Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

GA ĐỊA LÍ 10 ĐẦY ĐỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.6 KB, 101 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

Tiết 01
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Ngày dạy

A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC
NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát
triển, nước công nghiệp mới.
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh
tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng :
- Phân tích các bảng thống kê để rút ra những kiến thức cần thiết.
- Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên thế giới.
3. Thái độ: Xác định trách nhiệm để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.


II. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại gợi mở + Trực quan +Thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở Sgk.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Sỉ số
Nề nếp
2. Bài mới
a. Đặt vấn đề: Ở lớp 10 các em đã đựơc học địa lí đại cương tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội đại
cương. Năm nay các em sẽ được học cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế xã hội của các nhóm nước và
các nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các nhóm nước và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân chia thành các nhóm nước trên thế giới
Mục tiêu: HS biết được ở trên thế giới được phân chia thành các nhóm nước nào, dựa vào những tiêu
chí nào để phân chia, Việt nam năm ở nhóm nước nào.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
GV yêu cầu HS dựa vào Sgk và hiểu biết của bản
thân để trả lời các câu hỏi:
+ Hiện nay trên thế giới được phân thành những
nhóm nước nào?
+ Các nhóm nước đó có những đặc trưng gì?
I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM
NƯỚC:
- Thế giới gồm hai nhóm nước:
+ Nhóm nước phát triển.
+ Nhóm nước đang phát triển.
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-1-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

HS trình bày, GV nhận xét và kết luận. - Nhóm nước đang phát triển có sự phân hoá: các
nước công nghiệp mới (NIC), trung bình, chậm
phát triển.
- Phân bố: (SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương phản trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Mục tiêu: HS biết được giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển có sự tương phản lớn về trình
độ phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
-B1: Chia lớp thành các nhóm nhỏ.GV giao
nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể như sau, thời
gian 5-7 phút.
Nhóm 1,2: Quan sát bảng 1.1 trả lời câu hỏi và
nhận xét tỉ trọng GDP của hai nhóm nước:Phát

triển và đang phát triển
Nhóm 3,4: Quan sát bảng 1.2, hãy nhận xét cơ
cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm
nước.
Nhóm 5, 6: Làm việc với bảng 1.3 và các kênh
chữ trong SGK, nhận xét sự khác biệt về chỉ số
HDI và tuổi thọ trung bình giữa nhóm nước phát
triển và đang phát triển.
GV phát phiếu học tập.
-B2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các
nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV kết luận các ý đúng của mỗi nhóm đồng thời
bổ sung những phần còn thiếu hoặc sửa chữa các
phần chưa chính xác.
-Chuyển ý: Các em biết gì về nền kinh tế tri thức?
Sự ra đời của nền kinh tế tri thức gắn liền với
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã
tác động đến nền kinh tế, xã hội thế giới như thế
nào? Chúng ta nghiên cứu sang phần III.
II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT
TRIỂN KT-XH GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC:
Giữa các nước phát triển và các nước đang phát
triển có sự chênh lệch lớn về các chỉ số kt-xh:
Tiêu chí Nhóm nước
PT
Nhóm nước
đang PT
GDP Lớn Nhỏ
GDP/ người Cao Thấp

Tỉ trọng GDP Kv I thấp
Kv III cao
Kv I cao
Kv III thấp
Tuổi thọ Cao Thấp
HDI Cao Thấp
Trình độ PT
KT - XH
Cao Lạc hậu
Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Mục tiêu: HS biết được thời gian xuất hiện, đặc trưng và các trụ cột chính của cuộc cách mạng KH-
CN hiện đại. Sự tác động của cuộc cách mạng đó đối với thế giới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
-B1: GV trình bày các cuộc cách mạng khoa học
và kĩ thuật trong lịch sử phát triển.
Cần so sánh sự khác nhau cơ bản giữa các cuộc
cách mạng khoa học và kĩ thuật.
+ Cuộc cách mạng công nghệ diễn ra vào cuối TK
III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
1. Khái niệm:
- Cuộc cánh mạng KH-CN hiện đại là cuộc cách
mạng làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-2-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

XVIII là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất thủ

công sang nền sản xuất cơ khí.
+ Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật diễn ra từ
nửa sau TK XIX đến đầu TK XX: từ sản xuất cơ
khí chuyển sang sản xuất đại cơ khí và tự động
hoá cục bộ -> ra đời hệ thống công nghệ điện cơ
khí.
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại diễn ra vào cuối TK XX đầu TK XXI: làm
xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
-B2: GV yêu cầu HS theo cặp trao đổi và trả lời
câu hỏi sau:
+ Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột
tạo ra?
+ Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều kiến
thức?
+ Em biết gì về nền kinh tế tri thức?
-B3: Các nhóm trả lời. GV chuẩn hoá kiến thức.
Khái niệm nền kinh tế tri thức: Là nền kinh tế dựa
trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.
- Xuất hiện vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
- Bốn công nghệ trụ cột:
+ Công nghệ sinh học
+ Công nghệ vật liệu
+ Công nghệ năng lượng
+ Công nghệ thông tin
2. Tác động:
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới đặc biệt là trong
lĩnh vực công nghệ và dịch vụ.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế: Giảm tỉ trọng
Kv I, II, tăng tỉ trọng Kv III.

- Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.
- Tác động khác: thúc đẩy sự phân công lao động
quốc tế, chuyển giao công nghệ.
=> Xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá.
4. Củng cố:
a. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước phát triển với
nhóm nước đang phát triển.
b. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã
hội thế giới.
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà
- Làm bài tập số 3 SGK trang 9.
- Đọc bài 2- Xu hường toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và trả lời các câu hỏi sau:
1. Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa kinh tế có những biểu hiện nhw thế nào và tạo ra những hệ quả gì?
2. Tìm hiểu một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới: EU, ASEAN, APEC, NAFTA,
MERCOSUR.
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

Tiết 2
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B

4
11B
5
11B
6
Ngày dạy
Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-3-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

- Trình bày các biểu hiện của toàn cầu hoá khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu
vực.
2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên, quy mô về dân số, GDP của một số tổ chức liên
kết kinh tế khu vực
3. Thái độ: Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân
trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Sử dụng kết hợp một số phương pháp dạy học: Đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan, thảo luận
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài học, vẽ lược đồ câm thế giới trên giấy A
o

