Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.14 KB, 10 trang )

Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2
GIẢNG DẠY LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI VÀO GIỜ
HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế cho thấy học sinh tiểu học rất ham thích tham gia vào các trò chơi
trong mỗi giờ học. Vì trong mỗi giờ học nếu giáo viên chỉ truyền thụ kiến thức
một cách đơn điệu sẽ gây cho các em sự nhàm chán nhiều em sẽ buồn ngủ
không tập trung trong giờ học làm cho tiết học rất nặng nề căng thẳng. Nếu giờ
học giáo viên khéo tổ chức phân chia thời gian rõ ràng lồng ghép trò chơi phù
hợp vào sẽ gây cho học niềm hứng thú say mê thì không khí lớp học sẽ thay đổi
hẳn. Sự căn thẳng trên mỗi gương mặt học sinh sẽ biến mất mà thay vào đó là
những nét phấn khởi, vui tươi, hào hứng, tập trung, chờ đợi. Như vậy việc lồng
ghép trò chơi vào giờ học của học sinh nó sẽ góp một phần vai trò quan trọng
cho sự thành công của tiết học. Từ đó sẽ giúp các em phục hồi sự tập trung chú
ý một cách mau chóng thông qua trò chơi học tập giúp học sinh thực hành luyện
tập củng cố, vận dụng linh hoạt các tri thức để từ đó hình thành cho các em kỹ
năng học tập cùng với kinh nghiệm sống của mình. Vì vậy trong giảng dạy tôi
nhận thấy việc đưa trò chơi lồng ghép vào từng môn học, tiết học là điều cần
thiết nhằm giúp các em lónh hội tri thức và củng cố kiến thức bài học một cách
vững chắc và có hệ thống.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong giảng dạy nhiều giáo viên quan niệm rằng việc tổ chức trò chơi trong
giờ học làm mất nhiều thời gian, gây sự ồn ào, lộn xộn trong lớp nên giáo viên
rất ngại tổ chức trò chơi trong giờ học mà chỉ truyền thụ kiến thức một cách
cứng nhắc, đòi hỏi học sinh lónh hội bài nhồi nhét và nhàm chán. Trái lại trong
quá trình tổ chức dạy học nếu giáo viên biết lồng ghép trò chơi vào tiết học có
khoa học nó sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho việc lónh hội tri thức của học
sinh, tiết học trở nên nhẹ nhàng và sôi nổi.
Muốn được như vậy giáo viên phải mất nhiều thời gian nghiên cứu bài dạy,
nghiên cứu trò chơi phù hợp và lựa chọn thời điểm thích hợp để lồng ghép.


Vì thông qua một số trò chơi giúp các em biết chủ động phản sạ nhanh, tư
duy sáng tạo trong học tập. Các em tham gia học mà chơi, chơi mà học một cách
tự nhiên không có sự gò bó căng thẳng. Từ đó giáo viên dễ dàng phát hiện
Người viết: Trần Thò Tình Trang 1
Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2
những sai sót những chỗ hỏng về kiến thức của các em để có biện pháp bổ sung
kòp thời để giúp các em sửa chữa những sai sót và lấp được những kiến thức bò
hỏng hụt. Bởi vậy việc lồng ghép trò chơi vào tiết học nếu giáo viên khéo tổ
chức sẽ đem lại hiệu qủa đáng kể cho từng tiết học. Có trò chơi phục vụ cho
việc học, bước đầu giúp các em làm quen với việc hình thành khái niệm mới,
quy tắc mới như trò chơi gắn các số đúng vào ô vuông bên cạnh. Có trò chơi
giúp cho việc ôn tập củng cố tri thức đã học trong học Tiếng việt. Có trò chơi
phục vụ cho việc ôn tập củng cố tri thức đã học trong Tiếng việt. Có trò chơi
phục vụ cho cho hoạt động sáng tạo tư duy trong dạy học toán. Vì vậy việc tổ
chức lồng ghép trò chơi vào đầu tiết học, giữa tiết học, cuối tiết học hay trong
thời gian chuyển tiết, trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khoá… tuỳ thuộc vào
nội dung từng môn học, từng bài học mà giáo viên lựa chọn để lồng ghép cho
phù hợp.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng
Nhiều học sinh ham thích tham gia hoạt động vui chơi hơn là học tập. Do đó
giáo viên cần phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đơn vò kiến thức nhằm phục vụ
cho tốt nội dung bài học hơn là quá lạm dụng trò chơi quá nhiều và xa rời kiến
thức bài học thì sẽ làm học sinh tiếp thu bài một cách lỏng lẻo không vững chắc.
Nhưng dù tổ chức dưới hình thức nào, hay tổ chức vào thời gian nào giáo
viên cũng cần phải lưu ý các yêu cầu sau:
Giáo viên cần tạo uy tín đối với học sinh, uy tín đó do mình tạo ra bởi đạo
đức, tình cảm tinh thần vốn có của mình
Giáo viên cần tìm hiểu kó tính cách khả năng của từng học sinh trong lớp.
Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của các em để tạo điều kiện cho các em tham

