Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách Nhà Nước qua kho bạc Nhà Nước Cầu giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.87 KB, 60 trang )

HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Lời mở đầu
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Công việc đổi mới nền kinh tế nước
ta diễn ra một cách xuất sắc và toàn diện. Nền kinh tế từ bao cấp chuyển sang nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước. Từ một nền
kinh tế có bước xuất phát thấp nên nhu cầu chi đòi hỏi rất lớn và từ khi bước vào
giai đoạn chuyển đổi thì chi ngân sách Nhà Nước đòi hỏi nhiều hơn. Bên cạnh đó
sự quản lý của một số cấp ngành còn lỏng lẻo tạo sơ hở cho một số đơn vị sử dụng
ngân sách Nhà Nước tham ô, lãng phí của công. Vì vậy càng thực hiện kiểm soát chi
ngân sách Nhà Nước sẽ nâng cao được trách nhiệm của các cấp , các ngành liên
quan đến công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà Nước. Để kiểm soát các khoản chi
ngân sách Nhà Nước một cách chặt chẽ thì nhiệm vụ chủ yếu thuộc về kho bạc Nhà
Nước là nơi cất dữ và chi ngân sách Nhà Nước. Thực hiện việc kiểm soát chi ngân
sách Nhà Nước qua kho bạc Nhà Nước đã khẳng định được vai trò quan trọng của
mình trong công tác chi ngân sách Nhà Nước. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa
hết sức to lớn trong công cuộc tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội,
nhằm hạn chế các hiện tượng tiêu cực, thiếu công bằng, góp phần ổn định tiền tệ và
nền kinh tế nước nhà.
Để phù hợp với tình hình về quản lý tài chÝnh Nhà Nước ngày 04/01/1990
Hội đồng bộ sửa (nay là Chính phủ) ra quyết định số 07/HĐBT thành lập kho bạc
Nhà Nước và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1990. Hệ thống kho bạc Nhà
Nước đi vào hoạt động trong thời kỳ vừa chuyển giao nền kinh tế nên gặp nhiều
khó khăn, song hệ thống kho bạc Nhà Nước ngày càng được củng cố kiện toàn bộ
máy và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Kho bạc Nhà Nước đã trở thành một
công cụ đắc lực giúp Nhà Nước trong việc kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài
chính. Song công việc kiểm soát chi trên thực tế rất phức tạp, việc kiểm soát chi
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
1
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ngân sách Nhà Nước phải được thực hiện trước,trong và sau quá trình cấp phát,
thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách Nhà Nước được duyệt
đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn do cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền quy định. Do
vậy mà việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chi nói chung và chi thường xuyên nói riêng
đối với kho bạc Nhà Nước là rất khó khăn. Đòi hỏi kho bạc Nhà Nước phải có các
giải pháp thích hợp trong việc kiểm soát các nguồn chi cho hợp lý tránh hiện tượng
lãng phí ngân sách Nhà Nước.
Trong quá trình thực tập tại kho bạc Nhà Nước Cầu giấy cùng với quá trình
nghiên cứu tại trường và được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn Quản
lý tài chính Nhà Nước đặc biệt là cô giáo Hoàng Thuý Nguyệt cùng với các cán bộ
quản lý kho bạc Nhà Nước Cầu giấy tôi đã mạnh dạn và nghiên cứu đề tài “Hoàn
thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách Nhà Nước qua kho bạc
Nhà Nước Cầu giấy.”
Ngoài phần nói đầu và kết luật, kết cấu luận văn gồm 3 chương.
Chương I. Lý luận chung về chi thường xuyên của NSNN và sự cần thiết
thực hiện kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua hệ thống KBNN.
Chương II. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Cầu giấy Hà Nội
Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên của NSNN qua KBNN Cầu giấy.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài do thời gian thực tập có hạn nên bài viết
không tránh khỏi những sai sót về nội dung cũng như phạm vi yêu cầu. Kính mong
sự chỉ bảo của các thầy cô cùng cán bộ kho bạc Nhà Nước Cầu giấy để bài viết của
em được hoàn thiện và đạt yêu cầu tốt hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
2
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hà nội, tháng 4 năm 2004
Sinh viên
Trần Trọng Sơn
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN VÀ SỰ CẦN THIẾT
THỰC HIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NSNN QUA HỆ THỐNG
KBNN.
1.Lý luận chung về chi thường xuyên của NSNN.
1.1.1 Khái niệm,đặc điểm và nội dung chi thường xuyên của NSNN.
1.1.2 Khái niệm.
• Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối và sử dụng vốn từ quĩ
NSNN để đáp ứng nhu Cầuchi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên
của Nhà nước về quản lý kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
+) Chi thường xuyên của NSNN là sự phối hợp giữa hai quà trình phân phối
và sử dụng quĩ NSNN.
-Quá trình phân phối vốn từ quĩ NSNN để đáp ứng các nhu Cầuchi thường
xuyên thực chất là việc phân bổ và xác lập dự toán kinh phí chi thường xuyên cho
các cấp các ngành,các lĩnh vực và từng đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN.
- Quá trình sử dụng vốn từ quĩ NSNN để đáp ứng các nhu Cầuchi thường
xuyên thực chát là việc cấp kinh phí NSNN cho các cấp,các ngành,các đơn vị thực
hiện các nhu cầuchi theo kế hoạch và dự toán được duyệt.
1.1.2.Đặc điểm.
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
3
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Chi thường xuyên của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng,liên quan đến nhiều
đối tượng tác động đén các lợi Ých của chủ thể kinh tế xã hội .Để phân biệt giữa

