Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo thực tập chuyên ngành tài chính ngân hàng - Đại học thương Mại tại ngân hàng BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.24 KB, 15 trang )

1
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM.
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế : JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INVESTMENT
AND DEVELOPMENT OF VIETNAM
Tên gọi tắt : BIDV.
Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần.
Thành lập: Ngày 26/4/1957.
Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thành viên chủ chốt bộ máy lãnh đạo:
Ông Trần Bắc Hà (chủ tịch HĐQT)
Ông Phan Đức Tú (Tổng giám đốc)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập từ năm
1957, sau hơn 55 năm hoạt động và phát triển, BIDV hiện là một ngân hàng có kinh
nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Cùng với mạng lưới 118 chi nhánh và trên 500 điểm giao dịch trên toàn quốc, BIDV đã
được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những
thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
1.2. CHI NHÁNH BIDV HÀ NAM
1.2.1. Tên đơn vị, địa chỉ
Tên đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Nam
Địa chỉ: Số 210 đường Lê Hoàn, phường Quang Trung, tỉnh Hà Nam
Điện thoại: 03513.852.763
Website: www.bidv.com.vn
1.2.2. Loại hình đơn vị
Là ngân hàng thương mại cổ phần
1.2.3. Mô hình tổ chức
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
2


Chi nhánh Hà Nam có 6 Phòng Giao dịch trực thuộc:
Phòng giao dịch Địa chỉ Điện thoại:
PGD Vĩnh Trụ TT Vĩnh Trụ, H. Lý Nhân, Hà Nam (0351)3.650668
PGD Đồng Văn 38 đường Nguyễn Hữu Tiến, Tt Đồng Văn (0351)3.836027
PGD Lương Khánh Thiện 45 Nguyễn Văn Trỗi, P.Lương Khánh Thiện (0351) 3. 853646
PGD Thanh Liêm Phố Cà, H. Thanh Liêm (0351)3.756666
PGD Lê Hồng Phong Đ. Lý Thường Kiệt, P. Lê Hồng Phong (0351) 3. 841895
PGD Trần Hưng Đạo Phường Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý, Hà Nam (0351) 3.883193
Các PGD có chức năng và nhiệm vụ gần giống như một chi nhánh song quy mô nhỏ
hơn.
(Nguồn: Phòng hành chính chi nhánh BIDV Hà Nam)
1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản
Nhằm hướng tới mục tiêu đưa BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng
hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm
2020. Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nam có
những chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
- Huy động vốn theo các quy định, hướng dẫn của NH TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam thông qua các hình thức: nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền
gửi thanh toán, phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn tài trợ xuất khẩu và
vốn ủy thác đầu tư của các ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế do BIDV
Việt Nam phân bổ, và các hình thức huy động vốn khác…
- Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và
hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định.
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
3
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài
chính tín dụng trong và ngoài nước theo quy định.
- Cất giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá và các tài sản quý khác cho
khách hàng theo quy định của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Thực hiện cung ứng các phương tiện thanh toán và thực hiện các dịch vụ thanh

toán, chuyển tiền, thu chi hộ, nhờ thu, dịch vụ ngân quỹ theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình hoạt động kinh doanh theo sự phân
cấp, ủy quyền của Hội Đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
1.2.5. Bộ máy lãnh đạo
Tên cán bộ Chức vụ
Ban giám đốc
Hoàng Đăng Khoa Giám đốc
Mai Thị Bình Phó giám đốc
Tống Ngọc Toàn Phó giám đốc
Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc
- Phụ trách chung về tất cả các mặt hoạt động của Chi nhánh và các PGD trực
thuộc.
- Phụ trách công tác tổ chức và Nhân sự, Ban chỉ đạo Thi đua khen thưởng, Ban
tín dụng, Tổ ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, Tiểu ban phòng chống tham nhũng.
- Trực tiếp phê duyệt Chi phí điều hành.
Chức năng và nhiệm vụ của các phó giám đốc
Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ mọi hoạt động của các Phòng Giao
dịch, Phòng Kế toán - Hành chính (bao gồm toàn bộ hoạt động của Bộ phận Quỹ Chi
nhánh và các PGD trực thuộc), bộ phận Giao dịch và Ngân quỹ - Phòng Hỗ trợ kinh
doanh.
Phụ trách công tác đào tạo, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức tập huấn, triển
khai sản phẩm, quy định, quy chế của Ngân hàng, tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ cho toàn
bộ CBNV Chi nhánh.
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
4
Phụ trách công tác Vệ sinh toàn diện Trụ sở, công tác 5S-MS tại Phòng Giao
dịch. Trực tiếp phụ trách công tác Xây dựng cơ bản, Phòng chống rửa tiền của Chi
nhánh.
II. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG.

