Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Báo cáo thực tập khoa quản trị nhân lực - đại học thương mại thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần gốm và xây dựng Hạ Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.6 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG HẠ LONG I.
1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.
1.1.1 Sự hình thành
Công ty Cổ Phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I tiền thân là Xí nghiệp ngói Hoành
Bồ, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Đầu Tư Xây Dựng và Kinh Doanh Nhà
Quảng Ninh. Sau khi chia tách chuyển đổi và cổ phần hoá Doanh nghiệp, Công ty Cổ
Phần Gốm và Xây Dựng Hạ Long I được thành lập theo quyết định số 55/QĐ – CT ngày
24/03/2004 của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng và Kinh Doanh Nhà Quảng Ninh.
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.
Trụ sở chính của công ty: Thôn Đồng Tâm- xã Lê Lợi- huyện Hoành Bồ- tỉnh
Quảng Ninh.
Giám đốc Công ty: Ông Phạm Hoàng Dân.
Điện thoại: 0333.858.179.
Email:
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng.
1.1.2 Quá trình phát triển
Công ty Cổ Phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I được thành lập năm 2004. Tại thời
điểm đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ của Công ty là 10.000.000.000 đồng Tính đến
cuối năm 2014, tổng giá trị tài sản của Công ty đã đạt 68.000.000.000 đồng.
Cùng với nguồn lao động địa phương dồi dào, Công ty đã chú trọng đầu tư mở
rộng dây chuyền, thiết bị sản xuất, khai thác thế mạnh về KHCN nhằm phát triển mẫu
mã, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Trải qua 7 năm nỗ lực phát triển, từ gạch thông 2 lỗ, Công ty đã sản xuất được hơn
10 chủng loại sản phẩm, trong đó có những loại sản phẩm đặc thù, thế mạnh như: Gạch
ngói xây dựng và các sản phẩm vật liệu xây dựng… sản xuất theo công nghệ tiên tiến.
Nhờ vậy, các sản phẩm đất sét nung của công ty ngày càng được khách hàng ưa chuộng.
Không những thế, sản lượng bình quân hàng năm đã tăng từ 25 triệu lên 35 triệu
viên/năm, góp phần ổn định thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện.


1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Gốm và Xây
dựng Hạ Long I.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 2
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật an toàn
Phòng vật tư
Phòng kế toán
Phòng tổ chức hành chính, nhân sự
Phòng tiêu thụ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
(Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I)
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 3
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất bao quát toàn bộ mọi hoạt
động của Công ty.
- Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty là đại diện pháp nhân của
Công ty, có quyền quyết định cao nhất về tất cả các hoạt động quản lý và điều hành toàn
diện của Công ty theo các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và quyết định của Hội
đông quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
- Phó giám đốc sản xuất có quyền hạn quản lý và điều hành các công việc chuyên
môn sản suất theo sự phân công hoặc sự uỷ quyền của giám đốc.
- Phó giám đốc hành chính nhân sự là người thực hiện các nhiệm vụ quản lý điều

hành được giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Công ty và
pháp luật về công việc được uỷ quyền, đề xuất kiến nghị với Giám đốc về mô hình tổ
chức, quy chế quản lý thực hiện của các đơn vị liên quan đến nhiệm vụ.
- Phòng kế hoạch là bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị, với nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất hàng năm đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch đề xuất
các ý kiến điều chỉnh sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật an toàn là các phòng chuyên môn thuần tuý về kỹ thuật sản xuất
khai thác đất, mỗi phòng với chức năng riêng biệt cụ thể của mình tổ chức thực hiện các
nghiệp vụ kỹ thuật theo yêu cầu sản xuất tại phân xưởng với sự chỉ đạo trực tiếp của phó
giám đốc phụ trách kỹ thuật.
- Phòng vật tư là phòng chuyên môn phụ trách về việc cung ứng vật tư thiết bị.
- Phòng kế toán là bộ phận chuyên môn có chức năng theo dõi, hạch toán, ghi chép
các hoạt động tài chính trong Công ty.
- Phòng tổ chức, hành chính nhân sự có nhiệm vụ quản lý lưu trữ hồ sơ, công văn
giấy tờ, sử dụng con dấu. Là bộ phận chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực
tổ chức nhân sự, sắp xếp bố trí lao động toàn bộ cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Phòng tiêu thụ với nhiệm vụ chính là liên hệ giữa các đối tác, tìm kiếm thị
trường, tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm và thực hiện đôn đốc việc thanh toán các hợp
đồng đã ký kết.
1.3 Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động của của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng
Hạ Long I.
 Lĩnh vực hoạt động:
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sản xuất kinh, kinh doanh vật liệu xây dựng; thi công xây dựng công trình dân
dụng và công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, trang trí nội ngoại thất; thi công các
công trình điện áp dưới 35KV, làm đường giao thông, san lấp mặt bằng; khai thác khoáng
sản; vận tải thủy,bộ; đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và dân cư;
dịch vụ xuất nhập khẩu trực tiếp các loaị vật tư, phụ tùng, máy móc, thiết bị và các loại

vật liệu xây dựng; kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng; kinh doanh bất
động sản; đại lý xăng dầu; nuôi trồng thủy sản.
 Đặc điểm:
Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ tuân thủ theo
điều lệ, quy chế của Công ty và pháp luật Nhà nước. Chịu sự điều hành của Hội đồng
quản trị và giám đốc Công ty, cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty là Hội đồng
quản trị Công ty, ban giám đốc lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của Công ty. Người
trực tiếp điều hành hàng ngày là giám đốc Công ty.
Công ty sản xuất kinh doanh theo từng tổ, phân xưởng tạo hình gồm tổ vận hành
theo một dây chuyền liên tục tạo ra gạch mộc qua tổ hầm sấy, đẩy goòng gạch mộc qua
sấy, tổ xuống goòng đẩy goòng gạch mộc đã sấy khô chuyển sang phân xưởng nung, tổ
xếp goòng nhận gạch đã khô xếp lên goòng chứa, tổ vận hành lò nung nhận goòng qua
sấy Truyền vào đốt, goòng gạch đã chín ra ngoài tổ ra lò tuyển chọn các sản phẩm trên
goòng ra bãi thành phẩm, giao cho thủ kho và công đoạn cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm.
1.4 Khái quát về các hoạt động và nguồn lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng
Hạ Long I.
1.4.1 Các hoạt động kinh tế của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.
-Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
-Thi công xây dựng công trình dân dụng và công trình công nghiệp, giao thông,
thủy lợi, trang trí nội, ngoại thất.
- Thi công các công trình điện áp dưới 35KV, làm đường giao thông, san lấp mặt
bằng.
- Khai thác khoáng sản.
-Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp và dân cư.
-Kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng.
-Kinh doanh bất động sản.
1.4.2 Các nguồn lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.
• Nhân lực
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 5