.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số +Nề nếp
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Sỉ số
Nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Hãy nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế
xã hội thế giới?
- Chấm vở bài tập.
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề: Toàn cầu hoá và khu vực hoá, là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng tăng giữa các nền kinh tế; đồng thời tạo ra những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế thế giới. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều những vấn đề đó.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và biểu hện của xu hướng toàn cầu hóa kinh
tế
Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm, nguyên nhân nào dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa và biểu hiện cụ
thể của xu hướng đó.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
* B1: Gv yêu cầu Hs dựa vào Sgk và kiến thức đã
học để trả lời các câu hỏi:
- Toàn cầu hoá nền kinh tế là gì? Nguyên nhân
nào dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa?
- Hãy nêu các biểu hiện rõ nét của toàn cầu hoá
kinh tế?
- Hãy tìm ví dụ chứng minh các biểu hiện của toàn
cầu hoá kinh tế. Liên hệ với Việt Nam?
- Đối với các nước đang phát triển , trong đó có
Việt Nam, theo em toàn cầu hoá là cơ hội hay thử
thách?
* B2: Đại diện Hs trả lời các Hs khác bổ sung, Gv
nhận xét và đi đến kết luận.
I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA
1. Toàn cầu hoá kinh tế:
- Khái niệm: (Sgk)
- Nguyên nhân:
+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học-công
nghệ.
+ Nhu cầu phát triển của từng nước.
+ Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi
hợp tác quốc tế giải quyết.
- Biểu hiện:
+ Thương mại thế giới phát triển mạnh.
+ Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.
+ Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
.
.
L Ê VĂN B ÌNH

-4-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

+ Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng
lớn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ quả của toàn cầu hoá
Mục tiêu: Hs biết được tác động hai mặt của toàn cầu hóa đối với phát triển kinh tế xã hội của thế giới
và đối với nước ta.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
*B1: Gv yêu cầu Hs dựa vào SGK hãy trao đổi và
trả lời các câu hỏi sau:
- Toàn cầu hoá kinh tế tác động tích cực, tiêu cực
gì tới nền kinh tế? Giải thích?
- Sử dụng bảng 2.2 So sánh dân số, GDP giữa các
khối; rút ra nhận xét về quy mô, vai trò của các
khối với nền kinh tế thế giới?
- Nguyên nhân làm cho các nước ở từng khu vực
liên kết với nhau?
*B2: Hs trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
-Chuyển ý: Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực
hoá kinh tế thế giới đang tồn tại song song. Chúng
có mối quan hệ với nhau như thế nào? Chúng ta đi
vào tìm hiểu phần II.
2. Hệ quả của toàn cầu hoá
a. Tích cực:
- Sản xuất: Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng
trưởng kinh tế toàn cầu.
- Khoa học – công nghệ: Đẩy nhanh đầu tư và
khai thác triệt để khoa học công nghệ.
- Hợp tác quốc tế: Tăng cường sự hợp tác giữa các

nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm
vi toàn cầu.
b. Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng
cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các
nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu xu hướng khu vực hoá kinh tế
Mục tiêu: Hs biết được nguyên nhân hình thành, đặc điểm và vị trí của một số tổ chức liên kết kinh tế
khu vực và tiểu vùng.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
*B1: Gv yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi:
- Nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế
khu vực?
- Đặc điểm một số tổ chức kinh tế khu vực?
- Hãy chỉ trên bản đồ các tổ chức kinh tế lớn và
một số tổ chức liên kết tiểu vùng?
*B2: Hs trả lời, Gv kết luận.
*B3: Gv cho Hs trả lời tiếp các câu hỏi:
- Khu vực hoá có những mặt tích cực nào? Đặt ra
những thách thức gì cho mỗi quốc gia?
- Liên hệ Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với
các nước ASEAN hiện nay?
II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ:
1.Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:
a. Nguyên nhân hình thành:
Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh
trong khu vực và trên thế giới,các quốc gia có
những nét tương đồng chung đã liên kết lại với
nhau.
b. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực:
- Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, APEC,

MERCOSUR.
- Các tổ chức liên kết tiểu vùng:
Tam giác tăng trưởng Xingapo – Malaixia –
Inđônêxia, hiệp hội thương mại tự do châu Âu.
2.Hệ quả của khu vực hoá kinh tế:
- Tích cực:
+ Các tổ chức vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, hiện đại hoá
nền kinh tế.
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-5-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

+ Tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch
vụ.
+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước
- > tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn ->
thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
- Tiêu cực:
+ Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm
quyền lực quốc gia.
4. Củng cố:
a. Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến
những hệ quả gì.
b. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?
c.Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà
- Làm bài tập số 3 SGK trang 12.

- Đọc bài 3- Một số vấn đề mang tính toàn cầu và tìm hiểu trước các vấn đề:
1. Vấn đề mang tính toàn cầu là những vấn đề như thế nào? Hiện nay thế giới đang đối mặt với những
vấn đề mang tính toàn cầu nào?
2. Tìm nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và giải pháp khắc phục các vấn đề về dân số và môi trường
đang diến ra hiện nay?
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

Tiết 03
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Ngày dạy
Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước

phát triển.
- Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát
triển và hệ quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân cuả ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của
ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải boả vệ hoà bình.
2. Kĩ năng : Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế.
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-6-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

3. Thái độ: Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của
toàn nhân loại.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, Biểu đồ tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.
- Tin tức về chiến tranh khu vực và khủng bố trên thế giới.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- Tìm hiểu trước một số vấn đề dân số và môi trường ở địa phương
- Đọc trước bài học
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: kiểm tra sĩ số +Nề nếp lớp học
Lớp 11B
1

11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Sỉ số
Nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến hệ
quả gì?
- Kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực? Nguyên nhân hình thành nên các tổ chức liên kết kinh
tế khu vực?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học kĩ thuật, về kinh tế - xã hội,
nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu. Đó là những thách thức gì? Tại
sao chúng lại mang tính toàn cầu? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội trên toàn thế giới và trong từng nước. Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề bùng nổ dân số và già hóa dân số
Mục tiêu: HS biết được hiện nay trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề bùng nổ dân số và già hóa
dân số, nguyên nhân và hậu quả của những vân đề này.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
B1: Chia lớp thành 4 nhóm, GV phân
công nhiệm vụ như sau:
- Nhóm 1,2: Tìm hiểu về vấn đề bùng

nổ dân số
(Phân tích bảng số liệu 3.1 và những
câu hỏi ở mục I.1, kết hợp phân tích
biểu đồ gia tăng dân số thế giới rút ra
nhận xét về gia tăng dân số ở các nhóm
nước).
- Nhóm 3,4: Tìm hiểu về vân sđề già
hóa dân số
(Phân tích bảng số liệu 3.2 và trả lời
các câu hỏi ở mục I.2)
I. DÂN SỐ:
1.Bùng nổ dân số:
- Dân số thế giới tăng nhanh; năm 2005: 6.477 triệu người ->
bùng nổ dân số: thời gian dân số tăng thêm một tỉ người, thời
gian tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
- Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển:
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên gấp 15 lần nhóm nước phát triển.
+ Chiếm đại bộ phận trong dân số tăng thêm hàng năm.
+ Tỉ trọng trong dân số thế giới rất cao, hơn 80%.
- Hậu quả: Gây sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế, chất
lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường.
2.Già hoá dân số:
- Dân số thế giới đang già đi:
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-7-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