2.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán BIDV chi nhánh Hà Nam
Đơn vị: Triệu đồng
A TÀI SẢN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
I Tiền và kim loại quý 13,298 12,231 16,683
II Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 3,814 4,064 5,260
III
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
và cho vay các tổ chức tín dụng khác
50,793 76,304 59,513
IV Chứng khoán kinh doanh 1,049 1,183 719
V
Các công cụ tài chính phái sinh và các
tài sản tài chính khác
11,000 23,520 26,550
VI Cho vay khách hàng 280,177 390,522 473,112
VII Chứng khoán đầu tư 56,035 94,150 102,533
VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn 50 750 630
IX Tài sản cố định 1,224 1,419 1,742
X Tài sản khác 142,915 180,444 163,452
TỔNG TÀI SẢN 560,355 784,587 850,194
B
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ
HỮU
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
I
Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng
Nhà nước
36,930 88,117 81,482
II

Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng
khác
38,040 62,766 51,773
III Tiền gửi của khách hàng 358,195 455,060 510,110
IV
Các công cụ tài chính phái sinh và các
công cụ nợ tài chính khác
210 430 680
V
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay các
tổ chức tín dụng chịu rủi ro
750 630 510
VI Phát hành giấy tờ có giá 46,078 70,612 85,114
VII Các khoản nợ khác 29,721 28,512 34,320
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
5
VIII Vốn chủ sở hữu 50,431 78,460 86,205
TỔNG TÀI SẢN NỢ 560,355 784,587 850,194
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Hà Nam năm 2010, 2011, 2012)
2.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh BIDV chi nhánh Hà Nam
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Thu nhập từ lãi và các khoản tương
tự
115,673 210,150 180,371
2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (89,520) (170,396) (135,650)
I Thu nhập lãi thuần 26,153 39,754 44,721
3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 17,461 28,054 20,375

4 Chi phí hoạt động dịch vụ (7,049) (7,096) (6,581)
II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 10,412 20,958 13,794
III
(Lỗ)/Lãi thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối và vàng
(2,167) (1,031) 371
IV
Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán
kinh doanh
1,205 (978) (998)
V
Lãi thuần từ mua bán chứng
khoán đầu tư
14 565 939
5 Thu nhập từ hoạt động khác 16,635 10,932 9,167
6 Chi phí hoạt động khác (7,683) (4,797) (3,016)
VI Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động khác 8,952 6,135 6,151
VII
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ
phần
5 89 78
VIII Chi phí hoạt động (18,532) (23,452) (24,175)
IX
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh trước chi phí dự phòng
rủi ro
26,042 42,040 40,881
X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (3,014) (5,625) (11,748)
XI Tổng lợi nhuận trước thuế 23,028 36,415 29,133
XII

Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
(5,066) (9,395) (6,759)
XIII Lợi nhuận thuần trong năm 17,962 27,020 22,374
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
6
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Hà Nam năm 2010, 2011, 2012)
2.3. DIỄN BIẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2124/QĐ-TTg, phê
duyệt Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo
đó, BIDV được cổ phần hóa theo hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành
thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó tỷ lệ sở hữu của Nhà nước không thấp hơn
65% (với 2 giai đoạn, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 78% trong giai đoạn 1, trên 65%
trong giai đoạn2). BIDV là NHTM quốc doanh thứ 4 tiến hành IPO. 3 ngân hàng quốc
doanh trước đó đã thực hiện IPO, gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Phát
triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB).
Chiều ngày 29 /12/2011, tại Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã phối
hợp với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố kết quả kiểm phiếu
phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của BIDV. Theo kết quả chính
thức được công bố, toàn bộ 84.754.146 cổ phần của BIDV tương đương 3% vốn điều lệ
đã được đấu giá thành công. Giá đặt mua cao nhất là 35.000 đồng/cổ phần (bằng 1,89
lần giá khởi điểm). Giá đấu thành công thấp nhất là 18.500 đồng/cổ phần (bằng giá khởi
điểm). Giá đấu thành công bình quân là 18.583 đồng/cổ phần.
Đầu tháng 10/2012, HOSE đã chấp thuận cho BIDV niêm yết 2.301.170.542 cổ
phiếu với mã chứng khoán BID. Tuy nhiên, do tình hình thị trường chứng khoán thời
gian qua liên tục suy giảm, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng, tính thanh khoản của
thị trường không cao, BIDV nhận định việc niêm yết cổ phiếu BIDV trong năm 2012 sẽ
không thuận lợi và không đảm bảo được lợi ích cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu về

mức giá cũng như tính thanh khoản của cổ phiếu. Được sự chấp thuận của Thủ tướng
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và ủy quyền của Đại hội cổ đông, Hội đồng Quản trị
BIDV đã quyết định hoãn niêm yết cổ phiếu BIDV trong năm 2012 tới thời điểm thích
hợp vào chiều ngày 26/12/2012. BIDV đang triển khai các thủ tục cần thiết để hỗ trợ các
cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu BIDV chưa niêm yết được thuận lợi.
Chuyên gia phân tích cổ phiếu nhóm ngân hàng của một công ty chứng khoán lớn
nhận định, BIDV đứng giữa Vietinbank và Vietcombank về mặt tài sản tại thời điểm 31-
12-2011 (CTG: 461.000 tỷ đồng; BIDV: 406.000 tỷ đồng; VCB: 367.000 tỷ đồng).
BIDV được thị trường cho là cổ phiếu khá lận đận, sau nhiều lần trì hoãn từ việc cổ phần
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
7
hóa, việc IPO cũng như niêm yết đã gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và thị
trường. Mặc dù tỷ lệ cổ phiếu được niêm yết chưa lớn, song nút dây thanh khoản của cổ
phiếu chỉ có thể được tháo bỏ nếu BIDV niêm yết.
2.4. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV CHI NHÁNH HÀ
NAM
2.4.1. Tình hình tài sản - nguồn vốn của BIDV chi nhánh Hà Nam
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của ngân
chi nhánh tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hình thành tài sản đó. Căn
cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính chi
nhánh như sau:
2.4.1.1. Tình hình tài sản
Năm 2011 tổng tài sản của chi nhánh đạt 784.587 triệu đồng, tăng 224.232 triệu
đồng so với đầu năm (tăng 40.02%).Các khoản mục tăng mạnh là: Dư nợ cho vay khách
hàng tăng 110.345 triệu đồng (tương đương mức tăng 39,4%); kế đến là khoản mục
chứng khoán đầu tư tăng 38.115 triệu đồng (tương đương mức tăng 68%%), đứng thứ 3
là là khoản mục tài sản có khác tăng 37.529 triệu đồng…Tính đến ngày 31/12/2012,
tổng tài sản của chi nhánh đạt 850.194 triệu đồng, tăng 65.607 triệu đồng so với cuối
năm 2011. Tác nhân chính của sự tăng này là do khoản mục tiền mặt và vàng tăng 4.452
triệu đồng và cho vay khách hàng tăng 82.590 triệu đồng, khoản mục chứng khoán đầu

