, kiểm tra bảng hỏi
26/1/2015 - 27/3/2015: Phỏng vấn và thu thập số liệu
CÙ LAO CHÀM
H. Khô Mẹ
H. Khô Con
Hòn Lá
Hòn Giai
Hòn Mồ
Hòn Tai
Hòn Ông

Bãi Bấc
Bãi Ông

Bãi Làng
Bãi Xếp
Bãi Chồng
Bãi Bìm
Bãi Hương
Khu vực có dân cư sinh sống

UBND xã Tân Hiệp

15



28/3/2015 - 30/4/2015: Thống kê, phân tích dữ liệu và viết báo cáo
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Điều tra nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai
thác bền vững cua Đá
(Gecarcoidea lalandii)

Nội dung điều tra nhận thức của cộng đồng về các hoạt động bảo vệ và khai
thác bền vững cua Đá (Gecarcoidea lalandii) bao gồm các nội dung mô tả, xác định
và đánh giá các mức độ biết, mức độ hiểu, mức độ chấp nhận, mức độ thực hiện và
mức độ duy trì về các hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá tại Cù Lao
Chàm.
2.2.2. Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt
động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá
Sau khi phân tích dữ liệu thu thập, xác định các vấn đề tồn tại, nghiên cứu đề
xuất các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động bảo vệ và khai
thác bền vững cua Đá. Các biện pháp này đã được tham vấn ý kiến bởi cộng đồng
qua hoạt động khảo sát và được phân tích, sắp xếp theo các mức độ ưu tiên phù hợp.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp này áp dụng để thu thập số liệu, thông tin thứ cấp từ các nghiên
cứu trước đây về đặc điểm sinh học, sinh thái của cua Đá trong và ngoài nước cũng
như hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững cua Đá dựa vào cộng đồng. Đồng thời,
những thông tin này được tham khảo để thiết kế bảng câu hỏi và viết báo cáo.
2.3.2. Phương pháp xác định số lượng người phỏng vấn
Nghiên cứu xác định số lượng người phỏng vấn dựa trên công thức của
Nancy J. Helen F. Clair E, 2004 [22]:
n =




Trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra
N: Số lượng tổng thể
e: Sai số tiêu chuẩn (mức độ chính xác mong muốn)

×