Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

BÁO CÁO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG QUẬN 7 ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.59 MB, 126 trang )





BÁO CÁO
THUYẾT MINH TỔNG HỢP

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG
QUẬN 7 ĐẾN NĂM 2020









i
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1- MỞ ĐẦU 1
I- SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH. 1
II- CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ QUY HOẠCH: 1
II.1- Các cơ sở pháp lý 1
II.2- Các nguồn tài liệu, số liệu 3
II.3- Các cơ sở bản đồ 3
III- MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN 4
III.1- Mục tiêu 4
III.2- Nhiệm vụ đồ án 4
CHƯƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG 5


I- VỊ TRÍ VÀ QUY MÔ NGHIÊN CỨU. 5
I.1- Vị trí: 5
I.2- Quy mô: 5
II- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI KHU VỰC: 6
II.1- Điều kiện tự nhiên 6
II.2- Các đặc điểm nổi trội khu vực 7
III- HIỆN TRẠNG DÂN SỐ LAO ĐỘNG VÀ ĐẤT ĐAI: 8
III.1- Hiện trạng dân số và lao động: 8
III.2- Hiện trạng sử dụng đất: 9
IV- CƠ SỞ KINH TẾ KỸ THUẬT: 11
V- HẠ TẦNG XÃ HỘI: 11
V.1- Nhà ở: 11
V.2- Công trình công cộng: 12
V.3- Công viên: 13
VI- HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 13
VI.1-Giao thông: 13
VI.2- Chuẩn bị kỹ thuật: 15
VI.3- Cấp nước: 15
VI.4- Cấp điện và chiếu sáng đô thị: 16
VI.5- Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: 18
VII- PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ: 18
VII.1- Hiện trạng chất lượng môi trường: 18
VII.2- Các vấn đề môi trường của quận: 21
VII.3- Các khu vực dễ bị tác động trong đô thị: 22
VII.4- Những khuyến cáo về tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trường: 23
VII.5- Nội dung bảo vệ môi trường cần giải quyết: 24

ii
VIII– ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP 24
VIII.1- Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đô thị. 24

VIII.2- Thực trạng phát triển của đô thị 25
VIII.3- Đánh giá chung các dự án quy hoạch xây dựng đã, đang triển khai trên địa bàn 26
CHƯƠNG 3. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 29
I- ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ: 29
I.1- Các quan hệ nội, ngoại vùng 29
I.2- Cơ sở kinh tế-kỹ thuật tạo thị 29
I.3- Tiềm năng khai thác quĩ đất xây dựng đô thị 29
II- TÍNH CHẤT VÀ CHỨC NĂNG ĐÔ THỊ: 30
III- QUY MÔ DÂN SỐ LAO ĐỘNG XÃ HỘI: 30
III.1- Dự báo quy mô dân theo quyết định duyệt 1999: 30
III.2- Dự báo quy mô dân số của Quận 7 đến năm 2020: 30
III.3- Dự kiến phân bố dân cư: 31
III.4- Dự kiến lao động: 32
IV- QUY MÔ ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ: 32
V- CÁC CHỈ TIÊU, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT: 33
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 35
I- TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG: 35
II- ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG: 37
II.1- Các phương án chọn đất 37
II.2- Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng: 38
III- ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN: 48
III.1- Hướng tổ chức không gian: 48
III.2- Thiết lập quy định kiểm sóat các vùng kiến trúc cảnh quan và xác định các khu vực đặc
trưng cần kiểm soát. 49
IV- ĐINH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆTHỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT: 55
IV.1- Chuẩn bị kỹ thuật. 55
IV.2- Giao thông: 59
IV.3-Cấp nước: 64
IV.4- Cấp điện và chiếu sáng đô thị: 82
IV.5- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: 85

IV.6- Đánh giá môi trường chiến lược: 91
CHƯƠNG 5. QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU 101
(GIAI ĐOẠN TỪ 5-10 NĂM) 101
I- MỤC TIÊU 101
II- QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, PHÂN KHU CHỨC NĂNG VÀ XÁC ĐỊNH
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH CHỦ YẾU 101
III- CHƯƠNG TRÌNH HÓA CÁC MỤC TIÊU CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ: . 103
IV - KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ, PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 104

iii
CHƯƠNG 6. CÁC ĐỀ XUẤT YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG . 105
I- ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG: 105
I.1- Phân vùng quản lý quy hoạch kiến trúc-cảnh quan 105
I.2- Quản lý chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường đến cấp khu vực.106
II- QUY CHẾ QUẢN LÝ KIỂM SOÁT . 107
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 108
CHƯƠNG 8. PHỤ LỤC 109









1
CHƯƠNG 1- MỞ ĐẦU

I- SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH.

Quận 7 được chính thức thành lập từ 01/04/1997 trên cơ sở tách ra từ huyện Nhà
Bè cũ. Sau hai năm, đồ án Quy hoạch chung Quận 7 đến năm 2020 đã được Ủy ban
nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2131/QĐ-UB-QLĐT ngày 14 thánh
04 năm 1999. Sau hơn mười năm thành lập, phát triển đi lên mạnh mẽ và sau hơn tám
năm thực hiện quy hoạch chung, Quận 7 đã thu được những thành quả đáng khích lệ
với điểm nổi bật là một trong vài quận của thành phố có tốc độ đô thị hóa cao, hấp
dẫn, đang thu hút rất nhiều cư dân mới tới sinh sống và lập nghiệp.
Tuy nhiên sau một thời gian khá dài thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch
chung được phê duyệt, Quận 7 cần thiết điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảm
bảo đúng định hướng phát triển trong những năm tiếp theo với những lý do cơ bản sau:
1- Định hướng phát triển kinh tế quận là Công nghiệp – dịch vụ – thương mại và
tiểu thủ công nghiệp nhưng cơ cấu kinh tế quận quản lý là thương mại – dịch vụ –
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó tăng dần tỷ trọng của các khu vực dịch
vụ, thương mại, xây dựng (theo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận 7 lần III
nhiệm kỳ 2 từ 2005-2010).
2- Thành phố đang chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh cục bộ một số khu, cụm
công nghiệp trong đó có khu công nghiệp Phú Mỹ thuộc phường Phú Thuận, Quận 7
cũng làm thay đổi chức năng sử dụng đất theo hướng giảm diện tích công nghiệp.
3- Vấn đề di dời hệ thống cảng biển dọc sông Sài Gòn, Nhà Bè (cảng Tân Thuận,
rau quả, Lotus) di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ô nhiễm và
việc giải tỏa di dời tại một số khu vực phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ
tầng kỹ thuật chính của thành phố như mở đường, làm cầu đã làm thay đổi quy hoạch
chung được phê duyệt trước đây.
4- Quận 7 đã thay đổi vị trí đặt trung tâm hành chính và một số trung tâm thương
mại xác định từ quy hoạch năm 1999 đến nay không còn phù hợp. Vấn đề phát triển
quỹ nhà ở xã hội, phục vụ tái định cư và tăng cường quỹ đất dành cho hạ tầng xã hội
cũng như việc phát triển bền vững, bảo vệ được môi trường; cảnh quan đòi hỏi sự
nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng.
Với những yêu cầu mới đặt ra đã làm thay đổi định hướng hướng phát triển
không gian cũng như sử dụng đất trên địa bàn. Quy hoạch chung Quận 7 được duyệt

năm 1999 không còn phù hợp, cần điều chỉnh nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc
kêu gọi đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội.