B2: Các nhóm cử đại diện lên trình

bày, các nhóm khác bổ sung.
GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức.
Liên hệ đặc điểm dân số Việt Nam?
Chuyển ý: Sự bùng nổ dân số, sự phát
triển kinh tế vượt bậc lại gây ra nhiều
vấn đề toàn cầu.Chúng ta cùng tìm
hiểu qua mụcII.
+ Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.
+ Tỉ lệ nhóm dưới 5 tuổi ngày càng giảm, tỉ lệ nhóm tuổi trên
65 tuổi ngày càng tăng.
- Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm nhanh.
+ Cơ cấu dân số già.
- Hậu quả: Nguy cơ thiếu lao động bổ sung, chi phí cho người
già rất lớn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về môi trường
Mục tiêu: HS biết được biểu hiện, nguyên nhân chủ yếu, hậu quả và giải pháp khắc phục một số vấn
đề về môi trường như biến đổi khí hậu, suy giảm ôzôn, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh
học…
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiện vụ
cho các nhóm như sau: (GV phát phiếu học tập)
- Nhóm 1:Tìm hiểu vấn đề biến đổi khí hậu.Trả
lời câu hỏi SGK.
- Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề suy giảm tầng ôzôn.
- Nhóm3: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nguồn nước
ngọt, biển và đại dương.Trả lời câu hỏi SGK.
- Nhóm 4: Tìm hiểu về vấn đề suy giảm đa dạng
sinh học.Trả lời câu hỏi SGK.
B2: Các nhóm lên trình bày kết quả các nhóm

khác bổ sung.
GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức.
II. MÔI TRƯỜNG:
(Nội dung ở bảng tóm tắt)
Một số vấn đề về môi trường toàn cầu:
Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp
1. Biến đổi khí
hậu toàn cầu.
- Trái Đất nóng
lên.
- Mưa axit.
-Lượng CO
2
tăng
đáng kể trong khí
quyển -> hiệu ứng
nhà kính.
- Chủ yếu từ sản
xuất điện và các
ngành CN sử dụng
than đốt.
- Băng tan.
- Mực nước biển
tăng ngập một số
vùng đất thấp.
- Ảnh hưởng đến
sức khoẻ sinh hoạt
và sản xuất.
Giảm lượng CO
2

,
SO
2
, NO
2
, CH
4

trong sản xuất và
sinh hoạt.
2. Suy giảm tầng
ôzôn.
Tầng ôzôn bị
thủng và lỗ thủng
ngày càng lớn.
Hoạt động CN và
sinh hoạt -> một
lượng khí thải lớn
trong khí quyển.
Ảnh hưởng đến
sức khoẻ, mùa
màng,sinh vật.
Cắt giảm lượng
CFC
S
trong sản
xuất và sinh hoạt.
.
.
L Ê VĂN B ÌNH

-8-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

3. Ô nhiễm nguồn
nước ngọt, biển và
đại dương.
- Ô nhiễm nghiêm
trọng nguồn nước
ngọt.
- Ô nhiễm biển.
- Chất thải CN,
NN, sinh hoạt.
- Việc vận chuyển
đâu và sản phẩm
từ dầu mỏ.
-Thiếu nguồn
nước sạch.
- Ảnh hưởng đến
sức khoẻ.
- Ảnh hưởng đến
sinh vật.
- Tăng cường xây
dựng các nhà máy
xử lí chất thải.
- Đảm bảo an toàn
hàng hải.
4. Suy giảm đa
dạng sinh học.
Nhiều loài sinh vật
bị diệt chủng hoặc

đứng trước nguy
cơ diệt chủng.
Khai thác thiên
nhiên quá mức.
- Mất đi nhiều loài
sinh vật, nguồn
thực phẩm, nguồn
thuốc chữa bệnh,
nguồn nguyên
liệu…
- Mất cân bằng
sinh thái.
Toàn thế giới tham
gia vào mạng lưới
các trung tâm sinh
vật, xây dựng các
khu bảo vệ thiên
nhiên.
B3: Gv yêu cầu Hs dựa vào các phương tiện thông
tin hãy cho biết:
- Ngoài vấn đề về dân số và môi trường thế giới
đang đứng trước những vấn đề mang tính toàn cầu
nào nữa?
- Khu vực nào thường xãy ra xung đột sắc tộc, tôn
giáo, lãnh thổ, khủng bố quốc tế?
III.MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC:
- Xung đột tôn giáo, sắc tộc.
- Khủng bố, bạo lực, chiến tranh biên giới.
- Các bệnh dịch hiểm nghèo.
4. Củng cố:

a. Trình bày khái quát về bùng nổ dân số, già hoá dân số thế giới và hậu quả của chúng?
b. Tại sao khắp nơi trên thế giới đều có nhiều hành động bảo vệ môi trường?
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà
- Về nhà làm bài tập số 3 SGK trang 16.
- Đọc trước nội dung bài thực hành và sưu tầm thêm một số tài liệu về tác động của toàn cầu hóa đối
với Việt Nam.
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

Tiết 04
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Ngày dạy
Bài 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức: Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá với các nước đang phát triển.
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-9-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết baôcs về một vấn
đề mang tính toàn cầu.
3. Thái độ: Học sinh thấy được những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với nước ta từ đó có
ý thức hơn trong học tập và ren luyện.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Sử dụng kết hợp một số phương pháp dạy học như đàm thoại vấn đáp, thảo luận, diễn giảng.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án. Một số hình ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện
đại vào sản xuất, quản lí,kinh doanh.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài và sưu tầm thêm một số tài liệu về tác động của toàn cầu hóa đối
với Việt Nam.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học.
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5

11B
6
Sỉ số
Nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chu yếu ở các nước đang
phát triển, sự già hoá dân số đang diễn ra ở các nước phát triển?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển cũng chính là của Việt Nam. Vì
vậy nghiên cứu bài thực hành này chúng ta sẽ có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn những khó khăn Việt
Nam sẽ đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hoá để sau này xây dựng đất nước.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của bài thực hành
Bước 1: GV cho HS đọc SGK xác định yêu cầu của bài thực hành.
HS đọc Sgk xác định yêu cầu của bài thực hành là tìm hiểu cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối
với các nước đang phát triển.
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin ở trong Sgk và tìm ra những thông tin nào là cơ hội và
thông tin nào là thách thức.
Hoạt động 2: Viết báo cáo và trình bày báo cáo
Bước 1: GV chia lớp thành 7 nhóm giao nhiệm vụ và yêu cầu cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Làm việc với ô kiến thức số 1.
+ Nhóm 2: Làm việc với ô kiến thức số 2.
+ Nhóm 3: Làm việc với ô kiến thức số 3.
+ Nhóm 4: Làm việc với ô kiến thức số 4.
+ Nhóm 5: Làm việc với ô kiến thức số 5.
+ Nhóm 6: Làm việc với ô kiến thức số 6.
+ Nhóm 7: Làm việc với ô kiến thức số 7.
- Đọc thông tin ở ô kiến thức kết hợp với hiểu biết của mình để rút ra kết luận về hai nội dung , những
cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đang đặt ra với các nước đang phát triển.
- Các nhóm trao đổi, bàn bạc về các kêt luận của từng cá nhân trong nhóm. Cuối cùng, rút ra kết luận
thống nhất.

Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức.
Bước 3: GV yêu cầu HS trên cơ sở kết luận rút ra từ các ô kiến thức, tổng hợp nêu kết luận chung về
hai mặt:
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-10-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

- Cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
- Các thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.
Nội dung bài báo cáo viết theo những nội dung chính trong bảng tóm tắt sau:
Nội dung Cơ hội Thách thức
1.Tự do hoá thương mại: Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất
phát triển.
Trở thành thị trường tiêu thụ cho
các cường quốc kinh tế.
2. Cách mạng khoa học -
công nghệ:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh
tế tri thức.
Nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình
độ phát triển kinh tế.
3.Sự áp đặt lối sống, văn
hoá của các siêu cường
Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân
loại.
Giá trị đạo đức bị biến đổi theo

hướng xấu, ô nhiễm xã hội, đánh
mất bản sắc dân tộc.
4.Chuyển giao công
nghệ vì lợi nhuận:
Tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại
hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.
Trở thành bãi thải công nghệ lạc
hậu cho các nước phát triển.
5. Toàn cầu hoá công
nghệ:
Đi tắt, đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và
vượt các nước phát triển.
Gia tăng nhanh chóng nợ nước
ngoài, nguy cơ tụt hậu.
6.Chuyển giao mọi
thành tựu của nhân loại:
Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc
độ nhanh hơn, hoà nhập nhanh chóng
vào nền kinh tế thế giới.
Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt,
nguy cơ hoà tan.
7.Sự đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ quốc
tế:
Tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu
để phát triển kinh tế đất nước.
Chảy máu chất xám, gia tăng tốc
độ cạn kiệt tài nguyên.
4. Củng cố:
a.GV kết luận chung về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển.

b.Đánh giá kết quả tiết học, đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm.
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà
- Về nhà hoàn thành bài thực hành.
- Đọc bài 5- Một số vấn đề của châu lục và khu vực (T1), trả lời các câu hỏi sau:
1. Hiện nay châu Phi đang đứng trước những vấn đề gì về tự nhiên, xã hội và kinh tế? Để giải quyết
những vấn đề đó các nước châu Phi cần phải làm gì?
2. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước châu Phi rơi vào tình trạng kém phát triển?
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

Tiết 05
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
.
.
L Ê VĂN B ÌNH

-11-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

Ngày dạy

Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Châu Phi là một châu lục khá giàu khoáng sản song có nhiều khó khăn do khí hậu khô, nóng
- Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song số dân sống trong nghèo đói rất lớn, luôn bị chiến
tranh, bệnh tật đe doạ.
- Kinh tế tuy có khởi sắc nhưng cơ bản phát triển chậm. Đa số các quốc gia vẫn đóng vai trò cung cấp
nguyên vật liệu thô cho các nước phát triển.
2. Kĩ năng : Kĩ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của châu Phi.
3. Thái độ: Chia sẻ với những khó khăn mà người dân châu Phi phải trải qua.
II. PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp các phương pháp đàm thoại gợi mở, trực quan, giải thích minh họa.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, Bản đồ tự nhiên châu Phi, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Tìm một số tranh ảnh về cảnh quan và con người châu Phi, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của
người dân châu Phi.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học
Lớp 11B
1
11B
2

11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Sỉ số
Nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ : Chấm vở thực hành của một số học sinh.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Châu Phi – Châu lục nghèo đói, xung đột, bệnh tật…Tại sao châu lục đã từng có những
nền văn minh rực rỡ, xuất hiện sớn nhất trong lịch sử của xã hội laòi người đến nay lại có thực trạng
như vậy? Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề về tự nhiên của châu Phi
Mục tiêu: HS biết được một số vấn đề về khí hậu, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của châu Phi và
giải pháp để giải quyết
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Bước 1: Gv yêu cầu Hs dựa vào hình 5.1 và
kiến thức SGK:
- Hiện nay các nước châu Phi đang đứng
trước những vấn đề gì về mặt tự nhiên?
- Những vấn đề đó gây ra khó khăn gì cho
các nước châu Phi?
Hs dựa vào kiến thức trong Sgk trình bày,
Gv nhận xét và kết luận.
Bước 2: Gv đặt thêm câu hỏi: Để giải quyết
những vấn đề về tự nhiên, các nước châu Phi

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN:
- Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng;
Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và xa
van.
->Gây khó khăng cho phát triển kt-xh (Thiếu nước, sa
mạc hóa…)
- Có nguồn tài nguyên khoáng sản và rừng phong phú:
+Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại màu, dầu
mỏ, khí đốt, vàng và kim cương.
+Rừng chiếm diện tích khá lớn.
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-12-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

cần phải tiến hành những giải pháp gì, tại
sao?
Một Hs trả lời, các Hs khác bổ sung, Gv
chuẩn kiến thức.
->Khai thác không hợp lí làm cho nguồn tài nguyên
cạn kiệt, môi trường bị tàn phá
=>Giải pháp: khai thác hợp lí tài nguyên và áp dụng
biện pháp thủy lợi
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về dân cư và xã hội
Mục tiêu: HS nắm được một số vấn đề cơ bản về dân cư và xã hội của các nước châu Phi như tình
trạng gia tăng dân số, đói nghèo, dịch bệnh, xung đột…
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Bước 1: Gv nêu câu hỏi phát vấn:
-Dân cư và xã hội châu Phi tồn tại những

vấn đề gì cần giải quyết?
- Dựa vào kiến thức SGK Phân tích bảng
5.1 để hoàn thành phiếu học tập sau:
Các vấn đề Đặc điểm Ảnh hưởng
Dân số
Mức sống
Vấn đề khác
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày
kết quả, các nhóm khác bổ sung.
GV chuẩn hoá kiến thức.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI:
Các vấn
đề
Đặc điểm Ảnh hưởng
Dân số - Tỉ suất sinh, tỉ suất
tử, tỉ suất gia tăng tự
nhiên cao nhất TG
- Đa số các nước có
dân số đông
Hạn chế của sự
phát triển kinh tế,
giảm chất lượng
cuộc sống, tàn
phá MT
Mức
sống
- Tuổi thọ trung bình
thấp, HDI rất thấp.
-Phần lớn các nước
châu Phi dưới mức

trung bình của các
nước đang phát triển.
- Thiếu LT-TP
Chất lượng nguồn
lao động thấp.
Vấn đề
khác
Hủ tục lạc hậu, bệnh
tật, xung đột sắc tộc.
Tổn thất lớn về
người và của ->
làm chậm sự phát
triển nền KT-XH.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế
Mục tiêu: HS biết được những thành tựu quan trọng của các nước châu Phi đạt được, những hạn chế
và nguyên nhân làm cho nền kinh tế các nước châu phi kém phát triển.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-13-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

Bước 1: GV yêu cầu HS phân tích bảng 5.2 nhận
xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số khu vực
châu Phi, kiến thức SGK trình bày thực trạng nền
kinh tế châu Phi theo cấu trúc:
- Thành tựu đạt được.
- Hạn chế.
- Nguyên nhân.