Báo cáo thực tập tổng hợp
Từ khi cổ phần hoá, Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I đã tập trung
khai thác thế mạnh của địa phương, mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị kĩ thuật hiện
đại, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện trong (Phụ lục 1)
Lao động trực tiếp chiếm 1 tỷ trọng lớn. Dựa trên kết quả tìm hiểu về Công ty năm
2014 cho thấy, số lượng lao động trực tiếp là 268 người, chiếm 89,9% so với tổng số
người lao động ở Công ty là 298 người. Do yêu cầu của công việc không đòi hỏi nhiều về
trình độ học vấn nên hầu hết lực lượng lao động trực tiếp trong Công ty chủ yếu mới chỉ
được đào tạo qua các lớp trung cấp kỹ thuật. Tuy nhiên, Công ty trong những năm gần
đây đã trang bị thêm nhiều máy móc, thiết bị mới hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải có
trình độ cao.
Lao động gián tiếp có số lượng là 30 người, chiếm 10,1% so với tổng số lao động
toàn Công ty. Trong đó nhân viên văn phòng là 15 người,nhân viên tổ bảo vệ là 8 người,
nhân viên nhà ăn và bộ phận làm vệ sinh là 7 người. Các cán bộ công nhân viên làm
nhiệm vụ quản lý trong Công ty hầu hết đều có trình độ Đại học, Cao đẳng với kinh
nghiệm làm việc lâu năm luôn không ngừng giám sát, chỉ đạo công nhân sản xuất, đồng
thời phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất
lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu của thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho Công ty.
• Vốn: Tính đến cuối năm 2014, tổng giá trị tài sản của công ty đã đạt 68.000.000.000
đồng.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật: các máy móc thiết bị của công ty được nhập khẩu nước
ngoài với công nghệ cao. Điển hình như: máy nhào có cánh, máy cắt gạch tự động, máy
cán thô có khe hở ở giữa, máy cán mịn. băng tải….
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 6
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.5 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Gốm và Xây
dựng Hạ Long I trong 3 năm gần đây.

Bảng 1.1 Bảng kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ
Long I năm 2012 – 2014.
STT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
So sánh
2013/2012
So sánh
2014/2013
CL % CL %
1
Doanh thu
thuần
Tỷ đồng 58 67 75 9 15,52% 8 11,94%
2 Tổng chi phí Tỷ đồng 50,15 53,47 57,24 3,32 6,62% 3,77 7,05%
3 Lợi nhuận gộp Tỷ đồng 13,28 15,32 17,63 2,04 15,36% 2,31 15,08%
4
Lợi nhuận
thuần
Tỷ đồng 5,14 6,43 7,16 1,29 25,10% 0,73 11,35%
5
Tỷ suất lợi
nhuận
% 8,36 8,92 9,27 0,56 6,69% 0,35 3,92%

6 Tỷ suất chi phí % 6,32 6,75 7,85 0,43 6,80% 1,1 16,29%
7 Nộp ngân sách Tỷ đồng 3,87 4,72 4,35 0,85 21,96% -0,37 -7,84%
( Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I)
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị trường, vốn và điều kiện kinh doanh, kết quả
kinh doanh còn thấp so với kế hoạch đề ra, song 6 tháng cuối năm 2014 công ty đã đạt
được những kết quả kinh doanh rất khả quan, cụ thể:
Doanh thu năm 2014 đạt 75 tỷ đồng bằng 111,94% so với cùng kỳ năm 2013; lợi
nhuận thuần đạt 7,16 tỷ đồng bằng 111,35% so với năm 2013.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 7
Báo cáo thực tập tổng hợp
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 8
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM VÀ XÂY DỰNG HẠ LONG I.
2.1 Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực.
2.1.1 Tình hình nhân lực của bộ phận quản trị nhân lực.
Riêng phòng hành chình nhân sự của công ty gồm 6 người: 1 trưởng phòng còn lại là các nhân viên và 2 thực tập sinh nhân sự
chuyên các mảng nhân sự khác.
Bảng 2.1 Số lượng và trình độ nhân lực của phòng HCNS
STT Họ và tên Vị trí đảm nhận Trình độ học vấn Chuyên ngành
Giới
tính
Thâm niên
1 Trần Thị Ngọc Thảo Trưởng phòng
Thạc sĩ ĐH
Kinh tế Quốc dân
Quản trị kinh doanh Nữ 10 năm
2 Nguyễn Thị Thanh Tâm
Chuyên viên

Tuyển dụng
Đại học
Kinh tế Quốc dân
Quản lý hành chính Nữ 8 năm
3 Nguyễn Văn An
Chuyên viên
Đào tạo và phát triển
Đại học Công đoàn Quản trị nhân lực Nam 5 năm
4 Bùi Quang Chương
Chuyên viên
Chính sách đãi ngộ
Đại học
lao động xã hội
Kinh tế lao động Nam 3 năm
5 Bùi Thị Thuận Thực tập sinh nhân sự Đại học thương mại Quản trị nhân lực Nữ
6 Nguyễn Thị Thoa Thực tập sinh nhân sự Đại học thương mại Quản trị nhân lực Nữ
(Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.)
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 9
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực.
 Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực sau: Công tác tổ chức; Công tác
cán bộ; Công tác lao động, tiền lương; Công tác thanh tra, pháp chế; Công tác an toàn lao
động, vệ sinh lao động; Công tác quản trị hành chính, đời sống, y tế; Công tác tuyên
truyền, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Công tác quan hệ quốc tế; Phục vụ công tác Đảng,
Đoàn; Công tác văn thư, lưu trữ; Công tác lễ tân, tổng hợp thong tin và các văn phòng
khác; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
 Nhiệm vụ:
+/ Công tác tổ chức:
− Lập kế hoạch xây dựng bộ máy, tổ chức trong công ty.

