Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH BẢN SỐNG KẾT HỢP GHÉP SAN HÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.84 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
* * * * * * * * *

PHAN QUANG SƠN


NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ
BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ
BẰNG PHƢƠNG PHÁP TẠO HÌNH BẢN SỐNG
KẾT HỢP GHÉP SAN HÔ

Chuyên ngành: Ngoại thần kinh - sọ não
Mã số: 62720127

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. VÕ TẤN SƠN
2. PGS.TS. TRẦN CÔNG TOẠI

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2015





LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số


liệu công bố trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.



PHAN QUANG SƠN

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh
Danh mục bảng, biểu đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu tạo hình bản sống trong điều trị hẹp ống sống cổ 3
1.1.1. Ngoài nƣớc 3
1.1.2. Trong nƣớc 8
1.1.3. Giới thiệu vật liệu san hô sinh học cấy ghép vào xƣơng 9
1.2. Sơ lƣợc giải phẫu cột sống cổ 12
1.3. Bệnh sinh 27
1.4. Sinh lý bệnh 28
1.5. Lâm sàng 30
1.6. Cận lâm sàng 36
1.7. Chẩn đoán 39
1.8. Điều trị bệnh tủy do hẹp ống sống cổ 39
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 48

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 48
2.3. Lƣu trữ và phân tích số liệu 60
2.4. Y đức trong nghiên cứu 60
Chƣơng 3: KẾT QUẢ 61
3.1. Tuổi và giới 61
3.2. Đặc điểm lâm sàng 63
3.3. Chẩn đoán hình ảnh 70
3.4. Điều trị phẫu thuật 74
3.5. Kết quả phẫu thuật và biến chứng 77
3.6. Theo dõi sau mổ 82
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 84
4.1. Một số đặc điểm về dịch tễ học 84
4.2. Đặc điểm lâm sàng 88
4.3. Chẩn đoán hình ảnh học 94
4.4. Điều trị phẫu thuật 100
4.5. Biến chứng phẫu thuật và tử vong 111
4.6. Kết quả phẫu thuật 115
4.7. Theo dõi sau mổ 119
KẾT LUẬN 121
KIẾN NGHỊ 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
- Bệnh án minh họa
- Mẫu bệnh án
- Danh sách bệnh nhân
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHT : cộng hƣởng từ
CLVT : cắt lớp vi tính

HOSC : hẹp ống sống cổ
THBS : tạo hình bản sống
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT

Tiếng Anh
Tiếng Việt
Anterior cord syndrome
Hội chứng tủy trƣớc
Anulus fibrosus
Vòng xơ
Brown-Sequard syndrome
Hội chứng cắt nửa tủy
Cartilagenous endplate
Đĩa sụn cuối
Central cord syndrome
Hội chứng tủy trung tâm
Ceramic
Gốm
Clumsiness
Vụng về
Coral
San hô
CT scan
Chụp cắt lớp vi tính
Delta muscle
Cơ đen ta
Demyelination
Thoái hóa my ê lin
Gait disturbance
Rối loạn dáng đi

Japan Orthopaedic Association (JOA)
Hội chỉnh hình Nhật Bản
Lamina
Bản sống
Laminectomy
Cắt bản sống
Laminoplasty
Tạo hình bản sống
Motor system syndrome
Hội chứng hệ thống vận động
MRI
Cộng hƣởng từ
Myelopathy
Bệnh lý tủy
Nucleus pulposus
Nhân đệm
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Ossification of Posterior Longitudinal
Ligament (OPLL)
Cốt hoá dây chằng dọc sau
Osteophite
Chồi xƣơng
Radicular artery
Động mạch rễ
Radiculomyelopathy
Bệnh lý tủy-rễ
Radiculopathy
Bệnh lý rễ
Recovery rate

Tỉ lệ hồi phục
Tingling
Tê bì
Transverse syndrome
Hội chứng cắt ngang
Vertebral artery
Động mạch cột sống

