Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu sự phân bố, số lượng và tần suất gặp loài vọoc chà vá chân nâu(Pygathrix Nemaeus) tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG





LÊ THỊ TRÂM




NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ, SỐ LƯỢNG VÀ TẦN SUẤT GẶP LOÀI
VOỌC CHÀ VÁ CHÂN NÂU (PYGATHRIX NEMAEUS)
TẠI BÁN ĐẢO SƠN TRÀ, ĐÀ NẴNG









Đà Nẵng – Năm 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG





LÊ THỊ TRÂM



NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ, SỐ LƯỢNG VÀ TẦN SUẤT GẶP LOÀI
VOỌC CHÀ VÁ CHÂN NÂU (PYGATHRIX NEMAEUS)
TẠI BÁN ĐẢO SƠN TRÀ, ĐÀ NẴNG

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường



Người hướng dẫn: ThS. Trần Hữu Vỹ





Đà Nẵng – Năm 2015










LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu và kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả khóa luận


Lê Thị Trâm



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự quan tâm và
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn đa
dạng sinh học Nước Việt Xanh. Vì vậy tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
người hướng dẫn là ThS. Trần Hữu Vỹ - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn đa
dạng sinh học Nước Việt Xanh và ThS. Trần Ngọc Sơn đã giúp tôi trong suốt
quá trình tôi thực hiện bài khóa luận của mình. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm
ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Sinh -Môi trường và các thầy cô giáo
trong suốt thời gian học tập.
Tôi cũng đặc biệt xin cảm ơn anh Triệu Trân Huân đã giúp tôi trong việc
xử lý số liệu sau khi đi thực địa. Đồng cảm ơn bạn Võ Thị Thu Thảo (11SS01)
là người đồng hành cùng tôi trong việc đi nghiên cứu và thu thập số liệu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh
học Nước Việt Xanh và hội động vật học FrankFurt đã hỗ trợ cho tôi về tài liệu
tham khảo cũng như cơ sở vật chất để tôi hoàn thành tốt nghiên cứu của mình.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên


Lê Thị Trâm






MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu linh trưởng tại Việt Nam 3
1.2. Đa dạng linh trưởng Việt Nam 5
1.3. Tổng quan về loài Voọc chà vá chân nâu 7
1.3.1. Một số đặc điểm của loài Voọc chà vá chân nâu 7
1.3.2. Các mối đe dọa chính đến Voọc chà vá chân nâu 9
1.3.3. Tình trạng bảo tồn loài 10
1.3.4. Tình hình nghiên cứu VCVCN ở bán đảo Sơn Trà. 11
1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 12
1.4.1. Vị trí điạ lý 12
1.4.2. Địa hình - địa mạo 14
1.4.3. Thủy văn 15
1.4.4. Khí hậu 15
1.4.5. Thảm thực vật rừng 17
1.4.6. Khu hệ động vật rừng 18
1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 18
1.5.1. Dân số và phân bố 18
1.5.2. Tình hình sử dụng đất của quận Sơn Trà 19

1.6. Công tác tổ chức quản lý tại bán đảo Sơn Trà 22
1.6.1. Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng 22
1.6.2. Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 24
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25


2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.3.1. Phương pháp kế thừa 25
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn 25
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 26
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 28
3.1. Đặc điểm phân bố của loài Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus)
tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. 28
3.1.1 Bản đồ phân bố các tuyến khảo sát VCVCN tại bán đảo Sơn Trà 28
3.1.2 Đặc điểm phân bố của loài VCVCN (P. nemaeus) 28
3.1.3 Sự phân bố của VCVCN (P. nemaeus) trên các tuyến khảo sát 32
3.1.4 Sự phân bố của loài VCVCN (P. nemaeus) theo khu vực nghiên cứu
trên bán đảo Sơn Trà. 35
3.1.5 Sự phân bố của loài VCVCN (P. nemaeus) theo đai độ cao 38
3.2. Số lượng và tần suất gặp VCVCN (P. Nemaeus) tại bán đảo Sơn Trà 41
3.2.1. Mật độ cá thể và số lượng VCVCN tại bán đảo Sơn Trà 41
3.2.2. Tần suất bắt gặp loài VCVCN trên tuyến nghiên cứu 42
3.3. Những mối đe dọa đến sự tồn tại của VCVCN ở bán đảo Sơn Trà 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51





CHỮ VIẾT TẮT
BQL : Ban quản lý
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
KDL : Khu du lịch
TBT : Tuyến bê tông
TTR : Tuyến dưới tán rừng
VCVCN : Voọc chà vá chân nâu
VQG : Vườn quốc gia



DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Nhiệt độ và độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2012
15
1.2
Cơ cấu dân số quận Sơn Trà, Đà Nẵng năm 2009
19
1.3
Cơ cấu sử dụng đất của quận Sơn Trà

