Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình nhập khẩu sản phẩm dầu mazut FO của công ty hà anh hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.39 KB, 48 trang )

Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn ban giám
hiệu, Khoa Thương mại Quốc tế, bộ môn Kinh tế môi trường đã tạo điều kiện giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Lê Quốc Cường đã tận tình hướng
dẫn em trong đề tài: “Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá
trình nhập khẩu sản phẩm Dầu Mazut FO của Công ty Hà Anh Hải Phòng”.
Trong quá trình thực tập tại Công ty CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng,
em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên trong công ty.
Do hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu nên khóa luận tốt nghiệp của em
khó thể tránh khỏi những thiếu xót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp và
chỉ bảo từ thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Văn Du
Nguyễn Văn Du - K47E5 1
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
MỤC LỤC
Nguyễn Văn Du - K47E5 2
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
STT Tên sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ Trang
1 Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Dịch vụ dầu
khí Hà Anh
2 Bảng 3.1: Ngành nghề kinh doanh của công ty
3 Bảng 3.2: Tình hình tài chính của công ty CP dịch vụ dầu khí Hà
Anh Hải Phòng (tính đến hết năm 2014)
4 Bảng 3.3: Giá trị và tỉ trọng nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2014


5 Bảng 3.4: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu (theo kim ngạch) của
Công ty CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng
6 Bảng 3.5: Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm
7 Sơ đồ 2: Quy trình nhập khẩu sản phẩm dầu Mazut FO
8 Bảng 3.6: Các nguồn gây ô nhiễm môi trường
9
Bảng 3.7: Kết quả khám chữa bệnh cho nhân viên công ty
10 Bảng 3.8: Tổng kết định kì kiểm tra chất lượng kĩ thuật, đảm bảo
an toàn cho hoạt động của công ty các năm qua
Nguyễn Văn Du - K47E5 3
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CP Cổ phần
COD Nhu cầu oxy hóa học
BOD5 Nhu cầu oxy hoá
SS Chất rắn lơ lửng
WHO Tổ chức y tế thê giới
BVMT Bảo vệ môi trường
VOC Các chất hữu cơ bay hơi
ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
PCCC Phòng cháy chữa cháy
NĐ Nghị định
SXKD Sản xuất kinh doanh
Nguyễn Văn Du - K47E5 4
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊM CỨU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Công ty CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng thành lập vào tháng 1 năm

2011 có địa chỉ nằm tại phường Máy Chai quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng
là một đơn vị chuyên nhập khẩu cũng như kinh doanh các sản phầm về xăng dầu;
Hằng năm đều đem lại doanh thu rất lớn từ hoạt động kinh doanh của mình. Song
song với những lợi ích kinh tế từ hoạt động nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu đem
lại, trong quá trình hoạt động của mình không tránh khỏi tác động xấu đến các yếu
tố môi trường tự nhiên và sức khỏe người dân khu vực xung quanh. Để bảo vệ môi
trường, công ty đã có nhiều các biện pháp nhằm mục đích hướng hoạt động của
công ty đi kèm với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên mỗi
dự án và biện pháp đều chỉ đạt được một hiệu quả nhất định. Do vậy, vấn đề phân
tích kinh tế các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình nhập
khẩu cũng như kinh doanh các sản phẩm xăng dầu là điều cần thiết nhằm đánh giá
hiệu quả của từng biện pháp của công ty trong việc bảo vệ môi trường. Từ đó, đề
xuất một vài giải pháp giúp tăng cường hiệu quả tối đa trong việc bảo vệ môi
trường tại công ty.
Môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng
đầu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên thế giới. Là một quốc gia mà
hoạt động kinh doanh nói chung cũng như tiêu thụ xăng dầu nói riêng đang ngày một
nhiều thì bảo vệ môi trường đang là một vấn dề khó khăn hiện nay. Công ty CP dịch
vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng luôn mong muốn thực hiện mục tiêu phát triển hoạt
động kinh doanh, nhập khẩu đi kèm với hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,
trong thực tế thì hiệu quả của các biện pháp lại chưa được như mong muốn. Chính vì
vậy, cần đánh giá hiệu quả các biệm pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công
ty, từ đó đề xuất thêm các phương án giúp tăng cường hiệu quả trong việc bảo vệ ô
nhiễm môi trường của công ty; do vậy em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp giảm thiểu
ô nghiễm môi trường trong hoạt động nhập khẩu mặt hàng dầu Mazut FO của Công
ty CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng.”
Nguyễn Văn Du - K47E5 5
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Xăng dầu luôn là một trong những nguồn năng lượng được khai thác và sử

