Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá chất lượng nước mặt hồ cao vân thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 114 trang )



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI










NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

ðÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT HỒ CAO VÂN,
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Môi trường
Mã số : 60.44.03.01


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. PHẠM NGỌC THỤY





HÀ NỘI – 2013


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc ./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Vân







Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN


ðể hoàn thành ñược nội dung này, tôi ñã nhận ñược sự chỉ bảo, giúp ñỡ
rất tận tình của PGS.TS. Phạm Ngọc Thụy, sự giúp ñỡ, ñộng viên của các
thầy, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường. Nhân dịp này cho phép
tôi ñược bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Ngọc
Thụy và những ý kiến ñóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Tài
nguyên và Môi trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Nhà máy nước Diễn Vọng, Công ty
TNHH 1TV kinh doanh nước sạch Quảng Ninh, Xí nghiệp nước Cẩm Phả,
Ủy ban nhân dân Thành phố Cẩm Phả, phòng Tài nguyên và Môi trường,
phòng Thống kê ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Do ñiều kiện về thời gian cũng như trình ñộ chuyên môn còn hạn chế
nên trong Luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong ñược sự chỉ bảo, ñóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn ñể bài
Luận văn của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm!
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Vân




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN I: MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn ñề
1
1.2. Mục ñích của ñề tài
1
1.3. Yêu cầu
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tổng quan về nhu cầu nước sinh hoạt
3
2.1.1. Nước sinh hoạt trên thế giới
3
2.1.2. Nước sinh hoạt ở Việt Nam
5
2.1.3. Nước sinh hoạt ở Quảng Ninh
9
2.2. Những tiêu chuẩn về nước sinh hoạt
11
2.2.1. Một số tiêu chuẩn ñặc thù về nước sinh hoạt ở một số nước trên thế giới
11
2.2.2. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Việt Nam
14
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng nước sinh hoạt
15

2.4. Một số phương pháp xử lí nước sinh hoạt
17
2.4.1. Phương pháp cơ học
17
2.4.2. Phương pháp hóa lý
21
2.4.3. Phương pháp khác:
27
PHẦN III: ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu:
29


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

3.2. Nội dung nghiên cứu:
29
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
29
PHẦN. IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
4.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Cẩm Phả
32
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên
32
4.1.2. ðặc ñiểm kinh tế - xã hội
37
4.1.3. ðiều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực xung quanh hồ Cao Vân
46
4.2. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt TP Cẩm Phả

50
4.2.1. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt và nhu cầu tiêu thụ nước sinh hoạt của
TP Cẩm Phả
50
4.2.2. Tình hình quản lý nước sinh hoạt TP Cẩm Phả
53
4.3. ðiều tra về nguồn nước mặt và cấp nước sinh hoạt từ hồ Cao Vân
55
4.3.2. Chất lượng nước mặt hồ Cao Vân
55
4.3.3. Chất lượng nước sinh hoạt từ nguồn hồ Cao Vân
69
4.3.4. Dự báo một số yếu tố có thể ảnh hưởng ñến chất lượng nước Hồ Cao Vân.
70
4.3.5. Những phương pháp xử lí nước sinh hoạt hồ Cao Vân
72
4.3.6. ðề xuất các giải pháp
74
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI. 77
5.1. Kết luận:
77
5.2. Kiến nghị:
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Hệ thống các nhà máy nước trên ñịa bàn tỉnh Quảng Ninh 10

Bảng 2.2. Chỉ tiêu chất lượng nước uống của WHO 12

Bảng 2.3. ðịnh mức cấp nước cho một số ñối tượng sử dụng nước sinh hoạt tại
Nga 13

Bảng 2.4. ðịnh mức cấp nước cho khu dân cư 13

Bảng 2.5. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo ñối tượng sử dụng 14

Bảng 2.6. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo phân cấp ñô thị 15

Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu 31

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu khí hậu khu vực Hạ Long - Cẩm Phả 33

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng ñất TP Cẩm Phả 36

Bảng 4.3. Tổng hợp lao ñộng trong các ngành, lĩnh vực năm 2012 39

Bảng 4.4. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt của TP Cẩm Phả 51

Bảng 4.5. Hệ thống các trạm quản lý cấp nước trên ñịa bàn TP Cẩm Phả 54

Bảng 4.6. Diễn biến chất lượng nước Hồ Cao Vân năm 2012 - 2013 56

Bảng 4.7. Chỉ số Coliform qua các tháng trong giai ñoạn 2012 - 2013 62


Bảng 4.8. Chất lượng nước Hồ Cao Vân qua các năm 2010, 2011, 2012-2013 63

Bảng 4.9. Chất lượng nước hồ Cao Vân sau xử lý thành nước sinh hoạt giai ñoạn

2012 - 2013 69



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ ñồ Công ty TNHH 1TV kinh doanh nước sạch Quảng Ninh 11