chi đầu tư phát triển với chi thường xuyên của NSNN ta có thể dựa vào một số đặc
điểm nổi bật sau:
Thứ nhất: Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ
nét.
Những chức năng vốn có của nhà nước như:Bạo lực,trấn áp và tổ chức quản
lý các hoạt động kinh tế, xã hội đều đòi hỏi phải được thực thi cho dù có sự thay đổi
về thể chế chính trị .Để đảm bảo cho nhà nước có thể thực hiện được các chức năng
đó,tất yếu phải cung cấp nguồn vốn từ NSNN cho nó.Mặt khác,tính ổn định của chi
thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ
phạn cụ thể thuộc guồng máy của nhà nước phải thực hiện.Ví dụ: Cho dù nền kinh
tế quốc dân đang trong thời kỳ hưng thịnh hay suy thoái thì những công việc thuộc
về quản lý hành chính tại mỗi cơ quan chính quyền vẫn cứ phải duy trì đều đặn và
đầy đủ .Có khác chăng là ở thứ tự ưu tiên trong giải quyết các công việc vì khối
lượng từng khoản chi mà thôi .
Thứ hai: Xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối
cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN mang
tính chất tiêu dùng xã hội.
Khi nghiên cứu chi NSNN theo mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát
nguời ta thường phân loại các khoản chi thành hai nhóm:Chi tích luỹ và chi tiêu
dùng .Theo tiêu thức này thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên được xếp vào
chi tiêu dùng(tiêu dùng cho toàn xã hôị).Bởi lẽ ,ở từng niên độ NSNN đó các khoản
chi thường xuyên chủ yếu nhầm trang trải các nhu Cầuvề quản lý hành chính nhà
nước,về quốc phòng,về an ninh về các hoạt động sự nghiệp các hoạt động xã hội
khác do nhà nước tổ chức.Mà kết quả các hoạt động trên hầu như không tạo ra của
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
4
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
cải vật chất hoặc không gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội ở

mỗi năm đó,song điều đó cũng không hề làm mất đi ý nghĩa chiến lượccủa mỗi
khoản chi thường xuyên và theo đó,người ta lại có thể coi nó như là những khoản
chi có tính chất tích luỹ đặc biệt.Ví dụ:Ngày nay nguời ta cho rằng khoản chi cho
giáo dục đào tạo là khoản chi tích luỹ.
Thứ ba: Phạm vi,mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ
chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung ứng các
hàng hoá công cộng.
Với tư cách là quĩ tiền tệ tập trung của nhà nước,nên tất yếu quá trình phân
phối và sử dụng vốn của NSNN luôn phải hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động
bình thường của bộ máy nhà nước đó. Nếu một khi bộ máy quản lý nhà nước gọn
nhẹ,hoạt động có hiệu quả thì số chi thường xuyên cho nó đước giảm bớt và ngựơc
lại.
Hoặc quyết định của nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung
ứng các hàng hoá công cộng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp dến phạm vi và mức độ
chi thường xuyên của NSNN.
Ví dô: Giáo dục là hàng hoá công cộng. Trong cơ chế quản lý tập trung bao
cấp nhà nước quyết định cung cấp hàng hoá này miễn phí thì tất yếu pham vi và
mức độ chi NSNN cho giáo dục là rộng và lớn. Ngựơc lại .trong cơ chế quản lý nền
kinh tế thị truờng có sự quản lý của nhà nước thì hoạt động giáo dục có sự chăm lo
của nhà nước và của cả nhân dân . Nhờ đó mà nhà nước có thể thu hẹp phạm vi và
hạ thấp mức chi cho lĩmh vực này.
1.1.3 Nội dung chi thường xuyên của NSNN.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xãhội các nhiệm vụ thường xuyên mà
nhà nước phải đảm nhận càng tăng,đã làm phong phú thêm nội dung chi thường
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
5
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
xuyên của NSNN.Tuy vậy ,trong công tác quản lý chi người ta có thể lựa chọn một

số cách phân loại các hình thức chi để tập hợp chúngvào nôi h dung chi thường
xuyên một cách nhanh và thống nhất .
*Nếu xét theo từng lĩnh vực chi ,thì nội dung chi thường xuyên bao gồm:
+)Chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn- xã.
Lĩnh vực văn- xã thuộc phạm vi chi của NSNN bao gồm nhiều loại hình đơn
vị thuộc các hoạy động sự nghiẹp giáo dục- đào tạo .y tế.văn hoá,nghệ thuật,thể dục-
thể thao ,thông tấn, báo chí,phát thanh,truyền hình.v.v… một khi các đơn vị đó do
nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ cho nã.
+)Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế nhà nước .
Việc thành lập các đơn vin sự nghiệp kinh tế để phục vụ cho hoạt động của
mỗi ngành và phục vô chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là hết sức cần thiết.
Nguồn kinh phí đáp ứng cho nhu Cầuhoạt động của đơn vị này chủ yếu được đảm
bảo bằng số chi thường xuyên của NSNN.
+)Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước .
Khoản chi này phát sinh ở hầu hết các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Bởi
vì chức năng quản lý toàn diện mọi hoạt động kinh tế ,xã hội nên bộ máy quản lý
hành chính nhà nước đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương và có ở mọi
ngành kinh tês quốc dân.
Nội dung tổ chức và quản lý hành chính nhà nước ,theo nghĩa rộng bao quát
trên bốn lĩnh vực cơ bản :Tổ chức(thiết chế cơ cấu bộ máy nhà nước);Pháp lý(thể
chế hoạt động của các cơ quan nhà nước );Nhân lực;Vật lực;Tài lực.
+)Chi cho quốc phòng- an ninh và trật tự, an toàn xã hội .
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
6
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Phần lớn số chi cho ngân sách nhà nước cho quốc phòng – an ninh được tính
vào cơ cấu chi thường xuyên của ngân sách nhà nước(trừ chi đầu tư xây dựng cơ
bản cho các công trình quốc phòng-an ninh),sỡ dĩ sắp như vậy là do nhu Cầuchi