gia chơi một cách thoải mái hăng say.
Giáo viên phải có thái độ vui vẻ, hoà nhã, gần gũi, tôn trọng học sinh.
Giáo viên phải là người trọng tài công bằng, vô tư qua việc đánh giá kết quả
cuộc chơi phân loại thắng, thua để tạo uy tín, niềm tin ở học sinh có như vậy học
sinh mới tham gia hăng say, vô tư. Từ đó các em dễ dàng bộc lộ khả năng trí tuệ
của mình trong học tập.
Giáo viên biết tổ chức và dừng trò chơi ở thời điểm thích hợp để khỏi gây sự
nhàm chán cho các em.
Giáo viên cần giải thích trò chơi rõ ràng, dễ hiểu và ngắn gọn vì các em
không thích ngồi yên nghe nói dài dòng lâu mà thích tham gia ngay vào hoạt
động.
Người viết: Trần Thò Tình Trang 2
Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2
Giáo viên cần nghiên cứu kó nội dung bài học lựa chọn bài tập để tổ chức trò
chơi và chuẩn bò những phương tiện cần thiết cho từng hoạt động chơi.
Ví dụ:
Để dạy toán: Cần chuẩn bò hình vẽ, bút màu, các hình vật, các hình hoa lá,
que tính, chữ số, dấu…, tuỳ thuộc vào nội dung của từng trò chơi mà chuẩn bò
thích hợp.
Ví dụ:
Để dạy Tiếng việt: Cần chuẩn bò: Tranh, bút dạ, giấy A
4
, tấm bìa ghi sẵng,…
Ví dụ:
Để dạy thể dục: Cần chuẩn bò: Bóng nhựa, dây ni lon để buộc bóng, bóng,
cờ, giấy trắng, bút bi, bàn nhỏ, sân chơi, đồng hồ bấm giờ.
II. Giải quyết vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy bản thân tôi đã tổ chức trò chơi vào từng môn học,
tiết học như sau:
1. Các bước tổ chức trò chơi:

Bước 1:
Xác đònh mục đích chơi ( cũng cố trí thức và phát triển kó năng tư duy, hình
thành óc sáng tạo,…rèn tính thật thà, phản xạ nhanh nhẹn,…). Sau cuộc chơi học
sinh phải đạt được mục đích chơi.
Bước 2:
Giáo viên giới thiệu tên trò chơi.
Bước 3:
Giới thiệu luật chơi.
Bước 4:
Quy đònh thời gian chơi và học sinh tiến hành chơi.
2. Một số trò chơi và cách tiến hành cụ thể:
a. Trò chơi về tính toán: Đưa vào tiết học toán mục đích: Luyện tập về cộng
trừ các số có hai chữ số.
* Chuẩn bò : Giáo viên chuẩn bò viết sẵng trên bảng đen 4 bảng vuông, mỗi
bảng 9 ô vuông nằm trên 3 dòng và 3 cột trong mỗi bảng ghi sẵng 3 số như sau:
11 14 12 14 24
8 15
14 6 9 24 18
Người viết: Trần Thò Tình Trang 3
Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2
Các tổ cùng chơi dưới sự điều khiển của giáo viên. Mỗi tổ cử 4 em mỗi em
trong đội phân công ghi trên 1 tờ giấy một trong 4 bảng vuông trên.
Yêu cầu là các em phải điền vào các ô trống của mỗi hàng mỗi số thích hợp
sao cho đối với:
Bảng a: Tổng các số của mỗi hàng ( dọc, ngang, chéo ) bằng 24.
Bảng b: Tổng các số của mỗi hàng ( dọc, ngang, chéo ) bằng 28.
Bảng c: Tổng các số của mỗi hàng ( dọc, ngang, chéo ) bằng 45.
Bảng d: Tổng các số của mỗi hàng ( dọc, ngang, chéo ) bằng 64.
Sau khi học sinh các tổ đã ghi xong các bảng như trên giáo viên qui đònh thời
gian các em điền trong 3 phút.