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các vật liệu sinh học cấy ghép vào xƣơng 9
Bảng 1.2. Rối loạn dáng đi của bệnh lý tủy 35
Bảng 1.3. Thang điểm Nurick 43
Bảng 1.4. Đánh giá kết quả phẫu thuật của Kurokawa 44
Bảng 1.5. Phân độ sức cơ 44
Bảng 2.1. Thang điểm JOA 50
Bảng 3.1. Phân bố giới và tuổi 63
Bảng 3.2. Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi nhập viện 63
Bảng 3.3. Triệu chứng khởi phát 64
Bảng 3.4. Lý do nhập viện 65
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện 66
Bảng 3.6. Triệu chứng bệnh lý tủy và rễ 67
Bảng 3.7. Các hội chứng tủy 68
Bảng 3.8. Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện 69
Bảng 3.9. Độ cong cột sống cổ trên x quang quy ƣớc 71
Bảng 3.10. Số tầng hẹp 71
Bảng 3.11. Kích thƣớc tầng hẹp nhất 72
Bảng 3.12. Vị trí tầng hẹp nhất 72
Bảng 3.13. Thƣơng tổn tủy 73
Bảng 3.14. Loại hẹp ống sống cổ 74

Bảng 3.15. Thời gian điều trị 76
Bảng 3.16. Biến chứng phẫu thuật và tử vong 76
Bảng 3.17. Kết quả phẫu thuật tại các thời điểm theo dõi 77
Bảng 3.18. Độ cong cột sống cổ trƣớc và sau mổ 78
Bảng 3.19. Kết quả phẫu thuật theo thang điểm Odom 79
Bảng 3.20. Liên quan giữa tuổi và kết quả phẫu thuật 80
Bảng 3.21. Liên quan giữa giới và kết quả sau phẫu thuật 80
Bảng 3.22. Liên quan về tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện
và kết quả phẫu thuật 81
Bảng 3.23. Liên quan giữa kích thƣớc hẹp ống sống và kết quả
sau phẫu thuật 81
Bảng 4.1. Tỉ lệ nam/ nữ 84
Bảng 4.2. Thống kê về tuổi 86
Bảng 4.3. So sánh thời gian khởi bệnh 88
Bảng 4.4. So sánh triệu chứng lâm sàng 91
Bảng 4.5. Biến chứng sau mổ và tử vong theo các tác giả 111
Bảng 4.6. So sánh tỉ lệ tử vong với tác giả (2003) 115
Bảng 4.7. So sánh kết quả lâm sàng ngay sau mổ theo JOA 116
Bảng 4.8. So sánh kết quả lâm sàng 117
Bảng 4.9. So sánh kết quả theo JOA 118
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nam/nữ 61
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi 62
Biểu đồ 3.3. Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi nhập viện 64
Biểu đồ 3.4. Các hội chứng tủy 68
Biểu đồ 3.5. Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện 69
Biểu đồ 3.6. Thƣơng tổn tủy 73
Biểu đồ 3.7. Kết quả phẫu thuật theo thang điểm Odom 79
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ giới tính 85

Biểu đồ 4.2. So sánh phân bố theo tuổi 87
Biểu đồ 4.3. So sánh triệu chứng khởi phát 89
Biểu đồ 4.4. So sánh triệu chứng lâm sàng dị cảm và yếu vận động 90
Biểu đồ 4.5. So sánh bệnh lý tủy và rễ 92
Biểu đồ 4.6. So sánh điểm JOA trung bình trƣớc mổ 93
Biểu đồ 4.7. So sánh số tầng hẹp 96
Biểu đồ 4.8. So sánh kích thƣớc tầng hẹp nhất 97
Biểu đồ 4.9. So sánh vị trí tầng hẹp nhất 98
Biểu đồ 4.10. So sánh thƣơng tổn tủy 99
Biểu đồ 4.11. Loại hẹp ống sống cổ nhiều tầng 100
Biểu đồ 4.12. Tỉ lệ thành công các phƣơng pháp 103
Biểu đồ 4.13. Kết quả phẫu thuật các phƣơng pháp 104
Biểu đồ 4.14. So sánh thời gian mổ 109
Biểu đồ 4.15. So sánh lƣợng máu mất 110
Biểu đồ 4.16. Tỉ lệ rách màng cứng 112
Biểu đồ 4.17. So sánh liệt rễ C5 114
Biểu đồ 4.18. Tỉ lệ biến chứng bị gù 114
Biểu đồ 4.19. So sánh kết quả phẫu thuật theo Odom 118


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cắt bản sống bằng khoan khí nén cao tốc 3
Hình 1.2. Tạo hình bản sống theo Hattori 4
Hình 1.3. Tạo hình bản sống theo Hirabayashi 5
Hình 1.4. Tạo hình bản sống theo Itoh-Tsuji 6
Hình 1.5. Tạo hình bản sống kiểu Kurokawa 6
Hình 1.6. Tạo hình bản sống kiểu Pháp 7
Hình 1.7. Tạo hình bản sống mới 7
Hình 1.8. Toàn bộ cột sống trƣớc, bên và sau 13