Hình 2.2. Các thành phần cơ bản của công trình cấp nước 28

Hình 4.1. Hiện trạng sử dụng ñất của TP Cẩm Phả 37

Hình 4.2. Số lượng khách hàng tiêu thụ nước của xí nghiệp nước Cẩm Phả 52

Hình 4.3. Sơ ñồ quản lý xí nghiệp nước Cẩm Phả 55

Hình 4.4. Diễn biến pH của nước hồ Cao Vân giai ñoạn năm 2012 - 2013 58

Hình 4.5. Diễn biến ñộ mầu nước hồ Cao Vân giai ñoạn năm 2012 – 2013 59

Hình 4.6. Diễn biến ñộ ñục nước hồ Cao Vân giai ñoạn năm 2012 - 2013 60

Hình 4.7. Diễn biến ñộ cứng của nước hồ Cao Vân 61


giai ñoạn năm 2012 – 2013 61

Hình 4.8. Diễn biến sắt tổng nước hồ Cao Vân giai ñoạn năm 2012 - 2013 61

Hình 4.9. Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng nước hồ Cao Vân 62

giai ñoạn 2012 - 2013 62

Hình 4.10. Diễn biến coliform nước hồ Cao Vân giai ñoạn 2012 - 2013 63

Hình 4.11. Diễn biến ñộ mầu nước hồ Cao Vân giai ñoạn năm 2010 - 2013 65

Hình 4.12. Diễn biến ñộ ñục nước hồ Cao Vân giai ñoạn năm 2010 – 2013 65

Hình 4.13. Diễn biến pH của nước hồ Cao Vân giai ñoạn năm 2010 - 2013 66

Hình 4.14. Diễn biến ñộ cứng nước hồ Cao Vân giai ñoạn năm 2010 - 2013 66

Hình 4.15. Diễn biến sắt tổng nước hồ Cao Vân giai ñoạn năm 2010 - 2013 67

Hình 4.16. Diễn biến TSS nước hồ Cao Vân giai ñoạn 2010 - 2013 67

Hình 4.17. Diễn biến coliform nước hồ Cao Vân giai ñoạn 2010 - 2013 68

Hình 4.18. Sơ ñồ dây truyền xử lý nước tại nhà máy nước Diễn Vọng 72





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
BYT : Bộ y tế

CN : Công nghiệp

CP : Cẩm Phả
FAO : Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc
KTQD : Kinh tế quốc dân

Lð : Lao ñộng
LHQ : Liên hiệp quốc

NMN : Nhà máy nước
QLCN : Quản lý cấp nước
TMDV : Thương mại dịch vụ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
UBND : Ủy ban nhân dân
WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

PHẦN I
MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của vấn ñề
Cẩm Phả là một trong bốn thành phố của tỉnh Quảng Ninh. Cẩm Phả có
rất nhiều các tiềm năng về phát triển kinh tế như du lịch, công nghiệp, khai
thác và chế biến than, cơ khí chế tạo máy,… chính vì thế mà Cẩm Phả có tốc
ñộ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. Cũng như các ñô thị khác trên cả nước,
quá trình ñô thị hoá ñang diễn ra ở ñây rất nhanh, ñời sống nhân dân từng
bước ñược cải thiện về mọi mặt, cùng với ñó nhu cầu sử dụng nước sạch
trong sinh hoạt của người dân cũng tăng lên. Chính sự phát triển công nghiệp,
ñô thị hóa, dân số gia tăng là nguyên nhân làm cho nguồn nước tự nhiên bị
hao kiệt và ô nhiễm dần. Vì thế, ñịa phương cần phải xử lý các nguồn nước
cấp ñể có ñược ñủ số lượng và ñảm bảo ñạt chất lượng cho mọi nhu cầu, trong
ñó nhu cầu sinh hoạt là ưu tiên hàng ñầu.
Mặc dù thành phố Cẩm Phả ñã chú trọng tăng cường về cở sở vật chất,
phương tiện kỹ thuật và con người, thế nhưng việc cung cấp nước sạch dùng
trong sinh hoạt vẫn chưa ñáp ứng ñược so với nhu cầu thực tế.
Chính vì thế, việc nghiên cứu chất lượng nguồn nước mặt dùng cho
mục ñích cấp nước sinh hoạt và ñề xuất một số biện pháp khai thác nước sinh
hoạt trên ñịa bàn thành phố Cẩm Phả là một công việc cấp thiết và có ý nghĩa
thực tế. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:“ðánh giá chất lượng nước
mặt hồ Cao Vân, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục ñích của ñề tài
- ðánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nước hồ Cao Vân ñể phục vụ cho
mục ñích cấp nước sinh hoạt;



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

- ðề xuất một số biện pháp khai thác, bảo vệ nước hồ Cao Vân và giải
pháp trong công tác quản lý cấp nước trên ñịa bàn TP Cẩm Phả.
1.3. Yêu cầu
- Thời gian nghiên cứu: trong một năm (Từ tháng 8/2012 ñến tháng
7/2013);
- Số liệu: trữ lượng nguồn nước mặt hồ Cao Vân, những chỉ tiêu chính
về chất lượng nước hồ Cao Vân.
- Phân tích, kiểm tra: một số chỉ tiêu nước mặt nhạy cảm của hồ Cao
Vân cho mục ñích cấp nước sinh hoạt (pH, ñộ ñục, ñộ màu, ñộ cứng, …).
