dụng tối đa bởi giá trị cũng như chất lượng của nó. Nó tác động trực tiếp đến đời
sống, sản xuất cũng như trong hầu hết các lĩnh vực. Tuy vậy thì những vấn đề liên
quan đến ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng luôn
là những đề tài được các cơ quan chức năng quan tâm. Do đó, nó đã thu hút được
nhiều sự chú ý từ các công trình nghiên cứu; đã có nhiều đề tài luận văn nghiên cứu
đến vấn đề này như:
- Sinh viên Phạm Ngọc Tú, GVHD Nguyễn Quốc Tiến – khoa Thương mại quốc
tế, đề tài luận văn: “Giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình
khai thác, sản xuất các sản phẩm đá vôi phục vụ xuất khẩu của công ty cổ phần
Latca Việt Nam”.
- Sinh viên Phạm Thị Thùy Vân, GVHD Đặng Diệu Thúy – khoa Thương mại
quốc tế, đề tài luận văn: “Giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
quá trình sản xuất gia công giầy xuất khẩu sang thị trường Đài Loan tại công ty
TNHH Thành Hưng”.
- Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết Minh, GVHD Nguyễn Quốc Tiến – khoa Thương mại
quốc tế, đề tài luận văn: “Giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá
trình sản xuất hàng xuất khẩu tại công ty TNHH cơ khí chính xác Thăng Long”.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều đề cập tới cơ sở lý luận chung
về những vấn đề xoay quanh môi trường, đưa ra được lý thuyết của vấn đề nghiên
cứu, từ đó phân tích hiệu quả kinh doanh của mỗi công ty với từng loại hình doanh
nghiệp và mỗi loại sản phẩm xuất nhập khẩu khác nhau thì hiệu quả là khác nhau.
Tuy vậy thì lại chưa có một sự phân tích chi tiết cho riêng một mặt hàng cụ thể nào.
Và chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng xăng
Mazut FO. Vì vậy mà em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong quá trình nhập khẩu sản phẩm Dầu Mazut FO của Công ty
CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng”. Em xin khẳng định đề tài nghiên cứu này
của mình là độc lập và duy nhất.
Nguyễn Văn Du - K47E5 6
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về mỗi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại Công ty CP
dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng.
- Đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động nhập
khẩu và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu.
- Đê xuất các biện pháp bảo vệ môi trường có tính ứng dụng cao nhất với công ty
nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng nhập khẩu, kinh doanh và đồng thời
góp phần lớn vào công cuộc xây dựng sự phát triển bền vững của đất nước.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tên công ty: Công ty CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng.
- Địa chỉ: Số 77 Lê Lai – Máy Chai – Ngô Quyền – Hải Phòng
- Không gian: Khu vực kho hàng và cơ sở kinh doanh các sản phẩm xăng dầu của
công ty CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng
- Thời gian: từ năm 2011 đến năm 2015
- Nội dung: Phân tích kinh tế các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình
nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lí tài liệu, số liệu thứ cấp
Những số liệu thứ cấp có thể thu thập được bao gồm:
- Sơ đồ, bản đồ vị trí nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Báo cáo hiện trạng môi trường nghiên cứu
- Các chủ chương của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường
Mục đích của phương pháp
- Hệ thống hóa các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có theo định hướng nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá những tài liệu và số liệu có sẵn, từ đó chọn lọc những số liệu
nhận xét phù hợp nhất về điều kiện tài nguyên, kinh tế và môi trường khu vực nghên
cứu.
• Phương pháp sử dụng số liệu sơ cấp
- Điều tra xã hội học, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và công nhân viên làm việc tại

