Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quản lý Nhà nước về đất đai tại quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 102 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN HOÀNG LONG






QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
















Hà Nội – Năm 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN HOÀNG LONG






QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH








NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THUỲ ANH







Hà Nội – Năm 2014


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
MỞ ĐẦU 01
1. Tính cấp thiết của đề tài 01
2. Tình hình nghiên cứu 03
3. Mục đích nghiên cứu 04
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 04

5. Nội dung nghiên cứu 05
6. Phương pháp nghiên cứu 05
7. Những đóng góp của Luận văn 06
8. Bố cục của Luận văn 06
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 06
1.1. Đất đai và vai trò của đất đai 06
1.1.1. Đất đai 06
1.1.2. Vai trò của đất đai 07
1.2. Nội dung Quản lý nhà nước về đất đai 09
1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về đất đai 09
1.2.2. Nội dung Quản lý nhà nước về đất đai 10
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM GIAI ĐOẠN 2007-2013 26
2.1. Khuôn khổ pháp luật và chính sách về đất đai ở Việt Nam 26
2.1.1. Hệ thống pháp luật về đất đai ở Việt Nam 26
2.1.2. Các chính sách về đất đai ở Việt Nam 30
2.2. Đặc điểm tình hình đất đai tại huyện Từ Liêm 32


2.2.1. Quá trình đô thị hóa huyện Từ Liêm (trước đây) trong giai đoạn
2007-2013 35
2.2.2. Tác động của đô thị hóa tới việc sử dụng đất đai trên địa bàn
huyện Từ Liêm 50
2.2.3. Tác động của đô thị hóa tới QLNN về đất đai trên địa bàn huyện. 54
2.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai trên địa bàn huyện 55
2.3. Quản lý đất đai trên địa bàn huyện 56
2.3.1. Tình hình thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai 56
2.3.2. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp
GCN QSDĐ 59
2.3.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 63

2.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất 64
2.3.5. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất 70
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 70
2.3.7. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các
vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai 74
2.4. Đánh giá chung về Quản lý nhà nước về đất đai 75
2.4.1. Kết quả đạt được 75
2.4.2. Những mặt còn tồn tại 76
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 79
3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội quận Bắc Từ Liêm 79
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn quận Bắc Từ Liêm 84


3.2.1. Giải pháp về chính sách pháp luật đất đai 86
3.2.2. Giải pháp về cấp Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, các thủ tục
hành chính, đo vẽ lập bản đồ địa chính và hoàn thiện hệ thống hồ
sơ địa chính 86
3.2.3. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 88
3.2.4. Giải pháp về công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất,
tái định cư 89
3.2.5. Giải pháp về áp dụng công nghệ khoa học 90
3.2.6. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai 90
3.2.7. Một số giải pháp khác 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94


i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

GTSX
Giá trị sản xuất
CN-XD
Công nghiệp – Xây dựng
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
GCN
Giấy chứng nhận
QSDĐ
Quyền sử đụng dất
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
QLNN
Quản lý nhà nước
GPMB
Giải phóng mặt bằng


















ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm
36
Bảng 2.2
Cơ cấu lao động trong các ngành huyện Từ Liêm
37
Bảng 2.3
Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế theo ngành
39
Bảng 2.4
Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2007-2013

50
Bảng 2. 5
Tổng hợp cấp GCN QSD đất tính đến ngày 31/12/2011
59

























iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình
Nội dung
Trang
Hình 1
Sơ đồ mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất
28
Hình 2
Vị trí và địa giới huyện Từ Liêm
34
Hình 3
Diện tích tự nhiên huyện Từ Liêm thống kê năm 2013
52






1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Tấc đất tấc vàng” – câu thành ngữ từ ngàn xưa của ông cha ta đến nay
vẫn còn nguyên giá trị. Đất đai là môi trường sống của cả xã hội, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng
các công trình văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đồng thời đất đai là nguồn
tài nguyên vô giá, là kết quả đấu tranh và lao động hàng nghìn năm qua của
nhân dân, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.
Trong những năm gần đây, đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ,