Hình 1.9. Cột sống cổ nghiêng 14
Hình 1.10. Các đƣờng kính bình thƣờng của cột sống cổ 15
Hình 1.11. Đốt sống cổ C1 và C2 17
Hình 1.12. Đốt sống cổ C4 và C7 18
Hình 1.13. Tủy sống và các rễ thần kinh 20
Hình 1.14. Các động mạch của tủy sống 23
Hình 1.15. Lớp cơ nông cổ sau 26
Hình 1.16. Lớp cơ giữa cổ sau 26
Hình 1.17. Lớp cơ sâu cổ sau 27
Hình 1.18. Các hội chứng bệnh lý tủy 34
Hình 1.19. Chồi xƣơng làm hẹp ống sống cổ 36
Hình 1.20. Hình ảnh hẹp ống sống cổ do cốt hóa dây chằng dọc sau
trên X quang và cắt lớp vi tính 37
Hình 2.21. Hình ảnh hẹp ống sống cổ trên cộng hƣởng từ 38
Hình 1.22. Tạo hai rãnh dọc ở hai bên bản sống 42
Hình 2.1. Phƣơng pháp Cobb đo độ cong cột sống cổ 51
Hình 2.2. Tỉ lệ Pavlov= B/A 52
Hình 2.3. Phân loại cốt hóa dây chằng dọc sau 53
Hình 2.4. Hẹp ống sống cổ 4 tầng có tổn thƣơng nhũn tủy 54
Hình 2.5. Tạo hai rãnh dọc hai bên bản sống 55
Hình 2.6. Chẻ đôi gai sau 56
Hình 2.7. Giải áp tủy cổ 57
Hình 2.8. Ghép san hô vào gai sau 58
Hình 3.1. Hẹp ống sống cổ 4 tầng có tổn thƣơng nhũn tủy 70
Hình 3.2. Tạo hai rãnh dọc và chẻ đôi gai sau 74
Hình 3.3. Ghép san hô vào giữa hai nữa gai sau đã đƣợc chẻ đôi
và banh rộng, cột bằng chỉ tơ 75
Hình 3.4. Đƣờng kính ống sống sau mổ 78
Hình 4.1. Các phƣơng pháp đo độ cong cột sống cổ 95
Hình 4.2. Các vật liệu ghép trong tạo hình bản sống 106

Hình 4.3. Chẻ đôi gai sau bằng cƣa dây 107


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hẹp ống sống cổ là một bệnh lý thoái hóa cột sống thƣờng gặp. Bệnh
thoái hóa đĩa đệm và các mặt khớp cột sống cổ thƣờng xảy ra ở ngƣời lớn, đặt
biệt từ trên 40 tuổi. Theo Kramer Jurgen, tỷ lệ mắc bệnh đĩa đệm cột sống cổ
chiếm 36,1%, đứng thứ hai sau bệnh lý đĩa đệm cột sống thắt lƣng. Theo
Kokubun (Nhật Bản), có 1,54 bệnh nhân trong 100 nghìn dân bị bệnh thoát vị
đĩa đệm cổ cần can thiệp phẫu thuật. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn
Thị Ánh Hồng cho thấy hẹp ống sống cổ do thoái hóa ngày càng thƣờng gặp
chiếm 51% [2]. Bệnh hẹp ống sống cổ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng lâm
sàng khác nhau tùy mức độ: từ đau cổ, đau vai hoặc đau theo rễ thần kinh cột
sống cổ, có thể biểu hiện bằng các thƣơng tổn thần kinh nhƣ giảm cảm giác
hoặc dị cảm, yếu hoặc liệt vận động, teo cơ, rối loạn cơ vòng… Nó làm giảm
một số chức năng thần kinh, từ đó làm giảm chất lƣợng sống. Việc điều trị
hẹp ống sống cổ nhằm phục hồi các chức năng thần kinh cho bệnh nhân, làm
giảm đau, bớt liệt, đƣa bệnh nhân về với cuộc sống bình thƣờng với chất
lƣợng sống cao. Các phƣơng pháp điều trị rất đa dạng từ điều trị bảo tồn đến
điều trị phẫu thuật tùy theo mức độ hẹp ống sống cổ.
Trong điều trị phẫu thuật, đối với hẹp ống sống cổ một hoặc hai tầng,
phƣơng pháp mổ đƣờng trƣớc đƣợc ƣa chuộng với lấy nhân đệm hoặc cắt
thân sống và ghép xƣơng nhƣ phƣơng pháp Cloward, Robinson-Smith,
Bailey-Badgley. Đối với hẹp ống sống cổ nhiều tầng (ba tầng trở lên), các
phƣơng pháp đƣờng sau thƣờng đƣợc chấp nhận. Giải áp đƣờng sau bằng cắt
bản sống cổ đƣợc biết có nhiều biến chứng hậu phẫu [14], [15], [16], [17].
Gần đây phƣơng pháp tạo hình bản sống cổ đã đƣợc các tác giả Nhật Bản
bƣớc đầu sử dụng thay thế dần phƣơng pháp cắt bản sống cổ.