II- CÁC CĂN CỨ THIẾT KẾ QUY HOẠCH:
II.1- Các cơ sở pháp lý
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
 Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;

2
 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009
 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
 Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
 Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy
hoạch xây dựng.
 Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2025.
 Quyết định số 2131/QĐ-UB-QLĐT ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về việc duyệt quy hoạch chung xây dựng Quận 7.
 Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí
Minh – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu (nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
 Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
 Quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 31/7/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố

Thành phố về duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020, có tính đến năm 2025 và Quyết định số 4809/QĐ-UBND
ngày 22/10/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
xây dựng các cụm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, có tính đến năm
2025.
 Quyết định số 5665/ QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân
dân thành phố về việc duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung quận 7, thành phố Hồ
Chí Minh.
 Nghị quyết số 25/2008/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng
nhân dân quận 7 về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị quận 7 đến năm
2020.
 Biên bản số 3087/SQHKT-UBND ngày 29 tháng 08 năm 2008 của Sở Quy
hoạch - Kiến trúc và Ủy ban nhân dân quận 7 về việc Thống nhất các nội dụng liên quan
triển khai thực hiện Quyết định số 135/2007/QĐ-UB ngày 08/12/2007 của Ủy ban nhân
dân thành phố.
 Văn bản số 2565/UBND-CNN ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh về việc ngầm hóa đường dây cao thế 110kV trong phạm vi
phường Phú Mỹ quận 7.
 Văn bản số 1236/SQHKT-QHC ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Sở Quy hoạch -
Kiến trúc về việc góp ý đồ án điều chỉnh quy hoạch chung quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
phần kiến trúc và giao thông.
 Văn bản số 307/SGTVT-KH ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Sở Giao thông Vận
tải về góp ý đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 7 đến năm 2020.

3
 Văn bản số 481/ SCT-QLNL ngày 12 tháng 02 năm 2010 của Sở Công thương về
góp ý đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 7 đến năm 2020.
 Văn bản số 1381/SCT-QLNL ngày 15 tháng 5 năm 2010 của Sở Công thương về
việc ngầm hóa đường dây cao thế 110kV trong phạm vi phường Phú Mỹ quận 7.
 Văn bản số 05/SGTVT-VTĐB ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Sở Giao thông

Vận tải về cung cấp thông tin quy hoạch về hệ thống bến bãi vận tải đường bộ trên địa bàn
quận 7 theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ.
 Thông báo số 1491/TB-SQHKT ngày 03 tháng 6 năm 2011 của Sở Quy hoạch –
Kiến trúc về Nội dung kết luận cuộc họp về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
quận 7.
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban
hành theo Quyết định số 04/2008/ QĐ - BXD ngày 03 tháng 04 năm 2008.
 Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và
Đồ án quy hoạch xây dựng;

II.2- Các nguồn tài liệu, số liệu
 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII.
 Văn kiện Đại hội Đảng bộ Quận 7 lần thứ III nhiệm kỳ 2005 – 2010 và lần thứ IV
nhiệm kỳ 2010 – 2015 .
 Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đang thực hiện đến năm 2025 và Điều
chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp.
 Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật như giáo dục,
y tế, thể dục thể thao, văn hóa thông tin, thương mại dịch vụ, cây xanh, giao thông.
 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đai đến năm
2020 của Quận 7.
 Các đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết các phường đã được phê duyệt.
 Niên giám thống kê qua các năm của Cục thống kê Thành phố và Phòng Thống
kê Quận 7.
 Căn cứ vào các tài liệu, số liệu hiện trạng do Ủy ban nhân dân và các phòng ban
ngành thuộc Quận 7 cung cấp và các dự án đầu tư xây dựng.
 Các văn bản, quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
về Quy hoạch xây dựng …


II.3- Các cơ sở bản đồ
 Bản đồ hiện trạng Quận 7 do Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh cung cấp.

4
 Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất Quận 7 năm 2020 được Ủy ban nhân dân thành
phố phê duyệt năm 1999.
 Các bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000; 1/500 trên địa bàn quận
7 đã được phê duyệt.

III- MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
III.1- Mục tiêu
 Xây dựng cho quận một đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị có tính khả thi
cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện về kinh tế và xã hội. Khắc phục được
những bất cập quy hoạch chung đã được phê duyệt trước đây.
 Định hướng phát triển không gian và xác định phân khu chức năng hợp lý để khai
thác quỹ đất xây dựng có hiệu quả nhất vừa đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội và giữ
gìn được cảnh quan, môi trường bền vững.
 Tổ chức được các khu chức năng đô thị mang tính đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội, đáp ứng được nhu cầu phát triển.
 Phục vụ tốt cho công tác quản lý và phát triển đô thị một cách hài hòa, theo đúng
quy hoạch được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư phát triển đồng
bộ, hạn chế phát triển tự phát.

III.2- Nhiệm vụ đồ án
 Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, hiện trạng xây dựng, kinh tế xã hội, hạ
tầng kỹ thuật, từ đó định hướng phát triển không gian đô thị theo các giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội của quận và phù hợp với tổng thể phát triển chung của Thành phố.
 Khớp nối được các đồ án quy hoạch chi tiết các phường, các dự án đầu tư đã
được duyệt trong tổng thể quy hoạch chung của Quận.

 Xác định cơ cấu phân khu chức năng sử dụng đất hợp lý phục vụ cho việc phát
triển đô thị, quỹ đất giành cho đầu tư các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.
Thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các khu vực xung quanh, đảm bảo sự phát triển lâu dài
của khu vực.
 Xác định tính chất, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quy mô về dân số và quỹ đất phát
triển đô thị cho từng giai đoạn phát triển ngắn hạn đến năm 2010, 2015 và giai đoạn dài
hạn đến năm 2020.
 Đáp ứng yêu cầu gìn giữ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, trên cơ sở tổ chức hợp
lý môi sinh và bảo vệ môi trường. Tạo môi trường sống tốt, thỏa mãn các nhu cầu vật chất
và tinh thần ngày càng cao.
 Thể hiện nội dung thiết kế đô thị và quản lý xây dựng theo định hướng bố cục
không gian đô thị.
 Đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu nhằm hướng tới xây dựng phát triển
Quận bền vững.


5
CHƯƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

I- VỊ TRÍ VÀ QUY MÔ NGHIÊN CỨU.
I.1- Vị trí:
Quận 7 nằm về phía Nam của Thành phố, ranh giới tiếp giáp như sau:
 Phía Đông : giáp quận 2 và tỉnh Đồng Nai.
 Phía Tây : giáp quận 8 và huyện Bình Chánhh.
 Phía Nam : giáp huyện Nhà Bè.
 Phía Bắc : giáp quận 4 và quận 2.


I.2- Quy mô:
Quy mô diện tích đất quy hoạch điều chỉnh mới: 3.546,79 ha, so với diện tích quy

hoạch được duyệt tại Quyết định số 2131/QĐ-UB-QLĐT ngày 14 tháng 04 năm 1999
của Ủy ban nhân dân thành phố là: 3.576 ha, chênh lệch 29,21 ha.
Quận 7 chia làm 10 phường: phường có diện tích lớn nhất là phường Phú Thuận
(847,54 ha) và phường nhỏ nhất là phường Tân Quy (85,755 ha).



6


II- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM NỔI TRỘI KHU VỰC:
II.1- Điều kiện tự nhiên
 Khí 
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất
chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều, trong năm có 02 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: từ tháng V đến tháng XI;
- Mùa khô: từ tháng XII đến tháng IV năm sau.
Mùa mưa có gió Tây- Tây Nam thổi với vận tốc 3,6 m/s. Gió Đông - Đông Bắc
thổi từ tháng 11 đến tháng 2, vận tốc trung bình 2,4 m/s.
Theo số liệu của đài khí tượng thủy văn đặc điểm khí hậu như sau:
- Nhiệt độ trung bình 27
0
C, biên độ nhiệt dao động giữa ngày và đêm từ 5
0
C

- 10
0
C;
- Độ ẩm biến thiên theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt, độ ẩm trung bình là

79,5%;
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 2163 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng
6, 7, 8 và 9.
 
Quận 7 có địa hình tương đối phẳng, thấp; bị chia cắt bởi khá nhiều sông rạch nối
với nhau; hướng đổ dốc không rõ rệt.