công ty.
• Phương pháp đánh giá tác động của môi trường
Nguyễn Văn Du - K47E5 7
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Đây là phương pháp cho phép xác định, dự báo những tác động có lợi và có hại
trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện một hoạt động phát triển nhập khẩu, kinh
doanh có thể gây ra cho chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên
quan đến hoạt động, trên cơ sở đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục tác
động tiêu cực.
1.6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm 4 chương:
+ Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
+ Chương II: Cơ sở lí thuyết về ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường trong
hoạt động kinh doanh nhập khẩu mặt hàng xăng dầu.
+ Chương III: Phân tích các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình nhập
khẩu sản phẩm dầu Mazut FO của Công ty CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng.
+ Chương IV: Giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động nhập
khẩu dầu Mazut FO của Công ty CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng
Nguyễn Văn Du - K47E5 8
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀÔ
NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
MẶT HÀNG XĂNG DẦU
2.1 Một số lí thuyết về ô nhiễm môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường
2.1.1 Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường.
* Khái niệm về môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường
của Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,
nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp
để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp
Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ
nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt
động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận
lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
+ Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như
ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
* Khái niệm ô nhiễm môi trường
Hiểu một cách đơn giản, ô nhiễm môi trường có thể hiểu là tình trạng môi
trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn gây ảnh hưởng
Nguyễn Văn Du - K47E5 9
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con
người và cách quản lý của con người.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt

độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người và các loài sinh vật khác.
2.1.2 Phân loại ô nhiễm môi trường
Theo luật Bảo vệ môi trường nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật.
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
- Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường
thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Có rất nhiều dạng ô nhiễm môi trường nhưng có 3 dạng ô nhiễm môi trường chính:
* Ô nhiễm môi trường đất
- Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay
đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống
trong đất. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá. Môi trường đất là nơi trú ngụ của
con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm
Nguyễn Văn Du - K47E5 10
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
môi trường đất. Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc
theo các nhân tố gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có: Ô nhiễm đất do các
chất thải sinh hoạt; Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp; Ô nhiễm đất do hoạt động
nông nghiệp. Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô
nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bât lợi rất khác biệt. Phân
loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm gồm: Ô nhiễm đất do tác nhân hóa

học, sinh học, vật lý.
* Ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh
học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét
về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại
hơn ô nhiễm đất.
- Có thể phân loại ô nhiễm môi trường nước theo nguồn gốc gây ra ô nhiễm, bao gồm:
(1) Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường chất
thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật
chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng
đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự
trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều
chất độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hóa chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các
tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ
nghệ bị lụt lội có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hóa chất.
=> Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất
nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây
suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
(2) Nguồn gốc nhân tạo: Qúa trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như
các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Nguyễn Văn Du - K47E5 11
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô
nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ
sinh con người. Theo nghiên cứu, tại các khu đô thị trung bình mỗi ngày thải ra
20000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng

lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước thải công nghiệp bao gồm nước thải từ cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử
dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy hoá), SS (chất
rắn lơ lửng).
- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước:
+ Sức khỏe con người: Các kim loại nặng trong nước với hàm lượng cao là nguyên
nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến,
các bệnh về da, ngộ độc, …
Nước ô nhiễm làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt người dân, làm xáo trộn
cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày như: nguồn nước bị ô nhiễm dẫn tới không thể sử
dụng để sinh hoạt hằng ngày, phải lấy nước từ nơi khác, nếu tiếp tục sử dụng nước ấy
sẽ gây bệnh. Và nguồn nước ô nhiễm bốc mùi hôi thối làm cuộc sống người dân ở
vùng đó không còn ổn định như trước, nhiều trường hợp phải bán nhà đi nơi khác.
* Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. Có rất nhiều nguồn gây ô
nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên (núi lửa, cháy rừng, bão bui,
phân hủy xác động thực vật…) và nguồn nhân tạo (hoạt động công nghiệp, đốt cháy
nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông).
- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí:
Nguyễn Văn Du - K47E5 12
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
+ Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người: Theo báo cáo của Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 26/9 về thông số chất lượng không khí tại
nhiều quốc gia trên thế giới, ô nhiễm không khí trên toàn cầu đã ở mức nguy hại đối
với sức khỏe con người với mức độ bụi trung bình hàng năm là 70 µg/m
3
. WHO ước