− Lập kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.
− Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý, sắp xếp bố trí cán bộ theo phân cấp.
− Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo phân cấp. Quản lý và lưu trữ thông tin về
hồ sơ lý lịch của người lao động như: hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm, lý lịch công tác và
các thông tin cần thiết khác;
+/ Công tác lao động, tiền lương:
− Chủ trì thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, xây dựng nội quy,
quy chế và các chế độ về trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác có
liên quan.
− Đánh giá năng lực, thành tích CBCNV để phục vụ công tác tiền lương, công tác đào
tạo, công tác quy hoạch phát triển nhân sự.
− Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ tiêu định mức lao động, đơn giá tiền lương ở các
đơn vị trực thuộc.
− Lập danh sách trình xét duyệt nâng lương và chuyển ngạch lương cho cán bộ nhân
viên theo phân cấp và báo cáo diện nâng lương do cấp trên quản lý.
− Tổng hợp các báo cáo thống kê về nhân sự và lao động tiền lương theo đúng quy định
để phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất và quản lý kịp thời.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản trị nhân lực.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 10
Báo cáo thực tập tổng hợp
(Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cố phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.)
Với cơ cấu như trên, mỗi chức năng chuyên biệt trong phòng Hành chính nhân sự
sẽ được đảm nhiệm bởi các nhân viên trong từng lĩnh vực, các nhân viên này lại báo cáo
công việc của mình cho trưởng phòng HCNS, và từ đó đảm bảo tính chuyên nghiệp,
thống nhất và hệ thống trong toàn bộ các khâu tổ chức tại phòng hành chính nhân sự. Tuy
nhiên, trong hoạt động quản trị nhân lực của công ty sẽ chỉ được chú trọng vào các hoạt
động chính như đào tạo, tuyển dụng và các chế độ chính sách tại công ty. Các hoạt động
quản trị nhân lực khác như quan hệ lao động, hoạch định nhân lực, tổ chức và định mức
lao động, hay hoạt động đánh giá nhân lực vẫn chưa thực sự được quan tâm và chú trọng.

2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản trị
nhân lực của công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.
2.2.1 Các nhân tố bên ngoài
• Thị trường lao động:
Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động
chiếm tới 50%, tạo nên một thị trường lao động dồi dào. Cùng với sự phát triển của kinh
tế-xã hội, khoa học công nghệ thì nguồn lực trong ngành viễn thông và công nghệ thông
tin đang hết sức đa dạng và phong phú. Điều này đã tạo cơ hội để Công ty cổ phần Gốm
và xây dựng Hạ Long I tiến hành các hoạt động tuyển mộ một cách hiệu quả nhất khi
công ty sử dụng đa phần là lực lượng lao động trẻ, có độ tuổi từ 22 – 30. Với nguồn tuyển
mộ phong phú, bộ phận tuyển dụng của Gốm và xây dựng Hạ Long I dễ dàng thu hút
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 11
TRƯỞNG PHÒNG HCNS
NHÂN VIÊN
CHÍNH SÁCH
ĐÃI NGỘ
NHÂN VIÊN
ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC
NHÂN
VIÊN
TUYỂN
DỤNG
Báo cáo thực tập tổng hợp
được những lao động có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc và yêu cầu
đặt ra của công ty.
• Sự biến động của nền kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và ẩn chứa những rủi ro

vĩ mô: Nợ xấu chưa được giải quyết; lạm phát tiếp tục tăng do ảnh hưởng từ việc áp dụng
các chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ ở ngoài nước và điều chỉnh tăng giá một số mặt
hàng, dịch vụ trong nước. Dẫn đến việc thu nhập của NLĐ không đủ chi trả cho sinh hoạt
hàng ngày khi giá cả leo thang. Dựa trên khảo sát mức lương chung trong ngành cũng
như nhu cầu của người lao động Gốm và xây dựng Hạ Long I đã tiến hành tăng lương
cho người lao động.
• Các yếu tố chính trị, pháp luật:
Mô hình chính trị mở rộng theo hướng hội nhập và tăng cường thương mại quốc tế
đòi hòi phải điều chỉnh các hoạt động quản trị nhân lực sao cho phù hợp.
Đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng và vai trò
tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản trị nhân lực. Ở nước ta, hệ thống pháp luật
được coi là khá hiện đại, đặc biệt là Bộ luật Lao động. Những nội dung đề cập trong Bộ
luật Lao động tác động trực tiếp tới chính sách nhân sự của Gốm và xây dựng Hạ Long 1
qua những điều chỉnh liên quan tới chính sách lương, thưởng, bảo hiểm, phụ cấp, , cho
phù hợp với quy định của Luật.
• Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi người lao động phải được trang bị kiến
thức và kỹ năng mới, dẫn đến doanh nghiệp phải bỏ chi phí để đào tạo đội ngũ lao động
hiện có hoặc tuyển lao động có trình độ phù hợp.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đồng nghĩa với việc nhiều ngành nghề
mới xuất hiện, ngành nghề cũ mất đi. Chính vì vậy đòi hỏi người lao động cũng như
những người làm nhân sự ở Gốm và xây dựng Hạ Long I có những hoạt động điều chỉnh
cho phù hợp.
• Sự cạnh tranh của đối thủ
Hiện Gốm và Xây dựng Hạ Long I đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị
trường, điển hình như: công ty cổ phần Viglacera Hạ Long 1, công ty này cũng nằm trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh, có hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ lao động lành
nghề….do đó Gốm và Xây dựng Hạ Long 1 cần thường xuyên đổi mới sản phẩm, cải tiến
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 12