7
Phần lớn diện tích đã đưa vào xây dựng nhà ở và các công trình khác. Các khu
vực còn đất trống chưa xây dựng là khu vực phía tây dọc sông Ông Lớn; khu vực
phía nam dọc sông Ông Đội; khu vực phía đông dọc sông Nhà Bè; khu vực thuộc
phường Tân Thuận Tây.
Cao độ mặt đất nhìn chung thấp dưới 2,0m và phổ biến là cao độ từ 0,2m đến
2,26m. Riêng khu vực Phú Mỹ Hưng có cao độ từ 2,0m đến 2,77m.
( cao độ Quốc gia ).
 
Khu vực chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều trên biển Đông qua sông
Sài Gòn và sông Nhà Bè. Theo số liệu quan trắc tại trạm Nhà Bè, mực nước cao nhất
(H
max
) và mực nước thấp nhất (H
min
) tương ứng với các tần suất khác nhau như sau:

Tần suất
1%
10%
25%
50%
75%

99%
Hmax
1,51
1,39
1,34
1,30
1,27
1,24
Hmin
-2,03
-2,22
-2,32
-2,41
-2,49
-2,64
Mực nước cao tính toán từ 1,32m đến 1,57m.
 
Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét,
trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ,thường có màu đen, xám đen. Sức chịu tải của nền đất
thấp, từ 0,3kg/cm² đến nhỏ hơn 0,7kg/cm². Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt
đất khoảng 0,5m.
 
Quận 7 được thành lập theo Nghị định 03/CP ngày 01/04/1997 của Thủ tướng
Chính phủ từ 05 xã phía Bắc và một phần Thị trấn Nhà Bè với diện tích là 3.576 ha.
Trong đó, đất chuyên dùng và xây dựng chiếm 1.171,34 ha, đất nông nghiệp là 1.368,9
ha, phần còn lại là diện tích sông, kênh rạch.
Từ xuất phát điểm là vùng nông thôn, một trong những vùng nghèo của thành
phố Hồ Chí Minh, sau gần 10 năm chia tách thành lập Quận đến nay, quận 7 đã có
những bước chuyển mình đáng kể trong quá trình đô thị hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế chung của Quận đạt 21,08% cao hơn so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân

đưa ra 10,11% (chỉ tiêu 11%), cụ thể thương mại – dịch vụ - vận tải đạt mức tăng
trưởng bình quân 10,11%/năm (chỉ tiêu 9,97%), công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
20,46%/năm (chỉ tiêu 15%).

II.2- Các đặc điểm nổi trội khu vực
 Cảnh quan đô thị:
Đặc trưng của quận 7 là có rất nhiều sông rạch lớn nhỏ, đây là một thế mạnh cho
cảnh quan môi trường trên địa bàn Quận. Những mảng cây xanh và mặt nước hiện hữu
có thể tái tạo, xây dựng thành các công viên, sân golf, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu
vui chơi, và liên kết cảnh quan thiên nhiên đặc sắc dọc theo các thuỷ lộ và sông
nước trên địa bàn Quận, gắn kết hài hòa với khu Nam Sài Gòn, sẽ tạo thành một quần
thể cảnh quan có giá trị kinh tế và môi trường.

8
 Vị trí: Lợi thế về vị trí địa lý là quận mới gần Trung tâm thành phố, cửa ngõ
phía Nam hướng ra biển Đông. Sông Sài Gòn, sông Nhà Bè cảnh quan đẹp.
 Kinh tế trên đà phát triển với khu chế xuất và cảng.
 Hình thái, cấu trúc không gian kiến trúc:
+ Đặc tính đô thị:
* Đô thị mới phát triển: Chuyển hóa từ huyện sang quận, từ nông
thôn thành đô thị mới được 13 năm (từ 1997 – 2010).
* Đô thị sông nước: Đặc trưng của quận là nhiều sông rạch liên
thông và chịu ảnh hưởng của nhật triều (nguồn nước nhiễm phèn).
+ Các khu chức năng và công trình kiến trúc:
* Kiến trúc pha trộn:
- Giữa cũ và mới.
- Giữa các loại hình công trình như nhà ở đơn lập, liên kế, chung cư.
Chất lượng các công trình không cao hệ số sử dụng đất và tầng cao thấp.
* Các khu chức năng:
- Đan xen nhau giữa khu ở, sản xuất; dịch vụ thương mại.

- Hình thành khu đô thị văn minh hiện đại có chức năng trung tâm tài
chính thương mại quốc tế, dịch vụ, quy mô dân số khoảng 100.000 người, khách vãng
lai 500.000 người.
- Có khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (Khu A đô thị mới Nam thành phố)
có quy mô tương đối lớn trên 400 ha được đầu tư xây dựng bài bản, đang từng bước
hoàn chỉnh và được công nhận là khu đô thị kiểu mẫu.
+ Cây xanh, cảnh quan, môi trường:
* Cây xanh công viên cảnh quan: Có quỹ đất; có nhiều khu vực cảnh
quan đặc trưng nhưng chưa được khai thác.
* Môi trường: Môi trường còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống của người dân.

III- HIỆN TRẠNG DÂN SỐ LAO ĐỘNG VÀ ĐẤT ĐAI:
III.1- Hiện trạng dân số và lao động:
 Theo số liệu thống kê dân số trên địa bàn qưận, hiện trạng dân số năm 2010 của
quận 7 là :267.061 người, tăng 72.727 người so với năm 2006 (194.334 người).
 Trong thời gian qua, tốc độ gia tăng chung bình quân hằng năm của dân số quận
7 trong giai đoạn 1997 - 2010 là 8,6%, trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,1% và tỷ lệ tăng
cơ học khoảng 7,5%.
 Theo thống kê ngày 30/6/2010 dân số quận 7 là 267.061 người, trong đó dân số
thuộc diện KT1, KT2: 155.942 người, chiếm 58,4%; KT3, KT4: 111.119 người chiếm
41,6%, 03 phường có dân nhập cư nhiều nhất là phường Bình Thuận (KT3, KT4: 64%),
Tân Thuận Đông (KT3, KT4: 51%), Tân Thuận Tây (KT3, KT4: 47,3%). Tình trạng dân

9
nhập cư tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về nhà ở, đi lại, học hành, chăm sóc sức khỏe tăng
theo, nhưng hệ thống hạ tầng hiện nay chưa thể đáp ứng.
 Về phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân trên địa bàn quận 7 là 75 người/ha,
các phường gần trung tâm thành phố có mật độ dân số cao. Phường có mật độ dân số cao
nhất là phường Tân kiểng (291 người/ha) gấp 9 lần phường có mật độ dân số thấp nhất là

phường Tân Phong (31 người/ha).
 Dân số trong độ tuổi lao động quận 7 thời gian qua có xu hướng tăng nhanh, năm
2002 chiếm 51,2% và năm 2006 chiếm 61,0% so với tổng số dân, nguồn lao động tăng
nhanh là một trong những thế mạnh về nhân lực để phát triển quận. Hiện có 114.269
người trong độ tuổi lao động, trong đó có 70.550 người tham gia làm việc trong các ngành
kinh tế quốc dân chiếm 61,7% nguồn lao động, người đang đi học 13,9% , nội trợ 15,1%
và người chưa có việc làm (9,2%). Về giải quyết việc làm, trong năm qua đã giới thiệu và
giải quyết việc làm cho 15.829 lượt lao động/năm, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
chiếm 28%, tỷ lệ lao động chưa có việc làm giảm còn 6%.
HIỆN TRẠNG DÂN SỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7 PHÂN THEO PHƯỜNG
Số
TT
Tên phường
Diện tích
(ha)
Số dân
Số dân
tăng
1997-
2010
(người )
Mật độ
dân số
năm
2010
(người/
ha)
Năm
1997
(người )

30/12/
2006
(người )
30/6/
2010
(người )
1
Phường Phú Mỹ
394,78
6.674
12.338
16.713
10.039
42
2
Phường Phú
Thuận
847,54
6.828
17.417
28.885
22.057
34
3
Phường Tân Phú
428,59
6.892
17.298
22.320
15.428

52
4
Phường Tân
Thuận Đông
755,35
12.228
22.960
35.839
23.611
47
5
Phường Bình
thuận
162,37
6.083
27.129
34.394
28.311
212
6
Phường Tân
Thuận Tây
105,20
14.365
22.216
29.713
15.348
282
7
Phường Tân

Kiểng
99,67
12.846
21.119
28.984
16.138
291
8
Phường Tân Quy
85,76
9.265
18.567
23.767
14.502
277
9
Phường Tân
Phong
447,70
2.757
9.632
13.979
11.222
31
10
Phường Tân Hưng
219,84
13.020
25.658
32.467

19.447
148

Toàn quận
3.546,79
90.958
194.334
267.061
176.103
75
Nguồn: Niên giám thống kê 1997 và bảng thống kê dân số 30/12/2006, 30/6/2010 của
Phòng Thống Kê quận 7

III.2- Hiện trạng sử dụng đất:
Quận 7 có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.546,79 ha, chiếm 1,7% diện tích toàn
thành phố Hồ Chí Minh.Trong đó diện tích mặt nước là 889,43 ha chiếm 25,08 % diện
tích toàn quận.