Hết giờ học sinh nộp kết quả tính toán. Giáo viên chấm điểm tổng kết trò
chơi phân đội thắng, đội thua…
b. Trò chơi: Bày hàng để bán ( đua vào tiết học toán ) mục đích: Ôân tập cũng
cố các qui tắc tìm thành phần chưa biết của các phép tính +, _, x, : đã học.
* Chuẩn bò: Vẽ 5 cửa hàng, mỗi cửa hàng dược gắng một số và có 5 quầy
hàng. Các quân lô tô vẽ các mặc hàng để bán trên mỗi quân lôtô ghi các chữ:
Số bò chia, số chia, số hạng, thương, thừa số, tích, tổng, số bò trừ, số trừ, hiệu
hoặc các dấu +, - , x, : như hình vẽ.
Cách chơi:
Chơi theo nhóm, mỗi nhóm bày hàng vào một cửa hàng giáo viên giới thiệu
cho học sinh:
Có một khu chợ mới xây xong các em hãy xếp hàng hoá vào các gian hàng,
sao cho mỗi gian hàng là một phép tính đúng.
Ví dụ 1: Xếp quần áo vào gian hàng bên trái kèm chữ số bò chia cửa hàng số
1, xếp giày dép vào gian bên phải.
Ví dụ 2: Xếp “ bàn ghế” ( kèm chữ số hạng đã biết) vào gian bên trái của
cửa hàng số 2, xếp “bánh kẹo” ( kèm dấu vào gian bên cạnh) để có các gian
hàng là mỗi phép tính đúng như hình vẽ.
Người viết: Trần Thò Tình Trang 4
Số bò chia Số chia Thương Nhân
X
Chia
:
Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2
Số bò chia = Số chia x Thương
Số hạng
chưa biết = Tổng

_
Số hạng

đã biết
Giáo viên chỉ nêu tên các mặt hàng trong hai gian hàng. Các gian còn lại
học sinh phải xếp sao cho đúng các qui tắc đã học. Sau khi các nhóm “bày
hàng” xong vào các gian hàng đại diện từng nhóm một em “ rao hàng”.
Ví dụ: Ai mua quần áo không ? các em khác đáp lại “không” “tôi mua bánh
kẹo cơ” em kia đáp lại “xin mời bạn vào gian hàng bánh kẹo”…cứ như vậy các
nhóm kiểm tra chéo cách xếp quân lô tô của nhau ở từng gian hàng và phát hiện
những quân lô tô xếp sai của các nhóm để phân thắng bại.
b. Trò chơi: Chui vào “ mê lộ” tìm kho báu ( đưa vào tiết học toán)
Mục tiêu: Cũng cố biểu tượng về đường gấp khúc, rèn kỹ năng tính chu vi
của hình tam giác, tứ giác, tính độ dài đường gấp khúc.
Chuẩn bò:
Giáo viên căn dây trên sân (theo đường nết liền) tạo thành “ mê lộ” . tại
mỗi chổ vẽ nét đứt có một con “nhân sư” con vật này luôn ra câu đố hóc búa
cho người qua đường, nếu giải đố được thì cho qua nếu không giải đố được sẽ bò
“nhân sư” ăn thòt.
Câu hỏi:
Ví dụ: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào, hoặc muốn tính chu
vi tam giác (tứ giác) ta làm thế nào ? hay bài toán về tính chu vi, đo độ dài
đường gấp khúc. Chích giữa “ mê lộ” (điểm B) có đặt một cái hợp màu vàng
tượng trưng cho kho báu.
Người viết: Trần Thò Tình Trang 5
Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2
Cách chơi:
Từng học sinh bước vào “mê lộ”từ A như
hình vẽ theo “ mê lộ”để đến B lấy “ kho báu”.
Trên đường đi gặp “ nhân sư” sẽ bò nhâ sư hỏi  
Hoặc đố một bài toán). Nếu học sinh trảlời hoặc
Giải được đúng bài toán thì mới được đi tiếp. 
  A