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về nhu cầu nước sinh hoạt
2.1.1. Nước sinh hoạt trên thế giới
Nguồn nước ngọt trên thế giới có nguy cơ cạn kiệt dần cùng với quá
trình hâm nóng khí quyển. Theo dự báo, nhiệt ñộ trung bình thế giới tăng thêm
2 ñộ sẽ kéo theo mức chi phí thích ứng với biến ñổi từ 70 ñến 100 tỷ USD mỗi
năm, trong ñó khoảng trên dưới 20 tỷ liên quan ñến việc sử dụng nước.
Diễn ñàn thế giới về nước mở ra lần ñầu vào năm 1997, và cứ 3 năm tổ
chức một lần, theo sáng kiến của Hội ñồng thế giới về nước, một cơ quan hợp
tác giữa tổ chức phi chính phủ với các chính phủ và tổ chức ña phương khác,
với mục tiêu tìm các giải pháp tốt nhất bảo ñảm cho toàn nhân loại tiếp cận,
sử dụng nước sạch, và ñược sống trong các ñiều kiện vệ sinh tiêu chuẩn.
Trong khi ñó, các nguồn nước trên thế giới ñang có nguy cơ suy giảm vì thay
ñổi khí hậu và ô nhiễm.
Với chủ ñề “Thời ñiểm của những giải pháp” Diễn ñàn thế giới về nước
lần thứ 6 ñược tổ chức tại Marseille, Pháp lần này cho thấy, mục tiêu Thiên
niên kỷ của LHQ từ năm 2000 ñến năm 2015, việc tiếp cận nguồn nước sạch
cho người dân trên thế giới ñã có nhiều tiến bộ ñáng kể.
ðến cuối năm 2010, 89% dân số thế giới, tức là khoảng 6,1 tỷ người ñã
ñược sử dụng các nguồn nước sạch. Như vậy ñã vượt mục tiêu ñề ra. Tuy
nhiên, trên thế giới vẫn còn 2,5 tỷ người không có các thiết bị vệ sinh tối
thiểu. WHO và Unicef cũng nhấn mạnh chất lượng nước trên quy mô toàn cầu
vẫn chưa ñược cải thiện.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4


Theo ñánh giá của Hiệp hội các nhà khai thác dịch vụ nước (Aquafed)
thì thực tế vẫn ñáng báo ñộng. Vẫn còn từ 3 ñến 4 tỷ người không ñược tiếp
cận nguồn nước sạch hàng ngày một cách ổn ñịnh.
Tính trên quy mô khu vực, sự bất bình ñẳng thể hiện rõ nét tại vùng
Nam sa mạc Sahara của châu Phi, khu vực các nước mới trỗi dậy ở Mỹ Latinh
và châu Á. 97% người nghèo nông thôn vẫn không ñược sử dụng nước sạch.
Thậm chí, có tới 14% dân số vẫn phải uống nước sông ngòi, ao hồ.
Chủ ñề quan tâm của thế giới hiện nay là làm sao bảo ñảm nguồn nước
sạch và cung cấp ñủ cho 9 tỷ người của hành tinh vào năm 2050. Trong khi
ñó, một báo cáo của LHQ cho thấy, ngay từ bây giờ nguồn nước ngọt trên
hành tinh ñang bị ñe dọa vì những nguyên nhân hiển hiện như gia tăng dân số,
lũ lụt, hạn hán, khí hậu hâm nóng. Trong vòng 50 năm qua việc khai thác các
tầng nước ngầm ñã tăng gấp 3 lần. Các túi nước ngầm trên thế giới ñang có
nguy cơ bị cạn kiệt nếu không ñược quản lý hợp lý.
Với dân số thế giới vượt 7 tỷ người, nhu cầu về cái ăn sẽ tăng từ nay
ñến năm 2050 khoảng 70%. Cùng với với mức gia tăng này là nhu cầu về các
sản phẩm từ ñộng vật. Quá trình sản suất lương thực này ñòi hỏi một lượng
nước khổng lồ. Mức tăng nhu cầu lương thực thực phẩm sẽ kéo theo mức tăng
19% lượng nước sử dụng trong khu vực nông nghiệp. Bản thân khu vực này
ñã hiện ñang sử dụng 70% lượng nước tiêu thụ trên thế giới.
Tài liệu của LHQ còn cho biết, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cá nhân
sẽ tăng vọt nhất là tại các ñô thị. Các nhà nghiên cứu cho biết là 80% nước
thải trên thế giới không ñược thu hồi ñể tái xử lý. Tổ chức Nông lương Liên
Hiệp Quốc (FAO) ước tính vào năm 2025, 1,8 tỉ người sẽ sống ở những khu
vực “hoàn toàn thiếu nước” và 2/3 dân số thế giới có thể chịu hoàn cảnh “bị
căng thẳng về nước”. [5]