10
Trong những năm qua tình hình sử dụng đất có những biến đổi mạnh, theo xu hướng
giảm nhanh diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, mặt nước do phát triển các dự án
khu dân cư, phát triển hệ thống giao thông, còn do việc chuẩn hóa lại số liệu theo đợt
kiểm kê định kỳ của năm 2005. Năm 1997 đất nông nghiệp chiếm 1.369 ha, đến nay là
294,4 ha, giảm 1.074,6 ha, bình quân mỗi năm giảm khoảng 90 ha. Trong đó:
 Đất công nghiệp - kho tàng: Quy mô tăng, hiện chiếm khoảng 483,35 ha, tăng
91,55 ha so với năm 1997 (391,8 ha). Trong thời gian qua, khu chế xuất Tân Thuận thu
hút các nhà đầu tư do lợi thế về mặt giao thông bộ, giao thông thủy và đã được đầu tư
đồng bộ cơ sở hạ tầng, còn khu vực Phú Thuận ít thu hút được đầu tư do giá đất cao, cơ sở
hạ tầng chưa được đầu tư.
 Đất ở: 1267,27 ha chiếm 35,7% tổng diện tích đất tự nhiên, so với hiện trạng năm

1997 đã tăng 901,02 ha.
 Đất công trình công cộng: Chiếm 37,99 ha, bình quân1,4 m²/người.
 Đất giao thông: chiếm 404,35 ha tăng 198,75 ha so với năm 1997 (205,6 ha).
Trong đó giao thông đối nội chiếm 289,5 ha, giao thông đối ngoại chiếm 114,85 ha.
 Đất công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng: Chiếm 16,51 ha gồm trạm điện, hành
lang kỹ thuật, nghĩa địa. So với năm 1997 (5 ha) tăng 11,51 ha.
Ngoài ra trên địa bàn còn có các loại đất khác như: Đất an ninh quốc phòng 23,01
ha, đất nông nghiệp, sông rạch …
(Bảng hiện trạng quỹ đất trên địa bàn quận 7 xem phụ lục 1).


11
IV- CƠ SỞ KINH TẾ KỸ THUẬT:
 Tăng trưởng kinh tế: Trong những năm qua (giai đoạn 2005-2010) tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất bình quân tăng 18,26%/năm. Cơ cấu kinh tế do Quận quản lý
chuyển dịch đúng định hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
và nông nghiệp. Doanh thu ngành thương mại - dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
24,58%/năm; giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 16,4%/năm; sản
xuất nông nghiệp giảm bình quân 8,4%/năm. Tỷ trọng giá trị ngành thương mại - dịch vụ
là 44,4%, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 55,5%, ngành nông
nghiệp giảm dần còn chiếm tỷ trọng 0,1%
 Công nghiệp- TTCN:
 Trên địa bàn Quận 7 hiện có khu chế xuất Tân Thuận diện tích 300 ha đã được
xây dựng từ năm 1992 là 1 khu công nghiệp tập trung lớn mang đặc thù chế xuất - sản
xuất để xuất khẩu.
 Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 của Quận đạt 559,577 tỷ đồng, tăng
10,6% so với năm 2005.
 Hiện có 365 cơ sở sản xuất, thu hút 10.681 lao động (không tính khu chế xuất).
 Nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn qua có tốc độ phát triển giảm bình quân

hàng năm giảm khoảng 10%, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2006 đạt
khoảng 3,771 tỷ đồng. Tốc độ đô thị hóa của Quận 7 cao, diện tích đất nông nghiệp
năm 1997 chiếm 1.369 ha, đến nay còn 294,4 ha.
 Thương mại – dịch vụ:
Số lượng các cơ sở thương mại – dịch vụ trong thời gian qua tăng đáng kể, thu
hút 13.476 lao động. Giá trị sản xuất của ngành thương mại – dịch vụ năm 2006 đạt
khoảng 7.626,06 tỷ đồng.
 Hiện trạng xây dựng bến cảng, kho tàng:
Quận 7 đã hình thành hệ thống kho bãi và cảng khá lớn như: cảng Tân Thuận
công suất hiện nay khoảng 1,5 triệu tấn năm, cảng Container công suất từ 1,5- 2 triệu
tấn năm, cảng rau quả, cảng Tân Thuận 2. Ngoài ra, các bến trên kênh Tẻ chuyên phục
vụ xuất, nhập các hàng nông sản, phân bón, vật liệu xây dựng.v.v … được được hình
thành từ lâu vẫn đang hoạt động.

V- HẠ TẦNG XÃ HỘI:
V.1- Nhà ở:
 Khu ở chiếm 1267,27 ha, chỉ bằng 35,7% diện tích đất tự nhiên của Quận.
 Nhà ở chất lượng không cao, nhà bán kiên cố chủ yếu chiếm 64,74%, nhà tạm
chiếm 14,87% và 20,39% nhà kiên cố.
 Trong những năm qua trên địa bàn Quận đã phát triển nhiều khu nhà ở mới, đặc
biệt là khu A (đô thị Phú Mỹ Hưng – thuộc phường Tân Phong) và các khu nhà ở mới
thuộc phường Tân Hưng, Tân Quy, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đông, Phú Thuận và
phường Phú Mỹ.

12

V.2- Cụng trỡnh cụng cng:
Cụng trỡnh cụng cng thuc qun hin chim 37,99 ha, t bỡnh quõn 1,4
m
2

/ngi, gm:
Giỏo dc:
- Mm non mu giỏo: cú 30 im trng, phõn b u ti cỏc phng
thun li thu hỳt cỏc tr n trng. Hin cú 4.649 hc sinh, chim 1,7327 ha t , t
bỡnh quõn 3,73 m
2
t/hc sinh.Cú 21 trng din tớch nh hn 500 m
2
.
- Trng tiu hc: 14 trng, vi 10.941 hc sinh, 280 lp, chim 2,91 ha,
bỡnh quõn 2,66 m
2
t/hc sinh. Ti cỏc phng u cú trng tiu hc, riờng phng
Tõn Phỳ ch cú c s 02 ca trng Lờ Anh Xuõn ang xung cp trm trng khụng
th s dng.
- Trng trung hc c s: 6 trng, phõn b khụng u, trong ú ti
phng Tõn King cú 02 trng; phng Tõn Thun Tõy, Bỡnh Thun, Tõn Phong,
Tõn Phỳ, mi phng cú 01 trng trng, riờng ti phng Phỳ M cú trng cp
2,3. Hin cú 8.008 hc sinh, vi 185 lp, chim 3,78 ha, bỡnh quõn 4,7m
2
t/hc sinh.
a s cỏc trng u cú s s vt cht khang trang, phũng hc thoỏng, cú sõn chi,
phũng khi ph c bn tuy cha chun.
- Trng trung hc ph thụng: cú 4 trng phõn b ti phng Tõn King,
Tõn Phong, Tõn Phỳ, phng Phỳ M cú trng cp 2,3. Cỏc trng xõy dng tng
i tt, phũng hc v cỏc khi ph, hin cú 5.334 hc sinh, 103 lp.
Ngoi ra trờn a bn qun cũn cú trng dy ngh ti phng Bỡnh Thun;
Trung tõm giỏo dc thng xuyờn v cỏc trng Hn Quc, trng Nht Bn trong
khu ụ th Phỳ M Hng.
Nhỡn chung, mng li giỏo dc trờn a bn qun nhng nm qua ó phỏt trin

