THUYẾT MINH
TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG
XÂY LẮP KẾT CẤU MÓNG VÀ TẦNG HẦM
Phần 1. Giới thiệu chung
A. Giới thiệu chung
1.1. Nội dung gói thầu
- Xây lắp kết cấu móng và tầng hầm thuộc gói thầu số 3 được xây dựng mới tại HP Chủ đầu tư
bằng nguồn vốn tự có, vốn vay và vốn huy động cổ đông của Công ty.
- Vị trí công trình:
- phiá Bắc giáp
- - Phía nam giáp
- - Phía đông, phía tây
- 1.2. Quy mô xây dựng và đặc điểm kết cấu
- Diện tích mặt bằng : (34.15m x 31.59m)
- Diện tích xây dựng : 32.15x28.9x5=4345m2
- Chiều dài nhà 32.15m, chiều rộng 28.9m
- Gồm 5 tầng hầm: sàn tầng 1 cốt +0.000; sần tầng hầm 1, cốt -1.200; sàn tầng 2, cốt -4.000;
sàn tầng hầm 3, cốt -6.600; sàn tầng hầm 4, cốt -8.750
- Gia cố móng bằng cọc khoan nhồi tròn D1400 dài 48m sâu 60m, cọc D1000 dài 49m sâu 60m
- Kết cấu liên kết cọc bằng đài móng, dầm giằng và sàn bê tông cốt thép
- Tường vây xung quang tầng hầm bằng cọc bê tông Barrette sâu 35m và 60m dày 1m
- Kết cấu liên kết bên trong các tầng hầm bằng tường, vách, cột và dầm sàn bê tông cốt thép đổ
liền khối
II. Tổ chức mặt bằng thi công.
2.1 Phần chung:
- Thiết kế tổ chức xây dựng tuân theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Căn cứ vào các bản vẽ thiết kế và các tài liệu kỹ thuật khác của Hồ sơ mời thầu.
- Căn cứ vào yêu cầu tiến độ thi công của gói thầu.
- Căn cứ vào năng lực cung cấp vật tư, thiết bị và nhân lực của Nhà thầu.
2.1.1 Một số nhận xét:
- Theo hồ sơ mời thầu xây lắp của Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO, giải pháp kỹ thuật được đưa ra
là thi công tường vây, cọc barrette, cọc khoan nhồi và thi công tầng hầm bằng phương pháp semi
topdown.
- Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu tình hình địa hình, địa chất thuỷ văn Dự án, sự ảnh hưởng của
các công trình lân cận, Công ty chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
+ Khi thi công tầng hầm có độ sâu lớn dùng giải pháp tường vây sẽ không chủ động kiểm soát
được chuyển vị của tường (không có thử tải tường). Không chủ động kiểm soát được các vấn đề về
thấm (vì tường được ghép thành từ các tấm bằng gioăng). Việc này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tiến độ
thi công và chất lượng công trình.
+ Công nghệ thi công semi topdown được xem là giải pháp tốt cho việc thi công tầng hầm, tuy
nhiên lại tồn tại một số hạn chế: Thi công đào hầm bằng thủ công, không tận dụng được thi công cơ
- 1 -
giới – gây nên việc chậm tiến độ thi công; thi công khó khăn và không an toàn cho công nhân khi phải
làm việc lâu trong điều kiện thiếu ánh sáng và không khí.
2.1.2 Giải pháp kỹ thuật đề xuất:
- Căn cứ vào kinh nghiệm đã thi công các dự án có độ phức tạp tương tự và năng lực thi công thực tế
của chúng tôi;
- Căn cứ vào yêu cầu của Chủ đầu tư về chất lượng cũng như tiến độ thực hiện công trình Tháp văn
phòng VIPCO;
- Chúng tôi xin đưa ra giải pháp kỹ thuật thay thế như sau:
+ Dùng công nghệ thi công “cọc khoan nhồi giao tuyến - CSP” tạo thành tường bao quanh;
phương pháp này được tiến hành trên cơ sở các cọc cắt nối nhau liên tiếp nên việc thấm qua tường
không có, hơn nữa cọc được thử tải nên chủ động về mặt chịu lực và có thể kết hợp làm móng cho các
cột biên.
+ Việc thi công semi topdown để thi công móng, đài, dầm, sàn sẽ được thay thế bằng việc thi
công các hệ giằng tạm thời bằng cọc ống 1000mm dày12mm, mỗi hệ giàn sẽ được bố trí cách nhau 4m
để đảm bảo chịu lực ngang. Dùng hệ kích thuỷ lực 140 tấn (hoặc lớn hơn) để lắp đặt hệ giằng tạm thời
này.
Ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh, việc đào hố móng sẽ tận dụng thi công cơ
giới; Biện pháp thi công chúng tôi trình bày ở phần sau; Khi được chấp thuận, chúng tôi sẽ lập thiết kế
thi công chi tiết.
+ Mặt bằng thi công chật hẹp, phạm vi gia cố nền ngoài tầm làm việc của các thiết bị làm cọc xi
măng đất nên biện pháp xử lí nền bằng thi công cọc xi măng đất là rất khó thực hiện, tính khả thi không
cao. Để xử lí nền khu vực dự án, chúng tôi kiến nghị phương án khoan phụt màng chống thấm xung
quanh để kéo dài đường viền thấm, giảm tối thiểu áp lực đẩy nổi do nước ngầm không ảnh hưởng tới
việc thi công móng tầng hầm với độ sâu khoan phụt từ 20m tới 40m.
2.2 Phương án tổ chức mặt bằng thi công.
Gói thầu được xây dựng trên diện tích mặt bằng chật hẹp, sát cạnh đường Phan Bội Châu, xung
quanh là các khu nhà dân, để không ảnh hưởng đến công tác an toàn giao thông và sinh hoạt của các
hộ dân lân cận, Nhà thầu đưa ra phương án tổ chức như sau:
2.3 Điện nước thi công.
2.3.1 Điện thi công:
Nhà thầu kết hợp với Chủ đầu tư liên hệ nguồn cấp điện và có trách nhiệm đấu nối và trả chi phí
sử dụng điện cho thi công.
Bố trí lưới điện thi công trên công trường căn cứ vào máy móc thiết bị thi công được huy động trong
ngày sử dụng cao nhất và tuân theo yêu cầu an toàn sử dụng điện.
Xung quanh hạng mục bố trí hệ thống điện chiếu sáng về ban đêm.
2.3.2 Nước thi công:
Nhà thầu kết hợp với Chủ đầu tư liên hệ nguồn cấp nước và có trách nhiệm đấu nối và trả phí sử
dụng nước cho thi công.
Bố trí 02 bể nước di động mỗi bể 3m3 đặt tại các điểm cần thiết trên mặt bằng thi công.
2.4 Xưởng gia công kết cấu
Do mặt bằng thi công chật hẹp, Nhà thầu kết hợp cùng Chủ đầu tư làm thủ tục thuê mặt bằng
vỉa hè đường Phan Bội Châu theo chiều dài công trình 29m (29*3=87m2) trong thời gian thi công công
trình. Khi thi công phần kết cấu thép cọc, móng, dầm sàn nhà thầu dự kiến phương án gia công chế tạo
- 2 -
tại phân xưởng sản xuất do Nhà thầu thuê cách công trình 5-7 km, sau đó vận chuyển bằng xe chuyên
dụng tới mặt bằng lắp dựng. Bê tông các loại (trừ bê tông lót móng) nhà thầu sử dung bê tông thương
phẩm do đơn vị có uy tín tại Hải Phòng cung cấp đến công trình.
B. Nhân lực
1. Phần chung:
Kế hoạch sử dụng nhân lực được xây dựng căn cứ trên phương án tổ chức công trường, tiến độ
thi công và khả năng huy động nhân lực của nhà thầu.
Bố trí nhân lực theo hướng chuyên môn hóa theo từng công tác: thi công lắp dựng kết cấu thép,
thi công bê tông cốt thép, nước, lắp dựng
2. Bố trí nhân lực:
- Bố trí cán bộ chủ chốt: Kèm theo sơ đồ tổ chức hiện trường.
- Số lượng công nhân sử dụng lớn nhất cho từng công tác (kèm theo biểu đồ nhân lực)
C. THIẾT BỊ THI CÔNG
- Kế hoạch sử dụng thiết bị được xây dựng trên phương án biện pháp thi công và năng lực huy
động thiết bị thi công của Nhà thầu.
D. CUNG CẤP VẬT TƯ
I. Phần chung:
Kế hoạch cung cấp vật tư được xây dựng căn cứ trên phương án tổ chức công trường, biểu
đồ cung cấp vật tư và khả năng cung ứng vật tư của Nhà thầu.
Vật tư cung cấp phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu và biện pháp đảm bảo chất
lượng vật tư của Hồ sơ dự thầu.
Đảm bảo chất lượng vật tư:
Chất lượng vật tư được quản lý theo yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu và Biện pháp đảm bảo
chất lượng vật liệu xây dựng được trình bày trong bản thuyết minh này.
* Tiến độ cung cấp vật tư:
Theo kế hoạch tiến độ thi công ( tiến độ tổng thể và tiến độ chi tiết theo từng giai đoạn)
Nguồn vật tư chủ yếu: xem bảng thống kê kèm theo.
* Căn cứ lập tiến độ thi công :
- Căn cứ vào yêu cầu tiến độ của Chủ đầu tư trong Hồ sơ mời thầu
- 3 -
STT Loại thợ Số lượng Ghi chú
1 Thợ nề + bê tông 25 Bậc thợ 3 ÷ 7
2 Thợ điện nước 5 Bậc thợ 4 ÷ 7
3 Thợ cốp pha, sắt tròn 27 Bậc thợ 3 ÷ 7
4 Thợ hàn + Cơ khí + lắp ráp 10 Bậc thợ 4 ÷ 7
5 Thợ vận hành máy thiết bị 5 Bậc thợ 4 ÷ 7
6 Thợ khác 15 Bậc thợ 3 ÷ 7
- Căn cứ vào năng lực cung cấp vật tư, thiết bị và nhân lực của Nhà thầu.