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5

2.1.2. Nước sinh hoạt ở Việt Nam
* Nước sinh hoạt tại các ñô thị:
Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các ñô thị Việt Nam ñã ñược
ðảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên ñầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình
hình cấp nước ñã ñược cải thiện một cách ñáng kể. Nhiêù dự án với vốn ñầu
tư trong nước, vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức Quốc tế ñã và ñang
ñược triển khai.
Hiện nay toàn bộ các thành phố, thị xã tỉnh lỵ trong cả nước ñã có các
dự án cấp nước ở các mức ñộ khác nhau. Tổng công suất thiết kế ñạt 3,42
triệu m
3
/ngñ. Nhiều nhà máy ñược xây dựng trong thời gian gần ñây có dây
truyền công nghệ xử lý và thiết bị khá hiện ñại. Trong 670 ñô thị vừa và nhỏ
(loại IV và loại V) ñã có khoảng 200 thị xã, thị tứ có hệ thống cấp nước tập
trung quy mô từ 500 ñến 2000, 3000 m
3
/ngñ ñược xây dựng từ nhiều nguồn
vốn và do nhiều cơ quan, doanh nghiệp quản lý.
Tuy nhiên tình hình cấp nước ñô thị còn nhiều bất cập:
Tỷ lệ cấp nước còn rất thấp: trung bình ñạt 45% tổng dân số ñô thị
ñược cấp nước, trong ñó ñô thị loại I và loại II ñạt tỷ lệ 67%, các ñô thị loại
IV và loại V chỉ ñạt 10-15%.
Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều
nơi thiếu nước, nhưng cũng có ñô thị thừa nước, không khai thác hết công
suất, cá biệt tại một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15-20% công suất thiết kế.
Tỷ lệ thất thoát thất thu nước còn cao: Sau Hội nghị cấp nước toàn
quốc lần thứ III, các công ty cấp nước ñịa phương ñã có nhiều cố gắng giảm
tỷ lệ thất thoát thất thu nước ñã ñược Bộ Xây dựng ñề ra. Nhiều ñịa phương

như Hải Phòng, Huế, ðà Lạt, Vũng Tàu, Tiền Giang, ñạt ñược kết quả tốt,


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

nhưng tại nhiều ñô thị tỷ lệ thất thoát thất thu vẫn còn cao như Thái Nguyên,
Hà Nội, Nam ðịnh, Hà Tĩnh, Vinh…
Tỷ lệ thất thu cao không chỉ chứng tỏ sự yếu kém về mặt năng lực quản
lý (cả tài chính và kỹ thuật) mà nó còn thể hiện kết quả của quá trình ñầu tư
không ñồng bộ giữa việc tăng công suất với công tác phát triển mạng lưới
ñường ống.
Chất lượng nước: tại nhiều nhà máy chưa ñạt tiêu chuẩn quy ñịnh, tình
trạng nguồn nước ngầm, nước mặt bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng ñến sức
khoẻ của nhân dân. Công tác khảo sát và quản lý nguồn nước nói chung do
Bộ Tài nguyên - Môi trường và ñịa phương quản lý. Việc chất lượng nguồn
nước có những biến ñộng trong quá trình khai thác do nhiều nguyên nhân:
+ Tình hình khí tượng thuỷ văn trong những năm gần ñây có nhiều biến
ñộng phức tạp, tình hình, hạn hán, lũ lụt ngày càng nghiêm trọng do hậu quả
của hiện tượng phá rừng kết hợp với Ennino. Do ảnh hưởng của thuỷ triều,
nhiều nguồn nước của các ñô thị duyên hải (ðà nẵng, Nha Trang, Huế, Mỹ
Tho, Cà Mau, Kiên Giang…) bị nhiễm mặn với thời gian kéo dài cả trên diện
rộng và chiều sâu trên ñất liền.
+ Công tác khảo sát nguồn nước chưa sát với tình hình thực tế, chưa dự
báo ñược những biến ñộng về mặt trữ lượng cũng như về mặt thuỷ ñịa hoá.
+ Công nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa ñồng bộ và
hoàn chỉnh. Một số dự án công nghệ do tư vấn nước ngoài thiết kế chưa phù
hợp với ñiều kiện thực tế của Việt Nam.
+ Vấn ñề ô nhiễm nguồn nước do tác ñộng của con người ñang diễn ra
ngày càng trầm trọng. Tình hình xả nước thải không qua xử lý ra sông hồ nơi