2
Nƣớc ta, trong quá trình hiện đại hóa các phƣơng tiện chẩn đoán đồng
thời với sự nâng cao mức sống và dân trí, bệnh lý hẹp ống sống cổ ngày càng
đƣợc phát hiện nhiều hơn, đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu về chẩn đoán và
điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ sâu hơn. Tuy nhiên theo các tài liệu tham
khảo ở trong nƣớc cho đến nay, các nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết về
chẩn đoán và điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ nhiều tầng bằng phƣơng pháp
tạo hình bản sống còn rất ít. Võ Văn Thành và cộng sự (2000) đã báo cáo 100
trƣờng hợp hẹp ống sống cổ đƣợc điều trị bằng nhiều phƣơng pháp phẫu
thuật. Phan Quang Sơn (2003) báo cáo 32 trƣờng hợp hẹp ống sống cổ nhiều
tầng đƣợc phẫu thuật tạo hình bản sống theo Kurokawa. Hà Kim Trung
(2008) báo cáo 20 trƣờng hợp hẹp ống sống cổ do cốt hóa dây chằng dọc sau
đƣợc điều trị phẫu thuật. Lê Minh Thông (2008) thực hiện đề tài về sản xuất
san hô ứng dụng trong y học tại Việt Nam, đã đƣợc thông qua Hội đồng y đức
cấp bộ và đƣợc nghiệm thu cấp quốc gia vào năm 2008. Vì vậy, chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ bằng phương
pháp tạo hình bản sống kết hợp ghép san hô” với các mục tiêu nhƣ sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của bệnh lý hẹp ống
sống cổ.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình bản sống cổ có ghép san hô
trong điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ qua các dữ liệu lâm sàng,
hình ảnh học, ƣu điểm, nhƣợc điểm và biến chứng của phẫu thuật.

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TẠO HÌNH BẢN SỐNG TRONG ĐIỀU
TRỊ HẸP ỐNG SỐNG CỔ
1.1.1. Ngoài nƣớc

Cắt bản sống thƣờng đƣợc áp dụng trong điều trị bệnh lý tủy - rễ do hẹp
ống sống cổ, thoái hóa thân sống đĩa đệm, cốt hóa dây chằng dọc sau, và các u
tủy [10], [16], [17], [40].
Năm 1968, một phƣơng pháp cắt bản sống mới đƣợc Kirita giới thiệu:
bản sống đƣợc cắt bằng khoan cao tốc dùng khí nén thay vì dùng kềm bấm
xƣơng thông thƣờng [16], [17].

Hình 1.1: Cắt bản sống bằng khoan khí nén cao tốc.
“Nguồn: Rothman (2011), The Spine” [83]
4
Tạo hình bản sống đƣợc các tác giả Nhật Bản thực hiện đầu tiên vào
những năm 70 của thế kỷ 20.
Năm 1971-1972, tác giả Hattori đã sử dụng phƣơng pháp tạo hình bản
sống kiểu Z, trong đó thành sau ống sống đƣợc bảo tồn hình chữ Z [16], [17].
Ông mong rằng bản sống đƣợc tạo hình nhƣ vậy sẽ hỗ trợ độ vững cho cột
sống và có thể ngăn cản sự xâm lấn của mô xơ, còn gọi là lớp màng của cắt
bản sống. Tuy nhiên, phƣơng pháp này không đƣợc chấp nhận rộng rãi bởi vì
quá khó khăn về kỹ thuật. Sau đó, có nhiều nghiên cứu cải tiến kỹ thuật đã
đƣợc thực hiện [41], [42], [43].