- Căn cứ vào khối lượng thi công chủ yếu
*
Giải pháp đẩy nhanh tiến độ
: Để rút ngắn thời gian thi công cần áp dụng các biện sau:
- Làm tốt công tác chuẩn bị: Huy động nhân lực và thiết bị, các công trình phụ trợ thi công.
- Sử dụng tối đa thiết bị thi công.
- Sử dụng các sản phẩm được chế tạo sẵn trong nhà máy và các phương pháp tổ chức thi công
tiên tiến để rút ngắn thời gian thi công.
II. Tiến độ thi công
- Dựa trên phương án tổ chức công trường tổng tiến độ thi công được lập như sau:
- Thời gian thi công gói thầu là 9,5
tháng (285 ngày) kể từ ngày bên A bàn giao mặt bằng, thời
gian thi công hạng mục công trình
(kể cả ngày lễ và chủ nhật)
III. Các biện pháp đảm bảo tiến độ thi công
Để đảm bảo thi công công trình đúng theo theo tiến độ đã đề ra, nhà thầu luôn chủ động quan
tâm đến các vấn đề sau:
3.1. Về lực lượng thi công
Mặc dù đã bố trí lực lượng thợ có tay nghề chuyên môn cao, có sức khỏe tốt và một lực lượng cơ
động đáp ứng nhu cầu công việc theo giai đoạn nhưng chúng tôi vẫn có lực lượng dự phòng và sẵn
sàng có thể tăng cường lực lượng nếu lực lượng thi công bố trí ban đầu không đảm bảo hoàn thành
công tác thi công xây lắp đúng kế hoạch.
3.2. Về máy móc thiết bị
Nhà thầu đảm bảo luôn luôn có cơ số thiết bị dự phòng sẵn sàng bổ sung thay thế những thiết bị
phương tiện bị hỏng hóc trong quá trình thi công để đảm bảo tiến độ công trình.
3.4. Về vật tư
Các nguồn cung cấp vật tư là những bạn hàng lớn, thường xuyên của Nhà thầu, có sự tin cậy và
là bạn hàng uy tín của nhau trong nhiều năm qua
3.5. Về biện pháp quản lý
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiến độ theo ngày, theo tuần. Nếu có phần
việc hoặc hạng mục nào không đảm bảo đúng tiến độ thì lập tức sẽ bố trí tăng ca, tăng kíp để kịp
thời bù lại khoảng thời gian bị kéo dài.
E. BIỆN PHÁP THI CÔNG
*Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật về vật liệu xây dựng TCVN 2682 - 1992
- Xi măng poóc lăng PC 30 TCVN 6206 - 1997
- Xi măng poóc lăng PC B30 TCVN 1771 - 1987
- Đá dăm. sỏi dùng trong xây dựng TCVN 1771 - 1987
- Cát xây dựng( Xây, trát, bê tông) TCVN 1970 - 1986
- 4 -
- Gạch mái đặc, đất sét nung TCVN 1441 - 1986
- Thép cốt bê tông cán nóng TCVN 1654 - 1985
- Thép các bon cán nóng (Gia công kết cấu thép) TCVN 5079 - 1993
- Quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng TCVN NĐ - 209/2004/NDSĐ - CP
- Nguyên tắc cơ bản quản lý chất lượng các công trình XD TCVN 5637 - 1991
- Tổ chức thi công TCVN 5055 - 1985
- Kết cấu gạch đá TCVN 4085 - 1985
- Nghiệm thu các công tác XD TCVN 4091 - 1985
- Kết cấu thép .Gia công lắp giáp và nghiệm thu - yêu cầu kỹ thuật TCVN 170 - 1989
- Nối cốt thép có gờ TCXD 234 - 1999
- Dung sai trong XD công trình - phương pháp đo kiểm tra công trình và các cấu kiện chế sẵn của
công trình vị trí điểm đo TC 210 - 1998
- Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động.Quy định cơ bản TCVN 2287 - 1978
- An toàn điện trong xây dựng , yêu cầu chung TCVN 4086 - 1985
- Công việc hàn điện yêu cầu chung về an toàn TCVN 3146 - 1986
- Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng TCVN 4244 - 1986
- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308 - 1991
- Phòng cháy cháy nổ cho nhà và công trình TCVN 2622 - 1995
- Nước trộn bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật TCXDVN 302– 2004
I. Công tác định vị mặt bằng & thi công đào đất móng:
- Tiếp nhận mốc, trục chuẩn, từ đó triển khai chính xác hệ thống các mốc phụ xung quanh công
trình. Từ hệ mốc phụ tiến hành xác định các trục, tim cốt cho công trình trong quá trình xây dựng và cả
trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao sau này.
Đào hố móng bằng thủ công kết hợp với máy đào sau đó dùng máy cần trục tháp xúc và
đưa đất lên ô tô vân chuyển đổ ra nơi mà Nhà thầu đã xác định được phép đổ.
Phần đất đào được Nhà thầu lên phương án huy động bố trí đủ số lượng công nhân và xe ô
tô vận chuyển sao cho không để ùn tắc giao thông, khối lượng đất đầo đến đâu vận chuyển đến
đó tránh để ảnh hưởng đến thi công các công việc tiếp theo. Nhà thầu lên phương án thi công
công trình theo quy trình như sau:
- Thi công tường CSP.
- Thi công cọc khoan nhồi và đặt thép hình H350x350x14 đến cao độ cốt +
0.000
- Đầm lèn đất nền, xây gạch chỉ ván khuôn, thi công kết cấu dầm sàn, cốt +
0.000
- Đào moi đất tầng hầm 1 bằng thủ công, kết hợp với cần trục tháp đưa đất lên ôtô vận
chuyển đổ đi
- 5 -
- Thi công lần lượt sàn tầng hầm cốt +
0.000 và sàn cốt -1.200 ( sàn biện pháp) theo thứ tự từ
trên xuống dưới (những ô tường tầng hầm 1, tại vị trí tường đỡ dầm sàn thi công trước các ô
tường còn lại thi công sau), có bản vẽ kèm theo
- Đầm lèn đất nền, xây gạch chỉ ván khuôn, thi công kết cấu dầm sàn tầng 1, cốt -1.200
- Đào moi đất tầng hầm 2,3,4,5 bằng thủ công, kết hợp với cần trục tháp đưa đất lên ôtô vận
chuyển đổ đi
- Đổ bê tông lót móng, lắp dựng ván khuôn, thi công kết cấu móng cốt -11.200.
- Gia công lắp dựng ván khuôn, lắp dựng cốt thép và thi công kết cấu dầm sàn tầmg hầm
5,4,3,2 theo thứ tự từ dưới lên
Trong gói thầu này, Nhà thầu chúng tôi rất quan tâm đến hệ thống thu nước hố móng, biện
pháp của Nhà thầu là trong khi thi công từng tầng hầm luôn luôn phải tạo những hố thu tạm.
Đồng thời có người thường trực sử dụng đủ số lượng máy bơm để bơm nước ra hệ thống thoát
nước chung của khu vực (kèm theo bản vẽ)
II. Công tác khoan cọc nhồi và gia cố nền móng.
Chưa xong
III . Biện pháp thi công kết cấu bê tông
1. Công tác gia công lắp dựng cốt thép:
- Toàn bộ cốt thép cho kết cấu bê tông phải thỏa mãn yêu cầu của Hồ sơ mời thầu.
- Cốt thép được gia công tại kho bãi gia công thép do Nhà thầu thuê cách công trường 5-7 km
sau đó được vận chuyển đến công trường lắp dựng.
• Công tác lưu kho và làm sạch
- Toàn bộ cốt thép kết cấu trước và sau khi cắt uốn phải đặt dưới mái che và cao ít nhất 300mm
cách mặt đất.
- Toàn bộ thép tròn được phân loại thành từng khu riêng biệt trong kho theo kích thước và
chủng loại để rễ nhận biết và sử dụng.
- Cốt thép phải được làm sạch trước khi đặt vào ván khuôn, không được dính dầu mỡ và các chất
có hại khác ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.
• Cố định thép (buộc cốt thép, kê cốt thép)
- Trước khi đặt cốt thép, phải tiến hành nghiệm thu với Chủ đầu tư về công tác ván khuôn về
kích thước chính xác của chi tiết cần đặt.
- Cốt thép được đặt vào trong ván khuôn phải được đặt đúng vị trí Thiết kế quy định, cố định cốt
thép chống dịch chuyển bằng cục kê, neo thép, hàn địng vị tạm thời giữa 2 lớp cốt thép đảm bảo
khoảng cách chiều dày lớp bê tông bảo vệ mà Thiết kế quy định.
- Tại các vị trí giao nhau của thép, phải được cố định bằng thép buộc. Đai cốt và thanh nối liên
kết chặt vào thép dọc bằng liên kết buộc hoặc hàn. Tất cả đều phải tuân thủ TCVN 4453-1995.
- Thép buộc là loại thép sợi mềm đường kính tiết diện 0,8 ÷ 1,0 mm, đuôi buộc phải xoắn quay
vào trong.
- 6 -
- Không làm hư hỏng biến dạng sản phẩm.
- Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi
sử dụng.
- Các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với
phương tiện vận chuyển.
- Bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại cho bộ phận lắp dựng sau.
- Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông.
- Các con kê đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m cho
một điểm kê. Con kê bê tông có mác bằng mác cấu kiện bê tông và có chiều dày bằng chiều dày lớp
bảo vệ. Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng theo các quy định tại TCVN 4453-1995.
- Khi đặt cốt thép và cốt pha tựa vào nhau tạo thành một tổ hợp cứng thì cốp pha chỉ được đặt
trên các giao điểm của cốt thép chịu lực và theo đúng vị trí quy định của Thiết kế.
• Nghiệm thu cốt thép
- Trước khi đổ bê tông cho các bộ phận công trình, Nhà thầu báo cho Chủ đầu tư và Thiết kế
đến kiểm tra nghiệm thu cốt thép về kích thước, số lượng, chất lượng, chất lượng hàn buộc, sự ổn định,
chiều dài thép chịu lực, vị trí uốn cốt thép lớp bảo vệ theo quy định của Hồ sơ mời thầu và TCVN Sau
đó lập thành biên bản nghiệm thu một phần để tiến hành thi công đổ bê tông.
