Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

BÁO CÁO THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA: KỸ THUẬT CƠNG TRÌNH
NGÀNH: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
- GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN -

GVHD
SVTH
MSSV
Lớp

: ThS. KTS - HÀ DUY HIỂU
: LÊ THỊ MỸ LỘC
: 082054C
: 08QH1D

TP.HCM, ngày 30 tháng 3 năm 2012


Quản lý BĐS đô thị

MỤC LỤC

I- MỞ ĐẦU ......................................................................................................................2
1. Sự cần thiết nghiên cứu TTBĐS Đồng Nai ............................................................2
2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu ......................................................3


a) Mục tiêu – Nội dung .............................................................................................3
b) Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
II-

THỰC TRẠNG ........................................................................................................3

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh Đồng Nai ........................3
2. Tình hình liên quan tới TTBĐS Đồng Nai ............................................................4
3. Thực trạng TTBĐS Đồng Nai .................................................................................6
a) Thuận lợi ...............................................................................................................6
b) Bất cập ...................................................................................................................9
III-

CƠ SỞ CHO GIẢI PHÁP .....................................................................................11

1. Cơ sở khoa học .......................................................................................................11
2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................12
IV-

GIẢI PHÁP ............................................................................................................12

1. Quan điểm ..............................................................................................................12
2. Mục tiêu ..................................................................................................................12
3. Các giải pháp ..........................................................................................................13
a) Trước mắt ...........................................................................................................13
b) Lâu dài .................................................................................................................13
V-

KẾT LUẬN.............................................................................................................14


1. Kết luận ...................................................................................................................14
2. Kiến nghị.................................................................................................................14
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................14
Phụ lục...............................................................................................................................15

Page 1


Quản lý BĐS đô thị

I-

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu TTBĐS Đồng Nai
-

Những năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BĐS) ngày càng khẳng định vị
trí chủ chốt của mình, như một trong những đầu kéo chủ lực của nền kinh tế,
một chỗ dựa vững chắc cho nền tài chính, là nơi tích lũy tài sản của người dân
và là một trong những nhu cầu bức thiết nhất của đời sống xã hội. Khi khủng
hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, thị trường thế giới co hẹp, thị trường BĐS càng
khẳng định là điểm tựa của nền kinh tế, nâng đỡ cho tổng nhu cầu tiêu dùng nội
địa, thu hút đầu tư, duy trì nhịp tăng trưởng và tạo thêm nhiều việc làm cho xã
hội. Đặc biệt, Đồng Nai là một TTBĐS đầy tiềm năng đang nằm trong “tầm
ngắm” của nhiều nhà đầu tư.

-

Có vai trị quan trọng và đã đóng góp nhiều như vậy cho nền kinh tế và xã hội,

nhưng cho đến nay, BĐS vẫn bị xem là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro.

-

Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của
TTBĐS là điều cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Page 2


Quản lý BĐS đô thị

2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu
a) Mục tiêu – Nội dung
-

Tìm hiểu thực trạng TTBĐS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đưa ra giải pháp để
thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường này.
b) Phương pháp nghiên cứu

-

Dựa vào các số liệu thống kê qua từng giai đoạn.

-

Dựa vào tài liệu báo chí và các trang web.

-


Quan sát thực tế.

II-

THỰC TRẠNG

1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh Đồng Nai
-

Đồng Nai có diện tích tự nhiên 5.860 km2, dân số khoảng 2,1 triệu người, là
một trong những tỉnh lớn và đông dân của Việt Nam. Lực lượng lao động trẻ
dồi dào, trình độ văn hóa khá, quen với tác phong cơng nghiệp, có khả năng tiếp
thu và thích nghi việc chuyển giao cơng nghệ để không ngừng nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh.
Đồng nai cũng tạo thuận
lợi cho các nhà đầu tư
tuyển dụng lao động từ các
địa phương khác trong
nước và tuyển lao động kỹ
thuật từ nước ngoài.

