Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÀN VỀ CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.65 KB, 27 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động khác,
bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải huy động, phân phối và sử dụng một
khối lượng tài sản nhất định. Tùy theo quy mô giá trị của tài sản và thời gian
dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai, người ta phân chia tài sản do
doanh nghiệp kiểm soát thành hai loại: tài sản cố định và tài sản lưu động.
Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất không thể thiếu đối với mỗi
quốc gia nói chung và trong mỗi doanh nghiệp nói riêng. Việc theo dõi, phản
ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm hao mòn, khấu hao, sửa chữa và
hiệu quả sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của công tác hạch toán và
quản lý TSCĐ. Tổ chức hạch toán TSCĐ không chỉ có ý nghĩa góp phần nâng
cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết
thực trong việc định hướng đầu tư và sản xuất.
Việc tính toán và phân bổ mức khấu hao TSCĐ là công việc rất quan
trọng của doanh nghiệp khi hạch toán TSCĐ vì nó có ảnh hưởng lớn tới
doanh nghiệp về mọi phương diện : kinh tế, tài chính, thuế và kế toán
Song , chế độ kế toán được quy định hiện nay còn có nhiều bất cập,
không phù hợp giữa các quyết định khi hạch toán khấu hao TSCĐ.
Vì vậy, em lựa chọn đề tài :
“ BÀN VỀ CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH" “để làm đề án môn học Kế Toán Tài Chính (KTTC).
Bài làm gồm có 2 phần chính:
Phần 1 : Khái quát chung về khấu hao TSCĐ theo chế độ hiện hành.
Phần 2 : Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành về khấu
hao TSCĐ.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bài làm của em dựa trên những kiến thức lý thuyết em được học ở môn
KTTC và một số môn chuyên ngành, cùng với sự tham khảo, nghiên cứu ở
các tài liệu có liên quan. Song vì thời gian nghiên cứu có giới hạn nên bài làm


có thể còn có nhiều khuyết điểm. Em kính mong các thầy cô xem xét và giúp
đỡ.
Em xin chân thành cảm ơn GV.THS : HÀN LAN THƯ đã hướng
dẫn và giúp đỡ em làm đề tài này.

2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHẤU HAO TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH THEO CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH
1.1. Hao mòn và khấu hao TSCĐ
1.1.1. Một số khái niệm chung
Để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh và các hoạt động khác đòi
hỏi doanh nghiệp phải sử dụng một khối lượng tài sản nhất định. Tuỳ theo
quy mô giá trị của tài sản và thời gian dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong
tương lai, người ta phân tài sản do doanh nghiệp quản lý thành hai loại là tài
sản cố định ( TSCĐ ) và tài sản lưu động.
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính
đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Song, trong quá trình đầu tư
và sử dụng, dưới tác động của tự nhiên và môi trường làm việc cũng như tiến
bộ kỹ thuật thì giá trị của TSCĐ lại giảm dần theo thời gian.
Sự giảm dần giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào
quá trình kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ kĩ thuật … đó chính
là hao mòn TSCĐ. Hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới dạng hao mòn hữu
hình ( là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát, bị ăn mòn, bị
hư hỏng từng bộ phận ) và hao mòn vô hình ( là sự giảm giá trị của TSCĐ do
tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những sản phẩm cùng loại có nhiều
tính năng với năng suất cao hơn và với chi phí ít hơn )
Hao mòn TSCĐ là một phạm trù mang tính khách quan, muốn xác định
giá trị hao mòn của một TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là
thông qua giá cả thị trường, tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ cũ và TSCĐ

