Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Luận án tiến sĩ luật bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 169 trang )


HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH



HONG VN THNH


BảO ĐảM NGUYÊN TắC TRANH TụNG
TRONG PHIÊN TOà XéT Xử SƠ THẩM Vụ áN HìNH Sự
THEO YÊU CầU CảI CáCH TƯ PHáP ở VIệT NAM

Chuyờn ngnh : Lý lun v lch s nh nc v phỏp lut
Mó s : 62 38 01 01


LUN N TIN S LUT


Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS TRN VN LUYN


H NI - 2015

L I CAM ĐOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu khoa
học của cá nhân tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án
này là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào khác.



Tác giả


Hoàng Văn Thành


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI
N CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP
TỤC NGHIÊN CỨU
8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài 8
1.2. Những vấn ñề ñặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong ñề tài luận án 18
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC TRANH
TỤNG TRONG PHIÊN TÒA X
T XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN
HÌNH SỰ TH
YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP
21
2.1. Khái niệm, ñặc ñiểm bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên
tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
21
2.2. Nội dung, vai trò, ý nghĩa bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong
phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 30

2.3. Cải cách tư pháp và yêu cầu, ñiều kiện bảo ñảm nguyên tắc tranh
tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 47
2.4. Bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự ở một số nước và những gợi mở cho Việt Nam 54
Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG
TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
TH
O YÊU CẦUCẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM
67
3.1. Khái quát quy ñịnh của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam liên
quan ñến bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự 67
3.2. Những ưu ñiểm và hạn chế, bất cập của việc bảo ñảm nguyên tắc
tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu
cầu của cải cách tư pháp ở Việt Nam và nguyên nhân 79
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC
TRANH TỤNG TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM
VỤ ÁN HÌNH SỰ
O YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
105
4.1. Quan ñiểm bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam
hiện nay 105
4.2. Giải pháp bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam
hiện nay 109
KẾT LUẬN
149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
153
PHỤ LỤC
162




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BCVND : Bào chữa viên nhân dân
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLDS : Bộ luật Dân sự
BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự
BTP : Bộ Tư pháp
CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng
CQĐT : Cơ quan ñiều tra
CTV : Công tố viên
ĐTV : Điều tra viên
HĐXX : Hội ñồng xét xử
KSV : Kiểm sát viên
LTTHS : Luật tố tụng hình sự
NĐDHP : Người ñại diện hợp pháp
NBC : Người bào chữa
NTHTT : Người tiến hành tố tụng
QBC : Quyền bào chữa
TA : Tòa án
TP : Thẩm phán

TAND : Tòa án nhân dân
TTHS : Tố tụng hình sự
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1

M ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong những năm ñổi mới, thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân vấn ñề bảo ñảm
quyền con người và quyền công dân nhất là trong hoạt ñộng tư pháp luôn
ñược chú ý quan tâm và ñặc biệt coi trọng. Nhưng tình hình tội phạm, vi
phạm pháp luật ở nước ta xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, có chiều
hướng gia tăng. Cùng với sự nỗ lực của toàn xã hội, các cơ quan tiến hành tố
tụng ñã có nhiều cố gắng trong công tác tư pháp nên ñã góp phần quan trọng
trong ñấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật giữ vững an ninh -
chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, chất lượng công tác tư pháp còn
chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó, còn
bộc lộ nhiều yếu kém, nên có lúc, có nơi còn bỏ lọt tội phạm, làm oan người
vô tội, xâm phạm ñến các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội
và công dân. Những ñiều ñó ñã tạo nên dư luận xã hội không tốt, làm giảm
lòng tin vào nền công lý xã hội chủ nghĩa.
Chính vì những lý do nêu trên, Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở
Việt Nam ñến năm 2010, ñịnh hướng ñến năm 2020 ñã nhấn mạnh: Cải cách
mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình ñẳng, công
khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo ñảm cho sự tham gia và giám
sát của nhân dân ñối với hoạt ñộng tư pháp; bảo ñảm chất lượng tranh tụng tại
các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng ñể
phán quyết bản án, coi ñây là khâu ñột phá ñể nâng cao chất lượng hoạt ñộng
tư pháp. Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị có hiệu lực từ ngày

02/01/2002 ñược xem như sự mở ñầu cho công cuộc cải cách tư pháp ở nước
ta. Nghị quyết này ñề cập nhiều nội dung khác nhau của công tác tư pháp từ
hoạt ñộng ñiều tra, truy tố xét xử cho ñến việc ñào tạo cán bộ Tư pháp, quy
chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, tăng cường yếu tố tranh tụng trong quá trình xét
xử vụ án hình sự ñược coi là ñiểm nhấn của cải cách tư pháp và là vấn ñề
trọng tâm của Nghị quyết (nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên
2

toà, bảo ñảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, NBC và những người tham gia
tố tụng khác, v.v). Tiếp theo là Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của
Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp ñến năm 2020 khẳng ñịnh:
“Nâng cao chất lượng hoạt ñộng của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh
tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi ñây là khâu ñột phá của hoạt ñộng tư
pháp; từng bước xã hội hoá một số hoạt ñộng tư pháp, “Nghiên cứu việc
chuyển VKS thành viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong
hoạt ñộng ñiều tra”, “Hoàn thiện cơ chế bảo ñảm ñể luật sư thực hiện tốt việc
tranh tụng tại phiên tòa, ñồng thời xác ñịnh rõ chế ñộ trách nhiệm ñối với luật
sư”. Những tư tưởng quan ñiểm trên một mặt xác ñịnh tranh tụng là một trong
những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp, mặt khác ñây cũng ñược coi
là ñịnh hướng và yêu cầu thúc ñẩy việc nghiên cứu vấn ñề bảo ñảm tranh tụng
trong hoạt ñộng của Toà án. Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ vào kết
quả tranh tụng tại phiên toà, nhằm xác ñịnh sự thật vụ án, bảo ñảm xét xử
ñúng người, ñúng tội, ñúng pháp luật. Khoản 5 Điều 103 của Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa ñổi năm 2013) khẳng ñịnh:
“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử ñược bảo ñảm”.
Mặc dù nguyên tắc tranh tụng trong TTHS ñã ñược ghi nhận và từng
bước ñược quy ñịnh trong Hiến pháp, luật pháp và ñưa vào thực hiện, nhưng
quyền lợi của người phạm tội, người bị hại và những người tham gia tố tụng
khác vẫn còn những dấu hiệu bị vi phạm. Vị trí, vai trò và chức năng của họ
chưa ñược ñánh giá một cách ñúng ñắn dẫn ñến không ñược bảo ñảm ñầy ñủ

các quyền và lợi ích hợp pháp theo Hiến ñịnh và Luật ñịnh. Có nhiều nguyên
nhân dẫn ñến tình trạng ñó, tuy nhiên ñáng chú ý hơn là việc các chủ thể tham
gia tố tụng chưa nhận thức ñầy ñủ và chấp hành nghiêm các quy ñịnh của
pháp luật về bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Hiện nay chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách ñầy ñủ, có hệ thống và toàn diện về bảo
ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu
cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam. Đây cũng chính là lý do quan trọng nhất ñể tác
giả lựa chọn ñề tài “B
o ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét x sơ
th m vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam”cho luận án
3

tiến sĩ luật học chuyên ngành lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật. Nội
dung của ñề tài luận án không trùng lặp với bất cứ một công trình nào khác ñã
công bố.
2. M c ích và nhi m v c a luận án
.1. Mục ñích c a luận án
Luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn bảo ñảm nguyên
tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, làm rõ những yêu
cầu cải cách tư pháp trong thời kỳ ñổi mới, từ ñó ñề xuất các quan ñiểm, giải
pháp bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử án sơ thẩm vụ án
hình sự ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ c
a luận án
Để ñạt ñược mục ñích của luận án, tác giả kế thừa có chọn lọc các kết
quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và tiếp tục làm rõ
một số vấn ñề sau:
- Phân tích khái niệm bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự; khái niệm công cụ ñể ñi ñến nghiên cứu thực tiễn
thực hiện pháp luật về bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ

án hình sự. Từ khái niệm bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng, tác giả tiếp tục
nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng bao gồm:
nội dung, yêu cầu, vai trò và ý nghĩa của việc bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng
trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Bên cạnh ñó, luận án cũng làm rõ hơn yêu cầu cải cách tư pháp và ñiều
kiện bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự và những kinh nghiệm bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng ở một số nước trên
thế giới có giá trị tham khảo ñối với Việt Nam.
- Luận án tập trung nghiên cứu, ñánh giá khái quát pháp luật Việt Nam về
việc bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Phân tích, ñánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bảo ñảm nguyên tắc
tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở
Việt Nam, từ ñó rút ra những ưu ñiểm, hạn chế bất cập và nguyên nhân của thực
trạng ñó ñể từ ñó ñề xuất những quan ñiểm và giải pháp phù hợp.
4

3. Đối tượng và phạm vi nghi n cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn ñề lý luận về cải cách tư pháp, hoạt
ñộng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, nguyên tắc tranh tụng và bảo ñảm nguyên
tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư
pháp ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về bảo ñảm nguyên
tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải
cách tư pháp ở Việt Nam.
- Hoạt ñộng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong phạm vi toàn quốc bảo
ñảm nguyên tắc tranh tụng trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Thời gian nghiên cứu giai ñoạn từ 2003-2013 (từ khi ban hành
BLTTHS năm 2003 ñến nay).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của luận án này là quan ñiểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin

(chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử) và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan ñiểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam
về nhà nước, pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền, về cải cách tư pháp,
lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, pháp luật TTHS, pháp luật tố tụng
của một số nước trên thế giới và Việt Nam, thể hiện trong quá trình chỉ ñạo
ñổi mới tổ chức, hoạt ñộng của bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư
pháp nói riêng theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam. Mặt khác, ñề tài tham khảo kinh nghiệm của một số nước trong thực
hiện bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự ñể áp dụng
vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp logic,
phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp so sánh,
tổng hợp ñể luận chứng các vấn ñề tương ứng ñược nghiên cứu ở trên.
- Phương pháp hệ thống ñược sử dụng trong chương 1 ñể phân loại và
nghiên cứu nội dung các tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo ñảm
5

nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam và một
số nước trên thế giới.
- Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu ñược sử dụng xuyên
suốt quá trình thực hiện chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. Nội
dung của ba chương có mối liên hệ xuyên suốt. Trong chương 2, tác giả trình
bày một cách khái quát, ñầy ñủ cơ sở lý luận về bảo ñảm nguyên tắc tranh
tụng trong TTHS và những yêu cầu bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong ñiều
kiện cải cách tư pháp. Những lý giải về mặt lý luận của chương 2 chính là cơ
sở ñánh giá thực trạng thực hiện bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự ở chương 3 và từ ñó ñưa ra quan ñiểm và giải pháp bảo
ñảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở chương 4.

- Phương pháp lịch sử thống kê, so sánh ñược sử dụng trong ñánh giá thực
trạng thực hiện bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự ở Việt Nam. Tác giả ñưa ra những nhận xét về tình hình việc bảo ñảm nguyên
tắc tranh tụng trong TTHS dựa trên những nghiên cứu, phân tích ñiều kiện cụ thể
của Việt Nam trong thời kỳ ñổi mới, thực hiện cải cách tư pháp.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp ñược sử dụng trong cả chương 2,
chương 3 và chương 4 của luận án. Ở chương 2, tác giả phân tích khái niệm, nội
dung, ñặc ñiểm, vai trò và ý nghĩa của bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong xét
xử sơ thẩm vụ án; các yêu cầu, ñiều kiện bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng. Tiếp
theo, chương 3 phân tích nguyên nhân của thực trạng thực hiện bảo ñảm nguyên
tắc tranh tụng trong TTHS và chương 4 phân tích những quan ñiểm và giải pháp
bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Trong khi nghiên cứu về các mô hình tố tụng trên thế giới, tác giả chú
trọng sử dụng phương pháp phân tích và so sánh nhằm tìm ra những kinh
nghiệm về thực hiện bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng cho Việt Nam.
- Trong phần nghiên cứu thực trạng thực hiện bảo ñảm nguyên tắc tranh
tụng ở Việt Nam, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm thu thập,
tổng hợp các số liệu ñể chứng mình cho các luận giải của mình.
5. Những ñiểm mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình khoa học ñầu tiên nghiên cứu tương ñối hệ thống
và toàn diện về bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm
6

vụ án hình sự. Kết quả nghiên cứu của ñề tài “Bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng
trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở
Việt Nam” ñược thể hiện:
- Xác lập ñược khái niệm bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự với những ñặc ñiểm, nội dung, vai trò, ý nghĩa,
ñiều kiện bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự.

- Chỉ ra những bất cập, nguyên nhân của những bất cập trong quy ñịnh
và thực tiễn áp dụng về bảo ñảm tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự ở Việt Nam.
- Nghiên cứu quá trình hình thành, lý do của sự phát triển, trên cơ sở ưu
ñiểm của tố tụng tranh tụng, kinh nghiệm từ một số nước trong hệ tố tụng
thẩm vấn khi vận dụng bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng; phân tích thực tế ñiều
kiện Việt Nam, ñưa ra quan ñiểm và ñề xuất việc bảo ñảm nguyên tắc tranh
tụng cũng như các giải pháp bảo ñảm thực hiện nguyên tắc này trong phiên
tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Trong thời gian qua ñã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết
ñề cập tới vấn ñề tranh tụng mà gần ñây nhất là luận án tiến sĩ “Cơ sở lý luận
và thực tiễn của nguyên tắc tranh tụng trong TTHS Việt Nam hiện nay” của
tác giả Nguyễn Thu Hiền. Tuy nhiên, trong khoa học lại thiếu vắng những
công trình nghiên cứu khoa học lớn (cấp Bộ, cấp Nhà nước) ñề cập trực diện
về bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng và khả năng vận dụng vào ñiều kiện, hoàn
cảnh nước ta. Mặt khác, các công trình viết ñã công bố lại chưa có ñiều kiện
ñề cập một cách toàn diện và tổng thể những vấn ñề lý luận và thực tiễn về
bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong hoạt ñộng xét xử. Chính vì những lý do nêu
trên mà tác giả ñã nghiên cứu rất công phu và cố gắng trong 03 năm mới có thể
hoàn thành. Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học lần ñầu tiên ở Việt
Nam trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn bảo ñảm nguyên
tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách
tư pháp ở Việt Nam. Luận án góp phần bổ sung lý luận về cải cách tư pháp mà
7