20
1.4
Cơ cấu sử dụng đất trong KBTTN Sơn Trà
20
3.1
Sự phân bố của loài VCVCN theo TTR và TBT
33
3.2
Sự phân bố của loài VCVCN theo khu vực
36
3.3
Độ cao tại các vị trí gặp VCVCN ở bán đảo Sơn Trà
38
3.4
Khoảng cách gặp loài VCVCN tại bán đảo Sơn Trà
41 - 42
3.5
Tần suất gặp VCVCN tại bán đảo Sơn Trà.
43




DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu bảng
Tên hình
Trang
1.1
Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaues) tại bán
đảo Sơn Trà

8
1.2
Bản đồ phân bố loài VCVCN (Pygathrix nemaeus)
tại Việt Nam
9
1.3
Vị trí địa lí bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)
13
1.4
Biểu đồ so sánh lượng mưa Đà Nẵng và Sơn Trà
16
1.5
Bản đồ hiện trạng rừng bán đảo Sơn Trà
18
1.6
Sơ đồ các tuyến du lịch trên bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng
21
2.1
Bản đồ khu vực nghiên cứu – Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng
24
3.1
Các tuyến khảo sát sự phân bố VCVCN tại bán đảo
Sơn Trà, Đà Nẵng
28
3.2
Sự phân bố của loài VCVCN tại bán đảo Sơn Trà
29
3.3
Bản đồ phân bố của khỉ Vàng và VCVCN tại bán
đảo Sơn Trà

32
3.4
Tỉ lệ gặp các đàn VCVCN và Khỉ vàng tại bán đảo
Sơn Trà
34
3.5
Sự phân bố của VCVCN theo khu vực trên bán đảo
Sơn Trà
35
3.6
Phân bố VCVCN theo đai độ cao tại bán đảo Sơn Trà.
39
3.7
Tần suất gặp VCVCN trên tuyến khảo sát tại bán đảo
Sơn Trà.
43
3.8
Tần suất gặp VCVCN và Khỉ vàng trên tuyến
nghiên cứu tại bán đảo Sơn Trà
44
3.9
Kiểm lâm bắt quả tang ông Sơn săn bắn Voọc trái
phép tại Sơn Trà
45


3.10
Số VCVCN bị nhóm của Sơn giết hại, sấy khô
45
3.11

Tháo dây bẫy ở tuyến TTR16
46
3.12
Ghi chép số liệu về bẫy sập tại tuyến TTR14
46
3.13
Sạt lở đất đá tại bán đảo Sơn Trà
47
3.14
Khách du lịch xả rác bừa bãi trong rừng Sơn Trà
47
3.15
Resort InterContinental Da Nang ở bán đảo Sơn Trà
48
3.16
Gỡ chim bị dính bẫy ở tuyến TBT2
48
3.17
Người dân khai thác cây cà dây leo ở bán đảo Sơn Trà
48
3.18
Người dân khai thác cây Mây ở bán đảo Sơn Trà
48


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tính chất đặc thù về địa lý và khí hậu, Việt Nam là một trong những

quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều loài động vật,
thực vật, quý, hiếm, đặc biệt đa dạng thú linh trưởng. Thế giới có 612 loài và phân
loài linh trưởng thì ở Việt Nam có 25 loài thuộc 3 họ: Họ Cu li (Loridae), họ Khỉ
(Cercopithecidae) và họ Vượn (Hylobatidae) [6]. Đa số các nhà phân loại học trên
thế giới đều nhất trí rằng trong họ Khỉ có họ phụ khỉ (Cercopithecinae) và họ phụ
voọc (Colobinae). Ở Việt Nam trong phân họ phụ voọc (Colobinae) có 12 loài
thuộc 3 giống: Trachypithecus (8 loài), Pygathrix (03 loài: Chà vá chân nâu (P.
nemaeus), Chà vá chân xám (P. cinerea) và Chà vá chân đen (P. Nigripes);
Rhinopithecus chỉ có loài Voọc mũi hếch (R. avunculus) [2], [24], [29].
Thành phố Đà Nẵng hiện có 59.942 ha rừng, trong đó có 40.883 ha
rừng tự nhiên và 19.058 ha rừng trồng; độ che phủ đạt 46,6%. Thành phố Đà
Nẵng là nơi giao thoa của các tiểu vùng khí hậu, có đặc thù đa dạng về địa
hình nên mức độ đa dạng sinh học cao. Trên địa bàn thành phố có 2 khu bảo
tồn thiên nhiên (KBTTN) và 1 khu bảo vệ cảnh quan với nhiều loài động thực
vật quý hiếm gồm: KBTTN Sơn Trà, KBTTN Bà Nà – Núi Chúa, và khu bảo
vệ cảnh quan Nam Hải Vân [12].
Bán đảo Sơn Trà có tổng diện tích là 4.439 ha bao gồm 2.591,1 ha rừng
đặc dụng, có 985 loài thực vật và 287 loài động vật [1]. Với tính chất bán đảo,
có tính đa dạng sinh học đặc trưng nên được các tổ chức và nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu, đặc biệt nghiên cứu khoa học trên đối tượng Voọc chà
vá chân nâu (VCVCN) như Lippold (1977,1995) [32] ghi nhận sự tồn tại của
loài; Lippold và Vũ Ngọc Thành (2008) nghiên cứu sự phân bố, số lượng của
loài trong giới hạn KBTTN Sơn Trà (2.591.1 ha) trong năm 2006, 2007 [39];
2