quốc phòng- an ninh được coi là tất yếu và thường xuyên quan tâm khi còn tồn tại
giai cấp, tồn tại nhà nước ở mỗi quốc gia riêng biệt.
Ngoài các khoản chi lớn đã đưịơc sắp xếp vào bốn lĩnh vực trên còn có một
số khoản chi khác cũng được sắp xếp vào cơ cấu chi thường xuyên như: Chi trợ giá
theo chính sách của nhà nước ,chi trả lãi tiền do chính phủ vay, chi hỗ trợ quĩ bảo
hiểm xã hội…Mặc dù,nếu xét riêng từng khoản chi này thì nó không phát sinh đều
đặn liên tục trong các tháng của năm ngân sách nhưng nó lại được xem là những
giao dịch thường niên tất yếu của nhà nước.Thông qua việc phân loại các khoản chi
thường xuyên theo từng lĩnh vực nhàm phục vụ cho việc phân tích đánh giá tình
hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước dã phục vụ cho công tác quản lý của nhà
nước ở mỗi lĩnh vực.Trên cơ sở đó, mà giúp cho việc hoạch định các chính sách chi
hay hoàn thiện cơ chế quản lý đối với mỗi khoản chi thường xuyên cho phù hợp.
• Nếu xem xét theo đối tượng sử dụng kinh phí thì nội dung chi thường xuyên
của ngân sách nhà nước bao gồm:
- Các khoản chi con người thuộc khu vực hành chính sự nghiệp như: Tiền
lương, tiền công, phụ cấp ,phúc lợi tập thể,y tế,vệ sinh ,học bổng cho học sinh và
sinh viên …
- Các khoản chi về hàng hoá,dịch vụ tại các cơ quan nhà nước như: Chi trả
tiền mua văn phòng phẩm,sách báo,chi trả tiền điện nước,dịch vụ thông tin liên
lạc,chi hội nghị phí,công tác phí.v.v
- Các khoản chi hỗ trợ bổ sung nhằm thực hiên các chính sách xã hội hay góp
phần điều chỉnh vi của nhà nước như: Chi cho công tác xã hội (trợ cấp hàng
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
7
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
tháng,trợ cấp một lần,xây nhà tình nghĩa .v.v ),chi hỗ trợ kinh tế tập thể và dân cư,
chi trợ giá theo chính sách nhà nước .v.v
- Các khoản chi để trả lãi tièn vay và lệ phí có liên quan đến khoản vay thuộc

khoản chi này bao gồm: Chi trả lãi tiền vay trong nước(trả lãi tín phiếu,trái phiếu
KBNN, tiền vay của ngân hàng nhà nước theo lệnh của chính phủ) , chi trả lãi tiền
vay ngoài nước như .Tiền vay của các tổ chuác tái chính va tiền tệ quốc tế, vay của
các chính phủ nước ngoài,vay của các tổ chức phi chính phủ và tư nhân .v.v… Chi
trả các khoản phí và lệ phí liên quan đến các khoản vay như: Lệ phí hoa hồng,lệ phí
rút tiền phí bão lãnh,lệ phí phát hành và phí khác.
- Các khoản chi khác: Ngoài các khoản chi đã được xếp vào chi thường xuyên
theo bốn nhóm kể trên,một số khoản chi sau cũng được xếp vào chi thường xuyên
của NSNN:
.Chi nộp ngân sách cấp trên.
.Chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhà nước
.Chi trả các khoản thu của năm trước. Những khoản chi này thường phát sinh
trong thời gian chỉnh lý quyết toán khi phải thoái trả lại các khoản thu thừa thu sai
cho người nộp.
.Chi bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp gồm: Chi để tuyên truyền
vân động,chi để chuyển bị bầu cử và chi tổ chức bầu cử.
.Chi phÝ in ,đổi tiền ,chi phí đón tiếp việt kiều.v.v
Việc phân loại theo đối tượng sử dụng kinh phí là tiêu thức được dùng phổ
biến nhất trong mỗi khâu của chu trình NSNN.Đặc biệt trong điều kiện hiện nay đòi
hỏi việc quản lý và điều hành NSNN phải theo luật NSNN hiện hành thì vấn đề cụ
thẻe từng đối tượng sủ dụng kinh phí phải được thể hiện ngay trong dự toán.Mặt
khác,thông qua việc phân loại chi thường xuyên theo đối tượng sử kinh phí các nhà
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
8
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
quản lý có thể thu thập được các thông tin một cách chính xác về tình hình quản lý
biên chế và quĩ lương, tình hình tuân thủ các chính sách chế độ chi NSNN tại mỗi
đơn vị thụ hưởng.

1.2Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của NSNN.
1.2.1. Nguyên tắc quản lý theo dự toán.
-Lập dự toán là khâu mở đầu cho mét chu trình NSNN. Những khoản chi
thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi và đã được cơ quan quyền lực
nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh.Xét duyệt trên giác độ quản lý,số
chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức
năng quản lý tài chính nhà nước với các đơnvị thụ hưởng NSNN. Từ đó làm nẩy
sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyên theo dự toán và xuất phát từ những cơ sở
lý luận và thực tiễn sau:
Thứ nhất: Hoạt động của NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu, chi của NSNN phụ
thuọc vào sự phán quyết của cơ quan quyền lực nhà nước ,đồng thời luôn chịu sự
kiểm tra ,giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước. Do vậy ,mọi khoản chi từ
NSNN chỉ có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi khoản chi đó đã nằm trong cơ
cấu chi theo dự toán đã dược cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt và thông qua.
Thứ hai: Phạm vi chi của nsnn rất đa dạng liên quan tới nhiều loại hình đơn vị
thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau .Mức chi cho mỗi loại hoạt động được
xác định theo đối tượng riêng ,định mức riêng hoặc ngay giữa các cơ quan trong
cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng điều kiện về trang thiết bị vật chất có sự khác
nhau .qui mô và tính chất hoạt động có sự khác nhau sé dẫn tới mưc chi từ NSNN
cho các cơ quan đó có sự khác nhau .
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
9
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thứ ba: Có quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu Cầucân đối của
NSNN , tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành ngân sách , hạn chế được tính tuỳ
tiện về nguyên tắc ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Sự tôn trọng nguyên tắc quản lý theo dự toán đối với các khoản chi thường
xuyên của NSNN được nhì nhận qua giác độ sau :