trọng tâm là hoạt ñộng xét xử; bổ sung hoàn thiện lý luận về bảo ñảm nguyên tắc
tranh tụng trong hoạt ñộng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND.
Trong quá trình hoàn thiện luận án này tác giả ñã dày công nghiên cứu
khoa học, các tài liệu của Hội thảo liên quan ñến luận án; những bài viết của

các tác giả ñăng trên các Tạp chí, các Sách, Tạp chí Toà án nhân dân, Tạp chí
VKS nhân dân, Đặc san nghề Luật; Nghị quyết 08/NQ-TW; Thông tư Bộ
Công an; Sách Chính trị quốc gia; Đề tài khoa học cấp Bộ; Thông tin khoa
học xét xử; Tạp chí Dân chủ Pháp luật; Bình luận BLTTHS, các Báo cáo tổng
kết hàng năm của Toà án nhân dân tối cao; của Toà án nhân dân cấp huyện và
cấp tỉnh ở một số ñịa phương. Ngoài ra tác giả còn khai thác một cách công
phu những thông tin trên mạng internet có liên quan ñến Luận án; trực tiếp
trong xét xử của các TP các cấp.
Bản thân tác giả là thẩm phán TAND cấp huyện, ñã tham gia xét xử sơ
thẩm nhiều vụ án hình sự. Từ các công trình khoa học và trải nghiệm của bản
thân, những kiến nghị mà tác giả ñưa ra vừa có ý nghĩa như một ñề xuất mang
tính khoa học, góp phần bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử
sơ thẩm các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay, góp phần vào việc thực hiện
một số nhiệm vụ trọng tâm, trong ñó nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên
toà xét xử mà Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị coi
là ñiểm nhấn của cải cách tư pháp. Công trình có thể làm tài liệu giảng dạy
trong các trường ñào tạo luật, ñào tạo nghiệp vụ ngành công an; VKS; TA;
nghề luật sư. Ngành tòa án; VKS; cơ quan ñiều tra có thể áp dụng trong các
trường ñào tạo nghiệp vụ xét xử như Học viện tư pháp, trường ñào tạo cán bộ
ngành tòa án của TAND tối cao, ñể nâng cao chất lượng xét xử.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phân mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 04 chương, 11 tiết.

8

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Tình hình nghi
n cứu ở nước ngoài
Trên thế giới có rất nhiều công trình, bài viết có liên quan ñến vấn ñề
tranh tụng do các tác giả nước ngoài thể hiện với những nội dung ñáng chú ý
như sau:
1.1.1.1. Nhóm các công trình, tác phẩm nghiên cứu về tố tụng tranh
tụng và tố tụng xét hỏi
- Trong tham luận khoa học “Tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi” của
Elisabeth Pelsez-TP và Christian Rayseguier [30], các tác giả nêu ra những
ñặc ñiểm tố tụng tranh tụng, tố tụng thẩm vấn cùng với những ưu ñiểm, nhược
ñiểm của hai hệ tố tụng này, vấn ñề kết hợp tố tụng tranh tụng với tố tụng
thẩm vấn ở Pháp và một số hạn chế Việt Nam cần lưu ý khi thực hiện cải cách
theo hướng tố tụng tranh tụng.
- Nghiên cứu về sự phát triển của hệ tố tụng tranh tụng từ thế kỷ XI ở
Vương quốc Anh với sự thể hiện trong phiên tòa, thủ tục tranh tụng, sự phát
triển chế ñịnh Bồi thẩm ñoàn, các chủ thể tố tụng gồm Luật sư, TP, nhân chứng,
các quy tắc về chứng cứ cùng những nguyên nhân và lý giải sự thiết lập và phát
triển của hệ tranh tụng trong bài viết của Alandman, "A brief survey of the
development of the adversary system" [102].
- Những ñặc ñiểm của hệ tố tụng thẩm vấn và hệ tố tụng tranh tụng cũng
ñược trình bày dưới góc ñộ so sánh trong bài viết “Nhân quyền trong hệ thống
tư pháp hình sự” do Dato’s Param Cuma raswamy và Manfred Nowak ñồng
tổ chức [22]. Trong phần chương 1 của báo cáo, các tác giả ñã nêu ñặc ñiểm
của hệ tố tụng thẩm tra và hệ tố tụng tranh tụng, trên cơ sở ñó chỉ ra một số
ưu ñiểm và nhược ñiểm của hai hệ thống trên góc ñộ so sánh. Trong chương
4, phần những biện pháp bảo ñảm cụ thể về nhân quyền ñối với một phiên tòa
công bằng, các tác giả khẳng ñịnh: quyền ñược suy ñoán vô tội; ñược thông
báo về tội danh; có ñủ thời gian và phương tiện ñể biện hộ và ñược quyền liên lạc
9


với Luật sư do mình lựa chọn; ñược có mặt tại phiên tòa; tự biện hộ hoặc thông
qua một Luật sư; ñược triệu tập và thẩm tra nhân chứng và cấm tự buộc tội. Trong
7 ñề xuất ñể bảo vệ nhân quyền tại chương 4, ñề xuất ñược nêu ñầu tiên là “Quốc
gia phải bảo ñảm sự ñộc lập và vô tư của ngành tư pháp. Sự bảo ñảm này bao gồm
cả tính ñộc lập cá nhân và ñộc lập về thể chế của các Thẩm phán…”.
- Những biểu hiện thuần khiết của hệ tranh tụng là sự “Cân bằng quyền
lực trong hệ thống tranh tụng” của tác giả Martin Blackmore [14], trong ñó có
trích dẫn ñịnh nghĩa của Ủy ban luật pháp tại Úc về hệ thống thanh tụng:
“Một dạng tố tụng ñặc biệt diễn ra tại Tòa án ñể xử lý tranh chấp giữa ít nhất
là hai bên. Tranh chấp do các bên kiểm soát và mỗi bên ñều có cơ hội trình
bày phần tranh luận của mình”. Chấp nhận lời thú tội không phản ánh biểu hiện
thuần khiết nhất của hệ thống tranh tụng, ñó là phân tích về quyền lực của Nhà
nước khi nhân danh công dân của mình ñể ñiều tra, truy tố những người bị tình
nghi là ñã thực hiện tội phạm và gợi mở vấn ñề công bằng giữa quyền lực của
Nhà nước với quyền ñược trợ giúp pháp lý của người bị tình nghi.
- Ngoài ra, trong bài giảng “Cải cách tòa án” của khoa Luật, trường Đại
học Connor [86], có nêu sơ lược về ñặc ñiểm của hệ thống tranh tụng: giả
thiết về mâu thuẫn, quyền tự quyết của các bên, Luật sư quá nhiệt tình, lạm
dụng quy trình trước phiên tòa và trong ñiều tra, huấn luyện nhân chứng, tính
trung lập tư pháp, không có biện pháp khắc phục, quang cảnh công lý, những
vấn dề của Công tố viên và Luật sư, với nhân chứng Bồi thẩm ñoàn và TP,
thảm họa mặc cả buộc tội và trên cơ sở ñó ñưa ra ý tưởng cải cách TA: cần
phải có luật ngăn chặn che giấu, bóp méo hoặc bịa ñặt sự thực, luật tìm kiếm
chứng cứ bắt buộc và tiết lộ bắt buộc, Bồi thẩm ñoàn chuyên nghiệp
1.1.1.2. Nhóm các công trình, tác phẩm nghiên cứu về mô hình tố tụng
ở một số quốc gia
Trong tác phẩm “Khái quát hệ thống pháp luật Hòa Kỳ”, dịch từ
nguyên bản tiếng Anh Outline of the U.S.Legal System [44], các tác giả ñã
trình bày các thủ tục tố tụng ở Hoa Kỳ và những hạn chế về mặt Hiến ñịnh và