mới cùng loại. Tuy nhiên, TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sử dụng lâu dài
cho quá trình kinh doanh, do vậy, các doanh nghiệp không thể xác định giá trị
hao mòn TSCĐ theo phương pháp nói trên.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhận thức được sự hao mòn TSCĐ có tính khách quan, cho nên khi sử
dụng TSCĐ, các doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ một cách có hệ
thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán
và gọi là khấu hao TSCĐ. Mục đích của việc trích khấu hao TSCĐ là giúp
cho các doanh nghiệp tính đúng và tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi
vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểm soát hết
hiệu lực. Như vậy, khấu hao TSCĐ là một hoạt động có tính chủ quan, là con
số giả định về sự hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy,
về phương diện kế toán, giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu
hao luỹ kế đến thời điểm xác định. Khi TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng tại
doanh nghiệp thì giá trị hao mòn coi như bằng không ( trừ trường hợp TSCĐ
chuyển giao giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh
nghiệp, giá trị hao mòn TSCĐ bên nhận được tính bằng giá trị ghi trên sổ của
đơn vị giao).
Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá
trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý
nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.
1.1.2. Ý nghĩa của việc trích khấu hao TSCĐ
Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh
được giá trị thực tế của tài sản, đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh
nghiệp.
Về phương diện tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho
doanh nghiệp thu được phần giá trị đã mất của TSCĐ. Khấu hao làm giảm giá
trị tài sản nhưng tăng giá trị khác như: Tiền mặt, TGNH …
Về phương diện thuế khoá, khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào

lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, tức là tính vào chi phí kinh doanh
hợp lệ.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Về phương diện kế toán, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của
TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống
nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong từng kỳ hạch toán,
qua thời gian sử dụng của TSCĐ.
Chính vì vậy, việc trích khấu hao ảnh hưởng đến báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính ( BCTC ) là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình
tài chính, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. BCTC được báo cáo công khai để
phục vụ cho các đối tượng cần quan tâm như: nhà quản lý doanh nghiệp,
những nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng …
Thông tin trên BCTC phải đảm bảo yêu cầu phù hợp và đáng tin cậy.
Trích đúng số khấu hao TSCĐ đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu
và chi phí. Bởi vì, khấu hao TSCĐ là yếu tố cấu thành chi phí sản xuất chung,
do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất sản phẩm. Mà đây là chi
phí sản phẩm chứ không phải chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm được coi là tài
sản lưu động cho tới khi các tài sản tương ứng được bán đi. Hạch toán đúng
số khấu hao phải trích là cần thiết để xác định đúng giá thành sản phẩm. Như
vậy, mới đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, đảm bảo
thông tin trên BCTC chính xác, đáng tin cậy, đánh giá trung thực tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Xác định không chính xác số khấu hao phải trích làm
lệch các chỉ tiêu trên BCTC. Cụ thể:
Bảng cân đối kế toán:
+ Các chỉ tiêu phản ánh tài sản: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,
thành phẩm tồn kho, hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán, giá trị hao mòn luỹ kế.
+ Các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn: lợi nhuận chưa phân phối …
+ Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán: Nguồn vốn khấu hao hiện có

5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Báo cáo kết quả kinh doanh:
Giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí không bằng tiền nhưng nó vẫn có
những ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách
gián tiếp vì một mặt nó ảnh hưởng đến số thuế thu nhập doanh nghịêp, mặt
khác, khi các khoản chi phí đã chi hết bằng tiền và các khoản thu đã thu hết
bằng tiền thì:
Lượng tiền còn lại cuối kỳ = Lợi nhuận sau thuế - khấu hao TSCĐ.
1.1.3. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Việc tính khấu hao có thể được tính theo nhiều phương pháp khác nhau.
Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của
Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản
lý của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu
hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh
nghiệp.
Theo chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp có thể tính khấu hao
theo ba phương pháp là:
+ Phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
+ Và, phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
1.1.3.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng
Trên thực tế hiện nay, phương pháp khấu hao đều theo thời gian
(phương pháp khấu hao theo đường thẳng ) đang được áp dụng phổ biến.
Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc
đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm
6