-

Đồng Nai nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm của phía
Nam, có một vai trị hết
sức quan trọng, là đầu mối
giao thơng của tồn vùng.
Đây chính là điều kiện
thuận lợi để Đồng Nai thu

hút vốn đầu tư trở thành
một trong những địa
phương có tốc độ phát triển
kinh tế nhanh trong cả
nước, có nền cơng nghiệp
phát triển hàng đầu tại Việt
Nam.
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai

Page 3


Quản lý BĐS đơ thị

-

Có địa hình lợi thế là:

 Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương
 Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận
 Phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh.
-

Do tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh, các nhà đầu tư dễ dàng đến tỉnh Đồng Nai
bằng nhiều phương tiện giao thông và sử dụng thuận tiện các tiện nghi sinh
hoạt, dịch vụ và cơng trình kỹ thuật hạ tầng khá phát triển của thành phố Hồ
Chí Minh.

-


Ngồi ra, đất đơ thị và đất xây dựng có độ cứng chịu nén tốt nên khơng tốn
nhiều chi phí san lấp, xử lý nền móng cơng trình; điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triển du lịch sinh thái và bất động sản du lịch.

2. Tình hình liên quan tới TTBĐS Đồng Nai
-

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng
Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Trong đó
Đồng Nai có điều kiện phát triển mạnh, do vị trí có các trục giao thông huyết
mạch giao lưu của các luồng hàng từ phía Bắc và phía Tây, đi qua Long Thành,
xuống phía Đơng - phía Nam ra cảng Vũng Tàu và Thị Vải. Vùng quy hoạch
cũng là nơi chuyển tiếp khách du lịch từ TP HCM, các tỉnh khác về Vũng Tàu,
Long Hải, Bình Châu và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên…

-

Mới đây, theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch TP HCM đến
năm 2030, tầm nhìn 2050, Đồng Nai được xác định là địa bàn quan trọng và sẽ
là vùng đô thị, công nghệ kỹ thuật cao, trung tâm dịch vụ, đào tạo - y tế, là vùng
cảnh quan sinh thái rừng quốc gia, cực đối trọng phía Đơng TP HCM; thành
phố Biên Hịa, sân bay quốc tế Long Thành và thành phố mới Nhơn Trạch có vị
trí quan trọng trong việc hình thành khơng gian đơ thị khoa học và công nghệ
cao, gắn kết chặt chẽ với khơng gian trung tâm Tp.HCM.

-

Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước. Theo quy hoạch đến cuối
năm 2010, Đồng Nai đã có tới 33 khu cơng nghiệp, làm tăng mạnh số lượng các

nhà đầu tư, các chuyên gia nước ngoài và một lực lượng lớn lao động Việt Nam
từ các tỉnh đổ về.

Page 4


Quản lý BĐS đô thị

-

Tốc độ tăng trưởng GDP của Đồng Nai ổn định và cao hơn 30-35% so với bình
quân cả nước, năm 2007 là 1.105 USD/người, năm 2008 tăng lên 1.316 USD
và năm 2009 lên tới gần 1.500 USD/người. Nguồn vốn FDI vào địa phương này
cũng tăng nhanh và ổn định, luôn đứng thứ 3 sau Tp.HCM và Hà Nội. Năm
2009, các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm 70% giá trị sản xuất cơng nghiệp
tồn tỉnh.

-

Theo thống kê, tổng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực
bất động sản ở Đồng Nai tăng đột biến trong ba năm 2007, 2008 và 2009. Riêng
hai năm 2007, 2008 lên tới 3,5 tỷ USD, trong đó, vốn đầu tư trong nước chiếm
36%, nước ngoài chiếm 64%.

-

Từ 2007 đến 2009, bất động sản du lịch được tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển nên
tại Đồng Nai, hàng loạt các dự án bất động sản du lịch đã được đầu tư với số
vốn hàng trăm triệu USD/dự án.


-

Theo Sở Xây dựng Đồng Nai, hiện nay tỉnh có hơn 260 dự án bất động sản
đang được triển khai với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD.

Page 5


Quản lý BĐS đô thị

3. Thực trạng TTBĐS Đồng Nai
a) Thuận lợi
-

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, trong trung hạn, thị trường bất
động sản Đồng Nai sẽ có tiềm năng vượt trội so với nhiều tỉnh thành khác. Có
nhiều yếu tố khiến thị trường bất động sản này hấp dẫn các nhà đầu tư, trong đó
có hàng loạt dự án giao thông trọng điểm ở Đồng Nai đã được khởi công và đưa
vào hoạt động như: Cầu Đồng Nai 2 đã thông xe năm 2010; khởi động dự án
mở rộng quốc lộ 51 thành 6 làn xe; cảng Phước An; sân bay quốc tế Long
Thành (động thổ vào năm 2015).