- Các giải pháp để các nước châu Phi thoát ra khỏi
tình trạng nghèo nàn, kém phát triển.
Tuổi thọ trung bình một số nước Châu Phi và
các nước phát triển năm 2005
Châu Phi Tuổi Các nước
phát triển
Tuổi
Bút xoa
na
35 Nhật 82
Xoa đi
len
35 Thuỵ Điển 81
Zăm bi a 37 Ôtxtrâylia 80
Ăng gô la 40 Thuỵ Sĩ 80
Mô dăm
bít
42 Pháp 80
Ni ghê 43 Tây Ban
Nha
80
GDP bình quân theo đầu người một số nước
châu Phi và các nước phát triển năm 2005
Nước GDP Nước GDP
Bu ru đi 106 Lúcxăm
bua
62286
Ê tô pia 112 Na Uy 54384
LiBêriA 130 Thuỵ Sĩ 48576
Myanma 166 Hoa Kì 39739

ViệtNam 700 Nhật 36234
Bước 2: HS dựa vào SGK và bảng số liệu để trình
bày, GV kết luận.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ:
1. Thành tựu:
Nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực: Tốc
độ tăng trưởng GDP cao, khá ổn định.
2.Hạn chế:
- Quy mô nền kinh tế nhỏ chiếm 1,9% GDP toàn
cầu, lại chiếm đến hơn 13% dân số TG.
- Đa số các nước châu Phi thuộc nhóm kém phát
triển nhất TG.
3. Nguyên nhân:
- Sự kìm hãm của chủ nghĩa thực dân.
- Đường biên giới quốc gia hình thành tuỳ tiện
trong lịch sử nguyên nhân gây ra xung đột sắc
tộc.
- Khả năng quản lí yếu kém của nhà nước.
- Dân số tăng nhanh.
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
4. Củng cố:
a. Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác và bảo vệ tự
nhiên?
b. Để thoát khỏi tình trạng kém phát triển các nước châu Phi cần thực hiện những giải pháp gì?
c. Phân tích các nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển?
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà
- Về nhà làm bài tập số 2 SGK trang 23.
- Đọc bài 5- T2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh và trả lời các câu hỏi:
.
.

L Ê VĂN B ÌNH
-14-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

1. Hiện nay các nước Mĩ Latinh đang đứng trước những vấn đề gì về tự nhiên, dân cư và xã hội?
2. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ Latinh phát triển không ổn định?
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

Tiết 06
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Ngày dạy
Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC(TT)
Tiết 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Biết được Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, song nguồn tài nguyên
được khai lại chỉ phục vụ cho thiểu số dân chúng, gây tình trạng không công bằng, mức sống chênh
lệch lớn với một bộ phận không nhỏ dân cư sống dưới mức nghèo khổ.
- Biết và giải thích được tình trạng kinh tế thiếu ổn định của các nước Mĩ La tinh, khó khăn do nợ, phụ
thuộc nước ngoài và những cố gắng để vượt qua khó khăn của các nước này.
2. Kĩ năng : Phân tích lược đồ (bản đồ), bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề Mĩ La tinh.
3. Thái độ: Tán thành với những biện pháp mà các quốc gia Mĩ La tinh đang cố gắng thực hiện để
vượt qua khó khăn trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại gợi mở + Trực quan + Thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, Bản đồ địa lí tự nhiên châu Mĩ.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Máy tính bỏ túi.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B

5
11B
6
Sỉ số
Nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ:
Phân tích những nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển? Biện pháp giải quyết?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Mặc dù đã tuyên bố độc lập trên 200 năm, song nền kinh tế của hầu hết các nước khu
vực này vẫn đang phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống của nhân dân lao động ít được cải thiện, chênh
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-15-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư rất lớn. Vậy đó là khu vực nào. Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên
cứu và tìm hiểu khu vực Mĩ La tinh.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội
Mục tiêu:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Bước 1: GV treo bản đồ và khái quát về vị trí tiếp
giáp của Mĩ La tinh.
Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.3 SGK,
hệ toạ độ, tranh ảnh và vốn hiểu biết của mình để
trả lời câu hỏi sau:
- Đặc điểm khí hậu và cảnh quan của Mĩ La tinh?
- Gợi ý:
+ Kể tên các đới khí hậu của Mĩ La tinh.

+ Kể tên các đới cảnh quan của Mĩ La tinh.
- Nhận xét sự phân bố khoáng sản của Mĩ La tinh?
HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức.
Bước 3: GV hướng dẫn HS dựa vào bảng 5.3
phân tích và nhận xét:
- Tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư trong
GDP của 4 nước?
Gợi ý:
+ Tính giá trị GDP của 10% dân số nghèo nhất.
+ Tính giá trị GDP của 10% dân số giàu nhất.
+ So sánh mức độ chênh lệch GDP của hai nhóm
dân số ở mỗi nước.
+ Nhận xét chung về mức độ chênh lệch.
- Dựa vào kênh chữ SGK và những hiểu biết của
mình, giải thích vì sao có sự chênh lệch lớn giữa
hai nhóm?
Bước 4: HS trình bày, GV bổ sung và chuẩn hoá
kiến thức.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ
VÀ XÃ HỘI
1.Tự nhiên:
- Cảnh quan chủ yếu: Rừng nhiệt đới ẩm và xavan
cỏ.
- Khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ thuận lợi cho
chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây nhiệt đới.
- Khoáng sản: Đa dạng, chủ yếu là kim loại màu,
kim loại quý và năng lượng.
2.Dân cư và xã hội:
- Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong
xã hội rất lớn.

- Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ lớn, từ
37-62%.
- Đô thị hóa tự phát nhanh chóng, tỉ lệ dân thành
thị cao phần lớn sống trong điều kiện khó khăn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế
Mục tiêu: HS hiểu được tình hình phát triển kinh tế của các nước Mĩ La tinh và nguyên nhân dẫn đến
tình trạng kinh tế phát triển không ổn định của khu vực này cũng như những biện pháp để khắc phục.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Bước 1: GV hướng dẫn HS phân tích biểu đồ tốc
độ tăng GDP của Mĩ la tinh từ đó rút ra nhận xét
về tình hình phát triển kinh tế của khu vực này
trong những năm qua.
HS nhận xét, GV két luân.
Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm và làm việc
theo cặp đôi, yêu cầu các nhóm tính tỉ lệ nợ nước
ngoài so với GDP của các nước:
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ
1.Thực trạng:
- Kinh tế tăng trưởng không đồng đều: Tốc độ
tăng trưởng GDP tỉ lệ thấp, dao động mạnh.
- Nợ nước ngoài cao.
2.Nguyên nhân:
- Tình hình chính trị thiếu ổn định.
- Đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-16-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11


- Nhóm 1: Ac-hen-ti-na và Bra-xin.
- Nhóm 2: Chi-lê và Ê-cu-a-đo.
- Nhóm 3: Ha-mai-ca và Mê-hi-cô.
- Nhóm 4: Pa-na-ma và Pa-ra-goay.
Từ kết quả tính toán các nhóm tự rút ra nhận xét.
GV chuẩn hoá kiến thức.
Bước 3: Gv yêu cầu Hs tiếp tục trao đổi để trả lời
các câu hỏi:
- Tại sao các nước Mĩ La tinh có nền kinh tế thiếu
ổn định và vay nợ của nước ngoài nhiều?
- Giải pháp để thoát khỏi tình trạng trên?
- Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến, thế lực bảo thủ
Thiên chúa giáo cản trở.
- Đường lối phát triển kinh tế xã hội chưa hợp lí,
phụ thuộc nước ngoài.
3.Biện pháp:
- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Phát triển giáo dục.
- Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế.
- Tiến hành công nghiệp hoá.
- Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước
ngoài.
4. Củng cố:
a.Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi? Để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người
nghèo khổ ở khu vực này lại cao?
b.Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế Mĩ La tinh phát triển không ổn định?
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà
- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Đọc trước bài 5- T2: Một số vấn đề ở khu vực TNÁ và Trung Á tìm hiểu các vấn đề:
1. So sánh những đặc điểm về tự nhiên, dân cư và xã hội của khu vực TNÁ và Trung Á?

2. Tại sao nói khu vực TNÁ là “điểm nóng” của thế giới?
3. Hiện nay ở khu vực TNÁ và Trung Á đang có những vấn đề gì? Nguyên nhân sâu xa của những vấn
đề đó?
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

Tiết 07
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Ngày dạy
Bài 5 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC(TT).
Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á KHU VỰC TRUNG Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề

dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố.
2. Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á và
khu vực Trung Á.
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-17-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

-Đọc trên lược đồ Tây Á, Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực.
- Phân bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.
- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị thời sự quốc tế.
3. Thái độ: HS biết được những mâu thuẩn của những khu vực này xuất phát từ lợi ích của các nước
và ảnh hưởng đến hòa bình thế giới. Có thái độ lên án những hành động khủng bbố đe dọa hòa bình an
ninh thế giới.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, vấn đáp với phương tiện trực quan, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án,Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Lược đồ khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài.
- Vẽ biểu đồ hình 5.8 SGK.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số +Nề nếp
Lớp 11B
1
11B

2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Sỉ số
Nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ La tinh chậm phát triển?
- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Vị trí mang tính chiến lược, nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, sự tồn tại các vấn đề
dân tộc mang tính lịch sử, các tôn giáo với những tín ngưỡng khác biệt và các phần tử cực đoan trong
các tôn giáo, sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên noài đang là những nguyên nhân chính gây nên
sự tranh chấp, xung đột kéo dài tại khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Mục tiêu: HS nắm được những đặc điểm nổi bật vầ vị trí, tự nhiên, dân cư và xã hội của các nước ở
khu vực Tây Nam Á và Trung Á
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-18-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11


Bước 1: GV treo bản đồ và giới thiệu trên bản đồ
phạm vi khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
Bước 2: GV chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm
chia thành nhiều nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho
các nhóm:
- Nhóm1: Tìm hiểu về khu vực Tây Nam Á
- Nhóm 2:Tìm hiểu khu vực Trung Á.
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hình
5.5, bản đò tự nhiên châu Á,tiến hành phân tích
trao đổi nhóm để hoàn thành bảng kiến thức sau:
Các mặt tìm hiểu Nội dung chính
-Vị trí địa lí.
- Ý nghĩa.
Đặc trưng tự nhiên
Đặc điểm xã hội nổi
bật
Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, các
nhóm khác bổ sung ( GV kẻ sẳn bảng ở trên bảng)
GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy cho biết ở hai khu
vực có điểm gì giống nhau?
GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức
Chuyển ý: Chúng ta đã tìm được những điểm
chung của hai khu vực, chúng ta sẽ nghiên cứu
tiếp để xem những điểm chung này có mối quan
hệ gì tới các sự kiện diễn ra tiếp theo hay không?
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á
VÀ KHU VỰC TRUNG Á:
Các mặt tìm
hiểu
Tây Nam Á Trung Á

Vị trí địa lí:
Ý nghĩa:
- Tây Nam Á
-Tiếp giáp
giữa 3 châu
lục, án ngự
kênh đào
Xuy-ê, Có vị
trí chiến lược
về kinh tế,
giao thông,
quân sự.
- Nằm ở trung
tâm lục địa
:Á- Âu, không
tiếp giáp với
đại dương
- Có vị trí
chiến lược
quan trọng:
Tiếp giáp với
các cường
quốc lớn.
- Trung tâm
châu Á án ngự
trên con
đường tơ lụa
- khu vực đầy
biến động.
Đặc điểm tự

nhiên
Khí hậu khô,
nóng, mhiều
núi, cao
nguyên và
hoang mạc,
giàu dầu khí
nhất thế giới.
Khí hậu cận
nhiệt đới và
ôn đới lục địa,
nhiều thảo
nguyên và
hoang mạc,
khoáng sản đa
dạng đặc biệt
là dầu khí.
Đặc điểm xã
hội nổi bật
- Cái “nôi”
của ba tôn
giáo lớn trên
thế giớ.
- Phần lớn dân
cư theo đạo
Hồi.
- Đa dân tộc.
- Vùng có sự
giao thoa văn
hoá Đông