2. Công tác cốp pha:
Công tác cốp pha được quy định trong phần này và các quy định kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu.
Thi công cốp pha tuân theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995.
Cốp pha cho bê tông đổ tại chỗ được gia công tại công tại xưởng sau đó vận chuyển đến công
trường lắp
* Vật liệu làm cốp pha
Cốp pha đài móng, dầm giằng, tường và cột sử dụng cốp pha gỗ ép không thấm nước định hình.
Loại vật liệu làm ván khuôn tuân theo các quy định dưới đây:
- Ván khuôn phải đáp ứng yêu cầu của TCVN4453-1995 (cốp pha cho bê tông)
- Nếu ván khuôn được tái sử dụng thì bề mặt tiếp xúc với bê tông phải được vệ sinh kỹ. Các lỗi
phải bắt Formtie và những chỗ bị hư hỏng phải được sửa chữa, các lỗ thủng phải được hàn kín.
- Sau khi lắp dựng xong, cốp pha được quét dầu nhờn tận dụng để chống dính.
* Văng chống:
Văng chống sử dụng là cây chống thép định hình kết hợp cây chống gỗ.
Vật liệu làm văng chống được quy định dưới đây:
- Các thanh chống bằng ống thép, giáo bằng ống thép và các loại giàn đã được gia công sẵn
phải tuân theo yêu cầu chung đối với cốp pha đà giáo
- Các dầm thép tạm thời hoặc cột thép phải chỉ rõ tải trọng cho phép căn cứ vào thí nghiệm
cường độ.
* Các vật liệu khác
- 7 -
Form - tie phải là loại có ứng suất kéo căng cho phép và nhà sản xuất phải đảm bảo điều này
dựa trên thí nghiệm cường độ
Các chất phụ gia phải là loại không gây hại cho chất lượng bê tông hoặc gây ảnh hưởng cho việc
gắn kết của vật liệu hoàn thiện bề mặt và phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư.
* Thiết kế cốp pha:
Cốp pha phải được thiết kế để chịu được tải trọng tác động trong quá trình đổ bê tông, áp lực
ngang của bê tông tươi, sự va đập và rung trong khi đổ bê tông. Đồng thời đảm bảo hình dạng của bê
tông trong phạm vi sai số cho phép. Nếu cần thiết, phải có các tính toán kết cấu về cường độ và độ
cứng vững.
Thiết kế cốp pha tuân theo các tiêu chuẩn được nêu trên.
Cốp pha không được phép để xuất hiện các vết nứt vữa, dễ tháo dỡ và không gây hại cho bê
tông khi tháo dỡ.
Văng chống phải được gia công bằng các biện pháp cần thiết như giằng ngang, giằng chéo và
đảm bảo chống lật, kéo, vặn cốp pha khi có tải trọng gây ra lúc đổ bê tông.
Trước khi thi công cốp pha, phải vẽ các bản vẽ thi công và bản vẽ gia công cốp pha căn cứ theo
bản vẽ Kết cấu bê tông cốt thép.
Thiết kế cốp pha cho từng công việc và từng cấu kiện, xem bản vẽ biện pháp thi công kèm theo.
*. Gia công & lắp dựng cốp pha:
Cốp pha được gia công và lắp dựng dựa theo vị trí, hình dạng, kích thước chỉ ra trong bản vẽ kĩ
thuật và phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây, tuân theo bản vẽ gia công & bản vẽ biện pháp thi công cốp
pha kèm theo.
- Sai số đối với các kích thước mặt cắt ngang của bê tông
- Sai số đối với độ nhẵn bề mặt bê tông
- Lớp bê tông bảo vệ cốt thép
Cốp pha phải ghép kín để chống mất nước xi măng hoặc rò vữa qua mối nối.
Các ống, hộp và các cấu kiện chôn sẵn trong bê tông phải được bảo vệ đầy đủ vị trí đặt chính
xác như trong bản vẽ gia công cốp pha, tránh bị chuyển dịch trong quá trình đổ bê tông.
Các thanh chống phải lắp thẳng, chính xác, các thanh chống đứng ở sàn liên tiếp nhau phải dựng
càng gần càng tốt.
* Nghiệm thu cốp pha
Cốp pha sẽ được Chủ đầu tư nghiệm thu trước khi đổ bê tông và sau đó được đảm bảo chất
lượng quy định ở mục biện pháp đảm bảo chất lượng của bản thuyết minh này.
* Thời gian tháo dỡ cốp pha:
Thời gian để cốp pha cho móng, dầm và tường là khoảng thời gian đủ để bê tông đạt cường độ
tối thiểu là 50kg/cm2. Tuy nhiên có thể tháo cốp pha mà không tiến hành thí nghiệm cường độ nén sau
khi hết thời hạn bảo dưỡng theo quy định.
- 8 -
Trong trường hợp tải trọng tác dụng lên cấu kiện sau khi tháo văng chống vượt quá tải trọng
theo thiết kế sử dụng trong tính toán kết cấu, không tính thời gian quy định ở trên, các thanh chống sẽ
không được tháo bỏ cho đến khi đảm bảo độ an toàn theo tính toán.
Nếu yêu cầu tháo văng chống sớm hơn thời gian quy định thì phải đảm bảo tính toán cường độ
nén của bê tông đã đổ không nhỏ hơn cường độ yêu cầu để chịu được tải trọng của cấu kiện sau khi
tháo dỡ văng chống. Tuy nhiên không có trường hợp nào văng chống được tháo dỡ cho đến khi cường
độ nén của bê tông chưa vượt qúa 150kg/cm2
*. Tháo cốp pha.
Cốp pha phải được tháo dỡ nhẹ nhàng sau khi đã có sự đồng ý của Chủ đầu tư.
Việc nghiệm thu và sửa chữa bê tông bị khuyết tật sau khi tháo ván khuôn được tiến hành như
quy định ở phần quản lý chất lượng.
Ngay sau khi dỡ ván khuôn bê tông phải được bảo dưỡng như quy định.
Sau khi tháo văng chống, các cấu kiện phải được kiểm tra cẩn thận để tìm các vết nứt hoặc rỗ.
Nếu có phải báo ngay cho Chủ đầu tư để xin ý kiến hướng dẫn
3. Công tác đổ bê tông:
* Phần chung
Thi công bê tông cốt thép toàn khối tuân theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995 và yêu cầu kỹ thuật
của hồ sơ mời thầu.
Biện pháp thi công bê tông cốt thép các cấu kiện, công việc được trình bày chi tiết trong bản vẽ
biện pháp thi công kèm theo.
Thi công bê tông trong điều kiện thời tiết nóng có biện pháp bảo dưỡng bê tông không bị mất
nước bề mặt. Biện pháp này được trình bày chi tiết trong mục đảm bảo chất lượng.
* Chế tạo hỗn hợp bê tông.
Để đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, bê tông sử dụng
cho dự án này được sản xuất từ các trạm trộn bê tông TANAKA và ELBA 60m3/h do một đơn vị có uy tín
tại Hải Phòng cung cấp.
Yêu cầu vật liệu cho chế tạo bê tông tuân theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995.
Cấp phối bê tông được thiết kế trình Chủ đầu tư phê duyệt trước khi sản xuất.
* Vận chuyển hỗn hợp bê tông.
Thời gian lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển <30 phút.
- Vận chuyển bê tông từ trạm đến các hạng mục công trình bằng xe vận chuyển bê tông 6m3.
Đổ bằng xe bơm bê tông tự hành.
* Đổ và đầm bê tông.
Bê tông được đổ bằng xe bơm bê tông tự hành di chuyển trên đường công vụ.
Đổ bê tông không làm sai lệch vị trí cốt thép, cốp pha và chiều dày lớp bảo vệ bê tông. Bê tông
được đổ liên tục trong mỗi đợt thi công (xem biện pháp thi công chi tiết kèm theo).
Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá 1,5m
- 9 -
Đầm bê tông bằng máy đầm dùi và máy đầm bàn. Bê tông được đầm chặt, bề mặt bê tông
không bị rỗ.
Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiệu để nhận biết là
vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa.
Khi đầm bằng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm
và phải cắm sâu vào lớp bê tông đổ trước 10cm.
* Bảo dưỡng bê tông.
Phương pháp và qui trình bảo dưỡng thực hiện theo TCVN5592-1991 và các yêu cầu về bảo
dưỡng bê tông của Hồ sơ mời thầu.
Sau khi đổ, bê tông được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ thiết kế cần thiết để
đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông.
Khi thi công trong điều kiện môi trường không thuận lợi sẽ được bảo dưỡng với chế độ riêng
được trình bày trong mục Đảm bảo chất lượng.
IV.4 Công tác hoàn thiện nghiệm thu và bàn giao công trình tuân thủ và áp dụng :
- Tiêu chuẩn kỹ thuạt thi công và nghiệm thu
- Quy phạm thi công và nghiệm thu công tác đất TCVN 447-1987
- Quy phạm thi công và nghiệm thu kết cấu BT và BTCT TCVN 4452-1987
- Quy phạm thi công và nghiệm thu quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công
TCVN 4252 - 1998
- Quy phạm nghiệm thu hoàn thiện mặt bằng xây dựng TCVN 4516 - 1988
- Quy phạm thi công và nghiệm thu các tác hoang thiện TCVN 5674 – 1992
G. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. Phần chung
Biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường trong dự án này tuân theo các quy định của Gói thầu và
các biện pháp an toàn được trình bày dưới đây.
Biện pháp an toàn đối với từng phần việc được chỉ ra trong bản vẽ biện pháp và thuyết minh thi
công chi tiết của các hạng mục công trình.