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ra để hạ giá thành và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn chậm không
theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình ( do tiến bộ khoa học
kỹ thuật ) nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư, trang bị tài sản cố
định mới.
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, mức khấu hao hàng năm của
một TSCĐ ( Mkhn ) được tính theo công thức sau:
Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
Trong đ ó:
Tỷ lệ khấu hao năm = 1/số năm sử dụng dự kiến x 100
Trên cơ sở mức khấu hao bình quân năm của từng TSCĐ, kế toán tính
toán ra mức khấu hao bình quân tháng của từng TSCĐ và tính ra tổng mức
khấu hao của toàn bộ TSCĐ phải trích trong tháng này.
Theo chế độ hiện hành ( Quyết định 206/2003/QĐ – BTC ), việc trích
hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày ( theo số ngày
của tháng ) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh
doanh ( nguyên tắc tròn ngày ). Vì thế, để đơn giản cho việc tính toán, nếu
trong tháng trước không có biến động tăng, giảm TSCĐ thì kế toán sẽ tiến
hành trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho từng bộ phận sử dụng ( tại từng phân
xưởng sản xuất, tại bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý … )
Trường hợp trong tháng trước có TSCĐ biến động thì mức khấu hao
TSCĐ phải trích trong tháng này còn cộng thêm ( + ) hoặc trừ đi ( - ) mức
khấu hao của những TSCĐ tăng thêm và giảm đi trong tháng trước. Sở dĩ vậy
là do trong mức khấu hao đã trích tháng trước chỉ mới cộng thêm mức khấu
hao theo ngày tăng của những TSCĐ tăng thêm và trừ đi mức khấu hao theo
số ngày giảm của TSCĐ giảm đi trong tháng trước trong khi tháng này doanh
nghiệp phải trích ( hoặc thôi trích ) khấu hao cho đủ cho cả tháng đối với
TSCĐ tăng ( giảm ) tháng trước.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Đối với những TSCĐ được mua sắm hoặc đầu tư mới thì số năm sử dụng
dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhà
nước quy định. Tuy nhiên, để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng
TSCĐ cụ thể, doanh nghiệp phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:
• Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế
• Hiện trạng TSCĐ ( thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ,
tình trạng thực tế của tài sản….).
• Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được quyết định bởi thời gian kiểm soát
TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ kỹ thuật.
1.1.3.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới mà TSCĐ có tốc độ hao mòn vô
hình cao, đòi hỏi phải khấu hao, thay thế và đổi mới nhanh nhằm theo kịp sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật. TSCĐ tham gia vào Hoạt động kinh doanh
được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải
thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là TSCĐ đầu tư mới ( chưa qua sử dụng ).
+ Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường và thí
nghiệm.
Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh thì mức khấu
hao hàng năm của TSCĐ được xác định theo các bước như sau:
+ Bước 1: Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo
phương pháp đường thẳng ( quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích
khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC của
Bộ Tài chính ).
+ Bước 2: Xác định mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ
Mkhn = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong đó tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường
thẳng x hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại
bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng TSCĐ Hệ số điều chỉnh ( lần )
Đến 4 năm
1,5
Trên 4 đến 6 năm
2,0
Trên 6 năm ( t > 6 năm )
2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm được xác định theo phương
pháp số dư giảm dần nói trên bằng ( hoặc thấp hơn ) mức khấu hao bình quân
giữa các giá trị còn lại và số năm số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ
năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số
năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
1.1.3.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Ngoài hai cách khấu hao theo thời gian như trên, ở nước ta, một số
doanh nghiệp còn tính khấu hao theo sản lượng. Cách tính này cố định mức
khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục
được hao mòn vô hình (nhược điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng ),
đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng kíp, tăng năng suất lao động để làm ra
nhiều sản phẩm.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mức khấu hao phải trích
trong tháng
=
Sản lượng hoàn
thành trong tháng

x
Mức khấu hao bình quân
trên một đơn vị sản lượng
Trong đó:
Mức khấu hao bình quân
trên một đơn vị sản lượng
=
Tổng số khấu hao phải trích trong thời gian
sử dụng
Sản lượng tính theo công suất thiết kế
Phương pháp này được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết
bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
•Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
•Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công
suất thiết kế của TSCĐ
•Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không
thấp hơn 50% công suất thiết kế.
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp
trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế
trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao.Trường hợp việc lựa chon
của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì cơ quan
thuế có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương
pháp khấu hao cho phù hợp. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ
mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt
quá trình sử dụng TSCĐ đó.
10

×