Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 2014 VÀ TRIỂN VỌNG 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.98 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC

KINH TẾ VĨ MƠ
ĐỀ TÀI SỐ 7:

TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 2014
VÀ TRIỂN VỌNG 2015
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.Hạ Thị Thiều Dao
Nhóm 9

: Đỗ Thị Hồng Hạnh
Hồng Hà Anh
Lê Mỹ Nguyện
Nguyễn Thành Đồng
Phạm Trần Trí Thức
Nguyễn Thị Thủy
Bùi Thị Lan

Lớp

: Cao học 15A

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
NHĨM 9 - ĐỀ TÀI 7:
TÌNH HÌNH KINH TẾ VÍ MƠ 2014 VÀ TRIỂN VỌNG 2015


Phân cơng cơng việc:

I.

Tình hình kinh tế vĩ mô 2014

1. Kinh tế Việt Nam

Mỹ Nguyện + Hà Anh

2. Các chính sách kinh tế vĩ mơ tại Việt Nam

Thành Đồng

II.

Triển vọng 2015

1. Dự báo tình hình kinh tế thế giới

Trí Thức

2. Triền vọng phát triển kinh tế Việt Nam

Thủy

Tổng hợp, làm slide

Hạnh


Phản biện

Lan

Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 2


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
A. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MƠ NĂM 2014
1.
Kinh tế Việt Nam năm 2014
Từ đầu năm đến nay, kinh tế xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực, nền kinh tế tiếp
tục phục hồi. Sau khi tăng trưởng GDP quý III/2014 bất ngờ đạt mức 6,19%, nâng tăng trưởng
GDP của cả 3 q lên 5,62%. Chính vì vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm nay là khá
khả thi.
1.1
Xu hướng biến động của tổng cầu
1.1.1. Tiêu dùng và dịch vụ
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 đạt 242,3 nghìn tỷ
đồng, tăng 1,49% so với tháng trước và tăng 11,97% so với cùng kỳ năm trước (Hình 1). Có
sự tăng nhẹ về tổng mức bán lẻ. Tháng 6, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng đạt tỷ lệ cao nhất 17,15%. Tuy nhiên, tháng 7 và 8 lại chững lại với tỷ lệ thấp hơn nhưng
cao hơn so với tỷ lệ tăng của tháng 2, 3, 4 và 5.
Hình 1. Tỷ lệ tăng tổng mức bán lẻ so với cùng kỳ (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 8 đạt 184,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng
trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
đạt 1900,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2013, nếu loại trừ yếu tố giá tăng
6,4%, cao hơn mức tăng 5,3% của cùng kỳ năm 2013. Thị trường giá cả ổn định là một trong
những nguyên nhân làm cho hàng hóa tiêu dùng tăng khá hơn. Mặt khác, lượng khách quốc tế
đến Việt Nam 8 tháng năm nay tăng cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước cũng góp phần
kích thích tăng cầu tiêu dùng.
1.1.2. Đầu tư
Hình 2. Vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ VNĐ) và tỷ lệ vốn đầu tư tồn xã hội/GDP (%)

Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 3


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
Ghi chú: Tỷ trọng vốn đầu tư toàn XH so với GDP được tính lũy kế từ đầu năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý 1 và 2 năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt
502,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và bằng 30,1% GDP (thấp hơn tỷ lệ
30,4 của năm 2013).
Hình 3. Cơ cấu đầu tư toàn xã hội Q1/2013- Q1-2014 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Cơ cấu chi đầu tư từ NSNN so với tổng đầu tư của tồn xã hội (Hình 3) Quí 2 năm
2014 tăng lên 41,1%, cao hơn mức tăng bình qn q của năm 2013 (39,9%) và cao hơn so
với Quí 1 năm nay (36,5%). Như vậy, việc tái cơ cấu theo Đề án tái cơ cấu nền kinh tế trong
đó có tái cơ cấu đầu tư cơng của Chính phủ (tháng 2 năm 2013) vẫn chưa có tác động nhiều
đến cơ cấu đầu tư của nền kinh tế.

Đầu tư từ ngân sách Nhà nước

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 8 ước tính đạt 19610 tỷ
đồng, bằng 10,6% kế hoạch năm và tăng 3,0% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn trung
ương 4314 tỷ đồng, bằng 10,9% và tăng 2,6%; vốn địa phương 15296 tỷ đồng, bằng 10,5% và
tăng 3,2%.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng năm nay đạt 129046 tỷ
đồng, bằng 69,7% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam tính từ đầu năm đếnngày 20/8/2014 thu
hút 992 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7.246,2 triệu USD, tăng 29,0% về số
dự án và giảm 2,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 349 lượt dự án đã cấp
phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 2.985,9 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký
của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 10.232,1 triệu USD, giảm 19,0% so với cùng kỳ
năm 2013 (Hình 4). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng năm nay ước tính đạt 7,9
tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 4


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
Hình 4. FDI cấp phép, FDI đăng ký mới và FDI thực hiện theo tháng

Ghi chú: số liệu lấy vào ngày 20 hàng tháng
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cam kết trong tháng 10 đạt 2,52 tỷ USD, tăng
mạnh so với tháng 9 (950 triệu USD). Tổng FDI đăng ký mới và tăng thêm 10 tháng đầu năm
đạt 13,7 tỷ USD, bằng 71,2% so với cùng kỳ 2013. Tuy nhiên, tổng vốn FDI đã giải ngân

trong 10 tháng đầu năm đạt 10,15 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2013. Các lĩnh vực
thu hút nhiều FDI đăng ký nhất là công nghiệp chế biến - chế tạo (9,7 tỷ USD), bất động sản
(1,2 tỷ USD) và xây dựng (1,0 tỷ USD). Hàn Quốc đang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký
cấp mới và tăng thêm 3,6 tỷ USD, tiếp đến là Singapore 2,6 tỷ USD, Hồng Kông 1,67 tỷ USD
và Nhật Bản 1,66 tỷ USD.
1.1.3. Xuất nhập khẩu:

Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 5


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015

Tháng 10/2014 kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 13,2 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu
đạt 13,6 tỷ USD. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 123,1 tỷ USD (tăng 13,4% so
với cùng kỳ năm 2013), kim ngạch nhập khẩu đạt 121,2 tỷ USD (tăng 11,2% so với cùng kỳ
năm 2013). Cán cân thương mại xuất siêu 1,87 tỷ USD (10 tháng đầu năm 2013 xuất siêu 97
triệu USD). Các mặt hàng XK chủ lực là điện thoại và linh kiện (19,2 tỷ USD), hàng dệt may
(17,6 tỷ USD), giày dép (8,2 tỷ USD).
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hòa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam với 18,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2013; tiếp đến là EU với 17,9 tỷ
USD, tăng 13,3%; ASEAN đạt 12,4 tỷ USD, tăng 0,5%; Trung Quốc đạt 9,8 tỷ USD, tăng
15,2%, cao hơn nhiều so với mức tăng 1,6% của cùng kỳ năm 2013; Nhật Bản đạt 9,9 tỷ USD,
tăng 12,7%; Hàn Quốc đạt 4,3 tỷ USD, tăng 3,1%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu, Trung Quốc tuy vẫn là thị trường nhập khẩu lớn
nhất vào Việt Nam với kim ngạch đạt 27,6 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2013,
nhưng thấp hơn mức tăng 27% của cùng kỳ năm trước. Do đó nhập siêu từ Trung Quốc 8
tháng ước tính đạt 17,8 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2013 và thấp hơn mức tăng
50% của cùng kỳ năm 2013. Tiếp đến là ASEAN với 15,2 tỷ USD, tăng 8,4%; Hàn Quốc đạt

14 tỷ USD, tăng 5,7%; Nhật Bản đạt 8,1 tỷ USD, tăng 8%; EU đạt 5,8 tỷ USD, giảm 9,1%;
Hoa Kỳ 4,2 tỷ USD, tăng 19,9%.
Như vậy, về xuất khẩu ròng 10 tháng đầu năm 2014 Việt Nam xuất siêu 1,87 tỷ USD.
Tóm lại, việc phân tích xu hướng thay đổi của các thành phần của tổng cầu cho thấy các
thành phần của tổng cầu đang có xu hướng tăng trở lại với tín hiệu lạc quan hơn về sự phát triển kinh
tế khi chỉ số niềm tin của người tiêu dùng đạt được mức cao nhất kể từ tháng 3. Trong thời gian tới,
để có được sự bứt phá về sức cầu của nền kinh tế thì rất cần phải có sự tác động từ phía chính sách
kinh tế như chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Chính phủ.
1.2
Xu hướng biến động của tổng cung
Số liệu từ Tổng cục Thống kê (Hình 9 và 10) cho thấy ngành có đóng góp lớn nhất vào
giá trị của GDP là ngành dịch vụ. Đứng thứ hai là công nghiệp và xây dựng. Hai q đầu năm
2014, ngành dịch vụ đóng góp 43,8% GDP(cao hơn mức bình quân năm 2013 khoảng 2,5
Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 6


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
điểm %), ngành cơng nghiệp và xây dựng đóng góp 38,84% GDP (chỉ cao hơn mức bình quân
năm 2013 là 0,5 điểm %).
Hình 9. Giá trị hiện hành của GDP theo cơ cấu ngành (tỷ đồng)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Hình 10. Cơ cấu GDP theo ngành (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Như vậy, xu hướng biến động của ngành dịch vụ và công nghiệp và xây dựng sẽ có
ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi của GDP của Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp (Hình 11) đang

trong xu hướng tăng trở lại.Tháng 8, chỉ số sản xuất toàn ngành cơng nghiệp ước tính tăng
6,7%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (4,4%), trong đó cơng nghiệp khai khống tăng
0,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 10,0%; cung
cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%.
Chỉ số sản xuất cơng nghiệp trung bình 8 tháng 2014 ước tính tăng bình quân so với
cùng kỳ 2013 là 6,88%. Tuy nhiên, so với mức bình quân năm 2013 thì tỷ lệ này lại thấp hơn.
Hình 11. Chỉ số sản xuất cơng nghiệp so với cùng kỳ năm trước (%)

Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 7


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Chỉ số tồn kho tồn ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/8/2014, tăng
13,4% so với cùng thời điểm năm 2013. Tỷ lệ tồn kho tồn ngành cơng nghiệp chế biến, chế
tạo bình qn 7 tháng là 77,3%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất thuốc,
hóa dược và dược liệu 158,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 125,0%; sản xuất, chế
biến thực phẩm 99,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 87,2%; sản xuất kim loại
89,2%.
Hình 12. Tốc độ tăng chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến các
tháng so với cùng kỳ năm trước (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Trong khi mức tăng của chỉ số sản xuất cơng nghiệp tương đối ổn định, Hình 12 cho
thấy chỉ số hàng tồn kho đang có xu hướng tăng. Điều này cho thấy khả năng hấp thụ hàng
hóa của nền kinh tế vẫn chưa có sự cải thiện sau nhiều nỗ lực của chính phủ trong điều tiết nền
kinh tế.

Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng ngành sản xuất tại Việt Nam của HSBC được xây dựng
trên dữ liệu thu thập hàng tháng từ 400 nhà quản trị mua hàng ở các doanh nghiệp sản xuất
tham gia trả lời các bảng câu hỏi khảo sát. Nhóm khảo sát được phân theo khu vực địa lý và
theo Tiêu chuẩn Phân Ngành (SIC) dựa trên sự đóng góp của ngành vào GDP của Việt Nam.
Chỉ số trên 50 điểm cho thấy các điều kiện kinh doanh đang được cải thiện so với tháng trước,
ngược lại kết quả dưới 50 điểm cho thấy sự giảm sút.
Theo số liệu thu thập được, kể từ tháng 9 năm 2013 đến nay (Hình 13), chỉ số PMI liên
tục cao hơn ngưỡng 50 điểm. Điều này cho thấy điều kiện kinh doanh tháng sau có sự cảo
Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 8


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
thiện so với tháng trước. Tuy nhiên kể từ tháng 5, do ảnh hưởng của sự kiện Biển Đông, chỉ số
PMI đã giảm liên tiếp từ mức 52,5 điểm vào tháng 5 đã giảm xuống gần sát ngưỡng 50 điểm
vào tháng 8 (50,3 điểm).
Hình 13. Chỉ số quản trị mua hàng PMI

Nguồn: HSBC
PMI tháng 10 giảm nhẹ so với tháng 9, từ mức 51,7 xuống mức 51,0, thấp hơn mức
51,5 của cùng kỳ. Tuy nhiên, đây là tháng thứ 14 liên tiếp chỉ số sản xuất công nghiệp đạt trên
50 điểm. Điều này cho thấy môi trường kinh doanh đã từng bước được cải thiện trong 14
tháng qua.

