Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Xây dựng ma trận BCG của công ty tân thế kỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.84 KB, 4 trang )

Họ và tên: Nguyễn Viết Hoan, nhóm 02.
Thảo luận tình huống 8.
 Xây dựng ma trận BCG của công ty Tân Thế Kỉ.
Sơ đồ ma trận BCG
Từ bảng số liệu đã cho sẵn thì chúng ta có thể nhận thấy rõ 1 điều
rắng, các SBU có kết cấu không tương đồng và có những định hướng khác nhau
hoàn toàn. Là 1 CEO của công ty, có thể dễ dàng tính toán và nhận ra được những
đặc điểm cơ bản sau.
Đối với SBU (A), sản lượng bị tồn kho là 3000 cái, như vậy lợi nhuận mà công ty
đạt được (ko tính tồn kho) là 12 000 000 0000 đ.
Đối với SBU (B): sản lượng tồn kho là 5000 cái, lợi nhuận (ko tính tồn kho) là 0đ
Đối với SBU (C): sản lượng tồn kho là 2000 cái, lợi nhuận (ko tính tồn kho) là -2
000 000 0000đ
Đối với SBU (D): sản lượng tồn kho là 4000 cái, lợi nhuận (ko tính tồn kho) là -80
000 000 000đ
− Chiến lược phát triển của công ty: Để công ty có thể phát triển nhằm tối đã hoá
lợi nhuận và phát triển những loại sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao, đòi hỏi
ít về nguồn lực và có thị phần lớn trong thị trường kinh doanh thì công ty cần
phải cân nhắc các định hướng, hướng đi cho từng sản phẩm của mình. Định
hướng chiến lược phát triển của công ty lúc này là tối đa hoá lợi nhuận, mở
rộng thị phẩn và nâng cao tốc độ tăng trưởng chung cho các sản phẩm, hàng
hoá mà công ty phát triển, tung ra thị trường.
− Chiến lược phát triển của từng SBU:
+ SBU (A): là 1 đơn vị kinh doanh chiến lược có tốc độ tăng trưởng tương
đối khá, thị phần tương đối so với đối thủ lớn nhất cao, lợi nhuận mà
SBU (A) mang +12 000 000 000đ. Bên cạnh đó, nhu cầu tài chính của nó
cũng khá thấp nên SBU (A) được coi là ngôi sao trong ma trận BCG. Đây
là 1SBU mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho cả công ty vì nó tiêu tốn
nguồn tài chính thấp và Vì vậy, SBU (A) cần phải có 1 chiến lược phát
triển trọng tâm, chú trọng vào việc phát triển SBU (A) sẽ mang lại rất
nhiều những lợi thế cho công ty. Là 1 CEO cần phải xây dựng những kế


hoạch, chương trình và chính sách tốt nhất để xây dựng và phát triển
mạnh mẽ SBU (A) nhằm khai thác tối đa lợi luận mà nó mang lại cho
công ty
+ SBU (B) là 1 đơn vị kinh doanh chiến lược có tốc đọ tăng trưởng tương
đối cao, thị phần tương đối so với đối thủ lớn nhất X cũng khá cao, lợi
nhuận hiện tại của SBU này là 0đ, nhu cầu tài chính là khá thấp so với
các SBU khác. Dễ dang nhận ra SBU (B) có chức năng là bò tiền trong
ma trận BCG. Là 1 SBU tạo ra lợi nhuận 1 cách dễ dang cho công ty
nhằm mục đích duy trì các hoạt động của công ty hoặc tạo nguồn lực để
phát triển những SBU khác. Để các hoạt động khác của công ty ổn định
và phát triển thi SBU(B) cần được duy trì và phát triển bền vững, ổn
định, đảm bảo cho các nguồn lợi nhuận tuy không lớn nhưng ổn định
cho công ty. Do SBU này ko cần nhiều nguồn lực về tài chính và thị phần
của nó cũng khá lớn nên việc ổn định các hoạt động của SBU này cũng
tương đối đơn giản, vì SBU này đã tồn tại khá lâu trên thị trường. Chính
vì vậy, chiến lược đối với SBU (B) ko chú trọng vào đầu tư, phát triển và
mở rộng mạnh mẽ thị trường mà tập trung vào việc duy trì 1 cách ổn
định.
+ SBU (D): là 1 mô hình kinh doanh chiến lược có nhu cầu về nguồn vốn
và tài chính rất cao,thị phần ở mức trung bình nhưng có tốc độ tăng
trưởng nhanh. Đây là 1 SBU điển hình của dạng “dấu hỏi”. SBU này là 1
đơn vị kinh doanh chiến lược mới được hình thành và phát triển trong 1
thời gian ngắn nên thị phần tương đối hẹp, và nhỏ bé so với đối thủ lớn
nhất, cần 1 lượng vốn khá lớn đầu tư vào để tồn tại và phát triển. Đây có
thể coi là 1 đơn vị kinh doanh tiềm năng đối với bất kì 1 đơn vị kinh
doanh nào trong tương lai. Nó có khả năng phát triển khá nhanh và mang
lại những lợi nhuận khả quan. Tuy nhiên, việc sử dung nhiều vốn đem lại
những tác động tiêu cực cho những đơn vị kinh doanh chiến lược khác.
Hơn thế nữa, SBU (D) có có thể mang lại rủi ro khá cao nếu đầu tư nhiều
mà không đem lại được kết quả như mong đợi. Do đó mà rất cẩn trọng và