Dự án sân bay quốc tế Long Thành

-

Huyện Trảng Bom kết hợp huyện Long Thành, thành phố mới Nhơn Trạch và
TP.Biên Hòa được xác định là trung tâm cơng nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Với vị
trí nằm kế cận thành phố Biên Hòa, cửa ngõ đi vào TP HCM, Trảng Bom có
nhiều dự án lớn đi qua địa bàn như: dự án khu đô thị Gold Hill, đường cao tốc

TP HCM - Long Thành - Dầu Dây (dự kiến thông xe vào tháng 10/2013); tuyến
đường sắt Bắc - Nam; tuyến đường tránh TP Biên Hòa, cùng với việc quy
hoạch xây dựng 6 khu công nghiệp (Hố Nai 3, Sông Mây, Bàu Xéo 1, Bàu Xéo
2, Giang Điền, An Viễn); xây dựng 4 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
tập trung ở Hố Nai 3, Hưng Thịnh, Thanh Bình và An Viễn đã góp phần tạo nên
bước ngoặt quan trọng làm thay đổi kinh tế xã hội của tồn huyện Trảng Bom
nói riêng và của tỉnh Đồng Nai nói chung.

-

Dự án thành phố mới Nhơn Trạch hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển và góp
phần giải quyết các vấn đề đô thị.

Page 6


Quản lý BĐS đô thị

Quy hoạch tổng thể TP. Nhơn Trạch

Quy hoạch sử dụng đất thị xã Long Khánh

Page 7


Quản lý BĐS đô thị

Khu đô thị Gold Hill – Trảng Bom, Đồng Nai

Biệt thự đơn lập trong khu đô thị Gold Hill


Dự án khu đô thị TM-DL-DV Suối Son, huyện Trảng Bom

Page 8


Quản lý BĐS đơ thị

-

Chính những dự án trên đã giúp Đồng Nai kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam với các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long thông qua hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống cảng biển, hệ
thống đường sắt và sắp tới là đường hàng không. Đặc biệt hơn, trục phát triển
kinh tế Đông - Tây của TP Biên Hịa kéo dài đến Trung tâm hành chính tỉnh
Đồng Nai tại Long Thành sẽ càng tạo lực cho sự phát triển nơi đây.

-

Bên cạnh đó, nhiều cơng ty BĐS lớn như Tín Nghĩa, Sonadezi, Donacoop và
các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi như VinaCapital, Keppelland, Berjayar
…. đã cơng bố nhiều dự án BĐS lớn trong thời gian vừa qua, từ những khu dân
cư, khu đô thị mới đến các dự án căn hộ trung, cao cấp, trung tâm thương mại,
khu công nghiệp…Điều này cho thấy sức hấp dẫn của bất động sản Đồng Nai
đang thu hút được các nhà đầu tư đến từ TP.HCM.

 Tín hiệu lạc quan của thị trường BĐS Đồng Nai trong những năm tới. BĐS nơi
đây có tiềm năng lớn do giá khu vực này vẫn còn thấp so với các khu vực khác,
đồng thời hạ tầng giao thông đang được phát triển đồng bộ hơn. Và với các đặc
điểm thuận lợi trên, thị trường bất động sản Đồng Nai sẽ ngày càng sôi động và là

"Thị trường bất động sản tâm điểm năm 2012" của nhiều nhà đầu tư và dân cư khu
vực.

b) Bất cập
-

Xét về triển vọng phát triển dài hạn, thị BĐS Đồng Nai hơn hẳn so với khu vực
lân cận khác như Bình Dương. Tuy nhiên, khơng phải nhà đầu tư nào cũng an
tâm đầu tư vào BĐS ở Đồng Nai. Theo nhiều chuyên gia, thị trường BĐS Đồng
Nai từ đầu năm đến nay có hiện tượng “bùng nổ”. Thực tế ấy đang chứa lắm rủi
ro khi rất nhiều dự án dễ mua mà khó bán, nhất là với những dự án vị trí khơng
thuận lợi. Ngồi ra, các khu dân cư được giao dịch trên thị trường mà không có
người đến ở sẽ làm khách hàng nản.