Hình 1.2: Tạo hình bản sống theo Hattori
“Nguồn: Schmidek (2012), Elsevier Saunders” [86]
5
Năm 1977, tác giả Hirabayashi với tạo hình bản sống loại mở cửa 1 bên
đã mô tả những thuận lợi của phƣơng pháp này: nhiều tầng của tủy sống có
thể đƣơc giải áp cùng một lúc, sự vững của cổ trong thời gian hậu phẫu tốt
hơn cho phép tập vận động sớm của bệnh nhân, biến dạng gù cột sống sau mổ
có thể đƣợc ngăn chặn, sự giảm cử động của cổ sau mổ giúp ngăn cản sự tiến
triển dấu hiệu thần kinh về sau, chẳng hạn nhƣ trong diễn tiến của vôi hóa dây

chằng dọc sau [17], [40], [32], [33], [37].

Hình 1.3: Tạo hình bản sống theo Hirabayashi.
“Nguồn: Schmidek (2012), Elsevier Saunders” [86]
1979, tác giả Itoh và Tsuji với tạo hình bản sống loại mở một bên
nguyên khối có ghép xƣơng [44].
6

Hình 1.4: Tạo hình bản sống theo Itoh-Tsuji
“Nguồn: Rothman (2011), The Spine” [83]
Sau đó, một số tác giả cải tiến tạo hình bản sống loại mở chính giữa.
1980, tác giả Kurokawa tạo hình bản sống loại chẻ đôi gai sau có ghép
xƣơng hoặc gốm (ceramic) [27], [36], [40], [64].

Hình 1.5: Tạo hình bản sống kiểu Kurokawa.
“Nguồn: Schmidek (2012), Elsevier Saunders” [86]
7
1984, tác giả Tomita tạo hình bản sống mở cửa kiểu Pháp (French-
Door) có ghép xƣơng hay gốm (ceramic) [40].

Hình 1.6: Tạo hình bản sống kiểu Pháp.
“Nguồn: Rothman (2011), The Spine” [83]
Gần đây, có phƣơng pháp mới: tạo hình bản sống với bảo tồn phức hợp
cơ- dây chằng- mấu gai [40], [31], [46], [94], [98].

Hình 1.7: Tạo hình bản sống mới
“Nguồn: Rothman (2011), The Spine” [83]


8

1.1.2. Trong nƣớc
Tại Việt Nam, có một số báo cáo về thoát vị đĩa đệm cổ – hẹp ống sống
cổ.
Năm 1995, tác giả Trƣơng Văn Việt và Võ Văn Nho báo cáo 8 trƣờng
hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đƣợc điều trị phẫu thuật bằng phƣơng pháp
Robinson tại bệnh viện Chợ Rẫy [15].
Năm 1999, Lê Thị Hồng Liên và Võ Văn Thành báo cáo 30 trƣờng hợp
thoát vị đĩa đệm cổ và hẹp ống sống cổ, trong đó 15 trƣờng hợp điều trị nội
khoa và 15 trƣờng hợp điều trị phẫu thuật. Các tác giả đã bƣớc đầu ghi nhận
sự khác biệt trong phân bố theo mức của các trƣờng hợp thoát vị đĩa đệm cổ
khi so sánh với các tác giả nƣớc ngoài [3].
Tác giả Võ Văn Thành báo cáo tổng kết điều trị 100 trƣờng hợp hẹp
ống sống cổ, trong đó có 17 trƣờng hợp đƣợc phẫu thuật tạo hình bản sống
[12]. Trƣớc đó, Võ Văn Thành có nghiên cứu 64 trƣờng hợp hẹp ống sống cổ
với 13 trƣờng hợp áp dụng tạo hình bản sống [11].
Năm 2000, Võ Xuân Sơn báo cáo 96 trƣờng hợp thoát vị đĩa đệm cổ
đƣợc điều trị phẫu thuật đã ghi nhận một số phƣơng pháp điều trị hẹp ống
sống cổ [9].
Năm 2003, Phan Quang Sơn báo cáo 27 trƣờng hợp hẹp ống sống
cổ đƣợc phẫu thuật cắt bản sống, trong đó có 2 trƣờng hợp diễn tiến nặng
và tử vong [8].
Về chẩn đoán hình ảnh, Nguyễn Thị Ánh Hồng nghiên cứu về chẩn
đoán hình ảnh 300 trƣờng hợp hẹp ống sống cổ, đã đƣa ra một số nhận xét về
bệnh lý [2]. Tác giả Trần Trung, Hoàng Đức Kiệt nghiên cứu về chẩn đoán
thoát vị đĩa đệm bằng phƣơng pháp cộng hƣởng từ cho thấy hẹp ống sống cổ
thƣờng đi kèm thoát vị đĩa đệm cổ.
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu mới ở giai đoạn bắt đầu.
9
1.1.3. Giới thiệu vật liệu san hô sinh học cấy ghép vào xƣơng
Bảng 1.1. Các vật liệu sinh học cấy ghép vào xƣơng.