cũng là nguồn cung cấp nước không ñược kiểm soát. Tại nhiều ñịa phương


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

hàng ngàn, hàng vạn lỗ khoan mạch nông ñang là nguồn gây ô nhiễm cho
tầng chứa nước ñang khai thác.
+ Công tác quản lý khai thác nguồn nước mặt và nước ngầm chưa ñược
các cấp, các ngành quan tâm thích ñáng. Tư duy “Nước trời cho” ñã dẫn ñến
tình trạng buông lỏng quản lý, tác ñộng xấu ñến chất lượng nguồn nước mặt
và nước ngầm.
Cơ chế chính sách ngành nước còn nhiều bất cập: ñặc biệt là cơ chế
tài chính (giá nước) chưa phù hợp với tinh thần về việc tăng cường công tác
quản lý và phát triển cấp nước ñô thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu “phải xây
dựng giá nước theo nguyên tắc tính ñúng, tính ñủ, phù hợp với khả năng chi
trả của khách hàng và trả nợ vốn vay”. Hiện nay giá nước sinh hoạt tại các
ñịa phương còn nhiều bất cập, tạo ra sự thiếu hợp lý, không công bằng giữa
người dân ở các ñô thị lớn (Hà Nội, ðà Nằng. TP Hồ Chí Minh) và người dân
ở các ñô thị nhỏ kinh tế khó khăn nhưng lại thiếu nước trầm trọng. ðiều quan
trọng nhất phải ñề cập ñến là: giá nước sinh hoạt ở các ñô thị hiện nay không
thể hiện ñược nguyên tắc "nước cần ñược xem là hàng hoá kinh tế". Các Công
ty cấp nước chưa thực sự chuyển ñổi từ loại hình doanh nghiệp công ích sang
hoạt ñộng kinh doanh
Theo các chuyên gia cấp nước, nếu mức bình quân của gia nước sinh
hoạt trên toàn quốc hiện nay là 2.100 ñ/m3 thì chi phí này mới chiếm 1,4%
thu nhập thực tế của người dân, trong khi ñó tại các nước ở khu vực phát triển
tỷ lệ này là 3%.
Mô hình tổ chức: quản lý vận hành, ñào tạo, nâng cao năng lực ngành
nước cũng còn nhiều vấn ñề cần phải giải quyết. Nhưng nước sạch là là sản

phẩm tiêu dùng phục vụ sản xuất và dân sinh, vì vậy ñòi hỏi khách quan về cơ


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

chế, chính sách ñối với kinh doanh nước sạch cũng cần có những thay ñổi phù
hợp, nhằm ñảm bảo hoạt ñộng sản xuất ổn ñịnh và phát triển lâu dài.[1]
* Nước sinh hoạt nông thôn:
Phần lớn các hộ nông thôn sử dụng 2 nguồn nước, một nguồn ñể ăn
uống thường là nước mưa và một nguồn ñể tắm giặt. Các hệ thống cấp nước
công cộng bằng ñường ống dùng chung cho nhiều hộ chưa phổ biến. Các hộ
thường có công trình cấp nước riêng như giếng ñào, lu hay bể chứa nước
mưa. Hơn 50% số hộ nông thôn dùng nước giếng ñào, 25% dùng nước sông
suối, hồ ao, và hơn 10% dùng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng nước giếng
khoan và rất ít hộ ñược cấp nước bằng hệ thống ñường ống.
Các giếng ñào thường là những giếng ngoài trời theo truyền thống.
Nước mưa ñược chứa trong bể hay lu thường không ñược che ñậy; dùng gầu
hay gáo ñể múc nước là phổ biến. Các giếng khoan có ñường kính nhỏ và
dùng bơm tay. Chất lượng nước nói chung không ñạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ước
tính mới có khoảng 30% dân số có nguồn nước tương ñối sạch, trong ñó chỉ
có khoảng 10% ñạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch. Một số vùng còn thiếu
cả nước dùng cho sinh hoạt với số lượng tối thiểu chứ chưa nói ñến chất
lượng nước như: vùng bị nhiễm mặn ở ven biển, hải ñảo, vùng núi cao, các
vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng ñá vôi castơ và trong thời gian gần
ñây là các vùng bị hạn hán như Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Hoà Bình, Cao Bằng, Hà Giang.
ðầu tư cho lĩnh vực Cấp nước sạch nông thôn quá ít: tính trung bình
trong 10 năm cải cách kinh tế cả Nhà nước và tài trợ quốc tế mới ñầu tư ñược
khoảng 0,13 USD cho 1 người dân trong 1 năm. Trong 10 năm mới ñầu tư 1,3

USD cho 1 người. So với nhu cầu chi phí ñể xây dựng các công trình cấp
nước sạch và vệ sinh cơ bản vào khoảng 15 USD cho 1 người dân thì mức


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

ñầu tư của Chính phủ và các nhà tài trợ chỉ bằng 1% nhu cầu chi phí xây dựng
nêu trên.[3]
2.1.3. Nước sinh hoạt ở Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, ñịa hình bị chia cắt mạnh nên Quảng
Ninh có nguồn nước mặt rất hạn chế. Toàn tỉnh không có hệ thống sông lớn
nào chảy qua, chỉ có một số sông nhỏ phát sinh trong tỉnh, lưu lượng từ vài
chục ñến trên dưới 100 m
3
/s, không ñủ cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, nhất là về mùa khô.
Có thể phân ra một số khu vực cấp nước trên ñịa bàn như sau:
- Khu vực Móng Cái - Trà Cổ: Nguồn nước lấy từ sông Ka Long và hồ
Tràng Vinh mới ñược xây dựng. Ngoài ra sẽ xây dựng ñầm hà ðộng ñể chứa
nước bổ sung cho khu vực. hiện ở ñây có nhà máy nước công suất 5.000
m
3
/ngày ñêm cung cấp cho thành phố Móng Cái và trà Cổ.
- Khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả: Nguồn nước lấy từ hồ ðồng Ho Cao
Vân (công suất 20.000 m
3
/ngày ñêm) và một phần khai thác từ nước ngầm,
cùng với nhà máy nước Hoành Bồ ñang ñược thi công với công suất 10.000
m