- Mọi nhu Cầuchi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch nhất thiết phải
được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở,thông qua các bước xét duyệt của cơ
quan quyền lực nhà nước từ thấp đến cao .
- Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên mỗi ngành
,mỗi cấp mỗi đơn vị phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và
sử dụng cho các khoản mục đó và phải hạch toán theo đúng mục lục NSNN đã qui
định.
- Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh phí đã qui định các ngành ,các cấp ,các
dơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm
căn cứ đối chiếu so sánh.
1.2.2 Nguyên tắc tiết kiệm ,hiệu quả.
Có thể nói tiết kiệm,hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng
đầu của quản lý kinh tế,tài chính vì nguyền lực luôn có giới hạn nhưng nhu Cầuthì
không có mức giói hạn nào. Do vậy ,trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn
lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí Ýt nhất nhưng vẫn đạt hiểu
quả một cách tốt nhất .
Mặt khác ,do đặc thù hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng ,đa dạng
và phức tạp .Nhu Cầuchi từ NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh ,trong khi khả
năng huy động nguồn thu có hạn Nên càng phải tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm ,hiểu
quả trong quản lý chi thường xuyên của NSNN.
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
10
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của nguyên tắc này chúng có mối quan hệ
mật thiết với nhau .Vì vậy, khi xem xét đến vấn đề tiết kiệm của các khoản chi của
NSNN phải đặt trong sự ràng buộc có tính hiệu quả và ngược lại .
Mặt khác khi đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN phải có quan điểm toàn
diện phải xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi khoản chi thường xuyên tới các mối

quan hệ kinh tế ,chính trị xã hội khác và phải tính đến thời gian phát huy tác dụng
của nó .Vì vậy khi nói đến hiệu quả của chi thường xuyên từ NSNN người ta hiểu
đó là những lợi Ých về kinh tế và xã hội mà toàn xã hội được thụ hưởng.
1.2.3 Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN.
Mét trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý quĩ NSNN .Vì
vậy KBNN vừa có quyền vừa có trách nhiệm phải kiẻm soát chặt chẽ mọi khoản chi
NSNN, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên .
Để thực hiện được nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN ,cần phải giải quyết tốt
một số vấn đề sau .
Thứ nhất : Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra ,kiểm soát trước
,trong và sau quá trình cấp phát thanh toán .Các khoản chi phải có trong đự toán
NSNN được duyệt ,đúng chế độ tiêu chuẩn ,địnhmức do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền qui định đã được thủ trưởng đơn vị sử dông kinh phí NSNN chuẩn chi .
Thứ hai : Tất cả các cơ quan đơn vị ,các chủ dự án … sử dụng kinh phí nhà
nước (gọi chung là đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước) phải mở tài khoản
tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính ,KBNN trong quá trình
lập dự toán ,phân bổ hạn mức ,cấp phát ,thanh toán ,hạch toán và quyết toán NSNN.
Thứ ba: CƠ quan tài chính các cáp có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông
báo hạn mức kinh phí quí cho các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách, kiểm tra và sử
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
11
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
dông kinh phí ,xét duyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi
của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi của NSNN.
Thứ tư: KBNN ,có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ chứng từ ,điều kiện chi và
thực hiện cấp phát ,thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng qui định
tham gia với các cơ quan tài chính ,cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong
việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KB của

các đơn vị.
Thứ năm : Lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán đối với từng khoản chi
thưòng xuyên cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế.xã hội hiện tại. Cụ thể:Phương
thức cấp phát ,thanh toán với các khoản tiền lương và có tính chất lương sẽ khác với
phương thức cấp phát ,thanh toán đối với các khoản mua sắm đồ dùng ,trnag thiết
bị .phương tiện làm việc ,sữa chữa và xây dựng nhỏ…
1.3 Sự cần thiết phải kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN
trong điều kiện mới.
1.3.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống KBNN.
Ngày nay ,ở các nước trên thế giới ,đều có một cơ quan trách nhiệm quản lý
quĩ NSNN ,mở tài khoản ,thực hiện thu ,chi NSNN theo đúng danh mục từ trung
ương đến địa phương.Cơ quan này có thể trực thuộc Bộ Tài Chính hoặc Ngân Hàng
Nhà Nước, hoặc Chính Phủ.ở nước ta ngân khố đông dương trực thuộc phủ toàn
quyền đông dương (trong thời kỳ pháp thuộc),tổng nha ngân khố quốc gia trực thuộc
Bộ Tài Chính (ở miền nam ,thời kỳ 1954-1975) loàm nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN.
Sau cách mạng tháng 8-1945,tổng nha ngân khố thuộc Bộ Tài Chính nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà đã được thành lập .Nhiệm vụ của nó là quản lý quỹ NSNN, in tiền
,phát hành tiền ,quản lý tiền và các loại tài sản quý hiếm của nhà nước như vàng,
bạc, kim khí đá quý… Từ năm 1951,sau khi ngân hàng quốc gia Việt Nam (nay là
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
12
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NHNN VN ) được thành lập các nhiệm vụ này được chuyển giao cho Ngân Hàng
đảm nhiệm.
Trong thời kỳ thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung,NHNN vừa thực hiên
chức năng quản lý nhà nước ,vừa kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ ,tín dụng ,vừa thực
hiện quản lý quỹ NSNN. Do cơ quan tài chính không trực tiếp quản lý quỹ NSNN
nên không nắm được thường xuyên và chính xác tình hình thu, chi và tồn quỹ