Báo cáo thực tập tổng hợp
chất lượng, cải thiện điều kiện môi trường làm việc, đào tạo và có biện pháp thu hút, giữ
chân những nhân tài…
• Ảnh hưởng của khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của công ty
Không có khách hàng thì sẽ không có lợi nhuận, vì vậy các hoạt động quản trị của
nhân lực phải hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng, đó là việc đào tạo cho người lao
động nắm được tâm lý, nhu cầu của khách hàng, bố trí lao động đúng năng lực để họ phát
huy tối đa điểm mạnh. Và quan trọng nhất là phải đưa ra các chiến lược phù hợp với sự
thay đổi yêu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã cũng như dịch vụ sau bán các
sản phẩm.
2.2.2 Các nhân tố bên trong
• Mục tiêu, sứ mạng, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I đang phấn đấu trở thành một trong
nhưng doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực mà mình hoạt động. Do đó công ty chú trọng
lây “ Chất lượng để nuôi thương hiệu”.
Kế hoạch trong năm 2015, Công ty sẽ xây dựng thêm I lò nung số 4 tại Nhà máy
gạch Tiêu Giao; hoàn thiện việc lắp đặt dây truyền sấy gạch và xây hầm sấy gạch số 2 ở
Nhà máy Hoành Bồ; nâng cấp dây truyền số I; chuẩn bị tiền đề để khởi công xây dựng
dây truyền số 3 vào cuối năm 2015 đầu năm 2016. Công ty phấn đấu tăng năng suất lên
25% so với sản xuất hiện tại.
Cùng với việc mở rộng thị trường, nhu cầu nhân lực của công ty tăng lên rõ rệt, dự
kiến trong thời gian tới, sẽ tuyển dụng thêm hơn 150 nhân viên và công nhân, gấp gần 4
lần số lượng tuyển hàng năm của công ty. Về đời sống của người lao động, Gốm và Xây
dựng Hạ Long I sẽ xây dựng mới 100 căn hộ khép kín.
• Bầu không khí – văn hóa của doanh nghiệp.
Lao động ở Gốm và Xây dựng Hạ Long I hầu hết là lao động địa phương, nên văn hóa
làm việc ấm cúng như gia đình, mọi người coi nhau như người trong gia đình, giúp đỡ,
chia sẻ công việc với nhau trong những lúc khó khăn. Họ cho rằng giúp cho công ty phát
triển cũng chính là đang cải thiện đời sống của họ, góp phần xây dựng quê hương họ giàu
mạnh hơn.

2.3 Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng
Hạ Long I.
2.3.1 Thực trạng về quan hệ lao động.
• Trao đổi thông tin trong quan hệ lao động ở công ty
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trong công ty thường xuyên có các cuộc trao đổi thông tin giữa ban lãnh đạo công
ty và người lao động trong công ty. Thông thường các hình thức trao đổi thường thông
qua các văn bản(thông báo, quy định, quyết định, kế hoạch…) của ban lãnh đạo Công ty
với các đơn vị, người lao động để biết được các chủ trương, chính sách, quy định của
Công ty. Các đơn vị, người lao động trong công ty khi nhận được những thông tin này thì
cần phải phối hợp với công ty để thực hiện các chính sách đó. Hoặc các kiến nghị, đề
nghị bằng văn bản của người lao động đến giám đốc các đơn vị, Công ty về các vấn đề
liên quan đến công việc, tiền lương… đề nghị được giải quyết.
Ngoài ra, việc trao đổi thông tin cũng được thực trực tiếp thông qua các cuộc họp
hội nghị người lao động hàng năm, các cuộc họp giao ban hàng ngày, các cuộc họp điều
độ sản xuất bất thường, các cuộc họp tại các Xí nghiệp…
Như vậy, việc trao đổi thông tin trong quan hệ lao động ở công ty được thực hiện
theo hai chiều giữa người sử dụng lao động đến người lao động và ngược lại, với các trao
đổi bằng văn bản hoặc bằng miệng.
• Hợp đồng lao động:
Trong việc ký kết hợp đồng lao động Công ty đã thực hiện nghiêm túc. Việc giao
kết hợp đồng đã được ký đúng loại, hầu hết hợp đồng được ký kết trong Công ty là hợp
đồng khong xác định thời hạn. Tính đến cuối năm 2014 Công ty có 298 CBNV cũng như
công nhân, trong đó có 245 lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn, 53 lao động
làm hợp đồng thử việc.
• Thỏa ước lao động tập thể
Công ty đã có 1 tổ chức công đoàn, ở Công ty thì chủ tịch công đoàn là chuyên
trách, còn chủ tịch công đoàn các đơn vị xí nghiệp, phân xưởng, ban chấp hành công

đoàn là kiêm nhiệm. Tổ chức công đoàn hoạt động chưa thật sự hiệu quả, chưa thật sự
phát hiệu quả, chưa thật sự phát huy được vai trò là người đại diện cho tập thể lao động,
chịu sự chi phối nhiều của chính quyền.
Giữa ban chấp hành Công đoàn Công ty và Giám đốc công ty cũng đã thỏa thuận
để xây dựng ra 1 bản thỏa ước lao động tập thể, bản thỏa ước lao động tập thể này được
sửa đổi bổ sung hàng năm thông qua việc trao đổi, thỏa thuận những ý kiến của người lao
động trong Hội nghị người lao động ở các đơn vị và Công ty. Kết quả của thỏa thuận
được quy định cụ thể trong (phụ lục 2). Nội dung của thỏa thuận được thể hiện chi tiết
trong (phụ lục 3).
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 14
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Tổ chức công đoàn được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động theo quy định của
Luật Công Đoàn.
- Mỗi năm Công đoàn Công ty sẽ họp một lần với thời gian là nửa ngày để tổng kết
và lập kế hoạch hoạt động cho năm sau.
- Cứ 5 năm 2 lần, Ban chấp hành Công đoàn sẽ tổ chức đại hội công đoàn để bầu
lại Ban chấp hành cho nhiệm kỳ mới.
- Mỗi năm, Công ty sẽ hỗ trợ cho Công đoàn để Ban chấp hành Công đoàn chi cho
các sự kiện chủ yếu sau:
- Ngày quốc tế phụ nữ cho Người lao động nữ;
- Ngày quốc tế thiếu nhi cho con của Người lao động;
- Quà tết trung thu cho con của Người lao động.
-Quà tết âm lịch cho người lao động
 Quỹ Công đoàn: Công ty cổ phần Gốm và Xây Dựng Hạ Long I trích các nguồn thu
từ bán vật liệu của Công ty: Gạch men các loại, để lập Quỹ công đoàn cho hoạt động
công đoàn trong Công ty.
2.3.2 Thực trạng về tổ chức lao động trong công ty
• Tổ chức và phục vụ nơi làm việc:
Xây dựng nơi làm việc khoa học hợp lý, đảm bảo cho người lao động được làm