tính mỗi năm có hơn 2 triệu người tử vong vì hít phải bụi PM10 (hạt bụi có kích
thước nhỏ hơn 10 µm, thường do xe moto, nhà máy,…trực tiếp thải ra hoặc được
hình thành trong không khí qua phản ứng của các loại khí thải khác nhau). Và hàng
năm tại Việt Nam có khoảng 626 người chết và 1500 ca mắc bệnh đường hô hấp liên
quan đến ô nhiễm không khí. Với kích thước nhỏ bụi PM10 có thể dễ dàng xâm nhập
vào phổi, mạch máu và gây ra các bệnh như tim, ung thư phổi, hen và nhiễm khuẩn
đường hô hấp. Ngoài ra, tại Đại học Harvard tại Mỹ khi nghiên cứu tác động của ô
nhiễm không khí đến hoạt động tư duy của con người, họ nhận thấy rằng nồng độ
CO
2
cứ tăng lên gấp đôi thì khả năng tư duy của con người sẽ giảm đi 1,3 lần.
+ Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sự phát triển kinh tế: Hệ thống kinh tế và hệ
thống môi trường sinh thái không dung hòa nhau mà bộc lộ những mâu thuẫn mang
tính sinh tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là để làm kinh tế và đạt được các
mục tiêu kinh tế, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn
trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Đối với các nước phát
triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất lớn, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng
trưởng kinh tế. Song, nếu khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức, dẫn đến
hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính là
hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm bảo vệ môi trường. Dẫn
đến một thực tế là: ngày càng thấy rõ giới hạn của sự tăng trưởng là việc chuyển đổi
từ trạng thái con người đang đe dọa thiên nhiên, xâm hại đến môi trường, trong khi
môi trường thì ngày càng đi xuống.
Ngoài các dạng ô nhiễm môi trường chính đã đề cập ở trên, môi trường hiện
nay ngày càng xuất hiện nhiều dạng ô nhiễm như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm hóa chất
độc: hóa chất độc từ các nhà máy, thuốc trừ sâu dư thừa…
2.2 Phân loại các chất gây ô nhiễm môi trường và tác hại do nó gây ra
Nguyễn Văn Du - K47E5 13
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế

2.2.1 Phân loại các chất gây ô nhiễm
* Các chất gây ô nhiễm dạng khí
• Đối với khí CO
Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xảy ra khi nó hóa hợp
thuận nghịch với hemoglobin (Hb) trong máu:
HbO
2
+ CO <=> HbCO + O
2
Hemoglobin có ái lực hóa học đối với CO mạnh hơn đối với O
2
và khi CO và
O
2
có mặt bão hòa số lượng cùng với hemoglobin thì nồng độ HbO
2
(oxihemoglobin) và HbCO (caroxihemoglobin) có quan hệ theo đẳng thức Handene
như sau:
(HbCO)/(HbO
2
) = M* P(CO)/P(O
2
)
Ở đây, P(CO) và P(O
2
) là ái lực thành phần (hay nồng độ) khí CO và O
2
, còn
M là hằng số và phụ thuộc vào hình thái động vật. Đối với con người, M có giá trị từ
200-300. Hỗn hợp hemoglobin và CO làm giảm hàm lượng oxy lưu chuyển trong

máu. Và như vậy, tế bào con người thiếu oxy.
• Đối với khí Sunfua dioxyt (SO
2
)
SO
2
tác động mạnh gây tức ngực, đau đầu, khó thở. Độc tính chung của SO
2

rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza.
Hấp thu lượng lớn SO
2
có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra
methemoglobin tăng cường quá trình oxy hóa Fe
2+
thành Fe
3+
. Hít thở không khí có
nồng độ SO
2
đến 50 mg/m
3
sẽ gây kích thính đường hô hấp, ho; nồng độ 130-
260mg/m
3

là liều nguy hiểm khi hít thở trong 30 – 60 phút; với nồng độ 1000-1300
mg/m
3
là liều gây chết nhanh (sau 30 – 60 phút). SO

2
còn là nguyên nhân gây nên
mưa axit.
• Đối với khí NO
2
NO
2
là khí có màu hơi hồng, mùi hắc của nó có thể phát hiện được khi nồng độ
vào khoảng 0,12 ppm. Khí NO
2
với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người
và cho động vật sau vài phút tiếp xúc. Và với nồng độ 5 ppm sau vài phút tiếp xúc
Nguyễn Văn Du - K47E5 14
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp. Con người tiếp xúc lâu với khí NO
2
với nồng độ
khoảng 0,06 ppm có thể gây các bệnh trầm trọng về phổi.
• Đối với VOC (các chất hữu cơ bay hơi)
Hydrocacbons thường ít gây độc mãn tính. Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là:
suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi, apxe phổi. Khi hít thở hơi
hydrocarbons ở nồng độ 40,000 mg/m
3
có thể bị nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng
tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, nôn vv
- Từ các hoạt động của cửa hàng kinh doanh xăng dầu sẽ phát sinh ra các khí
bay hơi từ quá trình nhập xăng và bơm xăng cho khách hàng.
Cửa hàng kinh doanh các loại xăng dầu như: xăng M95, M92, dầu Mazut, dầu
FO trong quá trình nhập hàng, hơi xăng được thu hồi trực tiếp về ci-tec xe bồn
bằng hệ thống thu hồi hơi kín được lắp đặt sẵn tại khu bồn và trên xe bồn nên trong