3
/ngày ñêm cùng các trạm tăng áp ðồng ðăng, Cái Lân sẽ cung cấp cho khu
vực tây Hạ Long. Nhà máy nước với công suất 60.000 m
3
/ngày ñêm lấy nước
từ hồ Diễm Vọng và các trạm tăng áp, trạm bơm và bể chứa sẽ cung cấp nước
cho khu vực phía ðông Hạ Long và Cẩm phả.
- Khu vực Uông Bí - Mạo Khê và Yên Hưng: Các nhà máy nước Vàng
Danh (8.000 m
3
/ngày ñêm), nhà máy nước ðồng Mây (công suất 3.000 m
3
/
ngày ñêm) và các nhà máy nước ðông triều (công suất 2.000 m
3
/ ngày ñêm),
Mạo Khê (công suất 2.000 m
3
/ngày ñêm), Quảng Yên (công suất 800 m
3
/ngày
ñêm), lấy nước từ hồ Miêu Hương, Vàng Danh và mương dẫn nước từ hồ Yên
Lập sẽ cung cấp nước cho cả khu vực các huyện phía tây của tỉnh


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

- Các huyện khác thuộc khu vực miền ðông: Việc cấp nước khó khăn
hơn, mỗi huyện hiện có một nhà máy nước với công suất nhỏ 600 -

2.000m
3
/ngày ñêm. Thường ñược sử dụng trực tiếp từ các giếng khoan do ñó
không ñảm bảo ñược vệ sinh môi trường và tiêu chuẩn vệ sinh. [4]
Quảng Ninh ñã xây dựng ñược hệ thống các nhà máy nước có công
suất lớn, ñáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất.[9]
Bảng 2.1. Hệ thống các nhà máy nước trên ñịa bàn tỉnh Quảng Ninh
STT TÊN NHÀ MÁY CÔNG SUẤT THIẾT KẾ
1 Nhà máy nước Diễn Vọng 60.000 m
3
/ngày ñêm
2 Nhà máy nước ðồng Ho 20.000 m
3
/ngày ñêm
3 Nhà máy nước Mạo Khê 12.000 m
3
/ngày ñêm
4 Nhà máy nước Uông Bí 8.000 m
3
/ngày ñêm
5 Nhà máy nước Móng Cái 5.000 m
3
/ngày ñêm
6 Nhà máy nước Quảng Yên 5.000 m
3
/ngày ñêm
* Khái quát một vài nét về Công ty TNHH một thành viên kinh doanh
nước sạch Quảng Ninh
Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Quảng Ninh là
một ñơn vị chuyên ngành sản xuất cấp nước. Thống nhất quản lý quy hoạch

các nguồn nước trong toàn tỉnh sản xuất và cung cấp nước sạch ñô thị cho các
ñối tượng sử dụng trên ñịa bàn tỉnh Quảng Ninh, tập chung nhất là TP Hạ
Long và TP Cẩm Phả. Thống nhất tổ chức quy hoạch thi công, sửa chửa, cải
tạo các công trình hệ thống cấp nước. Tổ chức khai thác và sản xuất nước
theo ñúng quy trình và tiêu chuẩn chất lượng nước quy ñịnh của nhà nước,
làm nhiệm vụ phân phối nước ñến từng ñối tượng sử dụng trong phạm vi toàn
tỉnh. Quản lý vốn ñầu tư xây dựng cơ bản các công trình cấp nước do Nhà
Nước giao.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11
















Hình 2.1. Sơ ñồ Công ty TNHH 1TV kinh doanh nước sạch Quảng Ninh
2.2. Những tiêu chuẩn về nước sinh hoạt

2.2.1. Một số tiêu chuẩn ñặc thù về nước sinh hoạt ở một số nước trên thế giới
Yêu cầu nước phải ñảm bảo các tiêu chuẩn sinh học và hóa học. ðó là
loại nước không ngây nguy hiểm cho cơ thể con người. Theo quan ñiểm vi
khuẩn, nước không chứa các mầm mống. Theo quan ñiểm hóa học, nước
không chứa các chất ñộc hại cho cơ thể con người. Tóm lại phải ñược ñảm
bảo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy ñịnh.
XNN
MÓNG
CÁI
XNN
UÔNG