Luật ñối với thương lượng lời khai. Trong công trình này, toàn bộ chương 5
gồm 34 trang nêu toàn bộ thủ tục TTHS như: Đại bồi thẩm ñoàn hay phiên
tòa sơ bộ; Thủ tục trong một phiên TTHS; Thủ tục sau một phiên tòa hình sự
10

và kháng cáo. Trong phần trình bày, công trình ñã nêu những hạn chế về mặt
Hiến ñịnh và Luật ñịnh ñối với thương lượng lời khai. Về thủ tục tố tụng ñối
nghịch. Công trình khái quát: mô hình tố tụng ñối nghịch dựa trên giả ñịnh
rằng mọi vụ án hình sự ñều có hai mặt ñối lập. Tại phòng xử án, mỗi bên
cung cấp cho bên kia câu chuyện như ñã chứng kiến. Lý thuyết (hay hy vọng)
làm nền tảng cho mô hình này là: Sự thật sẽ ñược làm sáng tỏ nếu mỗi bên có
ñợc cơ hội không hạn chế ñể ñưa ra ñầy ñủ bằng chứng, dữ kiện và lập luận
trước một Thẩm phán (Bồi thẩm ñoàn) trung lập và chu ñáo. Luật sư ñại diện
cho mỗi bên có vai trò chính tại phòng xử án. Thẩm phán kiểm soát hai bên
trong những quy tắc ñược chấp nhận về thủ tục pháp lý và xác ñịnh bên thắng
kiện phù hợp với các qui tắc về bằng chứng sau khi cả hai bên ñã ñược trao
ñầy ñủ cơ hội ñể trình bày lý lẽ của họ.
- Tác giả Setsuo Miyazama ñã ñưa ra nhận ñịnh “Thủ tục tranh tụng
không có Bồi thẩm ñoàn, thẩm phán có quá nhiều quyền lực, một hệ thống
tranh tụng không cân bằng, có phải hệ thống tranh tụng” trong cuốn “Nội
dung hệ thống tranh tụng Nhật Bản” [53]. Nội dung chính của bài viết nêu về
tính ñộc ñáo của tố tụng tranh tụng hình sự Nhật Bản, ñó là: bị cáo không
tranh luận chống lại Cảnh sát hoặc Công tố viên theo thủ tục hình sự; Phiên
tòa không có sự tham gia của Bồi thẩm ñoàn. Sau khi phân tích sự phân chia
quyền lực cho các bên và Tòa án trong mô hình tố tụng tranh tụng của Mỹ,
tác giả cho rằng việc không có Bồi thẩm ñoàn trong tranh tụng hình sự Nhật
Bản ñã trao cho Thẩm phán quá nhiều quyền và thực chất hệ thống TTHS
Nhật bản ñang làm suy giảm tính trung lập và vô tư của Thẩm phán dẫn ñến
làm giảm các khía cạnh khác như: Thẩm phán có thể phỏng ñoán sự phạm tội
của bị cáo, yêu cầu về chứng cứ của Thẩm phán có thể ñược giải thích trên cơ

sở có sự nghi ngờ, vì nghĩ rằng bị cáo có tội nên không cho bên bào chữa
trình bày thêm chứng cứ, Thẩm phán không ñưa ra câu hỏi ñến khi cho rằng
có câu trả lời theo mong muốn của Thẩm phán ñược ñưa ra…Tác giả khẳng
ñịnh việc thiếu vắng Bồi thẩm ñoàn ñã tước ñi một vài ñặc ñiểm của tố tụng
tranh tụng ở Nhật Bản.
- Bài viết "Một hệ thống tranh tụng không cân bằng - Vấn ñề, chính sách
và hoạt ñộng thực tiễn tại Nhật Bản, nội dung và bối cảnh so sánh, Setsuo
11

Miyazama, trích trong N i dung hệ thống tranh tụng Nhật Bản" [53], sau
chiến tranh, cấu trúc của TTHS Nhật Bản ñược coi là ñã thay ñổi theo nguyên
tắc tranh tụng, tuy nhiên, theo tác giả vẫn còn tồn tại sự mất cân bằng. Để
chứng minh cho luận ñiểm của mình, tác giả nêu ra những nỗ lực của giới luật
sư về sự tăng cường ñịa của bị cáo cũng như những nỗ lực của Nhà nước về
tăng cường ñịa vị của cảnh sát và công tố viên. Bài viết còn ñưa ra nhận ñịnh
về công tác của Luật sư: bào chữa không tích cực, không có khả năng làm
giảm sự mất cân bằng và dùng chính sự mất cân bằng này ñể tranh luận. Bài
viết cũng thừa nhận: “Hệ thống tranh tụng Nhật Bản dường như rất yếu” cùng
với giả thiết “tinh hoa của Nhật Bản ñã thắng lợi trong việc duy trì một số yếu
tố xét hỏi nhất ñịnh trong hệ thống công lý hình sự bất kể những nỗ lực của
các nhà cải cách Nhật Bản”.
1.1.2. Tình hình nghi
n c u trong nước
1.1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về tố tụng hình sự ở Việt Nam
Trong những năm gần ñây, ngành tòa án ñã có nhiều công trình nghiên
cứu về nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, nhất là
từ khi Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ra ñời ngày 02/01/2002 mở ñầu
cho công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp ñến năm 2020.
Trước ñó, có thể thấy, quan ñiểm không thừa nhận nguyên tắc tranh

