Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÁO CÁO QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ NHÀ THỜ ĐÁ PHÁT DIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.53 KB, 11 trang )


QUẢN LÝ DI SẢN
KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
ĐỀ TÀI: NHÀ THỜ ĐÁ PHÁT
DIỆM
Nhà thờ đá Phát Diệm 1
Vị trí :
Là một quần thể các nhà thờ
Công giáo rộng khoảng 22 ha,
nằm tại thị trấn Phát Diệm,
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình,
phía Đông giáp xã Kim Chính,
phía Tây giáp xã Lưu Phương
còn phía Nam và Bắc giáp xã
Thượng Kiệm, cách trung tâm
thành phố Ninh Bình 30km về
phía Đông Nam ,cách Hà Nội
khoảng 120 km về hướng
Nam.Đây là một công trình lớn,
là nhà thờ chính tòa trung tâm
của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam.
Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ.

Quá trình lịch sử
1. Ý tưởng và quyết định thực hiện :
Quần thể kiến trúc này được xây dựng bởi Linh mục
Phêrô Trần Lục (còn gọi là Cụ Sáu - Linh mục ở giáo phận
Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong
hơn 30 năm.
Cha Trần-Lục đã nuôi ý định thực hiện công trình này từ
năm 1866. Khi Đạo Công Giáo được tự do.Cha Trần Lục -


người kiến trúc sư của công trình có mong muốn rằng, qua
công trình này nói lên tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa
đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc cũng
Nhà thờ đá Phát Diệm 2
như sự hòa hợp giữa Công giáo với các tôn giáo khác ở
Việt Nam , nói lên tính đoàn kết .
Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến
năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công
trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được
mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống
của Việt Nam.

2. Trình tự xây cất:
• Thời gian chuẩn bị vật liệu (1873-1883)
• Việc xây cất được thực hiện theo hai giai đoạn : giai
đoạn xây cơ sở và các nhà thờ chung quanh, và giai
đoạn xây cất chính ngôi Nhà Thờ Lớn.
• Năm 1875, để xem móng đất có vững chắc đủ hay
không - bởi vì vùng Phát-Diệm là vùng đất tân bồi -
Cha Trần-Lục đã cho thử xây "Núi táng xác", cũng
gọi là "Núi Calvariô = Núi Sọ". Kết quả được nhận
định là rất khả quan.Móng đất rất vững chắc. Do đó
việc xây cất các nhà thờ được tiến hành.
Khi thấy đất khá vững chắc bắt đầu xây cất ngôi Nhà
Đức Mẹ Maria . Người ta cũng gọi nhà thờ này là
Nhà Thờ Đá, vì tất cả đều bằng đá. Nhà thờ dài 18
thước, rộng ngang 9 thước và cao 5 thước.
• Năm 1889, tiếp tục xây Nhà thờ kính Thánh Tâm
Chúa Giêsu. Nhà thờ này được xây cất toàn bằng gỗ
lim. Nhà thờ dài 25 thước, rộng ngang 12 thước và

cao 9 thước. Cửa chính nhà thờ này được chạm trổ
rất đẹp và được đưa sang triển lãm bên Paris. Ngoài
ra chúng ta phải kể tới các nhà thờ khác cũng được
lần lượt xây cất, như nhà thờ kính thánh Giuse, nhà
Nhà thờ đá Phát Diệm 3
thờ kính thánh Phêrô, nhà thờ kính thánh Gioan Tiền
Hô hay kính thánh Rocô, rồi Phương-Đình với tháp
chuông; và ba hang đá.
• Năm 1891, xây Nhà thờ kính Đức Mẹ đất thánh Mân
Côi, cũng gọi là Nhà Thờ Lớn, và bây giờ là Nhà Thờ
chính tòa Phát-Diệm. Nhà thờ được xây cất theo kiểu
á đông, pha kiểu gô-tích. Để làm cho nền được vững
chắc, người ta phải chôn xuống nhiều cây tre và đổ
xuống thật nhiều đá. Nhà thờ dài 74 thước, cao 16
thước và rộng ngang 21 thước. Có 48 cột gỗ lim lớn,
trong đó 16 cây cột ở giữa có chu vi mỗi cột là 2
thước 35, cao 11 thước và nặng 7 tấn. Trên mỗi cột
có khắc tên Đức Mẹ và tên Thánh Cả Giuse. Nhà thờ
có 9 gian ; gian cung thánh, gian kiệu và 7 gian khác.
Mái ngói hai tầng.
• Công trình xây cất cuối cùng là Phương-Đình, ở
trước Nhà Thờ Lớn. Đây là công trình kiến trúc theo
kiểu á đông và dựa theo quan điểm thần học : nhà
vuông với kích thước gần bằng nhau : chiều ngang
24m, sâu 17m và cao 25 m; mái cong, 4 tháp chuông
khác ở bốn góc, tháp ở giữa cao 25 thước 65 . Cách
xếp đặt này có tính cách thần học, vì phương đình là
con đướng đẫn vào yết kiến các thần. Trên là lầu
chuông, với quả chuông nặng gần hai tấn do Giáo xứ
Phát-Diệm dâng cúng với hàng chữ ghi "Phát-Diệm