II. Biện pháp an toàn cho con người và thiết bị:
1.Tổ chức:
Ban điều hành dự án (BĐHDA) bố trí 01 cán bộ thường trực chỉ đạo công tác ATVS trên công trường
để làm nhiệm vụ: hướng dẫn đôn đốc kiểm tra các đơn vị thi công đảm bảo đúng các biện pháp an toàn đã
được duyệt thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách với người lao động theo Nghị định số 06/1995 của Chính
phủ Thông tư Liên Bộ số 14/1998.
Tại các công trình xây dựng có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác giám sát kỹ thuật an toàn hiện
truờng, để đôn đốc nhắc nhở mọi người thực hiện đúng mọi nội qui ATLĐ, biện pháp thi công.
- 10 -
Tại các tổ sản xuất có mạng lưới ATVS viên gồm từ 1 đến 3 người để nhắc mọi người chấp hành tốt
các qui trình qui phạm KTAT đã được phổ biến.
BĐHDA có trách nhiệm phân công, phân cấp cụ thể nhiệm vụ quản lý và thực hiện công tác ATVSLĐ
trên qui mô toàn công trường cho các đối tượng từ người chỉ huy đến các cán bộ phụ trách, điều hành sản
xuất, cuối cùng đến người lao động.
Đặc biệt, với đặc điểm công trình nhà cao tầng, cán bộ ATVS có trách nhiệm thường xuyên giám sát,
kiểm tra tình hình an toàn lao động đối với công nhân làm việc trên cao; phát hiện ngăn chặn kịp thời những
trường hợp thiếu an toàn:
- Hàng ngày, trước khi làm việc phải triểm tra an toàn vị trí làm việc của công nhân. Kiểm tra giàn
giáo, sàn thao tác, thang lan can và các phương tiện trên cao khác.
- Kiểm tra việc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân: dây an toàn, móc, giầy và quần áo
bảo vệ.
- Thường xuyên theo dõi nhắc nhở công nhân chấp hành kỷ luật lao động, nội qui an toàn
- Trường hợp nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm, đình chỉ ngay lao động.
2. Biện pháp ngăn ngừa trong công tác quản lý:
- Trước khi thi công, BĐHDA sẽ được tổ chức mô hình học tập nghiệp vụ về BHLĐ cho các đối tượng
là người sử dụng lao động (NSDLĐ) theo nội dung thông tư 08 và 23 của bộ LĐTBXH.
- Tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động (NLĐ) theo từng ngành nghề, có cấp thẻ chứng
chỉ về ATVSLĐ.
- Khi tuyển chọn NLĐ làm việc trên công trường phải đảm bảo có các yêu cầu sau:
+ Đã đủ độ tuổi lao động với từng ngành nghề.
+ Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khoẻ - Định kỳ được kiểm tra sức khoẻ để đảm bảo làm việc
theo ngành nghề.
+ Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc.
+ Tất cả NLĐ phải được học tập nội qui ANVSLĐ trước khi làm việc.
+ Khi sử dụng lao động nữ sẽ được thực hiện qui định đúng qui định của thông tư 09/86 của Bộ y tế
và Bộ LĐTBXH.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra về công tác BHLĐ trên công trường để kịp thời khắc
phục các sự cố thi công và ngăn ngừa TNLĐ. Thực hiện các kiến nghị của cấp trên và công nhân lao động về
công tác BHLĐ.
- Đối với công nhân làm việc trên cao, cần phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động, nội qui làm việc
trên cao:
+ Nhất thiết phải đeo dây an toàn ở nơi đã qui định.
+ Khi làm việc phải đi đúng tuyến, không đi lại tuỳ tiện (cấm đi trên mặt dầm, xà gồ )
+ Cấm đùa nghịch leo trèo qua lan can.
+ Không đi dép lê, guốc khi đi lại, làm việc.
- 11 -
+ Trước 3 giờ và trong khi làm việc không được phép uống rượu, bia; khi làm việc không hút thuốc
lá, thuốc lào.
+ Công nhân phải có túi đựng đồ nghề, cấm ném dụng cụ đồ nghề từ trên cao.
3. Biện pháp kỹ thuật ATLĐ:
Xung quanh khu vực thi công bố trí rào chắn, rào ngăn để kiểm soát người có nhiệm vụ ra vào công
trình.
Bố trí đường vận chuyển theo đúng sơ đồ thiết kế tổ chức công trường tại các điểm giao nhau có
biển báo, đèn tín hiệu ban đêm.
Mặt bằng khu vực thi công phải gọn ngàng, ngăn nắp, vệ sinh, vật liệu thải và các chướng ngại vật
được thường xuyên thu dọn.
Những mương hố, hố móng, giằng, hầm trên mặt bằng phải được rào chặn đậy lắp kín, có biển báo
và tín hiệu vào ban đêm.
Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, dàn giáo, công trình cũ, nơi lắp ráp các bộ phận kết cấu công trình
được bố trí rào chắn, biển báo.
Khi sử dụng, lắp ráp, tháo dỡ các loại giàn giáo phải được thực hiện theo biện pháp thi công - thiết
kế thuyết minh tính toán phải được cấp có thẩm quyền xét duyệt.
Các công tác khác phụ thuộc công tác giàn giáo thực hiện theo các điều 8 của TCVN 5308 - 91.
Công tác hoàn thiện bao che áp dụng các điều 19 của TCVN 5308 - 91.
Công nhân phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: quần, áo, mũ, găng tay có phù hiệu
của từng cá nhân và đơn vị thi công khi làm việc trên công trường.
Tất cả công nhân được khám sức khoẻ định kỳ, những công nhân làm việc trên cao và những vị trí
nguy hiểm trước khi làm việc phải được khám sức khoẻ.
Thường xuyên cho công nhân học tập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động.
Có cán bộ chuyên trách của công trường và mỗi hạng mục đều phải có lực lượng an toàn viên giám
sát.
Có cầu thang lên xuống giữa các tầng nhà, đảm bảo cầu thang vững chắc, an toàn. Cấm công nhân
leo trèo để lên xuống hoặc lên xuống bằng các phương tiên chở vật liệu.
Dây an toàn phải được thử nghiệm với tải trọng >300kg, trong thời gian 5 phút, định kỳ 6 tháng
kiểm tra lại. Nếu phát hiện thấy dây kém phẩm chất phải loại bỏ.
Mặt sàn thao tác không quá nhẵn để chống trơn trượt.
Tuyệt đối cấm bắc sàn thao tác lên các bộ phận kê đỡ tạm (thùng phuy, chồng gạch ) hoặc đặt lên
các giáo, ghế lên các mặt sàn không vững chắc.
4. An toàn cho thiết bị:
Thực hiện theo các điều 6 của TCVN 5308 - 91.
Tất cả xe máy xây dựng đều phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật - đảm bảo các yêu cầu an toàn trong
suốt quá trình xây dựng.
Các thiết bị nâng được quản lý và sử dụng theo TCVN 4244 - 86.
- 12 -
Phải được cơ quan có thẩm quyền về ATLĐ cấp giấy phép sử dụng theo thông tư 22/1996 của bộ
LĐTBXH.
Các thiết bị chịu áp lực được quản lý và sử dụng theo QPVN 2-1975 và được kiểm định cấp giấy phép
sử dụng theo thông tư 22/1996 của bộ LĐTBXH.
* Một số yêu cầu với thiết bị làm việc trên cao:
- Về kết cấu: Các bộ phân của giáo phải đủ bền chắc, độ cứng ổn định. Giáo định hình phải có kiểm
định xuất xưởng và phải được kiểm tra trước khi lắp dựng. Giáo tự chế phải được tính toán chi tiết.
- Sàn thao tác phải vững chắc, không trơn trượt, khe hở giữa các ván sàn không quá 10mm.
- Sàn thao tác ở độ cao từ 1,5m trở lên so với nền phải có lan can an toàn.
- Lan can phải có chiều cao tối thiểu 1m so với mặt sàn, có ít nhất 2 thanh ngang. Thanh ngang này
phải chịu được lực xô ngang >90KG.
- Có hệ thống chống sét đối với giàn giáo cao
* Yêu cầu khi lắp dựng giàn giáo, thang:
- Mặt nền đặt giáo thang phải thẳng, không được đọng nước, không được lún, phải có ván kê chắc
chắn, cấm kê bằng gạch đá, mẩu gỗ.
- Giáo cao phải được neo vào công trình theo chỉ dẫn của thiết kế, hoặc có ít nhất 2 khoang giáo
phải neo 1 lần với cáo bộ phận chắc chắn của công trình.
- Giáo cao đứng độc lập phải có giằng neo đảm bảo ổn định.
- Khi dựng các khoang giáo phải lắp đầy đủ các thành giằng chéo, giằng ngang theo cấu tạo của
từng loại giáo, đảm bảo các khoang ở dưới chắc chắn mới chồng khoang tiếp theo.
- Nếu sử dụng gỗ ván làm sàn thao tác thì ván này phải dầy ít nhất 3cm. Không mục mọt, nứt gẫy.
Các tấm ván sàn phải ghép khít, thẳng, khe hở giữa các tấm ván <1cm. Nếu là các tấm ván gỗ ghép lại thì
phải có nẹp liên kết để các tấm không bị xê dịch.
- Thang tựa phải có móc ở trên hoặc chân tựa phải đảm bảo chống trơn trượt.
- Khi tháo dỡ giàn giáo phải có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, giám sát. Khi tháo dỡ gián giáo phải
dùng cần trục hoặc các thiết bị cơ khí (ròng rọc ) để chuyển các bộ phận xuống đất. Cấm ném vứt các bộ
phận này từ trên cao xuống.
- Hết ca làm việc phải thu dọn đồ nghề và vật liệu thừa trên sàn thao tác.
- Sau khi lắp dựng xong giàn giáo cần phải nghiệm thu, kiểm tra xem xét các vấn đề sau: nền đất,
bộ phận kê đỡ, độ thẳng đứng, các thanh căng, mối liên kết, liên kết với công trình, sàn thao tác và lan can
an toàn.
- Tải trọng trên sàn thao tác không vượt quá tải trọng tính toàn (cán bộ kỹ thuật chỉ định số lượng
vật liệu và người không vượt quá qui định).
- Khi giàn giáo cao trên 6m phải có ít nhất 2 tầng sàn. Sàn thao tác bên trên, sàn bảo vệ bên dưới.
