Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH TRÙNG TU CHÙA LINH SƠN TIÊN THẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 11 trang )

QUẢN LÝ DI SẢN
KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH TRÙNG TU
CHÙA LINH SƠN TIÊN THẠCH
GVHD: THS,KTS TRẦN ĐỨC PHI
SV : TRẦN THĂNG LONG
MSSV: 071723C
LỚP : 07QH1D
1/Vị trí, đặc điểm Chùa Linh Sơn Tiên Thạch:
Vị trí:Chùa Linh Sơn Tiên Thạch, tọa lạc trên
núi Bà Đen đây là một quần thể di tích lịch sử
văn hóa và danh thắng nổi tiếng Nam Bộ., thuộc
xã Ninh Sơn, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
Với chiều cao 986m so với mực nước biển, núi
Bà Đen là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. . Được Bộ
VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết
định số: 100/VH-QĐ ngày 21/01/1989.
Đặc điểm: Có nhiều truyền thuyết dân gian kể về Bà
Đen như : Sự tích nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên
Hương …
Theo tài liệu Truyền thuyết về Bà Đen (Báo Tây Ninh
xuất bản năm 1998) thì cô gái Lý Thị Thiên Hương
vốn nhan sắc mặn mà ở huyện Quan Hóa (nay là huyện
Trảng Bàng) đính hôn cùng Lê Sĩ Triệt, chàng trai văn
võ song toàn. Giữa buổi loạn ly, chàng Lê Sĩ Triệt gác
tình riêng lên đường tòng quân cứu nước. Thiên
Hương, một hôm lên núi viếng chùa thì gặp bọn cường
sơn thảo khấu chặn đường uy hiếp. Sức yếu thế cô,
nàng đành phải nhào xuống vực sâu quyên sinh. Đêm
ấy, nhà sư trụ trì ngôi chùa trên núi được nàng báo
mộng. Hôm sau, ông xuống vực sâu tìm và đem xác


nàng đi an táng. Nàng rất linh hiển, luôn phù độ cho
nhân dân trong vùng được nhiều ân phước. Người dân
lập điện thờ Bà trên núi, từ đó núi có tên là núi Bà Đen.
Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, xưng hiệu là Gia Long,
tưởng nhớ đến chuyện khi bôn tẩu khắp miền Nam, lúc
đến núi được Bà mách bảo nên thoát nạn, liền sai Tả
quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Thành Gia Định, lên núi
làm lễ sắc phong cho Bà danh hiệu Linh Sơn Thánh
mẫu, đặt tên chùa Bà Linh Sơn Tiên Thạch Tự và tạc
tượng Bà bằng đồng để nhân dân chiêm bái, phụng thờ.
Săc phong đó về sau bị thất lạc. Đến đời Bảo Đại, vua
tái sắc phong cho Bà.
Chùa Linh Sơn Tiên Thạch, thường gọi là chùa Phật,
chùa Thượng, chùa Bà, cùng với chùa Hang (chùa Linh
Sơn Long Châu) và chùa Trung (chùa Linh Sơn Phước
Trung) là những ngôi chùa nổi tiếng ở khu danh thắng
núi Bà Đen.
Tính từ sư tổ Đạo Trung đến năm 1956, đã có bảy đời
sư tổ của môn phái Tế thượng Chánh tông kế tục nhau
giữ việc tu hành trên núi. Gần 300 năm trôi qua, biết
bao "vật đổi sao dời", chùa Linh Sơn cũng đã bao lần
bị tàn phá, do gánh nặng thời gian, thiên tai hoặc do
những cuộc chiến tranh. Nhưng, cũng giống như cây
rừng,chùa Linh sơn cứ đổ xuống rồi lại mọc lên.
Chùa do Thiền sư Đạo Trung - Thiện Hiếu thuộc chi
phái Thiền Liễu Quán khai sơn vào giữa thế kỷ XVIII.
Nguyễn Quyết Chiến trong bài Hệ thống tự viện núi Bà
Đen trong tiến trình lịch sử (Báo Giác Ngộ ngày ( 22-
02-1997) đã cho biết 11 đời trụ trì chùa như sau : Đạo
Trung - Thiện Hiếu (1783-1806), Thanh Thanh (1806-