NSNN không chủ động được trong việc cấp phát ,thanh toán ,thường xuyên xẩy ra
tình trạng nhiều khoản chi cấp thiết, có trong dự toán NSNN mà phải đình
hoãn.Việc cấp phát NSNN mang nặng tính bao cấp và chính phủ thường phát hành
thêm tiền để bù đắp bội chi NSNN.
Từ sau đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, đặc biệt là những năm
gần đây, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước ta diễn ra một cách
cơ bản toàn diện và sâu sắc. Trong điều kiện đó ,cơ chế quản lý tài chính ,tiền tệ
cũng phải đổi mới một cách cơ bản .Để thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình
mới ,tổ chúc bộ máy Ngân hàng và tái chính đã có sự thay đổi lớn. Ngân hàng tổ
chức thành hai cấp .Ngân Hàng nhà nước Việt Nam là Ngân Hàng Trung Ương của
nươc CHXHCN VN ,thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động
ngân hàng; Các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ,tín
dụng.Trong thời kỳ vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường với định hướng
XHCN, cần phải phân biệt rõ vốn của NSNN là vốn của Ngân hàng tách rời giữa
chuẩn thu (cơ quan thu ) ,chuẩn chi (cơ quan tài chính)và kế toán(quản lý quỹ) . Bên
cạnh việc thành lập hệ thống thu nhà nước ,cần có hệ thống quản lý quỹ NSNN tách
khỏi ngân hàng.
Để phù hợp với tình hình và yêu Cầuquản lý tài chính nhà nước , ngày
04/01/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ra quyết định số 07/ HĐBT,
chuyển giao công tác quản lý NSNN từ ngân hàng nhà nước sang Bộ Tài Chính và
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
13
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
thành lập KBNN trực thuộc Bộ Tài Chính để thực hiện nhiệm vụ này. Hệ thống
KBNN được thành theo quyết định 07/ HĐBT đã chính thức đi vào hoạt động từ
01/04/1990.
Sau 5 năm tồn tại và hoạt động ,nội dung nghiệp vụ ,quy mô hoạt động của
KBNN đã được mở rộng hơn . Để khẳng định vai trò to lớn của KBNN trong tình

hình mới chính phủ đã ban hành nghị định số 25/ CP ngày 5-4-1995 về nhiệm vụ
,quyền hạn và tổ chức bộ máy của KBNN trực thuộc Bộ Tài Chính thay thế quyết
định số 07/ HĐBT . Theo nghị định này ,KBNN có nhiệm vụ giúp Bộ Trưởng Bộ
Tài Chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước vêg quỹ NSNN, quỹ dữ trữ tài
chính nhà nước ,tiền, tài sản tạm thu ,tạm giữ,huy động vốn cho NSNN và cho đâug
tư phát triển .Quá trình hoạt động của hệ thống KBNN qua gần 15 năm qua khẳng
định KBNN là công cụ sắc bén quản lý nền tài chính quốc gia.
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của KBNN trong kiểm soát chi NSNN.
*KBNN là một tổ chức trực thuộc Bộ tài chính ,giúp Bộ trưởng Bộ tài chính
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN ,quỹ dự trữ TCNN. KBNN có
nhiệm vụ chủ yếu(theo thông tư 79/2003/TT-BTC 13/08/2003 ).
+) Kiểm tra ,kiểm soát khoản chi NSNN, bảo đảm các khoản chi có đủ điều
kiện sau:
-Đã có trong dự toán chi NSNN năm được cấp có thẩm quyền giao .
-Đúng chế độ, tiêu chuẩn , định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định ,cụ thể như sau :
. Đối với các chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong
cả nước do thủ tướng chính phủ qui định .
.Đối với một số chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu NS đối với ngành lĩnh
vực do BTC qui định.
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
14
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
. Đối với một số chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu có tính chất đặc thù cho
từng địa phương do HĐND tỉnh qui định ( trừ những chế độ chi có tính chất lương
,tiền công ,phụ cấp )
-Đã đựơc cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc
người được uỷ quyền quyết định chi.

- Có đủ hồ sơ chứng từ hợp pháp.
+) Tổ chức hạch toán ,kế toán các khoản chi NSNN theo mục lục NSNN hiện
hành.
+) Thống kê ,báo cáo tình hình chi NSNN cho cơ quan có thẩm quyền ,
KBNN cÊp trên theo chế độ thống kê ,báo cáo do BTC và KBNN TW qui định.
+) Đối chiếu ,xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN cho đơn vị sử dụng NS
hàng tháng ,quý ,năm.
+) Thực hiện thu hồi giảm chi NSNN theo quyết định của cơ quan tài chính
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+) Tạm dừng thanh toán nếu tồn quỹ NSNN không đảm bảo chi trả ,thanh
toán hoặc yêu Cầucủa cơ quan tài chính.
1.3.3 Phương thức cấp phát các khoản chi thường xuyên của NSNN qua
KBNN
*Về phương thức cấp phát các khoản chi thường xuyên của NSNN qua
KBNN, KBNN thực hiện cấp phát chi trả các khoản chi thường xuyên của NSNN
dưới hai hình thức : Hạn mức kinh phí và lệnh chi tiền .
Phương thức cấp phát chi trả thường xuyên bằng hạn mức kinh phí.Đay la
phương thức cấp phát chủ yếu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng các
khoản chi thường xuyên như lương,phụ cấp lương ,sinh hoạt phí,hoc bổng, y tế .v.v
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
15
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hạn mức kinh phí do cơ quan tài chính thông báo chi tiết cho từng loại chi , mục chi
như dự toán được duyệt và chỉ giá trị trong từng phạm vi niên độ NS . Khi kết thúc
năm NS ,hạn mức kinh phí lại còn phải được huỷ bỏ, không được phép chuyển sang
năm sau , trừ trường hợp đặc biệt do cơ quan tài chính đồng ý.
Phương thức cấp phát các khoản chi thường xuyên bằng lệnh chi tiền . Đây là
chuyển tiền từ tài khoản NSNN vào tài khoản của đơn vị được hưởng theo từng mức

độ chi tiêu .
Lệnh chi tiền là chứng từ mệnh lệnh cho phép chi NSNN, lệnh chi phải hợp
lý, hợp lệ đầy đủ nội dung, niên khoá, loại, khoản, mục, phải có dấu và chữ ký của
thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng đơn vị .Khi KBNN nhận được lệnh chi sẽ tiến
hành xuất quỹ NSNN thực hiện thanh toán. KBNN khoong trực tiếp kiểm tra, kiểm
soát đối với các khoản chi thường xuyên được thực hiện bằng hình thức này. Các
đơn vị thụ hưởng khi nhận kinh phí sẽ trực tiÕp chi tiêu , tự chịu trách nhiệm kiểm
tra, kiểm soát các khoản chi trong phạm vi quản lý.
1.3.4 Điều kiện cấp phát thanh toán các khoản chi thường xuyên.
KBNN chỉ thực hiện cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN khi đủ các
điều kiện sau :
+) Đã có trong dù toán chi NSNN năm được duyệt.
- Trường hợp chưa có dự toán NSNN chính thức được duyệt việc cấp phát thanh
toán căn cứ vào kinh phí tạm cấp của cơ quan tài chính .
- Trường hợp các khoản chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt nhưng không thể
trì hoãn được như chi khắc phục hậu quả thiên tai , hoả hoạn …việc cấp phát ,
thanh toán được căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền.
+) Đúng chế độ ,tiêu chuẩn ,định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền qui định.
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
16
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
+) Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN
hoặc người uỷ quyền chuẩn chi.
- Đối với các khoản chi do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp ,thì quyết định
chi là “lệnh chi tiền” của cơ quan tài chính . Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm
kiểm tra , kiểm soát nội dung ,tính chất của từng khoản chi ,bảo đảm các điều kiện
cấp phát NSNN theo qui định. KBNN thực hiện chi trả , thanh toán cho đơn vị sử