Tây.
- Phần lớn dân
cư theo đạo
Hồi
* Hai khu vực có cùng điểm chung là:
-Cùng có vị trí địa lí - chính trị chiến lược quan
trọng.
- Cùng có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên và các tài
nguyên khác.
- Khí hậu khô hạn
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-19-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Mục tiêu: HS hiểu được khu vực TNÁ và khu vực Tr Á có nguồn dầu mỏ giàu cí nhưng cũng đang xãy
ra rất nhiều vấn đề tranh chấp rất gay gắt mà nguyên nhân sâu xa xuất phát từ vị trí quan trọng, từ
nguồn dầu mỏ phong phú của khu vực.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Bước 1: GV yêu cầu HS phân tích hình 5.8 để
thấy vai trò của khu vực Tây Nam Á và Trung Á
trong việc cung cấp dầu mỏ trên thế giới:
- Khư vực nào khai thác được lượng dầu thô nhiều
nhất, ít nhất?
-Khu vực nào có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều
nhất, ít nhất?
- Khu vực nào vừa có khả năng vừa thoả mãn dầu

thô cho mình, vừa có thể cung cấp dầu thô cho thế
giới, tại sao?
Bước 2: HS trao đổi trình bày, GV nhận xét và kết
luận
Bước 3: GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin
trong bài và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
- Cả hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á vừa qua
đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú
ý?
- Những sự kiện nào của khu vực Tây Nam Á
được cho diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho đến
nay vẫn chưa chấm dứt?
- Vấn đề đó cần giải quyết như thế nào?
- Theo em các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào
đến đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế -
xã hội cưa mỗi quốc gia và trong khu vực?
- Trung Á hiện nay đang tồn tại vấn đề gì? Cần
giải quyết vấn đề đó như thế nào? Tại sao?
HS trình bày, GV kết luận và GV tổng kết mọi
xung đột đều liên quan đến quyền lợi, để giải
quyết các vấn đề phải hiểu rõ tính lịch sử của vấn
đề, phải khách quan, công bằng, bình đẳng và tuân
thủ luật pháp quốc tế.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY
NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
1.Vai trò cung cấp dầu mỏ:
- Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: Trữ lượng dầu
mỏ rất lớn: Tây Nam Á chiếm 50% thế giới.
- Tây Á và Trung Á là hai trong ba khu vực có
khả năng xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

- Lượng dầu mỏ có khả năng xuất khẩu của khu
vực Tây Nam Á chiếm phần lớn trọng lượng dầu
xuất khẩu thế giới -> đây là nguyên nhân quan
trọng tạo nên sự bất ổn định của khu vực.
2.Xung đột sắc tộc , tôn giáo và nạn khủng bố:
a.Thực trạng:
- Xung đột dai dẳng giữa người Ả-Rập và Do
Thái.
- Các cuộc tranh giành tài nguyên đất đai, nguồn
nước, khoáng sản.
- Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, các lực
lượng khủng bố phát triển.
b.Nguyên nhân:
- Do tranh chấp quyền lợi : Đất đai, tài nguyên,
môi trường sống.
- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn
giáo,dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.
- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.
c.Hậu quả:
- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực
và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.
- Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải
thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển.
- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của
thế giới.
4. Củng cố:
a.Khu vực Tây Á, khu vực Trung Á có những đặc điểm gì nổi bật?
b.Tại sao khu vực này thường xảy ra xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố? Nguyên
nhân, hậu quả?
5. Dặn dò:Về nhà tự ôn tập từ bài 1đến bài 5 để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết

*Hướng dẫn ôn tập:
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-20-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

-Học theo hệ thống câu hỏi SGK từ bài 1đến hết bài 5.
- Xem lại các dạng bài tập vẽ biểu đồ ở trong SGK
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

Tiết 08
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Ngày dạy

KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS nắm vững những kiến thức đã học trong phần địa lí kinh tế - xã hội thế giới làm cơ sở để tiếp thu
những kiến thức mới.
2. Kĩ năng:
HS tự kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của bản thân mình và kĩ năng làm việc một cách độc lập,
phát huy được tính chủ động tích cực và sáng tạo của HS.
3. Thái độ:
HS tự đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức của bản thân và thấy được sự cần thiết phải tự lực nỗ
lực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV chuẩn bị đề kiểm tra, đáp án và thang điểm.
- HS chuẩn bị các đồ dùng: bút viết, bút chì, thước kẽ.
III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
2. Tiến trình kiểm tra:
GV phát đề kiểm tra cho HS, hướng dẫn HS đọc kỉ đề bài (Gồm cả phần trắc nghiệm và tự luận). Câu
nào dễ làm trước.
HS đọc kỉ đề bài, tự làm bài kiểm tra của mình.
GV theo dõi quá trình làm bài kiểm tra của HS, động viên khuyến khích HS tích cực làm bài không
quay có trao đổi. Khi có hiệu lệnh hết giờ, GV yêu cầu tất cả HS bỏ bút và nộp bài kiểm tra.
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT
TRƯỜNG THPT ĐAKRÔNG Môn: Địa lí - Lớp 11
o0o Họ và tên:…………………………………
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tầng ôzôn trong khí quyển là do:
A. Trái Đất nóng lên B. Mưa axít C. Tràn dầu D. Khí thải CFC
s

Câu 2: Các nước kinh tế phát triển hiện nay chủ yếu nằm ở:
A. Bán cầu Bắc B. Bán cầu Nam C. Bán cầu Đông D. Bán cầu Tây
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-21-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

Câu 3: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển tập trung nhiều nhất là ở:
A. Khu vực I B. Khu vực II C. Khu vực III D. Cả khu vực II và III
Câu 4: Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt là
mối lo lớn nhất của các nước:
A. Châu Phi B. Châu Âu C. Mĩ Latinh D. Công nghiệp mới
Câu 5: Già hóa dân số gây nên hậu quả nghiêm trọng là:
A. Thiếu hụt lực lượng lao động B. Thiếu việc làm
C. Sức ép cho y tế, giáo dục D. Gây sức ép cho tài nguyên, môi trường
Câu 6: Thủ phạm chính gây nên hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” trên toàn thế giới là do:
A. Khí thải CO
2
B. Khí thải CFC
s
C. Nước thải công nghiệp D. Rác thải
Câu 7: Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan:
A. Hoang mạc, bán hoang mạc, xa van B. Rừng rậm nhiệt đới
C. Thảo nguyên D. Rừng rậm xích đạo
Câu 8: Vấn đề có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết các vấn đề xã hội và tác động tiêu cực đến sự phát
triển kinh tế của các quốc gia Mĩ Latinh là:
A. Dân số tăng nhanh B. Chênh lệch giàu nghèo
B. Đô thị hóa tự phát nhanh chóng D. Tệ nạn xã hội
Câu 9: Khu vực Tây Nam Á được gọi là “điểm nóng” của thế giới vì:

A. Có khí hậu khô nóng B. Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc
C. Có nhiệt độ trung bình năm cao D. Thường xuyên xãy ra các cuộc xung đột
Câu 10: Khu vực tập trung nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á là:
A. Sơn nguyên Iran B. Vịnh Pecxich C. Bán đảo Arập D. Đồng bằng Lưỡng Hà
Câu 11: G8 là tên viết tắt tổ chức của các nước:
A. Công nghiệp phát triển B. Công nghiệp mới
C. Đang phát triển D. Kém phát triển
Câu 12: Ở các nước kinh tế đang phát triển lao động thường tập trung chủ yếu vào ngành:
A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Dịch vụ D. Du lịch
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)|
Câu 13: Cho bảng số liệu về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giai đoạn 2000 – 2005:
(Đơn vị: %)
Nhóm tuổi 0 - 14 15 - 64 65 trở lên
Đang phát triển 32,0 63,0 5,0
Phát triển 17,0 68,0 15,0
a. Dựa vào bảng số liệu nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước phát triển và
đang phát triển?
b.Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
Câu 14: Cho bảng số liệu về tốc độ tăng GDP của các nước Mĩ Latinh, giai đoạn 1985 – 2004:
(Đơn vị %)
Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2004
Tốc độ tăng
GDP
2,3 0,5 0,4 2,9 0,5 6,0
a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tốc độ tăng GDP của các nước Mĩ Latinh trong giai đoạn 1985 –
2004?
b. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ Latinh phát triển không ổn định?
HẾT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
.