Tóm lại, đối với phía cung chỉ số sản xuất cơng nghiệp tăng nhưng chưa có sự bứt phá
rõ ràng. Cùng với xu hướng tăng lên của chỉ số hàng tồn kho và xu hướng giảm của chỉ số
PMI cho thấy điều kiện sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp hiện tại vẫn cịn khó
khăn. Để thúc đẩy sản xuất, Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách hỗ trợ sản xuất cùng
với các chính sách thúc đẩy tổng cầu, giải phóng hàng tồn kho cho các doanh nghiệp.


Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 9


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015

1.3.

Thu ngân sách:

1.3.1. Về thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước (NSNN)
Tổng thu NSNN tháng 10/2014 ước đạt 76.800 tỷ đồng. Luỹ kế thu NSNN 10 tháng
đầu năm 2014 đạt 719.490 tỷ đồng, bằng 91,9% dự toán, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm
2013, trong đó:
- Thu nội địa: lũy kế 10 tháng ước đạt 484.890 tỷ đồng, bằng 90% so với dự toán, tăng
16,5% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó: thu từ khu vực kinh tế nhà nước đạt 87% dự toán,
tăng 27,7%; thu từ khu vực cơng thương nghiệp ngồi nhà nước đạt 88,5% dự toán, tăng
6,8%; thu từ khu vực FDI đạt 94% dự tốn, tăng 14,7%.
- Thu từ dầu thơ: lũy kế 10 tháng ước đạt 88.570 tỷ đồng, bằng 104% so với dự toán,
tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2013. Giá dầu thanh tốn bình qn từ đầu năm đến nay đạt
khoảng 111,2 USD/thùng, cao hơn 13,2 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán; sản lượng
dầu thanh toán ước đạt 12,6 triệu tấn, bằng 88% kế hoạch năm.
- Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: Lũy kế thu 10 tháng năm 2014 ước đạt
142.100 tỷ đồng, bằng 92,3% dự toán, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2013 nhờ kim ngạch
xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt khá và một số mặt hàng chịu thuế suất cao, trị giá lớn
tăng mạnh so với cùng kỳ.
1.3.2. Về chi ngân sách nhà nước
Tổng chi NSNN tháng 10 ước đạt 88.050 tỷ đồng; luỹ kế chi 10 tháng ước đạt 853.645

tỷ đồng, bằng 84,8% dự toán, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó: chi đầu tư phát
triển ước đạt 85% dự toán, tăng 3,1%; chi trả nợ và viện trợ ước đạt 96,2% dự toán, tăng
29,6%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước đạt
85,1% dự tốn, tăng 10,7%. Trong đó:
- Kiểm sốt chi NSNN:
+ Về chi thường xuyên: Ước tính đến 31/10/2014, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã thực
hiện kiểm soát 533.012 tỷ đồng thuộc dự tốn năm 2014, đạt 75,67% dự tốn. Thơng qua kiểm
soát chi NSNN, KBNN đã phát hiện khoảng 30.000 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục,
chế độ quy định; từ chối thanh toán 31,5 tỷ đồng.
Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 10


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
+ Chi đầu tư: Qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hệ thống KBNN đã từ chối thanh
toán khoảng 59 tỷ đồng do đề nghị thanh toán chưa đúng quy định, sai số học hoặc ngày phê
duyệt quyết định đầu tư sau ngày 31/10/2013.
- Giải ngân vốn đầu tư: Theo Báo cáo của KBNN, chi đầu tư xây dựng cơ bản, trái
phiếu Chính phủ (TPCP) thuộc kế hoạch 2014 giải ngân qua KBNN ước tính đến 31/10/2014
là 207.540,7 tỷ đồng, trong đó: vốn đầu tư xây dựng cơ bản giải ngân ước 119.169,9 tỷ đồng,
đạt 74,8% kế hoạch; giải ngân vốn TPCP ước 65.202,6 tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch vốn năm
2014 nhà nước giao; vốn khác là 23.168,2 tỷ đồng, đạt 64,1% kế hoạch vốn năm 2014.
- Về ứng trước NSNN:
Số vốn ứng trước trong năm 2014 (tính đến ngày 24/10/2014) là 22.577,6 tỷ đồng,
trong đó, vốn ứng trước NSNN được thu hồi từ nguồn NSNN là 11.107,5 tỷ đồng và vốn ứng
trước TPCP là 11.165,9 tỷ đồng. Tổng số vốn ứng trước được thu hồi trong năm 2014 (tính
đến 24/10/2014) là 26.037,4 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN là 3.025,3 tỷ đồng, vốn TPCP là
23.012,1tỷ đồng. Tổng số vốn ứng trước còn lại chưa thu hồi đến 24/10/2014 là 90.455 tỷ
đồng, trong đó, ứng vốn NSNN và vốn TPCP (thu hồi từ nguồn NSNN và TPCP) là 74.083 tỷ

đồng và ứng vốn NSNN (thu hồi từ các nguồn vốn khác) là 16.372 tỷ đồng.
- Bội chi NSNN tháng 10 đạt 11.250 tỷ đồng, lũy kế 10 tháng 134.155 nghìn tỷ đồng,
bằng 59,9% dự tốn, giảm 4,9% so với cùng kỳ.
1.4.