Vật liệu có nguồn gốc từ cơ thể sống
Vật liệu tổng hợp
Xƣơng tự thân
Xƣơng đồng loại
Xƣơng dị loại
Collagen (Grafton, osteotech NJ, USA)
San hô tự nhiên (Biocoral, Inoteb,
France)
Polymer
Xi măng xƣơng
(polymethylmethacrylat)
Kim loại
Gốm
Thủy tinh sinh học
Calci phosphat và hydroxyapatit
Sợi carbon

Hydroxyapatit xốp chế từ san hô (ProOsteon, Interpore Int., CA, USA)
Calciphosphat + collagen (Collagraft, Zimmer, IN, USA)
Vật liệu tổng hợp đƣợc kết hợp với hoạt chất sinh học nhƣ BMP, growth, factors
Vật liệu tổng hợp chứa các tế bào nuôi cấy (công nghệ mô, tissue engineering)

Các vật liệu sinh học thay xƣơng nguồn gốc từ san hô đƣợc phân loại
thành 4 nhóm căn cứ theo cách thức chế tạo: san hô tự nhiên, san hô
hydroxyapatit, xi măng chế từ san hô và phối hợp chế phẩm san hô với các
hoạt chất sinh học. San hô tự nhiên và san hô hydroxyapatit là hai loại vật liệu
đƣợc nghiên cứu nhiều nhất và đã có các thông báo sử dụng lâm sàng từ
khoảng đầu thập niên 1980.
10
1.1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới

Vật liệu ghép xƣơng có nguồn gốc từ san hô đã đƣợc các bác sĩ chấn
thƣơng chỉnh hình Pháp nghiên cứu và ghép vào mô xƣơng từ thập niên 1970.
Tại Pháp, nhiều nghiên cứu về việc cấy sản phẩm san hô trong mô liên kết,
trong môi trƣờng tế bào nuôi cấy, dƣới da .v.v… để đánh giá tính tƣơng hợp
sinh học, sự chuyển hóa của vật liệu trong môi trƣờng cấy ghép và một số tính
chất khác. Ngoài ra, Pháp cũng là nƣớc tiên phong đƣa sản phẩm chế biến từ
san hô thiên nhiên vào ứng dụng lâm sàng trong một số chuyên ngành, đồng
thời cho ra đời khá nhiều sản phẩm từ san hô. Ngày nay, thƣơng phẩm
Biocoral (Inoteb) của họ khá nổi tiếng trong giới ngoại khoa ở nhiều nƣớc.
Năm 1990, Pouliquen và cộng sự trong hội nghị chấn thƣơng chỉnh
hình Pháp đã công bố kết quả hàn liên đốt sống lối sau cho 49 trẻ em, giảm
đƣợc 62% lƣợng máu mất do không phải đục lấy xƣơng mào chậu.
Tại Hoa Kỳ, mặc dù đã có hệ thống ngân hàng xƣơng đồng loại lớn
nhất thế giới (khoảng 300.000 mô ghép trong một năm), nhƣng trƣớc khả
năng đặc biệt của san hô, một loại vật liệu sinh học thiên nhiên, giá thành rẻ
hơn nhiều so với các vật liệu thay thế xƣơng khác, họ cũng có những công
trình nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa của san hô khi ghép vào cơ thể, nghiên
cứu phối hợp vật liệu san hô với các hoạt chất sinh học kích tạo xƣơng và cả
trong thƣơng mại hóa các sản phẩm tạo ra từ san hô.
Năm 1993, Shield và cộng sự ở đại học Jefferson, Philadelphia đã công
bố kết quả 250 trƣờng hợp sử dụng vật liệu ghép chế tạo từ san hô làm mắt
giả gắn vào hốc mắt.
Tại Mỹ, 67-87% dân chúng chấp thuận việc ghép này. Việc phối hợp
san hô thiên nhiên với các hoạt chất sinh học kích hoạt xƣơng cũng đƣợc
nghiên cứu khá nhiều.
11
1.1.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về mô ghép đƣợc bắt đầu từ
thập niên 1970. Gần đây, Việt Nam đã tham gia hiệp hội ngân hàng mô phẫu
thuật châu Á Thái Bình Dƣơng (thành lập 1989), tổ chức này đặt ra mục tiêu