1832), Hải Hiệp (1832-1857), Thanh Thọ - Phước Chí
(1857-1878), Chơn Thoại - Trừng Tùng (1879-1910),
Chánh Khâm - Tâm Hòa (1910-1937), Nguyên Cơ -
Giác Phú (1937), Nguyên Thần - Giác Hạnh (1937-
1938), Giác Ngọc (1938-1951), khuyết trụ trì (1951-
1957), Huệ Phương (1957-1962), Diệu Nghĩa (từ năm
1962 đến nay).
2/ Phong cách kiến trúc của Chùa Linh Sơn Tiên
Thạch:
Chùa Phật cho ta một hình ảnh "trùng thềm điệp ốc",
tức là trên một nền chung nhô lên rất nhiều mái ngói.
Phía trước là một kiểu kiến trúc tam quan với ba bộ
mái nhô lên, chính phụ rõ ràng. Phía sau là toà chùm
điện đường bệ có hai tầng mái, mỗi tầng bốn mái có
các đầu đao rồng phụng, vân mây, hoa lá cất lên. Đặc
biệt, chùa còn giữ hai cột đá xanh được tạc thời Tổ
Tâm Hòa (1919) ở tiền đường, mỗi cột cao 4,5m,
đuờng kính 0,45m, chạm hình rồng uốn lượn rất đẹp.
Ở sân chùa Phật có tôn trí tượng đài Bồ tát Quán Thế
Âm. Tiền đường thờ tượng Tiêu Diện. Tầng trên thờ
Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.
Điện Phật thờ tượng đức Trung Tôn chính giữa (tư
liệu của chùa cho biết tượng đức Bổn sư Thích Ca
thiền định cao 2,5m) và chư Phật, Bồ tát : bộ tượng Di
Đà Tam Tôn, đức Phật Thích Ca, tượng Đản sinh, Bồ
tát Địa Tạng, Ngọc Hoàng …
Hai bên có bàn thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ
tát Đại Thế Chí. Trước điện Phật có tượng Tứ Thiên
Vương : Ma Lễ Thọ, Ma Lễ Hồng, Ma Lễ Hải, Ma Lễ
Thanh ; tượng đức Hộ Pháp Vi Đà. Hai bên vách có

bàn thờ Thập bát La Hán, Thập Điện Minh Vương,
Mục Kiền Liên, Quan Thánh. Sau điện Phật, có bàn thờ
Tổ sư Đạt Ma và các vị Tổ của chùa.
Đặc biệt, ở điện Phật có tôn trí ngọc Xá lợi Phật, bảo
vật do Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Chủ tịch Hội
đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Vua
Sãi Thái Lan tặng, và Hòa thượng đã cúng dường cho
chùa vào năm 2000.
Chùa có khu bảo tháp Tổ. Giữa là tháp Tổ Tâm Hòa,
Tổ Giác Phú, Tổ Giác Điền. Hai bên là tháp Tổ Trừng
Tùng và Tổ Thanh Thọ.
Bên cạnh chùa là Điện Bà Linh Sơn. Kiến trúc điện
gồm một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành động, vòm
mái cao 2,5m, và gian nhà thờ nhân tạo phía trước dài
8m. Trong điện thờ Linh Sơn Thánh mẫu, Thần Tài,
Thổ Địa. Ở đây có tủ đựng y trang của Bà do thập
phương bá tánh dâng cúng. Gian ngoài thờ Bồ tát Quán
Thế Âm và Địa Mẫu ” .
3/ Các giai đoạn trùng tu :
Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Trong quá trình trùng
tu Chùa Linh Sơn đã hình thành Chùa Hang, Chùa
Trung và một số công trình liên quan từ đó tạo thành
hệ thống Chùa Chiền núi Bà Đen như hiện nay.
Năm Mậu Ngọ (1857), Tổ Phước Chí đã bỏ ngôi chùa
cũ lợp lá, vách ván, tổ chức xây dựng ngôi chùa khang
trang. Ngài đã vận động nhiều Phật tử góp công góp
của mở rộng đường lên núi, xây dựng ngôi chánh điện
và giảng đường.
Cũng vào thời gian này, cách chùa khoảng 300m, một
nhà sư người Chiêm Thành, tục gọi là ông Chàm và