-

Sự xuất hiện ồ ạt của "cò" đủ loại, từ nhà đầu tư nhỏ lẻ đến nhà đầu tư lớn đang
lấn át nhóm khách hàng có nhu cầu, cũng là điều bất ổn, và hiện tượng “thổi
giá” của “cò” làm thị trường BĐS mất ổn định.

-

Hiện nay, Đồng Nai chưa có nhiều các hoạt động giải trí thương mại và cơng
nghiệp tiện ích. Các dự án đa phần là rời rạc, thiếu tập trung, các dự án lớn chưa
thực sự triển khai. Ô nhiễm môi trường nặng nề là hệ quả của sự phát triển cơng
nghiệp và q trình đơ thị hóa nhanh chóng.

Page 9



Quản lý BĐS đơ thị

Thuyết trình về dự án đất nền tại Đồng Nai trên nền mặt bằng vừa được san lấp xong

-

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Tín Nghĩa,
thừa nhận ở thị trường Đồng Nai, chỉ những dự án có giá 200 - 300 triệu đồng
và đặc biệt có vị trí thuận lợi mới được khách hàng quan tâm. Bà Hương kỳ
vọng trong 1 - 2 năm nữa, khi hàng loạt dự án hạ tầng đồng loạt triển khai kết
nối giữa TP HCM - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu thì Đồng Nai sẽ phát triển
mạnh mẽ hơn.

-

Thị trường BĐS ở VN cịn thiếu tính chun nghiệp. Kênh bất động sản Đồng
Nai có lúc nóng lạnh bất thường do cơ chế chính sách cịn bất cập, như các
chính sách về đất đai, về cơ chế bồi thường, định giá đất, tín dụng… đã ảnh
hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản, có hiện tượng đầu cơ đất
nền và thiếu minh bạch:
+ Thủ tục về đất đai, thoả thuận quy hoạch, phê duyệt dự án quá phức tạp,
kéo dài qua nhiều cấp. Bình qn ở VN, cơng tác chuẩn bị đầu tư kéo dài
từ 2 – 3 năm, trong khi ở Thái Lan chỉ mất 5 tháng.
+ Hầu hết dự án BĐS vẫn phải theo cơ chế “xin – cho”, điều chỉnh quy
hoạch. Chưa có cơ chế cung cấp thơng tin thị trường BĐS một cách hữu
hiệu. Do đó, nhà đầu tư cịn gặp nhiều trở ngại và khơng bình đẳng trong
việc tiếp cận dự án phát triển nhà ở và khu đơ thị mới, người dân cũng
khó khăn khi tìm mua trực tiếp nhà ở.
+ Bên cạnh đó, do lợi nhuận cao (thực hiện dự án đầu tư chung cư có thể
đạt lợi nhuận 100 – 200%) nên nhiều cơng ty, tập đồn lớn tập trung đầu

tư vào lĩnh vực BĐS, hầu hết các ngân hàng đều thành lập quỹ hoặc cơng
ty kinh doanh BĐS, dẫn tới tình trạng đầu tư nội bộ rất khó kiểm sốt.
Việc cho vay dễ dãi lại tập trung vào một phân khúc thị trường hẹp làm
tăng đầu cơ, tạo cầu ảo làm mất ổn định thị trường....
Page 10


Quản lý BĐS đô thị

-

Nhiều doanh nghiệp bất động sản còn vướng mắc trong khâu huy động vốn, lãi
suất cho vay cao.

-

Thuế bất động sản hiện nay quá cao, khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên,
buộc họ phải cộng dồn vào giá bán, khiến giá nhà đất bị đội lên…

Nhà đầu tư nên cần thận trọng khi "lướt sóng" nhà đất ở Đồng Nai.