Theo Larry Ray Ulibarri (2013) về đề tài Tiến sỹ “The Socioecology of Red –
shanked Doucs (Pygathrix nemaeus) in Son Tra Nature Reserve, Vietnam” đã
mô tả chi tiết về cấu trúc bầy đàn, giới tính, thành phần thức ăn, quỹ thời gian
hoạt động của VCVCN [30].
Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay chưa có công bố khoa học nào về sự

phân bố, số lượng và tần suất gặp loài VCVCN trên toàn bộ bán đảo, trong khi
mười năm trở lại đây thành phố Đà Nẵng có chính sách quy hoạch bán đảo Sơn
Trà theo hướng du lịch đã gây nhiều tác động đến môi trường sống của VCVCN
bởi loài linh trưởng này thích nghi tốt với môi trường rừng tự nhiên.
Nhằm cập nhập và cung cấp thêm thông tin mới về đặc điểm phân bố,
số lượng và tần suất gặp loài VCVCN trên toàn bộ bán đảo Sơn Trà, chúng tôi
chọn đề tài “Nghiên cứu sự phân bố, số lượng và tần suất gặp loài Voọc
chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng” để
làm cơ sở khoa học giúp bảo tồn bền vững loài linh trưởng nguy cấp, quý
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao này.
2. Mục tiêu của đề tài
- Lập được bản đồ phân bố của loài VCVCN ở bán đảo Sơn Trà;
- Xác định được đặc điểm phân bố của loài VCVCN theo tuyến, khu
vực và đai độ cao tại bán đảo Sơn Trà;
- Tính được số lượng, tần suất gặp loài VCVCN tại bán đảo Sơn Trà;
- Xác định được mối đe dọa chính đến loài VCVCN tại bán đảo Sơn Trà.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp thông tin khoa học về đặc điểm phân bố, số lượng và tần
suất bắt gặp loài VCVCN (Pygathrix nemaeus) tại bán đảo Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng để phục vụ cho công tác quản lý và bảo tồn loài tại bán đảo Sơn
Trà được tốt hơn.
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu linh trưởng tại Việt Nam

Việt Nam bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học
nước ngoài đã thực hiện một số nghiên cứu về các loài động vật hoang
dã, trong đó có các loài linh trưởng [6]. Từ năm 1960 đến nay, đã có
nhiều nghiên cứu

chuyên sâu về các loài linh trưởng được các nhà khoa học
Việt Nam thực hiện. Lịch sử nghiên cứu linh trưởng ở Việt Nam chia thành 3
giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn trước năm 1954:
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu về linh trưởng
chủ yếu được thực
hiện bởi các nhà khoa học người nước ngoài như George Finlayson (1828),
Mine-Edwards (1867 - 1874),
Morice (1904), Brousniche (1887), Billet
(1896 - 1898), Pavie (1879 - 1898),
Boutan (1900 - 1906), De Pousargues
(1904), Menegeaux (1905-1906), Delacour
(1928 - 1930), H.t Stevens
(1923 - 1924), Kelly Rooservelts (1928 - 1929),
Bourret (1942, 1944)
[6], [14], [34], [35].
Những ghi nhận về linh trưởng của Việt Nam trước năm 1954
thông
qua các cuộc điều tra và nghiên cứu thám hiểm nhằm phát hiện, mô tả loài
mới, phân loại và thống kê thành phần loài, chưa có công trình nghiên
cứu
sâu về các đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn. Hơn nữa các nghiên
cứu về linh trưởng còn bị gián đoạn trong thời kỳ đất nước kháng chiến
chống Pháp từ 1945 – 1954 [14].
- Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975:

Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (tháng 10 năm 1954), các
nghiên cứu về các loài linh trưởng đã được tiếp tục và phát triển. Ở miền Bắc
Việt Nam, các nhà khoa học là người Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc
4