tư tăng 8.383 triệu đồng.
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của BIDV chi nhánh Hà Nam
ĐVT: Triệu đồng
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
8
(Nguồn: bảng cân đối kế toán rút gọn của Chi nhánh Hà Nam)
Trong cơ cấu tổng tài sản của BIDV Hà Nam thì khoản mục tín dụng cho vay khách
hàng luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm trong tổng số tài sản.
Khoản mục tài sản có khác chiếm tỉ trọng lớn thứ hai. Tiếp đến là hai khoản mục chứng
khoán đầu tư và tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác thay nhau hoán đổi, giữ vị
trí thứ ba trong cơ cấu tổng tài sản của chi nhánh.
Trong năm 2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 390.522 triệu đồng (chiếm 49,77%
trong tổng tài sản), tăng 110.345 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010. Bước sang năm
2012, dư nợ cho vay khách hàng tiếp tục tăng trưởng nhưng không nhiều, tăng 82.590
triệu đồng, tức tăng xấp xỉ 21,14% so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.3: Dư nợ của BIDV Hà Nam
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Tiền, vàng gửi tại các TCTD và
cho vay khác
50,793 76,304 59,513
2 Chứng khoán kinh doanh 1,049 1,183 719
3
Các công cụ tài chính phái sinh và
các tài sản tài chính khác
11,000 23,520 26,550
4 Cho vay khách hàng 280,177 390,522 473,112
5 Chứng khoán đầu tư 56,035 94,150 102,533
6 Góp vốn, đầu tư dài hạn 50 750 630

7
Tổng dư nợ cho vay và kinh
doanh đầu tư
399,104 586,429 663,057
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Chi nhánh Hà Nam)
Tổng dư nợ cho vay và kinh doanh đầu tư kinh doanh năm 2011 đạt 586.429 triệu
đồng, tăng 187.325 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 46%. Trong
tình trạng Chính Phủ siết chặt tín dụng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát
thì mức tăng trưởng như vậy tính đến cuối năm 2011 là cao so với mặt bằng chung của
toàn ngành. Đến hết năm 2012, tổng dư nợ tăng lên 663.057 triệu đồng, tăng 76.628
triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù được đánh giá là 1 năm đầy khó khăn biến
động nhưng BIDV chi nhánh Hà Nam vẫn có tổng dư nợ tăng trong năm 2012 với
nguyên nhân chính là nhu cầu vay vốn của khách hàng tại ngân hàng vẫn rất lớn (tăng
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
9
82.590 triệu đồng), vì vậy mặc dù lượng tiền, vàng gửi tại các TCTD và cho vay khác bị
giảm nhưng tổng dư nợ vẫn tăng 13% so với năm 2011.
2.4.1.2. Tình hình nguồn vốn
Từ năm 2010 đến năm 2011, nguồn vốn của chi nhánh tăng mạnh. Tổng nguồn vốn
đã tăng 184.232 triệu đồng (từ 560.355 triệu đồng lên 784.587 triệu đồng), tức tăng xấp
xỉ 33% so với cùng kỳ năm trước. Sang đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn
của chi nhánh vẫn tương đối cao. Các con số kể trên đã phần nào nói lên tính hiệu quả
trong hoạt động và uy tín của BIDV Hà Nam trong thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân
hàng.
Cũng như hầu hết các ngân hàng nguồn vốn của chi nhánh Hà Nam được hình thành
chủ yếu từ nguồn tiền gửi của khách hàng.
- Các khoản nợ phải trả: Các khoản nợ phải trả từ năm 2010 đến năm 2011 tăng
196.203 triệu đồng (từ 509.924 triệu đồng lên 706.127 triệu đồng), tương ứng với
mức tăng 38,5%. Sang đến năm 2011, tình hình nợ phải trả vẫn tiếp tục tăng
nhưng có phần dịu đi khi mà khoản nợ phải trả của chi nhánh tăng lên 57.862