Khi cần làm việc đồng thời trên cả 2 sàn trên cùng 1 phương thẳng đứng thì giữa 2 sàn này phải có sàn hoặc
lưới bảo vệ.
- 13 -
- Việc chuyển vật liệu lên giàn giáo bằng cần trục không được để cho vật nâng chạm vào giàn giáo,
không vừa nâng vừa quay cần, khi vật nâng cách sàn 1m, hạ từ từ lên mặt sàn.
- Chỉ vận chuyển vật liệu trên giàn giáo bằng xe cải tiến khi đã tính toàn với tải trọng này.
III. một số biện pháp an toàn chi tiết
1. Công tác xếp dỡ và vận chuyển
Công tác xếp dỡ và vận chuyển phải tiến hành dưới sự chỉ huy của người được chỉ định phụ trách, có
nhiệm vụ theo dõi việc áp dụng các phương pháp sắp xếp, vận chuyển và dỡ hàng an toàn.
Trước lúc làm việc phải kiểm tra sàn để xếp vật liệu, dọn sạch đường đi lối lại, kiểm tra các phương
tiện làm việc đi lại trên cao (cầu ván, thang, lan can an toàn .)
Công việc xếp, dỡ hàng nên thực hiện theo phương pháp cơ giới hoá, đặc biệt đối với hàng nặng
trên 50kg cũng như nâng cao lên trên 3m.
Khi sử dụng các phương tiện cơ giới hoá (cơ khí hoá nhỏ) để phục vụ công tác xếp, dỡ, vận chuyển
phải chấp hành đúng đắn nội qui an toàn về lắp đặt và sử dụng các loại máy đó.
Không được xếp bất kỳ vật gì vào những bộ phận công trình chưa được ổn định .
Không được chất vật liệu trên sàn công trình, sàn thao tác quá tải trọng cho phép chỉ dẫn.
Đường đi lại, vận chuyển trên sàn thao tác phải có lan can an toàn chắc chắn cao hơn 1m. Đường
hoặc cầu cho công nhân vận chuyển vật liệu lên cao có độ dốc không quá 30 độ và phải có bậc lên xuống.
Cấm vận chuyển hàng bằng cáng, xe đẩy trên cầu thang hoặc thang.
Cấm người ngồi trên hàng chất trên phương tiện vận chuyển.
Puly, ròng rọc treo buộc trên dàn giáo, sàn thao tác để kéo hàng lên phải được đặt đúng vị trí theo
thiết kế chỉ dẫn.
Khi vận chuyển hàng lên cao bằng thang tải, bàn nâng phải để sát với sàn của công nhân ra lấy vật
liệu, lúc dừng bàn nâng phải ngang với sàn nhận hàng.
Công nhân đứng trên sàn lấy vật liệu ở đầu bàn nâng phải đeo giây an toàn.
2. Công tác bê tông cốt thép
2.1. Ván khuôn
Ván khuôn, cột chống, dàn giáo thi công phải thực hiện theo đúng yêu cầu trong thiết kế thi công.
Ván khuôn lắp sẵn thành khối (ván khuôn hộp cột, dầm, sàn, các tấm ghép. . .) phải đảm bảo vững
chắc khi cẩu lắp. Khi dựng ván khuôn chồng lên nhau nhiều tầng, phải cố định chắc chắn tầng dưới mới tiếp
tục đặt tầng trên.
Khi chuyển ván khuôn bằng cầu trục đến nơi lắp đặt phải tránh va chạm vào các bộ phận kết cấu đã
lắp trước.
Lắp đặt ván khuôn ở độ cao 1.5m trở lên so với mặt sàn phải đứng trên giáo ghế, giáo cao.
Dựng lắp khuôn treo hoặc ván khuôn tự mang không cần dùng giàn giáo nhưng phải giao cho công
nhân đã được huấn luyện làm việc trên cao. Trong khi lắp đặt phải sử dụng dây an toàn buộc vào chỗ chắc
chắn.
- 14 -
Dựng ván khuôn cho các kết cấu vòm phải có sàn thao tác và lan can bảo vệ xung quanh. Khoảng
cách từ ván khuôn đến sàn thao tác không được nhỏ hơn 1,5m, ở vị trí ván khuôn nghiêng, phải làm sàn
công tác thành từng bậc có chiều rộng ít nhất là 40cm.
Chỉ được đặt ván khuôn treo vào khung của công trình sau khi các bộ phận của khung đã liên kết
xong. Ván khuôn treo phải liền sao cho không bị chuyển vị đu đưa.
Lắp rắp các bộ phận ván khuôn trượt và giáo treo để thi công phải đúng theo thiết kế.
Hàng ngày trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra tình trạng của ván khuôn. Nếu có hư
hỏng thì phải sửa chữa ngay.
Mỗi khi di chuyển ván khuôn phải kiểm tra các thiết bị treo buộc và tình trạng của thiết bị nâng.
Phải thường xuyên thu dọn những vật liệu thừa hoặc vật liệu thải trên sàn thao tác. Cấm để thiết bị ,
vật liệu dự trữ và các đồ vật khác không ghi trong thiết kế trên sàn thao tác của ván khuôn và trên sàn giáo
treo. Không tụ tập đông người trên giàn sàn ván và giáo treo. Sàn công tác phải có ghi biển tải trọng lớn
nhất cho phép.
Những việc trên cao như tháo dỡ các cột chống và nối dài các thanh khi tiến hành phải đeo dây an
toàn.
2.2. Cốt thép.
Dựng cốt thép trên cao, cốt thép cho dầm, xà, tường phải có sàn thao tác rộng 0.8m bố trí ở một
bên ván khuôn.
Khi cắt bỏ các phần sắt thừa trên cao phải đeo giây an toàn, bên dưới phải có rào ngăn và biển cấm.
Lối qua lại trên các khung thép phải có lót ván rộng ít nhất là 40cm. Cấm qua lại trực tiếp trên cốt
thép.
Không được chất cốt thép trên sàn thao tác hoặc trên ván khuôn vượt quá tải trọng cho phép thiết
kế.
Trước khi cẩu chuyển các khung, lưới cốt thép phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc.
2.3. Bê tông:
Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra ván khuôn, cốt thép đã lắp đặt cũng như tình
trạng của dàn giáo, sàn thao tác. Kiểm tra xong phải có văn bản xác nhận.
Khi dùng cần trục để chuyển vữa bê tông đến nơi đổ, lúc tháo đổ, khoảng cách từ đáy thùng hay
gầu đựng đến mặt hứng bê tông không quá 1m.
Thi công bê tông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng 30 độ trở lên công nhân phải có dây an
toàn .
Khi đổ bê tông ở độ cao trên 1,5m ở trên sàn thao tác, hoặc chỗ làm việc phải có lan can an toàn .
Khi bảo dưỡng bê tông, phải dùng dàn giáo. Không được đứng trên các cột chống hoặc cạnh ván
khuôn. Không được dùng các thang lên xuống tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dưỡng.
Chỉ được tháo ván khuôn khi đã được cán bộ phụ trách cho phép. Tháo dỡ ván khuôn trượt, vòm
theo sự chỉ dẫn trực tiếp của cán bộ kỹ thuật.
Trước khi tháo dỡ phải thu dọn tất cả các vật liệu thừa trên các bộ phận sắp tháo dỡ ván khuôn.
- 15 -
Tháo dỡ ván khuôn phải được tiến hành theo đúng chỉ dẫn trong thiết kế. Phải có biện pháp luôn đề
phòng ván bị rơi hoặc dàn giáo và kết cấu sụp đổ.
Cấm chất các bộ phận ván khuôn đã tháo dỡ lên sàn thao tác hay ném từ trên cao xuống. Cần
chuyển ngay xuống đất, nhổ hết đinh và xếp gọn vào nơi qui định.
3. An toàn sử dụng cần trục tháp:
- Người điều khiển phải có bằng hoặc chứng chỉ, có quyết định được phép sử dụng thiết bị, nắm
vững tính năng kỹ thuật, trình tự thực hiện thao tác và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động theo
qui định.
+ Nếu giao ca phải bàn giao tình trạng kỹ thuật máy theo ca trên cơ sở giao ca.
Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định trong qui phạm an toàn thiết bị nâng.
4. Một số công tác khác
4.1. An toàn sử dụng máy bơm nước :
* Trước khi khởi động:
- Kiểm tra và siết chặt toàn bộ các mối ghép bulông, đai ốc, đường ống vào van.
- Kiểm tra về đường năng lượng, thiết bị và dụng cụ phụ trợ.
- Kiểm tra dầu bôi trơn trong gối đỡ
- Nhắp điện kiểm tra chiều quay trục động cơ theo chiều quay của bơm
* Hoạt động:
- Mồi nước bơm ngập bánh công tác
- Khởi động động cơ dẫn động
- Mở van điều chỉnh máy bơm làm việc ứng với trị số qui định trên đường đặc tính, khi dừng bơm
đóng hoàn toàn van chặn. Ngắt động cơ điện.
* Thiết bị điện của bơm:
- Kiểm tra động cơ điện, công suất nguồn phải đủ lớn theo qui định: điện áp sai lệch 5%, tần số lưới
sai lệch 2%.
- Kiểm tra dây dẫn và các thiết bị phụ trợ, động cơ điện phải đấu dây tiếp đất để đảm bảo an toàn.
- Việc tháo lắp động cơ điện phải có người có chuyên môn đảm nhiệm.
4.2. An toàn sử dụng máy hàn điện:
Trước khi làm việc phải kiểm tra máy, dây dẫn điện, hộp che chắn, mặt bằng đặt máy, cầu dao điện,
bộ phận nối đất an toàn.
Khi không làm việc hoặc nghỉ ngơi phải đóng máy và ngắt cầu dao điện.
Nghiêm cấm công nhân điều khiển máy hàn điện rời vị trí công tác khi máy hàn đang hoạt động.
4.3. Biện pháp thi công đêm:
Cung cấp đủ cường độ ánh sáng bằng hệ thống đèn pha chiếu sáng, đảm bảo thi công an toàn cho
người và thiết bị đồng thời thể hiện được tính khoa học.