điều tra, nghiên cứu về thành phần loài của các khu hệ và cả một số đặc điểm
sinh học, sinh thái các loài linh trưởng ở
nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam
trong giai đoạn 1956 - 1971 [8]. Ở miền Nam Việt Nam, có rất ít điều tra
nghiên cứu thực hiện trong thời gian này [14], [34].
Các nghiên cứu về linh trưởng có giá trị khoa học trong thời gian này
phải kể đến các công trình như: Đào Văn Tiến với công trình “Sur les formes
de semnopithèque noir Presbytis francoisi
(Colobidae, Primates) au
Vietnam et description d’une
forme nouvelle” (1970) nghiên cứu về các
phân loài của Voọc đen má trắng (Presbytis francoisi) và đã mô tả một phân
loài voọc mới - Voọc Hà Tĩnh (Presbytis francoisi hatinhensis).
Lê Hiền Hào
xuất bản cuốn “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam”,
tập 1 (1973) cung cấp
những thông tin về phân bố, đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế của 9 loài linh
trưởng ở miền Bắc Việt Nam.
Kết quả của các cuộc điều tra thú ở miền Bắc
Việt Nam đã được Đào Văn
Tiến (1985) tổng kết trong cuốn “Khảo sát thú ở
miền Bắc Việt Nam” [6], [14], [21].
- Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay
Các điều tra, nghiên cứu và các
loài linh trưởng được quan tâm và triển
khai mạnh mẽ trên các vùng của cả nước và đạt được nhiều kết quả có giá trị.
Đội ngũ cán bộ Việt Nam nghiên cứu về linh trưởng cũng phát triển và lớn
mạnh không ngừng. Nhiều nghiên cứu không chỉ bó hẹp do các cán bộ khoa
học Việt Nam tiến hành mà còn có sự hợp tác quốc tế sâu rộng với các

chuyên gia linh trưởng và các tổ chức bảo tồn quốc tế [14].
Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu, bảo
tồn và phát triển các loài linh trưởng quý hiếm đang được chú trọng. Hàng
loạt các Vườn quốc gia (VQG) và KBTTN được thành lập trên khắp cả nước
để bảo tồn đa dạng sinh vật, trong đó có các loài linh trưởng quý hiếm. Một
5

số chương trình nghiên cứu về sinh thái và tập tính của các loài linh trưởng
được tiến hành [14], [22], [35].
Nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về linh trưởng ở Việt Nam của
nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện dài hạn như: Nghiên cứu của
Hoàng Minh Đức trên loài Voọc Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) [28],
Lê Khắc Quyết trên loài Voọc mũi hếch (
Rhinopithecus
avunculus) [14], Hà
Thăng Long trên loài Voọc chà vá chân xám (P. cinerea)[31], Nguyễn Vĩnh
Thanh trên loài Voọc quần đùi trắng (
Trachypithecus
delacouri) [18], Otto
trên loài Voọc chà vá chân nâu (P. nemaeus) [37].
Kết quả của các đợt điều tra khảo sát về khu hệ linh trưởng tại các địa
phương, các vùng miền và các công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái của
các loài linh trưởng ở Việt Nam được công bố trên nhiều tạp chí khoa học
trong nước và quốc tế [14].
1.2. Đa dạng linh trưởng Việt Nam

Việt Nam có mức độ đang dạng thú linh trưởng cao, với 25 loài thuộc 3
trong số 5 họ linh trưởng của châu Á: họ Vượn (Hylobatidae), họ Khỉ và
Voọc (Cercopithecidae) và họ Cu li (Loridae) [11], [12]. Hai họ còn lại ở
châu Á không phân bố ở Việt Nam là Vượn nhảy nhỏ (Tarsiidae) và Đười ươi

(Hominidae) phân bố hẹp tại các đảo của thềm lục địa Sunda [14].
Trong số 25 loài, có 05 loài là đặc hữu của Việt Nam và 09 loài đặc
hữu Đông Dương và một vùng nhỏ ở Nam Trung Quốc. Năm loài chỉ có phân
bố ở Việt Nam (đặc hữu) là: Voọc Mông Trắng (Trachypithecus delacouri),
Voọc Cát Bà (T. poliocephalus poliocephalus), Voọc chà vá chân xám (P.
cinerea), Voọc Mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Vượn đen Tây
Bắc (Nomascus concolor) [33], [16].
6