triệu đồng.
Bảng 2.4: Bảng tính hệ số nợ của BIDV chi nhánh Hà Nam
Hệ số nợ=Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ phải trả 509,924 706,127 763,989
Nguồn vốn 560,355 784,587 850,194
Hệ số nợ 91.00% 90.00% 89.86%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Chi nhánh Hà Nam)
Nhìn vào bảng hệ số nợ qua các năm, ta có thể biết được mức độ tự chủ của chi
nhánh về nguồn vốn. Hệ số nợ của năm 2011 giảm so với năm 2010 và sang đến năm
2012, hệ số nợ tiếp tục giảm đi, điều này chứng tỏ chi nhánh đã có phần tự chủ, kiểm
soát được khoản nợ của mình hơn.
- Khả năng tự chủ về tài chính:
Bảng 2.5: Bảng tính hệ số tài trợ của BIDV chi nhánh Hà Nam
Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
10
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn CSH 50,431 78,460 86,205
Nguồn vốn 560,355 784,587 850,194
Hệ số tài trợ 9.00 % 10.00% 10.14 %
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Chi nhánh Hà Nam)
Nhìn vào hệ số tài trợ, ta có thể thấy mức độ độc lập về tài chính của chi nhánh tăng
qua cả hai năm 2011 và 2012 so với năm 2010.
2.4.2. Một số tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Hà Nam (từ
2010 đến 2012)
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nam bao gồm tín dụng, đầu tư mua bán
chứng khoán, kinh doanh ngoại hối và vàng, huy động vốn tiền gửi và sử dụng các công

cụ thanh toán …
- Tình hình huy động vốn:
Ngân hàng huy động vốn chủ yếu qua nguồn tiền gửi của khách hàng. Từ năm 2010
đến 2011, lượng tiền gửi của khách hàng tăng đột biến 358.195 triệu đồng lên 455.060
triệu đồng (tăng xấp xỉ 27%). Bằng việc mở rộng mạng lưới và đưa ra nhiều sản phẩm
huy động đa dạng, áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, BIDV đã đạt mức tăng
trưởng cao. Sang đến năm 2011, lượng tiền gửi của khách hàng vẫn tăng lên ở mức
510.110 triệu đồng (tăng 50.050 triệu đồng tương ứng với 12,1%). Như vậy, tốc độ tăng
năm 2012 đã thấp hơn so với năm 2011, nguyên nhân là trong năm 2011 lãi suất thị
trường biến động, cụ thể là lãi suất liên tục tăng, khiến nhiều người đổ xô đi gửi tiết
kiệm thì đến cuối năm 2011, lãi suất trần đã bắt đầu hạ nhiệt do sự can thiệp của Ngân
hàng nhà nước, khiến người dân không còn mặn mà trông ngóng từ cơn sốt lãi suất nữa.
Tỷ lệ tăng trưởng về nguồn vốn trong giai đoạn 2010-2012 trung bình là 40%.
Hình thức huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá cũng được ngân hàng
chú trọng. Năm 2011 nguồn vốn thu được từ hình thức này đạt 70.612 triệu đồng, chiếm
khoảng 10% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Sang năm 2012, huy động vốn từ giấy tờ có
giá của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng, lên mức 85.114 triệu đồng (tăng 20,53%) so với
cùng kỳ năm trước.
- Tín dụng, cho vay khách hàng:
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
11
Mức tăng trưởng GDP năm 2011 là 5,9%,con số này thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng
đã có những chuyển biến tích cực cần ghi nhận. Kết quả của năm 2011 là tiền đề để thực
hiện mục tiêu tăng trưởng hợp lý năm 2012. Mặc dù vậy, nhu cầu vốn trong nước vẫn
tăng, giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm gần đây phát triển với
tốc độ khá nóng. Trong bối cảnh đó, BIDV đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ
cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy
trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản
phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt, hoàn thiện chính sách tín dụng, các mô hình
đánh giá xếp hạng và các biện pháp kiểm soát tín dụng hiệu quả như: chọn lọc dự án đầu