nhà sư Huệ Mạng - Kim Tiên lấy hang đá làm nơi tu
hành. Khoảng năm 1864, sư Huệ Mạng khai sơn chùa
Linh Sơn Long Châu.
Năm Nhâm Thân (1871), Tổ Phước Chí cho xây chùa
Phước Lâm kế cận dòng sông chảy qua ấp Vĩnh Xuân
để khách hành hương đi bằng đường thủy ghé chùa
nghỉ ngơi trước khi lên núi. Đến đời Tổ Chơn Thoại,
ngài thấy cần xây một trạm dừng tại chân núi, tạo
thuận lợi cho khách hành hương, nên đã cho xây ngôi
chùa Linh Sơn Phước Trung, thường gọi là chùa
Trung.
Năm Canh Tuất (1910), Tổ Tâm Hòa nối tiếp trụ trì đã
cho mở rộng ngôi chùa, xây dựng thêm nhà nghỉ cho
khách hành hương, mở con đường rộng 6m, dài 1300m
từ chùa Trung lên chùa Phật. Năm 1924, ngài cho xây
nhà Tổ, Đông lang, Tây lang, nhà trù bằng vật liệu chủ
yếu là đá. Năm 1927, ngài cho lấp hố Điện Bà (sâu
50m, rộng 70m), tương truyền là nơi Bà quyên sinh, để
lấy lối lên chùa Phật. Đây là công trình lớn, ngài đã
huy động hàng trăm thợ lao động suốt bốn năm mới
hoàn thành. 27 năm trụ trì của Tổ Tâm Hòa là thời kỳ
chùa được hưng thịnh về mặt hoằng dương đạo pháp
cũng như cơ sở tự viện với hơn 100 Tăng Ni tu học,
khách hành hương về chùa mỗi ngày một đông.
Các đệ tử của Tổ Tâm Hòa là Giác Phú, Giác Hạnh,
Giác Ngọc kế tục quản lý và phát triển hệ thống tự viện
ở đây đến năm 1945.
Từ năm 1945 đến năm 1956, quân Nhật rồi quân Pháp
kéo lên chiếm đóng, phá hủy hoàn toàn hệ thống tự
viện ở đây.

Năm 1956, ngài Nguyên Chất - Giác Điền, trụ trì chùa
Phước Lâm tổ chức xây dựng lại hệ thống chùa ở núi
Bà. Ngài cho tháo dỡ ngôi Thiền đường và một số căn
nhà phụ của chùa chở lên núi cất chùa tạm để có nơi lễ
bái của Tăng Ni và khách hành hương.
Ngài cùng thầy Huệ Phương hết lòng chăm lo tôn tạo
ngôi chùa Phật và chùa Hang. Năm 1957, ngài Giác
Điền viên tịch, ngài Huệ Phương tiếp tục công việc đến
năm 1962 thì giao nhiệm vụ trụ trì cho Ni sư Thích Nữ
Diệu Nghĩa để về chùa Phước Lâm tu học. Từ đây cho
đến năm 1975, công việc tái thiết các tự viện bị ngưng
trệ. Một lần nữa, bom đạn chiến tranh đã phá hủy gần
hết các công trình mới được xây dựng.
Sau năm 1975, đất nước ngưng tiếng súng, cũng nhờ
cúng dường của Việt kiều muôn phương, tuôn về giúp
xây dựng lại chùa Phật trên núi Bà Đen, hiện do Ni sư
Thích Nữ Diệu Nghĩa làm Viện chủ. Từ 1992-1997,
trùng tu lại các ngôi chùa Linh Sơn Long Châu tự
(Chùa Hang), Linh Sơn Phuớc Trung tự (Chùa Trung)
và nhiều chùa Phật khác trên núi. Điện Bà lại mở rộng
như từ 300 năm trứơc với khách thập phương lên núi
cúng Phật như không bao giờ dứt.
Chùa Linh Sơn Tiên Thạch được khởi công xây dựng
vào ngày 16-10 năm Bính Tý (26-11-1996) và lạc
thành vào ngày 20-11 năm Đinh Sửu (19-12-1997).
Chùa có diện tích 210m2 (bề rộng 14m, bề dài 15m).
Chùa mang nét kiến trúc kết hợp hài hòa nét đẹp của
nhiều ngôi chùa cổ trong nước. Đặc biệt, chùa còn giữ
hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở
tiền đường, mỗi cột cao 4,5m, đuờng kính 0,45m, chạm