CPI tiếp tục xu hướng tăng thấp, dự báo cả năm ~ 4%

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2014 tăng 0,11% so với tháng trước, chủ yếu do tăng giá
ở nhóm giáo dục và nhóm thuốc và dịch vụ y tế, trong đó nhóm giáo dục tăng 1,31% (Dịch vụ
giáo dục tăng 1,46%), đóng góp 0,08% vào mức tăng chung của CPI; nhóm thuốc và dịch vụ y
tế tăng 0,53% (Dịch vụ y tế tăng 0,59%). Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng do trong tháng có 15
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh học phí các loại theo lộ trình tăng học phí
của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 của Chính
phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối
với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học
2014 - 2015. Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng do điều chỉnh giá dịch vụ y tế của
tỉnh Bến Tre ở mức tăng 50,09% và tỉnh Thái Nguyên tăng 1,05%.
Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 11


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
Chỉ số giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng thấp hơn hoặc giảm so với tháng
trước: Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,19%;
đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05%, trong đó lương thực
tăng 0,2%; văn hóa thể thao giải trí tăng 0,02%; giao thơng giảm 1,02%, trong đó giá dịch vụ
giao thơng cơng cộng giảm 0,45% do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam điều chỉnh giá vé tàu
hỏa giảm 6,89% so với tháng trước; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,08% (Giá dầu hỏa giảm
2,93%, gas giảm 0,53%, điện sinh hoạt giảm 0,16%); bưu chính viễn thơng giảm 0,03%.

Nhìn chung, chỉ số giá tháng Mười khá ổn định nhờ các yếu tố: Giá các mặt hàng thiết
yếu trên thế giới ổn định; nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào; giá xăng,
dầu trong nước được điều chỉnh giảm 03 đợt nên giá xăng dầu giảm 2,19%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2014 tăng 2,36% so với tháng 12/2013 (Bình quân mỗi
tháng tăng 0,24%) và tăng 3,23% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số giá
tiêu dùng tăng 4,47% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá vàng tháng 10/2014 giảm 2,82% so với tháng trước, giảm 2,23% so với
tháng 12/2013 và giảm 6,46% so với cùng kỳ năm 2013. Bình quân 10 tháng, giá vàng giảm
12,68% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2014 tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 0,45% so với
tháng 12/2013 và tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2013. Bình quân 10 tháng, giá đơ la Mỹ tăng
0,5% so với bình qn cùng kỳ năm trước.
Như vậy, Việt Nam đã bước đầu kiềm chế được lạm phát.
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục, tuy nhiên cũng nên duy trì tăng
trưởng thân trọng. Theo khuyến cáo của IMF, Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, nợ
cơng đang là vấn đề đáng lo trong khi các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang làm dấy lên những
rủi ro tài khóa. Cần tái cơ cấu các ngân hàng để hệ thống ngân hàng vững mạnh hơn, cải thiện
nợ xấu. Cần phải sáng suốt quyết định đuổi theo tang trưởng hay duy trì sự ổn định.
Đuổi theo sự tăng trưởng sẽ buộc phải gia tăng đầu tư công, gia tăng nợ công, Chính
phủ phải phát hành trái phiếu tài trợ hoạt động đầu tư, dẫn tới chèn lấn tín dụng doanh nghiệp,
tăng lãi suất cho vay trong khi tín dụng tăng chậm làm lợi nhuận doanh nghiệp giảm.
Sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam còn rất mong manh, chủ yếu vẫn là những đóng
góp của các doanh nghiệp FDI. Khu vực doanh nghiệp nội địa vẫn cần tiếp tục có giải pháp để
khu vực doanh nghiệp trong nước mạnh hơn.
Nếu giải quyết được các vấn đề về vốn, về đầu tư cơng, thì năm 2015 chúng ta sẽ tăng
trưởng cao hơn, tạo đà cho giai đoạn phát triển sau.
2. Chính sách kinh tế vĩ mô tại Việt Nam năm 2014
Thực hiện chính sách tài khóa phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ và các chính
sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tiếp tục điều hành mặt bằng lãi suất phù hợp. Phân bổ tín dụng hợp lý, phấn đấu cả

năm đạt mức tăng trưởng 12 - 14%, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với kiểm sốt, nâng
cao chất lượng tín dụng. Điều hành tỷ giá linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng Việt Nam,
tăng dự trữ ngoại hối. Thực hiện các giải pháp phù hợp phát triển ổn định thị trường chứng
khoán, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế và
kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước. Kiên quyết cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện
các khoản chi chưa thực sự cấp bách. Từng bước xử lý các khoản mà ngân sách còn nợ. Bảo
đảm bội chi ngân sách nhà nước trong phạm vi Quốc hội quyết định. Nâng cao hiệu quả sử
Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 12


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
dụng vốn vay, quản lý chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngồi của quốc gia, bảo
đảm trong giới hạn an tồn
Đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây
dựng cơ bản; tập trung vốn để thực hiện đúng tiến độ các cơng trình hạ tầng quan trọng, cấp
bách, hoàn thành trong năm 2014. Thực hiện các giải pháp phù hợp để thu hút mạnh các
nguồn lực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển. Khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý, thủ
tục để đẩy mạnh thực hiện đầu tư theo hình thức hợp tác cơng - tư (PPP), khuyến khích và tạo
điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng và
kinh doanh kết cấu hạ tầng. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách đất đai, tài chính,
thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền… để nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng tính thương mại của
dự án
Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát
chặt chẽ nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích. Tăng cường quản lý thị trường,
giá cả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý nghiêm các vi phạm. Tiếp tục thực hiện lộ
trình điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo cơ chế thị trường, bảo đảm tính đúng, tính
đủ và cơng khai minh bạch các yếu tố hình thành giá; đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp

cho các hộ nghèo, đối tượng chính sách xã hội.
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh. Trong đó, thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn và cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần củng cố niềm tin
của xã hội, người dân và doanh nghiệp. Tập trung xử lý nợ xấu, tăng khả năng tiếp cận vốn; rà
soát, loại bỏ các rào cản, vướng mắc; cải cách chính sách thuế, phí, lệ phí; đơn giản hóa thủ
tục hành chính, nhất là về đăng ký kinh doanh, tín dụng, thuế, hải quan, bất động sản... và đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Thực hiện các giải pháp thúc đẩy và hỗ trợ phát triển theo đặc thù từng ngành nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và bảo đảm chất lượng đầu tư các dự án công
nghiệp trọng điểm. Phát triển mạnh du lịch, kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo;
có chính sách tín dụng ưu đãi và bảo hiểm phù hợp đối với ngư dân. Chủ động triển khai các
biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, dịch bệnh.
B. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MƠ NĂM 2015
1. Dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2015:
Bước sang một giai đoạn chuyển đổi mới, bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 trở nên
sáng sủa hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần
nào đạt được kết quả mong muốn; kinh tế thế giới từ nay đến năm 2015 có triển vọng phục hồi
khá, với sự phục hồi của phần lớn các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới
như Mỹ, Nhật Bản và phần lớn các nền kinh tế đang nổi và sự phục hồi của các lĩnh vực chủ
yếu của kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư. Đây là bước tạo đà cho nền kinh tế thế giới
lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn 2015-2020 với sự phục hồi tăng trưởng của hầu hết các
nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới (bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản,…) và của
các lĩnh vực chủ yếu kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư. IMF (1/2014) dự báo kinh tế
thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 3,7% vào năm 2014, 3,9% vào năm 2015. Sang giai đoạn 20162018, nền kinh tế thế giới đều có mức tăng trưởng trên 4%. Cùng xu hướng đó, bằng việc sử
dụng mơ hình NiGEM, Trung tâm Thơng tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (Trung tâm)
đưa ra mức dự báo khá sát với các con số dự báo của IMF.
Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A


Trang 13


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015

Bảng 1. Tăng trưởng kinh tế thế giới 2014-2020 (%)
2014
2015
2016 - 2020

Thế giới
3.7
3.7
4.1

OECD
2.2
2.4
2.8

Trung Quốc
7.2
6.9
6.8

Eurozone
1.2
1.8
2.3


EU - 27
0.8
1.5
2.2

Mỹ
2.8
2.7
3.1

Nhật
1.4
1.2
0.9

Nguồn: Tính tốn của Nhóm nghiên cứu theo mơ hình NiGEM
1.1. Triển vọng tăng trưởng của một số nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của
kinh tế thế giới
Kinh tế Mỹ, trong năm 2013 đã khởi sắc, thị trường việc làm cũng có nhiều dấu hiệu
khả quan, do đó FED quyết định cắt giảm dần gói QE3. Theo đó, sau khi cắt giảm số tiền mua
trái phiếu hàng tháng từ 85 tỷ USD xuống cịn 75 tỷ USD vào tháng 1/2014 thì FED tun bố
sẽ tiếp tục thu hẹp gói cứu trợ QE-3 xuống còn 65 tỷ USD mỗi tháng trong biên bản cuộc họp
ngày 19/2/2013. Với đà nền kinh tế tiếp tục đi đúng hướng và thị trường lao động về tổng thể
diễn biễn tích cực, dự báo nền kinh tế mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2,8% vào năm 2014, 2,7% vào
năm 2015 và đạt mức 3,1% cho giai đoạn 2016-2020.
Khu vực châu Âu đến năm 2015 sẽ phục hồi ổn định với mức tăng trưởng GDP của
khu vực Eurozone đến năm 2015 sẽ tăng 1,4% dựa trên sự tăng trưởng mạnh của các lĩnh vực
như đầu tư và xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, các vấn đề đáng quan ngại như lạm phát, thất
nghiệp của khu vực sẽ dần được giải quyết. Dự báo đầu tư của khu vực Eurozone đến năm
2015 sẽ chiếm 18,204% GDP, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,7%; kim

ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,461% trong khi tỷ lệ lạm phát sẽ là 1,465%; thất
nghiệp cải thiện hơn chút ít (chiếm 11,9% lực lượng lao động).
Từ năm 2015 đến 2020 sẽ là thời kỳ tăng trưởng kinh tế được tăng tốc hơn tại khu vực
này. Cụ thể, đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP của EU-27 và khu vực Eurozone tương
ứng là 1,8% và 1,5%, và cho giai đoạn 2016-2020 tương ứng là 2,3% và 2,2%. Dự báo này
căn cứ vào việc dự kiến tăng trưởng đầu tư của khu vực sẽ ở mức 20,2% GDP, thâm hụt ngân
sách trở về mức 2,1% GDP, nợ cơng trung bình đạt 97% GDP, tổng tiết kiệm quốc gia đạt
17,4% GDP,…
Kinh tế Nhật Bản đã đạt được một số kết quả nhất định năm trong năm 2013 nhờ
chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ của thủ tướng Abe. IMF (1/2014) đã nâng dự báo tăng
Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 14


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
trưởng Nhật Bản năm 2014 lên 1,7% nhưng dự đoán tốc độ này sẽ chậm lại xuống còn 1%
trong năm 2015 do các biện pháp cải tổ cấu trúc để bảo vệ đà phục hồi không triệt để. Năm
2016, con số này có thể tăng lên 1,2% nhưng sẽ giảm xuống 1,1% trong hai năm tiếp theo là
2017 và 2018. Trung tâm dự báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng ở mức 1,4% vào năm
2014, 1,2% vào năm 2015 và 0,9% cho giai đoạn 2016-2020.
Đối với nền kinh tế Trung Quốc, IMF (1/2014) quan ngại vấn đề về biến động thị
trường tài chính và tình hình nợ cơng ở quốc gia này. Theo đó, IMF dự báo tăng trưởng kinh
tế Trung Quốc 2014 tăng 7,6% và năm 2015 nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới chỉ tăng 7,3% nếu
quốc gia này không giải quyết được các vấn đề như cầu nội địa và đưa ra những chính sách
kinh tế phù hợp. Trong dài hạn, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục hạ nhiệt và duy trì ở mức
7%/năm từ năm 2016-2020. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách
thức như cạnh tranh toàn cầu về vốn, tài nguyên và khả năng tham gia các tổ chức quốc tế như
G-7, cũng như giải quyết được các vấn đề nội tại trong nền kinh tế và “Đại cải cách kinh tế”
thành công. Với việc đưa thêm giả định Trung quốc tăng dần tỷ giá hối đoái mục tiêu giữa