tư, sàng lọc khách hàng, kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở
an toàn. Nhờ đó hoạt động tín dụng của BIDV Hà Nam đã đạt được sự tăng trưởng
mạnh. Lượng tín dụng cho vay tăng mạnh trong năm 2011, từ 280.177 triệu đồng lên
390.522 triệu đồng (tăng 110.345 triệu đồng, tương ứng mức tăng xấp xỉ 39,4%). Sang
đến năm 2012, do ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách thắt chặt tín dụng, mức tăng
trưởng tín dụng năm 2012 thấp hơn, chỉ tăng 21% khiến cho lượng tín dụng cho vay chỉ
ở mức 473.112 triệu đồng.
- Đầu tư mua bán chứng khoán:
Lượng chứng khoán đầu tư tăng dần theo các năm. Tính đến hết năm 2012, chi
nhánh đã đầu tư 102.533 triệu đồng vào chứng khoán, tăng so với cùng kỳ năm 2010 là
46.498 triệu đồng .
2.4.3. Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Hà Nam (từ 2010 đến 2012)
Tổng lợi nhuận trước thuế tính đến hết năm 2011 đạt 36.415 triệu đồng, tăng 13.387
triệu đồng so với năm 2010, tương đương với mức tăng 58%. Đến năm 2012, do nền
kinh tế diễn biến theo hướng không có lợi, các chính sách của chính phủ nhắm đến việc
thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát, các doanh nghiệp và cá nhân cũng trong tình trạng
khó khăn phải thắt chặt chi tiêu của mình, hoạt động đầu tư của thị trường diễn ra một
cách trì trệ cùng với chính sách lãi suất biến động ngành ngân hàng đã phải đối mặt với
nhiều vấn đề cả về khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác huy động
vốn nên tổng lợi nhuận trước thuế giảm 7.282 triệu đồng, xuống mức 29.133 triệu đồng
(giảm 20%). Vậy quy mô tăng trưởng lợi nhuận chỉ là trong trung hạn.
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của BIDV Hà Nam trong 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
12
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh Hà Nam)
- Về thu nhập:
Cũng như các NHTM khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống của BIDV
chi nhánh Hà Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Bảng 2.6: Tình hình thu nhập của BIDV

ĐVT : triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự 115,673 210,150 180,371
2 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 17,461 28,054 20,375
3
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối và vàng
(2,167) (1,031) 371
4
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh
doanh
1,205 (978) (998)
5
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu

14 565 939
6 Thu nhập từ hoạt động khác 16,635 10,932 9,167
7 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 5 89 78
8 Tổng thu nhập 148,826 247,781 210,303
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV chi nhánh Hà Nam)
Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy nguồn thu nhập lớn nhất của chi nhánh là thu lãi
suất từ các hoạt động cho vay tín dụng.
Bảng 2.7: Tỷ lệ thu nhập từ lãi trong tổng thu nhập
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
13
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu nhập từ lãi 115,673 210,150 180,371
Tổng thu nhập 148,826 247,781 210,303
Tỷ lệ thu nhập từ lãi/tổng thu nhập 77.72% 84.81% 85.77%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV chi nhánh Hà Nam)
Khoản thu từ lãi cho vay năm 2011 là 210.150 triệu đồng (84,81%) tăng 94.477 triệu
đồng so với năm 2010 tương đương với tốc độ tăng là 81,67%. Cuối năm 2012, con số
này bị giảm xuống còn 180.371 triệu đồng, giảm 29.779 triệu đồng so với cùng kỳ năm
trước. Đây là cơ cấu thu nhập hợp lý khi khoản mục thu từ tín dụng luôn chiếm khoảng
từ 75% đến 90% trong tổng thu nhập của chi nhánh. Nguyên nhân của sự giảm thu nhập
này là do năm 2012 là năm kinh tế đầy biến động, vì vậy có được kết quả này là nhờ sự
cố gắng nỗ lực của toàn thể ngân hàng trong việc tích cực tiếp cận các khách hàng, làm
tốt công tác cho vay và thu lãi từ các khoản vay.
Khoản mục mang lại thu nhập lớn thứ hai cho chi nhánh BIDV chính là thu nhập từ
các hoạt động dịch vụ. Tiếp đến là thu nhập từ hoạt động khác.
Về hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối, năm 2010 thị trường vàng và tiền tệ có
biến động lớn so với năm 2009, giá vàng tăng cao cùng với sự biến động lãi suất, tỷ giá
liên tục dẫn đến hoạt động kinh doanh này bị lỗ 2.167 triệu đồng. Sang năm 2011, ngân
hàng đã có kinh nghiệm hơn nên lỗ từ hoạt động này đã giảm chỉ còn 978 triệu đồng.
Năm 2012 nắm bắt được cơ hội kinh doanh theo diễn biến của thị trường, hoạt động
kinh doanh vàng và ngoại hối đã thu được kết quả khá khả quan, đạt lợi nhuận 371 triệu
đồng.
- Về chi phí:
Bảng 2.8: Chi phí của BIDV chi nhánh Hà Nam
ĐVT: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Chi phí lãi và các chi phí tương tự (89,520) (170,396) (135,650)
2 Chi phí hoạt động dịch vụ (7,049) (7,096) (6,581)
3 Chi phí hoạt động khác (7,683) (4,797) (3,016)
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
14
4 Chi phí hoạt động (18,532) (23,452) (24,175)
5 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (3,014) (5,625) (11,748)
6 Chi phí thuế thu nhập DN (5,066) (9,395) (6,759)