việc trong điều kiện thoải mái và đầy đủ nhất. Sắp xếp các vật dụng dùng cho công việc
đảm bảo cho sự thuận tiện khi sử dụng, trang bị các thiết bị đảm bảo an toàn cho người
lao động khi làm việc.
• Phân công và hợp tác lao động:
- Quá trình phân công lao động bao gồm các nội dung sau: xây dựng các danh mục
trong quá trình làm việc, xác định các yêu cầu công việc và tiêu chuẩn của lao động thực
hiện công việc, tiến hành phân công lao động.
- Hợp tác lao động:
+ Hợp tác lao động về thời gian: nhân viên văn phòng làm việc theo giờ hành
chính từ 8h đến 17h, công nhân được chia ra làm việc theo 2 ca: ca sáng từ 8h đến 14h,
ca chiều từ 14h đến 22h.
+ Hợp tác lao động theo công việc: các bộ phận kế toán, sản xuất và hành chính
nhân sự luôn có sự phối hợp, giúp đỡ lần nhau trong công việc.
• Tổ chức chế độ làm việc và nghỉ ngơi
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 15
Báo cáo thực tập tổng hợp
Người lao động được tham gia bảo BHXH, BHTN, BHYT, trợ cấp ốm đau, thai
sản…Được nghỉ các ngày chủ nhật trong tuần, các ngày lễ, tết do nhà nước quy định.
Một tháng không được nghỉ quá 2 ngày phép(trừ các ngày nghỉ nói trên), nếu người lao
động đi làm vào các ngày nghỉ thì tùy theo mà được hưởng 150%-200% lương của ngày
bình thường.
2.3.3 Thực trạng về định mức lao động của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ
Long I.
Hiện nay công ty đang áp dụng một số biện pháp định mức lao động nhưng đối
với các bước cụ thể của từng phân xưởng thì phương pháp phân tích khảo sát được sử
dụng phổ biến nhất.
Việc xác định khổi lượng sản phẩm hoàn thành của từng cá nhân, từng bộ phận chỉ
sau một sau một ca làm việc.Do đó để thuận tiện cho việc tổ chức lao động khoa học cho
công nhân theo dây chuyền sản xuất Công ty đã áp dụng mức sản lượng.

Bằng phương pháp phân tích khảo sát, việc xác định mức sản lượng dựa vào chụp
ảnh và thời gian bấm giờ tại nơi làm việc. Dưới đây là những ví dụ về tình hình thực hiện
mức của công nhân.
Dưới đây là tình hình thực hiện mức của công nhân Lê Văn Sơn
- Ngày chụp ảnh: 20/10/2013
- Địa điểm chụp ảnh: Tổ sản xuất đồ gốm.
- Tên công nhân: Lê Văn Bình
- Bậc công nhân:4/7
- Cấp bậc công việc:4/7
- Điều kiện làm việc:công nhân chính phải lấy nguyên vật liệu và dụng cụ tại kho
- Quy định giờ nghỉ trưa:từ 12h đến 13h30 phút. Trong ca công nhân được phép
nghỉ giải lao 10 phút mỗi ca làm việc.
-Thời gian làm việc 1 ca: 8 giờ.
Bảng 2.2 Tổng hợp thời gian hao phí đối với Lê Văn Sơn.
Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế(Phút)
Tck: Thời gian chuẩn kết 25
Ttn: Thời gian tác nghiệp 378
Tpv: Thời gian phục vục
Tpvtc: Phục vụ tổ chức 13
Tpvkt: Phụ vụ kỹ thuật 21
Tlp: Thời gian lãng phí 33
Tnc:Thời gian nghỉ ngơi theo yêu cầu 10
Tổng thời gian 480
(Nguồn: Phòng HCNS công ty cổ phần gốm và xây dựng Hạ Long I)
-Với tổng số sản phẩm hoàn thành là 81(bình)
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 16
Báo cáo thực tập tổng hợp
-Mức quy định hiện thời: Mtg=6 phút
2.3.4 Thực trạng về hoạch định nhân lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng

Hạ Long I.
• Dự báo nhu cầu nhân lực: Kế hoạch trong năm 2015, Công ty sẽ xây dựng thêm 1 lò
nung số 4 tại Nhà máy gạch Tiêu Giao; hoàn thiện việc lắp đặt dây truyền sấy gạch và xây
hầm sấy gạch số 2 ở Nhà máy Hoành Bồ; nâng cấp dây truyền số 1; chuẩn bị tiền đề để
khởi công xây dựng dây truyền số 3 vào cuối năm 2015 đầu năm 2016. Công ty phấn đấu
tăng năng suất lên 25% so với sản xuất hiện tại. Do đó sẽ tuyển dụng thêm hơn 150 nhân
viên và công nhân, gấp gần 4 lần số lượng tuyển hàng năm của công ty.
• Phân tích thực trạng nguồn nhân lực: hiện nguồn nhân lực của công ty chưa đáp ứng
cả về số lượng cũng như chất lượng cho dự án mới, đặc biệt là người lao động có trình độ
cao, vì trong dự án mới sẽ sử dụng nhiều công nghệ hiện đại đòi hỏi người lao động phải
có trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp phù hợp.
• Quyết định tăng nhân lực: công ty xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát
triển nhân lực… để đáp ứng số lượng cũng như chất lượng lao động phục vụ cho mục tiêu
sắp tới. Nguồn lao động hướng tới là bên ngoài công ty, có thể tìm kiếm trên mạng xã hội
hoặc các trang việc làm…
2.3.5 Thực trạng về phân tích công việc của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ
Long I.
Phân tích công việc của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I là quá
trình thu thập các dữ liệu về công việc một cách có hệ thống nhằm xác định rõ các chức
năng công việc, quyền hạn trách nhiệm và kỹ năng cần thiết để tiến hành chức năng công
việc theo yêu cầu có hiệu quả trong công ty.
Dưới đây là bản mô tả công việc vị trí Nhân viên hành chính nhân sự ở công ty:
• Mô tả công việc:
-Tham gia tiếp nhận các nhu cầu tuyển dụng của các phòng ban, lập kế hoạch và
triển khai kế hoạch tuyển dụng theo yêu cầu.
-Soạn thảo văn bản và ban hành các thông báo tuyển dụng.
-Liên hệ tìm kiếm nguồn ứng viên qua các kênh đăng tuyển, tìm mới thông qua
các website, diễn đàn, các trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm…
-Cập nhật và quản lý các file thông tin ứng viên, lọc xét hồ sơ ứng viên, điều phối
việc sắp xếp bố trí phỏng vấn.