gúp phn rt ln ỏp ng nhu cu hc tp ca ngi dõn. Tuy nhiờn vic phõn b cỏc
trng tiu hc v trung hc c s cha m bo bỏn kớnh phc v, cỏc trng cú
mm non v tiu hc cú quy mụ nh, nhiu im l, ch tiờu bỡnh quõn m
2
ủaỏt trờn mi
hoùc sinh ca cỏc cp hc thaỏp, ủaùt nh hn 5m
2
/hoùc sinh (theo Quyt nh
02/2003/Q-UB ngy 03/01/2003 ca UBND TP H Chớ Minh v quy hoch phỏt
trin mng li giỏo dc thnh ph, xỏc nh qun 7 thuc khu vc 3, nh mc
khong t 8 - 10 m/ ch hc).
Y t: Hin cú Trung tõm y t qun bnh vin a khoa cú 100 ging vi
din tớch 1,7859 ha, hin xung cp v 10 trm y t c s phõn b u khp cỏc
phng. Ngoi ra cũn cú bnh vin tim Tõm c, bnh vin Phỏp Vit ó to iu
kin thun li cho vic khỏm cha bnh ca ngi dõn trong qun.
Thng nghip - dch v: Qun 7 hin cú t ch chim 0,81 ha, ngoi ra
cú cỏc c s bỏn l, dch v phc v gia ỡnh cng khỏ phỏt trin, to thnh mt
mng li rng khp trong cỏc cm dõn c, ỏp ng nhu cu sinh hot hng ngy ca
ngi dõn.




13
 Văn hóa: Hiện có 2 nhà văn hóa, 2 thư viện, 3 tụ điểm văn nghệ với tổng
diện tích là 3,81ha. Ngoài ra còn có 31 cơ sở tôn giáo, trong đó có 14 chùa, 10 tịnh
thất, tịnh xá, 05 nhà thờ Thiên chúa giáo, 01 Hội thành tin lành, 01 nhà nguyện. Các di
tích lịch sử văn hoá như Đình Tân Quy Đông, Đình thờ thân Thành Hoàng bổn cảnh,
di tích Lịch sử Gò Ô Môi, nhà tưởng niệm Bác Hồ, nghĩa trang liệt sỹ Nhà Bè
 Hành chánh: với tổng diện tích là 9,07 ha, Trung tâm hành chính của quận

chuyển đổi vị trí và đang trong quá trình đầu tư xây dựng.
 Thể dục thể thao: 30 câu lạc bộ thể dục thể thao, với diện tích 5,6 ha và 1
sân golf tại phường Tân Phú. Hiện các cơ sở TDTT phân bố chưa hợp lý do đa số cơ sở
do tư nhân đầu tư và khai thác kinh doanh.
 Công trình công cộng không thuộc quận hiện chiếm 23,1 ha, gồm Viện Tim,
bệnh viện Pháp Việt, trường đại học RMIT, trường cao đẳng kỹ thuật, trong khu đô thị
mới Nam Sài Gòn :
Nhìn chung hệ thống công trình công cộng thiếu và phân bố không đều, chưa có hệ
thống trung tâm các cấp, chủ yếu phát triển bám theo trục giao thông chính của quận.

V.3- Công viên:
Công viên Đại Dương; Sài gòn Wonderland và sân golf, quy mô 8,55 ha.
VI- HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.
VI.1-Giao thông:
a- :
Trên địa bàn Quận 7 chỉ có loại hình giao thông đường bộ, đường thủy (Các loại
hình khác hầu như không có).
 Tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bàn Quận 7 là
87.310m (trên 61 tuyến - không kể các đường nhỏ và đường trong khu ở có lộ giới
nhỏ hơn 12m). Trong đó có khoảng 14 tuyến chính hiện hữu là đường Nguyễn Văn
Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Quỳ, Huỳnh Tấn Phát, đường cầu Tân Thuận 2,
Lưu Trọng Lư, Trần Xuân Soạn, Nguyễn Thị Thập, Phạm Hữu Lầu, Lê Văn Lương,
Nguyễn Lương Bằng, đường Tỉnh lộ 15B, Hoàng Quốc Việt và đường Phú Thuận vừa
sử dụng chức năng đối ngoại, vừa sử dụng chức năng đối nội với tổng chiều dài là
36.612 m. Cụ thể như sau:
+ Đường Nguyễn Văn Linh có chiều rộng lòng đường 29,5 m, dài 6.270 m, lộ
giới 120m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
+ Đường Nguyễn Hữu Thọ với chiều dài tổng cộng 3.050m, chiều rộng lòng
đường từ 11,5 – 22,5m. Lộ giới 60 m.
+ Đường Nguyễn Văn Quỳ (thuộc dự án cầu đường Phú Mỹ) với chiều dài

tổng cộng 1.490m, chiều rộng lòng đường từ 11 – 13 m, với lộ giới 67 m.
+ Đường Huỳnh Tấn Phát với chiều dài tổng cộng 6.480 m, chiều rộng lòng
đường từ 15 - 16m, lộ giới 30 m.
+ Đường cầu Tân Thuận 2 chiều dài 520 m, chiều rộng lòng đường 23m, lộ giới 40 m.
+ Đường Lưu Trọng Lư (thuộc đường vào cầu Thủ Thiêm IV dự kiến) với
chiều dài 150m, chiều rộng lòng đường 12 m, lộ giới 48 m

14
+ Đường Trần Xuân Soạn: dài 3.550m, lòng đường từ 7- 9m, lộ giới 30 m.
+ Đường Nguyễn Thị Thập:dài 4.073m, lòng đường từ 7 -18m, lộ giới 35 m.
+ Đường Phạm Hữu Lầu: dài 1.910m, lòng đường từ 7 -9m, lộ giới 30m.
+ Đường Lê Văn Lương với chiều dài 3.139 m, chiều rộng lòng đường từ 7 –
9 m, lộ giới 40m.
+ Đường Nguyễn Lương Bằng: dài 2.620m, rộng lòng đường 31m, lộ giới 48 m.
+ Đường Tỉnh lộ 15B chiều dài 500m, chiều rộng lòng đường 23m, lộ giới 40m
+ Đường Hoàng Quốc Việt với chiều dài 1.450m, chiều rộng lòng đường từ
8m - 10mm, lộ giới 30m
+ Đường Phú Thuận: chiều dài 1.410 m, chiều rộng lòng đường 1 m, lộ giới 30m.
   Trên địa bàn Quận có 7 cầu đi qua các sông rạch trên các tuyến
đường chính của Quận do Khu quản lý giao thông số 1 quản lý, bao gồm nhiều chủng
loại: bê tông cốt thép, bê tông dự ứng lực, bê tông liên hợp, thép Eiffel. Tổng chiều dài
cầu khoảng 597 m, chiều dài đường vào cầu khoảng 610 m, chiều rộng mặt cầu chủ
yếu 7 – 14 m và tải trọng chủ yếu là 10 tấn và 30 tấn. Ngoài ra còn có 9 cầu nhỏ chủ
yếu trên các tuyến hẻm, chiều rộng từ 1,5 - 2 m, kết cấu bê tông cốt thép và gỗ do
Quận quản lý.
 Quận 7 có nhiều sông rạch hiện hữu, trong đó một
số tuyến sông, rạch chính có chức năng giao thông thủy. Căn cứ quyết định số
66/2009/QĐ-UBND ngày 14/9/2009 về duyệt quy hoạch mạng lưới đường thủy và
cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020, các sông,
rạch có chức năng giao thông thủy trên địa bàn quận 7 bao gồm: sông Sài Gòn, sông

Nhà Bè, Kênh Tẻ, rạch Ông Lớn, rạch Đĩa, rạch Rơi, sông Phú Xuân, rạch Ông Tư
Dinh, rạch Cả Cấm và rạch Tắc Rỗi.
b- 
 
 Tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bàn quận 7 là 87.310m. (trên 61
tuyến - không kể các đường nhỏ, đường trong khu ở có lộ giới nhỏ hơn 12m). Trong đó:
* Đường chính : 36.612m
* Đường liên khu vực và đường khu vực : 50.698m
* Ngoài ra còn có một số tuyến đường nhỏ, đường phân khu vực khác.
Tổng chiều dài 34.077 m.
 Chiều rộng lòng đường bình quân 14,9 m.
 Mật độ chiều dài đường là 2,46km/km
2
(không kể các tuyến đường nhỏ và
đường phân khu vực) và mật độ diện tích là 12,54 m
2
/người.
(Hiện trạng mạng lưới đường trên địa bàn quận 7 xem phụ lục 2).
 