Nếu không trả lời được hoặc lời sai bò “ Nhân sư” ăn thòt ( chui qua sợi dây ra
ngoài “ mê lộ”, không được chơi nữa.
Học sinh nào tới được B được thưởng một bông hoa.
d. Trò chơi: Mở rộng vốn từ về bốn mùa ( Đưa vào tiết ôn tập Tiếng việt).
Củng cố kỹ năng mở rọng vốn từ cho học sinh thông qua các mùa đã Xuân,
Hạ, Thu, Đông và rèn kỹ năng trả lời câu hỏi về thời gian cho các em.
Chuẩn bò: Các mảnh bìa ghi tên từng tổ: Xuân, Hạ, Thu, Đông, Hoa, Quả.
Chia lớp làm 6 tổ và đặt tên cho từng tổ sau đó gắn mảnh bìa bảng tên cho
mỗi tổ. Mỗi tổ Xuân, Hạ, Thu, Đông phát 1 tờ giấy A
3
và bút dạ. Đại diện ghi
đặc điểm của mỗi tổ , để kết thúc trò chơi đại diện tổ gắn lên bảng lớp để chốt
laiï nội dung vừa học .
*Mỗi tổ cử một tổ trưởng ghi chép các thành viên từng tổ lần lượt đứng lên
giới thiệu tên của tổ. Các thành viên tổ khác trả lời
Ví dụ:
- Tôi là mùa Xuân, mùa của tôi bắt đầu từ tháng nào, kết thúc tháng nào? Cứ
như vậy cho đến các tổ Hạ, Thu, Đông.
- Khi mùa xuân về tiết trời chúng tôi thế nào hở các bạn? Cứ như vậy các tổ
giới thiệu lần lượt thời gian và tiết trời của các tổ: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
* Mỗi thành viên của tổ Hoa lần lượt đứng lên giới thiệu mỗi loài hoa bất kỳ
và đố: theo bạn tôi ở mùa nào? Các tổ khác phù hợp với mùa của mình thì tổ ấy
xướng tên.
Ví dụ:
Một thành viên tổ Hoa nói: Tôi là hoa mai ( hoa đào) theo các bạn tôi thuộc
mùa nào?
Thành viên của tổ Xuân đáp: Bạn là của mùa Xuân. Mời bạn về với chúng
tôi. Hoa mai ( hoa đào) chạy đến với tổ xuân. Một thành viên khác của tổ hoa
nói: Tôi là hoa cúc. Mùa nào tôi khoe sắc?
Người viết: Trần Thò Tình Trang 6

Mùa Xuân
Tháng
1,2,3
Ấm áp
Hoa mai
Hoa đào
Quả vú
sữa
Mùa Hạ
Tháng 4,5,6
Nóng bức, oi
nồng
Hoa phượng
Quả xoài
Vải
Măng cụt
Mùa Thu
Tháng 7,8,9
Mát mẽ, se
se lạnh
- Hoa cúc
- Quả: bưởi,
cam, na,
nhãn
Mùa Đông
Tháng
10,11,12
- Giá lạnh
- Hoa mận
- Quả dưa