đồng Nhân dân tệ so với đồng USD, ở mức 2,5%/năm cho giai đoạn 2014-2016, dự báo nền
kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 7,2% vào năm 2014, 6,9% vào năm 2015 và 6,8%
cho giai đoạn 2016-2020.
Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang nổi nhìn chung có xu hướng phục hồi khá
từ 2015 đến năm 2020. Trong đó Braxin sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 3,2% trong năm 2015 và
3,1% trong năm 2020. Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng 5% trong năm 2015 và 4,3% trong năm
2020. Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng khoảng 3,5% trong năm 2015 và 3,6% trong năm 2016.
Xingapo có tốc độ tăng trưởng 4,4% trong năm 2015 và 5,4% trong năm 2020.
1.2. Triển vọng của một số lĩnh vực chủ yếu của kinh tế thế giới
Thương mại thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5,1% vào năm 2014, 5,4% vào
năm 2015 sau đó tăng lên các mức 5,7%, 5,9% và 6% tương ứng cho các năm 2016, 2017 và
2018. Thương mại thế giới trong giai đoạn 2015- 2020 sẽ chiếm khoảng 30% -35% GDP của
tồn thế giới và có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ được xem là
những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại cao nhất trong giai đoạn này, bình quân
khoảng 22%/năm, trong khi, lượng nhập khẩu được dự báo sẽ đạt khoảng 18,5%/ năm. Trong
giai đoạn này,thương mại nội khối châu Á sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đến cầu thế giới. Khu vực
Trung Đông, Bắc Mỹ và TIểu vùng Sahara sẽ có những thay đổi đáng kể trong việc mở cửa
thương mại, do đó, khu vực này sẽ đóng vai trị lớn trong việc lắp ráp và sản xuất hàng hóa.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, máy móc và linh kiện vận tải sẽ tiếp tục đóng vai trò quan
trọng trong các mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, các nước phát triển sẽ
tiếp tục thặng dư trong việc xuất khẩu dịch vụ sang khu vực Châu Á Thái bình dương, và điều
này sẽ giúp cho việc thương mại dịch vụ được phát triển nhanh chóng.
Do các điều kiện kinh tế vĩ mơ của các nước được cải thiện và các nhà đầu tư lấy lại
niềm tin trong trung hạn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới được dự báo sẽ đạt
mức 1,6 nghìn tỷ USD vào năm 2014 và 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên, những
rủi ro vẫn còn lớn như sự yếu kém của cấu trúc hệ thống tài chính tồn cầu, mức độ khơng
chắc chắn về chính sách của các khu vực chủ yếu của nền kinh tế thế giới cịn lớn, mơi trường
kinh tế vĩ mơ có khả năng xấu đi,… khiến các nhà đầu tư mất niềm tin có thể dẫn đến sự sụt
giảm dòng FDI. Mặc dù vậy, các quốc gia đang phát triển được dự báo sẽ có tốc độ tăng
trưởng cao về tầng lớp trung lưu, điều này sẽ khiến cho dòng vốn FDI chuyển hướng từ việc

đặt nhà máy sản xuất để phục vụ xuất khẩu sang việc phục vụ nhu cầu nội đia. Cùng với đó,
xu hướng tầng lớp trung lưu của các quốc gia đang phát triển sử dụng dịch vụ nhiều hơn, điều
Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 15


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
này cũng sẽ tạo ra xu hướng đầu tư từ khu vực sản xuất sang khu vực dịch vụ. Dòng FDI thế
giới được dự báo có xu hướng hồi phục dần và ổn định vào các năm tiếp theo và đạt khoảng
4% GDP thế giới từ năm 2018-2020.
Đối với lĩnh vực tài khóa tiền tệ, cho đến năm 2015, tình hình ngân sách và nợ cơng
của các nền kinh tế trên thế giới được dự báo sẽ khơng có nhiều cải thiện đáng kể. Đến năm
2015, IMF dự báo thâm hụt ngân sách trung bình của các nền kinh tế trên thế giới ngân sách
sẽ không thay đổi nhiều từ mức 3,0% GDP của năm 2014. Các nền kinh tế phát triển sẽ có
mức thâm hụt ngân sách năm 2015 (2,9%/GDP) giảm đáng kể so với năm 2014 (3,6%/GDP)
nhờ những nỗ lực thắt chặt tài khóa. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của nền kinh tế Nhật Bản vẫn
đứng đầu các nền kinh tế phát triển với mức thâm hụt ngân sách được dự báo cho 2 năm 2014
và 2015 lần lượt là 6,8%; 5,7% GDP. Tại các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển, tỷ lệ
thâm hụt ngân sách được dự báo ở mức 2,5% năm 2014 và 2015, trong đó, con số của các nền
kinh tế châu Á được dự báo trung bình ở mức 3,1% năm 2014 và 2,6% năm 2015. Đến năm
2020, tình hình thâm hụt ngân sách của các nền kinh tế trên thế giới có nhiều cải thiện hơn, tuy
nhiên nợ cơng sẽ vẫn ở mức cao. Cụ thể, thâm hụt ngân sách tại Mỹ và Nhật Bản được dự báo
lần lượt là -6,9% và 4,1%, nhưng nợ công vẫn gần như khơng có nhiều cải thiện, với 257% và
115%GDP. Trong khi đó, nhờ các nỗ lực thắt chặt tài khóa, thâm hụt ngân sách và nợ công
của khu vực châu Âu sẽ được cải thiện đáng kể, cụ thể lần lượt ở các mức 2,1% GDP và
97%GDP.
Thị trường lao động việc làm thế giới được dự báo sẽ chưa có nhiều cải thiện trong
thời gian tới. Theo báo cáo ILO , nếu xu hướng này còn tiếp diễn, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ
dần xấu đi và số lao động thiếu việc làm có thể sẽ lên tới hơn 215 triệu vào năm 2018 (Bảng

2). ILO dự báo khoảng 40 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra mỗi năm, ít hơn con số 42,6 triệu
người được kỳ vọng sẽ tham gia vào thị trường lao động hàng năm. Nếu tính đến tăng trưởng
dân số ở độ tuổi lao động thì tỷ lệ việc làm sẽ khơng thể phục hồi cho đến năm 2018. Tỷ lệ
thất nghiệp toàn cầu sẽ khơng thể thay đổi nhiều trong vịng 5 năm tới, có thể sẽ tăng 0,5%
điểm so với trước thời kỳ khủng hoảng.

Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 16


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
Giá hàng hóa trên thế giới được đánh giá tăng trở lại trong năm 2014, trong đó giá
hàng hóa ngồi dầu tăng 2,7%, giá dầu tăng 0,4%. Nguyên nhân giá dầu tăng là do sự lạc quan
vào nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại và do tình hình chính trị tại khu vực miền Đông U-craina tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp toàn
cầu sẽ là 6,1% trong cả năm 2014. Sự phục hồi thị trường lao động toàn cầu bị chậm lại do
nhu cầu việc làm giảm mạnh. Tại nhiều nước phát triển, việc cắt giảm chi tiêu công trong khi
tăng thu nhập và thuế tiêu thụ đang là gánh nặng đối với nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình.
Theo IMF kinh tế thế giới năm 2015 phục hồi mạnh hơn, tăng trưởng toàn cầu được dự
báo là 4% tăng 0,6 điểm % so với dự báo tăng trưởng năm 2014. (cao hơn khá nhiều mức tăng
trưởng của năm 2013 so với 2012).
Mặc dù vậy, tình hình vẫn còn nhiều bất định: khủng hoảng Ucraina, kèm theo sự cấm
vận của phương Tây với Nga, khủng hoảng và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở
Trung Đông... sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu.
2. Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam 2015
2.1. Mục tiêu đặt ra
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13, trong chiều 10/11, Quốc đã biểu quyết thông qua
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Nghị quyết về dự toán ngân
sách nhà nước năm 2015.
Theo đó mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2015 đề ra như sau:

STT Chỉ tiêu
Mục tiêu
1
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tăng 6,2%
2
Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI)
5%
3
Tổng kim ngạch xuất khẩu
10%
4
Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu
5%
5
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
30% - 32% GDP
6
Tỷ hộ nghèo
Giảm 1,7% đến 2%
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã thơng qua Nghị quyết về dự tốn ngân sách nhà nước
năm 2015. Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 911.100 tỷ đồng chưa tính
10.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn từ năm 2014 sang năm 2015. Tổng số chi cân đối ngân sách
nhà nước là 1.147.100 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước đặt ra trong năm 2015 tương
đương 5% GDP.
Để thực hiện những mục tiêu kể trên, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung thực hiện
7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Trong đó tập trung vào những vấn đề:
- Hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo
đề án đã duyệt.
- Rà sốt, bổ sung các chính sách thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá

trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam và tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông
thôn.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tiếp tục rà soát tổ chức bộ máy, biên
chế gắn với yêu cầu xóa bỏ sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ; cải cách mạnh mẽ thủ tục
hành chính, đặc biệt là thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan và tín dụng ngân hàng.
- Tăng dư nợ tín dụng phù hợp và bảo đảm chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tiếp cận vốn tín dụng có hiệu quả và đáp
ứng u cầu thực tiễn.

Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 17


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo
hướng sớm hồn thiện khn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ, tăng cường thanh tra,
giám sát về nợ xấu, chất lượng tín dụng và việc thực s quy định pháp luật về phân loại nợ,
trích lập dự phòng rủi ro. Phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu dưới 3%...
2.2.

Nhận định của các chuyên gia
- Ngày 10/6, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cơng bố báo cáo Triển vọng kinh tế
tồn cầu (Global Economic Prospect), cập nhật tình hình kinh tế thế giới cũng như đưa ra dự
báo về tăng trưởng của các nền kinh tế trong năm 2014, trong đó có Việt Nam. Theo đó,
World Bank vẫn giữ nguyên dự báo cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm
2014, giống với con số mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 4. World Bank cũng dự báo tăng
trưởng trong 2 năm 2015 và 2016 sẽ lần lượt ở mức 5,6 và 5,8%. Với dự đoán này, Việt Nam
sẽ có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 9 trong 14 nước Đơng Á – Thái Bình Dương.
- Trong ấn phẩm “Dự báo triển vọng tại các thị trường tăng trưởng nhanh” quý II-2014

do Ernst & Young (EY) công bố ngày 3-9, công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các
dịch vụ kiểm tốn, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn này đã giảm dự báo tăng trưởng GDP
của Việt Nam trong năm 2015 từ 6,4% trong bản báo cáo hồi tháng 2, xuống còn 6,0%.
Nguyên nhân do ảnh hưởng của bối cảnh triển vọng thương mại châu Á khơng được khả quan,
cùng với đó là những diễn biến xoay quanh vấn đề lãnh hải với Trung Quốc. EY cũng cho
rằng, các chỉ số đánh giá rủi ro của Việt Nam đều đang ở mức trung bình hoặc mức cao. Vì
vậy tình hình kinh tế Việt Nam cần được theo dõi và chú ý đặc biệt về tài sản vãng lai, nợ
nước ngồi, lạm phát, nợ chính phủ, tăng trưởng tín dụng so với GDP, bảo lãnh nhập khẩu.
- Trong Báo cáo Triển vọng thị trường Châu Á quý 3/2014 công bố ngày 20/10, Ngân
hàng HSBC nhận định kinh tế Việt Nam đang phục hồi chậm, nhưng nền kinh tế sẽ đón những
tin tức tốt lành trong khoảng cuối năm 2015 và trong năm 2016. Đánh giá về kinh tế, HSBC
dự đoán GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,7% trong năm nay và tăng tốc đôi chút trong
năm 2015 với mức tăng trưởng đạt 5,8%.
Kết luận: Như vậy, dù nền kinh tế Việt Nam năm 2014 đã có những chuyển biến tích
cực, hầu hết các tổ chức quốc tế đều dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm
2015 nhỏ hơn chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra. Vì vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch
là 6.2% thì hiện rất cần sự nỗ lực và phối hợp hiệu quả giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài
chính trong điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa.
2.3.