Ở Việt Nam, họ Cu li (Loridae) chỉ có một giống (Nycticebus) với hai
loài Cu li là: Cu li lớn (Nycticebus bengalensis) và Cu li nhỏ (N. pygmaeus).
Có thể có loài thứ ba nhưng taxon này chưa được mô tả [33], [16].
Họ Khỉ (Cercopithecidae) có hai phân họ: phân họ
Khỉ (Cercopithecinae) và phân họ Voọc (Colobinae) với 4 giống: Macaca,
Trachypithecus, Pygathrix và Rhinopithecus. Tổng số có 17 loài nên đây là họ
có số loài phong phú nhất [6].
Phân họ Khỉ (Cercopithecinae) chỉ có một giống (Macaca) gồm 5 loài:
Khỉ mặt đỏ (M. arctoides), Khỉ mốc (M. assamensis), Khỉ đuôi dài (M.
fascicularis), Khỉ đuôi lợn Bắc (M. leonina), Khỉ vàng (M. Mulatta). Ngoài ra
còn có phân loài khỉ đuôi dài côn đảo (M. f. fascicularis) phân bố hẹp ở Côn
Đảo nhưng những nghiên cứu mô tả thông tin về phân loài còn ít [6].
Phân họ Voọc (Colobinae) với 12 loài chiếm 48% tổng số taxon của
linh trưởng tại Việt Nam, thuộc 3 giống: giống Trachypithecus (8 loài và phân
loài); giống Pygathrix có 3 loài: Chà vá chân nâu (P. nemaeus), Chà vá chân
xám (P. cinerea) và Chà vá chân đen (P. nigripes); giống Rhinopithecus chỉ
có một loài Voọc mũi hếch (R. avunculus) [6], [16], [33].
Họ Vượn (Hylobatidae) có 6 loài: Vượn má vàng Bắc (Nomascus
annamensis

), Vượn má vàng Nam (N. gabriellae); Vượn đen Đông Bắc

hay Vượn cao vít (N. nasutus), Vượn đen Tây Bắc

(N.concolor), Vượn đen má
trắng Bắc (N. leucogenys), Vượn đen má trắng Nam (N. siki) [33], [35].
Bên cạnh sự phong phú về số lượng loài và loài đặc hữu, Việt Nam còn
là điểm nóng về đa dạng linh trưởng với 5 loài luôn được liệt vào danh sách
“25 loài linh trưởng nguy cấp hàng đầu trên thế giới” kể từ khi danh lục này ra
đời từ năm 2001: Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc mũi
hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc Cát Bà (T. poliocephalus), Voọc chà
vá chân xám (P. cinerea) và Vượn đen Đông Bắc hay Vượn cao vít (N.
nasutus) [14], [33].
7

Thú linh trưởng ở Việt Nam đã và đang bị đe dọa, suy giảm về số
lượng và chất lượng do săn bắt, mất môi trường sống. Trong bảng đánh giá
năm 2006 của tổ chức IUCN đã kết luận có 65% các loài thú linh trưởng của
Việt Nam đang ở trong tình trạng nguy cấp và cực kì nguy cấp, vì vậy Việt
Nam là một trong những nước được ưu tiên cao nhất trên toàn cầu về bảo tồn
thú linh trưởng [24], [29].
1.3. Tổng quan về loài Voọc chà vá chân nâu
1.3.1. Một số đặc điểm của loài Voọc chà vá chân nâu
a. Đặc điểm hình thái
VCVCN là loài khỉ lớn so với những loài Voọc khác, kích thước cơ thể
dài từ 53 – 63cm, trọng lượng trung bình từ 5,3 – 11,5kg, bộ lông có năm màu
sắc khác nhau nên còn gọi là Voọc ngũ sắc. Đuôi màu trắng với kích thước
tương đương chiều dài của cơ thể. Chi sau dài hơn chi trước. Đầu không có
mào nhọn trên đỉnh. Lông trên đầu chải ngược về phía sau. Mắt hình quả hạnh
và góc mắt hơi nghiêng. Dương vật con đực trưởng thành có màu đỏ [30].
Màu sắc của con đực trưởng thành và con cái như nhau ngoại trừ ở con
đực có một túm lông trắng ở phía trên mỗi góc hình tam giác ở gốc đuôi. Bộ

lông con non có màu vàng cam, khuôn mặt hơi đỏ xanh, mắt màu vàng sáng.
Đỉnh đầu có màu hơi đỏ đen, dọc theo sống lưng có một đường màu đen. Sau
hai năm, màu sắc của loài đã có sự khác biệt rõ ràng. Bộ lông nhiều màu, đỉnh
đầu, trán màu đen. Lông mặt dày tạo thành đĩa mặt, màu từ trắng xám đến
xám. Cổ và ngực màu hung đỏ từ rực rỡ đến nhạt. Lưng màu xám nhạt hoặc
lốm đốm trắng, lông ở vai màu xám đen. Chân, tay dài, cánh tay từ khủy đến
mu bàn tay trắng xám, đùi màu đen, ống chân hung đỏ đến nâu đỏ thẫm mu
bàn chân và ngón màu đen [30].
8