đó là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển. Tuy nhiên, cùng với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, sự mở rộng đô thị đã làm cho tình hình sử dụng đất, các
quan hệ về đất đai ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, đặc biệt là ở
thành phố lớn như Hà Nội.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Thủ đô nói chung, huyện Từ Liêm
cũ cũng đang bước vào thời kỳ đô thị hóa một cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nét
nhất trong giai đoạn từ năm 2007 - 2013. Huyện Từ Liêm là trung tâm phát
triển đô thị của Thủ đô, thu hút nhiều dự án đầu tư, dân số cơ học tăng
mạnh. Trong khoảng thời gian này, huyện đã giải phóng hơn 1.000ha mặt
bằng dành cho những công trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế
của huyện chuyển dịch, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần tạo tiền đề
thực hiện CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
được quan tâm; nhiều vấn đề xã hội được giải quyết tích cực; đời sống nhân
dân được nâng cao; số hộ giàu tăng, số hộ nghèo giảm. Diện mạo Từ Liêm
đang khởi sắc từng ngày và đạt những thành tựu về kinh tế - xã hội đáng
khích lệ.
Với áp lực đô thị hoá cao, khối lượng công việc về quản lý nhà nước là
rất lớn: Năm 2012, huyện đã phải giải quyết 506.818 thủ tục hành chính của

2
các tổ chức và công dân (gấp nhiều lần các quận, huyện khác của thành phố
Hà Nội, thậm chí nhiều hơn số thủ tục hành chính phải giải quyết của một số
tỉnh miền Bắc); trên địa bàn huyện Từ Liêm hơn 7.000 doanh nghiệp đang
hoạt động
Các xã, thị trấn của huyện Từ Liêm đã đô thị hóa ở mức cao, nhiều xã
đã đô thị hóa 100%, tỷ trọng kinh tế công nghiệp - xây dựng, thương mại -
dịch vụ - du lịch đạt gần 100%. Các xã đều có quy mô dân số lớn (có xã hơn
77.000 người). Với việc đô thị hóa cao và tình hình dân cư đông, hiện nay
các xã, thị trấn của huyện Từ Liêm gặp nhiều khó khăn trong công tác quản
lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đô thị và quản lý dân cư vì vẫn quản

lý theo mô hình nông thôn, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội diến biến phức
tạp. Hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các xã đã đạt tiêu chí của phường.
Để giảm áp lực đô thị hoá quá cao cho một đơn vị hành chính cấp
huyện. Ngày 27/23/2013 Thủ tướng Chính phủ có Nghị quyết số 132/NQ-CP
về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận
và 23 phường trực thuộc. Trong đó quận Bắc Từ Liêm được thành lập trên
cơ sở 9 xã (Thượng Cát, Liên Mạc, Thuỵ Phương, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh,
Minh Khai, Cổ Nhuế, Phú Diễn và Tây Tựu) thuộc phần đất phía Bắc huyện
Từ Liêm. Từ ngày 1/4/2014, quận Bắc Từ Liêm và 13 phường trực thuộc đã
chính thức đi vào hoạt động. Một trong các nhiệm vụ trọng tâm sau khi đi
vào hoạt động đã được Đảng uỷ, HĐND, UBND quận Bắc Từ Liêm xác
định là việc rà soát “Công tác quản lý nhà nước về đất đai” trên địa bàn. Việc
đánh giá thực tế công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Từ Liêm (trước
đây) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội
của quận Bắc Từ Liêm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, để rút ra được
những bài học, kinh nghiệm điều chỉnh cho đúng quy định của pháp luật và
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Từ thực tiễn trên, tôi tiến hành

3
nghiên cứu đề tài: “ Quản lý nhà nước về đất đai tại quận Bắc Từ Liêm, thành
phố Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng công tác
quản lý nhà nước về đất đai. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát
triển kinh tế, hội nhập sâu rộng, tình hình nghiên cứu về đất đai nói chung và
quản lý nhà nước về đất đai nói riêng cũng phát triển khá mạnh. Ngoài các vấn
đề liên quan đến quản lý đất nông nghiệp thì các vấn đề quản lý nhà nước về
đất đai gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm phân hoá giàu
nghèo, thực hiện công bằng xã hội hay các vấn đề quản lý mang tính kỹ thuật
như quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, định giá đất được đề cập khá nhiều.