-Thông báo kết quả phỏng vấn cho ứng viên bị loại hoặc trúng tuyển,
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 17
Báo cáo thực tập tổng hợp
-Tham gia chuẩn bị tiếp nhận nhân viên mới và tổ chức đào tạo hội nhập cho nhân
viên mới.
-Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của trưởng phòng.Chi tiết trao đổi tại buổi phỏng
vấn.
• Quyền lợi được hưởng
-Làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp có nhiều có hội thăng tiến.
-Được đảm bảo đầy đủ quyền lợ của người lao động theo chế độ chính sách của
công ty và quy định của Luật lao động.
-Được hưởng lương tương xứng với năng lực làm việc.
-Được tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ
năng mềm.
-Được tham gia các hoạt động tình nguyện, đi du lịch…
• Yêu cầu:
-Tôi thiểu 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự.
-Nam/nữ ngoại hình ưa nhìn, khả năng giao tiếp tốt.
-Sử dụng thành thạo MS Offfice,
-Nhanh nhẹn, trung thực, cẩn thận,
Phân tích công việc được tiến hành khi: công ty mới được thành lập hoặc chương
trình phân tích được thực hiện lần đầu tiên; khi phát sinh thêm một công việc mới; khi
công việc thay đổi do thay đổi chiến lược kinh doanh. Sản phẩm cuối cùng của phân tích
công việc là 3 tài liệu: bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc và bản
tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện công việc.
2.3.6 Thực trạng về tuyển dụng nhân lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng
Hạ Long I.
• Xác định nhu cầu tuyển dụng: tùy vào từng thời kỳ phát triển mà nhu cầu nhân lực
của doanh nghiệp khác nhau. Cụ thể như năm 2014 do mở rộng sản xuất công ty có kế

hoạch tuyển thêm 50 lao động bao gồm cả nhân viên và công nhân.
• Xây dựng kế hoạch tuyển dụng: Định kỳ hàng năm Trưởng các Đơn vị, phòng/ ban
trực thuộc công ty lập kế hoạch bổ sung cán bộ nhân viên gửi phòng Tổng hợp, trên cơ sở
đó Phòng HCNS lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự của công ty trình Giám đốc công ty
phê duyệt. (Phụ lục 4) thể hiện kế hoạch tuyển dụng nhân sự của công ty .
• Nguồn tuyển dụng: do nhu cầu tuyển dụng chủ yếu là nhân viên và công nhân chứ
không phải các vị trí như trưởng phòng hay lãnh đạo nên đa số người lao đọng được
tuyển thêm là từ nguồn bên ngoài công ty, chủ yếu là từ thông báo tuyển dụng được dán ở
bảng tin của công ty hay các địa phương gần đó.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 18
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Tổ chức tuyển dụng: Quá trình tuyển dụng ở Gốm và Xây dựng Hạ Long I thường
bao gồm thi tuyển và phỏng vấn. Đối với công nhân thì các bài thi tuyển thường đơn giản
hơn, đa phần là các câu hỏi về cộng trừ nhân chia vòng phỏng vấn cũng vậy, các câu hỏi
xoay quanh giới thiệu về bản thân, gia đình, thời gian làm việc…còn đối với vị trí nhân
viên thì các bài thi tuyển thường là các bài test IQ, E…. Tùy từng vị trí mà có từ 1 đến 2
vòng phỏng vấn, chủ yếu là kiểm tra chuyên môn và kỹ năng của ứng viên. Sau vòng
phỏng vấn sẽ tổ chức khám sức khỏe, nếu ứng viên nào đủ điều kiện sẽ được nhận vào
làm.
• Đánh giá tuyển dụng: quá trình tuyển dụng được ghi chép lại cẩn thận để sau khi kết
thúc sẽ đưa ra các nhận xét.
2.3.7 Thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Cổ phần Gốm và
Xây dựng Hạ Long I.
Theo Gốm và Xây dựng Hạ Long I, công tác đào tạo nhằm đảm bảo cho NLĐ
trong công ty được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức về lý luận chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ nhân viên, nguồn lao động thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu
công việc được giao. Quy trình đào tạo của Công ty bao gồm các bước sau:
• Xác định nhu cầu đào tạo:

Qúy 4 hàng năm các cá nhân tự xác định và đề xuất nhu cầu đào tạo phù hợp với
chức năng, nhiệm vu được giao báo cáo phụ trách đơn vị trước ngày 30/11.
Phụ trách đơn có trách nhiệm xem xét nhu cầu đào tạo của các cá nhân thuộc đơn
vị mình, đề xuất nhu cầu đào tạo cho đơn vị mình theo biểu mẫu” Bảng đề xuất nhu cầu
đào tạo” (Phụ lục 5) gửi về phòng HCNS trước ngày 15/12 của năm trước năm kế hoạch.
Phòng HCNS căn cứ vào kế hoạch của phụ trách đơn vị lập kế hoạch đào tạo nhân lực
tổng thể cho toàn công ty. Phụ trách đơn vị căn cứ vào yêu cầu công việc và năng lực
thực tế của nhân viên để xác định nhu cầu đào tạo.
• Xây dựng kế hoạch đào tạo:
Căn cứ vào nhu cầu đào tạo và số lượng cần đạo tạo mà phòng HCNS lên kế hoạch
đào tạo cho phù hợp.Việc xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực ở Gốm và
Xây dựng Hạ Long I bao gồm việc xác định: phương pháp, hình thức, nội dung, chi phí
đào tạo…
• Ph
ê duyệt nhu cầu đào tạo
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 19
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phòng HCNS xem xét và trình Giám đốc phê duyệt yêu cầu đào tạo của phụ trách
đơn vị để lập kế hoạch tổ chức đào tạo.
Phòng HCNS lập kế hoạch tổ chức đào tạo theo biểu mẫu “Kế hoạch đào tạo” và
trình Giám đốc để được phê duyệt trước khi thực hiện. Tham khảo kế hoạch đào tạo trong
(phụ lục 6).Giám đốc xem xét và trong trường hợp chấp thuận Giám đốc ký phê duyệt kế
hoạch tổ chức đào tạo vào biểu mẫu “Kế hoạch đào tạo”.
• Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực
Công tác triển khai đào tạo ở Gốm và Xây dựng Hạ Lon I bắt đầu từ việc thông
báo cho người được đào tạo về thời gian, địa điểm…đào tạo để người lao động chuẩn bị
và tham gia đào tạo đầy đủ đúng giờ.
Tiếp đến là việc chuẩn bị cho việc đào tạo, việc chuẩn bị bao gồm chuẩn bị cơ sở
vật chất, tài liệu…