III-

CƠ SỞ CHO GIẢI PHÁP

1. Cơ sở khoa học
Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam, thị
trường bất động sản khốn khó như hiện nay là một hệ quả tất yếu:
-


Thị trường BĐS vẫn ở cấp độ thấp, các yếu tố cấu thành nên thị trường như: Chủ
thể (các Luật, văn bản Luật, các chính sách trong cơng tác quản lý đất đai,…);
Khách thể (Các đối tượng trực tiếp tham gia giao dịch BĐS); Môi giới, trung gian
trong hoạt động BĐS;… chưa hoàn thiện. Việc hạn chế chủ đầu tư phân lô, bán
đất nền hay thu tiền trước của người mua đã đẩy các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực BĐS phải phụ thuộc quá nhiều vào các tổ chức tín dụng. Đặc biệt,
khi các dự án BĐS thường được triển khai trong dài hạn thì vốn vay của các tổ
chức tín dụng thường là trung và ngắn hạn nên tình trạng đói vốn là hồn tồn dễ
hiểu cho dù các dịng vốn có được khơi thơng phần nào.

-

Việc mua bán các sản phẩm BĐS tại các dự án cho đến nay vẫn chưa đi vào
quy củ, Nhà nước vẫn chưa quản lý được.

Page 11


Quản lý BĐS đô thị

-

Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định các chủ đầu tư không
được huy động vốn của bên mua khi chưa hồn thành móng nhưng trong thực
tế, các bên vẫn giao dịch thơng qua các hợp đồng góp vốn, hợp đồng vay tiền…
để mua các sản phẩm từ khi dự án được hình thành. Thậm chí, có nhiều trường
hợp, khi mà dự án còn nằm trên “giấy”, chủ đầu tư đã tiến hành huy động vốn,
góp vốn,…
 Vì vậy, cần xem lại cách quản lý của Nhà nước cũng như các bộ Luật đã ban
hành có thực sự phù hợp với tình hình thị trường BĐS hiện nay khơng.


2. Cơ sở thực tiễn
-

Thành lập hiệp hội BĐS Đồng Nai: để giúp kênh BĐS Đồng Nai minh bạch
hơn. Theo ông Nguyễn Thanh Lâm - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng
Nai - hiệp hội sẽ gắn kết doanh nghiệp, nhà đầu tư, các sàn giao dịch bất động
sản, các cơ quan quản lý nhà nước, các sở ban ngành lại với nhau để tạo ra một
tiếng nói đồng thuận trong việc phản biện, cơng khai các cơ chế chính sách,
minh bạch trong hoạt động thị trường.... Mặt khác đáp ứng các nhu cầu về bất
động sản của nhiều đối tượng từ thu nhập cao đến thu nhập trung bình, thấp
trong tỉnh. Sau các phản biện về những chính sách bất cập, hiệp hội cũng sẽ có
các đề xuất về cơ chế chính sách làm sao cho hài hịa lợi ích giữa nhà đầu tư,
người thụ hưởng và quản lý nhà nước. Cịn trước mắt, sau khi ra đời, mục đích
hoạt động hiệp hội sẽ bám sát vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, định hướng phát triển nhà ở của địa phương 2008-2015, bám sát
vào chương trình phát triển nhà ở tồn quốc, trong đó có Đồng Nai.

IV-

GIẢI PHÁP

1. Quan điểm
-

Minh bạch - công bằng - lợi nhuận - phát triển bền vững.
Tạo lập được một TTBĐS minh bạch, cạnh tranh cơng bằng, có lợi nhuận cho
nhà đầu tư, phát triển TTBĐS Đồng Nai và thúc đẩy các thị trường khác cùng
phát triển bền vững.


2. Mục tiêu
-

Đề ra các giải pháp giúp tháo gỡ các vấn đề còn tồn tại của TTBĐS Đồng Nai,
tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển lâu dài của thị trường này.
Thông qua việc nghiên cứu TTBĐS, xem xét lại để hồn thiện hệ thống luật
pháp, các thủ tục hành chính, thuế, lãi suất cho vay…

Page 12


Quản lý BĐS đô thị

3. Các giải pháp
a) Trước mắt
-

Ủng hộ việc thành lập Hiệp hội BĐS Đồng Nai.