IV. Biện pháp an toàn điện:
- 16 -
Thực hiện theo TCVN 4086-85 an toàn điện trong xây dựng.
Khi xây dựng lưới điện ở công trường sẽ có 2 hệ thống lưới điện riêng lẻ:
- Lưới điện động lực.
- Lưới điện chiếu sáng
Dây dẫn phục vụ thi công phải là dây bọc cách điện, mắc trên cột hoặc giá đỡ ở độ cao ít nhất là 2.5
mét với mặt bằng thi công và 5 mét đối với nơi có xe qua lại.
Các đèn chiếu sáng có điện thế lớn hơn 36 vôn được treo cách mặt sàn thao tác ít nhất 2,5 mét.
Khi sử dụng điện trên công trường sẽ thiết kế sơ đồ mạng điện có cầu dao chung và cầu dao phân
đoạn.
Các thiết bị đóng ngắt điện trên hệ thống sẽ được kiểm tra chặt chẽ chỉ giao cho người có trách
nhiệm đóng ngắt điện.
Chỉ có công nhân điện đã được học an toàn và được cấp chứng chỉ mới được sửa chữa, đấu nối các
thiết bị điện theo theo chế độ phiên công tác.
Các giàn giáo bằng kim loại, đường ray cầu trục, các bộ phận kim loại của thiết bị xây dựng sẽ được
nối đất bảo vệ theo qui phạm TCVN 4756-89.
Trên công trường, các thiết bị điện sẽ được mang biển báo theo qui định của TCVN 2573-78.
Công nhân vận hành thiết bị điện, quản lý điện trên công trường phải đảm bảo các yêu cầu về đào
tạo, về sức khoẻ, về phương tiện phòng hộ cá nhân theo phụ lục số 1 của TCVN 4086-85 và qui phạm pháp
luật hiện hành.
Trên công trường được bố trí phòng cấp cứu TNLĐ nhất là tai nạn về điện giật.
Có mạng lưới ATVS viên được huấn luyện thực hành về công tác cấp cứu tai nạn điện giật.
V. Biện pháp phòng chống cháy nổ:
Từng hạng mục công trình được thiết lập nội qui phòng chống cháy nổ và tổ chức lực lượng xung
kích tại chỗ để tuyên truyền cho CNLĐ có ý thức chấp hành PCCC của Nhà nước ban hành năm 1961 và chỉ
thị số 237 thông tư của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp PCCC.
Thực hiện các qui định của TCVN 3255-1986 về an toàn nổ.
Trên công trường khi sử dụng vật liệu gây cháy nổ, hoặc các bình sinh nén khí sẽ phải đảm bảo an
toàn theo TCVN 4245-86.
Phải chấp hành đăng trình kiểm định và xin cấp giấy phép sử dụng các thiết bị, vật liệu gây cháy nổ
theo thông tư 22/1998 của bộ LĐTBXH qui định.
Hạn chế dùng các giàn giáo, vật kiến trúc bằng vật liệu dễ cháy tại các văn phòng, lán trại của công
nhân phải có bể nước, dụng cụ cứu hoả và các bình bọt dập tắt đám cháy như bình bọt AB-P10 và bình CO2.
Đảm bảo an toàn hệ thống điện không để xẩy ra chập điện gây cháy.
VI. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường:
Nhà Thầu sẽ chịu trách nhiệm trong suốt quá trình thi công do ô nhiểm môi trường mà công trường
gây ra cho khu vực xung quanh. Nhà thầu sẽ có những biện pháp xử lý chất thải (sinh hoạt, thi công), có
- 17 -
biện pháp giảm khói bụi, tiếng ồn, hạn chế thi công những thiết bị gây tiếng ồn trong giờ nghỉ ngơi của nhân
dân.
Sau khi hoàn tất các công việc xây dựng theo các bản vẽ thi công và các yêu cầu kỹ thuật của Gói
thầu, Nhà thầu sẽ hoàn thiện công trình, tháo dỡ các công trinhg tạm, di chuyển các nguyên vật liệu, thiết bị
máy móc của Nhà thầu, sử lý các chất thải, vệ sinh công trường, phục hồi các cọc mốc và trả lại môi trường
nguyên vẹn như trước khi thi công công trình, san trả mặt bằng khu tạm mượn trở về cao độ ban đầu hoặc
thoả thuận với chủ đất và được chủ đất chấp nhân bằng văn bản.
Nhà thầu sẽ giao trả đất tạm mượn cho chủ đất đúng hạn, đúng diện tích ban đầu, có Biên bản và
được xác nhận của Chính quyền sở tại. Ngược lại Nhà thầu sẽ chịu bồi hoàn chi phí phát sinh nếu có.
Nhà thầu phải thực hiện mọi cảnh báo để tránh gây ra hư hại đối với đất nông nghiệp, mùa màng và
các tài sản khác do nước chua thải ra từ đất chua phèn trong khi thi công. Nhà thầu phải có mọi thông tin
cần thiết từ các ban nghành liên quan để xác định tính chất đất sẽ đào và tiến hành đào và nạo vét để giảm
thiểu việc làm lộ thiên cũng như xả nước chua từ trong đất.
Nhà thầu có biện pháp tránh cho Chủ đầu tư khỏi bị dân và chủ đất khiếu nại về những thiệt hại và
mất mát tới đất và mùa vụ do đất chua và nước ngấm ra trong quá trình thi công.
Đối với công tác quản lý môi trường Nhà thầu cũng sẽ phối hợp với một nhóm giám sát do cộng
đồng cử ra (nếu có) như giám sát đất đào, bụi, tiếng ồn, nạo vét bùn… thông qua các thông số theo tiêu
chuẩn về môi trường : tiếng ồn nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng bụi…
Sau khi hoàn thiện các công việc nêu trên được cán bộ giám sát Chủ đầu tư ký văn bản xác nhận,
Nhà thầu mới thông báo cho Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu công trình hoàn thành.
Nhà thầu có các biện pháp giảm ô nhiễm như trình bầy dưới đây. Trong trường hợp các biện pháp
của nhà thầu chưa triệt để, Nhà thầu sẽ hợp đồng với một cơ quan chuyên ngành thực hiện bằng các thiết
bị đo lường theo qui định.
Trên đường vận chuyển vật liệu, phế liệu có tính khô, rời, có bụi phải đảm bảo có bao che chắn bằng
lưới bạt và tạo độ ẩm thích hợp chống gây ô nhiễm trên đường vận chuyển.
Tại những hố đào sâu, đặc biệt là công tác đào bùn, Nhà thầu tạo lớp vải bao che các công trình
xung quanh, không để bùn đất vương lên. Thường xuyên tưới nước làm ẩm cát, gạch, đá, nền sân, sàn để
chống bụi.
Các phế thải xây dựng phải được thu gom sạch sẽ, gọn gàng ngay và chuyển khỏi công trường.
Sắp xếp vật liệu, dụng cụ, thiết bị thi công gọn gàng hợp lý sau mỗi ngày thi công.
Thiết bị thi công phải bảo đảm không gây tiếng ồn quá mức cho phép. Các thiết bị, máy thi công sẽ
được lựa chọn các mức gây ồn và rung động nhỏ. Dùng các biện pháp bao che chống ồn, cách âm.
Trên công trường có hệ thống thoát nước mưa bằng kênh hở nối với các hệ thống rãnh thoát nước
từ các công trường theo tổ chức mặt bằng thi công.
Khi mùa khô tại các tuyến đường ô tô vận tải nội bộ sẽ tiến hành phun nước chống bụi.
Các khu lán trại của CBCN có bể xí tự hoại, có khu vệ sinh công cộng và bể nước sinh hoạt.
Người lao động khi làm việc trong môi trường bụi, ồn sẽ được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
như bao tai, nút tai, kính mặt nạ và khẩu trang nhiều lớp màng mỏng.
- 18 -
VII. Quy trình về đảm bảo sức khỏe, an toàn, vsmt:
Để đảm bảo an toàn lao động cho người và máy móc thiết bị, an toàn phòng cháy chữa cháy, an
toàn môi trường thi công, đơn vị thi công phải chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các nội quy, quy phạm an toàn
lao động, bảo hộ lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời căn cứ các điều kiện khác của
công trình đơn vị thi công đưa ra quy trình nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ quá trình thi công công trình
đồng thời phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
* Công tác chuẩn bị:
- Lập kế hoạch an toàn bao gồm đầy đủ các thành phần: an toàn lao động, an toàn cháy nổ, an toàn
môi trường, an ninh trật tự.
- Thiết lập hệ thống tài liệu pháp lý và các tài liệu hướng dẫn liên quan đến quy trình an toàn, sức
khoẻ và vệ sinh môi tường tại công trường. Các tài liệu được chúng tôi sử dụng làm căn cứ gồm: Luật lao
động, Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14 tháng 12 năm
1996, Luật môi trường, Bộ tiêu chuẩn Việt Nam cùng các văn bản pháp quy hiện hành của nhà nước.
- Bố trí, phân công cán bộ chuyên trách, mạng lưới cán bộ an toàn trên công trường.
* Triển khai thực hiện, kiểm soát quy trình:
Nội dung công tác và phương pháp kiểm soát quá trình như sau:
1. Quy trình an toàn tại công trường
:
a. Đảm bảo ATLĐ:
Xây dựng hệ thống biện pháp chi tiết đảm bảo an toàn cho toàn bộ thành phần tham gia thi công
trên công trường gồm:
- Đối với máy móc thi công.
- Quy định tiêu chuẩn xe máy được sử dụng thi công trên công trường. Các quy định này phù hợp
với quy phạm xây dựng cơ bản và các quy định của Nhà nước.
- Quy định tiêu chuẩn công nhân sử dụng, điều khiển thiết bị, máy móc thi công.
- Quy định các nội quy về bảo quản, thời gian sử dụng và các vấn đề liên quan đến yêu cầu kỹ thuật
của thiết bị, máy móc thi công.
