Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TÀI SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.51 KB, 30 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các
doanh nghiệp về cả số lượng lẫn hiệu quả hoạt động. Sự phát triển này đòi hỏi
có một chế độ kế toán mới phù hợp và thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp
làm sao vừa dễ áp dụng đồng thời lại phản ánh được đầy đủ và chính xác tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Với đòi hỏi này gần đây Bộ Tài Chính có
sửa đổi bổ sung các chuẩn mực kế toán cũ đã không còn phù hợp bằng các
chuẩn mực hoàn chỉnh hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng công tác
kế toán trong các doanh nghiệp. Những quy định này đã phần nào đáp ứng
được đòi hỏi của doanh nghiệp nhưng cũng có thể còn tồn tại những hạn chế
nhất định.
Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các
khoản dự phòng tại doanh nghiệp là một trong rất nhiều các văn bản mới
được ban hành gần đây. Thông tư này có vị trí quan trọng, đặc biệt trong điều
kiện hiện nay khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) nên trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt
hơn Doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi việc gặp phải các rủi ro. Lập dự phòng
giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để đối phó với những tổn thất có
thể xảy ra trong tương lai nên doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong mọi tình
huống. Đồng thời, việc trích lập dự phòng cũng là tôn trọng nguyên tắc thận
trọng trong việc phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính
không cao hơn giá trị thị trường có thể thực hiện được và giá trị của các
khoản phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được. Như vậy giá trị tài
sản của doanh nghiệp được phản ánh trên bảng cân đối sẽ đáng tin cậy hơn.
Do vậy việc hiểu rõ về cách trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá tài sản là
rất cần thiết với mọi doanh nghiệp hiện nay.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG
GIẢM GIÁ TÀI SẢN


1. Khái niệm về dự phòng, nguyên tắc lập và ảnh hưởng của nó tới kết
quả kinh doanh trong kỳ:
1.1. Khái niệm về dự phòng:
Dự phòng thực chất là việc trích trước một khoản chi phí thực tế chưa
phát sinh vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp,
giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra
trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh
nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính
không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu
không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính
1.2. Nguyên tắc lập dự phòng:
- Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ
kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp
dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc
31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài
chính. Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính
giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo
cáo tài chính giữa niên độ.
- Các tài sản được phép trích lập dự phòng phải là tài sản của doanh
nghiệp tại thời điểm trích lập dự phòng.
- Trên cơ sở các bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá của từng đối
tượng cụ thể, kế toán sẽ xác định số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán tới
với điều kiện số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận thực tế của
doanh nghiệp.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Việc lập dự phòng phải tiến hành cho từng loại vật tư hàng hoá từng
loại chứng khoán bị giảm giá, từng khoản nợ phải thu khó đòi. Sau đó phải
tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết dự phòng từng loại.
Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí. Để thẩm định mức độ giảm giá

của các khoản nợ phải thu khó đòi, các loại vật tư hàng hoá, chứng khoán,
doanh nghiệp phải thành lập hội đồng để thẩm định mức trích lập dự phòng
với các thành viên bắt buộc là giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng vật tư
hoặc kinh doanh.
1.3. Ảnh hưởng của dự phòng tới kết quả kinh doanh của DN:
- Nhờ dự phòng giảm giá tài sản mà bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản không quá cao.
- Do dự phòng làm giảm lãi của doanh nghiệp, doanh nghiệp tiết kiệm
được một số vốn đáng lẽ phải được phân chia để bù đắp các khoản giảm giá
tài sản có thể phát sinh ở niên độ sau. Khoản dự phòng thực chất là một
nguồn tài chính giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro có thể gặp sau này.
- Dự phòng giảm giá được ghi nhận như một khoản chi phí và sẽ được
khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nên thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp sẽ giảm đi.
2. Phân loại các khoản dự phòng giảm giá tài sản:
2.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
2.1.1. Khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do
giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.
2.1.2. Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Vật tư, hàng hóa, thành phẩm của doanh nghiệp mà giá trị thuần có thể
thực hiện được thấp hơn giá trị gốc ghi nhận trên sổ của hàng tồn kho.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1.3. Điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được trích lập dự phòng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc
các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là n hững vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn
kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp
hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên
vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá
nguyên vật liệu tồn kho đó.
2.1.4. Công thức tính mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Mức dự phòng
giảm giá vật tư
hàng hóa
=
Lượng vật tư hàng
hóa thực tế tồn kho
tại thời điểm lập
báo cáo tài chính
x
Giá gốc
hàng tồn
kho theo sổ
kế toán
-
Giá trị thuần
có thể thực
hiện được của
hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến
thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản
phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng
tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn

cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá
tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2. Dự phòng nợ phải thu khó đòi:
2.2.1. Khái niệm nợ phải thu khó đòi:
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của
các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có
thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
2.2.2. Đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Tòa án tuyên bố phá
sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền
về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo
của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác
nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký
kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả
năng thanh toán.
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương
đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn
sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ
đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính
quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng
chi trả.

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xóa nợ không thu hồi
được của doanh nghiệp (nếu có).
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.3. Điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
- Các khoản nợ phải thu khó đòi phải được theo dõi cho từng đối tượng
từng nội dung từng khoản nợ trong đó chi tiết nợ phải thu khó đòi.
- Các khoản nợ phải thu được coi là khó đòi phải có các bằng chứng
chủ yếu là:
+ Số tiền phải thu phải theo dõi cho từng đối tượng, theo từng nội dung,
từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
+ Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách hàng nợ về số
tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý
hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ…
2.2.4. Căn cứ ghi nhận nợ phải thu khó đòi:
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế
ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi
nhiều lần vẫn chưa thu được.
- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng nợ đã
lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
2.2.5. Công thức tính mức dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã
lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích,
bỏ trốn... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích
lập dự phòng.
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Đối với khoản nợ phải thu quá hạn 3 năm trở lên mà không đủ chứng
từ, tài liệu chứng minh theo quy định thì lập Hội đồng xử lý nợ của doanh
nghiệp để xem xét, xử lý theo quy định.
Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh
nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để
làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
2.3. Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư:
2.3.1. Khái niệm giảm giá các khoản đầu tư:
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính là dự phòng phần giá trị bị
tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị
các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp
đang đầu tư bị lỗ.
2.3.2. Đối tượng lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư:
Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư gồm hai loại là đầu tư ngắn hạn
và đầu tư dài hạn.
Đối tượng lập dự phòng là các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn do
doanh nghiệp nắm giữ có giá trị thường xuyên bị giảm sút so với giá gốc ghi
trên sổ kế toán.
2.3.3. Điều kiện lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chính:
Những khoản đầu tư được phép trích lập dự phòng khi có đáp ứng được
các điều kiện sau:
- Chứng khoán của doanh nghiệp được doanh nghiệp đầu tư theo đúng
quy định của pháp luật.
- Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo
cáo tài chính có giá trị thường xuyên giảm xuống so với giá gốc ghi trên sổ kế
toán. (Chứng khoán không được mua bán tự do trên thị trường thì không được
lập dự phòng).
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Các quy định trên không áp dụng đối với các công ty chuyên kinh doanh
chứng khoán.
2.3.4. Công thức tính mức dự phòng cần lập giảm giá các khoản đầu tư:
Mức trích lập dự phòng của các chứng khoán đầu tư được tính như sau:
Mức dự phòng
giảm giá đầu tư
chứng khoán
=
Số lượng chứng
khoán bị giảm giá
tại thời điểm lập
báo cáo tài chính
x
Giá chứng
khoán hạch
toán trên
sổ kế toán
-
Giá chứng
khoán thực
tế trên thị
trường
Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng cho từng loại chứng khoán bị
giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá đầu tư để
làm căn cứ so sánh với số dự phòng đã được lập cuối năm trước để xác định
số phải lập thêm hoặc hoàn nhập giảm chi phí tài chính.
Đối với các khoản vốn của Tổng công ty đầu tư vào công ty thành viên
hoặc của Tổng công ty, công ty đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,
công ty cổ phần, hợp danh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn

khác phải trích lập dự phòng, nếu doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ
phải gọi thêm vốn (Trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch được xác định trong
phương án kinh doanh trước khi đầu tư) mức trích lập dự phòng cho mỗi
khoản đầu tư tài chính được tính theo công thức sau:
Mức dự
phòng tổn
thất các
khoản đầu tư
tài chính
=
Vốn góp thực
tế của các bên
tại tổ chức
kinh tế
-
Vốn chủ
sở hữu
thực có
x
Vốn đầu tư của doanh
nghiệp
Tổng vốn góp thực tế của
các bên tại tổ chức kinh tế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mức trích dự phòng tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính dài hạn bằng
số vốn đã đầu tư.
Đến thời điểm khóa sổ kế toán của năm sau nếu công ty đầu tư vốn có
lãi hoặc giảm lỗ thì công ty phải hoàn nhập toàn bộ hoặc một phần số đã trích
dự phòng và ghi giảm chi phí tài chính.

Một điểm cần lưu ý các khoản dự phòng đẩu tư tài chính dùng để bù
đắp các khoản đầu tư tài chính thực tế xảy ra do các nguyên nhân như bên
nhận đầu tư bị phá sản, thiên tai.. dẫn đến đầu tư không có khả năng thu hồi
vốn hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc của khoản đầu tư. Khoản dự phòng này
không dùng để bù đắp các khoản lỗ do bán thanh lý các khoản đầu tư.
3. Nội dung hạch toán các khoản dự phòng giảm giá Tài sản:
3.1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
3.1.1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị
thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.
Kết cấu tài khoản 159:
Bên Nợ:
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá
vốn hàng bán trong kì.
Bên Có:
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng
bán trong kì.
Số dư bên Có:
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kì.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.1.2. Nội dung hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Cuối kì kế toán năm (cuối quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho lần đầu tiên kế ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán: Mức dự phòng cần lập trong kì
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Cuối kì kế toán năm (cuối quý) tiếp theo:
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế

toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ
kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế
toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối
kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn ghi:
Nợ TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632- Giá vốn hàng bán
3.1.3 Xử lý huỷ bỏ đối với vật tư, hàng hoá đã trích lập dự phòng:
Lập Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp để thẩm định tài sản bị
huỷ bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hoá
phải huỷ bỏ, nguyên nhân phải huỷ bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý,
giá trị thiệt hại thực tế.
Hội đồng xử lý tài sản gồm: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp
có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội
đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có
Hội đồng quản trị); chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử
lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hoá tồn đọng để quyết định xử lý huỷ
bỏ vật tư, hàng hoá nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
liên quan đến số vật tư, hàng hoá đó và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi
được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi
do thanh lý (do người gây ra thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hoá).
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có
quyết định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng
tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của

doanh nghiệp. Ghi như sau:
Nợ TK 111,112...: Số thu hồi được
Nợ TK 159: Số dùng dự phòng bù đắp
Nợ TK 632: Số chênh lệch còn thiếu
Có TK 152,153,156...: Giá trị hàng hóa vật tư hủy bỏ
3.2. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi:
3.2.1. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn
nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào
cuối niên độ kế toán.
Kết cấu tài khoản 139:
Bên Nợ:
- Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi
Bên Có:
Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Số dư bên Có:
Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kì.
3.2.2. Nội dung hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
- Cuối niên độ kế toán (cuối quý) xác định mức dự phòng cần lập lần
đầu:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Mức dự phòng cần lập
Có TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi.
- Trong niên độ kế toán sau hoặc trong quý sau:
+ Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không đòi được quyết
định xóa nợ và sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp thiệt hại:

Nợ TK 139: Phần dự phòng đã lập
Nợ TK 642 (6426): Phần chưa lập dự phòng.
Có TK 131, TK 138… : Số nợ phải thu khó đòi đã xử lý.
Đồng thời ghi:
Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý.
Nếu sau này đòi được các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý được hạch toán:
Nợ TK 111, TK 112
Có TK 711
Đồng thời ghi:
Có TK 004
+ Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể bán cho các công ty mua bán nợ:
Khi hoàn thành thủ tục bán và thu được tiền ghi:
Nợ TK 111, TK 112: Số tiền thu được từ bán nợ
Nợ TK 139: Số chênh lệch được trừ vào dự phòng
Nợ các TK khác liên quan (642, 415): Số còn lại
Có TK 131, TK 138…
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×