Trong quá trình đào tạo theo dõi tiến độ để kịp thời điều chỉnh hoặc động viện
người lao động kịp thời, giúp cho chất lượng đào tạo được đảm bảo.
• Đánh giá kết quả đào tạo
Năm 2014, ở Gốm và Xây dựng Hạ Long I có 50 người lao động tham gia đào
trong đó có 35 người (70%) đạt kết quả tốt sau đào tạo và tiếp tục ở lại làm việc cho công
ty, còn 10 người nắm được kiến thức cơ bản của chương trình đào tạo, còn 5 người không
đạt yêu cầu cần phải đào tạo lại.
Chi phí đào tạo là 20 triệu, lấy từ ngân sách quỹ đào tạo của công ty, chi phí này
nằm trong giới hạn dự tính ban đầu.
2.3.8 Thực trạng đánh giá nhân lực của Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ
Long I.
Đánh giá nhân lực là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện
công việc của người (nhóm người) lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã
được xây dựng và thỏa thuận về sự đánh giá đó với người lao động. Đánh giá nhân lực là
một trong những công cụ quan trọng để:
1) Giúp cán bộ nhân viên được nhìn nhận một cách chính xác những cống hiến của
họ đối với công ty và giúp công ty xây dựng được chiến lược quản lý nguồn nhân lực phù
hợp.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 20
Báo cáo thực tập tổng hợp
2) Làm tiền đề cho các hoạt động quản trị nhân lực khác như tuyển dụng, đào tạo
và phát triển, bố trí sử dụng nhân lực và đặc biệt trong hoạt động đãi ngộ nhân lực tại
công ty như tăng lương, khen thưởng
Các phương pháp đánh giá nhân lực được sử dụng ở Gốm và Xây dựng Hạ Long I
bao gồm:
• Phương pháp cho điểm: Theo phương pháp này người đánh giá sẽ liệt kê lần lượt
từng nhân viên cần đánh giá thực hiện công việc, sau đó họ phải phân phối từng nhân
viên một điểm số nhất định trong tổng số điểm của các nhân viên trong từng bộ phân.
Bảng 2.3 Đánh giá nhân viên theo phương pháp cho điểm:

Nhân viên Số điểm
Hoa 17
Huyền 14
Hương 13
Hạnh 11
Linh 10
Thoa 10
Dương 9
Tùng 6
Hiếu 5
Trung 5
Tổng 100
(Nguồn: phòng HCNS công ty Cổ phần Gốm và xây dựng Hạ Long I)
• Phương pháp nhật ký ghi chép: Trưởng các bộ phận hoặc người phụ trách trực tiếp
của nhân viên sẽ tiến hành ghi chép lại hết những sai lầm, trục trặc hoặc những kết quả tốt
của người lao động rồi lưu trữ lại để cuối tháng tiến hành đánh giá.
Chu kỳ đánh giá: Hiện công ty đang tiến hành đánh giá theo quý.
2.3.9 Thưc trạng công tác trả công của doanh nghiệp
2.3.9.1 Hình thức trả lương
Do đặc điểm tổ chức sản xuất của từng công việc cũng như điều kiện trang bị kỹ
thuật của mình, Công ty Cổ Phần Gốm và Xây Dựng Hạ Long I áp dụng hai hình thức trả
lương: Trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
• Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức này áp dụng để trả lương những ngày lễ, tết, phép cho CBCNV toàn
công ty.
Đối với cả bộ phận trực tiếp và gián tiếp đều áp dụng cách tính sau:
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 21
Báo cáo thực tập tổng hợp
(Hệ số bậc lương + Phụ cấp) x Lương tối thiểu Số công của

Lương thời gian =
x
từng CBNV
Số ngày công làm việc trong tháng theo quy định
Mức lương tối thiểu mà Công ty áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước
năm 2014 là 1.150.000đ
• Hình thức trả lương theo sản phẩm
Cách tính lương:
Đối với bộ phận sản xuất
Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm thực hiện x Đơn giá Công ty quy định
Để tính được lương sản phẩm phòng kế toán phải dựa vào những tài liệu sau:
- Bảng tổng hợp sản lượng thanh toán lương của từng tổ đội sản xuất. Dựa vào
biên bản này ta biết được số lượng sản phẩm của từng người làm được trong tháng.
- Bảng đơn giá tiền lương do công ty xây dựng để áp dụng cho từng cung đoạn sản
xuất sản phẩm.
- Bảng chấm công do tổ trưởng tổ sản xuất lập và quản đốc phân xưởng ký duyệt.
Đối với bộ phận văn phòng, nhân viên quản lý
Lương sản phẩm được dựa trên lương bình quân khối sản xuất:
Lương bình quân
của khối sản
xuất
=
Tổng tiền lương của khối sản xuất
Tổng số người của khối sản xuất
Sau đó tính lương sản phẩm của lao động gián tiếp như sau:
Lương
sản
phẩm
=
Hệ số

lương sp
x
Mức lương bq
khối sx
x
% hoàn
thành
x
Số công
hưởng lương
Số ngày công quy định trong tháng
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 22
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.3.9.2 Tiền thưởng, phụ cấp và phúc lợi
• Tiền thưởng
Hằng năm Công ty có trích phần lợi nhuận để thưởng cho toàn bộ công nhân viên
vào những dịp lễ, tết. Đồng thời để khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân, Công
ty đã tăng 50% lương cho công nhân làm việc vào những ngày nghỉ, ngày lễ hoặc ca 3.
• Phụ cấp
Đối với những người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, Công ty có phụ cấp
độc hại, trách nhiệm nhằm đảm bảo lợi ích của họ và khuyến khích tăng năng suất lao
động.
Đối với những người lao động gián tiếp như Hội đồng quản trị, ban quản lý…
Công ty có phụ cấp trách nhiệm để nâng cao bộ máy quản lý, lãnh đạo.
• Phúc lợi
- Tết Dương lịch (1/1)- Được thưởng 100.000 đến 200.000đồng .
- Ngày Chiến thắng (30/4) và Ngày Quốc tế lao động (01/5) – Được thưởng
100.000 đến 200.000 đồng và/hoặc bằng hiện vật có giá trị tương đương.
- Lễ Quốc khánh (02/9) – Được thưởng 100.000 đến 200.000 đồng và/hoặc bằng