- Lập và thường xuyên kiểm tra sổ sách ghi chép tình hình sử dụng bảo quản thiết bị.
- Xem xét, nghiên cứu điều chỉnh việc sử dụng thiết bị máy móc cho phù hợp về công suất, về thời
gian sử dụng cũng như các yêu cầu kỹ thuật khác của thiết bị.
* Đối với xe máy, phương tiện giao thông:
- Quy định về tiêu chuẩn xe máy tham gia thi công.
- Quy định về tiêu chuẩn sử dụng, điều khiển xe máy.
- Các quy định về thời gian hoạt động, biểu đồ bảo hành, bảo trì xe máy.
- Quy định về phạm vi hoạt động trên công trường, các biển báo, hướng dẫn.
- Phối hợp kiểm tra tình hình hoạt động của xe máy giữa đơn vị thi công và đơn vị chức năng.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng xe máy, rút kinh nghiệm nhằm tìm khả năng tăng năng suất, hiệu quả
sử dụng xe máy.
- 19 -
* Thiết bị nâng, ủi:
- Quy định về tính năng, tiêu chuẩn hoạt động, tiêu chuẩn công nhân điều khiển thiết bị.
- Nguyên tắc hoạt động trên mặt bằng, thời gian hoạt động, sơ đồ phối hợp tham gia thi công.
- Quy định về hành lang an toàn đối với thiết bị.
b. Quy trình bảo đảm sức khoẻ CBCN thi công trên công trường:
Tiêu chuẩn để CBCNV đủ điều kiện tham gia thi công trên công trường. Tiêu chuẩn này phù hợp với
quy định của Bộ lao động - Thương Binh Xã hội.
Bố trí cán bộ Y tế thường trực tại hiện trường, thường xuyên có kế hoạch theo dõi, khám chữa bệnh
định kỳ, giám sát tình hình thực hiện các quy định về bảo hộ lao động.
Kiểm soát chặt chẽ điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, lao động của CBCNV để có phương án xử lý, điều
chỉnh ( nếu cần thiết ) cho thích hợp.
Lập báo cáo định kỳ về tình hình sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp cũng như tiến trình theo dõi trên công
trường.
2. Bảo đảm an ninh khu vực
:
* Quy trình quản lý mặt bằng:
- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức quản lý nhân sự theo khu vực hành chính.
- Tổ chức quản lý xe cộ, thiết bị trên mặt bằng công trình.
- Tổ chức quản lý mặt bằng bằng phương pháp hành chính - bảo vệ.
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật nâng cao tinh thần tự giác của toàn CBCNV trên công trường.
* Quy trình đảm bảo an ninh trật tự:
- Rà soát lực lượng lao động, xây dựng các phương án bảo an ninh trật tự trên mặt bằng.
- Giáo dục ý thức CBCNV nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.
- Thường xuyên có kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ. Có biện pháp điều chỉnh, thay đổi để tăng
cường đảm bảo an ninh trật tự tại công trình và địa phương.
3. Quy trình phòng cháy chữa cháy
:
* Cơ sở để thiết lập quy trình an toàn PCCC:
- Pháp lệnh của Nhà nước về PCCC.
- Hệ tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
- Điều kiện mặt bằng, các quy định của địa phương về an toàn PCCC.
* Kế hoạch an toàn PCCC, tiến trình thực hiện, biện pháp kiểm tra quá trình và đánh giá hiệu quả:
- Ban chỉ huy công trường thiết lập một mạng lưới an toàn PCCC. Qua đó cập nhật thông tin cần
thiết đến từng CBCNV trên công trường về vấn đề này.
- Lập kế hoạch an toàn PCCC trong đó nêu rõ các vấn đề: Đánh giá, nhận biết các tác nhân nguy cơ
cao tới công tác PCCC, công tác chuẩn bị, công tác mua sắm thiết bị vật tư PCCC, các phương án di chuyển,
sơ tán trong các trường hợp có sự cố, phương án khắc phục hậu quả.
- 20 -
- Triển khai thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
- Thường xuyên rút kinh nghiệm công tác PCCC trong các cuộc họp giao ban, bổ sung hoạt điều
chỉnh các biện pháp, các cán bộ hoặc các phương tiện PCCC cho thích hợp.
4. Quy trình bảo vệ an toàn môi trường
:
Nhằm đảm bảo các quy định của nhà nước về môi trường. Nhà thầu chúng tôi sẽ thực hiện quy trình
quản lý bảo vệ an toàn môi trường như sau:
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường: đánh giá các yếu tố có thể gây tác hại đến môi trường
- Lập sơ đồ tổ chức cho mạng lưới bảo vệ môi trường. Tổ chức này có thể kết hợp hoặc kiêm nghiệm
với mạng lưới an ninh trật tự, an toàn PCCC.
- Mua sắm các trang thiết bị, các hoá chất cần thiết để sử lý tình huống.
- Thường xuyên đôn đốc, giáo dục ý thức cho CBCNV về việc thực hiện nhiệm vụ an toàn môi
trường.
- Lập quy chế rõ ràng về chế độ thưởng, phạt đối với vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Trong quá trình thi công luôn luôn có sự theo dõi bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp và sau khi hoàn
thành công trình, cần có báo cáo chính thức về vấn đề bảo vệ môi trường. Đây cũng là cơ sở cho việc thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn môi trường cho các công trình sau của nhà thầu.
IIX. Các biện pháp giải quyết khi có sự cố xảy ra
Trong quá trình thi công, dù đã có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, cẩn trọng nhưng vẫn có thể
không tránh khỏi có các sự cố xảy ra. Thông thường, sự cố được chia thành:
- Sự cố tai nạn.
- Sự cố hư hỏng công trình.
- Sự cố kỹ thuật.
Căn cứ vào các quy định hiện hành, căn cứ vào lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, bằng kinh
nghiệm thực tế, nhà thầu đưa ra các biện pháp sử lý sự cố như sau:
1. Đối với sự cố tai nạn
- Khi có tai nạn xảy ra, bất kể đó là ai, bất kể vì lý do gì, nhà thầu lập tức tiến hành ngay các thao
tác sơ cứu, cấp cứu do đồng chí quân y sỹ thường trực tại công trường hướng dẫn, chỉ định.
- Mọi vấn đề khác có liên quan tiếp theo sẽ được các nhà chức trách xem xét giải quyết. Biết rằng tất
cả các tai nạn lao động, thương vong, tử vong do bất cẩn hay do quá trình thi công gây ra đều do nhà thầu
chịu trách nhiệm. Tuyệt đối không đòi hỏi hoặc gây phiền hà cho phía chủ đầu tư.
2. Đối với sự cố hư hỏng công trình
Khi có sự cố xảy ra, bất luận nguyên nhân nào, nhà thầu cũng tổ chức tiến hành ngay việc khắc
phục sơ bộ, nhằm ngăn chặn các hư hỏng tiếp theo. Sau đó báo cáo với các bên có liên quan như: chủ đầu
tư, cơ quan tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát để thống nhất ý kiến, xác định nguyên nhân, xác định trách
nhiệm tìm biện pháp khắc phục tối ưu, hữu hiệu nhất.
3. Đối với các sự cố kỹ thuật
Sự cố kỹ thuật tương đối đa dạng như:
- 21 -
- Sự cố do nhầm lẫn, sót, thiếu hoặc bất hợp lý từ phía cơ quan thiết kế mà khi thi công mới phát
hiện ra. Nếu xảy ra tình trạng này, nhà thầu sẽ lập tức cho tạm dừng thi công phần việc đó, báo cáo giám
sát kỹ thuật bên A, chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế để xin ý kiến chỉ đạo.
- Sự cố do thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy trình quy phạm chuyên ngành, hoặc
sử dụng vật tư, vật liệu sai quy cách, không đảm bảo chất lượng
- Khi được phát hiện, bất kể do người có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm phát hiện và phản
ảnh, nhà thầu sẽ cử đoàn cán bộ gồm Giám đốc (hoặc phó Giám đốc) công ty, cán bộ phòng Kỹ thuật,
phòng Kế hoạch của công ty xuống tận hiện trường xác minh thông tin. Nếu đúng, lập tức tạm thời đình chỉ
phần việc thi công có vi phạm; trao đổi với các bên có liên quan, xin ý kiến chỉ đạo của chủ đầu tư để khắc
phục, sửa chữa các sai sót đã vi phạm; dỡ bỏ, làm lại tất cả những hạng mục thi công phi kỹ thuật (khi có
yêu cầu); xem xét mức độ vi phạm của người thực hiện, nếu là vi phạm cố tình, vi phạm có hệ thống thì
kiên quyết buộc thôi việc tại công trường để Hội đồng kỷ luật của công ty giải quyết.
- Tất cả các chi phí để khắc phục, sửa chữa, làm lại nêu trên đều do nhà thầu chịu trách nhiệm vô
điều kiện.
h. Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình:
I. Phần chung
Trước khi tiến hành thi công Nhà thầu trình Chủ đầu tư Kế hoạch đảm bảo chất lượng và Sổ tay chất
lượng áp dụng cho công trình này.
Kế hoạch đảm bảo chất lượng được xây dựng phù hợp với yêu cầu chất lượng của hồ sơ mời thầu và
đảm bảo các tiêu chuẩn được áp dụng đối với công trình này.
Thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng được thực hiện xuyên suốt trong suốt quá trình thực hiện:
từ chuẩn bị thi công đến hoàn thiện bàn giao và bảo hành công trình.
II. quản lý chất lượng vật liệu xây dựng
1. Nguồn gốc vật tư, tiêu chuẩn áp dụng.
Vật tư cung cấp tuân theo thiết kế kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật của Gói thầu.
Một số vật tư chính sử dụng cho công trình này:
- Xi măng sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp Nhà máy xi măng Hoàng Thạch – Tổng công ty xi
măng Việt Nam hoặc loại Xi măng tương đương.
- Bê tông thương phẩm, trộn tại trạm trộn tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 – Tổng công ty xây
dựng Bạch Đằng.
- Cát xây dựng là loại theo TCVN1770-1986.