Đánh giá triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam năm 2015
Với những số liệu kinh tế 10 tháng năm 2014 chứng tỏ nền kinh tế tiếp tục được duy trì
ổn định và thể hiện xu hướng phục hồi của nền kinh tế.
Về tăng trưởng kinh tế:
Trong năm 2014 ổn định kinh tế vĩ mô đang được duy trì khá vững chắc, kinh tế tiếp
tục phục hồi và diễn ra đồng đều ở các ngành và khu vực kinh tế, tình hình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp cũng được cải thiện đáng kể. Điều này tạo tiền đề cho việc tăng
trưởng kinh tế năm 2015.
Kinh tế Việt Nam năm 2015 có mức phục hồi cao hơn và có khả năng đạt mức tăng
trưởng từ 6%-6,2%. Lý do: yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh đang được Thủ tướng

Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và sẽ có chuyển biến trên hầu hết các tiêu chí trong nửa đầu năm
2015. Nhiều khả năng hầu hết các Hiệp định mậu dịch tư do ta đang đàm phán sẽ được hồn
thành khơng muộn hơn 6 tháng đầu năm 2015. Điều này sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở
rộng thị trường xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng.
Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 18


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015
Ở Việt Nam đã có sự ổn định về nền kinh tế vĩ mơ: tình hình lạm phát thấp, dự trữ
quốc gia tăng trưởng, niềm tin của nhà đầu tư tăng lên… Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều những bất
ổn có thể ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam như tăng trưởng tín dụng chưa cất cánh, nợ xấu
chưa được giải quyết. Thực tế cho thấy, mức tăng trưởng 5,5% là rất tốt, song đối với một
quốc gia có dân số trẻ như ở Việt Nam có thể tốt hơn
Hầu hết các lĩnh vực chủ chốt của Việt Nam như: nông nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ…
đều có triển vọng tăng trưởng, thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi, dòng vốn đầu tư
trực tiếp và gián tiếp đều tăng… Báo cáo phân tích của VPBS chỉ rõ: Ngày càng có nhiều nhà
đầu tư nước ngồi vào Việt Nam. Xuất khẩu khối FDI tăng hơn 20%, chiếm gần 2/3 xuất khẩu
ở Việt Nam, dự trữ ngoại hối tăng lên. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mức đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam tăng dẫn đến tăng xuất khẩu. Cùng đó, dự trữ ngoại hối đã tăng cao nhất
trong lịch sử, tỷ giá ổn định. Một vài năm tới xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2015 còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Bội chi ngân sách cịn cao, nợ công tăng nhanh làm đầu tư công bị hạn chế, áp lực trả nợ cơng
từ NSNN tăng. Tăng trưởng tín dụng chậm trong khi nợ xấu cịn cao, tình hình xử lý nợ xấu
cịn chậm. Bên cạnh đó, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu
cầu: thị trường chứng khoán phát triển chưa vững chắc, thị trường bất động sản phục hồi
chậm.
Về lạm phát:
Thực tiễn lạm phát năm 2014 đang xảy ra ở mức thấp chứng tỏ lạm phát đang được

kiểm soát tốt. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, thấp nhất trong 10 năm qua; dự kiến cả
năm tăng dưới 5%. Dự kiến trong năm 2015 Chính phủ có thể thúc đẩy hơn nữa các kích thích
đối với nền kinh tế thơng qua chính sách tiền tệ và tài khóa mà không lo ngại đến vẫn đề giá
cả. Dự báo lạm phát không quá 6,5% nếu Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt chính sách trung
hịa tiền tệ (ngoại tệ vào Việt Nam sẽ tăng, lượng tiền VND để mua ngoại tệ sẽ lớn (gần giống
như năm 2007) cần phải có giải pháp rút tiền VND về...).
Tóm lại, với những số liệu đã đạt được trong năm 2014 có thể thấy rằng sau nhiều nỗ
lực của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mơ, lạm phát có khả năng cao đạt được mục tiêu
và tăng trưởng kinh tế năm 2014 cũng có khả năng tiến gần đến mục tiêu 5,8%. Năm 2015,
với những thuận lợi và khó khăn trước mắt, nền kinh tế được dự báo sẽ khả quan hơn với tỷ lệ
tăng trưởng cao hơn năm 2014 (khoảng 6%). Tuy nhiên, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng
kinh tế, Chính phủ có thể tiếp tục thực hiện hai chính sách kinh tế vĩ mô nới lỏng nên tỷ lệ lạm
phát có xu hướng sẽ cao hơn năm 2014 với tỷ lệ khơng q 6,5%..

Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 19


Tình hình kinh tế vĩ mơ 2014 và triển vọng 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, “Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu 2014”, 2014;
2. Ngân hàng Thế giới (World Bank), “Triển vọng kinh tế toàn cầu (Global Economic
Prospect)”, ngày 10/06/2014;
3. Ernst & Young (EY), “Dự báo triển vọng tại các thị trường tăng trưởng nhanh”, ngày
03/09/2014.
4. Ngân hàng HSBC, “Báo cáo Triển vọng thị trường Châu Á”, ngày 20/10/2014;
5. TS Vũ Sỹ Cường, “Chính sách tài khóa năm 2014 và trong trung hạn: Những thuận
lợi và khó khăn”, Tạp chí Tài chính ngày 21/08/2014, đường dẫn:

/>6. Trương Đình Tuyển, “Kinh tế Việt Nam 2014 và triển vọng 2015”, Trang thông tin Ban
Kinh tế trung ương ngày 05/11/2014, đường dẫn: />kinh-te-viet-nam-2014-va-trien-vong-2015-b3120-m6
7. TS. Lương Văn Khơi và Nhóm nghiên cứu Ban KTTG, “Bối cảnh kinh tế thế giới
2015-2020”, website Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia ngày
07/03/2014, đường dẫn: />-nd-16707.html
8. Phạm Xuân Sơn, “Chủ động giảm lãi suất, cầu trời tăng tín dụng”, Báo điện tử
Vietnamnet ngày 25/03/2014, đường dẫn: />9. Website của Tổng cục Thống kê: />10. Một số bài viết trên website
11. Một số bài viết trên website
12. Một số bài viết trên website
13. Một số bài viết trên website

Đề tài 7 – Nhóm 9 - Lớp CH15A

Trang 20



×