dụng NSNN theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính .
- Đối với các khoản chi cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp ,khi có nhu
Cầuchi ,đơn vị sử dụng NSNN lập và gửi KBNN giấy rút dự toán NSNN.
+) Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán .
- Ngoài dự toán năm được giao ( gửi một lần vào đầu năm), nhu Cầuchi quí
đã gửi KBNN (gửi một lần vào quí trước ) , tuỳ theo tính chất của từng khoản chi
các hồ sơ, chứng từ thanh toán bao gồm:
.Chi thanh toán các nhân.
.Chi nghiệp vụ chuyên môn
.Chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị , phương tiện làm việc,sữa chữa lớn tài
sản cố định .
.Các khoản chi khác .
1.3.5 Kiểm soát và lưu giữ chứng từ tại KBNN.
- Đối với những khoản chi KBNN thanh toán trực tiếp đơn vị sử sử dụng
NSNN phải gửi KBNN toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan để kiểm soát. KBNN kiểm
tra các hồ sơ, chứng từ, đã đóng dấu “đã thanh toán” và trả lại đơn vị. KBNN chỉ
lưu dự toán NSNN được duyệt; bảng đăng ký biên chế quỹ lương, học bổng, sinh
hoạt phí, hợp đồng mua bán hàng hoá, thiết bị, sửa chữa tài sản, quyết định phê
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
17
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
duyệt kết quả đấu thầu, quyết định chỉ định thầu, phiếu giá thanh toán, bảng kê
thanh toán.
- Đối với những khoản thanh toán tạm ứng.
- +> Trường hợp thanh toán tạm ứng các khoản mua sắm, sửa chữa nhỏ các
đơn vị sử dụng NSNN phải mang toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến KBNN.
KBNN kiểm soát và lưu dữ chứng từ như trường hợp KBNN thanh toán trực tiếp.
- +> Trường hợp thanh toán tạm ứng đối với những khoản chi thường xuyên

khác các đơn vị sử dụng NSNN căn cứ chứng từ gốc của từng khoản chi để lập hai
liên “bảng kê chứng từ thanh toán” (phụ lục số 01 đính kèm) gửi KBNN. KBNN
kiểm tra, kiểm soát và lưu 01 bảng kê chứng từ thanh toán vào hồ sơ kế toán (kiểm
soát chi). Đơn vị sử dụng NSNN chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác
của bảng kê chứng từ thanh toán.
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
18
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC CẦU GIẤY HÀ NỘI
2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiện, kinh tế - xã hội quận Cầu giấy
Vào những năm cuối thế kỷ XX, trong xu thế phát triển của thủ đô Hà Nội,
Quận Cầu giấy được thành lập (1997), đây là một tất yếu khách quan khi mà trên
mảnh đất nghìn năm văn hiến đang diễn ra quá trình đô thị hoá mãnh liệt. Bên cạnh
sự hình thành quận nội thành từ các xã, thị trấn ven đô. Quận Cầu giấy ra đời trên cơ
sở đó và chính thức đi vào hoạt động trong guồng máy tổ chức của chính quyền thủ
đô Hà Nội.
Quận Cầu giấy là quận được hình thành từ 7 xã, thị trấn của huyện Từ Liêm
và được thành lập từ ngày 01/09/1997. Quận gồm 7 phường: Quan Hoa, Nghĩa Đô,
Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên Hoà và Trung Hoà.
Quận Cầu giấy là một trong các quận nội thành của thủ đô Hà Nội (9 quận nội
thành). Nằm ở cửa ngõ phía tây thủ đô, diện tích 11,95 km
2
, dân số 135.000 người,
phía bắc giáp quận Tây hồ, phía nam giáp quận Đông đa, phía đông giáp quận Ba
đình, phía tây giáp huyện Từ Liêm. Dù ở địa phương nào, Cầu giấy vẫn là miền đất
gắn bó nhất với Thăng Long ngàn năm văn vật; kề sát kinh thành xưa, là một phần

của những con đường thuỷ bộ chính nối thủ đô với mọi miền của đất nước, do đó có
vị trí quan trọng nhất là về quân sự và kinh tế.
Thuộc vùng đất cổ Thăng Long - Hà Nội, quận Cầu giấy có nhiều di tích lịch
sử và làng nghề truyền thống; những di tích lịch sử, làng nghề truyền thông đó là
niềm tự hào của nhân dân Cầu giấy. Đó là thành quả lao động sáng tạo, được nhiều
thế hệ người dân Cầu giấy gìn giữ, tu bổ và tôn tạo. Đó là những tiền đề thuận lợi để
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
19
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, quản lí
hành chính
Tuy nhiên do mới thành lập, nên quân Cầu giấy cũng gặp một số khó khăn
nhất định. Về kinh tế, công nghiệp quốc doanh còn nhỏ bé, năng suất và sản lượng
thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế quận. Để thúc
đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội của quận nhằm góp phần cho thủ đô ngày càng
lớn mạnh thì đòi hỏi nhu cầu chi tiêu rất lớn, chi tiêu thường xuyên của NSNN phải
tạo đà cho chi đầu tư, từ đó thúc đẩy cho quá trình phát triển của quận.
2.2 Một số nét về KBNN Cầu giấy, cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Cầu
giấy
Quận Cầu giấy là một quận mới được thành lập năm 1997. Trên cơ sở đó để
phù hợp với tình hình yêu cầu về quản lí tài chính nhà nước, KBNN Cầu giấy cũng
đồng thời ra đời. Ngày 14/08/1997 Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định số
587/TC/QĐ/TCCB về việc thành lập KBNN Cầu giấy. Ngày 01/09/1997 KBNN
quận Cầu giấy chính thức đi vào hoạt động.
Hiện nay KBNN có 32 cán bộ biên chế, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học tương
đối cao. Ngay từ khi đi vào hoạt động, KBNN Cầu giấy đã có sự thống nhất chỉ đạo
của ban giám đốc, thành lập các bộ phận nghiệp vụ kế toán, kho quỹ, kế hoạch tổng
hợp liên kết với nhau đảm bảo hoàn thành nhiệm vô.