.
L Ê VĂN B ÌNH
-22-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 11
Chủ đề Mức độ kiến thức cần kiểm tra Điểm
B H VD PT TH ĐG
TN TL TN TL TN TL TL TL TL
Sự tương phản về
trình độ phát
triển giữa các
nhóm nước
C2 C3 C1
2
0,75
Xu hướng toàn
cầu hóa và khu
vực hóa
C11 0,25
Một số vấn đề
mang tính toàn
cầu
C1,5,
6
C13a C13b 3,75
Một số vấn đề
của châu Phi
C7 0,25
Một số vấn đề

của châu Mĩ La
tinh
C4 C8 C14a C14b 4,50
Một số vấn đề
của khu vực Tây
Nam Á và khu
vực Trung Á
C9 C1
0
0,50
Tổng điểm 1,0 1,25 0,7
5
2,5 3,0 1,5 10,0
ĐÁP ÁN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
ĐA D A C C A A A B D B A A
Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu Nội dung chính cần trình bày Điểm
Câu 13 a. Nhận xét:
- Cơ cấu theo nhóm tuổi của các nhóm nước có sự chênh lệch nhau và có sự
khác nhau giữa từng nhóm tuổi:
+ Ở các nước đang phát triển nhóm tuổi <65 tuổi chiếm tỉ lệ rất lớn, dặc biệt là
nhóm tuổi <15 tuổi (Có số liệu chứng minh)
+ Ở các nước phát triển có nhóm tuổi <15 tuổi ít, nhóm >65 tuổi nhều hơn (Số
liệu chứng minh)
- Ở các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, dân số tăng nhanh. Ở các
nước phát triển có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao, tỉ lệ trẻ em ít.
b. Hậu quả của dân số già:

- Thiếu hụt lực lượng lao động (Ví dụ)
- Giải quyết các chế đọ cho người già (Ví dụ)
2,0
1,0
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-23-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

Câu 14 a. Vẽ biểu đồ
Vẽ biểu đồ hình cột (Vẽ đúng, đẹp, có ghi đầy đủ số liệu, tên biểu đồ)
b. Nguyên nhân làm cho nền kinh tế các nước Mĩ latinh phát triển không
ổn định:
- Tình hình chính trị thiếu ổn định.
- Đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
- Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến, thế lực bảo thủ Thiên chúa giáo cản trở.
- Đường lối phát triển kinh tế xã hội chưa hợp lí, phụ thuộc nước ngoài.
2,0
2,0

Tiết 09
Lớp 11B
1
11B
2
11B
3
11B
4

11B
5
11B
6
Ngày dạy
B.ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Bài 6 - HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức
- Biết được các đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên từng vùng.
- Đặc điểm dân cư Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, lược đố để thấy được đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản,
dân cư Hoa Kì.
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư Hoa Kì.
II. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại gợi mở + Trực quan + Thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án, Bản đồ tự nhiên châu Mĩ, Bản đồ tự nhiên Hoa Kì.
- Phóng to hình 6.2; 6.2 SGK
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài.
- Tổ 1, 2 vẽ lược đồ hình 6.1SGK.
- Tổ 3, 4 viết bảng số liệu hình 6.2 trên giấy Rôki
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định: Sĩ số +Nề nếp
Lớp 11B

1
11B
2
11B
3
11B
4
11B
5
11B
6
Sỉ số
Nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ : Hãy phân tích những điểm giống nhau của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung
Á. Tại sao khu vự này được xem là “điểm nóng” của thế giới?
3. Bài mới
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-24-
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 11

a. Đặt vấn đề: Hoa Kì là một quốc gia mới được thành lập cánh đây khoảng hơn hai thế kỉ, là quốc gia
non trẻ nhưng tại sao lại nhanh chóng trở thành “bá chủ” toàn cầu như vậy? Câu hỏi ấy được phần nào
lí giải trong bài học hôm nay.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì
Mục tiêu: HS xác định được vị trí địa lí các bộ phận lãnh thổ của Hoa Kì trên bản đồ và phân tích được
ý nghĩa của vị trí đó đối với phát triển kinh tế của Hoa Kì.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

Bước 1: GV treo bản đồ các nươc trên thế giới và
bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
- Yêu cầu HS lên xác định lãnh thổ Hoa Kì: Phần
trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-lat-xca, quần đảo
Ha-oai trên bản đồ thế giới?
- Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Mĩ và hình 6.1
SGK hãy nêu đặc điểm lãnh thổ Hoa Kì?
- Nêu đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí Hoa Kì? Vị
trí đó có những thuận lợi gì trong quá trình phát
triển kinh tế?
Bước 2: HS quan sts bản đồ trình bày và phân
tích, GV nhận xét bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
I LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
1. Lãnh thổ:
Gồm 3 bộ phận:
- Lãnh thổ ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ.
- Bán đảo A-la-xca.
- Quần đảo Ha- oai giữa Thái Bình Dương.
2. Vị trí địa lí:
a. Đặc điểm:
- Nằm ở bán cầu Tây, kéo dài từ: 25
o
B-44
o
B.
- Giữa hai đại dương lớn ĐTD và TBD
- Tiếp giáp với Ca-na-đa và Mĩ La tinh.
b. Thuận lợi:
- Có thị trường tiêu thu rộng lớn.
- Trong hai cuộc chiến tranh thế giới đất nước

không bị tàn phá mà giàu lên nhờ chiến tranh.
- Giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, phát triển
kinh tế biển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Hoa Kì
Mục tiêu: HS nắm được điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ Hoa Kì và phân tích
được những thuận lợi và khó khăn do tự nhiên tạo ra để phát triển kinh tế, phân bố dân cư của quốc gia
này.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Bước 1: GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1,2 : Tìm hiểu đặc điểm tư nhiên của
vùng phía Tây.
- Nhóm 3,4: Tìm hiểu đặc điểm vùng phía Đông.
- Nhóm 5,6: Tìm hiểu đặc điểm vùng Trung tâm.
Phiếu học tập
Miền Tây Trung
tâm
Đông
Đặc điểm địa hình
Đặc điểm khí hậu
Tài nguyên CN
Tài nguyên NN
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày các
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
(Nội dung ở phiếu học tập phần phụ lục)
.
.
L Ê VĂN B ÌNH
-25-

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×