tƣơng trợ lẫn nhau, phối hợp các hoạt động và xây dựng các tiêu chuẩn kỹ
thuật chung giữa các thành viên. Ngoài ra, Việt nam còn đƣợc cơ quan năng
lƣợng nguyên tử quốc tế tài trợ và giúp đỡ trong việc triển khai những công
nghệ tối ƣu để bảo quản các mô ghép.
Năm 1989, tác giả Nguyễn Quang Long đã thực hiện ghép san hô vào
xƣơng.
Từ năm 1992-1994, một số bác sĩ và kỹ sƣ Việt Nam đã chọn ngay
giống san hô Porites Sp., rất phổ biến ở vùng biển Nha Trang Việt Nam để
sản xuất và ghép vào xƣơng. Sau khi lấy các mẫu san hô này nơi vùng biển
không ô nhiễm lúc còn sống, cố định bằng chất sát trùng mạnh, chuyển về
phòng thí nghiệm vật liệu sinh học. Tại đây, san hô đƣợc dùng kỹ thuật ôxy
hóa mạnh để phá hủy, hòa tan, chiết xuất toàn bộ các chất hữu cơ khỏi cấu
trúc xốp của chúng để trở thành vật liệu ghép thay xƣơng. San hô đƣợc đóng
gói kín trong chai chân không rồi gửi khử trùng bằng bức xạ gamma tại viện
hạt nhân Đà Lạt. Khi thử nghiệm vào bắp cơ của thỏ và chuột cho thấy mẫu
san hô không gây phản ứng miễn dịch nào, nhƣng sự tiêu xƣơng sinh học diễn
ra khá nhanh chóng.
Năm 1999, Vũ Ngọc Huy, Nguyễn Doanh, Trần Bắc Hải đã báo cáo thí
nghiệm ghép san hô vào xƣơng đùi thỏ. Kết quả cho thấy có sự tái tạo cấu
xƣơng gần nhƣ hoàn chỉnh. Cấu trúc xƣơng mới và cũ giống nhau và thể hiện
đúng những đặc tính trơ, tính tự tiêu sinh học và dẫn tạo xƣơng. Đây là một
mô hình thực nghiệm tƣơng đối thành công.
12
Năm 2008, tác giả Lê Minh Thông đã thực hiện đề tài cấp nhà nƣớc về
sản xuất san hô tại Việt Nam và ứng dụng trong y học. Đề tài cho thấy hiệu
quả về khoa học và kinh tế của mô san hô sản xuất tại nƣớc nhà, đã đƣợc
thông qua hội đồng y đức cấp bộ và đƣợc nghiệm thu cấp quốc gia vào năm
2008.
Ngày nay, vật liệu ghép từ san hô đƣợc dùng trong các lĩnh vực
lâm sàng nhƣ chấn thƣơng xƣơng khớp, hàn đốt sống, tạo hình sọ mặt, sàn ổ

mắt .v.v… Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu thêm cơ
chế, khả năng ứng dụng của san hô để có thể dùng nó nhƣ một vật liệu ghép
xƣơng hiệu quả.
1.2. SƠ LƢỢC GIẢI PHẪU CỘT SỐNG CỔ
Cột sống là cột xƣơng dài từ mặt dƣới xƣơng chẩm đến hết xƣơng cụt.
Cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống.
Cột sống có từ 33 – 34 đốt sống, chia thành 4 giai đoạn:
- Đoạn cổ lồi ra trƣớc,
- Đoạn ngực lồi ra sau,
- Đoạn thắt lƣng lồi ra trƣớc,
- Đoạn cùng lồi ra sau.
Cấu trúc 4 đoạn này thích nghi với tƣ thế đứng thẳng của con ngƣời.

×