quá trình nhập hàng, lượng hơi xăng Hydrocacbon xăng dầu rất ít. Trong quá trình
bán hàng, hơi xăng hydrocarbon không liên tục và rất ít thoát ra môi truờng, nồng độ
thường nhỏ hơn < 5mg/m
3
/ngày, nằm trong giới hạn cho phép.
* Các kim loại nặng có thuộc tính độc hại
• Chì (Pb): là nguyên tố có độc tính cao đối với sức khoẻ con người. Chì gây
độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ
enzim có nhóm hoạt động chứa hyđro. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn
bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau
bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể
gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải
mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc.
- Chì đi vào cơ thể con người qua nước uống, không khí và thức ăn bị nhiễm chì.
- Chì tích tụ ở xương, kìm hãm quá trình chuyển hoá canxi bằng cách kìm hãm
sự chuyển hoá vitamin D.
- Tiêu chuẩn tối đa cho phép theo WHO nồng độ chì trong nước uống: £ 0,05
mg/ml.
Nguyễn Văn Du - K47E5 15
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
• Thuỷ ngân (Hg): tính độc phụ thuộc vào dạng hoá học của nó. Thuỷ ngân
nguyên tố tương đối trơ, không độc. Nếu nuốt phải thuỷ ngân kim loại thì sau
đó sẽ được thải ra mà không gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng thuỷ ngân dễ
bay hơi ở nhiệt độ thường nên nếu hít phải sẽ rất độc. Thuỷ ngân có khả năng
phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh, các hemoglobin, abumin; có khả
năng liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượng kali, thay đổi cân bằng axit
bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho tế bào thần kinh. Trẻ
em bị ngộ độc thuỷ ngân sẽ bị phân liệt, co giật không chủ động. Trong nước,
metyl thủy ngân là dạng độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể và ngăn cản
quá trình phân chia tế bào.

- Thuỷ ngân đưa vào môi trường từ các chất thải, bụi khói của các nhà máy luyện
kim, sản xuất đèn huỳnh quang, nhiệt kế, thuốc bảo vệ thực vật, bột giấy…
- Nồng độ tối đa cho phép của WHO trong nước uống là 1mg/l; nước nuôi thuỷ
sản là 0,5mg/l.
• Asen (As): là kim loại có thể tồn tại ở dạng tổng hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Trong tự nhiên tồn tại trong các khoáng chất. Nồng độ thấp thì kích thích sinh
trưởng, nồng độ cao gây độc cho động thực vật.
- Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm asen là núi lửa, bụi đại dương. Nguồn nhân tạo
gây ô nhiễm asen là quá trình nung chảy đồng, chì, kẽm, luyện thép, đốt rừng,
sử dụng thuốc trừ sâu, khí hơi xăng dầu…
- Asen có thể gây ra 19 căn bệnh khác nhau. Các ảnh hưởng chính đối với sức
khoẻ con người: làm keo tụ protein do tạo phức với asen III và phá huỷ quá
trình photpho hoá; gây ung thư tiểu mô da, phổi, phế quản, xoang…
- Tiêu chuẩn cho phép theo WHO nồng độ asen trong nước uống là 50mg/l.
• Cađimi (Cd): là kim loại được sử dụng trong công nghiệp luyện kim, chế tạo
đồ nhựa; hợp chất cađimi được sử dụng để sản xuất pin.
• Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm cađimi do bụi núi lửa, bụi vũ trụ, cháy rừng…
Nguồn nhân tạo là từ công nghiệp luyện kim, mạ, sơn, chất dẻo…
- Cađimi xâm nhập vào cơ thể người qua con đường hô hấp, thực phẩm. Theo
nhiều nghiên cứu thì người hút thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm cađimi.
Nguyễn Văn Du - K47E5 16
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
- Cađimi xâm nhập vào cơ thể được tích tụ ở thận và xương; gây nhiễu hoạt
động của một số enzim, gây tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn
mũi, làm rối loạn chức năng thận, phá huỷ tuỷ xương, gây ảnh hưởng đến nội
tiết, máu, tim mạch.
- Tiêu chuẩn theo WHO cho nước uống £ 0,003 mg/l.
• Crom (Cr): tồn tại trong nước với 2 dạng Cr (III), Cr (VI). Cr (III) không độc
nhưng Cr (VI) độc đối với động thực vật. Với người Cr (VI) gây loét dạ dày,
ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi.