hình rồng uốn lượn rất đẹp.
Những năm gần đây cơ sở hạ tầng được nâng cấp,
đường nội bộ được lát đá khang trang, các di tích
thường xuyên được trùng tu tôn tạo và có nhiều công
trình mới đưa vào phục vụ du khách như hệ thống xe
điện cáp treo và máng trượt lần đầu có ở Việt Nam.
4/Ưu Nhược Điểm Của Việc Trùng Tu:
Ưu Điểm Quá Trình Trùng Tu:
Mặc dù trong quá trình hình thành và phát triển Chùa
Linh Sơn Tiên Thạch đã bao lần bị tàn phá, do gánh
nặng thời gian, thiên tai hoặc do những cuộc chiến
tranh. Nhưng Chùa Phật đã được xây dựng lại và trùng
tu mở rộng khá hoàn hảo. Đến nay thì hầu như đã trở
lại huy hoàng một ngôi Chùa, lúc nào cũng có màu
ngói mới đỏ tươi hoặc đã kịp sẫm màu rêu phong cổ
tích.
Khi xây dựng lại ngôi chùa Phật, các vị sư đã khéo léo
tận dụng những cột đá của ngôi chùa cũ gắn kết vào
công trình mới bằng bê tông cốt thép. Vậy nên mới giữ
lại được hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa
(1919) ở tiền đường, mỗi cột cao 4,5m, đuờng kính
0,45m, chạm hình rồng uốn lượn rất đẹp.
Chùa Phật được thiết kế thêm nhiều mái ngói hơn phía
trước là một kiểu kiến trúc tam quan với ba bộ mái nhô
lên, chính phụ rõ ràng. Phía sau là toà chùm điện
đường bệ có hai tầng mái, mỗi tầng bốn mái có các đầu
đao rồng phụng, vân mây, hoa lá cất lên,
tạo nên vẻ uy nghiêm, trang hoàng khi bước vào Chùa.
Đường lên Chùa Linh Sơn Tiên Thạch là những bậc
thang bằng đá hầu như vẫn còn nguyên vẹn dấu tích

thời gian.
Nhược điểm:
Trong quá làm đường từ Chùa Trung lên Chùa Phật
Năm 1927, Tổ Tân Hòa đã cho lấp hố Điện Bà (sâu
50m, rộng 70m).
Chùa Linh Sơn Tiên Thạch vì bị tàn phá nhiều lần và
được dựng lại năm 1996 nên Chùa nhìn khá mới không
giữ lại được nhiều vẻ rêu phong.
Việc xây dựng hệ thống cáp Treo để lên Chùa mặc dù
tiện lợi cho du khách viếng thăm Chùa Phật tuy nhiên
lại lại đánh mất một phần nào đó những cảm giác cổ
xưa và tôn nghiêm nơi đây.
Chùa được xây dựng bằng mái ngói nhưng phía sau tự
đường lại bằng tôn làm mất vẻ mỹ quan trang trọng.
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
Chùa năm 1990

×