XNN
MẠO
KHÊ
XNN
MIỀN
DÔNG
XNN
BÃI
CHÁY
BAN
QLDA
XNN
CẨM
PHẢ
XNN
HÒN
GAI
TT TV

TK XD
CTN
NMN
DIỄN
VỌNG

HỆ THỐNG CÁC NHÀ MÁY NƯỚC
NMN
ðỒNG
HO
NMN
MẠO
KHÊ
NMN
UÔNG

NMN
MÓNG
CÁI
NMN
QUẢNG
YÊN
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN KINH DOANH NƯỚC SẠCH
QUẢNG NINH



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12


* Chỉ tiêu chất lượng nước uống của WHO
ðòi hỏi về chất lượng nước uống là rất cao, chẳng hạn nước uống
không ñược có màu, mùi vị, không có vi khuẩn. Trong nước uống nhất thiết
phải loại bỏ hoặc hạ thấp ñến mức thấp nhất các hóa chất ñộc như Pb, Hg,
Cd…Chỉ tiêu chất lượng nước uống do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ñề ra
với thành phần hóa học như sau:[8]
Bảng 2.2. Chỉ tiêu chất lượng nước uống của WHO
Các ñặc trưng
Giới hạn ñược thừa
nhận (mg/l)
Giới hạn cho phép
(mg/l)
Tổng số chất hòa tan 500 1500
ðộ ñục 5,00 25,00
Cl
-
200 600
Fe
++
0,30 1,00
Mn 0,10 0,50
Cu 1,00 1,50
Zn 5,00 15,00
Ca 75,00 200
Mg 50,00 150
Sulfat mangan, natri 500 100
NO
3
45 0,002

Phenol 0,001 -
pH
7,0 - 8,0 6,5 - 9,2
(Nguồn: Phạm Ngọc Dũng, Giáo trình quản lý nguồn nước, NXB Nông nghiệp)


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

* Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt tại Nga:
Bảng 2.3. ðịnh mức cấp nước cho một số ñối tượng
sử dụng nước sinh hoạt tại Nga
ðối tượng
ðơn vị
tính
Mức yêu cầu

(lít/ngày)
Hệ số không
ñều ngày(Kng)
Hệ số không
ñều giờ (Kh)
Nhà tắm 1 người 150 - 175 1,00 1,00
Nhà ăn 1 người 15 - 25 1,15 1,15
Bệnh xá
1 giường
bệnh
100 - 150 1,15 2,50
Trường học 1 học sinh 10 - 15 1,50 2,15
Vườn trẻ 1 trẻ 40 - 50 1,40

Rạp chiếu bóng 1 chỗ 7 - 10 1,40
ðại gia súc 1 ñầu con 50 1,20 1,40
Lợn 1 ñầu con 30 1,25 1,35
Tiểu gia súc 1 ñầu con 5 - 10 1,25 1,35
(Nguồn: Phạm Ngọc Dũng, Giáo trình quản lý nguồn nước, NXB Nông nghiệp)
Bảng 2.4. ðịnh mức cấp nước cho khu dân cư
Lưu lượng
l/người/ ngày
Hệ số không ñều
ðặc ñiểm
Trung
bình
Lớn nhất

Kng
(ngày)
Kh (giờ)
1. Hệ thống ñường ống cấp nước tới
khu dân cư, không có nhà tắm công
cộng
15 140 - 170 1,1 1,4 - 1,5
2. Hệ thống ñường ống cấp nước tới
khu dân cư có nhà tắm công cộng
180 - 200 200 - 250 1,1 1,25 -1,30

3. Hệ thống ñường ống cấp nước tới
khu dân cư có nhà tắm công cộng và
hệ thống cấp nước nóng
270 - 400 300 - 420 1 - 1,05


1,20 -1,25

(Nguồn: Phạm Ngọc Dũng, Giáo trình quản lý nguồn nước, NXB Nông nghiệp)


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

2.2.2. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Việt Nam
* Tiêu chuẩn chất lượng nước:
Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Việt Nam ñược thể hiện thông qua một
số tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt:
- QCVN 01:2009/BYT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- QCVN 02:2009/BYT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
-

QCVN 08 : 2008/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
* Tiêu chuẩn dùng nước:
Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
mức ñộ tiện nghi của khu dân cơ, ñiều kiện khí hậu ñịa phương, ñiều kiện
quản lý và cấp nước, thời hạn xây dựng…(xây dựng theo tiêu chuẩn
20TCN33-85).[6]
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo ñối tượng sử dụng
ðối tượng sử dụng Tiêu chuẩn bình quân
(l/người/ngày)
Thành phố lớn, thành phố du lịch,
nghỉ mát, khu công nghiệp lớn

200 - 500
Thành phố, thị xã vừa và nhỏ, khu
công nghiệp nhỏ
150 - 250
Thị trấn, trung tâm công nông nghiệp 80 - 250
Nông thôn 25 - 50
(Nguồn: Nguyễn Lan Phương, Bài giảng cấp nước sinh hoạt và công nghiệp,
ðại học Hồng ðức)


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

Bảng 2.6. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo phân cấp ñô thị
Tiêu chuẩn cấp nước
(l/người/ngày)
Tỷ lệ dấn số ñược cấp nước
(%)
Giai ñoạn Giai ñoạn
Loại ñô thị
Vị trí
2010 2020
Vị trí
2010 2020
Nội ñô 165 200 Nội ñô 85 99 ðặc biệt; Loại I;
Khu nghỉ mát;
Khu công
nghiệp lớn
Ngoại ñô 120 150 Ngoại ñô 80 95
Nội ñô 120 150 Nội ñô 85 99 Loại II; Loại III