7 Tổng chi phí (130,864) (220,761) (187,929)
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV chi nhánh Hà Nam)
Nhìn vào bảng chi phí của chi nhánh, ta thấy chi phí của chi nhánh Hà Nam tăng
giảm không đều. Chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng chi phí của chi
nhánh. Điều này cũng dễ hiểu vì ngân hàng phải bỏ ra một lượng chi phí tương đương để
có được khoản thu lớn nhất của mình.
Bảng 2.9: Tỷ trọng chi phí lãi trong tổng chi phí
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chi phí lãi và các chi phí tương tự (89,520) (170,396) (135,650)
Tổng chi phí (130,864) (220,761) (187,929)
Tỷ trọng chi phí lãi 68.41% 77.19% 72.18%
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV chi nhánh Hà Nam)
Kết lại: Hoạt động kinh doanh tín dụng vẫn là mảng hoạt động chính và đem lại nguồn
lợi nhuận lớn cho chi nhánh. Tuy nhiên, do những biến động tỷ giá hối đoái, chính sách
quản lý thắt chặt của Nhà nước đối với kinh doanh vàng và sự suy giảm mạnh của thị
trường chứng khoán, doanh thu thuần từ kinh doanh ngoại tệ của BIDV chi nhánh Hà
Nam giảm đáng kể trong những năm 2010,2011 nhưng đã tăng dần trong năm 2012.
Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh cũng bị sụt giảm mạnh trong 2 năm 2011
và 2012. Dù gặp nhiều khó khăn, thử thách trong năm vừa qua nhưng chi nhánh BIDV
Hà Nam vẫn luôn nỗ lực và đạt được những mục tiêu mà ngân hàng đề ra.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.
Vấn đề 1: Nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với các ngân hàng. Trong
các năm qua, tại BIDV chi nhánh Hà Nam, tình trạng nợ quá hạn trong cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tăng lên qua các năm. Do đó cần phải có những hành
động, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa
và nhỏ, nhằm thu hút khách hàng, đảm bảo lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro.
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang
15
Vấn đề 2: Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng. Tuy nhiên, một

vấn đề cần quan tâm tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu có thể dẫn đến nguy cơ mất vốn của
ngân hàng. Vì thế để đảm bảo thu hồi được vốn, nâng cao chất lượng các khoản tín dụng
thì việc quản trị rủi ro tín dụng là rất cần thiết. Do nhiều nhân tố khách quan và chủ quan
mà quản trị rủi ro tín dụng còn có những vấn đề tồn tại, vướng mắc cần tiếp tục nghiên
cứu đưa ra giải pháp hoàn thiện.
Vấn đề 3: Trong cơ cấu cho vay của BIDV Hà Nam thì nguồn vốn huy động từ tiền
tiết kiệm của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu. Tuy nhiên, trong tương lai
ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc huy động vốn nếu quá phụ thuộc vào nguồn
tiền tiết kiệm trong dân chúng bởi hiện nay có rất nhiều kênh tiết kiệm đầu tư khác được
khách hàng lựa chọn như bảo hiểm… Vì vậy, việc thay đổi cơ cấu và đa dạng hóa các
nguồn huy động vốn của ngân hàng rất cần phải quan tâm.
IV. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI.
Hướng 1: “Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nam”
Hướng 2: “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Hà Nam”
Hướng 3: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nam”
Hà Nam, ngày 10 tháng 02 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Báo cáo thực tập tổng hợp SV: Đỗ Minh Giang

×