tụng trong ñề tài “Những vấn ñề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình
sự Việt Nam” do Vũ Đức Khiển [45], kết quả nghiên cứu và kiến nghị ñề xuất
có l4 vấn ñề: Trong ñó các tác giả của ñề tài kiến nghị một số vấn ñề xác ñịnh
nguyên tắc của TTHS Việt Nam. Về nguyên tắc tranh tụng, quan ñiểm của
ban chủ nhiệm ñề tài cho rằng: không cần xác ñịnh tranh tụng như là một
nguyên tắc cơ bản của TTHS nước ta giống như luật của nhiều nước phương
tây ñã xác ñịnh. Vì ban chủ nhiệm ñề tài cho rằng:
Thứ nhất, tư tưởng chỉ ñạo xây dựng BLTTHS (sửa ñổi) xuất phát từ quan
ñiểm tổ chức bộ máy Nhà nước ta theo nguyên tắc tập trung quyền lực, quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công phân nhiệm và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước. Xây dựng bộ máy các cơ quan tiến hành TTHS cũng tuân theo
nguyên tắc này. Nguyên tắc tranh tụng ñược xác ñịnh trong TTHS của một số nước
12

trên n n tảng của lý thuyết phân chia quyền lực. Vì vậy, xác ñịnh nguyên tắc tranh
tụng trong TTHS không phù hợp với nguyên tắc tổ chức Bộ máy nhà nước ta.
Thứ hai, chức năng của các cơ quan tố tụng ñã ñược Luật hiện hành xác
ñịnh rõ ràng: Cơ quan ñiều tra các loại tội phạm; Viện kiểm sát thực hiện hai
chức năng: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chức năng công tố; Toà án
thực hiện chức năng xét xử. Nếu xác ñịnh nguyên tắc tranh tụng tuyệt ñối hoá
Toà án chỉ ñóng vai trò trọng tài, không buộc tội, không gỡ tội. Quan ñiểm về
tranh tụng ñã không thừa nhận nguyên tắc phối hợp (Điều 9 BLTTHS năm
l988). Đồng thời truyền thống TTHS nước ta từ năm l945 ñến l996 ñã khẳng
ñịnh trách nhiệm bảo vệ của nhà nước ñối với công dân trước những hành vi
phạm tội. Điều này không có nghĩa là tạo ra sự bất bình ñẳng trong TTHS.
Quan ñiểm trên của ban chủ nhiệm ñề tài thể hiện những hạn chế nhất
ñịnh khi ñối chiếu với quan ñiểm về cải cách tư pháp của Đảng ta thể hiện
trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/0l/2002 của Bộ chính trị và Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị (khoá IX) về Chiến
lược cải cách tư pháp ñến năm 2020.

- Nhận thức ñược vai trò quan trọng của bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng
trong TTHS và sự cần thiết xây dựng nguyên tắc tranh tụng trong TTHS Việt
Nam ñược thể hiện trong công trình “Mô hình lý luận BLTTHS Việt Nam”
của Phạm Hồng Hải [33, tr.26-35]. Cuốn sách gồm 3 chương, ñáng chú ý là
nội dung mục 3 trong chương 3: Tiến tới xây dựng tố tụng hình sự ở Việt
Nam theo kiểu tranh tụng.
Với nhận ñịnh, BLTTHS năm l988 của Việt Nam ñã có nhiều quy ñịnh
tiến bộ với nhiều nguyên tắc như: Nguyên tắc suy ñoán vô tội (Điều 20);
Nguyên tắc xác ñịnh sự thật của vụ án (Điều 4); Nguyên tắc bảo ñảm quyền
bình ñẳng trước Toà án (Điều 20). Những nguyên tắc này ít nhiều ñã thể hiện
nội dung tranh tụng trong TTHS, song các yếu tố xét hỏi vẫn nhiều hơn. Tác
giả cho rằng, tại các giai ñoạn khởi tố, ñiều tra, xét xử giám ñốc thẩm, tái
thẩm việc tranh tụng hầu như không tồn tại - ñây là sự lạc hậu của TTHS
nước ta so với TTHS ở một số quốc gia khác cũng ñang có những ñiều kiện
kinh tế-xã hội tương tự. Trong ñiều kiện hội nhập, xây dựng TTHS Việt Nam
theo kiểu TTHS tranh tụng là ñòi hỏi cấp bách hiện nay và khẳng ñịnh: bản
13

thân tranh tụng là nguyên tắc của TTHS, là phương pháp ñể tìm ra sự thật
khách quan của vụ án.
Ở mục 4, chương l: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, tác giả ñã ñề xuất những nội dung của
BLTTHS. Trong ñó, tác giả cho rằng những vấn ñề chung của TTHS cần có
17 nguyên tắc, trong ñó tác giả nhấn mạnh “Nguyên tắc tranh tụng”.
Tuy tác giả yêu cầu Luật hoá nguyên tắc tranh tụng, nhưng những nhận
ñịnh và ñề xuất liên quan ñến nguyên tắc này trong công trình giới hạn ở
phạm vi nghiên cứu tổng thể BLTTHS.
1.1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về tranh tụng tại các phiên
tòa ở Việt Nam
- Ngoài các công trình thể hiện quan ñiểm có cả thừa nhận và không thừa

nhận nguyên tắc tranh tụng và bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng ở nước ta, còn
có một số các công trình tuy không ñề cập trực tiếp nhưng cũng thể hiện
những nội dung nghiên cứu ở các góc ñộ khác nhau liên quan ñến tranh tụng
hoặc nguyên tắc tranh tụng như: luận án tiến sĩ luật học “Thực hiện quyền bào
chữa của bị can, bị cáo trong TTHS” của Hoàng Thị Sơn [66]; ñề tài nghiên
cứu khoa học “Tranh tụng tại phiên tòa - Một số vấn ñề lý luận và thực tiễn”
[81]; cuốn “Vai trò của luật sư trong hoạt ñộng tranh tụng” của Trương Thị
Hồng Hà [32]; công trình khoa học với ñề tài “Hoàn thiện các quy ñịnh của
BLTTHS năm 2003 liên quan ñến tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm - Cơ sở lý
luận và thực tiễn” do Nguyễn Đức Mai [52].
- Nguyên tắc tranh tụng và bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng còn ñược thể
hiện trong nhiều bài viết quy mô nhỏ như: cuốn “Cải cách tư pháp ở Việt
Nam trong giai ñoạn xây dựng nhà nước pháp quyền” do Lê Cảm và Nguyễn
Ngọc Chí ñồng chủ biên [77]; bài viết “Mỹ, tranh tụng khi xét xử tại tòa” của
Phan Lan [46, tr.13]; bài viết “Nguyên tắc tranh tụng trong hệ thống các
nguyên tắc cơ bản của luật TTHS” của Lê Cảm [15, tr.3-8]; bài viết “Đặc
ñiểm của mô hình TTHS và phương hướng hoàn thiện mô hình TTHS ở Việt
Nam” của Nguyễn Đức Mai [51, tr.1-8]; bài viết “Cần bổ sung nguyên tắc
tranh tụng vào BLTTHS” của Lại Văn Trình [78, tr.9-13].
Comment [Water1]:

14

Các công trình nêu trên chủ yếu ñề cập ñến sự cần thiết phải áp dụng
nguyên tắc tranh tụng trong hoạt ñộng xét xử, chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách ñầy ñủ, có hệ thống và toàn diện theo chiều sâu về bảo ñảm
nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu
cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu hoạt ñộng tranh tụng ñược ñặt
trong tổng thể của việc nghiên cứu hệ thống TTHS. Bên cạnh ñó, tranh

tụng với ý nghĩa là một nguyên tắc của TTHS ñòi hỏi các chủ thể tiến
hành tố tụng, các cá nhân, cơ quan có liên quan phải có trách nhiệm bảo
ñảm cho hoạt ñộng tranh tụng ñược thực hiện trên thực tiễn ñúng theo quy
ñịnh của pháp luật. Có bảo ñảm tranh tụng công khai, khách quan, công
bằng và trực tiếp giữa các bên buộc tội và gỡ tội dưới sự ñiều khiển công
minh, chính trực của TP thì sự thật khách quan mới ñược làm sáng tỏ.
Như vậy, pháp luật mới ñược thực hiện nghiêm minh, mới bảo vệ ñược
quyền con người, quyền công dân. Hoạt ñộng tranh tụng từ ñó ñòi hỏi
phải ñược ñặt trong tổng thể các quy ñịnh của pháp luật.
Ngay từ khi mới ra ñời, nền Tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà ñã chịu ảnh hưởng rất nhiều của hệ thống Tư pháp của Pháp, ñó là mô
hình tố tụng thẩm vấn. Sau ñó vào giai ñoạn những năm1960, khi hệ thống tư
pháp Việt Nam có sự cải cách cơ bản thì ngay trong hệ thống cơ quan tư pháp
có sự phối hợp, ràng buộc lẫn nhau. Trong các giai ñoạn TTHS, hoạt ñộng
tranh tụng của Luật sư mặc dù chưa ñược quy ñịnh phù hợp với thực tiễn xét
xử, song do chịu nhiều ảnh hưởng của tố tụng tranh tụng nên Luật sư ñã và
ñang chuyển dần từ vai trò của người hỗ trợ cho hoạt ñộng của cơ quan tiến
hành tố tụng trong quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án ñể
chuyển sang vai trò chính là người “gỡ tội”.
Những năm gần ñây, ñặc biệt kể từ sau khi có Nghị quyết số 08/NQ-TW,
vấn ñề tranh tụng trong TTHS nói riêng và tranh tụng trong các phiên toà
ñược xem xét một cách khá toàn diện. Thực tiễn ñang có hai luồng ý kiến
khác nhau.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Cần phải chuyển mô hình tố tụng của Việt
Nam sang mô hình tố tụng tranh tụng nhằm bảo ñảm sự bình ñẳng, khách
15

quan trong quá trình tố tụng, phát huy yếu tố tranh tụng trong tất cả các khâu,
các giai ñoạn tố tụng từ giai ñoạn bắt tạm giữ, tạm giam, ñiều tra thu thập
chứng cứ ñến giai ñoạn xét xử và thậm chí kể cả các giai ñoạn thi hành án.

Nghiêng về ý kiến này, ñại diện là Phạm Hồng Hải, phó chủ tịch liên ñoàn
luật sư Việt Nam, trong bài viết: “Phương hướng hoàn thiện mô hình TTHS
Việt Nam”, tài liệu hội thảo khoa học Mô hình luật TTHS Việt Nam tháng 12
năm 2009. Tác giả ñã ñi sâu vào phân tích theo Nghị quyết số 08; Nghị quyết
48 và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp ở nước ta. Tác giả
ñã phân tích và ñánh giá trên lịch sử tồn tại và phát triển của TTHS Việt Nam
qua các giai ñoạn, tìm ra những ưu ñiểm và hạn chế của nó. Tác giả cũng nêu,
hiện nay theo quy ñịnh của pháp luật ở Việt Nam có ba CQTHTT là CQĐT,
VKS và TA, tiến hành tố tụng ñều thực hiện một nhiệm vụ là chứng minh tội
phạm, tại Điều 10 của BLTTHS hiện hành “trách nhiệm chứng minh tội phạm
thuộc về Cơ quan tiến hành tố tụng”. Từ ñó, tác giả ñưa ra phương hướng
hoàn thiện mô hình TTHS Việt Nam trong thời gian tới là phải xây dựng
TTHS Việt Nam theo kiểu tranh tụng. Nhưng tác giả mới chỉ ñưa ra phương
hướng chung, chưa có phương hướng, nguyên tắc cụ thể theo kiểu tranh tụng
và cũng chưa ñi sâu về cơ sở lý luận, thực tiễn của mô hình TTHS mà chỉ
phân tích và ñánh giá trên một phương hướng chuyển sang mô hình tố tụng
tranh tụng.
Ý kiến thứ hai cho rằng: Ở Việt Nam, mô hình tố tụng thẩm vấn ñã vận
dụng và áp dụng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong tổ chức và hoạt
ñộng ñiều tra, truy tố và xét xử, ñặc biệt là ở lĩnh vực hình sự. Hơn nữa, trong
tố tụng thẩm vấn ñã bao hàm cả hoạt ñộng tranh luận. Do ñó, không cần thiết
phải chuyển ñổi mô hình tố tụng mà chỉ cần ñưa nguyên tắc tranh tụng vào
trong TTHS sẽ nâng cao ñược chất lượng tranh luận giữa KSV và luật sư
trong phiên toà xét xử sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt ñộng tố tụng.
Nghiêng về ý kiến này là quan ñiểm của TS Nguyễn Đức Mai, TP Tòa án
quân sự trung ương, trong bài tham luận: “Phương hướng hoàn thiện mô hình
TTHS Việt Nam” và một số công trình của các nhà khoa học dưới ñây:
- Đỗ Ngọc Quang trong bài viết: “Phương hướng hoàn thiện mô hình
TTHS Việt Nam”. Tác giả ñã ñi sâu và nghiên cứu về thực trạng mô hình
16