-

Bên cạnh đó, việc triển khai đồng bộ cơ sở hạ tầng gắn liền với các dự án là một
yếu tố tiên quyết, trong đó phải tính đến cả việc xây dựng các dự án giao thông
phụ là các đường nhỏ, đường nội bộ bên cạnh các tuyến giao thông huyết mạch.

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu về bất động sản, hệ thống dữ liệu này do cơ quan tài
nguyên, cơ quan xây dựng thiết lập và được đưa vào sử dụng chung cho các cơ
quan nhà nước có nhu cầu. Đây là một mơ hình quản lý thơng tin về bất động

sản.
b) Lâu dài

-

Cơ chế chính sách về đất đai, bất động sản tuy ban hành nhiều nhưng do sự vận
động liên tục của thị trường bất động sản nên cơ chế chính sách cũng phải liên
tục điều chỉnh để bám sát thị trường, đưa thị trường phát triển phù hợp, lành
mạnh, bền vững. Thị trường BĐS là một thị trường đặc biệt và có ảnh hưởng tới
rất nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác của nền kinh tế, do đó, các Luật, chính
sách, văn bản quy phạm phải được thay đổi kịp thời, tránh tình trạng “chạy
theo”.

-

Cần điều chỉnh về lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp
phát triển, kinh doanh bất động sản. Ổn định lãi để cho người làm bất động sản,
kinh doanh bất động sản tính tốn được hiệu quả về đầu tư và có chiến lược đầu
tư lâu dài. Vì kinh doanh bất động sản phải kéo dài nhiều năm và phải sử dụng
nguồn vốn lớn, dài hạn. Vốn bất động sản sử dụng từ nhiều nguồn, vốn tự có,
cá nhân, đầu tư trong nước, nước ngồi, các tổ chức chính trị xã hội tham gia
đầu tư… Tuy nhiên, để thị trường thơng suốt, ổn định, phát triển bền vững thì
cần có cơ chế chính sách rõ ràng về huy động vốn.

Page 13


Quản lý BĐS đô thị

V-


KẾT LUẬN
1. Kết luận

-

TTBĐS Đồng Nai tuy có nhiều tiềm năng phát triển và có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế và xã hội, nhưng vẫn còn nhiều bất cập và tiềm ẩn nhiều rủi
ro. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cơ chế chính sách còn nhiều bất cập. Việc
đưa ra giải pháp và việc thực hiện phải được tiến hành song song, nghiêm túc,
tránh tình trạng rề rà, lý thuyết sng thì mới có thể nhanh chóng giải quyết
được những vướng mắc hiện nay của TTBĐS tỉnh Đồng Nai.
2. Kiến nghị

-

-

Nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và có sự sửa đổi cơ chế chính sách BĐS phù hợp,
kịp thời.
Đồng thời, việc cơng bố quy hoạch tổng thể, chi tiết của từng khu vực gắn
với dự án cũng là một yếu tố giúp các nhà đầu tư dễ cân nhắc, lựa chọn và
quyết định đúng đắn.
Kiểm sốt tình trạng đầu tư nội bộ của các tập đồn, cơng ty lớn để tránh nạn
đầu cơ và tạo sự cơng bằng cho TTBĐS.
Kiểm sốt tình trạng “cị” BĐS để tránh tình trạng “thổi giá” làm mất ổn định
thị trường.
Cần điều chỉnh lại giá thuế BĐS hợp lý.

Tài liệu tham khảo

Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 và Nghị định 120/2010/NĐ-CP
ngày 30/12/2010 về Thuế BĐS.
Báo Dân Trí.
Báo Thanh Niên.
 /> /> /> />
Page 14


Quản lý BĐS đô thị

Phụ lục

Thống kê các tuyến đường quy hoạch mở mới

Cơ cấu diện tích đất ở qua các năm tại tỉnh Đồng Nai

Page 15


Quản lý BĐS đơ thị

Diện tích đất ở của tỉnh Đồng Nai

Cơ cấu diện tích quy hoạch các nhóm đất chính
tỉnh Đồng Nai năm 2010

Cơ cấu diện tích đất giao thông qua các năm của tỉnh Đồng Nai

Biểu đồ dân số Thành thị - Nông thôn qua các năm của tỉnh Đồng Nai


Page 16



×