Trong những lần chuẩn bị để bổ sung sửa đổi và ban hành mới Lật Đất đai
(1993, 1998, 2001, 2003), đã có nhiều nghiên cứu về chính sách đất đai của các
nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Cụ thể đã có những công trình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất tại
Việt Nam. Trong đó phải kể đến các công trình như: Phân vùng sinh thái nông
nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu,
Trần Thị Tú Ngà (1990); Đánh giá kinh tế đất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng
của tác giả Quyền Đình Hà (1993) [14]; Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô
hình đa dạng hoá cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng của tác giả Vũ Năng
Dũng (1997) [9], Quy hoạch sử dụng đất vùng Đồng bằng sông Hồng của tác
giả Phùng Văn Phúc (1996) [27], phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa
sông Hồng của tác giả Nguyễn Như Hà (2000) [13], chương trình quy hoạch cụ
thể vùng Đồng bằng sông Hồng (1994) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển
đa dạng hoá nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng.
Trong giai đoạn hiện nay, các vấn đề về quản lý đất đai như trong việc
quản lý thị trường bất động sản, các vấn đề về giá đất, đền bù giải phóng mặt

4
bằng hay các chính sách đối với những vùng bị mất nhiều đất sản xuất là đề tài
được nghiên cứu, trao đổi rất nhiều trên báo chí cũng như các loại tạp chí
chuyên ngành. Đối với các nghiên cứu sinh và học viên cao học, cũng có khá
nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến đất đai và quản lý nhà nước về đất đai,
đặc biệt là đối với chuyên ngành Quản lý đất đai tại các trường đại học. Tại
Trường đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội cũng đã có một
số đề tài nghiên cứu, luận văn thạc sỹ như: Luận văn thạc sỹ của nghiên cứu
sinh Nguyễn Văn Sửu (năm 2012) với đề tài: “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
tới giá đất ở trên địa bàn quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng”; Luận văn thạc
sĩ của học viên Nguyễn Tiến Ngọc Tú (năm 2012) với đề tài: "Đánh giá hiệu
quả việc thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án
trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”; Luận văn thạc sĩ của học

viên Phan Phạm Chi Mai (năm 2012) với đề tài: „„Nghiên cứu hiện trạng sử
dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội với sự trợ giúp của GIS và viễn
thám” Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, đặc biệt là tại Thủ đô
Hà Nội vẫn chưa có nhiều công trình, luận văn nghiên cứu đánh giá thực trạng
tác động của quá trình đô thị hóa tới công tác quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện
Từ Liêm (trước đây) trong quá trình đô thị hóa, tập trung từ giai đoạn 2007 –
2013 (giai đoạn trước chia tách). Trên cơ sở đó, thấy được những mặt đã làm
được và chỉ ra những tồn tại, bất cập của công tác QLNN về đất đai hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN
về đất đai trên thành phố Hà Nội nói chung và trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm,
nói riêng.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

5
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn
huyện Từ Liêm (trước đây) giai đoạn từ năm 2007 – 2013.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: huyện Từ Liêm (trước đây) nay là quận Bắc Từ Liêm
và quận Nam Từ Liêm – thành phố Hà Nội. Trong các nội dung QLNN về đất đai,
luận văn tập trung đi sâu vào một số nội dung có tính bức xúc hiện nay như công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi
đất tái định cư…
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2007 – 2013 (giai đoạn mức độ đô thị hoá
diễn ra nhanh nhất).
5. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và pháp lý của công tác QLNN về đất đai.

- Phân tích và đánh giá thực trạng tình hình quản lý đất đai trên địa bàn
huyện Từ Liêm (cũ) giai đoạn từ năm 2007 - 2013.
- Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
QLNN về đất đai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Thu thập và hệ thống hóa các tài liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu thống kê đất đai, tình hình sử dụng
các loại đất:
+ Thu thập tại văn phòng Đảng ủy- HĐND-UBND các báo cáo, văn bản,
Nghị quyết của Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện về việc phát triển kinh tế -
xã hội đến năm 2005 - 2010, 2011-2015. Chỉ thị của Ban thường vụ quận uỷ
Bắc Từ Liêm sau điều chỉnh địa giới hành chính đến nay.

6
+ Thu thập tại Phòng TN&MT :Báo cáo tổng kết công tác hàng năm
của phòng về tình hình quản lý đất đai (theo các nội dung QLNN về đất đai) từ
năm 2007 đến nay. Số liệu, bảng biểu kiểm kê, thống kê hiện trạng sử dụng đất
đai qua các năm 2007 đến nay.
+ Thu thập tại các xã thuộc huyện Từ Liêm (nay là các phường): Các vấn
đề có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở số liệu thu thập được,
phân tích và tổng hợp các số liệu phục vụ mục đích của đề tài.
7. Những đóng góp của Luận văn
- Đề tài đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn về công tác
quản lý nhà nước về đất đai. Đồng thời, đánh giá tổng kết thực tiễn thi hành
Luật Đất đai và các chính sách pháp luật về đất đai tại quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
- Đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi cao, có thể dùng là tài liệu
tham khảo thực tiễn cho UBND quận Bắc Từ Liêm trong công tác quản lý đất
đai tại địa phương.

8. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Từ Liêm (trước đây) giai đoạn 2007 – 2013
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. Đất đai và vai trò của đất đai
1.1.1. Đất đai
- Khái niệm đất đai
Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đất đai xuất hiện với
nhiều khái niệm khác nhau, đứng trên nhiều giác độ nghiên cứu khác nhau:
Theo Brinhkman và Smyth (1976), Về mặt địa lý mà nói: “ Đất đai là một
vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất, có những đặc tính mang tính ổn
định hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều
thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: Không khí, đất và lớp địa chất,
nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con
người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và tương lai (Lê Quang
Trí, 1996).
Đến năm 1993, trong hội nghị quốc tế về môi trường ở Riode Janerio,
Brazil, đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng “ Đất đai
là diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: Khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước ( sông, suối, hồ, đầm lầy), các lớp trầm tích
sát bề mặt, cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực
vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con

trường trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ nước chứa, hay hệ thống
thoát nước, đường xá, nhà cửa ).
Luật đất đai năm 1993 và sửa đổi bổ sung năm 2003 của nước Cộng Hoà Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân
bố dân cư, xây dựng kinh tế văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều

8
thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu tạo lập, bảo vệ được vốn đất
đai như hiện nay”
Có thể nói Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của
các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt động của con người. Đất đai là tài
nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con
người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái
sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất tiết
kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ
vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia.
- Đặc trưng của đất đai
 Có nguồn cung giới hạn trong khi số lượng người và của cải do con người
tạo ra ngày càng tăng. Như vậy, có thể so sánh tương đối thì nguồn cung về đất
đai ngày càng hạn hẹp trong khi giá trị sử dụng của đất ngày càng tăng.
 Đất đai luôn tồn tại trong tự nhiên, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau
trong xã hộị; người có quyền đối với đất không thể cất giấu được cho riêng mình,
khi sử dụng phải tuân theo các nguyên tắc chung của xã hội.
 Đất đai không do con người tạo ra, không bị tiêu hao trong quá trình sử
dụng. Do đó, khả năng sinh lợi của đất đai phụ thuộc vào khả năng sử dụng,
khai thác của con người.
1.1.2. Vai trò của đất đai
Đất đai là tặng vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng, không do con người
tạo ra. Đất đai không tự sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển

hoá từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác nhằm phục vụ nhu
cầu thiết yếu của con người.
Lịch sử phát triển của nhân loại luôn gắn liền với đất đai. Tất cả các cuộc
chiến tranh trên Thế giới và các cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước đều có

9
liên quan đến đất đai bởi đất đai là nguyên tố cấu thành lên mỗi quốc gia, là
điều kiện không thể thiếu đối với môi trường sống và mọi ngành kinh tế.
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, có đất đai
mới có các hoạt động sống diễn ra. Đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh
thái của con người và các sinh vật trên trái đất.
Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, địa bàn sản xuất của con người. Trong
công nghiệp, đất đai có vai trò là nền tảng, cơ sở, địa điểm để tiến hành các thao
tác, hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất
đai có vai trò đặc biệt, không những là địa điểm thực hiện quá trình sản xuất mà
nó còn là tư liệu lao động để con người khai thác và sử dụng.
Trong mọi nền kinh tế – xã hội, thì lao động, tài chính, đất đai và các
nguồn tài nguyên là ba nguồn lực đầu vào và đầu ra là sản phẩm hàng hóa. Ba
nguồn lực này phối hợp với nhau, tương tác lẫn nhau chuyển đổi qua lại để tạo
nên một cơ cấu đầu vào hợp lý, quyết định tính hiệu quả trong phát triển kinh
tế. Ngày nay, đất đai trở thành nguồn nội lực quan trọng, nguồn vốn to lớn của
mọi quốc gia.
Có thể khẳng định rằng, đất đai là tài nguyên quan trọng, không thể thay thế
được nhưng đất đai chỉ có thể phát huy vai trò của nó dưới những tác động tích
cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai không phát huy tác
dụng nếu con người sử dụng đất một cách tùy tiện. Dù trong thực tế, mỗi quốc gia
đều có cách tiếp cận riêng, thống nhất với đặc điểm chung của đất đai và hoàn
cảnh lịch sử của mình song mọi cách tiếp cận đều nhằm mục tiêu bảo đảm nguồn
lực đất đai để phát triển kinh tế đất hiệu quả và xác lập quyền bình đẳng về hưởng
dụng đất đai để tạo ổn định kinh tế – xã hội. Do đó, đất đai trở thành mối quan

tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.
1.2. Nội dung Quản lý nhà nƣớc về đất đai
1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nƣớc về đất đai

10
QLNN đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về
đất đai. Đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất
đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương
của Nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai.
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ
quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả
trách nhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế
độ, thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội
dung QLNN về đất đai. Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai.
Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt
nhất tiềm năng của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất
nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp
luật.
1.2.2. Nội dung Quản lý nhà nƣớc về đất đai
Bộ luật Dân sự quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của
pháp luật. Từ khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài
sản dân sự đặc biệt (1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền
sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt. Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ
đất đai, ta thấy có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất đai bao gồm:
quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai.
Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập
các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước không trực tiếp
thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước

do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo
những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước.

11
Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước trong quản lý nhà
nước về đất đai bao gồm 13 nội dung đã quy định ở Điều 6, Luật Đất đai
2003 như sau:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thống kê, kiểm Kế đất đai;
- Quản lý tài chính về đất đai;
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.


12
Mười ba nội dung trên nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà
nước về đất đai, được tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau đây:
*Thứ nhất: Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết
rõ các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình
hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai. Cụ thể:
- Về số lượng đất đai: Nhà nước nắm về diện tích đất đai trong loàn
quốc gia, trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địa
phương; nắm về diện tích của mỗi loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, v.v ; nắm về diện tích của từng chủ sử dụng và sự phân bố trên bề
mặt lãnh thổ Về chất lượng đất: Nhà nước nắm về đặc điểm lý tính, hoá
tính của từng loại đất,độ phì của đất, kết cấu đất, hệ số sử dụng đất v.v ,
đặc biệt là đối với đất nông nghiệp.
- Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nước nắm về thực tế quản lý và sử
dụng đất có hợp lý, có hiệu quả không? có theo đúng quy hoạch, kế hoạch
không? cách đánh giá phương hướng khắc phục để giải quyết các bất hợp lý
trong sử dụng đất đai.
Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai
theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ
quỹ đất đai, nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá
nhân sử dụng. Trong quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ
thể, nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác
nhau. Nhà nước với vai trò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai
cho các chủ sử dụng; theo quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước còn thực
hiện phân phối lại quỹ đất đai cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Để thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước đã thực hiện
việc chuyển giao quyền sử dụng đất giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện
việc điều chỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước

13

thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất. Vì vậy, Nhà nước
quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai. Đồng thời, Nhà nước còn
quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,
thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; quản lý việc lập quy
hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thứ ba: Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và
sử dụng đất đai. Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà
nước và do người sử dụng cụ thể thực hiện. Để việc phân phối và sử dụng
được phù hợp với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành
kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất Trong khi kiểm tra,
giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng,
Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó.
Thứ tư. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
Hoạt động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai
như: thu tiền sử dụng đất (có thể dưới dạng tiền giao đất khi Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất, có thể dưới dạng tiền thuê đất, có thể dưới dạng
tiền chuyển mục đích sử dụng đất), thu các loại thuế liên quan đến việc sử
dụng đất (như thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu
nhập cao có được từ việc chuyển quyền sử dụng đất ) nhằm điều tiết các
nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người
sử dụng đất mang lại.
Các mặt hoạt động trên có mối quan hệ trong một thể thống nhất đều
nhằm mục đích bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Nắm
chắc tình hình đất đai là tạo cơ sở khoa học và thực tế cho phân phối đất đai
và sử dụng đất đai một cách hợp lý theo quy hoạch, kế hoạch. Kiểm tra,

14
giám sát là củng cố trật tự trong phân phối đất đai và sử dụng đất đai, đảm
bảo đúng quy định của Nhà nước.

Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nƣớc về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất;
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia;
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất;
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng ký, thống Kế đất đầy
đủ theo đúng quy định của pháp luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp
hành chính.
Nguyên tắc của quản lý nhà nƣớc về đất đai
a) Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì
vậy, không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt
tài sản chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước - chủ thể
duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết
định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống
nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói
riêng. Vấn đề này được quy định tại Điều 1 8, Hiến pháp 1 992 "Nhà nước
thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả" và được cụ thể hơn tại Điều 5, Luật Đất
đai 2003 "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu",
"Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai", "Nhà nước thực hiện

15
quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua các chính sách tài chính vềđất
đai"
b) Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử
dụng đất đai,giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng
Theo Luật dân sự thì quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu

đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai của chủ sở hữu đất
đai. Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ đất đai của chủ sở hữu đất đai hoặc chủ sử dụng đất đai khi được chủ
sở hữu chuyển giao quyền sử dụng.
Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm
trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa có ở Nhà nước, vừa có ở
trong từng chủ sử dụng cụ thể. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà
thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng
từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có
hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải
quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho
người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước.
Vấn đề này được thể hiện ở Điều 5, Luật Đất đai 2003 "Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê
đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định; quy
định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất"
c) Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý
đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên
tắc này.

16
Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong
quản lý đất đai được thể hiện bằng việc xây dựng tết các phương án quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao;
Quản lý và giám sát tết việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tết cho chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn
đạt được mục đích đề ra.

Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc về đất đai
Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai gồm 2 nhóm:
- Các chủ thể quản lý đất đai và sử dụng đất đai;
- Đất đai.
Các chủ thể quản lý và sử dụng đất đai
a) Các chủ thể quản lý đất đai :
Các chủ thể quản lý đất có thể là cơ quan nhà nước, có thể là tổ chức.
- Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nước gồm 2 loại là:
Các cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước về
đất đai ở địa phương theo cấp hành chính, đó là Uỷ ban nhân dân các cấp và
cơ quan chuyên môn ngành quản lý đất đai ở các cấp.
Các cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với những diện tích
đất chưa sử dụng, đất công ở địa phương. Theo quy định của Luật Đất đai
2003, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng ký vào hồ sơ địa chính
những diện tích đất chưa sử dụng và những diện tích đất công cộng không
thuộc một chủ sử đụng cụ thể nào như đất giao thông, đất nghĩa địa
Các cơ quan này đều là đối tượng quản lý trong lĩnh vực đất đai của
các cơ quan cấp trên trực tiếp và chủ yếu theo nguyên tắc trực tuyến.

17
- Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như các Ban quản lý khu
công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này không trực
tiếp sử dụng đất mà được Nhà nước cho phép thay mặt Nhà nước thực hiện
quyền quản lý đất đai. Vì vậy, các tổ chức này được Nhà nước giao quyền
thay mặt Nhà nước cho thuê đất gắn liền với cơ sở hạ tầng trong khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế đó. Các ban quản lý này là các tổ
chức và cũng trở thành đối tượng quản lý của các cơ quan nhà nước trong
lĩnh vực đất đai.
b) Các chủ thể sử dụng đất đai :
Hiện nay trên toàn quốc có tới vài chục triệu chủ thể sử dụng đất đai.

Cho dù là loại chủ thể sử dụng đất đai nào thì họ cũng đều là đối tượng của
các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.Tất cả các chủ thể, từ
quản lý đất đai đến sử dụng đất đai đều là đối tượng của quản lý nhà nước về
đất đai. Các cơ quan nhà nước được phân công, phân cấp thay mặt Nhà nước
kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất của các chủ thể này xem có
đúng pháp luật hay không để uốn nắn, điều chỉnh cho kịp thời.
* Đất đai
Đất đai là nhóm đối tượng thứ hai của quản lý nhà nước về đất đai.
Các cơ quan quản lý đất đai của bộ máy nhà nước thay mặt Nhà nước quản
lý đến từng thửa đất, từng diện tích đất cụ thể. Theo Luật Đất đai 2003 và
được cụ thể hoá ở Điều 6, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10
năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003, toàn bộ quỹ đất của
nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm Nhóm đất nông nghiệp; Nhóm đất
phi nông nghiệp; Nhóm đất chưa sử dụng.
Phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về đất đai
Các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể những cách
thức tác động có chủ đích của Nhà nước lên hệ thống đất đai và chủ sử dụng

×