Giao thông đi lại trên địa bàn Quận chủ yếu bằng xe cá nhân. Các tuyến
giao thông công cộng đa số đến khu vực quận 7, có 8 tuyến xe buýt đi qua đại bàn
Quận theo hành lang đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Lê
Văn Lương, Trần Xuân Soạn, Nguyễn Thị Thập, Lưu Trọng Lư và đường Bến Nghé.

15

VI.2- Chuẩn bị kỹ thuật:
a- 
Quận 7 có địa hình tương đối phẳng, thấp; bị chia cắt bởi khá nhiều sông rạch
nối với nhau; hướng đổ dốc không rõ rệt. Cao độ mặt đất nhìn chung thấp dưới 2,0m

và phổ biến là cao độ từ 0,2m đến 2,26m. Riêng khu vực Phú Mỹ Hưng có cao độ từ
2,0m đến 2,77m.(cao độ Quốc gia).
b- 
Hệ thống thoát nước phổ biến là hệ thống chung cho nước mưa và nước thải,
chỉ riêng 2 khu vực Phú Mỹ Hưng và Tân Quy Đông có hệ thống thoát nước thải
riêng. Hình thức phổ biến là cống ngầm từ cống tròn Ф400 đến Ф1500; riêng khu chế
xuất Tân Thuận sử dụng chủ yếu hệ thống mương xây hở từ B1000 đến B3000. Phần
lớn các hẽm đã được bê tông hóa và xây dựng cống thoát nước từ Ф300 đến Ф400.
Nhìn chung, hệ thống thoát nước phân bố chưa đều; thiếu về tiết diện cống thoát, độ
phủ kín chỉ khoảng 40%.

VI.3- Cấp nước:
a- 
 Nguồn nước máy thành phố :

STT
Nguồn nước
Công suất ( m
3
/ngày)
Hiện trạng
Kế hoạch năm
2005
1
Nhà máy nước Thủ Đức
712.000
718.000
2
Nhà máy nước Bình An
100.000

100.000
3
Nhà máy nước sông Sài Gòn GĐI
150.000
300.000
4
Nhà máy nước ngầm Hóc Môn
70.000
85.000
5
Các nguồn nước ngầm khác
52.000
40.000
6
Tổng
1.084.000
1.243.000
 Mạng đường ống cấp nước lưới cấp nước:
 Mạng lưới đường ống cấp nước máy quận 7 được hình thành từ năm 1970 đến
năm 1974 chủ yếu cấp nước cho các khu chung cư ngân hàng - khu dân cư ven trục
đường Tỉnh lộ 15 và phát triển mạng từ năm 2000 đến nay.
(Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước xem phụ lục 3).
 Riêng đối với khu đô thị Phú Mỹ Hưng hiện nay nguồn nước cấp cho khu
vực này lây từ tuyến ống cấp nước  300 trên đường Nguyễn Văn Linh và được đưa
vào 2 trạm bơm tăng áp.
- Trạm bơm tăng áp số 1 giáp rạch Đỉa và đường Nguyễn Hữu Thọ, có
dung tích bể chứa W = 3 x 500m
3
/ngày Q = 25.000 m
3

/ngày.



16
- Trạm bơm tăng áp số 2 giáp rạch Cả Cầm và đường Trần văn Trà, có
dung tích bể chứa W = 3 x 500m
3
/ngày Q =25.000 m
3
/ngày.
- Trạm bơm tăng áp số 3 giáp rạch Cả Cầm và đường Trần văn Trà, có
dung tích bể chứa W = 3 x 500m
3
/ngày Q =18.000 m
3
/ngày
Với 3 vòng cấp nước chính phía bắc khu một vòng  300, phía nam một
vòng  300 và một vòng Þ 200.
 Đối vơi khu chế xuất Tân Thuận tuyến ống cấp nước chính là  600 từ quận
2 cấp qua riêng cho khu chế xuất còn dư một lượng nước tương đường với tuyến ống Þ
450 cấp cho quận 7 và Nhà Bè
 Trong các khu dân cư cư xá Ngân Hàng, khu cư xá phường Tân Kiểng –
Tân Quy cũng đã hình thành mạng cấp nước phân phối .
 Công trình đầu mối trong mạng cấp nước có 1 Trạm tăng áp Nhà Bè: Nằm
trên đường Huỳnh Tấn Phát – Lý Phục Man, tăng áp lực nước cho khu vực Nhà Bè,
trong trạm có 1 bể chứa W= 1000 m
3
và 2 máy bơm 6 HDB có lưu lượng Q = 380 m
3


/h, cột nước H = 38m, do không đủ nước, nên thời gian hoạt động từ 5 đến 10 giờ ngy
* Đánh giá mạng cấp nước :
Mạng lưới hiện trạng cấp nước quận 7, thuộc hệ thống cấp nước Nhà máy Thủ
Đức và ở cuối nguồn nước cấp, do đó áp lực nước yếu P < 0,5 chỉ buổi tối từ 22 giờ
mớii có nước, vì vậy nhiều hộ dân sử dụng máy bơm nước hút trực tiếp từ đường ống
cấp nước, gây tổn thất trên mạng cấp nước lớn và ảnh hưởng đến áp lực nước trên toàn
mạng cấp nước, tỷ lệ hộ dân dùng nước mày thành phố 79,28%, với lưu lượng nước
cấp sinh hoạt trung bình khoảng q= 80l/người ngày.
b- 
Trong địa bàn quận 7 hiện có khoảng 358 giếng khoa riêng lẻ, với công suất
khai thác 6.471 m
3
/ngày.

VI.4- Cấp điện và chiếu sáng đô thị:
a- 
Quận 7 hiện được cấp điện từ lưới điện của Công ty Điện lực thành Phố Hồ Chí
Minh và Công ty điện lực Hiệp Phước, nhận điện qua các trạm 110/15-22KV:
 Thuộc Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh:
 Trạm Chánh Hưng: 3x40MVA (phường 2- quận 8).
 Trạm Việt Thành : 2x40MVA (phường Tân Thuận Tây - quận 7)
 Trạm Nam Sàigòn 1: 1x40MVA( phường Tân Phú - quận 7).
 Thuộc Công ty Điện lực Hiệp Phước:
 Trạm Tân Thuận : 3x40MVA (khu chế xuất Tân Thuận).
 Trạm Phú Mỹ Hưng A: 2x40MVA (khu A-Đô thị Nam TP).
b- 
 Lưới cao thế:

17

Trên địa bàn quận 7 có các tuyến điện cao thế 110-220KV:
 Thuộc Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh:
- Đường dây 110KVcấp điện đến các trạm Chánh Hưng, Việt Thành , Nam
Sài Gòn 1, đoạn qua địa bàn quận 7 có chiều dài khoảng 11,6km.
- Tuyến cáp ngầm 220KV Nhà Bè – Tao Đàn, đoạn qua địa bàn quận 7 có
chiều dài khoảng 3,2km.
 Thuộc Công ty Điện lực Hiệp Phước:
- Đường dây 110KV từ nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước đến các trạm Tân
Thuận, Phú Mỹ Hưng A, trạm B, đoạn qua địa bàn quận 7 có chiều dài khoảng 6,2 km.
 Lưới trung thế 15-22 KV có chiều dài:162,78km ; trong đó:
 Đường dây nổi :127,24km ( chiếm 78,16%)
 Cáp ngầm : 35,54km ( chiếm 21,84% )
 Lứơi hạ thế có chiều dài :334km ; trong đó:
 Đường dây nổi :203km( chiếm 60,78%)
 Cáp ngầm : 131km ( chiếm 39,22%)
 Trạm biến thế 15-22/0.4KV: có 555 trạm với tổng công suất đặt
301.414,5KVA; trong đó: Cty Điện lực TP quản lý 374 trạm với tổng công suất đặt
143.479,5KVA, Công ty Điện lực Hiệp Phước quản lý 181trạm với tổng công suất đặt
157.935KVA (ở khu chế xuất Tân Thuận và khu A - Phú Mỹ Hưng).
c- 
 Trên địa bàn quận 7 các trạm 110KV phân bố tương hợp lý,tạo điều kiện xây
dựng lưới điện vận hành tốt, độ tin cậy cao. Trạm Việt Thành 1x40MVA hiện không
vận hành, các trạm 110KV cấp điện cho quận 7 hiện còn non tải, đáp ứng được yêu
cầu phát triển phụ tải của quận trong giai đoạn trước mắt.
 Lưới trung thế hiện có trên địa bàn quận được thiết kế xây dựng theo tiêu
chuẩn 15-22KV, vận hành 15KV,kết cấu dạng mạch vòng kín vận hành hơ, đảm bảo hổ
trợ nhau khi có sự cố. Tiết diên đừơng trục lớn (cáp ngầm dùng cáp 3M240, đường dây
trên không 3ACV240) nên vận hành tốt ít sự cố, tổn thất điện áp trong mức kỹ thuật
cho phép. Tuy nhiên đường dây tren không còn chiếm phần lớn nên kém an toàn và
mỹ quan đô thị.

 Lưới điện trung thế ở khu chế xuất Tân Thuận xây dựng, vận hành cấp 15KV,
ở Khu A - đô thị Phú Mỹ Hưng lưới trung thế xây dựng vận hành cấp 22KV.
 Lưới hạ thế thuộc Công ty Điện lực thành phố quản lý phần lớn đã được cải tạo
nâng cấp, dùng cáp vặn xoắn ABC, vận hành tốt, tuy nhiên lưới hạ thế chủ yếu là
đường dây trên không nên không đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
 Lưới hạ thế ở khu A - Đô thị Phú Mỹ Hưng xây dựng hiện đã xây dựng hòan
tòan dùng cáp ngầm.
 Trên trụ điện trung hạ thế còn mang thêm cáp chiếu sáng, cáp của ngành bưu
chính viễn thông ,cáp của công ty truyền hình cáp, mất mỹ quan đô thị, kém an toàn
,gây khó khăn trong công tác vận hành sữa chữa khi có sự cố.

18

 Trạm biến áp phân phối 15-22/0,4KV loại trạm đặt ngoài trời chiếm tỷ trọng
lớn nên không đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
VI.5- Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang:
a- 
 Hệ thống cống thu gom
Hệ thống cống thu gom nước thải trong khu vực quận 7 có 2 loại: cống thoát
nước chung cho nước mưa và nước thải, và cống thoát nước riêng. Hệ thống cống
thoát nước riêng chỉ hình thành ở khu nhà ở Tân Quy đông, khu đô thị Phú Mỹ Hưng
và khu chế xuất Tân Thuận. Cống thu gom nước thải có đường kính 300 ->
1200mm sẽ tập trung và đưa nước thải về các trạm xử lý cục bộ. Các khu vực còn lại
sử dụng cống thoát nước chung với mật độ dày đặc ở phía Bắc và giảm dần ở phía
Đông. Mô tả chi tiết xem hiện trạng thoát nước mưa trong phần Quy hoạch chuẩn bị
kỹ thuật đất xây dựng.
 Công trình xử lý
Hiện nay trong khu vực quận 7 đã có 2 trạm xử lý nước thải sinh hoạt, một
trạm nằm trong khu Tân Quy Đông có công suất 500m
3

/ngày và một trạm nằm trong
khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Ngoài ra còn có một trạm xử lý nước thải công nghiệp nằm
trong khu chế xuất Tân Thuận có công suất 10.000m
3
/ngày.

b- V
 Rác :Khu vực quy hoạch hiện nay đã có hệ thống thu gom rác. Theo Báo
cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường số 3584/TNMT-VP ngày 23/4/2006, hiện
nay lượng rác thải trên địa bàn Quận 7 được thu gom vào khoảng 140 tấn/ngày.
Trong khu chế xuất Tân Thuận hiện nay đã có khu xử lý chất thải công nghiệp
đặt cạnh trạm xử lý nước thải công nghiệp Tân Thuận.
 Nguồn nước mặt :Hệ thống kênh rạch trong khu vực quận 7 bắt đầu có
hiện tượng bị ô nhiễm như rạch Bến Đồn, rạch Thầy Tiêu do tiếp nhận nước thải
chưa được xử lý.
 Nghĩa trang
Không có đất nghĩa trang trong khu vực quận 7.
 Nhà vệ sinh công cộng
Trên địa bàn quận hiện nay có 2 nhà vệ sinh công cộng.

VII- PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ:
VII.1- Hiện trạng chất lượng môi trường:
a- Môi t
Chất lượng nước
 Chất lượng nước mặt

19
Đặc điểm nổi bật của quận 7 là sông rạch, toàn quận có 890,49 ha đất sông rạch
lớn nhỏ, được bao bọc bởi hệ thống sông rạch chằn chịt như sông Sài Gòn, sông Nhà
Bè, Phú Xuân, rạch Đĩa, Ông Lớn, kênh Tẻ. Ngoài ra, quận còn có nhiều rạch nhỏ nằm

xen trong toàn khu vực. Quận nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của biển, nên hệ
thống sông rạch ở đây chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, nửa năm ngọt, nửa
năm mặn.
Kết quả báo cáo chất lượng môi trường khu chế xuất Tân Thuận năm 2005 thì
chất lượng nước tại trạm xử lý nước thải (Q = 3.000 m
3
/ngày.đêm) các thông số quan
trắc pH, Cl, BOD
5
, COD, sắt, dầu mỡ khoáng, dầu mỡ động thực vật, SS, Niken, kẽm,
đồng, tổng phosphor, tổng Nitơ, N-NH
3
, Mangan, phenola, Cyanua, thiếc, asen, cadmi
sau xử lý đều đạt TCVN 5945-1995, loại B.
 Chất lượng nước ngầm
Nước ngầm ở trong địa bàn Quận điều bị nhiễm phèn và mặn nên không khai
thác và sử dụng được.
Chất lượng không khí xung quanh
 Tại các trục đường giao thông chính
Qua kết quả quan trắc chất lượng không khí tại Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát
(Chi cục Bảo vệ môi trường Tp. Hồ Chí Minh, 2005) thì nồng độ bụi đã vượt TCVN
cho phép từ 1,1 đến 2,4 lần, giá trị bụi thấp nhất vào tháng 3,4 là 330 (µg/m
3
) và giá trị
cao nhất vào tháng 12 là 718 (µg/m
3
). Bên cạnh đó độ ồn cũng ở ngưỡng vượt TCVN
có giá trị từ 79,33-80,17 dBA
Như vậy, hiện nay chất lượng môi trường không khí của quận đã có dấu hiệu ô
nhiễm bụi, hydrocacbon và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông.

KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
(Đường Nguyễn Văn Linh – Hùynh tấn Phát, năm 2005)
Tháng
/2005
Thông số quan trắc
CO (mg/m
3
)
BỤI (µg/m
3
)
CHÌ (µg/m
3
)
NO
2
(µg/m
3
)
Ồn (dBA)
1
12,36
360,00
0,17
78,00
79.,78
2
7,47
380,00
0,06

44,00
79,33
3
8,47
330,00
0,10
73,00
79,50
4
8,87
330,00
0,17
50,00
79,80
5
8,18
390,00
0,13
66,00
80,00
6
8,38
480,00
0,12
70,60
79,90
7
9,74
427,00
0,15

74,90
79,70
8
10,22
592,96
0,68
171,93
79,76
9
12,38
699,00
0,71
177,70
80,17
10
11,67
532,67
0,68
129,60
79,97
11
8,84
592,00
0,57
174,77
79,23
12
10,03
718,00
0,53

208,27
79,73
TCVN
5937-2005
40

300

5

400

75

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Tp. Hồ Chí Minh, 2005).

20
 Tại khu chế xuất Tân Thuận
Qua báo cáo kết quả quan trắc trên cho thì hầu hết các thông số đều đạt TCVN,
riêng thông số bụi thì một số điểm vượt TCVN, đường số 14 (cạnh công ty MK Seiko)
giá trị bụi 0,38 (mg/m
3
) (TCVN 0,3 (mg/m
3
), đường số 18 (cạnh công ty Hong IK) giá
trị bụi 0,39 (mg/m
3
).
KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
(Khu chế xuất Tân Thuận, năm 2005)

TT
Vị trí quan trắc
Thông số quan trắc
BỤI
(mg/m
3
)
ỒN
(dBA)
NO
2
(mg/m
3
)
SO
2
(mg/m
3
)
CO
(mg/m
3
)
1
3/21/2005
0.2325
51-70.5
0,0545
0,0295
12,9125

Đường số 18 (Gần cty Okaya)
0,28
51-53
0,097
0,04
13,14
Đường số 12 (Gần cty Nagata)
0,22
58-63
0,018
KPH
13,87
Đường số 6 (Gần cty Tanaka)
0,21
68-70,5
0,069
0,071
12,85
Đường số 13 (Cạnh cty XLNT)
0,22
53-55
0,034
0,007
11,79
2
9/9/2005
0,2575
60.3
0,04975
0,01975

10,1825
Đường số 8 (Cạnh cty Organ Needle)
0,14
57,6
0,089
0,031
10,76
Đường số 4 (Cạnh cty Three Bambi)
0,12
60,8
0,039
0,008
13,83
Đường số 14 (Cạnh cty MK Seiko)
0,38
54,4
0,059
0,023
4,46
Đường số 18 (Cạnh cty Hong IK)
0,39
68,4
0,012
0,017
11,68
3
12/22/2005
0,18
50-65
0,11325

0,0095
5,725
Đường TT (Cạnh cty Việt Hưng)
0,16
61-65
0,088
0,029
4,3
Đường số 12 (Cạnh cty Mekelong)
0,18
65-67
0,132
KPH
4,61
Đường số 16 (Cạnh cty FAPV)
0,3
50-52
0,093
0,009
9,53
Góc đường số 19 và đường số 20
0,08
56-61
0,14
KPH
4,46
TCVN 5937-2005

80
0,4

0,5
40
(Nguồn: Hepza, 2005).
Chất lượng đất
Quận 7 với tổng diện tích đất tự nhiên 3.546,79 ha được chia làm 3 nhóm đất
chính: Đất phèn hoạt động chiếm diện tích 3,3240 ha, phân bố rải rác trên địa bàn
Quận; Đất phèn tiềm tàng có diện tích 596,5423 ha. Đây là loại đất có mức độ nhiễm
phèn từ trung bình đến nhiều nhưng ở dạng tiềm tàng, phân bố chủ yếu ở những khu
vực xa Sông rạch; Đất phèn mặn đang hình thành, do địa hình thấp nên chịu ảnh
hưởng xâm nhập nặm của chế độ bán nhật triều, chiếm diện tích chủ yếu (1.908,69 ha)
phân bố rộng khắp trên địa bàn Quận.
Hệ sinh thái
Hệ sinh thái quận 7 bao gồm các hệ sinh thái chính như sau:
- Kiểu hệ sinh thái vườn: hệ sinh thái vườn chỉ đơn điệu với loài cây chủ yếu là
mãng cầu dai được trồng bao quanh hồ, ao nuôi cá.
- Hệ sinh thái đầm lầy: Thảm thực vật ở đây chủ yếu rau muống và lục bình.

21
- Thực vật ven kênh: Thực vật phân bố hai bên kênh rạch là các loại Dừa nước
(Nipa fruticans), bần chua (Sonneratia caeseolaries), mái dầm, quao (Dolichandrone
spathacea), mấm (Avicennia), ô rô (Acanthus ilicifolius), cóc kèn (Derris trifoliata
Lour), polygonum hydropiper, stenochlaena palustris, monochoria hastata, phragmates
karka, annona glabra…
b- 
- Kinh tế xã hội
Trong giai đoạn 2001 – 2005, cơ cấu kinh tế quận 7 lần lượt nông nghiệp (0,05%),
công nghiệp-TTCN-xây dựng (14,77%), thương mại dịch vụ (85,18). Tốc độ phát triển
công nghiệp năm 2005 tăng 10,6%, nông nghiệp giảm 10% so với năm 2004.
- Công trình văn hóa, di tích lịch sử:
Quận 7 có những di tích văn hóa như Gò Ô Môi, di tích chùa Long Hoa, đình

Tân Phong và các công trình chùa chiền (chùa Giác Chơn, thiền viện Liên Hoa,
thiền viện Pháp Hoa, miếu Bà Bướm, đền đức Quang Thánh, chùa Kiều Đàm, chùa
Ngọc Quy, miếu Ba Cô), nhà thờ (giáo xứ Thuận Phát, ). Trong đó, Gò Ô Môi là nơi
hoạt động, xây dựng, phát triển phong trào cách mạng, đặt tại đường Gò Ô Môi, khu
phố 1, phường Phú Thuận được xếp hạng là di tích cấp thành phố và nơi đây nghiêm
cấm mọi hoạt xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ là di
sản được công nhận là di tích văn hóa lịch sử của thành phố. Di tích chùa Long Hoa:
Chùa tọa lạc tại số 60/7 khu phố 1, phường Phú Mỹ với diện tích hiện nay là 10.400
m
2
. Đây là di tích lịch sử cách mạng văn hóa của quận 7. Đình Tân Phong: với diện
tích 3.600 m
2
tọa lạc tại phường Tân Phong, ngôi đình lịch sử 100 năm. Đây là nơi đã
gắn bó với đời sống tinh thần của người dân từ bao đời nay.

VII.2- Các vấn đề môi trường của quận:
a- 
 Ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn quận:
Hiện nay trên địa bàn quận vẫn còn tồn tại các cơ sở hoạt động sản xuất gây ô
nhiễm môi trường. Trong năm 2006, có 24 đơn khiếu nại về vấn đề gây ô nhiễm môi
trường của người dân, 10 đơn vị bị xử lý vi phạm gây ô nhiễm môi trường trong tổng
số 146 đơn vị sản xuất kinh doanh (Thanh kiểm tra môi trường của quận trong năm
2006).
 Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt :
Vấn đề thu gom rác thải sinh hoạt có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian
qua với tỷ lệ thu gom đạt 80,8% hộ dân đăng ký đổ rác, với 2 lực lượng thu gom rác:
DVCI và các Tổ rác dân lập trên địa bàn 10 phường. Khối lượng thu gom đạt 150
tấn/ngày và được vận chuyển đến bãi tập trung của trên đường Nguyễn Văn Quỳ -
phường Phú Thuận và trên đường Huỳnh Tấn Phát - gần Thành phố. Hệ thống thu

gom rác hiện có 2 điểm nằm Kho Bạc phường Phú Mỹ, có 4 điểm trung chuyển (tập
trung tại Phường Tân Thuận Đông, Tân Kiểng, Bình Thuận) đang hoạt động. Tuy
nhiên phần lớn rác thải còn lại và hơn 1.000 hộ sống ven kênh rạch thải ra các ao trống
và các rạch gây ô nhiễm môi trường.
 Ô nhiễm do nước thải:

×