Về phương tiện làm việc KBNN Cầu giấy được trang bị các phương tiện làm
việc tương đối đầy đủ: máy photocopy, máy vi tính, máy điều hoà, máy điện thoại,
thiết bị soi tiền,…
KBNN Cầu giấy nằm trên địa bàn quân Cầu giấy được giao nhiệm vụ quản lí
quỹ NSNN và thanh toán cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn nên khối
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
20
HC VIấN TI CHNH
LUN VN TT NGHIP
lng cụng vic ln, thu , chi ngõn sỏch din ra thng xuyờn liờn tc. Ti kho bc
cú ti gn 140 n v m khong 300 ti khon giao dch. KBNN Cu giy hin nay
cú hai im giao dch: s 4 Trn ng Ninh v ti 58 Dng Qung Hm. ti mt
im giao dch t mt bn thu, nhim v ch yu ca bn l thu thu, thu pht, phỏt
hnh v thanh toỏn trỏi phiu. Cui bui lm vic, k toỏn bn v th qu phi h
thng y s sỏch, i chiu khp ỳng vi nhau v vi chng t gc. Sau ú th
qu np tin vo kho, k xỏc nhn v s tin ó np. K toỏn bn em chng t np
cho b phn k toỏn.
S t chc KBNN Cu giy
-B phn kho qu cú nhimv qun lý cht ch s ra vaod ca tin, ti sn ti
KB v s an toang ca kho tin. Bờn cnh ú b phn kho qu cú nhim v tham
mu giupe th trng KB trong vic thc hin chi tr bng tin mt ca cỏc khon
chi NSNN, phi hp vi b phn k hoch tng hp , k toỏn trong vic iu ho
tin mt trờn a bn v kim tra tỡnh hỡnh s dng tin mt ca n v s dng ngõn
sỏch.
SV: Trn Trng Sn
K38 - 01.03
21
Giám đốc KBNN Cầu giấy
Phó GĐ KBNN Cầu giấy

Bộ phận kế toán Bộ phận kho quỹ
Bộ phận kế hoạch
tổng hợp
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
-Bộ phận kế toán tại KB được thực hiện trên máy nên đảm bảo tính chính xác
nhanh chóng, kịp thời.thông suốt trong toàn hệ thống. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ
tham mưu giúp thủ trưởng trong việc: Quản lý, kiểm tra,kiểm soát hồ sơ cấp phát,
thanh toán cho các khoản chi ngân sách, kiểm tra tính hợp lệ ,hợp pháp của chứng từ
kế toán,thanh toán đối với các khoản chi NSNN, thực hiện công tác bằng chuyển
khoản các khoản chi NSNN, tổ chức hạch toán kế toán các khoản chi NS theo chế
độ qui định. Theo dõi chặt chẽ tồn quĩ ngân sách.Báo cao giám đốc KB phối hợp với
cơ quan tài chính xử lý kịp thời tồn quĩ ngân sách không đủ khả năng thanh toán cho
các đơn vị sử dụng NS. Xác nhận số thực chi NS qua KB phần kinh phí do bộ phận
kế toán trực tiếp quản lý, kiểm soát, thanh toán.
-Bộ phận kế hoạch tổng hợp bao gồm công việc: Tổ chức hướng dẫn triển
khai công tác kiểm soát chi NS trong toàn hệ thống KB.Trực tiếp quản lý và kiểm
tra, kiểm soát các hồ sơ cấp phát thanh toán đối với các khoản chi cho dù án, chưong
trình… Phối hợp với bộ phận kế toán trong việc tổng hợp, thống kê báo cáo quyết
toán các loại vốn xác nhận số thực cấp phát các loại vốn do bộ phận kế hoạch tổng
hợp trực tiếp quản lý , kiểm soát, bên cạnh đó bộ phận kế hoạch chủ trì phối hợp với
bộ phận kế toán quản lý điều hoà vốn đảm bảo nguồn để đáp ứng mọi nhu cầu chi
của NS và của các đơn vị giao dịch.
Bên cạnh đó KBNN Cầu giấy đã xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả với
UBND quận và các đơn vị liên quan trên địa bàn, quan trọng hơn là KBNN Cầu
giấy có một tập thể đoàn kết hết lòng vì công việc và những cán bộ lãnh đạo nắm
vững chuyên môn.
-Năm 2003 KBNN Cầu giấy đã đươc KBNN-Hà Nội tặng bằng khen giải nhất
cuộc thi “nghiệp vụ kế toán giỏi” và một tin vui nữa là đầu năm 2004 KBNN Cầu
giấy được UBND quận tặng giấy khen là một đơn vị “Tập thể lao động giỏi”

SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03
22
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2.3Tình hình kiếm soát chi kho bạc Nhà Nước Cầu giấy thời gian qua.Tình
hình thực hiện chi ngân sách Nhà Nước qua kho bạc Nhà Nước Cầu giấy thời
gian qua.
Trong những năm qua nền kinh tế xã hội Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ.
Đó là do sự chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà Nước. Bên cạnh đó nước ta ra nhập khối ASEAN, mở rộng quan hệ hợp
tác với các nước trong khu vực và ngoài khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam dưới nhiều hình thức như khu công nghiệp, khu chế
xuất… do đó về khối lượng chi ngân sách Nhà Nước trong những năm gần đây có
chiều hướng tăng để các khoản chi này đạt hiệu quả cao thì một phần trách nhiệm
thuộc về kho bạc Nhà Nước và kho bạc Nhà Nước Cầu giấy với chức năng nhiệm
vụ của mình đã điều hành chỉ đạo chi tiêu của các đơn vị theo đúng kế hoạch, đúng
mục đích, đối tượng chi của Nhà Nước để phát triển kinh tế xã hội , xây dựng cơ sở
hạ tầng nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn…. Với
mục tiêu hoàn thiện và phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả chi thường xuyên
của ngân sách Nhà Nước, kho bạc Nhà Nước Cầu giấy đã phối hợp với các ban
ngành đem lại hiệu quả góp phần vào công việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế . Với
chức năng quản lý quỹ ngân sách Nhà Nước kho bạc Nhà Nước Cầu giấy đã phát
huy vai trò, kiểm tra, kiểm soát, từ cấp phát hạn mức kinh phí đến chi trả các khoản
chi từ ngân sách Nhà Nước qua kho bạc Nhà Nước.
2.3.1. Tình hình chung.
Để đánh giá công tác kiểm soát cấp phát, thanh toán các khoản chi thường
xuyên của ngân sách Nhà Nước qua kho bạc Nhà Nước Cầu giấy và xem xét bảng
số liệu sau.
SV: Trần Trọng Sơn

K38 - 01.03
23
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nhìn vào bảng 1:
Tổng chi ngân sách Nhà Nước năm 2001: 26.0 triệu đồng và tổng chi ngân
sách Nhà Nước năm 2002 là 332.2 triệu đồng bằng 127% so với năm 2001 tổng chi
ngân sách Nhà Nước năm 2003 337 triệu đồng bằng 101% triệu đồng so với năm
2002. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách của quận và
tương lai có thể tăng nhanh vì quá trình phát triển của quận đòi hỏi phải tiến hành
đầu tư xây dựng và nhất là hiện nay thủ đô Hà nội đang đô thị hoá và quận Cầu giấy
cũng nằm trong diện đó.
Nội dụng cơ cấu các khoản chi ngân sách Nhà Nước của mỗi địa phương,
mỗi ngành, mỗi đơn vị, phản ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội của Nhà Nước
trong giai đoạn lịch sử. Cơ cấu chi ngân sách Nhà Nước phụ thuộc vào khả năng thu
ngân sách Nhà Nước, vừa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo tính cân
đối nền kinh tế nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế.
Nội dung cơ cấu chi ngân sách Nhà Nước còn ảnh hưởng bởi yếu tố hiệu quả,
chính sách ưu việt của Nhà Nước nhằm nâng cao đời sống con người hưởng lương
và như chính sách trợ giá, chính sách cải cách tiền lương….
Chi thường xuyên là khoản chi chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi ngân
sách Nhà Nước trong quận. Năm 2001 chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước là:
140.4 triệu đồng chiếm tỉ trọng 54,0% trong tổng chi ngân sách Nhà Nước. Năm
2002 chi thường xuyên ngân sách Nhà Nước là: 180.5 triệu đồng chiếm tỉ trọng
54,3% trong tổng chi ngân sách Nhà Nước. Năm 2003 chi thường xuyên là 168.4
triệu đồng chiếm tỉ trọng 44,6%. Năm 2003 tổng chi thường xuyên có giảm đi so với
năm 2002 và năm 2001 là do các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội được chuyển sang
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03

24
HỌC VIÊN TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Với các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu thì năm
2001 thực tế chi là: 95.0 triệu đồng và đạt 95% trong tổng chi ngân sách Nhà Nước.
Năm 2002 thực tế chi là: 99.7 triệu đồng đạt 77,8% so với kế hoạch và chiếm
30,.% tỉ trọng trong tổng chi ngân sách Nhà Nước. Năm 2003 thực tế chi là 142.6
triệu đồng đạt 10,4% so với kế hoạch và chiếm 37,2% trong tổng chi ngân sách.
Nhìn chung chi đầu tư phát triển của quận Cầu giấy có chiều hướng tăng lên
cả về tỉ trọng và giá trị, còn chi thường xuyên chỉ tăng nhẹ và có xu hướng giảm đi
trong tổng chi ngân sách Nhà Nước. Để có kết quả như vậy thì công tác kiểm soát
chi của kho bạc Nhà Nước luôn đảm bảo các khoản chi phải đúng mục đích, đối
tượng và nhất là đúng mục lục ngân sách Nhà Nước. Do quận đang trong quá trình
xây dựng mới cơ sở hạ tầng nên chi đầu tư phát triển phải tăng lên đó là một nhu cầu
tất yếu. Thể hiện điều đó ngay ở dự toán chi ngân sách Nhà Nước của quận qua 3
năm như đã phân tích trên.
Kho bạc Nhà Nước Cầu giấy đã tăng cường công tác quản lý chi ngân sách
Nhà Nước đúng luật. Đặc biệt là các khoản chi thường xuyên của ngân sách Nhà
Nước được quản lý chặt chẽ, cáckhoản chi đều được chi có trong dự toán được
duyệt.
Xu hướng chi thường xuyên tăng nhanh, mang nhiều dấu hiệu tích cực chứng
tỏ sự chuyển biến của kinh tế xã hội quận có chiều hướng tốt. Nhưng để các khoản
chi đó đúng mục đích, đúng đối tượng, có trong dự toán thì kho bạc Nhà Nước Cầu
giấy phải có vài trò to lớn trong việc kiểm soát các khoản chi đó.
2.4. Tình hình kiểm soát chi của kho bạc Nhà Nước Cầu giấy đối với các
khoản chi thường xuyên.
Kho bạc Nhà Nước thực hiện kiểm soát chi thường xuyên theo luật ngân sách
Nhà Nước trên địa bàn mình quản lý. Kho bạc Nhà Nước Cầu giấy đã đảm bảo việc
SV: Trần Trọng Sơn
K38 - 01.03

25

×