b. Đặc điểm sinh học và sinh thái
Tổ chức xã hội của VCVCN gồm nhiều đàn nhỏ có thể tập hợp thành
đàn lớn. Tuy nhiên cấu trúc đàn lớn lỏng lẻo và có hiện tượng tách nhập đàn
thường xuyên. Đàn nhỏ thường gồm 01 con đực, vài con cái và con con. Tỷ lệ
đực cái thường từ 1: 1,63, trong một đàn thì tỉ lệ từ con trưởng thành, con bán
trưởng thành, con nhỡ đến con non là 3,7: 0,8: 0,8: 1,5 [30].
Kích thước đàn ở các nhóm chà vá khác nhau và liên quan đến môi
trường sống. Thức ăn của Voọc chà vá chân nâu gồm lá, hoa, quả hạt và vỏ
cây. Theo Larry Ray Ulibarri (2013), thức ăn chủ yếu của VCVCN là lá chiếm
87,8%, tiếp theo là quả và hạt (10,2%), hoa (1,6%) và vỏ cây (0,4%) [30].
Quá trình sinh trưởng của chúng tốt nhất vào giữa tháng hai và tháng
sáu, nhờ vào sự phong phú của trái cây theo mùa. Mùa sinh sản của chúng là
mùa xuân, đến mùa động dục những con đực trưởng thành đi tìm con cái
riêng cho mình. Nhiều khi, những con đực phải đánh nhau để giành lấy con
cái. Con non có lông màu vàng nhạt, ống chân màu đỏ nhạt. Đuôi và ống tay
Hình 1.1: Voọc chà vá chân nâu (P. nemaues) tại bán đảo Sơn Trà
(Ảnh: Trung tâm GreenVieet)



Hình 1.0.2: Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaues) tại bán đảo Sơn Trà
(Ảnh: Bùi Văn Tuấn)

9

có màu trắng, chúng luôn di chuyển bên cạnh con mẹ, bám chặt dưới bụng mẹ
khi di chuyển [30].
c. Phân bố
VCVCN chỉ có vùng sống giới hạn trong những tán rừng nguyên sinh
thuộc 3 quốc gia gồm Lào, Campuchia, Việt Nam. Trong đó, tại Việt Nam
loài có vùng phân bố từ Nghệ An đến Kon Tum [43].
Hình 1.2: Bản đồ phân bố của loài VCVCN [43]

1.3.2. Các mối đe dọa chính đến Voọc chà vá chân nâu
10

Trước 1967, VCVCN đã được tìm thấy trong nhiều môi trường sống
từ độ cao thấp lên địa hình đồi núi cao tới 2.000m (6.600 feet), rừng rụng
lá và rừng nhiệt đới. Tại quốc gia Lào, tổ chức WWF tìm thấy quần thể
lớn loài VCVCN trên phạm vi 3.000 km
2
ở thủy vực Nam Thiên và KBT
Hinnammo, đây là quần thể loài VCVCN lớn nhất trên thế giới, phân bố
từ 14° 25’N đến 18°38’N, nơi sống của loài trong các khu rừng nguyên
sinh và thứ sinh. Tuy nhiên loài trong tình trạng nguy cấp bị săn bắt, du
lịch, phá rừng gia tăng [40].
VCVCN bị săn bắn nhiều cho mục đích làm thực phẩm, sử dụng để làm
thuốc cũng như phục vụ cho nhu cầu làm vật nuôi. Loài linh trưởng quý hiếm
này rất dễ bị săn bắn, khi nghe tiếng súng hay phát hiện người lạ chúng không
chạy trốn mà sợ hãi núp yên một chỗ trên cây. Một mối nguy khác tác động

xấu tới số lượng của VCVCN chính là môi trường sống của loài ngày càng bị
thu hẹp do các hoạt động du lịch, dịch vụ của con người [33], [34], [36].
1.3.3. Tình trạng bảo tồn loài
Loài VCVCN thuộc nhóm IB/5 tại Nghị Định 32/2006/NĐ-CP về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [13].
Trong sách Đỏ Việt Nam (2007) và IUCN (2013), VCVCN xếp ở mức
độ nguy cấp (EN) [2].
VCVCN được liệt kê trong phụ lục I của công ước CITES (Công
ước về thương mại Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp,
phụ lục I – bao gồm những loài bị nguy cấp bị đe doạ tuyệt chủng. Việc
buôn bán, trao đổi những loài trong phụ lục này cần phải có cả Giấy phép
Xuất khẩu và Giấy phép Nhập khẩu cấp bởi Cơ quan quản lý CITES của
nước xuất khẩu và nước nhập khẩu) [42].