- Crom xâm nhập vào nguồn nước từ các nguồn nước thải của các nhà máy mạ
điện, nhuộm, thuộc da, chất nổ, mực in, in tráng ảnh…
- Tiêu chuẩn WHO quy định hàm lượng crom trong nước uống là £ 0,005 mg/l.
• Mangan (Mn): là nguyên tố vi lượng, nhu cầu mỗi ngày khoảng 30 - 50 mg/kg
trọng lượng cơ thể. Nếu hàm lượng lớn gây độc cho cơ thể; gây độc với
nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương,
gây tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng gây tử vong.
- Mangan đi vào môi trường nước do quá trình rửa trôi, xói mòn, do các chất
thải công nghiệp luyện kim, acqui, phân hoá học.
- Tiêu chuẩn qui định của WHO trong nước uống là £ 0,1 mg/l.
* Các tác nhân khác
• Bụi: Gây tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, tiêu hóa.
+ Tổn thương đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm teo mũi
do bụi crom, asen…
+ Các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí bị hót vào phổi gây tổn thường đường hô
hấp. Khi ta thở, nhờ có long mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà những hạt
bụi có kích thướng lớn hơn 5 micromet sẽ bị giữu lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi
có kích từ 2-5 micromet dễ dàng vào tới phế quan, phế nang; ở đây, bụi được tách
các lớp thực vào vây quanh và tiêu diệt khoảng 90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây
nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose, asbestose, siderose…)
Nguyễn Văn Du - K47E5 17
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
+ Bênh ngoài da: Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân long
và ảnh hưởng đến bài tiết mồ hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn, gây ra mụn, lở
loét ở da và viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.
+ Bênh đường tiêu hóa: các hạt bụi có cạnh sách nhọn lọt vào dạ dày có thể làm tổn
thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa.
+ Bụi gây chấn thương mắt: Bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc làm giảm
thị lực.
+ Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy nổ, rất

nguy hiểm.
2.2.2 Một số tiêu chuẩn về môi trường, ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy
định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường".
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên
ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế
- xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường
bao gồm các nhóm chính sau:
Những quy định chung.
 Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven
biển, nước thải v.v
 Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v
 Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản
xuất nông nghiệp.
 Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
 Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng
sinh học.
Nguyễn Văn Du - K47E5 18
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
 Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử,
văn hoá.
 Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản
trong lòng đất, ngoài biển v.v
* Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường ISO 14001 (EM.14000)
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa
quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây
tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ
tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi

trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh
thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…
ISO 14001: 2004 Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn
sử dụng là tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu
tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường
theo ISO 14000.
* Hệ thống các văn bản bản tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về nước thải
• QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
• QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
• TCVN 5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn nước thải
• TCVN 6772:2000 Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm
cho phép
• TCVN 6980:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào lưu vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt
• TCVN 6981:2001 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN về khí thải & tiếng ồn
Nguyễn Văn Du - K47E5 19
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
• TCVN 5937:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh
• TCVN 5938:2005 Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một
số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh
• TCVN 5939:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với bụi và chất vô cơ
• TCVN 5940:2005 Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với một số chất hữu cơ
• TCVN 5949:1998 Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn

tối đa cho phép
Bộ quy chuẩn Việt Nam về hàm lượng ô nhiễm giới hạn trong đất
• QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất
• QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất
bảo vệ thực vật trong đất
Tiêu chuẩn Việt Nam về nước cấp sinh hoạt
• TCVN 5502:2003 Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng
• 09/2005/QĐ-BYT Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành
2.3 Ô nhiễm môi trường trong quá trình kinh doanh mặt hàng xăng dầu
2.3.1 Ô nhiễm trong quá trình kinh doanh xăng dầu
Kinh doanh xăng dầu là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
của Việt Nam. Phục vụ nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Cũng chính
vì lẽ đó nên đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường cũng như sức khỏe con người; đặc biệt là tại các khu vực trung tâm, các
thành phố lớn.
Những dạng ô nhiễm chính từ việc kinh doanh xăng dầu có thể kể đến:
STT Dạng ô nhiễm Nguyên nhân
1 Ô nhiễm môi trường
không khí
- Ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện vẫn tải, khu
vực kinh doanh
Nguyễn Văn Du - K47E5 20
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
- Khí thải từ các phương tiên vận chuyển.
- Khí xăng dầu tại các kho bãi, cơ sở kinh doanh
- Bụi do quá trình vận tải trên đường
- Hoạt động của các phương tiện di chuyển ra vào
khu vực mua bán xăng dầu.
- Những sự cố rò ri, chảy, tràn gây phát tán mùi ra