hiện vật có giá trị tương đương.
- Ngày Quốc tế phụ nữ (08/3)- Người sử dụng lao động sẽ tổ chức họp mặt và tùy
tình hình thực tế sẽ được tặng quà.
- Ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6) và Tết trung thu- tùy tình hình thực tế mà công ty
sẽ tổ chức họp mặt và có quà tặng cho con em của cán bộ nhân viên.
- Đám cưới của Người lao động- Được thưởng 500.000 đến 3.000.000 đồng tùy
vào số năm công tác của người lao động
- Trợ cấp ma chay:
+ Đối với thân nhân trực hệ (cha/mẹ, vợ/chồng, con): 500.000/ trường hợp và một
vòng hoa phúng điếu.
+ Bản thân công nhân lao động chết: 2.000.000 đến 5.000.000 đồng (tùy vào số
năm công tác của người lao động ) và một vòng hoa phúng điếu.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 23
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.3.10 Thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần Gốm và Xây
dựng Hạ Long I.
• Hiệu quả sử dụng lao động của bộ phận sản xuất: hầu hết lao động ở bộ phận sản xuất
đều là những người có trình độ lành nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất của
công ty. Điều đó được thể hiện thông qua tổng số sản phẩm tăng qua các năm, tỷ lệ sản
phẩm hỏng, số khiếu nại của khách hàng…giảm.
• Hiệu quả sử dụng lao động ở bộ phận văn phòng: Tỷ lệ lao động ở bộ phận văn
phòng hầu như không thay đổi qua các năm, đa số sự thay đổi là do nhu cầu phát triển sản
phẩm hoặc mở rộng thị trường kinh doanh. Mỗi bộ phận đều làm tốt nhiệm vụ của mình.
Ví dụ như phòng hành chính nhân sự: hàng năm xây dựng rất nhiều kế hoạch tuyển dụng,
đào tạo…cho công ty, thực hiện giải quyết các vấn đề giấy tờ, tranh chấp lao động xảy ra
công ty…
2.3.11 Thực trạng hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng của Công ty Cổ phần Gốm
và Xây dựng Hạ Long I.
Hàng năm chi phí sử dụng cho tuyển dụng ở công ty lên tới hàng vài chục triệu

đồng. Chi phí này được sử dụng cho việc: đăng tin tuyển dụng trên các trang việc làm, chi
phí cho in ấn tài liệu, chi phí cơ sở vật chất…
Bảng 2.4 Chi phí tuyển dụng của công ty từ năm 2012 đến năm 2014
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chi phí truyền thông tuyển dụng 10 triệu 12 triệu 12 triệu
Chi phí thuê cơ sở vật chất 5 triệu 6 triệu 7 triệu
Chi phí in ấn tài liệu 1 triệu 1,5 triệu 2 triệu
Chi phí trả cho nhân viên tuyển dụng 65 triệu 70 triệu 70 triệu
Các chi phí khác 2 triệu 3 triệu 4 triệu
Tổng 83 triệu 92,5 triệu 95 triệu
Nguồn: phòng kế toán công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I.
Dựa vào bảng trên ta thấy chi phí tuyển dụng của công ty tăng qua các năm.
Nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí này là do: công ty tuyển nhiều lao động hơn, giá của
các chi phí liên quan tăng, tiền lương trả cho người lao động làm tuyển dụng cũng tăng.
Tuy nhiên lợi ích đem lại từ từ chi phí bỏ ra lại vô cùng lớn, đó là
- Bù đắp tình trạng thiếu nhân lực của công ty.
- Quảng cáo, khuyếch trương hình ảnh cho công ty.
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra theo đúng kế hoạch.
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn
SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 24
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.3.12 Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo của Công ty Cổ phần Gốm và
Xây dựng Hạ Long I.
Bằng các kết quả công việc, Công ty có thể đánh giá hiệu quả của công tác giáo
dục đào tạo mang lại. Hầu hết những người sau khi được đào tạo đều phát huy khả năng
làm việc của mình. Các công việc của Công ty được triển khai nhanh hơn, kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt. Người lao động cảm thấy tự tin và giải quyết
công việc tốt hơn, chủ động hơn.
2.3.13 Thực trạng về hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ phần Gốm và Xây
dựng Hạ Long I.

2.3.13.1 Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
Công ty có các chính sách tiền lương gắn với hiệu quả công việc mà người lao
động thực hiện được giúp người lao động làm việc tích cực nhằm mục đích tăng thu
nhập. Cùng với việc trả lương theo theo thời gian, công ty còn trả lương theo số sản
phẩm mà người lao động tạo ra. Họ càng làm ra nhiều sản phẩm thì tiền lương họ lĩnh
thực càng cao. Tuy nhiên việc áp dụng trả lương như vậy sẽ dẫn tới việc năng suất cao
nhưng chất lượng có thể chưa đảm bảo, do người lao động chạy theo sản lượng mà trong
lúc làm việc không chú trọng đến chất lượng. Công ty cần có những biện pháp khắc phục
nhằm sử dụng hiệu quả tiền lương cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.
2.3.13.2 Thu hút, tạo động lực và giữ chân nhân viên.
Bảng 2.5 Thu nhập bình quân của người lao động qua các năm.
Đơn vị tính: Nghìn đồng.
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
So sánh
2013/2012
So sánh
2014/2013
CL % CL %
Thu nhập bình
quân/người/năm
36.950 46.520 50.250 9.570 25,90% 3.730 8,02%
(Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần Gốm và Xây dựng Hạ Long I)
Việc trả công cho người lao động ở Gốm và Xây dựng Hạ Long I là một trong
những nguyên nhân khiến cho các vị trí ứng tuyển của công ty được nhiều ứng viên quan
GVHD: PGS.TS Phạm Công Đoàn

SVTH: Nguyễn Thị Thoa – MSV: 11D210045 25

×