- Đá dăm, sỏi là loại theo TCVN 1771-1987
- Cốt thép cho bê tông: Thép Nam Đô hoặc tương đương.
2. Biện pháp cung cấp và đảm bảo chất lượng một số vật tư chính:
2.1. Xi măng
Xi măng dùng trong công trình là Xi măng Hải Phòng hoặc tương đương, đảm bảo những yêu cầu
sau:
- 22 -
a. Xi măng xuất xưởng đưa vào công trình phải có giấy chứng nhận chất lượng kèm theo với nội
dung:
- Tên cơ sở sản xuất.
- Tên gọi, kí hiệu mác và chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn nào .
- Loại hàm lượng phụ gia (nếu có) .
- Khối lượng xi măng xuất xưởng và số hiệu lô
- Ngày tháng năm sản xuất xi măng
b. Bao gói xi măng đảm bảo quy định cho mỗi bao 50 kg ±1kg. Bao để đựng xi măng là lọai bao giấy
Krat có ít nhất 4 lớp hoặc các lọai bao (polipropilen) đảm bảo xi măng không bị rách vỡ khi vận chuyển và
không làm giảm chất lượng xi măng .
Trên vỏ bao xi măng ngoài nhãn hiệu đã đăng kí phải có : Tên, mác xi măng, khối lượng bao và số
hiệu lô.
Vận chuyển xi măng: Xi măng được chuyên chở bằng mọi phương tiện, đảm bảo được che mưa.
Không được phép chở chung xi măng với các loại hoá chất có ảnh hưởng đến chất lượng xi măng.
Bảo quản xi măng: Xi măng phải được bảo quản ở nơi khô ráo cách ẩm.Kho chứa xi măng phải đảm
bảo khô, sạch, cao, có tường bao và mái che chắc chắn, có lối cho xe ra vào xuất nhập dễ dàng.Trong kho
các bao xi măng không được xếp cao quá 10 bao, cách tường ít nhất 20cm và riêng theo từng lô.
2.2. Cát, đá :
* Cát :
Cát sử dụng vào công trình phải theo tiêu chuẩn Việt Nam 1770-1986.
Cát để ở kho hoặc trong khu vực phải tránh để đất, lẫn rác hoặc các tạp chất khác.
Cát sử dụng vào công trình phải ghi rõ địa chỉ, tên cơ sở sản xuất, cát lọai gì ( cát đổ bê tông, cát
trát, cát xây )
Trước khi đưa vào công trình mẫu cát được thí nghiệm tại phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn, yêu cầu
của HSMT.
* Đá dăm các loại:
Đá dăm nhập vào công trình có chứng nhận của bộ phận KCS của cơ sở sản xuất, nghiệm thu về
chất lượng theo lô. Số lượng của mỗi lô là 200m3.
Khi nhận đá vào công trình thủ kho phải nhận đúng chủng lọai kích cỡ đá và có chứng chỉ kèm
theo.Nhận đủ về số lượng và hồ sơ về giấy chứng nhận chất lượng của mỗi lô đá có ghi rõ :
- Tên cơ sở sản xuất đá.
- Tên đá
- Số thự tự của lô thời gian sản xuất .
- Kết quả các chỉ tiêu, kỹ thuật kiểm tra theo TCVN 1772-1987.
- Phải có chữ kí cuả trưởng KCS cơ sở sản xuất và đóng dấu.
Khi vận chuyển hay bảo quản ở bãi hoặc kho chứa đá dăm để riêng theo từng loại, tránh làm bẩn
hoặc lẫn các tạp chất khác.
- 23 -
Trước khi đưa vào công trình mẫu đá được thí nghiệm đạt tiêu chuẩn, yêu cầu của HSMT.
2.3. Thép xây dựng:
Thép sử dụng trong dự án này là thép Nam Đô hoặc tương đương.
Thép đưa vào sử dụng trong công trình có chứng chỉ xác nhận chất lượng của cơ sở sản xuất. Trong
đó có ghi :
- Tên cơ sở sản xuất
- Số hiệu lô hàng
- Đường kính thép (thép tròn)
- Hình dạng kích thước (thép hình)
- Số hiệu của tiêu chuẩn này.
- Khối lượng của lô hàng.
- Số lượng cuộn, cây
- Kết quả thử.
Thép được bảo quản ở nơi khô ráo tránh đặt trên nền đất vận chuyển thép trong điều kiện chống gỉ
và bảo đảm tính cơ lý của nó
Thép trong công trình phải được làm giá kê cao so với mặt đất 200÷250mm. Vận chuyển nhẹ nhàng
không làm ảnh hưởng đến sự biến dạng của thép. Để tránh mưa thép cần kê trong lán có mái che.
Các loại cấu kiện thép hình vận chuyển đến công trường có giá kê theo quy định, có giằng néo chắc
chắn được chống lật, chống xê dịch hoặc va đập vào nhau và vào thành xe. Khi xếp dỡ các kết cấu thép
hình để lắp ghép phải tuân theo đúng chỉ dẫn thiết kế và sơ đồ vị chí móc cáp và cách bố trí sắp đặt trên
phương tiện vận chuyển. Thép trước khi đưa vào công trình được kéo nén theo từng lô tại phòng thí nghiệm
để kiểm tra cường độ thép.
2.4. Các loại vật liệu khác
:
Tất cả các loại vật tư khác đưa vào sử dụng cho công trình đều được ghi nhãn, có chứng chỉ xác
nhận chất lượng của cơ sở sản xuất.
Các vật liệu khác trước khi đưa vào công trình đều được chủ đầu tư duyệt mẫu và duyệt màu sắc.
Trong công tác cung ứng đảm bảo về số lượng và chất lượng. Vật tư khô nhẹ … được bảo quản
trong kho, có mái che giữ ẩm. Khi vận chuyển vật tư tuỳ từng loại, xếp, đặt lên xe cho hợp lý theo quy định .
3. Thí nghiệm vật liệu:
Nhà thầu tiến hành thí nghiệm các loại vật liệu đưa vào sử dụng cho công trình theo yêu cầu của
Chủ đầu tư.
Nhà thầu bố trí 01 phòng thí nghiệm hiện trường với đầy đủ các thiết bị thí nghiệm sử dụng cho
công tác kiểm tra chất lượng.
Phòng thí nghiệm được sử dụng là phòng thí nghiệm theo chỉ định của Chủ đầu tư hoặc phòng thí
nghiệm theo đề nghị của Nhà thầu mà được Chủ đầu tư và Tư vấn chấp thuận.
4. Quy trình nắm bắt thị trường, mua sắm, kiểm soát nhà cung cấp:
- 24 -
Đơn vị thi công sẽ lập quy trình chi tiết để tìm hiểu, lựa chọn, mua sắm, quản lý chất lượng và quản
lý nhà cung cấp các vật tư, vật liệu cho công trình. Nội dung như sau:
4.1. Chuẩn bị kế hoạch mua sắm:
Căn cứ vào các tiêu chuẩn thiết kế, hoạch định kế hoạch chất lượng cho các vật tư, vật liệu chính,
phụ cho toàn bộ công trình.
Chuẩn bị đầy đủ hoặc có kế hoạch chi tiết về việc tìm các đối tác đủ tiêu chuẩn để phối hợp kiểm
soát, kiểm tra các vật tư, nguyên vật liệu đưa vào thi công.
Đảm bảo sự tương thích giữa quy trình sản xuất, lắp đặt, kiểm tra thử nghiệm và hệ thống các văn
bản áp dụng đối với công trình.
4.2. Tìm hiểu, đánh giá thị trường
:
Căn cứ các dữ liệu nguyên vật liệu bao gồm:
- Chủng loại.
- Cấp, kiểu.
- Dấu hiệu chính xác theo yêu cầu thiết kế.
Bộ phận quản lý và cung ứng vật tư của công trình sẽ tìm hiểu các nguồn cung ứng để có thể đưa ra
một danh sách nguồn cung ứng sơ bộ nhằm rút ra danh sách rút gọn các nhà cung ứng.
4.3. Nhận biết, xác định nguồn gốc, kiểm soát sản phẩm, kiểm soát quá trình:
Việc xác định nguồn gốc của sản phẩm là yêu cầu rất cần thiết nhằm đảm bảo tính đồng nhất và
phù hợp của nguyên vật liệu do vậy chúng tôi sẽ cùng các nhà cung cấp lập và duy trì các thủ tục dạng văn
bản để nhận biết thống nhất các nguyên vật liệu đơn chiếc hoặc lô sản phẩm.
Bên đơn vị thi công sẽ lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để kiểm soát việc kiểm tra xác nhận,
bảo quản và bảo dưỡng sản phẩm do khách hàng cung cấp để dễ dàng quản lý quy trình cung ứng cũng
như chất lượng vật liệu.
Người cung ứng cần đảm bảo rằng các vật tư, vật liệu phải được phép sử dụng và lưu hành. Để xác
định tính đúng đắn của các nhà cung cấp, cán bộ kỹ thuật của nhà thầu phải kiểm tra tận nơi sản phẩm,
cung ứng của nhà cung cấp và xem xét các tài liệu xác nhận chất lượng của nhà cung ứng.
Trong hoặc sau khi cung ứng, khi có yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ quan chức năng, nhà cung ứng
phải trình các văn bản cần thiết hoặc thực hiện các thí nghiệm xác định sự đúng đắn của vật tư, vật liệu đã
đưa vào công trình.
Quy trình theo dõi và kiểm soát nguyên vật liệu được thực hiện theo nguyên tắc: toàn bộ nguyên vật
liệu chính đều phải được kiểm tra chất lượng và có xác nhận trước khi đưa vào sử dụng.
5. Qui trình quản lý và kiểm tra chất lượng vật tư công trình
a) Tổ chức quản lý
Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng (KCS) từ ban chỉ huy công trường tới các đội, tổ sản xuất.
Tại ban chỉ huy công trường chúng tôi bố trí 01 kỹ sư chuyên trách làm công tác kiểm tra chất lượng
(KCS). Dưới các đội xây dựng và các đơn vị tham gia thi công đều có cán bộ bán chuyên trách làm công tác
này.
- 25 -