cân nhắc khi đưa ra những quyết định chiến lược với SBU này. Chiến
lược mà 1 CEO có thể đưa ra cho SBU này cũng khá khó khăn, dù đó là
1 SBU tiềm năng nên cần phải tích cực đầu tư nguồn lực cho nó nhưng
cũng cần phải tập trung cao độ với những kế hoạch và hoạt động dành
cho SBU (D).
+ SBU (C): là 1 mô hình kinh doanh chiến lược có nhu cầu tài chính và lợi
nhuận mang lại thấp, thị phần và tốc độ tăng trưởng của SBU này cũng
không cao, đó chính là 1 SBU “con chó”. Với mô hình kinh doanh này
thì phần lớn, các doanh nghiệp sẽ không tập trung nhiều vào nó, vì SBU
này ko có sự phát triển mạnh mẽ vào tương lai, nếu được chú trọng thì
SBU này sẽ phát triển lên mức SBU “bò tiền” với 1 khoản lợi nhuận vừa
phải, ổn định và ko mang tính đột phá. Giải phát mà nhiều doanh nghiệp,
công ty đưa ra cho SBU này là để nó tự suy yếu và đi đến phá sản. Do
vậy, chiến lược mà 1 CEO đưa ra cho SBU này thường có thể biết trước
được, 1 là bán hoặc giải thể, 2 là phát triển để trở thành SBU “bò tiền”.
Những chiến lược chung của công ty có thể suy ra từ ma trận BCG:
 Dựa trên những nhận xét đó, công ty nên lấy những quyết định chiến
lược tùy SBU đặt ở vị thế nào trên bàn cờ BCG (xem hình 2) :
− Phản công bằng cách đầu tư thêm để củng cố vị thế một SBU “Ngôi sao”,
chuyển một SBU “dấu hỏi” sang vị thế “ngôi sao”, chuyển một SBU
“con chó” sang vị thế “bò tiền”
− Cầm cự bằng cách không làm gì hết và giữ nguyên hiện trạng,
− Thu hoạch bằng cách rút kim ngạch sinh từ một SBU ở vị thế “ngôi sao”
hay “bò tiền”.
− Rút lui bằng cách bán tài sản một SBU ở vị thế “con chó” hay “dấu hỏi”
không có triển vọng để đầu tư vào những SBU khác.
 Nếu không lấy những quyết định đó thì vị thế những SBU có nguy cơ diễn
biến tiêu cực như sau (xem hình 3) :
− Vì để mất thị phần, một SBU “ngôi sao” trở thành “dấu hỏi” hay một
SBU “bò tiền” trở thành “con chó”.

− Vì thị trường suy thoái, một SBU “dấu hỏi” trở thành “con chó”
− Nếu không cảnh giác, một SBU “con chó” có thể phá sản.

×