TTHS Việt Nam, phân tích và ñánh giá, ñưa ra yếu tố chung nhất ñể phân biệt
các mô hình TTHS dựa vào quy ñịnh của pháp luật TTHS về quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của các chủ thể tố tụng khi thực hiện các hành vi tố tụng liên
quan ñến quá trình giải quyết vụ án, như quy ñịnh của pháp luật TTHS về
quyền và nghĩa vụ của TP trong xét xử vụ án hình sự tại phiên tòa ñể xác ñịnh
ñó là tố tụng thẩm vấn hoặc là hình thức TTHS tranh tụng và tác giả ñã ñánh
giá chung rằng ñến nay chưa có mô hình tố tụng nào (tranh tụng, thẩm vấn)
ñược coi là tối ưu, ñưa ra ñược ưu ñiểm cơ bản, nhược ñiểm ñể vận dụng vào
hoàn cảnh lịch sử và hiện tại của mỗi dân tộc, quốc gia. Để khắc phục những
nhược ñiểm và học tập ưu ñiểm của nhau trong mỗi mô hình TTHS ñể xây
dựng mô hình TTHS ñan xen hay gọi là mô hình TTHS hỗn hợp.
Tác giả phân tích và ñánh giá mô hình TTHS của nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam hiện nay mang ñậm ñặc ñiểm của mô hình TTHS thẩm vấn, phân
tích các giai ñoạn tố tụng và ñề xuất hoàn thiện mô hình TTHS Việt Nam.
Sửa ñổi một số ñiều luật: Các Điều 1, 3, 4, 11, 13, 14, 17, 18, 23, 27, 56, 57,
80, 81, 88, 104, 107, 108, 119, 302, 304, 305 của BLTTHS và nhấn mạnh
Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17 tháng 3 năm 2003. Song tác giả
cũng chưa làm rõ cơ sở lý luận, chưa ñưa ra nguyên tắc cụ thể về hoàn thiện
mô hình TTHS Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.
- Nguyễn Thái Phúc, cơ quan ñại diện Bộ Tư pháp tại thành phố Hồ Chí
Minh, trong bài viết: “Mô hình TTHS pha trộn” cũng cho rằng ở Việt Nam cần
kết hợp giữa mô hình tố tụng thẩm vấn, xét hỏi với mô hình tố tụng tranh tụng.
- Dương Thanh Biểu trong: "Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm" [9], tác
phẩm có nội dung phong phú và ña dạng, tìm hiểu, phân tích và làm rõ ñược
quy trình tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, có lập luận chặt chẽ, kết hợp và
vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức pháp luật, quy ñịnh pháp luật và các ví dụ
minh họa sinh ñộng. Tác giả ñã làm rõ khái niệm, bản chất của tranh luận tại
phiên tòa trên cơ sở quan ñiểm của Đảng và Nhà nước, các quy ñịnh của
pháp luật về tranh luận, mà nổi bật lên là vai trò của KSV với trách nhiệm là

người thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm. Tác giả ñã phân tích,
chứng minh bằng những vụ án ñã từng xảy ra ñể làm nổi bật tầm quan trọng
của kỹ năng thực hành quyền công tố tại phiên tòa hình sự như: kỹ năng ñọc
17

cáo tr ng, kỹ năng xét hỏi, kỹ năng tranh luận của KSV tại phiên tòa; phân tích
và làm rõ ý nghĩa quan trọng của kỹ năng thực hành quyền công tố tại phiên tòa
hình sự sơ thẩm như: kỹ năng tranh luận tại phiên tòa của KSV. Tuy nhiên, tác
giả chưa bàn sâu ñến vai trò của TP, Luật sư trong tranh luận tại phiên tòa sơ
thẩm. Tác giả cũng chưa ñưa ra ñược cơ sở lý luận, thực tiễn các giải pháp bảo
ñảm nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
Các công trình nêu trên là các bài tham luận tại Hội thảo khoa học về mô
hình TTHS Việt Nam ñược tổ chức tại Hà Nội, tháng 12/2009.
Hai quan ñiểm nêu trên về mục ñích ñều chứa ñựng những nét tương
ñồng và hợp lý. Bởi lẽ, cho dù có ñề nghị giữ nguyên hay thay ñổi quan ñiểm
về mô hình tố tụng thì cả hai quan ñiểm ñều khẳng ñịnh yếu tố tranh tụng là
hết sức cần thiết trong cả quá trình tố tụng.
Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng với truyền thống pháp luật của nước ta
thì mô hình tố tụng thẩm vấn ñang ñược ñánh giá, nhìn nhận là phù hợp với thực
tiễn xét xử và trình ñộ pháp lý của TP, Luật sư và Bị cáo cũng như những người
có liên quan. Sự thật khách quan của các vụ án không chỉ phụ thuộc vào hoạt
ñộng tranh tụng của Luật sư và KSV. TP với tư cách là ñại diện cho Toà án chưa
hội ñủ ñiều kiện cần thiết ñể chỉ ñóng vai trò trọng tài, không buộc tội, không gỡ
tội như mô hình tố tụng tranh tụng. Bên cạnh ñó, do tác ñộng của yếu tố phân
công quyền lực trong tổ chức và hoạt ñộng của bộ máy Nhà nước, không cho
phép Toà án, VKS và các cơ quan bổ trợ tư pháp ñộc lập với nhau và ñộc lập với
nhánh hành pháp, lập pháp. Sự ñộc lập chỉ tồn tại trong phiên toà xét xử.
Tranh tụng vì thế không thể ñược coi ñồng nghĩa với tranh luận mà tranh
tụng cần phải ñược hiểu có nội hàm rộng hơn tranh luận. Trong TTHS, tranh
tụng ñược xác ñịnh và ghi nhận là một nguyên tắc ñặc trưng của hoạt ñộng tư

pháp nói chung và tư pháp hình sự nói riêng. Tranh luận là một thủ tục của phiên
toà hình sự mà trong ñó bên buộc tội và bên bào chữa trên cơ sở phân tích các
chứng cứ, tài liệu về vụ án ñể ñưa ra sự ñánh giá pháp lý ñối với hành vi phạm tội
của bị cáo, ñề nghị HĐXX về các vấn ñề phải giải quyết trong vụ án. Với cách
hiểu như vậy, hoạt ñộng tranh tụng tiến hành tại phiên toà theo một trình tự, thủ
tục do pháp luật về tố tụng quy ñịnh. Quá trình diễn ra hoạt ñộng tranh tụng ñược
bắt ñầu từ khi khai mạc phiên toà và kết thúc sau khi Toà án công bố phán quyết.
18

Những công trình nghiên cứu trong nước có liên quan ñến ñề tài ñã
khẳng ñịnh sự cần thiết phải bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS, ñề
cập việc áp dụng bước ñầu nguyên tắc tranh tụng trong TTHS ở nước ta, một
số kết quả cũng như hạn chế, bất cập trong việc áp dụng nguyên tắc này trong
thực tiễn xét xử, các vụ án hình sự ở nước ta. Chưa có công trình nào nghiên
cứu có hệ thống vấn ñề bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Tuy
nhiên kết quả nghiên cứu trong các công trình nêu trên là tài liệu tham khảo bổ
ích và có giá trị ñể tác giả hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của ñề tài luận án.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
Qua nghiên cứu các công trình khoa học về nguyên tắc tranh tụng và bảo
ñảm nguyên tắc tranh tụng cho thấy các công trình ñều chưa ñánh giá ñược
thực trạng công tác bảo vệ nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự, cũng như phân tích ñược những ưu ñiểm, nhược ñiểm và tìm ra
nguyên nhân của những mặt hạn chế. Bên cạnh ñó, việc hoàn thiện mô hình
TTHS Việt Nam ñể bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự là một nhu cầu tất yếu khách quan và cấp bách xuất
phát từ mục tiêu và nhiệm vụ của công cuộc cải cách Tư pháp mà Nghị
quyết số 49/NQ-TW ñã ñề ra: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững
mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện ñại, phục vụ

nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt ñộng Tư pháp mà
trọng tâm là hoạt ñộng xét xử ñược tiến hành có hiệu quả và có hiệu lực
cao Nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên toà, bảo ñảm tranh
tụng dân chủ với Luật sư, NBC và Những người tham gia tố tụng khác, v.v.
Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại
phiên toà trên cơ sở xem xét ñầy ñủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của
KSV, NBC, Bị cáo, Nhân chứng, Nguyên ñơn, Bị ñơn, Người có quyền, lợi
ích hợp pháp ñể ra những bản án, quyết ñịnh ñúng pháp luật, có sức thuyết
phục và trong thời hạn pháp luật quy ñịnh, v.v.).
Các công trình, bài viết liên quan của các tác giả khác ñã có ñề cập tới
một số khía cạnh khách nhau của việc bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong
19