xứ cống vật", cao1 thước 90, đường kính là 1 thước
10. Ở giữa treo một trống cái thật lớn 66 thước, cao 1
thước 90,đường kính là 1 thước 10.
3) Kiến trúc :
Nhà thờ đá Phát Diệm 4
Đã được Bộ Văn Hóa công nhận là Di tích lịch sử văn
hoá. Đây là một công trình xây dựng lớn và có quy mô,
cũng như có tính cách nghệ thuật cao, được coi như một
đúc kết văn hóa, nghệ thuật vững chắc cho các thế hệ sau.
Vẫn tôn trọng và gìn giữ những phong tục tập quán với tư
cách là những di sản quý giá mà cha ông để lại. Nhà thờ
được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông
của những năm cuối thế kỷ 19.

Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà
thờ nhỏ (trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự
nhiên, được gọi là nhà thờ đá).Từ hướng Nam đi vào nhà
thờ Phát Diệm gồm các phần:
Ao hồ, Phương Ðình (nhà
chuông), Nhà thờ lớn, ba hang
đá nhân tạo và nhà thờ đá.
• Ao hồ : Một hồ nước
hình chữ nhật, rộng
Nhà thờ đá Phát Diệm 5
khoảng 4 ha, được kè đá xung quanh nằm trực diện
với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà
thờ. Giữa hồ là một hòn đảo trên đó có bức tượng
Chúa.
• Phương Đình : là một công trình kiến trúc cao 25m,
rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng

bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây
dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng
tượng bốn vị Thánh Sử. Giữa Phương Ðình đặt một
sập làm bằng đá nguyên khối. Tầng thứ hai của
Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một
quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần
2000 kg, quả chuông lớn ở Phương Ðình được đúc
vào năm 1890. Một tiếng chuông vang xa được ví
như cả 3 tỉnh (Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa)
nghe thấy.
Nhà thờ đá Phát Diệm 6
• Nhà thờ lớn : Nhà
thờ chính được xây
dựng năm 1891 với
tên chính thức là
Nhà thờ Đức Mẹ
Mân Côi, nay là
nhà thờ Chính tòa
của vị Giám mục
Phát Diệm. Nhà
thờ lớn dài 74m,
rộng 21m, cao
15m, có bốn mái
và có năm lối vào
dưới các vòm đá
được chạm trổ.
Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên
khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m,
mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh
đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá

nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng
khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ
các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ
như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Hai
phía bên nhà thờ có bốn nhà thờ nhỏ được kiến trúc
theo một phong cách riêng. Mái không cao vút kiểu
ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong
thấp cổ kính như mái đình, mái chùa.
Nhà thờ đá Phát Diệm 7
• Nhà thờ đá : Tên nguyên thủy: Nhà thờ Trái tim Vô
nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ
đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm
bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa Phía
trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là
bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng
cho thời tiết
và vẻ đẹp
riêng của bốn
mùa trong
một năm.
Ðường nét
khắc họa
những con
vật như sư tử,
phượng sống
động đến lạ
thường. Ấn
tượng hơn
nữa khi tất cả đều được làm chỉ với bàn tay tài hoa
của người thợ và một dụng cụ đục đá nhỏ.