11

1.3.4. Tình hình nghiên cứu VCVCN ở bán đảo Sơn Trà.
Tại KBTTN Sơn Trà, trước đây có các cuộc nghiên cứu, tìm hiểu về
loài Voọc Chà vá chân nâu của J.F.T.Eydoux (1837), Phạm Nhật (1994), Van
peenen (1969), Lippold (1977,1995) [32], [38], [41]. Khảo sát của Lois K.
Lippold Vũ Ngọc Thành và cộng sự (2008) đã xác định tại Sơn Trà có 12 đàn
VCVCN với số lượng khoảng 171 và xác định sơ bộ về các khu vực phân bố
của loài [39].
Theo tài liệu: “Điều tra khu hệ động thực vật và nhân tố ảnh hưởng. Đề
xuất phương án sử dụng hợp lý khu BTTN Sơn Trà (1997)” của TS. Đinh Thị
Phương Anh và cộng sự đã ghi nhận quần thể Voọc Chà vá chân nâu (P.
nemaeus), Khỉ vàng (M. mulatta), Khỉ đuôi dài (M. fascicularis) có tồn tại tại
KBTTN Sơn Trà [1]. Ngoài ra, năm 2010 có các nghiên cứu: “Bước đầu
nghiên cứu sự phân bố và tập tính tư thế vận động của họ Khỉ voọc tại

KBTTN Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng”của Nguyễn Hồng Chung và cộng sự
đã xác định quần thể VCVCN phân bố chủ yếu ở hai sinh cảnh: rừng lá rộng
thường xanh mùa mưa nhiệt đới và rừng phục hồi còn các sinh cảnh trảng cây
bụi cỏ và sinh cảnh khu dân cư là chưa tìm thấy [3].
Kết quả “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của quần thể loài Voọc chà vá
chân nâu tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà thành phố Đà Nẵng” do sinh
viên khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư Phạm – Đà Nẵng thực hiện
cho thấy quần thể VCVCN có 3 loại kích thước khác nhau; mật độ quần thể
thay đổi khác nhau ở các sinh cảnh và các mùa; thành phần thức ăn gồm 9
loài thực vật. Nhân tố ảnh hưởng đến quần thể VCVCN là làm đường, phát
triển du lịch, thực vật gây hại; hoạt động khai thác tài nguyên rừng [23].
Năm 2013, theo Luận án tiến sĩ của Larry Ray Ulibarri về đề tài “The
Socioecology of Red – shanked Doucs (Pygathrix nemaeus) in Son Tra Nature
12

Reserve, Vietnam” đã mô tả chi tiết về cấu trúc bầy đàn, giới tính; thành phần
thức ăn; quỹ thời gian hoạt động của loài VCVCN [30].
Năm 2014 (Nguyễn Tài Thu) với đề tài “Nghiên cứu sử dụng giá thể và
chiều cao trên cây của quần thể Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus)
tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” thì loài VCVCN thường sử dụng những
cây cao nhất (vượt tầng tán) cho các hoạt động, tập tính. Chúng sử dụng ở độ
cao cao từ 5 – 19,9m [20].
Từ năm 2013 cho đến nay, Nghiên cứu sinh Jonathan Clayton phối hợp
với Đại học Đà Nẵng và Trung tâm GreenViet thực hiện đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm sinh học và thành phần vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của loài Chà vá
chân nâu tại bán đảo Sơn Trà”, kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ tốt hơn cho công
tác nuôi dưỡng loài VCVCN tại các trung tâm cứu hộ.
1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.4.1. Vị trí điạ lý
Sơn Trà là một bán đảo nằm ở phía Đông Bắc thành phố Đà Nẵng, phía

Tây Bắc giáp vịnh Đà Nẵng, Đông Bắc và Đông Nam giáp biển đông, Tây
Nam giáp đất liền và Cảng Sông Hàn [11] (hình 1.3).
Về mặt hành chính, bán đảo Sơn Trà thuộc phường Thọ Quang, quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, nằm ngang theo hướng Đông Tây và nối với đất
liền vùng nội thị của thành phố Đà Nẵng. Toạ độ địa lý: 108
0
12'45''-
108
0
20'48'' kinh độ Đông, 16
0
05'50'' - 16
0
09'06'' vĩ độ Bắc [11].
13

KBTTN thuộc bán đảo Sơn Trà được chính thức thành lập từ năm 1989
(theo Quyết định phê duyệt Luận chứng kinh tế kĩ thuật rừng đặc dụng Sơn
Trà, số 2062/QĐ-UBND ngày 12/9/1989 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng) trên cơ sở chuyển đổi Khu rừng cấm bán đảo Sơn Trà (theo Quyết định
số 41-TTg ngày 24/01/1977 của Thủ tướng Chính phủ).
Theo Quyết định số 6758/QĐ-UBND ngày 20/9/2008 của UBND thành
phố Đà Nẵng, về việc phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2008 - 2020 thì diện tích rừng đặc dụng và đất rừng đặc
dụng của riêng quận Sơn Trà là 2.591,1 ha, trong đó có 2.320 ha diện tích
rừng tự nhiên, 192,1 ha rừng trồng, 79 ha là đất trống, đồi núi trọc.
Gần đây, trong Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 8/1/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì khu dự trữ thiên nhiên bán đảo Sơn
Trà có diện tích quy hoạch là 3.871 ha. Còn trong Quyết định 1976/QĐ-TTg

ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch hệ thống rừng đặc
Hình 1.3: Vị trí địa lí bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) (Nguồn: Google Earth, 2015)
14

dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì Khu bảo tồn thiên
nhiên bán đảo Sơn Trà được quy hoạch với diện tích 2.591,1 ha.
Để thuận tiện cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng.
Rừng ở bán đảo Sơn trà được chia làm các phân khu chức năng như sau:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 2.593,1 ha nằm ở phía đông của
bán đảo, ranh giới phân cách phân khu phục hồi là đường từ Bãi Con qua đỉnh
82, theo đường lên dốc đỉnh 621 dọc đường nhựa đến đỉnh truyền hình
(647m) theo suối Heo xuống đến suối Bãi Xếp. Chức năng bảo vệ toàn bộ
diện tích rừng trung bình và hệ động thực vật còn lại đặc biệt là bảo vệ loài
Chà vá chân nâu, Khỉ đuôi dài, Chò đen, Dầu lá bóng [11].
Phân khu phục hồi: Diện tích 1.843,9 ha, nằm ở phía tây của đảo, ranh
giới giữa Bãi Con đến Bãi Xếp. Chức năng là phục hồi thảm thực vật bằng
con đường nhân tạo khoanh nuôi tái sinh và tái sinh tự nhiên. Đây cũng là
phân khu nhằn ngăn cách tác động của con người vào phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt [11].
Khu hành chính: được xây dựng ở phía dưới chân núi. Tuy nhiên hiện
nay chỉ có Văn phòng hạt kiểm lâm đặt trên đường lên đài FM còn các trạm
Bãi Nam, Bãi Bắc, Suối Đá, Tiên Sa hiện nay nằm trong diện giải tỏa thu hồi
phục vụ cho các dự án du lịch. Điều này đã gây hạn chế đối với công tác quản
lý, bảo vệ rừng [11].
Vùng đệm: là khu vực bao quanh chân núi với chiều rộng 500 m. Việc
quản lý mặt nước biển bao quanh bán đảo do ngành thủy sản và du lịch quản
lý khai thác [11].
1.4.2. Địa hình - địa mạo
Dãy núi Sơn Trà có hình dáng như một con cá, dài theo hướng Đông
Tây, các sườn chạy theo hướng Bắc Nam có độ dốc lớn từ 250 - 300, sườn

Đông Bắc dốc hơn sườn Tây Nam. Địa hình của KBTTN Sơn Trà bị chia cắt
15

mạnh bởi hệ thống suối. Đỉnh cao nhất bán đảo Sơn Trà là đỉnh Ốc cao 696m,
đỉnh truyền hình cao 647 m, đỉnh 3 quả cầu thuộc Trạm Rada 29 cao 621 m.
Bán đảo có chiều dài 13 km, chỗ rộng nhất 5 km, hẹp nhất 1,5 km [11].
1.4.3. Thủy văn
Trong khu vực bán đảo Sơn Trà có 20 con suối chảy quanh năm hoặc
theo mùa, những con suối thường xuyên chảy quanh năm. Ở sườn Bắc Sơn
Trà: có suối Hải Độ 8, Tiên Sa, Suối Lớn, Suối Sâu, Suối ông Tám, Suối Ông
Lưu và suối Bãi Bắc. Ở sườn Nam Sơn Trà: có suối Bãi Cồn, bãi Trệm, suối
Đá Bằng, suối Bãi Xếp, Suối Heo, Suối Đá, Suối Cầu Trắng [11].
1.4.4. Khí hậu
Theo đài khí tượng thủy văn Khu vực Trung Trung bộ (2012), bán đảo
Sơn Trà mang đặc điểm khí hậu chung của thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên do
tính chất bán đảo nên có một số sự khác biệt .
Nhiệt độ: Mùa hè (tháng 1- 8): nhiệt độ trung bình 28
0
C - 29
0
C, cao
nhất 37
0
C- 38
0
C, thấp nhất 27
0
C- 29
0
C. Mùa đông (tháng 9 -12): nhiệt độ

trung bình 21
0
C - 23
0
C, thấp nhất 17
0
C - 19
0
C, cao nhất 27
0
C - 29
0
C. Tổng
nhiệt độ năm 9000
0
C. Tổng số giờ nắng trong năm: 1800 - 2000 giờ.
Bảng1.1: Nhiệt độ và độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2012
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Cả
năm
Nhiệt
độ
0
C
23,1
24,3
24,6
26,9
29,4
29,6
29,1
28,1
27,7
25,9
23,7
22,5
26,2
Độ ẩm
%
84
85
83
83
77
77
77
82
83

85
88
84
82,3
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, 2012

×