TTHS, tuy nhiên hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống về vấn ñề này. Để ñạt ñược mục tiêu của luận án là nghiên
cứu toàn diện, sâu sắc về bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam dưới góc ñộ của chuyên ngành lý luận
và lịch sử về nhà nước và pháp luật, luận án kế thừa có chọn lọc các kết quả
nghiên cứu của các công trình khoa học ñã nêu và tiếp tục nghiên cứu, làm
sáng tỏ một số vấn ñề sau ñây:
Về lý luận, luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc
bảo ñảm tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, bao gồm:
- Khái niệm, ñặc ñiểm bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Nội dung, yêu cầu, vai trò và ý nghĩa của việc bảo ñảm nguyên tắc
tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Bên cạnh ñó, ñiều
chỉnh và bổ sung những nội dung về bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong
TTHS trong ñiều kiện ñất nước thời kỳ ñổi mới mà các công trình khoa học
khác chưa ñề cập ñến.
- Cải cách tư pháp và yêu cầu, ñiều kiện bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng

trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Những kinh nghiệm bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng ở một số nước trên
thế giới và những giá trị tham khảo ñối với Việt Nam.
Về thực tiễn, luận án:
- Phân tích ñánh giá: pháp luật Việt Nam về việc bảo ñảm nguyên tắc
tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; phân tích, ñánh giá
thực trạng bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án ñề xuất những quan
ñiểm và giải pháp bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
K
T LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những kết quả nghiên cứu chương 1 cho thấy ñến nay ñã có khá
nhiều công trình nghiên cứu ñược công bố trong nước và ngoài nước liên
quan ñến nguyên tắc tranh tụng và bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong
TTHS. Những công trình này liên quan ñến các nhóm vấn ñề cơ bản sau:
20

- Nhóm các công trình nghiên c u liên quan ñến mô hình tố tụng tranh
tụng và tố tụng xét hỏi. Các công trình ở nhóm này ñề cập ñến một số vấn ñề
lý luận về ñặc ñiểm, cách thức tổ chức mô hình tố tụng tranh tụng và tố tụng
thẩm vấn ở một số nước trên thế giới, trên cơ sở ñó chỉ ra những ưu ñiểm,
nhược ñiểm, những hệ lụy, nguyên nhân của những bất cập ñó ñể từ ñó ñưa ra
ý tưởng cải cách tổ chức và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Nhóm các công trình thể hiện những quan ñiểm khác nhau về “tranh
tụng”, “tranh luận” tại phiên tòa. Đồng thời các công trình ñã thể hiện sự thừa
nhận của các tác giả ở các mức ñộ khác nhau về bảo ñảm nguyên tắc tranh
tụng trong TTHS. Các công trình này cho thấy sự khác nhau về quan ñiểm
của các tác giả trong việc ghi nhận và thể chế hóa việc bảo ñảm nguyên tắc
tranh tụng trong TTHS trong Hiến pháp và Luật pháp của Việt Nam.

- Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng bảo ñảm nguyên tắc
tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, vai trò của các chủ thể tham gia
tố tụng và phương hướng hoàn thiện mô hình TTHS ở Việt Nam. Qua nghiên
cứu cho thấy, các công trình này chủ yếu nghiên cứu dưới góc ñộ tổ chức thực
hiện nội dung pháp luật về bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Hầu
như chưa có công trình nào nghiên cứu thực hiện pháp luật bảo ñảm nguyên
tắc tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự dưới góc ñộ lý luận và lịch
sử nhà nước và pháp luật.
- Nhóm các công trình của các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên
cứu về nguyên tắc tranh tụng và bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng có giá trị
tham khảo cho việc nghiên cứu tìm ra phướng hướng, giải pháp cho Việt Nam
hiện nay.
Tóm lại, các công trình khoa học ñược ñề cập trong chương 1 của luận
án, ở những mức ñộ khác nhau ñều liên quan ñến nội dung nghiên cứu của
luận án. Tuy nhiên, cho ñến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện, có hệ thống vấn ñề bảo ñảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự dưới góc ñộ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Mặc
dù vậy, các công trình khoa học ñó là những tài liệu tham khảo có giá trị ñối
với việc nghiên cứu, giải quyết mục ñích và nhiệm vụ của luận án.
21

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG
TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TH
O
YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG
TRONG PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
2.1.1. Khái niệm bảo ñảm nguy

n tắc tranh tụng trong phi n tòa x t
xử sơ thẩm vụ án hình sự
.1.1.1. Khái niệm nguyên tắc tranh tụng
Theo từ ñiển tiếng Việt “nguyên tắc” là “Điều cơ bản ñịnh ra, nhất thiết
phải tuân theo trong một loại việc làm”. Giáo trình Luật TTHS, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, 2001 cũng xác ñịnh nguyên tắc là “tư tưởng chỉ ñạo, quy tắc cơ
bản của một hoạt ñộng nào ñó” [16, tr.45]. Trong khoa học pháp lý, theo nghĩa
chung nhất thì nguyên tắc của pháp luật là những nguyên lý, tư tưởng chỉ ñạo cơ
bản có tính chất xuất phát ñiểm, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt và có ý nghĩa
bao trùm, quyết ñịnh nội dung và hiệu lực của pháp luật [28, tr.245]. Nguyên tắc
TTHS là những phương châm, ñịnh hướng chi phối và giải quyết toàn bộ các
giai ñoạn TTHS hoặc một số giai ñoạn TTHS và mang tính chất ñịnh hướng cho
mọi hoạt ñộng và hành vi tố tụng [99, tr.375].
Tranh tụng trong TTHS tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật. Dù là trong mô hình TTHS nào, cũng
luôn tồn tại các chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng tài phán.
Sự tồn tại khách quan của chức năng buộc tội làm xuất hiện chức năng gỡ tội
và nhu cầu ñối chất, tranh tụng giữa hai nhóm chủ thể có quyền và lợi ích ñối
lập nhau nhằm bảo vệ lý lẽ của mình, phủ ñịnh, phản bác lý lẽ của chủ thể ñối
lập. Nhà làm luật dù có ghi nhận hay không ghi nhận theo ý muốn chủ quan
của mình thì tranh tụng vẫn tồn tại là một thuộc tính khách quan của TTHS.
Đây cũng chính là một trong những phương châm có tính ñịnh hướng của
hoạt ñộng TTHS, bởi tranh tụng ñược coi là một trong những phương tiện ñể
tìm ra sự thật khách quan của vụ án, tái hiện sự thật vụ án thông qua tranh
tụng. Do tranh tụng tồn tại khách quan và là một trong những tư tưởng chủ

×