• Các hang đá nhân tạo : ở phía bắc khu nhà thờ Phát
Diệm có 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được
tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ
nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong đó, hang Lộ Ðức
(nguyên thủy tên là Vườn Gethsemane) là đẹp nhất.
Trên các hang đá đều có các tượng lớn.
• Phần nội thất bên trong nhà thờ Phát Diệm lối kiến
trúc mái vòm trống trúc kiên cố vững chãi pha trộn
với hệ thống kết cấu khung cột, kèo và xà mang của
kiến trúc đình, chùa Bắc bộ Việt cũng tạo nên nét
Nhà thờ đá Phát Diệm 8
riêng biệt cho nhà thờ Phát Diệm với các nhà thờ
khác. Nhìn vào kiến trúc thánh đường bên trong nhà
thờ lớn thờ chúa Giêsu, có thể thấy trần nhà thờ
được xây cao mở rộng, nhưng ở đây những cột
mảnh bằng chất liệu bê tông quen thuộc của kiến
trúc Gothich đã được thay bằng hệ thống cột, kèo và
xà ngang (6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối,
hai hàng cột giữa cao 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột
nặng khoảng 10 tấn) không kém phần vững trãi.
Không gian bên trong không thoáng đãng và rộng
rãi so với những nhà thờ khác nhưng lại gần gũi đối
với người việt.
Quần thể nhà thờ đá Phát Diệm là 1 công trình di sản đặc
biệt đã được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19.Với
thời gian, các phiến đá vẫn vững chắc nhưng các cột gỗ đã
bắt đầu xuống cấp và phải thay thế nhiều.Vì vậy,từ 1997-
1999,đã nhận được sự góp sức,ủng hộ từ phía giáo dân để
trùng tu,tôn tạo toàn thể thánh đường. Năm 1998, nhà thờ
lớn Phát Diệm được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa.


Điểm thuận lợi cho du lịch:
Đây là một công trình xây dựng lớn ,quy mô,được coi
như một đúc kết văn hóa,nghệ thuật vững chắc cho các
thế hệ sau.Trải qua hơn 100 năm tuổi,khu Thánh đường
Phát Diệm xứng đáng là đỉnh cao của nghệ thuật kiến
trúc Việt Nam, là biểu tượng cho tinh thần nhân văn
sâu sắc của người Việt trong sự hòa quyện tài tình của
các nền văn hóa,của tinh thần cộng đồng cao quý sắt
son. Ngoài ra một công trình được xây dựng hoàn toàn
bằng đá rất dễ tạo ra sự khô cứng về đường nét,nhưng
Nhà thờ đá Phát Diệm 9
với sự thiết kế hoàn hảo và bàn tay khéo léo của người
thợ dân gian, nhà thờ đá Phát Diệm lại có dáng vẻ mềm
mại và tinh tế, đã làm nên một kì quan nhân tạo cho
vùng đất Ninh Bình. Do vậy,đây cần là một địa chỉ hấp
dẫn trong chương trình tham quan du lịch cho du khách
để tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc độc đáo chạm khắc
trên gỗ và đá kết hợp với kiến trúc nhà thờ Tây phương
với đình chùa truyền thống Việt Nam.
 Điểm không thuận lợi :
Hiện tại nhà thờ Phát Diệm khá nổi tiếng nhưng phần lớn
du khách chỉ tham quan một số thắng cảnh thu hút khách
du lịch khác như: Cố Đô Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động
(Vịnh Hạ Long trên cạn) nên phần lớn du khách đi tour
trong 1 ngày.Vì vậy để có thể tham quan nhà thờ đá Phát
Diệm chỉ cách Hoa Lư 30 km cần tính toàn them đê cho
du khách không bị sức ép về mặt thời gian.
Kết luận
Vận dụng từ nhiều giải pháp kết cấu cổ truyền và những

tư duy sáng tạo khoa học đã làm kỳ vĩ hơn không gian kiến
trúc truyền thống, đảm bảo được tính chất thân thuộc và
linh thiêng của một không gian tín ngưỡng dân tộc.Với vật
liệu và kết cấu cổ truyền, kiến trúc Nhà thờ chính cũng như
các nhà thờ các Thánh và cả Phương-Đình đều mang đậm
nét dáng dấp các đình chùa cổ Nước ta, dáng dấp kiến trúc
truyền thống Việt-Nam, có sự kết hợp ăn ý các mô-típ kiến
trúc gô-tích tôn giáo Phương Tây. Đó có lẽ là sự giao thoa
tuyệt vời giữa văn hóa Đông Tây và cũng là minh chứng
Nhà thờ đá Phát Diệm 10
cho sự uyển chuyển trong việc tiếp cận những điều mới của
người Việt Nam.
Người dân đang ngày càng nhận thức đúng đắn giá trị, ý
nghĩa của di tích đối với đời sống xã hội, nên di tích càng
ngày càng được mọi người quan tâm.Trong tương lai,nơi
đây sẽ là một trong những điểm tham quan hấp dẫn của
Ninh Bình.
Nhà thờ đá Phát Diệm 11

×