ngoài môi trường.
- Hầm, kho bảo quản không kín gây bay mùi, thoát
hơi.
2 Ô nhiễm môi trường
nước
- Nước thải sinh hoạt tại các cơ sở kinh doanh xăng
dầu
- Nước thải từ các phương tiện chuyên chở có nhiễm
xăng dầu ra ngoài môi trường
- Nước dinh cặn dầu, váng dầu từ các kho bãi thoát
ra ngoài
3 Ô nhiễm môi trường đất - Các chất bẩn, chất thải lắng đọng tại các cở sở kinh
doanh, kho bãi
- Nước thải chưa qua xử lí đã cho ra ngoài môi
trường
2.3.2 Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình kinh doanh xăng dầu
* Biện pháp về kĩ thuật
- Vận chuyển xăng dầu, các sản phẩm liên quan khác theo đúng số lượng cũng như
đơn hàng đã giao; đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển. Phương tiện vẫn
chuyển cần đạt thông số an toàn về kĩ thuật cũng như hoat động một cách bình
thường, được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên.
- Xăng dầu khi đã được vẫn chuyển đến các kho bãi, các cơ sở kinh doanh phải nhanh
chóng đưa vào các bể chứa, thùng chứa. Đồng thời cần kiểm tra mức độ an toàn, tránh dể
hiện tượng rò rỉ, tràn hay ngấm dầu ra ngoài môi trường xung quanh. Hệ thống lọc tuần
hoàn khí tại các kho xăng cũng phải được kiểm tra liên tục, đề phòng hỏng hóc.
- Các thiết bị bảo quản cần có chế độ bảo dưỡng thường xuyên, phải được sửa chữa
hoặc thay mới hoàn toàn khi không còn khả năng sử dụng tiếp.
- Các kho bãi, khu nhà hầm dùng để chứa xăng dầu cần có quy hoạch một cách hợp
lí. Cụ thể là doanh nghiệp, công ty kinh doanh phải dần đưa ra xa khu vực trung tâm,
khu vực đông dân về phía ngoài rìa hoặc nơi có ít dân cư sinh sống.

Nguyễn Văn Du - K47E5 21
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện tại cửa hàng, dây dẫn điện chưa đặt trong
ống bảo vệ, chưa có thiết bị bảo vệ tự động, độ chính xác cao. Thiết bị điện không
phải là loại đề phòng nổ, đề phòng chập mạch, quá tải xảy ra.
* Các biện pháp bảo vệ, sử dụng trang thiết bị bảo hộ.
Xăng dầu là một loại nguyên liệu nguy hiểm, đặc biệt khi phát tán hơi, khí ra
ngoài môi trường xung quanh khiến con người hít phải. Chính vì vậy mà việc đảm
bảo an toàn cho người dân, cán bộ nhân viên của các cơ sở kinh doanh cần phải đưa
lên hàng đầu.
- Nhân viên tại các cửa hàng kinh doanh cần trang bị quần áo bảo hộ lao động;
khẩu trang, găng tay chuyên dụng nhằm tránh tiếp xúc với khí xăng dầu.
- Nhân viên tại các kho bãi, nhân viên bảo dưỡng, kĩ thuật cần có thiết bị
phòng đống khi làm việc trong một thời gian dài tại các khu vực này, bởi những nơi
này thường kín, khí phát sinh nhiều, khả năng trúng độc cao.
- Những người dân khi đưa phương tiện giao thông, đi lại của mình đến các cơ
sở kinh doanh xăng dầu cần mang theo khẩu trang hoặc các thiết bị bảo hộ nhằm
tránh hít phải các loại khí, hơi xăng để bảo vệ sức khỏe của mình.
- Các cở sở kinh doanh cần có lịch kiểm tra, vệ sinh một cách thường xuyên. Tổ chức
những đợt thanh tra, kiểm tra chất lượng, kiểm tra sức khỏe toàn cơ sở nhằm đảm
bảo việc hoạt động một cách đều đặn và đảm bảo an toàn, tính mạng cho cán bộ nhân
viên cững như người dân xung quanh.
* Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm.
- Tuyên truyền, thống báo tới người dân khu vực xung quanh về mức độ nguyên
hiểm cũng như những nguy cơ phát sinh trong quá trình kinh doanh xăng dầu.
- Giáo dục ý thức, nâng cao trách nhiệm của nhân viên bán hàng cũng như người
mua hàng về đảm bảo an toàn khi kinh doanh xăng dầu; đặc biệt là phòng chống
cháy nổ.
Nguyễn Văn Du - K47E5 22
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế

- Thực hiện đúng những quy định về môi trường, quy định về an toàn phòng cháy
chữa cháy (PCCC) và phòng chống cháy nổ theo bộ luật ban hành.
- Tham giao những chương trình tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ có kinh
nghiệm về đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ một cách định kì.
- Tuân theo quy định của phường, khu dân cư về đảm bảo an toàn tại địa điểm đặt cơ
sở kinh doanh.
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu
+ Thực trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nhập khẩu và kinh doanh xăng
dầu của công ty CP dịch vụ Dầu khí Hà Anh Hải Phòng
+ Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình nhập khẩu và
kinh doanh mặt hàng xăng dầu tại công ty CP dịch vụ Dầu khí Hà Anh Hải Phòng
+ Đánh giá các kết quả đã đạt đươc và những mặt còn tồn tại trong việc thưc
hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình nhập khẩu và
kinh doanh xăng dầu của công ty.
+ Đề xuất các phương án nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường tại trong
quá trình hoạt động của công ty.
Nguyễn Văn Du - K47E5 23
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG TỪ QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM DẦU MAZUT FO
CỦA CÔNG TY CP DỊCH VỤ DẦU KHÍ HÀ ANH HẢI PHÒNG
3.1 Tổng quan về Công ty CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng
3.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty CP dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng
* Giới thiệu về công ty:
Tên công ty : Công ty Cổ phần dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng
Tên giao dịch quốc tế : Ha Anh Hai Phong Petroleum Services Joint Stock Company
Địa chỉ : Số 77 Lê Lai – Máy Chai – Ngô Quyền – Hải Phòng
Điện thoại : 0313.826.116/ Fax: 0313.954.866
Giấy CNĐKKD : Đăng kí kinh doanh số: 0201288684 do Sở kế hoạch đầu tư
thành phố Hải Phòng cấp ngày 11 tháng 1 năm 2011

Công ty Cổ Phần dịch vụ dầu khí Hà Anh Hải Phòng tiền thân là Công ty kinh
doanh xăng dầu Hải Phòng được thành lập vào năm 2011 với mong muốn cung cấp
dịch vụ hàng hóa, dịch vụ vận tải xăng dầu chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng, giá
cả hợp lý và chất lượng phục vụ tốt nhất, đem đến sự hài lòng cho quý khách hàng.
* Cơ cấu tổ chức của công ty
Với đặc điểm kinh doanh của mình Công ty CP dịch vụ Dầu khí Hà Anh Hải
Phòng được tổ chức dưới sự điều hành của giám đốc, phó giám đốc và bên cạnh đó
là các phòng ban: phòng kinh doanh, phòng kế toán , phòng kỹ thuật, phòng kế
hoach, phòng nhập khẩu phòng nhân sự.
Nguyễn Văn Du - K47E5 24
Trường Đại học Thương mại Khoa Thương mại Quốc tế
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Dịch vụ dầu khí Hà Anh
Hải Phòng
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng hành chính
Phòng kế hoạch
Phòng nhập khẩu
Phòng kĩ thuật
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
(Nguồn: Phòng hành chính)
- Giám đốc:
Là đại diện pháp lí cho doanh nghiệp, thay mặt doanh nghiệp đàm phán, kí kết
hợp đồng kinh doanh với các đối tác. Thiết lập và thực thi chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp, điều hành công việc chung của công ty.
- Phó giám đốc:
Giúp giám đốc theo dõi điều hành kinh doanh, phụ trách quá trình nhập hàng của
doanh nghiệp, xây dựng các chính sách, chiến lược kinh doanh.
- Phòng hành chính:

+ Quản lí nhân sự, tuyển dụng, đào tạo.
+ Thực hiện đãi ngộ và các chế độ với người lao động.
+ Đề xuất mua sắm, cấp phát, quản lí thiết bị văn phòng.
+ Tổ chức các hoạt động nội bộ và tiếp khách, xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Phòng nhập khẩu:
+ Tìm kiếm khách hàng và các đối tác mới.
Nguyễn Văn Du - K47E5 25

×