hấu
Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2
Thành viên ở tổ thu đáp: Mùa Thu chúng tôi hân hoan đón chào bạn hoa cúc.
Mời bạn về đây với chúng tôi ( Hoa cúc chạy về với tổ thu)
Cứ như vậy tổ Hoa đố và các tổ khác trả lời về đủ các mùa trong năm.
Một thành viên ở tổ Quả đứng lên giới thiệu tên quả và đố theo bạn tôi ở mùa
nào? Các tổ khác nghe nếu phù hợp với mùa nào tổ ấy xướng tên.
Ví dụ:
Một thành vienâ tổ Quả giới thiệu : Tôi là quả vải. Tôi thuộc mùa nào? Thành
viên của tổ Hạ đáp: Bạn thuộc mùa Hạ. Mau đến đây với chúng tôi ( Quả vải
chạy về với mùa Hạ) . Một thành viên khác của tổ Quả giới thiệu: Tôi là quả
dưa hấu, tôi thuộc mùa nào? Thành viên của tổ Đông đáp: Bạn thuộc mùa
Đông. Mời bạn đến với chúng tôi ( Quả dưa hấu chạy về với mùa đông).
Lần lượt các thành viên tổ quả chọn 1 tên để về với mùa thích hợp.
* Cuối trò chơi các đại diện từng tổ đã ghi chép xong lên gắn kết quả để chốt
lại kiến thức như sau:
e. Trò chơi: Đạp bóng giải thích từ: ( Đưa vào tiết thể dục).
1- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kỹ năng vận động, phản xạ nhanh, kỹ năng diễn đạt và vận
dụng tri thức.
+ Nâng cao nhận thức về môi trường, vấn đề bảo vệ môi trường, thân thiện
với môi trường thông qua các cụm từ liên quan.
2- Chuẩn bò:
6 quả bóng nhựa ( một quả loại to, 5 quả loại nhỏ).
- Dây ni-lon để buộc treo bóng
- Giấy trăng, bút bi, bàn nhỏ.
- Đồng hồ bấm giờ.
Người viết: Trần Thò Tình Trang 7
Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2
Giáo viên chuẩn bò sân chơi và từ giải thích.

- Vẽ sân chơi:
Cột treo
bóng

Bàn đạt mảnh giấy
Vạch xuất phát vạch tung bóng
Các từ: cụm từ : nước sạch, nước bẩn, trồng cây, tưới nước, quét nhà, vức
( sả) rác, lau bàn, bẻ cành, hái hoa viết sẵn trên các mãnh bìa.
Tập trung lớp thành hai đội, mỗi đội 10 em trước vạch xuất phát
Giáo viên phổ biến luật chơi:
Khi giáo viên hô bắt đầu lần lượt mỗi bạn trong đội sẽ nhảy bật ếch từ vạch
xuất phát, hai tay giơ bóng nhựa nhảy đến vạch tung bóng. Học sinh tung bóng
sao cho trúng vào quả bóng treo, sau đó lấy một mảnh bìa ghi từ cần giải thích
và diễn đạt cho các bạn trong đội đoán.
- Khi di chuyển bò rơi bóng hoặc tung bóng không trúng thì bò loại phải nhanh
chóng trở về vạch xuất phát nhường chỗ cho bạn kế tiếp.
- Khi giải thích không được sử dụng những từ, chữ có trong từ cho trước.
- Khi bạn giải thích cả đội hội ý và đoán từ. Nếu đoán đúng được 2 điểm.
- Nếu đội đoán sai, đội kia được quyền đoán, nếu đoán đúng thì được 1 điểm.
- Giáo viên hướng dẫn một học sinh làm nháp cho tất cả học sinh quan sát.
- Học sinh quan sát và một bạn trực tiếp làm mẫu.
* Khi đập bóng và giải thích từ:
- Giáo viên: Cho 2 đội bốc thăm và lần lượt cho từng đội thi ( bấm thời gian
cụ thể).
- Học sinh tham gia chơi: Nhảy bật ếch trong đập bóng phải giải thích từ, hội
ý và đoán từ.
- Giáo viên: Sau khi kết thúc tổng kết số điểm mỗi đội ghi được và công bố
đội thắng.
* Tổng kết:
Người viết: Trần Thò Tình Trang 8

Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2
- Giáo viên: Tập trung lớp thành vòng tròn và yêu cầu học sinh nhắc lại
những từ, cụm từ mình đã giải thích, xem những từ nào nói về, môi trường trong
lành, môi trường bẩn, hành động nào thân thiện hay không thân thiện với môi
trường…
- Học sinh: Phát biểu, nhận xét và giải thích.
g. Trò chơi: “Diệt” hay không “diệt” ( đưa vào tiết sinh hoạt)
* Mục tiêu:
- Học sinh biết được một số con vật có lợi và con vật có hại đối với con người
( trong từng trường hợp cụ thể).
- Tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi và giải trí và
mạng tính giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường sống.
* Chuẩn bò:
Tên gọi và tranh ảnh về một số con vật có ích, con vật có hại ( nếu có tranh
ảnh)
* Các việc cần làm:
- Việc 1: Nắm thể lệ trò chơi
Giáo viên xếp học sinh đứng thành hình vòng cung, khi giáo viên hô tên một
con vật nào đó có hại thì học sinh giơ thẳng tay phải của mình lên cao và hô “
diệt”. Còn nếu giáo viên hô tên một con vật có ích thì học sinh chỉ việc hô
“không diệt” không phải giơ thẳng cánh tay phải nữa. Nếu học sinh nào phạm
luật ( con vật có ích mà hô “diệt”, con vật có hại mà hô “không diệt” mà giơ tay
phải lên cao). Nếu học sinh vi phạm luật thì bò phạt nhảy lò cò quanh các bạn 2
vòng, vừa nhảy vừa hát” Nhảy lò cò cho cái giò nó khoẻ. Nhảy khe khẽ cho nó
khoẻ cái giò”.
Việc 2: Học sinh tham gia chơi.
Việc 3: Tiếp tục chơi thay đổi vật liệu.
Giáo viên chỉ cần đưa ra các tranh vẽ các con vật. Học sinh quan sát , giáo
viên đếm 1,2,3 thì học sinh hô “ diệt” hay “ không diệt”
Luật chơi cũng giống như hoạt động1

* Tên một số con vật có ích và một sô con vật có hại được đưa vào trò chơi
là:
- Con vật có ích: Con bò, con gà, con mèo, con ngựa, con lợn, con chó.
- Con vật có hại: Con muỗi, con bọ xít, con sâu ăn lá, con ruồi, con chuột…
Học sinh: Nghe giáo viên hô tên hoặc quan sát tranh để hô đúng là “ diệt”, “
không diệt”.
* Sau khi chơi giáo viên hỏi thêm
- Bò, mèo, gà, chó, lợn, ngựa có ích như thế nào?
Người viết: Trần Thò Tình Trang 9
Kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép trò chơi vào giờ học của học sinh lớp 2
- Muỗi, bọ xít, sâu, chuột có hại như thế nào?
- Chúng ta phòng trừ muỗi, sâu bọ, chuột, ruồi như thế nào?
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Sau một thời gian thực hành đưa trò chơi vào hoạt động tiết học đối với học
sinh trong lớp. Tôi nhận thấy việc vận dụng lồng ghép trò chơi vào từng tiết
học, môn học đã đem lại hiệu quả đáng kể. Có trò chơi giúp học sinh củng cố
ôn luyện kiến thức, có trò chơi giúp các em thấy được hành động bổ ích thân
thiện với môi trường hoặc không thân thiện với môi trường để từ đó các em có ý
thức đúng đắn hơn trong việc góp phần xây dựng trường xanh, sạch đẹp; và thấy
được mối quan hệ giữa các con vật đối với đời sống con người. Nhiều học sinh
ham thích tham gia trao đổi tranh luận để tìm tòi ra những kiến thức cần thiết, cơ
bản của từng môn học, bài tập. Giờ học sôi nổi mỗi cá nhân đều tích cực tham
gia hoạt động để tranh giành phần thắng về cho cá nhân, cho tổ nhóm của mình.
Vì vậy trong giảng dạy việc lồng ghép trò chơi vào giờ học bản thân tôi nhận
thấy nó đóng vai trò quan trọng và đem lại hiệu quả cao trong mỗi giờ học.
Kính mong đồng nghiệp bổ sung đóng góp ý kiến cho việc làm của tôi để nó
hoàn thiện hơn và đem lại hiệu quả tốt đẹp hơn./.

n Tín, ngày 5 tháng 2 năm 2010
Người viết

Trần Thò Tình

Người viết: Trần Thò Tình Trang 10

×