Ngoại ñô 80 100 Ngoại ñô 75 90
Loại IV; Loại
V; ðiểm dân cư
nông thôn.
60 120 75 90
(Nguồn: Nguyễn Lan Phương, Bài giảng cấp nước sinh hoạt và công nghiệp,
ðại học Hồng ðức)
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng nước sinh hoạt
Nghiên cứu thành phần và chất lượng nước bề mặt, Tổ chức Y tế thế
giới ñưa ra cách phân loại sau về các loại nhiễm bẩn nước.
- Nước nhiễm bẩn do vi trùng, vi rút và các chất hữu cơ gây bệnh.
Nguồn nhiễm bẩn này có trong các chất thải của người và ñộng vật, trực tiếp
hoặc gián tiếp ñi vào nguồn nước. Hậu quả là các bệnh truyền nhiễm như tả,
thương hàn, lỵ…sẽ lây lan thông qua môi trường nước, ảnh hưởng ñến sức
khỏe cộng ñồng.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

- Nguồn nhiễm bẩn do các chất hữu cơ phân hủy từ ñộng thực vật và
các chất thải trong nông nghiệp. Các chất thải này tuy không trực tiếp gây
bệnh nhưng lại là môi trường tốt cho các vi trùng, vi rút hoạt ñộng và chính từ
chỗ ñó mà bệnh tật lây lan thông qua môi trường nước.
- Nguồn nhiễm bẩn do các chất thải công nghiệp, chất thải rắn có chứa
các chất ñộc hại của các cơ sở công nghiệp như phenol, xianua, crôm, cañimi,
chì, kẽm…Các chất này tích tụ dần trong nguồn nước và gây ra những tác hại
lâu dài.
- Nguồn ô nhiễm dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ trong quá trình
khai thác, sản xuất, chế biến và vận chuyển làm ô nhiễm nặng nguồn nước bề

mặt và gây trở ngại lớn trong công nghệ xử lý bề mặt.
- Nguồn ô nhiễm do các chất tẩy rửa tổng hợp trong sinh hoạt và trong
công nghiệp tạo ra ngày càng nhiều các chất hữu cơ không có khả năng phân
hủy sinh học cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm ñến nguồn nước bề mặt.
- Các chất phóng xạ từ các cơ sở sản xuất và sử dụng phóng xạ như các
nhà máy sản xuất phóng xạ, các bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và công
nghiệp, dẫu vô tình hay cố ý, các cơ sở này vẫn là những nơi gây ô nhiễm
phóng xạ cho các nguồn nước lân cận.
- Các hóa chất bảo vệ thực vật cùng với ưu ñiểm là dùng ñể phòng
chống sâu bọ, côn trùng, nấm…giúp ích cho nông nghiệp, nó còn mang lại tác
hại là gây ô nhiễm cho các nguồn nước, nhất là khi chúng không ñược sử
dụng ñúng mức.
- Các hóa chất hữu cơ tổng hợp ñược sử dụng trong các ngành công
nghiệp như chất dẻo, dược phẩm, vải sợi…cũng là một trong những nguồn
gây ô nhiễm ñáng kể cho môi trường nước, ñặc biệt những chất tổng hợp bền
nước và rất khó tách ra khỏi môi trường nước.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
17

- Các hóa chất vô cơ nhất là các chất dùng làm phân bón cho nông
nghiệp như các hợp chất phốt phát, nitrat…là nguồn dinh dưỡng cho quá trình
phì dưỡng, làm ô nhiễm môi trường nước.
- Một nguồn nước thải ñáng kể từ các nhà máy nhiệt ñiện tuy không
gây ô nhiễm trầm trọng nhưng cũng làm giảm chất lượng nước bề mặt với
nhiệt ñộ quá cao của nó.
Tóm lại, ngoài các yếu tố ñịa hình, thời tiết là những yếu tố khách
quan gây ảnh hưởng ñến chất lượng nước bề mặt, chúng ta còn phải xét ñến
một yếu tố khác chủ quan hơn ñó là các tác ñộng của con người trực tiếp hay

gián tiếp vào quá trình gây ô nhiễm môi trường nước bề mặt.[7]
2.4. Một số phương pháp xử lí nước sinh hoạt
2.4.1. Phương pháp cơ học
* Hồ chứa và lắng sơ bộ
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là: tạo ñiều
kiện thuận lợi cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm
lượng vi trùng do tác ñộng của các ñiều kiện môi trường, thực hiện các phản
ứng oxy hóa do tác dụng của oxy hòa tan trong nước, và làm nhiệm vụ ñiều
hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn nước vào và lưu lượng tiêu thụ do
trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.
* Song chắn và lưới chắn rác
Song chắn và lưới chắn ñặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu làm
nhiệm vụ loại trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước ñể bảo vệ các thiết
bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của các công trình xử lý. Vật nổi và vật lơ
lửng trong nước có thể có kích thước nhỏ như que tăm nổi, hoặc nhành cây

×